Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Quy chế phói hợp giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.61 KB, 6 trang )

BAN TUYÊN GIÁO TU - SỞ THÔNG
TIN VÀ TRUYỀN THÔNG - HỘI NHÀ
BÁO TỈNH HẢI DƯƠNG
Số: 371/QC- PH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Dương, ngày 29 tháng 5 năm 2009

QUY CHẾ PHỐI HỢP
giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông,
Hội nhà báo tỉnh Hải Dương và các cơ quan liên quan trong công tác
chỉ đạo, quản lý báo chí trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 155-QĐ/TW ngày 23/4/2008 của Ban bí thư Trung
ương ban hành Quy định về sự phối hợp giữa ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán
sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam và các
cơ quan Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; Quyết định số 157-
QĐ/TW ngày 29/4/2008 của Ban bí thư Trung ương ban hành Quy định về chỉ đạo,
định hướng chính trị, tư tưởng, nhất là đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy
cảm trong nội dung thông tin của báo chí;
Để tăng cường và nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, quản lý báo chí trên
địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, Sở Thông
tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương thống nhất xây dựng Quy chế phối
hợp như sau:
I. NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP
1. Phối hợp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ,
Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương, các cơ quan chủ quản
báo chí và cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, các cơ quan hữu quan tham gia.
2. Phối hợp trên tinh thần đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện để các
cơ quan, tổ chức tham gia hoàn thành tốt nhiệm vụ chung và nhiệm vụ của từng
ngành, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý báo chí.


II. NỘI DUNG VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP
1. Tham mưu xây dựng và thực hiện các chủ trương, cơ chế, kế hoạch
phát triển báo chí và đội ngũ phóng viên báo chí trên địa bàn tỉnh
1.1. Tham mưu xây dựng chủ trương chỉ đạo của Tỉnh uỷ về công tác báo
chí
- Cơ quan chủ trì : Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh, các cơ
quan chủ quản báo chí trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung: tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ
đảng về định hướng chính trị, tư tưởng, nhất là các vấn đề quan trọng, phức tạp nhạy
cảm trong nội dung thông tin của báo chí; định hướng phát triển báo chí; công tác cán
bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí; công tác xây dựng Đảng; công tác
giáo dục chính trị tư tưởng trong cơ quan báo chí.
1.2. Tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí và cơ chế
thúc đẩy phát triển báo chí trên địa bàn tỉnh
- Cơ quan chủ trì : Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Hội Nhà báo tỉnh.
- Nội dung: tham mưu xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách đảm
bảo hoạt động của báo chí; triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển báo
chí của tỉnh; kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về báo chí đối với
các cơ quan báo chí; thanh tra, xử lý các cơ quan báo chí và nhà báo vi phạm các quy
định của pháp luật.
1.3. Tham mưu xây dựng và thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước, địa
phương; phát triển đội ngũ phóng viên, hội viên, cộng tác viên báo chí
- Cơ quan chủ trì: Hội Nhà báo tỉnh
- Cơ quan phối hợp: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông,
các cơ quan chủ quản báo chí và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung: tham mưu xây dựng và thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước
và địa phương liên quan đến hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh, đoàn kết tập hợp lực
lượng phóng viên, hội viên, cộng tác viên báo chí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của hội viên; đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, hội viên về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; coi trọng việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất
đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên.
2. Tổ chức giao ban báo chí định kỳ
2.1. Giao ban báo chí hàng tháng.
- Cơ quan chủ trì: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
- Cơ quan đồng chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Hội Nhà báo tỉnh, một số sở, ban, ngành, đoàn thể (có
liên quan), các cơ quan báo chí của tỉnh.
- Địa điểm tổ chức: Luân phiên giữa các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí,
các cơ quan báo chí, các cơ quan, đơn vị phối hợp tuyên truyền.
- Nội dung:
+ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ nhận xét, đánh giá công tác thông tin, tuyên truyền
trên địa bàn tỉnh trong tháng; định hướng về chính trị, tư tưởng trong nội dung thông
tin của báo chí, lưu ý những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm trong thông tin,
tuyên truyền trong tháng tới.
+ Sở Thông tin và Truyền thông nhận xét, đánh giá việc chấp hành quy dịnh
của Nhà nước của các báo, tạp chí, đài Phát thanh và Truyền hình dưới góc độ quản
lý nhà nước; Thông tin những định hướng quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và
Truyền thông; giới thiệu văn bản mới có liên quan đến hoạt động báo chí; lưu ý, nhắc
nhở, xử lý các cơ quan báo chí vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí ở địa
phương (nếu có).
+ Hội Nhà báo tỉnh phản ánh một số hoạt động nổi bật của hội; về giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho hội viên; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; phê
bình và xử lý những sai phạm của tổ chức hội và hội viên (nếu có).
+ Các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị (có liên quan) báo cáo một số vấn đề,
chuyên đề liên quan đến nội dung thông tin trên báo chí, nhất là những vấn đề quan
trọng, phức tạp và nhạy cảm.
+ Các cơ quan báo chí phản ánh tình hình và kết quả hoạt động báo chí trong

