Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Tổng hợp ngữ pháp tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 121 trang )

TỔNG HỢP NGỮ PHÁP
TIỂU HỌC


Unit 1: Verb to be (Động từ tobe)

CONTENTS
2

Unit 18: Near future tense (Thì tương lai
gần)

65

Unit 2: Verb (Động từ thường)

5

Unit 19: Future simple tense (thì hiện tại
đơn)

70

Unit 3: Adjective (Tính từ)

8

Unit 20: Be going to vs future simple (So
sánh be going to & thì tương lai gần)

75



Unit 4: Prossessive adjective (Tính từ sở hữu)

11

Unit 21: Wh-question

81

Unit 5: Comparative adjective (So sánh hơn của
tính từ)

14

Unit 22:Modals: Can & Can’t (Động từ
khuyết thiết Can & Can’t)

84

Unit 6: Noun (Danh từ)

17

Unit 23: Ordinal numbers (Số thứ tự)

85

Unit 7: Article A, An, The (Mạo từ)

20


Unit 24: What time is it? (Cách hỏi giờ)

92

Unit 8: Singular and Plural nouns (Danh từ số ít
và danh từ số nhiều)

24

Unit 25: Would you like some…? (Cách
mời ai đó ..)

96

Unit 9: Countable and Uncountable (Danh từ
đếm được và danh từ không đếm được)

27

Unit 26: What do you do? ((Hỏi về nghề
nghiệp)

97

Unit 10: How many?/How much?

30

Unit 27: What day is it today? (Hỏi ngày)


100

Unit 11: There is/ There are

32

Unit 28: What subjects do you have
today? (Hỏi về môn học)

103

Unit 12: This/ That/ These/ Those (Đại từ chỉ
định)

34

Unit 29: How old are you? (Hỏi tuổi)

107

Unit 13: Preposition of place (Giới từ chỉ địa
điểm)

35

Unit 30: What color is it?/ What color are
they? (Hỏi về màu sắc)

108


Unit 14: Present simple tense (Thì hiện tại đơn)

37

Unit 31: Where are you from? What
nationality are you? (Bạn đến từ đâu?
quốc tịch gì)

109

Unit 15: Present continous (Thì hiện tại tiếp
diễn)

46

Unit 32: What’s the weather like? (Hỏi về 111
thời tiết)

Unit 16: Present simple vs present continous (So
sánh thì hiện tại đơn với thì hiện tại tiếp diễn)

51

Unit 33: What’s the matter? (Hỏi thăm
sức khoẻ)

Unit 17: Past simple tense (Thì quá khư đơn)

55


1

112


Unit 1: Verb to be
(Động từ to be)
I/ Khái niệm
Động từ To Be là một trợ động từ (auxiliary verb) liên kết chủ ngữ của câu với
một vị ngữ dùng để giới thiệu, mô tả hoặc đánh giá một sự vật, sự việc, con
người...
Động từ be để chỉ sự còn ở đó của sự vật, hoặc để chỉ trạng thái hoặc đặc điểm
của mổ vật, nó mang nghĩa “thì/là/ở”. Động từ này có rất nhiều biến thể. Tùy
vào từ thì và từng biến thể đó mà ta có các chủ ngữ đi kèm và những trường hợp
sử dụng khác nhau.
Trong câu ở thì hiện tại đơn, động từ To Be được chia thành AM/IS/ARE.

Động từ “be” với các chủ thể khác nhau

2


II/ Cấu trúc
Thì hiện tại đơn với động từ To Be
Công thức:
Dạng câu

Công thức


Khẳng định (+)

S + am/is/are + O

Phủ định (-)

S + am/is/are + not + O

Nghi vấn (?)

Am/Is/Are + S +...?
What/Why/How... + am/is/are + S +...?




Trong đó:
** AM: Dùng cho chủ ngữ duy nhất là I.
Ví dụ: I am a student. (Tôi là một học sinh.)

** IS: Dùng cho chủ ngữ là ngơi thứ ba số ít, bao gồm HE, SHE, IT và bất cứ
danh từ số ít nào.
Ví dụ: The flower is red. (Bơng hoa thì màu đỏ.)

** ARE: Dùng cho chủ ngữ là YOU, WE, THEY và bất cứ chủ ngữ số nhiều
nào.
Ví dụ: They are children. (Họ là những đứa trẻ)

3



III/ Cách sử dụng và vị trí của động từ To Be

Động từ To Be được dùng để giới thiệu, mô tả hoặc đánh giá sự vật, sự việc,
con người,... Động từ To Be đứng sau chủ ngữ và:


Đứng trước danh từ

Ví dụ: He is a soccer player. (Anh ấy là một cầu thủ bóng đá.)


