Tải bản đầy đủ (.pdf) (254 trang)

Nghiên cứu luận cứu khoa học cho các chính sách và giải pháp xây dựng, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở việt nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 254 trang )


UỶ BAN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
CỦA QUỐC HỘI


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC

NGHIÊN CỨU LUẬN CỨ KHOA HỌC
CHO CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Mã số: ĐTĐL 2003/22


Chủ nhiệm đề tài: TS. Hồ Đức Việt


6842
13/5/2008


Hà Nội, tháng 6/2007
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
1

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN



Chủ nhiệm đề tài: TS. Hồ Đức Việt

GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ nhiệm nhánh 1, Bản chất và đặc điểm của thị trường
KH&CN),
PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai; TS. Đỗ Văn Vĩnh; TS. Mai Hà; TS. Bùi Văn Long; CN. Đào Bích
Hạnh.

GS.TSKH. Vũ Hy Chương (Chủ nhiệm nhánh 2, Năng lực sáng tạo của các tổ chức KH&CN),
ThS. Trần Chí Đức; TS. Nguyễn Văn Đức; ThS. Hoàng Minh Thức; KS. Dương Quang San;
GS.TS. Bùi Công Quế; KS Nguyễn Đức Tâm

TS. Trần Việt Hùng (Chủ nhiệ
m nhánh 3, Nhu cầu và khả năng tiếp nhận công nghệ của
doanh nghiệp),
TSKH Vũ Đào Hùng; TS. Phan Minh Tâm; TS. Nguyễn Thanh Thịnh; TS. KTS. Tô Thị Toàn;
CN. Trịnh Ngọc Cường.

TS. Lê Đình Tiến (Chủ nhiệm nhánh 4, Các chính sách và cơ chế KH&CN hiện nay liên quan
tới sự hình thành và hoạt động của thị trường KH&CN),
TS. Trần Ngọc Ca; Nguyễn Mai Phương; Nguyễn Thanh Tùng; TS. Bạch Tân Sinh; ThS.
Nguyễn Võ Hưng; TS. Nguyễn Văn Học; Nguyễn Văn Phú; TS. Hoàng Xuân Long.

TS. Đinh Vă
n Ân (Chủ nhiệm nhánh 5, Các chính sách và cơ chế kinh tế hiện nay liên quan
đến sự hình thành và hoạt động của thị trường KH&CN),
TS Lê Đăng Doanh; ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng; TS. Nguyễn Tuệ Anh; ThS. Đặng Thu Hoài;
CN. Ngô Minh Tuấn;
Các cơ quan phối hợp:
Viện NC Tài chính; Viện NC Thương mại; Bộ Công nghiệp; một số doanh nghiệp


TS. Nguyễn Nghĩa (Chủ nhiệm nhánh 6, Kinh nghiệm tổ chức thị trường KH&CN của các
nước),
ThS. Đỗ Xuân C
ương; KS. Nguyễn Văn Điến; KS. Nguyễn Tuấn Hưng; TS. Ngô Đặng Nhân;
KS. Phạm Hồng Trường; .

GS.TS. Đào Văn Lượng (Chủ nhiệm nhánh 7, Một số mô hình thị trường KH&CN đang hoạt
động ở Việt Nam),
ThS. Nguyễn Võ Hưng; ThS. Phan Thu Nga; CN. Nguyễn Hữu Phép; CN. Trần Thu Bích; CN.
Trần Thị Thu Thủy.

TS. Hồ Đức Việt (Chủ nhiệm nhánh 8, Những giải pháp pháp lý để tổ chức và quản lý thị
trường KH&CN ở Việt Nam),
TS. Lê Xuân Thảo; TS. Trần Văn Bình; KS. Bùi Ngọc Hoan; TS. Nguyễn Văn Tri; TS. Vũ Minh
Mão

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………….4
PHẦN I……………………………………………………………………………………………6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA
HỌC&CÔNG NGHỆ 6
I.1 Bối cảnh đề xuất vấn đề 6
I.2 Nội dung nghiên cứu 7

I.3 Phương pháp nghiên cứu 8
I.4 Tổng quan tình hình phát triển thị trường công nghệ các nước trên thế giới 9
I.4.1 Hiện trạng phát triển của thị trường công nghệ ở Trung Quốc 10
I.4.2 Hiện trạng phát triển của thị trường công ngh
ệ ở Hàn Quốc 15
I.4.3 Hoạt động chuyển giao và thương mại hoá công nghệ ở CHLB Đức 18
I.4.4 Tổ chức hội chợ kinh tế (có nội dung công nghệ) ở các nước 20
I.4.5 Nhận xét chung 21
I.4.6 Bài học rút ra 22
PHẦN II 24
CƠ SỞ KHOA HỌC, YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN THÚC ĐẨY HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM……………………………….24
II.1 Cơ sở khoa học hình thành và phát triển thị trường KH&CN……………….… … 24
II.1.1 Khái ni
ệm thành quả KH&CN (sản phẩm KH&CN)……………………………….24
II.1.2 Chuyển hoá thành quả KH&CN và chuyển giao công nghệ………………… 25
II.1.2.1 Chuyển hoá thành quả KH&CN………………………………………………….25
II.1.2.2 Chuyển giao công nghệ………………………………………………………… 25
II.1.2.3 Quản lý chuyển hoá thành quả KH&CN, chuyển giao công nghệ……………27
II.1.3 Thị trường KH&CN……………………………………………….………………… 28
II.1.3.1 Khái niệm thị trường công nghệ …………… ………………………………… 28
II.1.3.2 Các yếu tố cơ bản của thị trường KH&CN 29
II.1.3.2 Các hoạt động chủ yếu trên thị trường KH&CN 30
II.1.3.3 Chức năng của thị trường KH&CN 32
II.1.3.4 Đặc điểm củ
a thị trường KH&CN……… ……………………………………….33
II.2 Các nhân tố thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường KH&CN… …………… 35
II.2.1 Năng lực sáng tạo của bên “cung"… …………………………… …………………35
II.2.2 Nhu cầu và năng lực tiếp nhận công nghệ của bên “cầu"……………….…………37
II.2.3 Nhu cầu phát triển các tổ chức môi giới, tiếp thị, tư vấn và hỗ trợ phát triển…….42

II.2.4 Hệ thống văn bản pháp lý về thị trường KH&CN……………………………………45
II.2.5 Môi trường phát triển kinh tế - xã hội và chính sách phát triển KH&CN…………. 45
PHẦN III 49
NGHIÊN CỨU THỰ
C TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG KHOA
HỌC & CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM VÀ KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ ĐẢM BẢO SỰ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 49
III.1 Thực trạng tổ chức và hoạt động của thị trường KH&CN ở Việt Nam thời gian qua.
Những kinh nghiệm bước đầu………………………………………………………………. 49
III.1.1 Thực trạng 49
III.1.2 Nguyên nhân thị trường khoa học & công nghệ Việt Nam chưa phát triển 58
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
3
III.1.3 Những kinh nghiệm bước đầu có thể rút ra 64
III.2 Các chính sách, cơ chế về quản lý hoạt động KH&CN……………………………… 65
III.2.1 Chính sách đầu tư và phát triển nghiên cứu KH&CN 66
III.2.2 Chính sách khuyến khích chuyển giao và ứng dụng thành tựu KH&CN 71
III.2.3 Chính sách và cơ chế quản lý các nguồn lực KH&CN 73
III.3 Các chính sách, cơ chế về kinh tế có liên quan 76
III.3.1 Chính sách đối với đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp 77
III.3.2 Chính sách tài chính liên quan đến khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới
công ngh
ệ 78
III.3.3 Cơ chế quản lý kinh tế liên quan đến khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ
và tiếp nhận chuyển giao thành tựu KH&CN của trong nước 80
PHẦN IV 81
KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN, TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM 81

