ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng tại khu vực nông nghiệp nông
thôn các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ thì rác thải sinh hoạt trong các hộ gia
đình sản xuất nông nghiệp và rơm rạ, phần loại bỏ của các loại cây trồng…
hiện nay đang là một vấn đề nổi cộm, khó thực hiện trong quá trình thu gom,
phân loại và xử lý [1], [2].
Rơm rạ trước đây được sử dụng chủ yếu làm nguồn chất đốt, nguồn
thức ăn cho gia súc tại các hộ gia đình. Đối với rác thải sinh hoạt thường được
đốt, chôn lấp tại vườn nhà hoặc bổ sung vào chuồng gia súc để làm phân
xanh. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế hộ gia đình nông thôn hiện nay đã được cải
thiện đáng kể dẫn đến các hình thức sử dụng chất đốt trong các hộ gia đình
nông thôn cũng thay đổi từ nguồn chất đốt là rơm rạ, phụ phẩm nông
nghiệp…sang nguồn điện, ga hoặc các loại than [7], [8].
Việc thay đổi hình thức sử dụng nguyên liệu làm chất đốt, thay đổi mô
hình trồng trọt từ việc sử dụng chủ yếu các nguồn phân bón là phân bắc và
phân xanh sang phụ thuộc chính vào nguồn phân bón tổng hợp là phân đạm,
phân lân…điều này gây lãng phí đáng kể nguồn nguyên liệu chính cung cấp
thành phần các-bon tham gia tổng hợp phân bón hữu cơ có trong rơm rạ và
các loại cây nông nghiệp, chi phí sản xuất trong trồng trọt tăng cao do người
dân phải mua phân bón hóa học và thuốc trừ sâu [8], [9].
Nguồn rơm rạ gần đây thường bị đốt bỏ với số lượng lớn sau các vụ thu
hoạch tại hầu hết các địa phương. Mặt khác, hoạt động đốt bỏ rơm rạ gây ra
hàng loạt các ảnh hưởng trực tiếp đến người dân như các bệnh đường hô hấp,
các bệnh ngoài da và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra việc đốt
rơm rạ còn gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh và các khu vực lân
cận, ảnh hưởng đến giao thông công cộng, tăng nhiệt độ không khí cục bộ,
tăng lượng khói bụi và hơi khí độc trong không khí, gây nguy hiểm cho hệ
thống đường điện…[5], [7].
Rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn chưa được xử lý ngày càng tăng,
hầu hết rác thải sinh hoạt mới chỉ được thu gom, tập kết để chôn lấp. Tuy nhiên,
quĩ đất dành để làm bãi rác chôn lấp hầu như bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa
1
nông thôn. Số lượng rác thải sinh hoạt chưa được xử lý ngày càng tăng đã gây ô
nhiễm môi trường không khí với mùi hôi thối và hơi khí độc kèm theo nước rỉ
rác chứa nhiều mầm bệnh phát tán ra môi trường xung quanh. Các bãi rác lộ
thiên tạo điều kiện cho ruồi nhặng, chuột phát triển [10], [30].
Nhiều bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học cũng cho
thấy tình trạng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom, phân loại và chưa được xử
lý chiếm tỷ lệ cao. Ví dụ tại Hà Nội cũng có đến 47,5% loại chất thải sinh hoạt
không được thu gom và xử lí kịp thời [25]. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Hòa
và cs, có tới trên 54% các hộ gia đình tại nông thôn huyện Chi Linh vứt rác bừa
bãi [12]. Nghiên cứu tại 3 tỉnh đồng bằng sông Hồng của Viện Chiến lược và
chính sách Y tế có khoảng 60% hộ gia đình chỉ có nơi thu gom nhưng không
phân loại rác và xử lí chủ yếu là chôn lấp [40]. Theo nghiên cứu của Mai Thế
Hưng năm 2010 cũng cho thấy lượng rác thải tại 2 phường của Thành phố Thái
Bình chủ yếu là rác thải hữu cơ (69,0%) hầu như chỉ được thu gom không qua
phân loại và xử lý [16], [43].
Mặt khác cùng với thực trạng ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ trong
trồng trọt nên nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu các chế phẩm sinh học có tác
dụng phân hủy nhanh rác, rơm rạ, lá cây, dây dưa, bí, đậu, bèo… và phân gia
súc, gia cầm thành nguồn phân bón vi sinh. Bước đầu một số mô hình được đánh
giá là có hiệu quả cao với mô hình đơn giản, chi phí thấp, dễ thực hiện tại hộ gia
đình nông dân tại một số xã thuộc các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Phú Thọ,
Yên Bái, Huế…[18], [46].
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nhận thức, thái độ,
thực hành của người dân và sự huy động cộng đồng trong xử lý rác, rơm
rạ bằng chế phẩm EMIC-YTB tại 3 xã, Tiền Hải, Thái Bình năm 2011”
với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá nhận thức, thái độ, thực hành của người dân về việc xử
lý rác, rơm rạ bằng chế phẩm EMIC-YTB tại 3 xã của huyện Tiền Hải tỉnh
Thái Bình năm 2011.
2. Đánh giá sự huy động cộng đồng trong việc xây dựng mô hình xử
lý rác, rơm rạ bằng chế phẩm sinh học làm phân bón vi sinh.
2
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Nguồn gốc rác thải
* Rác thải là gì? Rác thải là sản phẩm loại bỏ được thải ra trong quá
trình hoạt động, sản xuất, chế biến của con người [19].
Rác thải có nhiều nguồn khác nhau: Rác thải sinh hoạt; rơm rạ, rác thải
đô thị; rác thải do quá trình sản xuất, rác thải từ các nhà máy công nghiệp.
Việt Nam là nước nông nghiệp có nguồn rác thải sau thu hoạch rất lớn,
rất đa dạng. Trên đồng ruộng hàng năm để lại hàng triệu tấn rác thải là rơm
rạ, lõi ngô, cây sắn, thân lá thực vật ngoài ra còn có tới hàng triệu tấn rác
thải sinh hoạt. Ngành sản xuất đường mía đã để lại hàng chục vạn tấn bã mía,
mùn mía và tàn dư rác thải từ sản xuất, chế biến mía ra đường. Ngành công
nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê đã thải ra môi trường hơn 20 vạn tấn
vỏ/năm tất cả nguồn rác thải này một phần bị đốt, còn lại trở thành rác thải,
rác thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường và nguồn nước, trong khi đất
đai lại thiếu trầm trọng nguồn dinh dưỡng cho cây và hàng năm chúng ta phải
bỏ ra hàng triệu đôla để mua phân hoá học ở nước ngoài [33].
Rác thải được xếp thành 3 nhóm sau:
- Rác thải hữu cơ.
- Rác thải rắn.
- Rác thải lỏng.
* Các nguồn phát sinh ra rác thải
- Từ các khu dân cư (nhà riêng, nhà tập thể, nhà cao tầng, khu tập thể)
gồm: Rác thực phẩm, giấy thải, các loại chất thải khác.