Đứng trước tính từ

Ví dụ: She is so beautiful. (Cô ấy thật xinh đẹp.)


Đứng trước cụm giới từ (chỉ thời gian/nơi

chốn) Ví dụ: The cup is on the table. (Cái cốc ở trên
bàn.)


Đứng trước động từ "V-ing" hoặc động từ

"P2" Ví dụ: He is working. (Anh ấy đang làm việc.)

4



Unit 2: Verb
(Động từ thường)
I/ Khái niệm
Động từ (Verb) là những từ và cụm từ dùng để diễn đạt hành động, sự kiện hoặc
trạng thái của chủ ngữ, và có chức năng truyền tải thông tin, nội dung mấu chốt
của câu.
Đây là một trong bốn lớp từ chính, cùng với danh từ, tính từ và trạng từ để tạo
ra một câu có nội dung hồn chỉnh.
Ví dụ:
+) I go to the park with my mom.
(Tôi đi tới công viên với mẹ tơi)
=> Tại câu này “go” là động từ có nghĩa là đi, “ tới công viên” là đối tượng của
hành động.
+) Nam bought a book at the store.
(Nam mua một quyển sách ở cửa hàng)
=> Từ “ bought” thuộc Verb có nghĩa là mua, Nam đã thực hiện hành động này
và một quyển sách tại cửa hàng là đối tượng để Nam tác động.

II/ Phân loại
Gồm động từ thường và động từ đặc biệt
 Động từ thường là: dùng để diễn tả hoạt động như tạo ra bằng
tay, miệng, mắt, cơ thể.
Ví dụ:
+) We move to the dorm.
=> “move” là di chuyển, nó diễn tả hoạt động của cơ thể. Chúng tôi di chuyển
đến ký túc xá là một hành động.


Động từ đặc biệt gồm: có 3 loại


+) To be
Gồm: Is, am, are, was, were
Với mỗi một thì khác nhau thì dùng đúng với từ khác nhau.
+) Modal verbs
5


Có những dạng Verb khiếm khuyết như: can (có thể), could (quá khứ của
“can”), may (có thể, có lẽ), might (q khứ của “may”), must (phải – có tính
chất bắt buộc), ought to (nên), shall (sẽ) , should (nên) , will (sẽ), would (quá
khứ của “will”) … Chúng ta sử dụng động từ thường sau Modal verbs.
CT: Động từ khiếm khuyết + Động từ thường
Ví dụ:
+) Shall I open the curtain?
=> “Shall” sẽ làm gì đó, tức Tơi sẽ mở rèm cửa và tác dụng của Trợ Verb giúp
bổ nghĩa cho “Open” đứng sau, đúng ngữ pháp.
+) You must bring money for pay this bill.
=> “must” có nghĩa “phải” theo sau là động từ “bring” là “mang” theo tiền
để trả hóa đơn này.
+) Trợ động từ (auxiliary verbs) là: các từ được theo sau bởi một động từ khác
để tạo thành một câu hỏi, câu phủ định, hoặc thể bị động. Giúp cho câu đó đầy
đủ ý nghĩa và đúng ngữ pháp.
*Có các từ chính:
Be, Have, Do, Does, Has, Did.
+) I have purchased a new pair of shoes to replace the ones that were lost in my
luggage.
=> Trong câu này “have” là trợ động từ theo sau là “purchased” có nghĩa là
mua một đôi giày mới để thay thế cho những đôi giày bị mất trong hành lý của
tôi.


III/ Các hình thức của từ vựng
a. Hình thức cơ sở (the base
form) Còn được gọi là dạng
nguyên bản Eg: work (làm việc),
take (lấy đi);
b. Hình thức quá khứ (the past
form) Eg: worked (làm việc, took
(lấy);
c. Dạng phân từ quá khứ hoặc dạng –ed (the past participle or -ed
form) Eg : worked (làm việc), taken (được thực hiện);
(Trong các từ thông thường, hình thức này giống như quá khứ, nhưng trong các
động từ bất quy tắc, nó có thể khác nhau, ví dụ: took, taken.)
d. Verb với hình thức – ing ( verb the -ing form)
6


Eg: working ( làm việc), taking (lấy);
e. Ngôi thứ ba số ít hiện tại đơn giản, hoặc dạng –s (the third person
singular present simple , or -s form)
Eg: works (làm việc), takes (lấy);

IV/ Vị trí




S
+
V
Chủ ngữ

động từ

+

O
tân ngữ

Verb đứng sau chủ ngữ và Verb đứng trước tân ngữ.
Chúng ta không được sử dụng Verb “to be” đi với Verb thường.