IV.1 Một số chính sách, cơ chế thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường
KH&CN………………………………………………………………………………………….81
IV.1.1 Chính sách và cơ chế phát triển năng lực sáng tạ
o công nghệ của các tổ chức
KH&CN 81
IV.1.2 Chính sách và cơ chế đối với khu vực sản xuất, ứng dụng công nghệ 90
IV.2 Xây dựng và tổ chức một số mô hình thị trường KH&CN ở Việt Nam……………. 92
IV.2.1 Xây dựng một số mô hình chợ công nghệ và thiết bị 96
IV.2.2 Phối hợp thí điểm tổ chức thị trường KH&CN theo mô hình thích hợp 101
IV.3 Một số giải pháp cụ thể cho việc tổ chứ
c thị trường KH&CN ở Việt Nam……… 102
IV.3.1 Xây dựng cơ chế quản lý thị trường KH&CN ở Việt Nam 102
IV.3.2 Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động môi giới 103
IV.4 Tăng cường vai trò điều tiết và quản lý của Nhà nước đối với thị trường KH&CN
105
IV.4.1 Điều tiết thị trường KH&CN bằng các chính sách 107
IV.4.2 Xây dựng trật tự thị trường 108
IV.4.3 Lưu thông và mở cửa thị
trường 109
IV.4.4 Cung cấp thông tin thị trường 109
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHẦN PHỤ LỤC 114
Phụ lục 1: Bản khuyến nghị của đề tài về cơ chế chính sách 114
Phụ lục 2: Quy chế về tổ chức và quản lý chợ công nghệ 121
Phụ lục 3: Đề án quản lí hoạt động dịch vụ môi giới KH&CN 133
Phụ lục 4: Trích khuyến nghị của các đề tài nhánh 139
Phụ
lục 5: Danh mục các báo cáo chuyên đề 174
Phụ lục 6: Danh mục kết quả điều tra, khảo sát, mô hình, mẫu phiếu 177

Phụ lục 7: Danh mục sản phẩm của Đề tài 178

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
4
MỞ ĐẦU
Trong thế giới ngày nay, toàn cầu hoá về kinh tế đã trở thành xu thế không
thể đảo ngược. Đây là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học & công nghệ
(KH&CN) lần thứ 3, đặc biệt là của sự bùng nổ công nghệ thông tin, đánh dấu sự
chuyển đổi từ nền kinh tế hậu công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Trong bối
cảnh này, đương nhiên thị trường KH&CN trong Tổ chức Thương m
ại Thế giới
(WTO) cũng mang đặc điểm toàn cầu hoá, giao dịch công nghệ càng gia tăng…
Ở nước ta, chuyển giao công nghệ và tiếp nhận công nghệ là một quá
trình tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong công
cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ công nghệ là yếu tố quyết định năng lực
cạnh tranh quốc gia và sự phát triển kinh tế, là đ
iều kiện sống còn đối với mỗi
doanh nghiệp trước sức ép của quy luật cạnh tranh, trước các đối thủ nặng cân
trên thị trường thế giới.
Việc chuyển giao công nghệ và tiếp nhận công nghệ đã được quan tâm từ
khi đất nước đổi mới, mở cửa hội nhập; nhất là từ khi Luật Đầu tư nước ngoài
được ban hành. Nhưng thị trường KH&CN nghệ ch
ưa thực sự hình thành và
phát triển như mong muốn. Đặt vấn đề “nghiên cứu luận cứ khoa học cho các
chính sách và giải pháp xây dựng, phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, tập thể nghiên cứu
mong muốn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cấp thiết về lý luận và thực tiễn
đang đặt ra hiện nay, tìm tòi những quyế

t sách đúng đắn để thực hiện nhiệm vụ
xây dựng, và phát triển thị trường KH&CN, tăng cường năng lực nội sinh của
nền kinh tế nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề tài được thực hiện trong bối cảnh đã có một số đề tài cấp nhà nước
nghiên cứu về kinh tế thị trường và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướ
ng
xã hội chủ nghĩa. Do đó, đề tài không bàn trở lại những vấn đề đã được giải
quyết mà tập trung phân tích các căn cứ lý luận và thực tiễn để xây dựng chính
sách phát triển thị trường KH&CN, kiến nghị giải pháp thúc đẩy sự phát triển của
thị trường này.
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
5
Trong quá trình nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn ở nước ngoài,
một số chuyên gia trong tập thể nghiên cứu thấy rằng nhiều nước, kể cả Trung
Quốc -một nước đang chuyển đổi mô hình kinh tế và đầu tư nghiên cứu, chỉ đạo
phát triển thị trường công nghệ như nước ta - chỉ sử dụng thuật ngữ “thị trường
công nghệ” và trên thực tế chưa có “thị tr
ường KH&CN”. Tuy nhiên, với mục đích
tìm tòi, nghiên cứu căn cứ khoa học xây dựng “thị trường KH&CN” như chữ
dùng trong văn kiện của Đảng và Nhà nước, đề tài vẫn được triển khai theo
hướng đã đăng ký ban đầu với Bộ Khoa học và Công nghệ - cơ quan giao đề tài,
với cách hiểu thuật ngữ “thị trường KH&CN” linh động hơn.
Các đơn vị và tổ chức thực hiện đề tài gồm: Th
ường trực Uỷ ban Khoa
học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường thuộc Văn phòng Quốc hội, Viện Chiến lược & Chính sách KH&CN thuộc
Bộ KH&CN, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thuộc Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Các đơn vị và tổ chức có cán bộ tham gia đề tài gồm: Viện Chính sách và
Chiến lược (B
ộ Công nghiệp), Viện Nghiên cứu Tài Chính (Bộ Tài chính), Viện
Nghiên cứu Thương Mại (Bộ Thương mại), Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa
TP HCM và một số doanh nghiệp.
Trong quá trình triển khai đề tài, nhiều kết quả nghiên cứu của đề tài đã
được ứng dụng vào việc xây dựng, thẩm tra các dự thảo luật (Luật Sở hữ
u trí
tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện
tử) và xây dựng các báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi
trường của Quốc hội (Báo cáo thuyết trình của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và
Môi trường về tình hình thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta; Báo cáo thuyết
trình của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về tình hình các cơ sở
nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ
ở nước ta).
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
6
PHẦN I

