Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân Tích Khổ 5 Và 6 Bài Thơ Bếp Lửa.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.27 KB, 4 trang )

Phân tích khổ 5 và 6 bài thơ Bếp Lửa
Bài làm

Có lẽ thưở thơ bé, chúng thơ ai cũng được nằm trong vòng tay của người bà, được bà yêu
thương và chăm sóc, từ đó nó đã trở thành một đề tài cho các thi sĩ chấp bút
“Thương nội lắm cả đời tần tảo,
Năm tháng dài cơm áo ni con,”
Tình cảm bà cháu thiêng liêng chẳng thua gì tình cảm ba mẹ dành cho ta, nhà thơ Bằng Việt
cũng đã có một tác phẩm đầu tay nói về điều ấy. Ông thuộc các nhà thơ thế hệ chống Mĩ, bài
thơ đầu tay của ơng chính là bài thơ “Bếp Lửa”. Bài thơ đã bộc lộ vẻ giản dị của người bà
qua hình ảnh chiếc bếp lửa và rõ nét là ở khổ 5 và 6
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lịng bà ln ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xơi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ơi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Thi phẩm “Bếp Lửa” được Bằng Việt đệm bút vào năm 1963, lúc đất nước đang trong
trận chiến khốc liệt với Mĩ khi tác giả là sinh viên ngành Luật, được in trong tập thơ “Hương
cây - Bếp lửa”. Với thể thơ tự do kết hợp với 7 chữ 9 chữ, giọng điệu tâm tình, tha thiết, tự
nhiên, chân thành đã gợi lại bao kỉ niệm đầy cảm xúc về tình bà cháu. Phản phất ra hình ảnh
giản dị của người bà và sự nhớ thương ba khi cháu lớn khôn. Đây xứng đáng là một áng thơ hay
trong làng thơ Việt.
Đầu tiên, ta nhận thấy rằng đoạn thơ khắc họa hình ảnh bếp lửa đxa khắc họa đâm nét hình
ảnh người bà trong cháu qua khổ thơ thứ 5
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,


Một ngọn lửa, lịng bà ln ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...”
Trong bài thơ, hình ảnh “bếp lửa” xuất hiện trên dưới mười lần, nó là tiêu đề, là hình ảnh đi
liền với hình ảnh người bà tần tảo, chăm lo cho con cháu. Cụm từ “rồi sớm rồi chiều” thể
hiện một vịng lặp, vịng tuần hồn về bà và bếp lửa như hai hình ảnh song song. Từ “lại” chỉ
sự thường xuyên dường như là ngày nào cũng vậy. Nhưng tại sao bếp lửa khói hun nhịe mắt
cháu mà cháu vẫn muốn bếp lửa lên? Bởi vì khi bà nhóm bếp lên đồng nghĩa với việc giờ ăn
đã tới, cảm giác đói mịn đói mỏi mà tới giờ ăn là rất trân quý. Cậu quen với mùi khói cũng
quen với cái đói nhưng cậu sẽ khơng bao giờ gục vì ln có bà ở phía sau, bà như là một
người che chở, đùm bọc cậu thay khi cha mẹ vắng nhà. Các động từ “nhen”, “ủ sẵn”, “chứa”
thể hiện một bản lĩnh trong bà bộc lộ ra vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Điệp từ và ẩn dụ
hình ảnh “một ngọn lửa” cùng với kết cấu song hành, câu thơ đã vang lên một cách mạnh
mẽ. Hình ảnh “bếp lửa” ở câu thơ đầu đầy sức gợi tả mang một biểu tượng trưng hữu hình,
gián tiếp qua hình ảnh hữu hình “bếp lửa”, tác giả lại nghĩ đến ngay “một ngọn lửa” vơ hình