- Từ các trung tâm thương mại (nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, các cơ
sở buôn bán, sửa chữa…): Rác thực phẩm, giấy thải, các loại chất thải khác.
3
- Từ các công sở, trường học, khu công nghiệp, xây dựng (các nhà máy,
xí nghiệp, các công trình xây dựng…): Rác thực phẩm, xỉ than, giấy thải, vải,
đồ nhựa, chất thải độc hại.
- Từ các khu trống (công viên, đường phố, xa lộ, sân chơi, bãi tắm, khu
giải trí…): Các loại chất thải bình thường.
- Từ các hoạt động nông nghiệp (Đồng ruộng, vườn ao, chuồng trại…):
Phân, rác, rơm rạ, thức ăn, chất thải nguy hiểm.
- Từ các khu vực xử lý chất thải (từ các quá trình xử lý nước thải, xử lý
công nghiệp): Các chất thải, chủ yếu là bùn, cát đất…
Nhờ việc đánh giá tìm hiểu các nguồn phát sinh ra rác thải, góp phần cho
việc ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật giảm thiểu ảnh hưởng của rác
thải đến môi trường không khí [21].
1.2. Phân loại rác thải
1.2.1. Theo quan điểm thông thường
- Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong
khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…
- Chất rắn thải bỏ: bao gồm các chất thải cháy và không cháy sinh ra từ
các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại…
- Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt than, củi, rơm rạ, lá…ở các
gia đình, nhà hàng, công sở, nhà máy, xí nghiệp…
- Rác thải xây dựng: rác từ các công trình xây dựng đã cũ nát, hư hỏng
gọi là rác đổ vỡ, còn rác từ các công trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa…là rác
xây dựng.
- Rác thải đặc biệt: Là các loại rác được thu gom từ đường phố, rác từ
các thùng rác công cộng, xác động vật, phần vật liệu xây dựng bỏ đi…
- Rác thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp
như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi…[13].
4
Thông thường người ta phân chia rác thải thành 3 loại: rác thải rắn phát sinh
từ sinh hoạt của các hộ gia đình được gọi là rác sinh hoạt, rác thải Y tế phát sinh
từ các cơ sở Y tế và rác thải công nghiệp.
1.2.2. Theo công nghệ quản lý, xử lý
Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực thực tế đã
góp phần giảm thiểu chi phí cho các công đoạn thừa trong các quá trình xử lý.
Việc phân chia rác thải rắn theo công nghệ quản lý xử lý là một bước tiến quan
trọng, giúp hiệu quả của quy trình xử lý tăng lên, giảm thiểu lượng ô nhiễm.
- Các chất cháy được: Giấy, hàng dệt, rác thải, cỏ, gỗ, củi, rơm rạ, chất
dẻo, da và cao su: Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh, vải, len, bì tải, bì
nilon, các cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô, đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế,
thang, giường, đồ chơi, vỏ dừa, phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ chất dẻo, các
đầu vòi bằng chất dẻo, dây bện, bì nilon, bóng, giầy, ví, băng cao su…
- Các chất không cháy được: Các kim loại sắt, các kim loại không phải
là sắt, thủy tinh, đá và sành sứ: Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ, vỏ
hộp nhôm, giấy bao gói, đồ đựng, chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn,
vỏ trai, xương, gạch, đá gốm…
- Các chất hỗn hợpg gồm tất cả các chất rắn có nguồn gốc vô cơ hoặc
hữu cơ [2], [10].
1.3. Tác hại của rác thải
1.3.1. Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khỏe cộng đồng
Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm,
gây dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường ở nước ta đã gia tăng tới mức độ ảnh hưởng tới
sức khoẻ người dân. Ngày càng có nhiều vấn đề về sức khoẻ liên quan tới yếu
tố môi trường bị ô nhiễm.
5
Theo đánh giá của chuyên gia, chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến
sức khoẻ cộng đồng; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề,
khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải
rắn đến mức báo động.
Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy,
dịch tả, thương hàn…do chất thải rắn gây ra [6].
Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị phải làm việc trong
điều kiện nặng nhọc, ô nhiễm nặng, cụ thể: nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn
cho phép từ 1,5 đến 1,9 lần, khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,5 đến 0,9
lần, các loại vi trùng, siêu vi trùng, nhất là trứng giun, trực tiếp ảnh hưởng đến
sức khoẻ của họ [13].
1.3.2. Rác thải làm giảm mỹ quan đô thị
Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý thì
sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân là do ý thức của người dân chưa
cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở
vẫn còn phổ biến ở vùng nông thôn hiện nay gây ô nhiễm nguồn nước và
ngập úng khi trời mưa.
Nếu việc thu gom và vận chuyển rác thải không hết sẽ dẫn đến tình trạng
tồn đọng chất thải trong các đô thị, làm mất mỹ quan, gây cảm giác khó chịu
cho cả dân cư trong đô thị.
Không thu hồi và tái chế được các thành phần có ích trong rác thải, gây
ra sự lãng phí về của cải, vật chất cho xã hội [21].
1.3.3. Rác thải làm ô nhiễm môi trường
Rác thải đổ bừa bãi xuống cống rãnh, ao, hồ, kênh, rạch…làm quá tải
thêm hệ thống thoát nước khu dân cư, là nguồn gây ô nhiễm cho nguồn nước
mặt và nước ngầm. Khi có mưa lớn sẽ gây ô nhiễm trên diện rộng đối với các
vùng bị ngập úng.
6
Trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, rác
thải bị thối rữa nhanh gây ra mùi hôi thối khó chịu và là nguyên nhân gây ra
bệnh dịch, nhất là đối với rác thải độc hại, rác thải bệnh viện.
Các bãi rác không hợp vệ sinh là các nguồn gây ô nhiễm nặng cho cả đất,
nước và không khí [22].
1.4. Tình hình thu gom, phân loại và vận chuyển, xử lý rác thải trên thế
giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có 3 phương pháp xử lý rác được sử dụng phổ
biến nhất là chôn lấp hợp vệ sinh, đốt và chế biến thành phân bón sinh học.
Phương pháp chôn lấp đòi hỏi phải có những khu đất rộng, đồng thời chi phí
cho việc thu gom và xử lý nước từ các bãi rác này cũng rất tốn kém. Phương
pháp đốt rác tuy không đòi hỏi nhiều diện tích nhưng lại nảy sinh rất nhiều
vấn đề khác như: các loại rác hữu cơ rất khó đốt và rất tốn kém, quá trình đốt
lại sinh ra nhiều khói trong đó có thể có cả Dioxin và tro do quá trình đốt cần
được chôn lấp hoặc xử lý tiếp theo [54].
Một phương pháp xử lý rác hiện nay đang được khuyến khích là xử lý
rác thành phân bón hữu cơ để tái sử dụng trong nông nghiệp. Ưu điểm chính
của phương pháp này là sử dụng vi sinh vật thúc đẩy quá trình phân huỷ rác
hay sử dụng các loài sinh vật khác như giun đất để xử lý rác và điều này thể
hiện tính bền vững thông qua việc chuyển đổi các chất hữu cơ bằng phương
thức sinh học giúp cho chu trình vật chất được tuần hoàn như nó cần phải có.