Eg:
+) I am see the picture of my friend.
=> Câu này lại sai, vì “am “ là V “to be”, và “see” là V thường, chúng không lại
nghĩa đúng cho câu.
Sửa: I see the picture of my friend.

7


Unit 3: Adjective
(Tính từ)
I/ Khái niệm
Tính từ (adjective) là những từ được sử dụng để chỉ, miêu tả đặc tính, đặc điểm,
tính chất của con người, sự vật và những hiện tượng, sự việc xung quanh.
Chúng thường được viết tắt là “adj”. Tính từ có vai trị bổ nghĩa cho danh từ.
Ví dụ:



This girl is so beautiful. (Cơ bé đó thật xinh đẹp)

The weather is hot today. (Thời tiết hôm nay thật nóng nực)

II/ Vị trí của Tính từ (Adjective)
Tính từ đứng trước danh từ
 Trong tiếng anh, dạng thường thấy và phổ biến nhất là tính từ đứng
trước danh từ. Lúc này, tính từ có vai trị bổ trợ, bổ sung ý nghĩa cho
danh từ; giúp cho danh từ được miêu tả một cách chi tiết, cụ thể
hơn. Qua đó, nhằm cung cấp thêm thơng tin cho người đọc, người
nghe.
Ví dụ: a difficult exercise (một bài tập khó)
Đặc biệt, trong trường hợp có từ hai tính từ trở lên đứng trước
một danh từ, thì các tính từ đó sẽ được sắp xếp theo trật tự sau:
Option (ý kiến) – Size (kích cỡ) – Quality (chất lượng) – Age (tuổi/độ cũ mới) –
Shape (hình dạng)- Color (màu sắc) – Participle Forms (thì hồn thành) –
Origin (nguồn gốc, xuất xứ)- Material (chất liệu) – Type (loại) – Purpose (mục
đích)


Ví dụ: An interesting old Japanese book (Một cuốn sách Nhật cũ thú vị)
Ở đây, tính từ “interesting” là Opinion; “old” thuộc Age; “Japanese thuộc
Origin nên có trật tự sắp xếp trên.

8


Trật tự các tính từ trong một cụm
Lưu ý: Trong tiếng anh có một số tính từ khơng thể đứng trước danh từ: alone,
alike, awake, alive, ashamed, alight, fine, ill, glad, poorly, aware, unwell,…
Tính từ đứng sau động từ


9


Trong câu tiếng anh, tính từ cũng thường đứng sau một động từ: động từ tobe,
become, seem, look, feel, appear, taste, sound, smell
Ví dụ: She becomes happy after reading the letter. (Cô ấy trở nên vui vẻ sau khi
đọc lá thư)
Tính từ đứng sau danh từ
Bên cạnh đứng trước danh từ thì đối với một vài danh từ đặc biệt, tính từ sẽ
đứng ở phía sau để bổ nghĩa cho danh từ đó.
Tính từ đứng sau đại từ bất định: Something, anything,
nothing, someone, anyone,…
Ví dụ: There is nothing funny about her story. (Khơng có gì vui về câu chuyện
của cơ ấy)


10


Unit 4: Possessive adjectives
(Tính từ sở hữu)
I/ Khái niệm
Tính từ sở hữu trong tiếng Anh (Possessive adjectives) là một thành phần ngữ
pháp của câu chỉ sự sở hữu, thường đứng trước danh từ và có chức năng bổ
nghĩa cho các danh từ đi sau nó, giúp cho người đọc hoặc người nghe có thể xác
định được danh từ đó thuộc về một vật hoặc một người đó. Ví dụ:





My car is red.
The red car is my car.
I broke my leg.
Ngôi
I số ít
II số ít

Đại từ nhân xưng Tính từ sở hữu
I
my
You
your
He
his
III số ít
She
her
One
one's
I số nhiều We
our
II số nhiều You
your
III số nhiều They
Their

11


II/ Cấu trúc câu Possessive adjectives

Vị trí của tính từ sở hữu thường đứng trước 1 danh từ để chỉ sự sở hữu.
Tính từ sở hữu + danh từ
(Possessive adjectives + nouns)
Ví dụ:





This is my book (Đây là cuốn sách của tôi).
Her mother is very beautiful (Mẹ của cô ấy rất đẹp).
Our car is very modern (Xe của chúng ta rất hiện đại).
My phone is very cheap (Điện thoại của tơi rẻ)

III/ Phân biệt tính từ sở hữu (Possessive adjectives) và đại từ sở
hữu (Possessive Pronoun)
Có rất nhiều người học tiếng Anh đã rất lâu nhưng vẫn bị nhầm lẫn giữa tính từ
sở hữu và đại từ sở hữu bởi vì cả hai đều chỉ sự sở hữu của ai đó với cái gì, hay
thứ gì đó thuộc về ai. Tuy nhiên, cách viết và cách sử dụng của chúng lại khác
nhau, cụ thể như sau:

12


Đại từ nhân xưng
Tính từ sở hữu
Đại từ sở hữu
(Personal pronoun) (Possessive Adjective) (Possessive Pronoun)
I


My

Mine

You

Your

Yours

He

His

His

She

Her

Hers

It

Its



We


Our

Ours

They

Their

Theirs

Possessive Adjectives
Tính từ sở hữu được sử dụng trước 1 danh từ để chỉ sự sở hữu.
Ex:



This is my house. (Đây là nhà của tôi.)
Her mother is an amazing woman.
(Mẹ của cô ấy là 1 người phụ nữ tuyệt vời.)

Possessive Pronouns
Đại từ sở hữu được sử dụng để thay thế cho 1 danh từ khi chúng ta không muốn
lặp lại danh từ này lần thứ hai.
Đại từ sở hữu = 1 tính từ sở hữu + 1 danh từ
Ex:


This is her new backpack. It’s quite similar to yours. (= …
your backpack)
(Đây là chiếc cặp sách mới của cơ ấy. Nó khá là giống với cái của

bạn.)

13


Unit 5: Comparative Adjectives
(So sánh hơn của tính từ)
(So sánh hơn của tính từ) ta sử dụng so sánh hơn của tính từ để so sánh giữa
người (hoặc vật) này với người (hoặc vật) khác. Trong câu so sánh hơn, tính từ
sẽ được chia làm hai loại là tính từ dài và tính từ ngắn, trong đó:
- Tính từ ngắn là những tính từ có 1 âm tiết. Ví dụ: tall, high, big,...
- Tính từ dài là những tính từ có từ 2 âm tiết trở lên. Ví dụ:
expensive, intelligent,...

I/ Cấu trúc câu so sánh hơn:

- Chúng ta sử dụng “than” khi có sự xuất hiện của vật hoặc người thứ 2
* Lưu ý:
Để nhấn mạnh ý trong câu so sánh hơn, ta thêm “much” hoặc “far” trước hình
ảnh so sánh.
Ví dụ:
My house is much/far older than her house.

14


(Ngôi nhà của tôi cũ hơn nhà của cô ấy rất nhiều)

II/ Cách sử dụng tính từ trong câu so sánh hơn.
a. Cách thêm đi -er vào tính từ ngắn:


- Một số tính từ có hai âm tiết kết thúc bằng “et, ow, le, er,y “thì áp dụng
quy tắc thêm đi. như tính từ ngắn.
Ví dụ: quiet => quieter
clever => cleverer
simple => simpler
narrow => narrower
b. Một vài tính từ đặc biệt
Với một số tính từ sau, dạng so sánh hơn của chúng không theo quy tắc trên.

15


16


Unit 6: Noun
(Danh từ)
I/ Khái niệm
Danh từ (Noun), thường được viết tắt là “N”, là những từ dùng để chỉ người, đồ
vật, con vật, địa điểm, hiện tượng, khái niệm,…
Ví dụ:







Danh từ chỉ người: girl (cô gái), brother (anh trai), police (cảnh

sát), James (tên người), she (cô ấy),…
Danh từ chỉ con vật: animal (động vật), dolphin (cá heo), tiger
(con hổ), bird (con chim)
Danh từ chỉ đồ vật: book (cuốn sách), speaker (cái loa), rice (gạo),….
Danh từ chỉ hiện tượng: tsunami (sóng thần), sandstorm (bão cát), ….
Danh từ chỉ địa điểm: house (ngôi nhà), school (trường học),
airport (sân bay),…
Danh từ chỉ khái niệm: principle (nguyên lý), knowledge (kiến
thức), language (ngôn ngữ),…

II/ Phân loại (Noun)
+ Phân loại theo tính chất, đặc điểm của danh từ
Trong Tiếng Anh, dựa vào tính chất của danh từ mà chúng được phân chia
thành hai loại chính là: danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng
– Danh từ cụ thể (Concrete nouns)
Đây là những danh từ dùng để chỉ con người, con vật, sự vật hữu hình có thể
nhìn thấy được. Loại danh từ cụ thể bao gồm:
Danh từ chung (Common nouns): là từ dùng chỉ tên gọi chung của
các sự vật, hiện tượng, địa điểm,…
Ví dụ: box (chiếc hộp), tree (cái cây), wind (cơn gió)




Danh từ riêng (Proper nouns): dùng để chỉ tên riêng của người, sự
vật, hiện tượng,…

17



Ví dụ: My new partner is James. (Cộng sự mới của tôi là James). Ở đây, James
là danh từ riêng chỉ tên người
Pfizer is a vaccine made in the USA. (Pfizer là một loại vaccine sản xuất tại
Mỹ). Ở đây có hai danh từ riêng: pfizer là danh từ riêng chỉ tên một loại
vaccine; USA là tên riêng chỉ một quốc gia.
– Danh từ trừu tượng (Abstract nouns)
Danh từ trừu tượng là những từ được dùng để chỉ những sự vật, hiện tượng,…
vơ hình, khơng thể cầm nắm được, chỉ có thể cảm nhận.
Ví dụ: feeling (cảm xúc)
sourness (vị chua)
+ Phân loại dựa theo số lượng
– Danh từ đếm được
Danh từ đếm được là từ để chỉ những sự vật, hiện tượng có thể đong đo, cân
đếm được bằng cách thêm số đếm vào trước nó.
Đối với danh từ đếm được là số ít (chỉ một sự vật, hiện tượng) thì
trước danh từ đó thường có: a/an, one, the, this, that.
Ví dụ: one spoon (một cái thìa)
this man (người đàn ông này)


Đối với danh từ đếm được là số nhiều (hai sự vật, hiện tượng trở lên)
thì trước danh từ đó có thể có the, these, those. Và danh từ đó phải
được biến đổi về dạng số nhiều. Có một vài quy tắc để biến đổi danh
từ về dạng số nhiều. Thơng thường, người ta hay thêm “s/es” vào phía
đi của danh từ. Một số trường hợp khác có cách biến đổi khơng
theo quy tắc này.
Ví dụ: Two rulers (hai cây thước). Danh từ “ruler” khi về dạng số nhiều chỉ cần
thêm “s” vào đuôi
Ten boxes (mười chiếc hộp). Danh từ “box” khi chuyển thành số nhiều phải
thêm đuôi “es”

Three men ( ba người đàn ông): Danh từ “man” chuyển về số nhiều không thêm
s/es mà chuyển thành “men”
– Danh từ không đếm được
Danh từ không đếm được là những từ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng không thể
cân đo, đong đếm trực tiếp mà phải được đo lường bằng đơn vị chuyên dụng
riêng. Những số đếm trực tiếp sẽ không đứng trước danh từ không đếm được;
danh từ này cũng khơng có dạng số nhiều.


18


Ví dụ: one kilo of rice (một cân gạo). Khơng sử dụng trực tiếp “one rice” mà
cần có đơn vị đo lường là kg ở phía trước.

III/ Vị trí và chức năng của Danh từ (Noun) trong câu
Vị trí của danh từ trong câu sẽ đại diện cho chức năng của chúng, giúp người
đọc, người nghe xác định rõ hơn, có cái nhìn cận cảnh hơn về sự vật, hiện
tượng,…
+ Làm chủ ngữ (subject)
Ví dụ: My friend is so selfish (Bạn của tơi rất là ích kỷ)
+ Làm tân ngữ (object)
Ví dụ: He wrote this letter. (Anh ấy đã viết lá thư này)
+ Làm bổ ngữ
 Bổ ngữ cho chủ ngữ
Ví dụ: John is my friend (John là bạn của tơi)
Bổ ngữ cho giới từ
Ví dụ: I saw Linda in her school yesterday. (Hơm qua, tơi nhìn thấy Linda ở
trường của cơ ấy)



Bổ ngữ cho tân ngữ
Ví dụ: He call me Nicki (Anh ấy gọi tôi là Nicki). Trong câu này, “nicki” là
danh từ riêng, bổ ngữ cho tân ngữ “me”.


19



×