trong lịng bà “ln ủ sẵn” với ý nghĩa trừu tượng và khái quát. Giờ đây bếp lửa không chỉ
ánh lên nhờ ngun liệu thơi mà cịn là nhờ vào trái tim trong bà, một trái tim yêu thương,
chứa một niềm tin vô cùng “dai dẳng”. Niềm tin của bà ở đây chính là tin vào cụ Hồ, tin vào
cách mạng, tin vào các anh chiến sĩ, tin vào đất nước sẽ đá bay những kẻ ngoại tộc đi mất.
Một niềm tin của chung đã bộc lộ trong bà một phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ thời
cách mạng. Thơng qua hình ảnh “bếp lửa” tác giả đã nói lên vẻ tần tảo, sớm chiều nhóm lửa
của người bà, một vẻ đẹp bình dị, lối sống giản dị của những con người thời cách mạng. Thật
cảm thán!
“Cả đời tận tụy lắt lay,
Ôm vào vất vả xác gây thân gầy.
Nhớ xưa nghèo khó quả quầy,
Đường đời sương gió, lội lầy bão giơng.”
Cuối cùng, đó chính là suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời của người bà
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giừ thói quen dậy sớm”
Các cụm từ chỉ thời gian “đời bà”, “mấy chục năm” kết hợp với từ láy tượng hình “lận đận”
cùng với hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” đã tạo ra một bức tranh về đời bà lận đận, trầm khuất
như thời tiết lúc nắng lúc mưa.
“Phận người, số kiếp lênh đênh,
Đời vô thường quá, gọi tên Ơng Bà.”
Trong bức tranh cuộc đời, vơ số thứ biến đổi theo thời gian chỉ riêng thói quen “dậy sớm” là
vẫn vậy. Bà là người thắp sáng ngọn lửa trong nhà, thắp sáng lên niềm tin trong cháu, một
niềm yêu thương dành cho cháu. Tình cảm của tác giả như hòa vào câu chữ bộc lộ cảm xúc
của ông về cuộc đời giản dị của bà nhưng cũng có nhiều sóng gió
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm u thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xơi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
Điệp từ “nhóm” được lặp lại bốn lần ở bốn câu thơ liền kề cùng với những hình ảnh tả thực
mang nhiều ý nghĩa và có sức liên tưởng khác nhau. Một lần nữa cụm từ “bếp lửa ấp iu nơng
đượm” lại được gợi lại, nó là một bếp lửa do người bà nhóm lên đầy ấp ủ và nâng niu. Tả
thực hình ảnh “nhóm bếp lửa”, “nhóm nồi xơi gạo”, đó chính là cơng việc của bà hằng ngày,
lo từng cái ăn giấc ngủ cho người cháu gợi ra hình ảnh người bà giản dị ngồi bên bếp lửa phì
phèo khói lên. “Nhóm niềm u thương”, “nhóm dậy cả những tâm tình” là ẩn dụ cho cơng
việc thiêng thiêng của bà đã vực dậy trong người cháu một tâm tình thơ mộng, tâm hồn bình
thãn và cũng gợi ra những niềm yêu thương của những người xung quanh xóm làng “chia


ngọt sẻ bùi”. Trong bà ln có một niềm tin yêu, nó lan tỏa đến tâm hồn của cháu khiến nó
thức dậy, từ đó người cháu cảm thán về cuộc đời bà. Một cuộc đời gian truân, khó khăn, lam
lũ nhưng bà chẳng bao giờ than tránh vì một lẽ trong tim bà là cả một ngọn lửa đong đầy u
thương. Nó khiến cho thi sĩ cảm nhận như
“Ơi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa”