Sử dụng giun đất để xử lý rác hữu cơ sẽ không tạo ra một nguy cơ ô nhiễm
mới. Phương pháp này lại rất đơn giản, dễ vận hành và duy trì, không cần một
thiết bị phức tạp nào, lại có thể áp dụng ở nhiều mức độ khác nhau từ quy mô
gia đình đến các bãi xử lý lớn [4].
7
Tại Mỹ, rác được phân chia thành hai loại: rác hữu cơ sẽ được xay
nghiền làm phân bón, còn rác vô cơ được đưa đi chôn lấp. Khi chôn lấp người
ta lót phía dưới một lớp chống thấm, khi đầy lại phủ một lớp chống thấm rồi
đổ một lớp đất mầu lên để trồng cây. Ưu điểm của phương pháp này là không
gây ô nhiễm môi trường, nước thải từ bãi rác được thu gom và xử lý.
Tại các nước châu Á, điển hình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ở
nơi công cộng người ta dùng các thùng chia làm 4 ngăn để thu gom rác theo 4
loại: chai lọ thuỷ tinh, vỏ đồ hộp, giấy bỏ và các loại rau, cỏ, thực phẩm thừa.
Các phương tiện sẽ thu gom từng loại và chuyển đến nơi tái chế hoặc xử lý. Rác
thải hữu cơ được sản xuất thành phân bón hoặc chôn lấp an toàn [43], [53].
1.4.2. Tình hình phân loại, thu gom, xử lý rác thải ở Việt Nam
Nghiên cứu xử lý rác thải tạo nguồn phân bón thích hợp phục vụ nông
nghiệp của tác giả Lý Kim Bảng và cộng sự đã thành công trong việc tuyển chọn
các chủng vi sinh vật có hoạt tính cao và tìm điều kiện lên men thích hợp để rút
ngắn thời gian phân huỷ rác, tạo lượng mùn có giá trị dinh dưỡng cao.
Nghiên cứu của Trường Đại học Dân lập Hồng Bàng Tp. Hồ Chí Minh
cũng đã ứng dụng thành công men vi sinh và công nghệ xử lý 1 tấn rác thành 500
kg phân hữu cơ sau 2 tháng bằng vi sinh, không gây ô nhiễm môi trường [42].
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh cũng đã nghiên cứu thành
công việc sử dụng sâu non của ruồi Lính đen để phân huỷ rác. Mỗi tấn rác
sinh hoạt sau khi xử lý sẽ cho 200 kg phân hữu cơ và 200 kg sâu non dùng
làm thức ăn cho gia cầm.
Vụ Y tế Dự phòng và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cũng đã
phối hợp nghiên cứu sử dụng giun đất để xử lý rác thải hữu cơ hộ gia đình.
Kết quả là rác đã được giun phân huỷ thành chất mùn hữu cơ có giá trị dinh
dưỡng cao để bón cho cây trồng, đặc biệt là cây cảnh [23].
8
1.4.3. Quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn Việt Nam
Khu vực nông thôn, chất thải rắn sinh hoạt chưa được quản lý tốt, nhìn
chung mang tính chất tự phát và chủ yếu là các hộ gia đình phải tự giải quyết.
Kinh phí đầu tư của nhà nước hầu như chưa có. Một số chương trình đầu tư
vào quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt tại vùng nông thôn chủ yếu tập trung
cho cải thiện số lượng và chất lượng nhà tiêu, tập trung vào giải quyết quản lý
phân người. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng
tập trung vào vấn đề cấp nước sạch. Đối với chất thải rắn hộ gia đình nông
thôn, chương trình chủ yếu là tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và
hướng dẫn một số kỹ thuật để người dân tự cải thiện điều kiện vệ sinh hộ gia
đình, vệ sinh khuôn viên nhà, sân vườn, chuồng gia súc [38] Một số mô hình
xử lý rác sinh hoạt nông thôn của các tổ chức Quốc tế như UNICEF được
triển khai như xây thùng rác tại khu vực tập kết trung chuyển dọc đường trong
xóm làng, nhưng tính bền vững chưa cao do vệ sinh của các khu vực tập kết
rác lâm thời kém, nhiều ruồi, chuột bọ và nhất là mùi hôi thối nên các gia đình
cận kề rất phản đối, dẫn tới nhiều thùng rác như vậy bị bỏ hoang [34].
Đối với khu vực nông thôn đô thị hoá, có một số tiến bộ trong quản lý
và tiêu huỷ rác sinh hoạt như:
- Việc thành lập tổ tự quản (tổ môi trường tự quản) để thu gom và xử lý
rác sinh hoạt. Chi phí cho hoạt động này chủ yếu là do người dân trả
- Chính quyền xã, thôn xóm đã quy hoạch khu vực để tập kết rác sinh
hoat tập trung, xa nhà dân ở các địa điểm canh tác ít hiệu quả.
- Nhiều người dân đã tự nguyện chi trả tiền cho dịch vụ thu gom rác và
xử lý rác.
Với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hoá nông thôn như hiện nay,
Chúng ta đang đứng trước nguy cơ rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng ở cả
đô thị và nông thôn, đặc biệt là ở những khu vực nằm giữa nông thôn và thành
9
thị, nơi mà các công ty môi trường đô thị chưa với tới, đất đai lại chật hẹp,
không có chỗ để chôn lấp rác. Ở những khu vực này, hầu như chưa có các
biện pháp tổ chức xử lý rác hữu hiệu khiến cho nguy cơ ô nhiễm môi trường
ngày càng cao [27].
Do đó, để giải quyết tốt vấn đề rác thải sinh hoạt, cần phải có sự tham
gia tích cực của cộng đồng.
Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản
dưới luật để hướng dẫn triển khai thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề thu gom rác,
rơm rạ vẫn còn nhiều khó khăn và vướng mắc. Công tác thu gom rác thải,
rơm rạ tại các khu dân cư nông thôn đã được Nhà nước quan tâm nhưng việc
tổ chức và đầu tư chưa đồng bộ. Tại các thôn, xóm đã tổ chức được mạng lưới
xe và nhân công thu gom rác, rơm rạ theo ngày giờ quy định, nhưng lại chưa
tổ chức tốt việc giáo dục và quy định cho người dân đổ rác vào thùng, vào xe
rác. Vì vậy, người dân vẫn đổ rác ra đường, ra cống rãnh vào bất kỳ lúc nào,
gây mất vệ sinh cảnh quan đường phố. Các cơ quan chức năng và các tổ chức
xã hội chưa phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục truyền thông nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường sinh hoạt, vì vậy ý thức thu gom rác thải, rơm rạ sau
mùa gặt của người dân rất kém, đặc biệt là ở các khu dân cư nông thôn thì
việc tổ chức thu gom rác, rơm rạ còn nhiều bất cập. Nhiều nơi không có
phương tiện vận chuyển rác đi đến bãi chôn rác lớn.