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


I.1. Bối cảnh đề xuất vấn đề
Trong thế kỷ 21, vai trò của tiến bộ khoa học và công nghệ đối với sự tiến
trình phát triển kinh tế và xã hội đã ngày càng trở nên rất rõ rệt. Xu thế hội nhập
trong tiến trình phát triển trên toàn thế giới vừa đặt đất nước ta với nền KH&CN

còn tương đối lạc hậu đứng trước những thách thức chưa từng có, vừa tạo ra
những cơ hội để có thể
đón đầu theo kịp phát triển của thế giới bằng cách tận
dụng những thành quả KH&CN cao, những tri thức tiên tiến và làm cho đất nước
ta có thể bỏ qua mô hình phát triển truyền thống. Trình độ KH&CN là thể hiện
sức mạnh tổng hợp của một quốc gia. Trong thời đại nền kinh tế tri thức, sự
đóng góp của tiến bộ KH&CN ngày càng to lớn, đặc biệt là tác động mang tính
quyết định củ
a công nghệ cao trong phát triển nhanh chóng và bền vững của
một quốc gia.
Đổi mới là linh hồn của tiến bộ một dân tộc, là động lực bất tận của quốc
gia khởi sắc phát triển. Đổi mới công nghệ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, là nguồn lực chủ yếu tăng trưởng kinh tế quốc gia, tạo ra của cải cho nhân
loại, thúc đẩy thịnh vượng kinh t
ế toàn cầu. Khi trở thành phương pháp có hiệu
quả nâng cao sức cạnh tranh trung tâm của doanh nghiệp và thực hiện phát triển
bền vững, đổi mới công nghệ có tác dụng rất then chốt trong quá trình chuyển
đổi cơ bản phương thức thực hiện tăng trưởng kinh tế. Chính là do thông qua
đổi mới công nghệ, doanh nghiệp mới có thể phát huy lợi thế của mình, tạo ra
đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng và bền vữ
ng nền
kinh tế quốc dân nước ta. Nhưng so với doanh nghiệp trên thế giới, năng lực đổi
mới công nghệ doanh nghiệp nước ta còn rất yếu.
Việc Việt Nam gia nhập WTO mang lại những cơ hội và thách thức mới
cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Một mặt, nó không chỉ làm doanh
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
7
nghiệp nước ta không ngừng nâng cao ý thức đổi mới công nghệ, mà còn làm

tiến bộ công nghệ phát triển theo phương hướng quốc tế hoá và có tác dụng
thúc đẩy nhất định đối với đổi mới công nghệ doanh nghiệp; mặt khác, cũng bộc
lộ ra những vấn đề tồn tại về phát triển doanh nghiệp nước ta và về đổi mới
công nghệ của nó. Ngày nay, doanh nghiệp nước ta trong quá trình đổi mới công
ngh
ệ phải đối mặt với vấn đề về các khía cạnh sau đây: nhân tài đổi mới công
nghệ và vốn đổi mới thiếu, thiết bị công nghệ lạc hậu, chủ thể đổi mới công nghệ
doanh nghiệp xáo lộn, thiếu mạng lưới trung gian và hợp tác, còn chưa hình
thành hệ thống hỗ trợ chính sách pháp quy hoàn chỉnh.
Kinh nghiệm phát triển kinh tế các nước trên thế giới và sự thực của các
doanh nghi
ệp thành công đều hùng biện chứng tỏ đổi mới công nghệ là động lực
to lớn phát triển kinh tế, là nguồn lực tăng trưởng của cải xã hội, là con đường
tất yếu sinh tồn và phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy mà thông qua nghiên
cứu thị trường KH&CN, phát hiện các yếu tố thúc đẩy đổi mới công nghệ của nó,
làm cho Chính phủ, các bộ/ngành và doanh nghiệp nắm vững được tình hình
chung đổi mới công nghệ của doanh nghi
ệp và cung cấp những căn cứ cho
Chính phủ, bộ/ngành ban hành chính sách và chiến lược đổi mới công nghệ
tương ứng, thúc đẩy tạo ra những thành quả KH&CN, xây dưng hệ thống dịch vụ
trung gian làm cầu nối thúc đẩy nhanh chóng chuyển hoá thành quả KH&CN vào
sản xuất nhằm nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh trạnh của doanh
nghiệp trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế hiện nay có ý nghĩa lý
luận và thự
c tiễn quan trọng.
I.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các chính
sách và giải pháp xây dựng, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở việt
nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Mã số ĐTĐL –
2003/22 , thời gian thực hiện 9/2003 - 9/2006.

Căn cứ mục tiêu của đề tài “xác lập cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật về KH&CN, pháp lu
ật về kinh tế và cơ chế quản lý để tạo điều
kiện cho sự hình thành và phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam; đề xuất các
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
8
giải pháp pháp lý tổ chức và quản lý thị trường KH&CN ở Việt Nam”, đề tài đã
tập trung nghiên cứu những nội dung chính như sau:
1) Những vấn đề cơ bản về thị trường, kinh tế thị trường, bản chất, đặc
điểm, điều kiện hình thành, phát triển, chức năng của thị trường KH&CN.
2) Những vấn đề liên quan tới năng lực sáng tạo của các tổ chức KH&CN,
các yếu tố quyết định tới nguồn cung sản phẩm KH&CN.
3) Nhu cầu và năng lực tiếp nhận công nghệ của khối doanh nghiệp
(khách hàng chính và quan trọng nhất của phía cầu công nghệ), những nguyên
nhân hạn chế việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.
4) Nghiên cứu, phân tích các chính sách và cơ chế điều tiết hoạt động
KH&CN hiện nay của Nhà nước liên quan đến sự hình thành và hoạt động của
thị trường KH&CN.
5) Các chính sách và cơ chế kinh tế hiện nay liên quan tới sự hình thành
và hoạt động của thị trường KH&CN.
6) Kinh nghiệm tổ chức thị trường công nghệ một số nước có thể chọn lọc,
học hỏi và áp dụng vào Việt Nam.
7) Nghiên cứu và tổng kết một số mô hình thị trường KH&CN (Chợ công
nghệ & thiết bị).
8) Đề xuất những giải pháp pháp lý để tổ chứ
c và quản lý thị trường
KH&CN ở Việt Nam.
I.3. Phương pháp nghiên cứu

Khối lượng công việc trong mỗi nội dung không ít; đặc điểm và tính chất
cũng khá riêng biệt, nên đề tài tổ chức thực hiện 8 nội dung nói trên thành 8 đề
tài nhánh. Các đề tài nhánh đã lựa chọn phương pháp thích hợp để tiếp cận, giải
quyết vấn đề cho phù hợp với thực tiễn. Có đề tài nhánh đã phải tổ chức điều
tra, khảo sát ở trong nước (đề tài nhánh 2: điều tra, kh
ảo sát về năng lực sáng
tạo công nghệ ở 50 tổ chức KH&CN thuộc các Viện, các trường Đại học; đề tài
Nhánh 3: khảo sát, điều tra nhu cầu và khả năng tiếp nhận công nghệ mới của
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
9
100 doanh nghiệp…) và tham quan khảo sát, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.
Cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của mỗi đề tài nhánh có khác nhau, nhưng
phương pháp nghiên cứu đều theo định hướng của đề tài là:
- Thu thập, tổng hợp thông tin, kết quả các đề tài nghiên cứu trong và
ngoài nước từ các nguồn hiện có (lưu trữ và trên mạng…), phân tích, đánh giá,
rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyế
t.
- Nghiên cứu, thẩm định, phân tích số liệu đã thu thập khi điều tra, khảo
sát thực tiễn; so sánh giữa thực tiễn và văn bản hiện hành, tìm hiểu nguyên
nhân và đề xuất khuyến nghị.
- Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia để hoàn thiện đề xuất, khuyến nghị; phối
hợp thí điểm áp dụng (đóng góp ý kiến có liên quan hoạt động KH&CN và thị
trường KH&CN…trong các dự án Luật; tổ ch
ức Chợ công nghệ & thiết bị).
I.4. Tổng quan tình hình phát triển thị trường công nghệ các
nước trên thế giới

Thị trường công nghệ là một hình thức mới thúc đẩy liên kết khoa học với

sản xuất có sự can thiệp của Nhà nước. Trong hơn thập kỷ vừa qua, các nước
đều ra sức tìm kiếm con đường hữu hiệu gắn khoa học với sản xuất và đẩy
nhanh quá trình áp dụng các thành quả KH&CN vào sản xuất và đời sống. ở
trình độ phát triển kinh tế khác nhau và hình thức sở hữu khác nhau, mỗi nước
c
ũng có cách đi riêng của mình. Vấn đề là làm sao có thể nhanh chóng tìm được
hướng đi và bước đi thích hợp để áp dụng vào tình hình cụ thể của nước ta
trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước. Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc
là những nước đã xây dựng và phát triển thị trường công nghệ và đã đạt được
m
ột số kết quả đáng quan tâm nghiên cứu. Trong khuôn khổ bài tổng quan này
xin trao đổi một số thông tin về kinh nghiệm về xây dựng, hình thành và phát
triển các phương thức và hình thức giao dịch công nghệ của Trung Quốc, Hàn
Quốc, CHLB Đức và một số nước khác trong thời gian gần đây.
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
10
I.4.1. Hiện trạng phát triển của thị trường công nghệ ở
Trung Quốc

Thực hiện thương mại hoá thành quả công nghệ, mở cửa thị trường công
nghệ là bước đột phá lớn trong cải cách thể chế KH&CN Trung Quốc, là biện
pháp quan trọng tăng cường cải cách đồng bộ thể chế KH&CN và thể chế kinh
tế, khai thác và giải phóng lực lượng sản xuất số 1 đó là KH&CN.
Sự phát triển thị trường công nghệ Trung Quốc được chia thành 3 giai
đoạn chính:
Giai đoạ
n 1, tức là giai đoạn thai nghén (1978-1982). Tại Hội nghị Khoa

học Toàn quốc năm 1978, đã trình bày rõ ràng quan điểm mác-xít rằng khoa học
và công nghệ là lực lượng sản xuất, và rằng hiện đại hoá khoa học và công nghệ
là chìa khoá cho việc thực hiện 4 hiện đại hoá. Quan điểm mác-xít này đã đặt
nền móng cho việc thương mại hoá thành quả công nghệ và phát triển thị trường
công nghệ về mặt lý luận và tư t
ưởng. Do đó hoạt động mua bán công nghệ đã
hướng vào thành quả công nghệ khi thị trường công nghệ bắt đầu nảy nở. Tại
giai đoạn này, hoạt động thị trường công nghệ được đặc trưng bởi sự tự nguyện
hợp tác giải quyết các vấn đề khó giữa các viện nghiên cứu và các đơn vị sản
xuất. Các viện nghiên cứu bắt đầu chuyển giao có hoàn trả
các thành quả công
nghệ cho các đơn vị sản xuất, tham gia vào các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và các
dịch vụ khác, và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật
trong sản xuất.
Giai đoạn 2, tức là giai đoạn khởi động (1982-1985). Tại Hội nghị Khen
thưởng KH&CN Quốc gia tổ chức vào năm 1982, đã đưa ra nguyên tắc chiến
lược “xây dự
ng kinh tế phải dựa vào khoa học và công nghệ và công tác khoa
học và công nghệ phải hướng vào xây dựng kinh tế”. Nguyên tắc này đã thúc
đẩy phối hợp phát triển giữa khoa học và công nghệ, kinh tế và xã hội và thúc
đẩy hình thành thị trường công nghệ. Hoạt động của thị trường công nghệ tại
giai đoạn này bắt đầu được chỉ đạo và tổ chức. Do đó, đã xuất hiện các mô hình
và kênh quản lý khác nhau, quy mô và phạm vi c
ủa thị trường công nghệ thường
xuyên được mở rộng, và thị trường công nghệ bắt đầu được hình thành.
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
11
Giai đoạn 3, tức là giai đoạn phát triển thị trường công nghệ (1985-đến

nay). Tháng 1/1985, Chính phủ đã công bố “Quy định tạm thời về thương mại
hoá thành quả công nghệ”. Tháng 3/1985 ”Quyết định của UBTW ĐCS Trung
Quốc về cải cách hệ thống quản lý KH&CN” đã tiếp tục chỉ ra:”Thị trường công
nghệ là thành phần cơ bản của thị trường hàng hoá XHCN Trung Quốc.” Do đó,
vị trí và vai trò c
ủa thị trường công nghệ đã được khẳng định đầy đủ. Đột phá
khẩu quan trọng trong một số vấn đề mang tính nguyên tắc về thương mại hoá
thành quả công nghệ đã được thực hiện. Thị trường công nghệ của Trung Quốc
đã nhanh chóng phát triển cùng với sự đẩy mạnh cải cách.
Những thay đổi to lớn đã diễn ra trong hệ thống kinh tế và hệ thống khoa
học công nghệ của Trung Quốc trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế. Một số lớn
các kết quả khoa học và công nghệ đã được giao dịch trên thị trường và góp
phần vào phát triển nền kinh tế. Qua hơn 10 năm mở cửa, thị trường công nghệ
của Trung Quốc đã đạt được sự phát triển nhanh chóng từ điểm xuất phát gần
như con số không và ngày càng được m
ở rộng. Thống kê về thị trường công
nghệ của 30 tỉnh, khu vực tự trị và thành phố trực thuộc Chính phủ Trung ương
trong cả nước cho thấy tính đến 20/12/2003, 267997 hợp đồng công nghệ đã
được ký trên toàn quốc, tăng 13% so với năm trước. Doanh thu của các hợp
đồng công nghệ tăng đáng kể, đạt kỷ lục đầu tiên vượt 100 tỷ Yuan = 12 tỷ USD
(108,47 tỷ năm 2003 = 13 tỷ USD), tăng 22,7% so v
ới năm trước, đây là năm có
mức tăng cao nhất sau năm 2000. Doanh thu trung bình của mỗi hợp đồng công
nghệ là 404.700 Yuan = 48.750 USD, tăng 9,4% so với năm trước.
Số liệu ở trên cho thấy rằng quy mô tổng thể và mức độ trao đổi các hàng
hóa công nghệ của Trung Quốc tăng lên liên tục; thị trường công nghệ phát triển
vững chắc. Trong những năm gần đây, sự phát triển của thị tr
ường công nghệ
đã thể hiện những đặc trưng đáng chú ý sau:
− Hợp đồng công nghệ chiếm vị trí hàng đầu trong mua bán công nghệ

và xu hướng này liên tục gia tăng
− Khi tỷ trọng đầu tư vào nghiên cứu và triển khai (R&D) của Trung Quốc
liên tục tăng, và việc thực hiện hàng loạt các chính sách ưu đãi khuyến
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
12
khích đổi mới khoa học, kỹ thuật, ý thức về đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp đã được nâng lên rất nhiều, phát triển công nghệ đã trở
thành một động lực thực tế trong phát triển doanh nghiệp. Doanh thu từ
các hợp đông phát triển công nghệ chiếm vị trí hàng đầu trong 4 hình
thức hợp đồng năm 2003, khoảng 42.607 tỷ Yuan = 5,13 tỷ USD, tăng
17% so với năm trước; 58.591 hợp đồ
ng đã được ký kết, tăng 21% so
với năm trước.
− Thị trường công nghệ đã dần trở thành các kênh quan trọng trong việc
công nghiệp hóa các kết quả từ các dự án của các kế hoạch KH&CN ở
tất cả các cấp
− Có 33.113 kết quả từ các dự án của các chương trình KH&CN của các
chính quyền các cấp được đưa ra thị trường công nghệ năm 2003,
chiếm 12,4% tổng số các hợ
p động công nghệ trong năm; tỉ lệ các kết
quả thuộc các dự án KH&CN tại tất cả các cấp được chuyển giao và
chuyển hóa thông qua thị trường công nghệ đã tăng đáng kể, doanh
thu của hợp đồng đạt 20,7 tỉ Yuan = 2,5 tỷ USD, tăng 62,7% so với
năm trước, chiếm 19,2% giá trị giao dịch của các hợp đồng công nghệ.
− Doanh thu từ hợp đồng công nghệ của các doanh nghiệp tiếp t
ục được
quan tâm hàng đầu, các doanh nghiệp trở thành chủ thể của quá trình
đổi mới công nghệ