Thán từ “ơi” hịa hợp với hai tính từ “kì lạ” và “thiêng liêng” cùng với giọng thơ tha thiết đã
bộc lộ ra hình ảnh người bà bình dị mà cao quý, thân thuộc mà kì lạ nhờ vào tình yêu của bà.
Hai chữ “bếp lửa” được đặt sau dấu gạch nối là thành phần biệt lặp phụ chú giúp cho hình
ảnh bà giản dị bên cái bếp lửa khi xưa. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã
nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khơn lớn thành
người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu từ trái tim, ta
có thể bắt gặp người bà như vậy trong Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.”
Thật kì diệu và bình n!
Khơng chỉ có bài thơ “Bếp Lửa” nói đến tình cảm gia đình trong hồn cảnh chiến
tranh mà cịn có truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Hình ảnh ông Sáu
hiện lên là một người rất yêu con, một người cha mẫu mực, đấng sinh thành vĩ đại. Trong
những ngày nghỉ phép trở về nhà sau bao năm ở chiến khu, khao khát gặp con trong ơng đốt
lịng, được nghe một tiếng hơ hốn “ba”, được sống trong tình yêu của con bấy lâu trong ông
trở nên cuộn trào. Vì vậy mà trong khi gần về tới nhà, trơng thấy hình ảnh của con xa xa,
“khơng chờ được thuyền cặp bến, ơng nhón chân nhảy thốt lên, xơ chiếc thuyền tạt ra”. Từ
chi tiết ấy ta có thể thấy rằng ông mặc kệ nguy hiểm nếu nhảy hụt, mặc kệ sự an nguy của
bản thân, nơn nóng gặp con đến như vậy làm cho người đọc cũng nghẹn ngào. “Ông bước
vội vàng với những bước chân dài” và xúc động kêu một tiếng: “ Thu! Con”. Với dòng suy
nghĩ rằng “con anh sẽ chạy xơ vào lịng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh”. Nhưng ngược lại với
những gì ông mong muốn, đứa con gái ngơ ngác hốt hoảng rồi vụt chạy và kêu thét lên khiến
cho ngời cha đâu khổ, khổ tâm đến mức khơng ghìm nổi cảm xúc “vết thẹo bên má má phải
lại đỏ ửng lên, giần giật”, “hai tay buông lõng như bị gãy”. Nhưng rồi mặc dù gặp con trong
hoàn cảnh éo le và bao lần con khiến ơng buồn đến nỗi chỉ có thể cười thay, hai cha con của
họ cuối cùng cũng đã đồn tụ sau một trận khóc thấm thiết. Đấy chính là sợi dây liên kết
giúp con người ta tìm lại người thân vào thời chiên stranh loạn lạc. Nhưng rồi sau một lần
làm nhiệm vụ, ông Sáu đã ra đi mãi mãi trong sự tiếc nuối chưa kịp đưa chiếc lược cho con.

Thật lên án chiến tranh-thứ giết chết tình cảm!
Cả hai tác phẩm “Bếp Lửa” và “Chiếc Lược Ngà” đều đã vang lên thứ tình cảm thiêng
liêng-tình cảm gia đình. Tuy nhiên giữa hai tác phẩm cũng cịn một số điểm khác biệt. Bài
“Bếp Lửa” là thơ tự do ra đời năm 1963 và khắc họa ra tình cảm bà cháu trong thời chiến
tranh chống Pháp. Còn bài “Chiếc Lược Ngà” là truyện ngắn ra đời năm 1966 và khắc họa ra
tình cảm cha con lúc chiến tranh chống Mĩ. Nói đi thì cũng phải nói lại, bài “Bếp Lửa” đã
xuất sắc phóng đại tình cảm bà cháu. Thật cảm động!
Khép lại thi ca, Bằng Việt đã thành cơng mở ra khung cảnh chứa chan tình cảm bà
cháu qua sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và nghị luận, sáng tạo
hình ảnh bếp lửa vừa cụ thể, vừa gần gũi, vừa giàu cảm xúc, vừa mang ý nghĩa tượng trưng.


Là thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta phải biết trân q tình cảm gia đình vì đó chính là cái
nôi nuôi dưỡng ta tới thành công. Trong đợt thi tuyển sinh lần này, chúng ta càng phải trân
quý từng lời động viên từ gia đình vì đó là liều thuốc cứu rỗi tâm hồn ta như câu nói:
“Khơng có ở đâu bằng ở nhà”.



×