Công tác phân loại rác thải sinh hoạt, trong đó phân loại rác thải hữu cơ
tại nguồn để xử lý thành phân hữu cơ vi sinh chưa được chú ý. Hiện nay Nhà
nước và một số công ty thu gom rác thải, rơm rạ mới chỉ chú trọng thu gom
rác, rơm rạ đến bãi chôn lấp, hoặc đến các nhà máy để tái chế rác song không
phân loại, tách rác tại nguồn.
Việc truyền thông, giáo dục trong cộng đồng dân cư đối với công tác
thu gom rác, rơm rạ trong thôn, xóm đã có xong vẫn chưa chú ý đến vấn đề
10
phân loại rác, rơm rạ tại nguồn. Người dân chưa có ý thức và thói quen giữ vệ
sinh công cộng bằng việc đổ, vứt rác, rơm rạ đúng lúc, đúng chỗ. Đây có lẽ là
vấn đề tồn tại và khó khăn nhất trong công tác giải quyết rác thải, rơm rạ, bảo
vệ môi trường sống vùng nông thôn.
1.5. Một số kỹ thuật thông thường xử lý rác thải sinh hoạt
1.5.1. Chôn lấp
Công nghệ chôn lấp là tập trung chất thải và chôn trong đất tự nhiên để
chất thải tự tiêu huỷ theo thời gian. Công nghệ này dựa trên hiện tượng tự làm
sạch của đất do quá trình phân huỷ sinh học bởi các vi khuẩn lên men và phân
huỷ kỵ khí hay ái khí.
Phương pháp này có chi phí đầu tư ban đầu thấp, chi phí vận hành rẻ và
cho tới hiện nay chôn lấp vẫn đảm nhận xử lý khoảng 50% chất thải rắn sinh
hoạt ở các nước phát triển. Đối với các nước đang phát triển hay ở các nước
nghèo, xử lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là áp dụng công nghệ chôn lấp
thậm chí chỉ là biện pháp chôn lấp tự nhiên [34], [41].
1.5.2. Công nghệ Compost
Bản chất của công nghệ Compost là xử lý chất thải rắn sinh hoạt chứa
nhiều chất hữu cơ nhờ sự phân huỷ của các vi khuẩn phân huỷ trong điều kiện
tối ưu hoá nhờ bảo đảm chất phụ gia, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm giúp cho vi
khuẩn nhân lên và phát triển với tốc độ rất nhanh, theo đó vi khuẩn sử dụng
rất nhanh lượng cơ chất có trong chất thải, phân huỷ chúng và biến chất thải
hữu cơ trở thành chất mùn được gọi là phân vi sinh.
Ưu điểm của phương pháp này là rất thân thiện với môi trường, đưa
chất thải trở về chu trình sinh thái và an toàn cho sức khoẻ của người cùng
môi trường. Công nghệ này ít gây ô nhiễm thứ cấp, sản phẩm của nó là phân
vi sinh giúp cải thiện màu mỡ cho cây trồng. Hiện nay đã có nhiều nhà máy
11
sản xuất phân vi sinh áp dụng công nghệ này, thường các dây chuyền
Compost được gắn liền với các bãi chôn lấp rác để tận dụng mặt bằng, hệ
thống cơ sở hạ tầng, và nguồn nguyên liệu cho dây chuyền hoạt động.
Nhược điểm của công nghệ này tuy không nhiều nhưng cơ bản nhất là
chỉ có chất thải dễ phân huỷ như các chất hữu cơ từ thức ăn thừa, chất thải bỏ
của thực phẩm mới có thể áp dụng Compost. Một số dây chuyền Compost tại
Việt Nam, phải tự phân loại để tách rác hữu cơ từ trong rác sinh hoạt nói
chung làm cho tăng chi phí xử lý và công nhân làm trong dây chuyền phân
loại rác bị phơi nhiễm nhiều yếu tố bất lợi như nguồn lây nhiễm, mùi hôi, vật
sắc nhọn, côn trùng…[15], [20].
1.5.3. Phương pháp đốt
Phương pháp đốt có nhiều ưu thế như tiêu huỷ triệt để tác nhân lây
nhiễm, giảm thiểu tối đa số lượng và đáp ứng yêu cầu về thời gian, ngược lại
phương pháp này lại có chi phí đắt, nguy cơ ô nhiễm thứ cấp do khí thải lò
đốt do vậy hiện cũng còn có nhiều tranh cãi.
Ngoài ra hiện nay người ta còn áp dụng nhiều công nghệ hiện đại để xử
lý chất thải rắn, tuy nhiên ở Việt Nam còn ít được áp dụng vì chi phí cao như:
xử lý hoá học, xử lý nhiệt khô và ướt, kỹ thuật vi sóng, nhốt chất thải…[23].
Chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng đang là áp
lực, gánh nặng đối với ô nhiễm môi trường, gánh nặng tài nguyên và gánh
nặng kinh tế cho hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng trong tình
trạng như các nước đang phát triển, phải đối mặt với vấn đề chất thải rắn sinh
hoạt, nhất là các khu vực đô thị, khu vực dân cư đô thị hoá [28].
Đối với khu vực nông thôn, nơi chưa có nhà cung cấp dịch vụ, nhưng
do áp lực tăng dân số, do đô thị hoá và do mức phát thải chất thải rắn sinh
hoạt đang tăng lên, đòi hỏi phải có giải pháp thích hợp để quản lý và xử lý
hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn đô thị hoá [31], [43].
12
1.5.4. Sử dụng giun đất để xử lý rác hữu cơ
Giun đất có mặt trong tất cả các loại đất trừ đất sa mạc, đất rất chua
hoặc đất rất mặn. Sinh khối của giun đất có thể thay đổi từ một vài trăm kg/ha
trong rừng đến vài tấn/ha trong các bãi chăn thả gia súc ẩm ướt.
Việc nghiên cứu vai trò của sinh vật trong đất trước hết là giun đất và các
động vật chân đốt trong phân huỷ chất thải hữu cơ đã được bắt đầu từ những
năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Giun và các động vật trong đất đã góp phần
tích cực trong việc phân huỷ lá cây rừng tạo nên mùn. Các nhà khoa học đã xác
định được rằng trên trái đất có khoảng 44.000 loài giun đất, trong đó hàng trăm
loài có thể ứng dụng để xử lý rác và giun Quế, một loài giun khá phổ biến ở
nước ta cũng thuộc nhóm này [23], [24].
1.5.5. Chế phẩm sinh học xử lý rác thải hữu cơ, rác thải nông nghiệp
Trong những năm gần đây, công nghệ sinh học là một trong những
ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất trên thế giới, đã tạo động lực đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp - nông
thôn. Công nghệ sinh học mở rộng các ứng dụng, sự hiểu biết sâu rộng về cây
trồng, vật nuôi, vi sinh vật, làm tăng thêm tính hữu dụng và hiệu quả cho nền
sản xuất, một trong những thành tự nổi bật đó là việc ứng dụng các chế phẩm
sinh học. Hiện nay chế phẩm sinh học đang được coi là công cụ hữu hiệu tạo
nền tảng vững chắc cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên thế giới.