− Số liệu về doanh thu từ hợp đồng công nghệ của các nhà cung cấp
trên thị trường năm 2003 cho thấy các hợp đồng công nghệ do các
doanh nghiệp kí đạt 73.390 hợp đồng, tăng 27,7% so với năm trước,
với doanh thu là 51,87 tỉ Yuan = 6,25 tỷ USD, tăng 44,7% so với năm
trước, và thị phần đã tăng lên 47% so vớ
i năm ngoái là 40%.
− Thị trường công nghệ trở thành một nhân tố quan trọng để các chính
quyền khu vực thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tăng cường năng
lực công nghệ đóng góp cho phát triển kinh tế
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
13
− Trong thương mại công nghệ năm 2003, đã có 19 tỉnh, vùng tự trị và
thành phố tự trị dưới chính quyền TW, đạt doanh thu từ hợp đồng công
nghệ trên 1 tỉ Yuan = 120 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2002.
Trong đó đã có vùng tăng 10 lần, đạt hơn 4 tỉ Yuan = 480 triệu USD.
Do đó có thể nói rằng việc chuyển giao và phổ cập các kết quả KH&CN đã
có tác động tích cực lên môi trường kinh doanh của Trung Qu
ốc hiện nay. Các
nghiên cứu khoa học cũng đã tạo định hướng cho sản xuất, và ngược lại sản
xuất cũng khuyến khích nghiên cứu khoa học (1) Thị trường tạo ra “không gian” -
tức là tạo ra chỗ để các kết quả nghiên cứu KH&CN được ứng dụng và phổ biến
rộng rãi vào thực tế sản xuất; (2) Các chính sách đã mở đường - tức là tạo điều
kiện thuận l
ợi để ứng dụng và phổ biến rộng rãi các kết quả nghiên cứu KH&CN,
(3) Dịch vụ trung gian trên thị trường công nghệ tạo cầu nối – tức là mở ra “xa lộ
thông tin” để thuận tiện cho giao tiếp liên lạc và trao đổi của các bên trong quá
trình phổ cập hóa và ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN. Tuy nhiên, thị
trường sẽ chọn lựa giữ lại những sản phẩm công nghệ tối ưu và loạ

i bỏ những
“phế phẩm” là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, và
có thể gây khó khăn cho quá trình phổ cập và chuyển giao những kết quả nghiên
cứu KH&CN. Do đó, việc nghiên cứu những biện pháp giảm thiểu những tác
động không mong đợi trong quá trình sự phát triển của thị trường công nghệ là
hết sức cần thiết.
Cơ sở pháp lý để thúc đẩy hoạt động thị
trường công nghệ tại Trung
Quốc là:
Luật Hợp đồng Công nghệ (1987); Luật Hợp đồng (1999); Luật Thúc đẩy
Chuyển hóa Thành quả KH&CN (1996); Điều lệ Quản lý Thị trường Công nghệ
(1987-2002); Biện pháp quản lý Chợ giao dịch công nghệ (1991); Biện pháp
quản lý đăng ký công nhận hợp đồng công nghệ (2000); Biện pháp tạm thời
quản lý người môi giới công nghệ (1998-2002) …
Về mặt luật pháp quy định, Trung Quốc đ
ã xây dựng được một hệ thống
luật pháp tương đối đồng bộ, phục vụ quản lý thị trường công nghệ, dễ định
dạng các vấn đề cơ bản: Ai được tham gia thị trường công nghệ; Ai quản lý thị
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
14
trường công nghệ; Khái niệm về quan hệ giao dịch công nghệ; Nội dung hoạt
động của hệ thống dịch vụ giao dịch công nghệ; Người môi giới công nghệ; Định
giá tài sản công nghệ; Quyền được hưởng đối với hợp đồng công nghệ; Nội
dung hoạt động của chợ công nghệ; Điều kiện tổ chức chợ; Quyền của các pháp
nhân và đơn vị được tổ
chức chợ; Chức năng quản lý chợ của các cơ quan
được giao
Sự hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở Trung Quốc, chính là

quá trình gia tăng các giao dịch liên quan đến công nghệ giữa các chủ thể tiềm
năng (giao dịch giữa doanh nghiệp với viện nghiên cứu, giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp, giữa trong nước và ngoài nước , nhằm tăng cường đóng góp
của KH&CN vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội củ
a đất nước. Trọng tâm của
phát triển thị trường công nghệ là thông qua trung gian môi giới KH&CN để nâng
cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp, tăng cường thương mại hoá các kết
quả nghiên cứu và gia tăng tính định hướng thị trường của hoạt động nghiên
cứu. Trong quá trình hình thành và phát triển loại hình thị trường này, Trung
Quốc đã tận dụng được công nghệ nhập khẩu để nâng cao năng lực công nghệ
nội sinh, phát huy vai trò trực tiếp của đầu tư nước ngoài trong việc nâng cao
năng lực công nghệ trong nước, phát triển mạnh mẽ hệ thống môi giới KH&CN,
thu hút nhân tài, nhà khoa học, gắn kết chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà khoa học,
nhà môi giới và nhà doanh nghiệp.
Vai trò quan trọng của thị trường công nghệ Trung Quốc
1) Thị trường công nghệ đã phá vỡ những hạn chế giữa các Bộ/Ngành và
địa phương và sự cả
n trở giữa thành thị và nông thôn, do đó các thành quả công
nghệ đã nhanh chóng được mở rộng và các kênh hàng hoá trí tuệ đã được khai
phá.
2) Thị trường công nghệ đã thúc đẩy liên kết nghiên cứu khoa học với sản
xuất. Nó cũng thúc đẩy phối hợp công tác khoa học và công nghệ với xã hội và
kinh tế. Nó đã làm thay đổi cách suy nghĩ là viện nghiên cứu chỉ có trách nhiệm
đạt được thành quả công nghệ chứ không phải lo áp dụng chúng.
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
15
3) Việc phát triển thị trường công nghệ đã tạo điều kiện để cải cách
phương thức cấp kinh phí cho các viện nghiên cứu, để các viện nghiên cứu có

thể dần dần tự lực dựa vào kinh phí vận hành của mình. Theo đánh giá, riêng
năm 1985 thu nhập của các tổ chức nghiên cứu khoa học dân sự đã đạt được
470 triệu Yuan từ việc bán thành quả công nghệ.
4) Thị trường công nghệ
đã thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Nó đã trở
thành chỗ dựa kỹ thuật cho các doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển sản xuất
của các doanh nghiệp. Khi các thiết bị hiện tại đã lỗi thời và kỹ thuật đã lạc hậu
tại rất nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc, thì rất khó áp dụng những thành quả
kỹ thuật và công nghệ mới, đặc biệt tại các doanh nghiệp nhỏ, v
ừa và các doanh
nghiệp nông thôn. Trước đây việc mua công nghệ không có chỗ đứng. Còn hiện
nay các doanh nghiệp có thể thoả mãn yêu cầu về công nghệ của mình thông
qua thị trường công nghệ. Doanh nghiệp cũng có thể mời thầu các dự án để giải
quyết các vấn đề kỹ thuật của mình.
5) Thị trường công nghệ đã tao điều kiện thuyên chuyển hợp lý và lưu
động của những lao động có tài năng.
Đó là cơ hội phong phú cho những người
mong muốn làm việc cho 4 hiện đại hoá. Cán bộ khoa học và công nghệ là
những người đi đầu trong việc phát triển lực lượng sản xuất mới. Thông qua thị
trường công nghệ, những thành quả công nghệ đạt được của các cán bộ
KH&CN có thể thường xuyên được chuyển giao vào lĩnh vực sản xuất, và về
phần mình, một mặt, khu vực sản xuất c
ũng hỗ trợ tạo ra những thuyên chuyển
các cán bộ giỏi một cách hợp lý và lưu động công việc hợp lý của những người
có tài với số lượng lớn, mặt khác cũng phát huy đầy đủ những sáng kiến của họ
trong quá trình chuyển giao các thành quả công nghệ.
I.4.2. Hiện trạng phát triển của thị trường công nghệ ở Hàn
Quốc