tháng, những khó khăn cần tập trung tháo gỡ và những kiến nghị đề xuất.
+ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông trao đổi, giải đáp
những vấn đề được nêu ra tại hội nghị và kết luận.
2.2. Giao ban giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí với cơ quan chủ
quản báo chí.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan đồng chủ trì: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
- Cơ quan phối hợp: Hội Nhà báo tỉnh, một số sở, ban, ngành, đoàn thể (có
liên quan), Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và
HĐND; các cơ quan chủ quản báo chí; các cơ quan xuất bản Bản tin.
- Địa điểm tổ chức: Luân phiên giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ
quản báo chí.
- Định kỳ tổ chức: 6 tháng một lần (Thời điểm tổ chức giao ban các cơ quan
chỉ đạo, quản lý báo chí với cơ quan chủ quản báo chí thì không tổ chức giao ban báo
chí định kỳ)
- Nội dung:
+ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ nhận xét, đánh giá về việc các cơ quan chủ quản, cơ
quan báo chí thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng về hoạt động báo chí; định
hướng chính trị, tư tưởng trong nội dung thông tin của các cơ quan báo chí; sự phối
hợp của các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí với cơ quan chủ quản báo chí và các
đơn vị liên quan.
+ Sở Thông tin và Truyền thông nhận xét, đánh giá công tác thực thi pháp luật,
chính sách về báo chí của các cơ quan chủ quản báo chí; nhận xét về tình hình hoạt
động xuất bản của Báo chí, bản tin; Thông tin các văn bản quản lý nhà nước đối với
báo chí; nhận xét ưu điểm, thành tích nổi bật, đồng thời phê bình, nhắc nhở, nêu kết
quả xử lý các cơ quan báo chí vi phạm pháp luật (nếu có).
+ Hội Nhà báo tỉnh thông báo những hoạt động nổi bật của hội và hội viên;
kiến nghị các cơ quan chủ quản báo chí những vấn đề liên quan tới hoạt động của hội,
các chi hội và câu lạc bộ nhà báo trực thuộc.
+Sở Thông tin và Truyền thông nêu ý kiến và những vấn đề cần phản ánh, trao

đổi, thảo luận.
+ Các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí, các sở, ban, ngành, đoàn thể phản
ánh tình hình, thảo luận những vấn đề quan tâm, những đề xuất kiến nghị.
+ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông giải đáp, kết luận.
3. Đào tạo, bồi dưỡng, cấp và thu hồi thẻ nhà báo cho đội ngũ cán bộ
báo chí.
3.1. Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ báo chí.
- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội
vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh, Trường Chính trị tỉnh và các cơ
quan hữu quan khảo sát, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và cấp uỷ
đảng địa phương; xây dựng và thẩm định các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
lãnh đạo các cơ quan làm công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; hướng dẫn, chỉ đạo công
tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí; theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ,
Hội nhà báo tỉnh, Sở Nội vụ, Trường Chính trị tỉnh và các cơ quan hữu quan khảo sát,
lập kế hoạch bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chính sách của Nhà nước, địa phương,
nhất là những nội dung liên quan đến hoạt động báo chí; tuyên truyền, phổ biến, theo
dõi, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí trên địa bàn tỉnh.
- Hội Nhà báo tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin
và Truyền thông, các cơ quan hữu quan và các chi hội Nhà báo, câu lạc bộ nhà báo
chăm lo bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ công tác hội, nghiệp vụ báo chí, nhận thức
chính trị, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, hội viên.
3.2. Cấp, thu hồi thẻ Nhà báo.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ,
Hội Nhà báo tỉnh định kỳ xem xét để báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, đổi
thẻ Nhà báo cho các cán bộ, phóng viên, biên tập viên của các báo. Xem xét trình Bộ
Thông tin và Truyền thông thu hồi thẻ Nhà báo đối với những người vi phạm pháp
luật và đạo đức Nhà báo.

- Hội Nhà báo tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin
và Truyền thông định kỳ xem xét, đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam cấp hoặc thu hồi
thẻ Hội viên Nhà báo cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên của các báo.
4. Tổ chức các giải báo chí của tỉnh và tham gia giải báo chí quốc gia
hàng năm
- Cơ quan chủ trì: Hội Nhà báo tỉnh
- Cơ quan phối hợp: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông
cử đại diện tham gia Ban chỉ đạo, Ban tổ chức giải, cùng sự tham gia của các cơ quan
hữu quan phù hợp với tính chất, nội dung từng giải báo chí.
5. Quản lý văn phòng đại diện cơ quan báo chí, phóng viên báo chí thường
trú tại địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Uỷ ban nhân dân tỉnh (uỷ quyền cho Sở Thông tin và
Truyền thông )
- Cơ quan phối hợp: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Hội Nhà báo tỉnh
- Nội dung: Định kỳ 6 tháng một lần (có thể gắn với giao ban báo chí) tổ
chức gặp mặt Văn phòng đại diện các các cơ quan báo chí, phóng viên báo chí
thường trú tại địa phương để cung cấp thông tin về địa phương, trao đổi kế hoạch
phối hợp quản lý hoạt động của các cơ quan báo chí đó, tập trung vào các vấn đề:
thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất
là việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan báo chí và của địa phương, góp phần
xây dựng địa phương và cơ quan báo chí vững mạnh về mọi mặt; thống nhất trình
Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc biểu dương, khen thưởng (theo thẩm quyền đựoc
phân cấp) văn phòng đại diện, phóng viên, hội viên thường trú có thành tích nổi bật
trong hoạt động báo chí; nhắc nhở, phê bình, xử lý kịp thời các sai phạm, yếu kém,
khuyết điểm (nếu có).
6. Đối với các nội dung khác liên quan đến công tác chỉ đạo, quản lý báo
chí trên địa bàn tỉnh, như: việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ
lãnh đạo cơ quan báo chí (theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng); cấp phép, thu hồi
giấy phép, đình chỉ hoạt động báo chí; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cơ chế quản
lý tài chính với các loại hình báo chí…, tuỳ theo tình hình và thời điểm cụ thể, Sở

Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Hội Nhà
báo tỉnh tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh cho ý kiến chỉ đạo và tổ chức
thực hiện theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

×