Ứng dụng các chế phẩm sinh học xử lý chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông
nghiệp làm phân bón phục vụ cho cây trồng đang là hướng đi đúng đắn để
phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
Trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt thì phân
bón là cơ sở của việc nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, góp phần cải
thiện độ phì nhiêu của đất. Sử dụng phân bón phù hợp là nguyên nhân quan
trong để nông dân làm giàu. Việc sử dụng phân bón đã được áp dụng hiệu quả
trên 100 năm nay, dựa trên sự hiểu biết về khoa học dinh dưỡng thực vật, đã
13
góp phần to lớn vào việc tăng sản lượng và chất lượng nông sản. Thế kỷ XX,
kể từ khi con người phát minh ra công nghệ tạo giống và các quy trình sản
xuất phân bón hóa học NPK và thuốc trừ sâu hóa chất thì con người tự tin
rằng đã nắm được trong tay chìa khóa giải quyết về lương thực, thực phẩm
bền vững cho nhân loại. Song thực tế đã làm cho chúng ta phải suy nghĩ lại,
đó là: Khi áp dụng nông nghiệp hóa học thì môi trường đất, nước, thực phẩm
bị ô nhiễm nặng; Con người nhiều khi cũng bị nhiễm độc do ăn phải thực
phẩm ô nhiễm bởi hóa chất…; Đất đai ngày càng chai cứng, mất cân bằng
sinh thái. Nguy hiểm hơn là chúng ta đã vô tình tiêu diệt hàng tỷ vi sinh vật
có ích, mà chúng ta đem lại sự màu mỡ cho đất đai để cây xanh sinh trưởng.
Một câu hỏi lớn đặt ra cho chúng ta là làm thế nào vừa song song với phát
triển sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, vừa đảm bảo cân bằng
sinh thái…nhằm tìm ra được giải pháp hữu ích và tận dụng được các phế thải,
phụ phẩm nông nghiệp để tái đầu tư trở lại cho cây trồng. Hiện nay, nhiều
nước tiên tiến đã xem việc ứng dụng công nghệ vi sinh là chìa khóa then chốt
để giải quyết vấn đề này.
Ở Việt Nam, hiện nay sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đang đi
vào mức độ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa
học, thuốc bảo vệ thực vật và hàng loạt các biện pháp như trồng lúa 3 vụ, phá
rừng canh tác cà phê, hồ tiêu, điều…với mục đích khai thác, chạy theo năng
suất và sản lượng. Với sự canh tác như vậy đã làm cho đất đai ngày thoái hóa,
dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật
trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn
bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không
thể dự báo trước.
Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc
tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây
trồng đang là xu hướng chung của Việt Nam nó riêng và thế giới nói chung.
14
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, vì thế nhu cầu sử dụng phân bón trong
sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Mặc dù vậy tập quán của người dân Thái
Bình chủ yếu sử dụng phân bón hóa học. Việ sử dụng phân bón hữu cơ còn
hạn chế, bởi thời gian ủ phân theo phương pháp truyền thống phải mất 50 - 60
ngày mới có phân hoai mục đảm bảo kỹ thuật để bón cho đồng ruộng; cho
nên, nhiều lúc người dân phải bón phân còn tươi, chưa hoai mục…thông qua
con đường này họ đã vô tình đưa các mầm bệnh, các chủng nấm, vi sinh có
hại vào đất, gây nên một số bệnh hại nguy hiểm cho cây trồng…dẫn đến năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính vì vậy, việc sản xuất và
sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giải quyết tốt vấn đề môi trường đồng thời
tạo thêm nguồn phân bón hữu cơ ở Thái Bình là việc làm thiết thực hữu ích,
góp phần cải tạo đất; hạn chế sử dụng phân bón hóa học; tăng hiệu quả kinh tế
cho người dân. Được sự đầu tư của Sở Khoa học & công nghệ và Sở Khoa
học công nghệ Thái Bình thông qua dự án "Ứng dụng công nghệ sinh học sản
xuất các chế phẩm vi sinh phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
Thái Bình", Trường Đại học Y Thái Bình nghiên cứu sản xuất thành công chế
phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp, làm phân
bón "EMIC-YTB".
Đây là loại chế phẩm sinh học sử dụng các chủng vi sinh vật hữu ích
trong tự nhiên nhằm phân giải nhanh các chất hữu cơ có trong rác thải, rơm rạ
thành các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây. Thành phần sinh học chính của
chế phẩm này chủ yếu là các chủng loại vi sinh vật được phân lập tại các vùng
sinh thái của Việt Nam.
Thời gian qua Trường Đại học Y Thái Bình đã thử nghiệm chế phẩm ở
qui mô nhỏ tại 10 xã của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, với nguồn nguyên
liệu chính để ủ phân gồm: rác, rơm rạ, bèo, cỏ, dây dưa dây bí và phân
chuồng tươi…kết quả cho thấy khi sử dụng chế phẩm trong quá trình ủ không
có mùi hôi thối bay ra, nhìn bằng cảm quang các loại phế thải thực vật sau khi
15
ủ hoai mục hơn. Sau ủ 20 - 25 ngày là có phân hoai mục để bón cho cây
trồng, cây trồng phát triển tốt hơn, ít bị bệnh hơn. Đặc biệt sử dụng chế phẩm
để ủ đất hoặc phân làm bầu cho cây gốc ghép tại vườn ươm giống cây ăn quả
khi ra ngôi cây sinh trưởng nhanh, không bị nấm bệnh hại.
Nhận xét đánh giá của các hộ dân đều khẳng định việc sử dụng chế phẩm
EMIC-YTB để ủ phân bón cho cây trồng mang lại kết quả khả quan. Sử dụng chế
phẩm EMIC-YTB giảm thời gian ủ phân so với phương pháp thông thường trên 30
ngày; hạn chế mùi hôi thối trong quá trình ủ do đó hạn chế được tổn thất đạm bị mất
mát, giúp cây phát triển tốt. Bên cạnh đó tận dụng được nguồn phế phụ phẩm nông
nghiệp, chất thải hữu cơ…làm phân nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư phân bón cho
nông dân [33].
* Thành phần của rác thải sinh hoạt
Một trong những đặc điểm rõ nhất ở rác thải sinh hoạt Việt Nam là thành
phần các chất hữu cơ chiếm tỷ lệ rất cao 55 - 65%. Trong rác thải sinh hoạt
các cấu tử phi hữu cơ (kim loại, thuỷ tinh, rác xây dựng ) chiếm khoảng 12 -
15%. Phần còn lại là các cấu tử khác. Cơ cấu thành phần cơ học trên của rác
thải đô thị không phải là những tỷ lệ bất biến, mà có biến động theo các tháng
trong năm và thay đổi theo mức sống của cộng đồng.
Ở các nước phát triển, do mức sống của người dân cao cho nên tỷ lệ
thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt thường chỉ chiếm 35 - 40%. So với
thế giới thì rác thải sinh hoạt Việt Nam có tỷ lệ hữu cơ cao hơn rất nhiều nên
việc xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam bằng công nghệ vi sinh vật để sản
xuất phân hữu cơ vi sinh là rất thuận lợi.
Trong các cấu tử hữu cơ của rác sinh hoạt, thành phần hóa học của chúng
chủ yếu là: C, H, O, N, S và các chất tro.
Rác thải đô thị nếu để phân huỷ một cách vô tổ chức thì môi trường, đặc
biệt là nguồn nước sẽ bị ô nhiễm một cách trầm trọng. Ngược lại, nếu được
xử lý tốt sẽ tạo ra nguồn hữu cơ là nguồn dinh dưỡng khổng lồ trả lại cho đất,
cung cấp dinh dưỡng cho cây, tạo ra được sự cân bằng về sinh thái [30].
16
* Vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ chứa xenlulose
Trong tự nhiên vi sinh vật phân giải xenlulose vô cùng phong phú bao
gồm: Vi khuẩn; nấm; xạ khuẩn; nguyên sinh động vật
+ Vi khuẩn: Là nhóm vi sinh vật lớn nhất và cũng được nghiên cứu
nhiều nhất. Từ thế kỷ XIX các nhà khoa học đã phát hiện thấy một số loại vi
khuẩn kỵ khí có khả năng phân giải xenlulose. Những năm đầu thế kỷ XX
người ta lại phân lập được các vi khuẩn hiếu khí cũng có khả năng này. Trong
các vi khuẩn hiếu khí phân giải xenlulose, thì niêm vi khuẩn có vai trò lớn
nhất chủ yếu là các giống Cytophaga, Sporocytophaga và Sorangium. Niêm vi
khuẩn nhận được năng lượng khi oxy hoá các sản phẩm của sự phân giải
xenlulose thành CO
2
và H
2
O [43], [62].
+ Nấm sợi: Nấm sợi phân giải xenlulose mạnh hơn vi khuẩn vì chúng
tiết vào môi trường lượng Enzyme ngoại bào nhiều hơn vi khuẩn. Vi khuẩn
thường thường tiết vào môi trường phức hệ xenlulose không hoàn chỉnh chỉ
thuỷ phân được cơ chất đã cải tiến như giấy lọc và CMC, còn nấm tiết vào
môi trường hệ thống xenlulose hoàn chỉnh nên có thể thuỷ phân xenlulose
hoàn toàn. Các loại nấm phân huỷ mạnh xenlulose là: Trichoderma,
Penicillium, Phanerochate, Sporotrichum, Sclerotium [60], [56].
Nấm ưa nhiệt, chúng có thể tổng hợp các Enzyme bền nhiệt hơn, chúng sinh
trưởng và phân giải nhanh xenlulose. Nấm có thể phát triển ở pH = 3,5 - 6,6.
Nguồn carbon giúp cho nấm phân giải mạnh xenlulose. Trong rác thải
chứa nhiều nitơrat cũng khích thích nấm phân giải xenlulose, nguồn nitơ hữu
cơ cũng giúp cho nấm phân giải xenlulose mạnh hơn.
+ Xạ khuẩn: Xạ khuẩn có tác dụng phân giải rác thải khá mạnh. Người ta
chia xạ khuẩn thành 2 nhóm: Xạ khuẩn ưa ấm, chúng phát triển mạnh ở nhiệt độ 28
- 30
o
C và xạ khuẩn ưa nhiệt, chúng có thể phát triển mạnh ở nhiệt độ 60 - 70
o
C.
17
1.6. Quy trình xử lý rác thải hữu cơ
1.6.1. Các phương pháp xử lý rác thải bằng công nghệ sinh học
+ Phương pháp sản xuất khí sinh học
Cơ sở của phương pháp này là nhờ sự hoạt động của vi sinh vật mà các
chất khó tan (xenlulose, lignin, hemixeluloza và các chất cao phân tử khác)
được chuyển thành chất dễ tan. Sau đó lại được chuyển hoá tiếp thành các
chất khí trong đó chủ yếu là mêtan [57], [62].
Ưu điểm của phương pháp này là có thể thu được một loạt các chất khí,
có thể cháy được và cho nhiệt lượng cao sử dụng làm chất đốt, không ô nhiễm
môi trường. Rác thải sau khi lên men được chuyển hoá thành phân hữu cơ có
hàm lượng dinh dưỡng cao để bón cho cây trồng. Tuy nhiên phương pháp này
có những nhược điểm sau: Khó lấy các chất thải sau khi lên men; là quá trình
kỵ khí bắt buộc vì vậy việc thiết kế bể ủ rất phức tạp, vốn đầu tư lớn; năng
suất thấp do sự sinh trưởng của vi khuẩn sinh mêtan có mặt trong rác chậm;
gặp nhiều khó khăn trong khâu tuyển chọn nguyên liệu.
+ Phương pháp ủ rác thải thành đống, lên men tự nhiên có đảo trộn:
Rác được chất thành đống có chiều cao từ 1,5 - 2,0m đảo trộn mỗi tuần
một lần. Nhiệt độ đống ủ là 55 - 60
o
C, độ ẩm 50 - 70%. Sau 3 - 4 tuần tiếp
không đảo trộn. Phương pháp này đơn giản, nhưng mất vệ sinh, gây ô nhiễm
nguồn nước và không khí.
+ Phương pháp ủ rác thải thành đống không đảo trộn và có thổi khí:
Rác thải được chất thành đống cao từ 1,5 - 2,0m. Phía dưới được lắp đặt
một hệ thống phân phối khí. Nhờ có quá trình thổi khí cưỡng bức, mà các quá
trình chuyển hoá được nhanh hơn, nhiệt độ ổn định, ít ô nhiễm môi trường.
+ Phương pháp lên men trong các thiết bị chứa:
18
Rác thải được cho vào các thiết bị chứa có dung tích khác nhau để lên
men. Lượng khí và nước thải sinh ra trong quá trình lên men được kiểm soát
chặt chẽ. Các vi sinh vật đã được tuyển chọn bổ sung cho hệ vi sinh vật tự
nhiên trong đống ủ, nhờ đó mà quá trình xảy ra nhanh và dễ kiểm soát, ít ô
nhiễm hơn.
+ Phương pháp lên men trong lò quay:
Rác thải được thu gom, phân loại và đập nhỏ bằng búa đưa vào lò quay
nghiêng với độ ẩm từ 50 - 60%. Trong khi quay rác thải được đảo trộn do vậy
không phải thổi khí. Rác sau khi lên men lại được ủ chín thành đống trong
vòng 20 - 30 ngày [4].
+ Phương pháp xử lý rác thải hữu cơ công nghiệp:
Đặc điểm chung của kiểu ủ rác công nghiệp này là mức tự động hoá cao
do đó rác được phân huỷ rất tốt, nhưng lại đòi trình độ khoa học công nghệ
cao, chi phí tốn kém nên chưa phù hợp với trình độ và khả năng đầu tư của
các nước đang phát triển [3], [66], [68].
