Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.71 KB, 2 trang )
Phan tích một đoạn trong bài thơ Bếp lửa của
Bằng Việt
November 12, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có đoạn:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa,
…Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ?”…
Hãy phân tích đoạn thơ trên.
Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Anh làm thơ từ thời còn là học
sinh, sinh viên. Bài thơ “Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài
thơ tiêu biểu nhất của anh – một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình. Bài thơ có đoạn:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa …
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những ki niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ “tám năm ròng cháu
cùng bà nhóm lửa”. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bằng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực
nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm
tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”“. Tiếng kêu tha
thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa những gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại
những kỷ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng”… –
một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tự hỏi
mình?
… “Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”
Hình ảnh ngọn lửa và âm thanh tiếng kêu chim tu hú có một sức mạnh biểu cảm vang xa, tạo nên
những liên tưởng nghĩa tình thấm thía.
Hình ảnh “Bếp lửa” gắn liền với mái nhà êm ấm, cũng như âm thanh của tiếng chim tu hú gắn liền với
cánh đồng
Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể và cảm động, Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh của bà,
người bà đáng kính đáng yêu, suốt những năm dài khó nhọc đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người:
“Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe