Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

thực hành Tiêm thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.52 KB, 17 trang )

TIÊM THUỐC VÀ PHA THUỐC
ThS. Nguyễn Ngọc Khánh
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Nắm được các đường tiêm thuốc, ưu/khuyết điểm và kỹ thuật thực hiện.
Nắm được những vị trí tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm trong da thường gặp và ưu/khuyết
điểm của những vị trí này.
Nắm được các kỹ thuật lấy thuốc từ ống và lọ.
1. MỤC ĐÍCH
Đưa thuốc, dịch hoặc chất dinh dưỡng và một số chất khác (Iốt, đồng vị phóng xạ,
chất màu,…) qua da vào cơ thể để chẩn đoán và điều trị, gồm các đường tiêm:
-

Tiêm trong da (Intradermal)

-

Tiêm dưới da (Subcutaneous)

-

Tiêm bắp (Intramuscular)

-

Tiêm tĩnh mạch (Intravenous)

-

Tiêm vào ổ khớp, trong xương, động mạch…)

Hình 1. Các đường tiêm


2. CHỈ ĐỊNH
Trong những trường hợp:
-

Cấp cứu


-

Bệnh nặng, cần sử dụng thuốc có tác dụng nhanh

-

Bệnh nhân nơn ói nhiều

-

Bệnh nhân mất phản xạ nuốt hoặc liệt mặt làm ảnh hưởng đến phản xạ nuốt

-

Cần tác dụng tại chỗ

-

Thuốc không thể hấp thu qua đường tiêu hóa hoặc bị hủy hoại bởi dịch tiêu hóa

-

Thử kháng nguyên (vi khuẩn lao, dị nguyên, …)


3. QUY TRÌNH KỸ THUẬT
3.1.

Nhận định

-

Tri giác, sinh hiệu: chú ý mạch (tần số, nhịp điệu), huyết áp (tụt, kẹp hay tăng)

-

Bệnh lý hiện tại – Bệnh lý đi kèm

-

Lý do sử dụng thuốc qua đường tiêm?

-

Da tại vị trí tiêm: tính chất (khơ hay ẩm), sự nguyên vẹn, nhiễm trùng da, độ
đàn hồi, tình trạng phù, nhận định độ dày lớp mỡ dưới da

-

Khả năng chịu đau của bệnh nhân

-

Tình trạng cơ nơi tiêm: teo hay yếu cơ, yếu liệt chi


-

Nhận định về thuốc được tiêm: tên thuốc, biệt dược, đường dùng, hàm
lượng, liều lượng, thời gian tác dụng, thời gian bán hủy, đường đào thải, chỉ
định, chống chỉ định, tương tác thuốc, tác dụng phụ

-

Nhận định về tiền căn: dị ứng thuốc, hen, dị ứng thức ăn, vấn đề lệ thuộc hay
nghiện chất

3.2.

Chuẩn bị dụng cụ

Dụng cụ vô khuẩn:
-

Thuốc ống hoặc thuốc lọ kèm dung môi pha thuốc (nếu cần) theo đúng y lệnh

-

Gịn khơ vơ khuẩn

-

Gịn cồn (cồn iode hoặc cồn 70o) vô khuẩn

-


Bơm tiêm

-

Kim pha thuốc nếu cần

-

Hộp thuốc chống phản vệ


Dụng cụ sạch:
-

Phiếu thuốc

-

Garrot nếu tiêm tĩnh mạch

-

Găng tay sạch

-

Gối kê tay nếu cần

3.3.


Quy trình kỹ thuật

3.3.1. Quy trình kỹ thuật rút thuốc ống
STT

Nội dung

1

Sao phiếu thuốc, đối chiếu với hồ sơ bệnh án

2

Lấy thuốc theo y lệnh, đọc nhãn thuốc lần 1

3

Rửa tay

4

Sát khuẩn đầu ống thuốc, đọc nhãn thuốc lần 2

5
6

Dùng gịn khơ hoặc gạc quấn quanh cổ ống thuốc và
bẻ
Đưa kim vào giữa miệng ống thuốc. Rút thuốc từ từ

đủ liều vào bơm tiêm
Rút nòng để thuốc rớt từ lịng kim tiêm xuống, đuổi

7

bớt khí từ từ trong bơm tiêm ra, kiểm tra lại lượng
thuốc chính xác

8
9

Đọc nhãn thuốc lần 3 trước khi bỏ vào thùng rác
Đậy nắp kim lại an toàn, tháo bỏ kim rút thuốc, thay
kim tiêm phù hợp

10

Đặt bơm tiêm trên phiếu thuốc vào khay tiêm

11

Rửa tay, chuẩn bị khay tiêm đầy đủ
Kết quả

Lượng giá
Đạt

Không đạt



Hình 2. Bẻ ống thuốc và rút thuốc ống
3.3.2. Quy trình rút thuốc lọ thuốc nước
STT

Nội dung

1

Sao phiếu thuốc, đối chiếu với hồ sơ bệnh án

2

Lấy thuốc theo y lệnh, đọc nhãn thuốc lần 1

3

Rửa tay

4
5
6
7
8
9

Mở nắp lọ thuốc, sát khuẩn nắp lọ, để khô, đọc nhãn
thuốc lần 2
Gắn kim pha vào bơm tiêm
Rút một lượng khí vào trong bơm tiêm bằng thể tích
thuốc cần rút

Đâm kim vào giữa lọ, bơm khí vào lọ thuốc
Để lọ thuốc cao hơn bơm tiêm, kéo nhẹ pit-tông, rút
thuốc vào bơm tiêm
Đọc nhãn thuốc lần 3 trước khi bỏ vào nơi lưu trữ hay

Lượng giá
Đạt

Không đạt


thùng rác
10

Đậy nắp kim lại an toàn, tháo bỏ kim rút thuốc, thay
kim tiêm phù hợp

11

Đặt bơm tiêm trên phiếu thuốc vào khay tiêm

12

Rửa tay, chuẩn bị khay tiêm đầy đủ
Kết quả

Hình 3. Rút thuốc từ lọ thuốc nước


3.3.3. Quy trình kỹ thuật rút thuốc lọ bột

STT

Nội dung

1

Sao phiếu thuốc, đối chiếu với hồ sơ bệnh án

2

Lấy thuốc theo y lệnh, đọc nhãn thuốc lần 1

3

Rửa tay

4
5
6
7
8
9
10
11
12

Lượng giá
Đạt

Không đạt


Mở nắp lọ thuốc, sát khuẩn nắp lọ, để khô, đọc nhãn
thuốc lần 2
Gắn kim pha vào bơm tiêm
Rút nước pha tiêm với số lượng tùy theo yêu cầu của
nhà sản xuất và đường tiêm
Đâm kim vào giữa lọ thuốc, bơm nước pha tiêm vào
Hút khí trả lại, rút kim ra an tồn, xoay nhẹ lọ cho
thuốc hịa tan
Bơm khí đã có sẵn trong bơm tiêm vào lọ
Để lọ thuốc cao hơn bơm tiêm, kéo nhẹ pit-tông, rút
thuốc vào bơm tiêm
Đọc nhãn thuốc lần 3 trước khi bỏ vào nơi lưu trữ hay
thùng rác
Đậy nắp kim lại an toàn, tháo bỏ kim rút thuốc, thay
kim tiêm phù hợp

13

Đặt bơm tiêm trên phiếu thuốc vào khay tiêm

14

Rửa tay, chuẩn bị khay tiêm đầy đủ
Kết quả

3.3.4. Quy trình kỹ thuật tiêm bắp
Tiêm bắp (Intramuscular – IM/TB) là hình thức tiêm đưa thuốc trực tiếp đến mơ
cơ. Do cơ có số lượng mạch máu dồi dào nên tốc độ hấp thu thuốc vào cơ thể nhanh hơn



so với tiêm dưới da hay tiêm trong da. Tùy vào vị trí tiêm, lượng thuốc có thể đưa vào từ
2 – 5 ml. Bởi cơ có cấu trúc chặt chẽ nên việc đưa vào một lượng lớn thuốc có thể làm
tổn thương mô cơ hoặc thuốc hấp thu không hoàn toàn dẫn đến tạo khối áp xe. Tiêm bắp
thường cho những dung dịch chậm tan, dễ gây đau như dung dịch keo, kháng sinh,
hormone, vaccine,…


Những vị trí tiêm bắp thường gặp:
-

Cơ Delta: lượng thuốc đưa vào khơng q 2 ml. Vị trí này khơng nên tiêm
thường xuyên hoặc tiêm các thuốc tan chậm hay tan trong dầu bởi kích thước
vùng tiêm nhỏ.

-

Cơ mơng: có 2 vị trí thường gặp là vùng hơng và vùng mơng. Do khối lượng
cơ lớn nên vùng hơng có thể tiêm lượng thuốc trên 1 ml và dành cho những
thuốc tan chậm, có tính keo và dễ kích ứng. Gần đây, tiêm bắp vùng mơng
khơng cịn được khuyến cáo do vị trí này gần các mạch máu và thần kinh lớn,
độ dày mơ mỡ giữa các vị trí khơng giống nhau nên việc xác định chính xác độ
sâu để tiêm đúng vào cơ mơng trở nên khó khăn. Hậu quả là xảy ra nhiều biến
chứng khi tiêm ở vùng này như tụ máu, tổn thương mơ, xơ hóa cơ, tổn thương
thần kinh và nhiễm trùng.

-

Cơ tứ đầu đùi: vị trí này được sử dụng cho trẻ dưới 7 tháng tuổi hoặc người
không đi lại được. Tiêm vào 1/3 giữa, mặt trước ngoài cơ tứ đầu đùi, đây là

vùng cơ to dày ít mạch máu và thần kinh. Vị trí này khơng tiêm các thuốc tan
chậm hay tan trong dầu

Hình 4. Vị trí tiêm bắp cơ Delta và cơ tứ đầu đùi


Hình 5. Vị trí tiêm bắp vùng hơng và vùng mơng
STT

Nội dung

1

Nhận đình tình trạng bệnh nhân

2

Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và phù hợp

3

Đối chiếu đúng bệnh nhân, báo và giải thích

4

Bộc lộ vùng tiêm

5

Xác định và nhận định vị trí tiêm


6

Rửa tay, mang gang tay sạch

7

Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài 5 cm, chờ
cho da thật khơ

8

Đuổi khí

9

Căng da, đâm kim góc 90o so với mặt da

10

Rút nịng, kiểm tra khơng có máu

11

Bơm thuốc chậm và quan sát sắc diện bệnh nhân

12

Rút kim theo hướng đâm kim vào


13
14

Ấn gịn giữ chặt vào vị trí kim đâm cho đến khi khơng
cịn chảy máu
Cố định kim an tồn

Lượng giá
Đạt

Khơng đạt


15
16

Tháo găng tay, rửa tay
Báo giải thích cho bệnh nhân biết việc đã xong, giúp
bệnh nhân tiện nghi

17

Thu dọn dụng cụ, xử lý dụng cụ lây nhiễm đúng cách

18

Ghi hồ sơ
Kết quả



Kỹ thuật tiêm bắp kiểu zigzag (Z tract): làm giảm rị thuốc tiêm đến mơ dưới da và
hạn chế tổn thương da nơi tiêm.

Hình 6. Tiêm bắp kiểu zigzag
STT

Nội dung

1

Nhận đình tình trạng bệnh nhân

2

Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và phù hợp

3

Đối chiếu đúng bệnh nhân, báo và giải thích

4

Bộc lộ vùng tiêm

5

Xác định và nhận định vị trí tiêm

6


Rửa tay, mang gang tay sạch

7
8
9

Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngồi 5 cm, chờ
cho da thật khơ
Đuổi khí
Tay khơng thuận kéo căng da qua một bên, đâm kim góc
90o so với mặt da

10

Rút nịng, kiểm tra khơng có máu

11

Bơm thuốc chậm và quan sát sắc diện bệnh nhân

12
13

Giữ im kim tiêm 10 giây, rút kim theo hướng đâm kim
vào, thả tay căng da
Ấn gòn giữ chặt vào vị trí kim đâm cho đến khi khơng
cịn chảy máu

Lượng giá
Đạt


Không đạt


14

Cố định kim an toàn

15

Tháo găng tay, rửa tay
Báo giải thích cho bệnh nhân biết việc đã xong, giúp

16

bệnh nhân tiện nghi

17

Thu dọn dụng cụ, xử lý dụng cụ lây nhiễm đúng cách

18

Ghi hồ sơ
Kết quả

3.3.5. Quy trình kỹ thuật tiêm dưới da
Tiêm dưới da (Subcutaneous – SC/TDD) là hình thức đưa thuốc vào mơ dưới da.
Đây là nơi có rất ít mạch máu nên được sử dụng cho những thuốc cần một khoảng thời
gian để hấp thu. Tốc độ hấp thu thuốc của tiêm dưới da chậm hơn tiêm bắp nhưng nhanh

hơn tiêm trong da. Thường dùng để tiêm vaccine, insulin,…
Những vị trí tiêm dưới da thường gặp:
-

Vùng phía ngoài của cánh tay

-

Vùng bụng: từ bờ sường đến mào chậu, lưu ý tránh khu vực 5 cm quanh rốn.
Đây là vị trí hấp thu thuốc nhanh nhất.

-

Vùng mặt trước đùi: từ giữa ra đến phía ngài, giới hạn bởi 10 cm dưới nếp lằn
bẹn và 10 cm trên gối. Vị trí này thuốc hấp thu chậm hơn ở cánh tay.


Hình 7. Các vị trí tiêm dưới da thường gặp
STT

Nội dung

1

Nhận đình tình trạng bệnh nhân

2

Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và phù hợp


3

Đối chiếu đúng bệnh nhân, báo và giải thích

4

Bộc lộ vùng tiêm

5

Xác định và nhận định vị trí tiêm

6

Rửa tay, mang gang tay sạch

7

Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài 5 cm, chờ
cho da thật khơ

8

Đuổi khí

9

Véo da, đâm kim góc 45o so với mặt da

10


Rút nịng, kiểm tra khơng có máu

11

Bơm thuốc chậm và quan sát sắc diện bệnh nhân

12

Rút kim theo hướng đâm kim vào

Lượng giá
Đạt

Không đạt


Ấn gịn giữ chặt vào vị trí kim đâm cho đến khi khơng

13

cịn chảy máu

14

Cố định kim an tồn

15

Tháo găng tay, rửa tay

Báo giải thích cho bệnh nhân biết việc đã xong, giúp

16

bệnh nhân tiện nghi

17

Thu dọn dụng cụ, xử lý dụng cụ lây nhiễm đúng cách

18

Ghi hồ sơ
Kết quả

3.3.6. Quy trình kỹ thuật tiêm trong da
Tiêm trong da (Intradermal – ID/TTD) là hình thức đưa thuốc vào lớp bì ngay
dưới lớp thượng bì. Đây là đường tiêm hiếm gặp bởi tốc độ hấp thu thuốc chậm nhất. Do
đó, hình thức này thường được dùng để kiểm tra phản ứng dị ứng của thuốc hoặc dị
nguyên.
Vị trí tiêm thường gặp là mặt trong cẳng tay.

Hình 8. Kỹ thuật tiêm trong da

STT

Nội dung

Lượng giá
Đạt


Không đạt


1

Nhận đình tình trạng bệnh nhân

2

Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và phù hợp

3

Đối chiếu đúng bệnh nhân, báo và giải thích

4

Bộc lộ vùng tiêm

5

Xác định và nhận định vị trí tiêm

6

Rửa tay, mang gang tay sạch

7
8

9
10

Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài 5 cm, chờ
cho da thật khơ
Đuổi khí
Căng da, để mặt vát kim lên trên, đâm kim góc 15 o so với
mặt da
Bơm 1/10 ml thuốc (nổi phồng da cam) và quan sát sắc
diện bệnh nhân

11

Rút kim theo hướng đâm kim vào

12

Cố định kim an toàn

13

Tháo găng tay, rửa tay

14

Khoanh tròn nơi tiêm nếu thử phản ứng thuốc

15

Dặn bệnh nhân không được chạm nơi vùng tiêm


16

Báo giải thích cho bệnh nhân biết việc đã xong, giúp
bệnh nhân tiện nghi

17

Thu dọn dụng cụ, xử lý dụng cụ lây nhiễm đúng cách

18

Ghi hồ sơ
Kết quả

3.3.7. Quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch
Tiêm tĩnh mạch (Intravenous – IV/TMC) là hình thức đưa thuốc trực tiếp vào dịng
máu và do đó, đây là hình thức cung cấp thuốc đạt hiệu quả mong muốn nhanh nhất.
STT

Nội dung

Lượng giá


Đạt
1

Nhận đình tình trạng bệnh nhân


2

Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và phù hợp

3

Đối chiếu đúng bệnh nhân, báo và giải thích

4

Bộc lộ vùng tiêm

5

Xác định vị trí tiêm: tĩnh mạch to, rõ, mềm mại, ít di
động

6

Rửa tay, mang gang tay sạch

7

Buộc garrot trên vị trí tiêm 10 – 15 cm

8
9
10

Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài 5 cm (hoặc từ

dưới lên dọc theo tĩnh mạch rộng từ trong ra ngồi)
Đuổi khí
Để mặt vát kim lên trên, căng da, đâm kim góc 30 o – 40o
qua da và luồn vào tĩnh mạch

11

Rút nịng, kiểm tra có máu, tháo garrot

12

Bơm thuốc chậm và quan sát sắc diện bệnh nhân

13

Rút kim theo hướng đâm kim vào

14
15
16

Ấn gòn giữ chặt vào vị trí kim đâm cho đến khi khơng
cịn chảy máu
Cố định kim an tồn
Báo giải thích cho bệnh nhân biết việc đã xong, giúp
bệnh nhân tiện nghi

17

Thu dọn dụng cụ, xử lý dụng cụ lây nhiễm đúng cách


18

Ghi hồ sơ
Kết quả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Không đạt


1. Bộ Y tế Việt Nam, Quyết định 3671/2012/QĐ – BYT về Hướng dẫn tiêm an toàn
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế, 2012.
2. Đoàn Thị Anh Lê (2012). Kỹ thuật điều dưỡng cơ sở. Nhà xuất bản y học, tr 280307.
3. Mann, E. (2016). Injection (Intramuscular): Clinician Information. The Johanna
Briggs Institute.
4. Taylor, C. R., Lillis, C., LeMone, P., Lynn, P. (2011). Fundamentals of nursing:
The art and science of nursing care. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins,
page 749-788.
5. Trần Thị Thuận (2008). Điều dưỡng cơ bản, tập II. Nhà xuất bản y học, tr 298315.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×