Sau khi Chính phủ Hàn Quốc ban hành Luật Khuyến khích chuyển giao

công nghệ (năm 1999), những hoạt động về khuyến khích chuyển giao và
thương mại hoá công nghệ đã được thúc đẩy một cách mạnh mẽ và tập trung
vào các hướng chính sau:
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
16
− Tạo lập hệ thống chuyển giao công nghệ có hiệu quả với chi phí thấp
nhằm tăng cường cơ hội gặp nhau giữa người mua và người bán và
làm giảm chi phí cho quá trình tìm kiếm đối tác và công nghệ.
− Tăng cường hệ thống chuyển giao công nghệ vùng để phát triển các
công viên trên toàn quốc như là đầu mối trung tâm công nghệ của
vùng.
− Tìm kiếm phương thức có hiệu quả để thu hẹp khoảng cách gi
ữa việc
nghiên cứu và cơ hội thương mại.
Tạo lập hệ thống chuyển giao công nghệ có hiệu quả với chi phí thấp.
Từ những năm 1990 một số tổ chức Chính phủ đã nắm bắt được công
nghệ qua các hội chợ, các chợ công nghệ qua đó đã giúp cho những nhà sở
hữu công nghệ và người mua, các nhà đầu tư gặp nhau được dễ dàng. Các sự
kiệ
n trên đã giúp cho những nhà sở hữu công nghệ, đặc biệt là các cá nhân và
các công ty vừa và nhỏ tiếp cận được các nhà đầu tư, người mua mà không cần
phải tạo ra mạng lưới của riêng họ.
Điểm yếu của hội chợ hoặc chợ công nghệ là chúng chỉ tổ chức từ 1 đến 2
lần trong một năm và cơ hội gặp nhau giữa người mua và các nhà sở hữu công
nghệ bị h
ạn chế, đồng thời lại không có hoạt động tiếp theo sau những sự kiện
đó. Do đó cần phải tạo ra một thị trường công nghệ hoạt động thường xuyên mà
ở đó người mua và nhà sở hữu công nghệ gặp nhau thường xuyên và cần phải

có hệ thống theo đuổi sau đó nhằm hỗ trợ trong đàm phán cũng như giải thích
các điều khoản trong hợp đồ
ng và những vấn đề liên quan đến pháp luật.
Chợ thương mại hoá công nghệ của Trung tâm chuyển giao công nghệ
Hàn Quốc (KTTC) được hình thành và khởi động như là một phần của chương
trình thương mại hoá đó nhằm bảo đảm các yêu cầu như vậy về môi trường mở
cho người mua tìm kiếm công nghệ. Chợ thương mại hoá công nghệ được khép
kín giữa các khâu: cung cấp công nghệ; kiểm tra (thẩm định) công nghệ
và đầu
tư công nghệ. Như vậy nguồn cung cấp công nghệ, người mua và các nhà đầu
tư được kết nối với nhau tạo ra hiệu ứng hoà hợp.
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
17
Chợ thương mại hoá công nghệ trong thế kỷ 21 (TCM) là nơi, mà ở đó các
nhà đầu tư, người bán và người mua công nghệ gặp nhau do đó làm tăng cơ hội
gắn kết với nhau. Bắt đầu từ tháng 8/2001, TCM21 được tổ chức thường xuyên
1 lần/tuần, phạm vi công nghệ trình diễn được mở rộng gồm các công nghệ của
các viện, trường, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cũng như công nghệ c
ủa nước
ngoài. Việc cung cấp thường xuyên cho thị trường sẽ giảm thời gian và những
chi phí không cần thiết trong việc tìm kiếm đối tác và công nghệ tiềm năng cũng
như tiến tới xây dựng hệ thống chuyển giao công nghệ với chi phí hiệu quả.
Từ năm 2000, KTTC được giao xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ từ các
trường đại học, các viện nghiên cứu và các công ty. Đến tháng 12/2003 có
khoả
ng 13.000 người đăng ký truy cập vào 900 trang thông tin có nội dung
chuyên sâu về phân tích thị trường; về xu hướng thị trường trong 230 lĩnh vực
công nghệ và gần 5.000 số liệu liên quan đều có thể được cung cấp.

Hiện ở Hàn Quốc có 3 loại hình tổ chức chuyển giao công nghệ. Đó là:
− Tổ chức chuyển giao công nghệ khu vực công, gồm 16 tổ chức trong
đó có KTTC hiện tại được Chính phủ chỉ định theo Luật khuyến khích
chuy
ển giao công nghệ được giao thực hiện các lĩnh vực công nghệ
khác nhau hoặc những phần việc nằm trong quá trình thương mại hoá
trên cơ sở năng lực chuyên môn của mỗi tổ chức
− Các cơ quan chuyển giao công nghệ khu vực tư, bất kỳ tổ chức nào có
đủ tiêu chuẩn và có khả năng thực hiện đều được đăng ký làm cơ quan
chuyển giao công nghệ. Tính đến tháng 1/2004 có 173 cơ quan chuyển
giao công nghệ
đã được đăng ký.
− Các bộ phận làm chức năng phát triển và chuyển giao công nghệ thuộc
các trường đại học và các viện nghiên cứu Nhà nước.
Tăng cường mạng lưới quốc gia. Đã xây dựng nhiều công viên công
nghệ ở nhiều điểm khác nhau trong nước như là trung tâm chuyển giao công
nghệ vùng (RTTC) cùng với mạng lưói chuyển giao công nghệ thuộc các viện
nghiên cứu và các trường đại học, chức n
ăng của RTTC sẽ như là trung tâm của
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
18
vùng. Bốn công viên công nghệ đầu tiên đã được thành lập trong năm 2003,
năm 2004 sẽ thêm 3 đến 4 RTTC ở các vùng của Hàn Quốc. Thực trạng quy mô
của R&D của các thành phố tương ứng cũng như số lượng các công ty sản xuất
trong vùng sẽ được xem xét lựa chọn phát triển RTTC. KTTC đóng vai trò chính
là trung tâm điều hành và kết nối của các trung tâm vùng và chịu trách nhiệm về
thủ tục để lựa chọn RTTC.
Gắn kết nghiên c