+ Phương pháp ủ rác thải hữu cơ làm phân:
Rác thải hay than bùn được tái chế thành sản phẩm cung cấp cho nông
nghiệp. Cơ sở chế biến phân ủ đặt ở trung tâm do đó giảm được chi phí vận
chuyển. Dễ dàng thu gom các nguyên liệu để tái chế và có thể xử lý được
nước thải mùi cống. Các nguyên tắc trong sản xuất phân ủ từ rác thải đô thị và
rác thải sinh hoạt, rác thải nông công nghiệp đều có thể xử lý được theo
phương pháp này.
Phương pháp này còn có một số hạn chế sau: Vốn chi phí vận hành
tương đối lớn, diện tích sử dụng khá lớn, phân loại và tuyển chọn rác mất
nhiều công [20].
1.6.2. Xử lý rác thải ngành mía đường
19
Vũ Hữu Yêm, Trần Công Hạnh (1995 - 1997) đã nghiên cứu hiệu quả
kinh tế của việc vùi lá, ngọn mía kết hợp với phân bón vô cơ. Kết quả cho
thấy: Mía nẩy mầm đẻ nhánh sớm hơn, tỷ lệ nẩy mầm cho cao hơn so với ở
công thức bón phân bón vô cơ. Tiết kiệm được 876.000đ/ha, điều quan trọng
là thay thế được lượng phân chuồng thiếu hụt hiện nay cho cây mía. Mặc dù
có ưu điểm như trên, nhưng quá trình phân huỷ các chất xơ sợi trong lá, ngọn
mía rất chậm. Để khắc phục vấn đề này, Nguyễn Xuân Thành và Nguyễn
Đình Mạnh (2001) đã xử lý lá, ngọn mía được thu gom tại đồng ruộng bằng
chế phẩm vi sinh vật, sau khi xử lý đã được đánh thành đống ủ trên đồng
ruộng với thời gian 45 - 60 ngày, sau đó đem bón lót cho mía. Đây là phương
pháp xử lý rất tiện lợi, cho hiệu quả kinh tế cao, được người trồng mía tán
đồng [71], [65].
1.6.3. Rác thải từ vỏ cà phê
Từ những năm 80 trở lại đây, trên thế giới mà nhất là ở những nước sản
xuất cà phê xuất khẩu, việc nghiên cứu các biện pháp sinh học để xử lý rác
thải cà phê được nhiều người quan tâm. Các nhà khoa học đã dùng một số
chủng giống vi sinh vật yếm khí có khả năng phân giải vỏ cà phê (các chất
xenluloza, lignin ) như nấm: Chladomyces, Penicilium, Trichderma,
Fusarium oxysporium; vi khuẩn: Sporocytophaga methanogenes; Rudbeckia
hirta L. để xử lý đống ủ vỏ cà phê. Kết quả rất khả quan, sau 2 - 3 tháng ủ tỷ
lệ xenluloza trong vỏ cà phê giảm 60 - 80% so với đống ủ đối chứng.
Ở Việt Nam có trên 350.000ha cà phê và sản lượng cà phê trung bình là
3.000 tấn nhân khô/năm với lượng vỏ cà phê khô khoảng 200.000 tấn/năm,
mà thành phần của nó chủ yếu là ligno - celluloza, một hợp chất rất khó phân
giải trong điều kiện tự nhiên. Những năm qua tuy đã dùng vỏ cà phê để làm
giá thể nuôi trồng nấm ăn, nhưng phần rất lớn vẫn thải ra môi trường gây ô
nhiễm nặng. Hiện nay các nhà khoa học đang thử nghiệm xử lý rác thải này
bằng công nghệ vi sinh vật và tái chế thành phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Chương 2
20
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ hộ, lao động nông nghiệp chính trong hộ gia đình.
- Người thu gom, vận chuyển rác, cán bộ chuyên trách vệ sinh môi
trường, ban ngành đoàn thể và chính quyền cấp huyện, cấp xã.
- Rác thải hộ gia đình, rơm rạ trước, trong và sau khi tạo đống ủ làm
phân bón vi sinh.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu tại 3 xã: Vũ Lăng, Tây Ninh và Phương Công
thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
2.1.4. Đặc điểm tình hình 3 xã nghiên cứu
* Xã Vũ Lăng nằm ở phía Tây Bắc huyện Tiền Hải, tiếp giáp với các xã
của 2 huyện Thái Thụy và Kiến Xương, xã Vũ Lăng có 2 km đường sông giáp
với huyện Thái Thụy. Là xã thuần nông, Vũ Lăng có hơn 5000 nhân khẩu, đời
sống của người dân chủ yếu từ lao động nông nghiệp trồng lúa, trồng bí và
phát triển gia trại.
* Xã Tây Ninh là một xã có vị trí địa lý nằm ở khoảng giữa của huyện
Tiền Hải phía Bắc giáp với xã Đông Quý, phía Nam giáp với xã Tây Sơn,
phía đông giáp với xã Đông Trung, phía Tây giáp với xã Tây Lương, với diện
tích 9,24 km
2
dân số Tây Ninh là 5500 người. Thành phần dân số nông thôn
chiếm 72% thành thị chiếm 28%, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số
lao động chiếm khoảng 87%, cơ cấu kinh tế: Tây Ninh là 1 xã bán công
nghiệp, địa bàn xã có rất nhiều nhánh sông nhỏ chạy qua nên cây bèo cái ở xã
Tây Ninh phát triển mạnh gây ách tắc dòng chảy.
21
* Phương Công nằm ở phía Nam huyện Tiền Hải, phía Đông giáp
với xã Tây Phong, phía Tây giáp với xã Quang Trung, phía Nam giáp với
xã Vân Trường, phía Bắc giáp với xã An Ninh, với diện tích 8,57km
2
dân
số khoảng 5200 người. Thành phần dân số nông thôn chiếm 78% thành thị
chiếm 22%, đời sống của người dân Phương Công chủ yếu là lao động
nông nghiệp trồng lúa, trồng màu và phát triển các gia trại.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Tiền Hải và 3 xã nghiên cứu
2.1.5. Đặc điểm tình hình huyện Tiền Hải
- Huyện Tiền Hải giáp huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình về phía tây.
Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ. Phía Bắc giáp huyện Thái Thụy. Phía Nam
giáp tỉnh Nam Định. Huyện Tiền Hải nằm kẹp giữa hai cửa biển Trà Lý
và Ba Lạt của sông Hồng. Huyện Tiền Hải gồm 1 Thị trấn và 34 xã, diện
tích tự nhiên là khoảng: 225,9 km² và dân số khoảng: 204.200 người.