ứu khoa học với cơ hội thương mại. Hầu hết các
công nghệ, đặc biệt là các công nghệ được nghiên cứu từ các trường đại học và
các viện nghiên cứu rất cần phát triển nhân rộng hoặc bảo vệ bằng độc quyền
sáng chế để áp dụng trong các ngành công nghiệp.
Việc đầu tư kinh doanh công nghệ không được hiểu biết rộng rãi trong các
trường đại học và các viện nghiên cứ
u ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, gần đây nhiều
nhà tạo ra công nghệ đã bắt đầu nhận ra rằng không chỉ có việc chuyển giao
công nghệ họ quan tâm mà còn phải biết được công nghệ của họ đã được
thương mại hoá như thế nào. Thay vào đó nhiều viện nghiên cứu đang tìm kiếm
cơ hội liên doanh với một hay nhiều đối tác. Điều này được xem như là mô hình
mới về chuyể
n giao công nghệ, do đó khả năng thương mại hoá được nâng lên
một bước. Sự hợp tác trực tiếp giữa các nhà sáng chế với các đối tác thương
mại sẽ tăng cơ hội thương mại hoá công nghệ lên mức cao nhất. Gần đây đã
thành lập Liên doanh giữa Viện Nghiên cứu Năng lương Nguyên tử (KAERI) với
Công ty Kolmar của Hàn Quốc (cổ phiếu của Công ty này được niêm yết trên thị
trườ
ng chứng khoán Hàn Quốc), KAERI sẽ đầu tư nghiên cứu công nghệ,
Kolmar sẽ cung cấp vốn.
I.4.3. Hoạt động chuyển giao và thương mại hoá công nghệ
ở CHLB Đức

Đối với CHLB Đức, do nền kinh tế cơ bản là nền kinh tế thị trường, nên họ
không quá nhấn mạnh hay phân biệt thị trường KH&CN, thị trường công nghệ.
Về cơ bản, ở Đức đã có đầy đủ các thị trường, và Nhà nước khi cần can thiệp
để khuyến khích chuyển giao công nghệ thì ban hành các chính sách cụ thể cho
từng thời kỳ. CHLB Đức đặc biệt quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ t

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22


TTCN-2007
19
phòng thí nghiệm ra đến sản xuất đại trà. Vấn đề được đặt trọng tâm đúng mức,
đó là Nhà nước lãnh nhận trách nhiệm đầu tư mạo hiểm cho nghiên cứu và phát
triển, tạo tính đồng bộ của các yếu tố thị trường, trong đó có hệ thống dịch vụ tư
vấn và bảo hiểm chuyển giao công nghệ, đồng thời thực hiện bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ.
Vai trò của Nhà nước trong việc thành lập và cấp đa số vốn hoạt động
(khoảng 70-100%) cho các cơ sở nghiên cứu cấp Liên bang, cấp Bang, cấp Bộ
Sự kết hợp hữu cơ giữa các viện nghiên cứu và các trường đại học, các doanh
nghiệp là rất rõ. Điểm mấu chốt ở đây là: Nhà nước đã trao cho các viện quyền
tự chủ trong hoạt động nghiên cứ
u và phát triển công nghệ.
Các kết quả nghiên cứu được công bố rộng rãi trên mạng và các trang
chủ, qua đó có thể dễ dàng tìm hiểu và mua bán sản phẩm KH&CN.
Mọi hoạt động chuyển giao công nghệ, các chợ công nghệ đều được thực
hiện theo qui định của pháp luật. Không có cơ quan thực hiện chức năng quản lý
việc chuyển giao công nghệ.
Một số nét cơ bản về đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ tại
CHLB Đức có thể được tóm lược như sau:
− CHLB Đức chủ trương Nhà nước phải đầu tư cho các nghiên cứu phục
vụ phát triển, bảo đảm cấp kinh phí cho các nghiên cứu có tính rủi ro.
− Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu phát triển công nghệ
phục vụ phát triển kinh tế (với ý nghĩa là Nhà nước cũng được thụ
hưởng lợi ích xã hội do kinh tế quốc gia tă
ng lên, và toàn dân được
nâng cao đời sống bởi các sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp).
− Nhà nước không đóng vai trò quản lý, mà là người cung cấp thông tin
cho nhu cầu nghiên cứu, nhu cầu ứng dụng, và là người nâng đỡ

doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới,
đầu tư cho phát triển công nghệ và nâng trình độ nghiên cứu ở các
viện và trường đại học.
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
20
− Mức đầu tư của ngân sách hiện nay cho KH&CN chiếm 3% GDP, đây
là số kinh phí do Bộ Liên bang về Giáo dục và Nghiên cứu nắm; ngoài
ra các Bộ liên bang về ngành sản xuất cũng được duyệt kinh phí
nghiên cứu riêng từ ngân sách Nhà nước. Các bang cũng có ngân
sách tương tự cho KH&CN. Quốc hội quyết định hàng năm tăng thêm
7% mức kinh phí cấp cho KH&CN, do đó điều kiện cho hoạt động
KH&CN ngày càng tốt hơn.
I.4.4. Tổ chức hội chợ kinh tế có nội dung công nghệ ở các
nước

Hội chợ, triển lãm kinh tế kỹ thuật, cũng như máy móc, thiết bị, phương
tiện…là hoạt động bình thường của các nước có nền kinh tế thị trường phát
triển. Hội chợ, triển lãm ở các nước, là dịp tiếp xúc, tìm hiểu giữa bên “cầu” và
bên “cung” công nghệ, mà nguồn cung chủ yếu là các hãng lớn. Nhiều hãng lớn
của các nước công nghiệp pháp triển thường tiếp thị theo hình thức mở c
ửa đón
các đoàn tham quan đến thăm (như hãng Boing của Mỹ, hãng Thomson của
Pháp…). Cách tiếp thị này không ngoài mục đích giới thiệu chất lượng sản phẩm
của Hãng do ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại. Có hãng sản xuất
(như Thomson) còn mua lại (thưởng bằng tiền) những ý tưởng, những cải tiến
kỹ thuật và công nghệ đối với sản phẩm của hãng mà khách hàng (thườ
ng là
viện nghiên cứu, trường đại học) trong quá trình sử dụng đã đề xuất hoặc cải

tiến.
Nói chung, các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển không can
thiệp, không quản lý hành chính thị trường công nghệ mà tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ. Có nước sử dụng chính sách ưu đãi
đặc biệt về thuế để thúc đẩy việc phát triển thị
trường công nghệ (CHLB Đức
không quá chú ý về khái niệm là thị truờng KH&CN hay chỉ là thị trường công
nghệ; mà vấn đề quan trọng là thực hiện thuờng xuyên việc chuyển giao công
nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học tiếp xúc với doanh nghiệp;
thúc đẩy doanh nghiệp đặt yêu cầu với các nhà khoa học; lập các trung tâm tư
vấn ráp nối quan hệ giữa hai bên, hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
21
để thực hiện R&D của doanh nghiệp với mức hỗ trợ thường là 50% nhu cầu kinh
phí thực hiện).
Có nước sử dụng chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế để thúc đẩy việc phát
triển thị trường công nghệ (ví như các hợp đồng dịch vụ tư vấn KH&CN ở Ấn Độ,
từ năm 1996 trở về trước, khi tư vấn trong nước chưa phát triể
n mạnh, Chính
phủ đã áp dụng chế độ miễn giảm 50% thuế thu nhập cho mọi hợp đồng tư vấn
ký với các cơ quan Chính phủ. Với các hợp đồng xuất khẩu dịch vụ được miễn
50% thuế thu nhập. Riêng trong lĩnh vực phần mềm và ngành chế tạo, kể cả các
công ty tư vấn KH&CN, từ năm 1997 thu nhập bằng ngoại tệ -các hợp đồng với
nước ngoài- được miễn 100% thuế thu nhập, đây là một quyết định đột phá của
Chính phủ Ấn Độ nhằm tăng cường khuyến khích xuất khẩu dịch vụ trong đó có
cả dịch vụ tư vấn).
Kinh nghiệm của OECD cũng cho thấy, chỉ riêng chính sách KH&CN
không đủ sức thúc đẩy hoạt động KH&CN nói chung và phát triển thị trường