22
Tiền Hải có gần 13.000 ha canh tác. Trong đó có 10.700 ha đất 2
lúa, còn lại là đất màu và các cây công nghiệp. Là vùng đất trẻ ven biển,
cách đây chưa lâu, đất canh tác của Tiền Hải chiếm 35 - 40% là chua mặn,
năng suất cây trồng thấp. Tiền Hải là một trong số huyện đi đầu đổi mới,
đưa 100% diện tích cấy bằng các giống lúa ngắn ngày năng suất cao, đồng
thời bằng nhiều biện pháp đã đưa khoa học kỹ thuật đến hộ và người lao
động nông nghiệp. Nhờ vậy, năng suất lúa từ một huyện đứng dưới trung
bình của tỉnh, vươn lên hàng khá, giỏi 5 năm (2005 - 2010) đạt 125 tạ/ha.
Không chỉ có thế, Tiền Hải đang là huyện dẫn đầu Thái Bình về việc qui
hoạch vùng sản xuất, cấy các giống lúa chất lượng cao làm hàng hoá (năm
2007 chiếm 35%; năm 2008 chiếm 40%, năm 2009 chiếm 45%; năm 2010
chiếm 50% diện tích vụ lúa).
2.1.6. Đặc điểm tình hình tỉnh Thái Bình
Thái Bình nằm trong đồng bằng Bắc bộ, có đặc điểm chung của đồng
bằng châu thổ, đồng thời có những nét riêng. Nhìn chung đất Thái Bình được
bồi đắp từ phù sa của các dòng sông lớn: Sông Hồng, sông Trà Lý, sông Hóa.
Trong đó vai trò bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng là chủ yếu. Quá trình
bồi tụ diễn ra liên tục và từ từ, trải qua thời gian dài (hàng nghìn năm), kết
hợp với gió bão, sóng biển, diễn biến thủy triều của biển Đông, nên ở đây địa
hình thấp, bằng phẳng. Song hành với thời gian diễn ra sự bồi tụ của tự nhiên
còn phải kể đến trí tuệ và sức lao động của con người sống trên mảnh đất này.
Họ đã chống chọi với thiên nhiên (bão tố, ngập lụt, hạn hán…), cải tạo đất
đai, san gò, lấp trũng để có được những cánh đồng thẳng cánh cò bay và
quanh năm tươi tốt như ngày hôm nay. Thái Bình trở thành một trọng điểm
lúa nước nằm trong vựa lúa của đồng bằng Bắc bộ và cả nước.
- PhÝa B¾c gi¸p huyÖn §«ng Hng;
- PhÝa Nam gi¸p huyÖn Vò Th;
- PhÝa §«ng gi¸p huyÖn KiÕn X¬ng vµ §«ng Hng;
- PhÝa T©y gi¸p huyÖn Vò Th.
23
Thái Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, an
ninh - quốc phòng của tỉnh. Có diện tích 1.542km
2
, bao gồm 7 huyn, dân số
1.902.400 nghìn ngời vi mt dõn s 1.195 ngi/km. T l tng dõn s t
nhiờn giai on 2006 - 2010 l 0.86 %/nm, th nh phn dõn s nụng thụn
chim 86%, thnh th chim 14%, t l lao ng phi nụng nghip trong tng s
lao ng khong 67%.
2.2. Phng phỏp nghiờn cu
2.2.1. Thit k nghiờn cu
- Thit k nghiờn cu mụ t ct ngang cú phõn tớch
Nghiờn cu mụ t ct ngang c tin hnh ti 3 xó ni ng ch yu
trng lỳa v cõy mu thuc huyn Tin Hi tnh Thỏi Bỡnh. iu tra c tin
hnh bng phng vn trc tip cỏc i tng qua b cõu hi ó chun b sn
v phng vn sõu mt s i tng tỡm hiu v nhn thc, thỏi , thc
hnh ca ngi dõn v s huy ng cng ng trong x lý rỏc, rm r bng
ch phm sinh hc EMIC-YTB trc, trong v sau thi im ỏp dng qui
trỡnh lm phõn bún vi sinh.
Thc hin cỏc bin phỏp truyn thụng, tp hun, xõy dng i ng cng
tỏc viờn ti xó vn ng, x lý mụi trng, hng dn qui trỡnh to ng
rỏc thi hu c, rm r, huy ng cng ng tham gia xõy dng mụ hỡnh x
lý rỏc, rm r bng ch phm sinh hc lm phõn bún vi sinh.
2.2.2. Chn mu
Phng phỏp chn mu: Chỳng tụi ch nh chn huyn Tin Hi l
huyn ven bin nhng phn ln din tớch t cũn dnh cho canh tỏc nụng
nghip, nn vn húa, kinh t v xó hi vn ch yu t sn xut nụng nghip
trng lỳa v trng mu nh da, bớ, lc,
3 xó V Lng, Tõy Ninh v Phng Cụng c chn ch ớch vo
nghiờn cu l cỏc xó ni ng i din ng u cho 3 khu vc ca huyn
Tin Hi, ngh nghip ca ngi dõn ch yu l trng lỳa v trng mu: nờn
rm r luụn sn cú ti a phng. Ngoi ra, trong nhng nm gn õy tỡnh
24
hình đô thị hóa khu vực nông thôn diễn ra nhanh chóng làm thay đổi việc thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải trong chăn nuôi. Với các điều kiện
sẵn có trên là cơ sở và nguồn nguyên liệu cho giai đoạn thực hiện các biện
pháp xử lý rác thải và rơm rạ làm phân bón vi sinh.
Chọn mẫu điều tra cơ bản được thực hiện theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu
nhiên đơn. Sử dụng danh sách hộ gia đình có trồng cây nông nghiệp do Hội
nông dân cung cấp và bảng số ngẫu nhiên để chọn hộ gia đình điều tra đầu
tiên. Những hộ gia đình tiếp theo được chọn theo kỹ thuật ngẫu nhiên đơn cho
đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu sau đó cán bộ chuyên trách gửi giấy mời tham
gia đối với chủ hộ gia đình (hoặc một lao động nông nghiệp chính) đến Ủy
ban nhân dân xã để phỏng vấn và đăng ký danh sách tự nguyện tham gia làm
đống ủ phân bón vi sinh.
* Chọn người thu gom rác: Chọn toàn bộ những người thực hiện việc
thu gom rác tại xã nghiên cứu.
* Chọn đối tượng để phỏng vấn sâu: Lãnh đạo UBND huyện Tiền Hải,
Trưởng phòng tài nguyên môi trường huyện, các cán bộ chuyên trách về vệ
sinh môi trường của xã, đại diện các ban ngành đoàn thể (Lãnh đạo xã,
Trưởng thôn, Hội phụ nữ, Y tế xã, Đoàn Thanh niên…).
2.2.3. Cỡ mẫu
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả
2
2
)2/1(
)1(
d
pp
Zn
−
=
−
α
Trong đó:
n: Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu
p: Là tỉ lệ hộ gia đình có thu gom và xử lý rác thải ước tính p = 0,5
Z
(1 – α/2)
: Với độ tin cậy ước tính là 95%, tra bảng ta có Z
(1 – α/2)
= 1,96
d: Sai số tối đa cho phép được lựa chọn là 0,05.
Thay vào công thức ta có n = 385 người
25