công nghệ nói riêng. Các chính sách kinh tế (tài khoá-tiền tệ, cạnh tranh, đầu tư
,
hội nhập và chính sách công nghiệp) giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phát
triển thị trường công nghệ.
I.4.5. Nhận xét chung
Đa số các nước công nghiệp phát triển thường xuyên tổ chức thị trường
KH&CN dưới dạng Hội chợ triển lãm sản phẩm, trong đó các đơn vị nghiên cứu
khoa học cũng như doanh nghiệp có tiềm lực đều bình đẳng tham gia Hội chợ,
đôi khi có quốc gia có chú ý riêng đến thành quả KH&CN nên đã tổ chức Hội chợ
triển lãm thành quả công nghệ cao như TechnoMart IV tại Phúc Châu Trung
Quốc, năm 2001. Về phía Nhà nướ
c, thông thường chỉ xây dựng các thiết chế
chủ yếu hỗ trợ cho hoạt động này, chứ không xây dựng thị trường KH&CN cố
định mà chỉ tổ chức các Hội chợ triển lãm;
Quản lý thị trường công nghệ có hệ thống và thống nhất là một hình thức
sáng tạo của Bộ KH&CN Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị
trường.
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
22
Về mặt tổ chức, tại Trung Quốc đã hình thành mạng lưới quản lý xuyên
suốt từ trung ương đến địa phương (tại Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc
có một đơn vị làm nhiệm vụ quản lý thị trường công nghệ - Trung tâm Thúc đẩy
Quản lý Thị trường công nghệ Trung Quốc - với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng
những văn bản pháp quy quản lý thị trường công ngh
ệ và tổ chức công tác đào
tạo, thống kê, đánh giá trong toàn quốc. Tại từng tỉnh, Sở Khoa học và Công
nghệ chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý toàn diện thị trường công nghệ trong
phạm vi của mình phụ trách).

Về mặt luật pháp, Trung Quốc đã xây dựng được một hệ thống luật pháp
tương đối đồng bộ phục vụ quản lý thị trường công nghệ. Cao nhất là Lu
ật
KH&CN, Luật Thúc đẩy Chuyển hoá Thành quả KH&CN, Điều lệ Quản lý Thị
trường công nghệ và nhiều văn bản pháp quy khác. Riêng tỉnh Quảng Đông
cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy bổ sung liên quan đến Thị trường
công nghệ như đăng ký hợp đồng công nghệ, cho vay phát triển KH&CN, miễn
thuế doanh nghiệp thu nhập chuyển giao công nghệ của đơn vị nghiên cứu, Quy
định tạm thời về chính sách
ưu đãi thuế sản phẩm mới; Biện pháp kiểm định
thành quả KH&CN, Điều lệ quản lý doanh nghiệp KH&CN dân doanh, tăng
cường nuôi dưỡng và phát triển thị trường công nghệ; tăng cường phát triển tư
vấn công nghệ, nghiệp vụ thông tin KH&CN và dịch vụ công nghệ; Quy định tạm
thời quản lý Chợ giao dịch công nghệ; Tăng cường công tác thẩm tra Chợ giao
dịch công nghệ.
I.4.6. Bài học rút ra
Về mô hình và bước đi để hình thành và phát triển thị trường KH&CN có
thể Trung Quốc là quốc gia phù hợp nhất cho Việt Nam nghiên cứu, học hỏi.
Những bài học là:
− Cần có nhận thức đúng đắn về thị trường, cơ chế thị trường và xác
định rõ các bước đi cho phù hợp với tiến trình đổi mới, mở cửa và gia
nhập WTO.
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
23
− Hệ thống luật pháp, các văn bản pháp quy phục vụ cho việc hình thành
thị trường KH&CN cần đi trước một bước.
− Sớm đào tạo và chuẩn bị lực lượng nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ. Đầu tư nâng cấp cho các viện và trường đại học có thiết bị

công nghệ tốt hơn để phục vụ nghiên cứu sáng tạo
− Có chế tài cụ thể, b
ảo đảm hiệu lực thực thi luật pháp (của các đối
tượng tham gia thị trường và đặc biệt là của cán bộ, công chức và các
cơ quan của Nhà nước).
− Coi trọng và tạo điều kiện thành lập nhiều trung tâm tư vấn môi giới,
chuyển giao công nghệ, các tổ chức dịch vụ trung gian.
− Việc lồng ghép nội dung quảng bá và giao dịch công nghệ trong các
Hội chợ, Triển lãm kinh tế, kỹ thuậ
t là dịp tốt cho các đối tượng “cung-
cầu” công nghệ (trong, ngoài nước), tìm đối tác và đặt quan hệ.
− Trong điều kiện của Việt Nam, việc quản lý hoạt động của thị trường
công nghệ vẫn cần có một tổ chức do Nhà nước quy định và giao chức
năng. Tổ chức này nên là một đơn vị thuộc Bộ KH&CN, ở các tỉnh là
một đơn vị thuộc Sở KH&CN.

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐTĐL 2003/22

TTCN-2007
24
PHẦN II

CƠ SỞ KHOA HỌC, YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN THÚC ĐẨY
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

II.1. Cơ sở khoa học hình thành và phát triển thị trường
KH&CN
II.1.1. Khái niệm thành quả KH&CN (sản phẩm KH&CN)


Thành quả KH&CN (sản phẩm KH&CN) là sản phẩm của hoạt động tư duy
vận dụng tri thức khoa học đã có, thông qua điều tra, quan sát, thí nghiệm hoặc
phép biện chứng để khám phá những bí mật và quy luật của tự nhiên, xã hội,
giải quyết những vấn đề trong quá trình phát triển xã hội loài người.
Đặc trưng cơ bản của thành quả KH&CN là tính mới, tính tiên tiến, tính áp
dụng công nghiệp. Tính mới là tính đổi mới c
ủa thành quả KH&CN, tức là yêu
cầu phải có lý luận mới, phương pháp mới, sản phẩm mới, không làm lại hoặc
sao chép lại thành quả của người khác. Tính tiên tiến là trình độ học thuật của
thành quả KH&CN và trình độ công nghệ phải so sánh với trình độ dẫn đầu đã
có, cụ thể là thành quả KH&CN đồng thời lại phải cao hơn trình độ thành quả đã
có. Tính áp dụng công nghiệp là giá trị học thuật, giá tr
ị kinh tế và giá trị xã hội
của thành quả KH&CN, tức là thành quả phải có ý nghĩa học thuật đối với việc
phát triển một bộ môn nào đó, hoặc trong thực tế sản xuất ứng dụng có thể thu
được hiệu quả xã hội hoặc hiệu quả kinh tế thậm chí tốt hơn.
Đặc trưng giá trị của thành quả KH&CN biểu hiện qua tính khoa học, tính
xã hội và tính kinh tế của thành qu
ả KH&CN. Tính khoa học của thành quả
KH&CN là chỉ thành quả là “khoa học”, nhưng không “giả khoa học”. Tính xã hội
của thành quả KH&CN là giá trị xã hội của thành quả, thành quả liệu có gây hại
cho an ninh, văn minh, đạo đức và không gian môi trường toàn cầu hay không.
Mặc dù trình độ công nghệ một số thành quả KH&CN rất cao, giá trị kinh tế rất
cao, nhưng việc ứng dụng nó vi phạm nguyên tắc của tính xã hội, thì thành quả

×