Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Quyết định ban hành quy chế cung cấp thông tin phục vụ công tác tuyên truyền miệng của Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.03 KB, 4 trang )

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
* Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2010
Số 340-QĐ/TW

QUYẾT ĐỊNH
ban hành Quy chế cung cấp thông tin
phục vụ công tác tuyên truyền miệng của Đảng
------------------
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá X;
- Căn cứ Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 15-10-2007 của Ban Bí thư về "Tiếp tục đổi mới và nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới"; Thông báo kết luận số
225-TB/TW, ngày 3-3-2009 của Ban Bí thư về "Cải tiến, nâng cao chất 1ượng, hiệu quả hoạt động
của các loại hình tuyên truyền";
- Xét đề nghị của Ban Tuyên giáo Trung ương,

BAN BÍ THƯ QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành "Quy chế cung cấp thông tin phục vụ công tác tuyên truyền miệng của Đảng".
Điều 2. Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các tỉnh uỷ,
thành uỷ có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.


T/M BAN BÍ THƯ
(đã ký)
Trương Tấn Sang
QUY CHẾ
cung cấp thông tin phục vụ công tác tuyên truyền miệng của Đảng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 340-QĐ/TW,
ngày 3-12-2010 của Ban Bí thư)



Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định trách nhiệm của các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực
thuộc Trung ương, các tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức
đảng trực thuộc Trung ương) trong việc cung cấp thông tin; trách nhiệm của Ban Tuyên giáo Trung
ương và báo cáo viên các cấp của Đảng trong việc tiếp nhận, quan lý và sử dụng thông tin phục vụ
công tác tuyên truyền miệng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Điều 2. Mục đích cung cấp thông tin
Bảo đảm nguồn thông tin chính thống để Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn đội ngũ
báo cáo viên các cấp của Đảng thông tin, định hướng dư luận xã hội về tình hình chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước và tình hình thế giới; phản bác thông
tin sai trái, thù địch; giải thích, làm rõ những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm về đối nội,
đối ngoại không thể thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; góp phần tạo sự
thống nhất nhận thức, tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
Điều 3. Nguyên tắc cung cấp thông tin
1- Thông tin phải chính xác, toàn diện, đầy đủ, thống nhất, kịp thời.
2- Bảo đảm yêu cầu về định hướng chính trị, tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
3- Đúng với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Điều 4. Giải thích một số từ ngữ trong Quy chế
1- "Báo cáo viên các cấp của Đảng": Những người được cấp uỷ lựa chọn và quyết định công
nhận, được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến đảng bộ cơ sở, thực hiện công tác tuyên
truyền miệng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp
uỷ đảng.
2- "Cung cấp thông tin": Cung cấp nội dung những vấn đề cụ thể (sự kiện, vụ việc, tình.tiết...)
được thể hiện bằng văn bản, tư liệu (tiếng nói, âm thanh, hình ảnh, đồ hoạ...).
3- "Vấn đề quan trọng": Vấn đề có tác động lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống.chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.

4- "Vấn đề phức tạp, nhạy cảm": Vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều đối tượng trong xã
hội, nếu thông tin sai hoặc không thông tin, giải thích, định hướng kịp thời có thể tác động bất lợi
đến dư luận trong nước và quốc tế (như: các vụ bạo loạn chính trị; tranh chấp, xung đột biên giới,
biển đảo với các nước; về vấn đề thuộc về lịch sử đất nước, lịch sử Đảng, lịch sử lãnh tụ chưa rõ,
chưa được cơ quan có thẩm quyền kết luận; vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân
quyền; các vụ án lớn và phức tạp đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; những vấn đề có thể
gây tác hại lớn cho hoạt động ngân hàng, tài chính, chứng khoán, giá cả; vấn đề tâm linh, ngoại
cảm chưa được cơ quan có thẩm quyền kết luận chính thức...).

Chương II
NỘI DUNG, HÌNH THỨC CUNG CẤP THÔNG TIN; TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN,
TỖ CHỨC ĐẢNG TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ BÁO CÁO VIÊN
CÁC CẤP CỦA ĐẢNG

Điều 5. Nội dung cung cấp thông tin
1- Những vấn đề về công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; các chủ trương, kế hoạch, đề án, dự án lớn; kết quả thực hiện
nhiệm vụ chính trị của các ban, bộ, ngành, địa phương thuộc phạm vi lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý
trực tiếp của cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.
2- Những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm thuộc 1ĩnh vực, địa bàn do cơ quan, tổ chức đảng
trực thuộc Trung ương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, không đưa tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng nhưng thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Cần kịp thời cung cấp thông tin ban đầu về quan điểm xử lý của cơ quan chức năng để định hướng
dư luận.
Điều 6. Hình thức cung cấp thông tin
1- Văn bản, tư liệu của cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương cung cấp.
2- Thông qua trao đổi, làm việc trực tiếp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương và cơ quan tổ chức
đảng trực thuộc Trung ương có liên quan.
3- Thông qua hội nghị báo cáo viên định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất do Ban Tuyên giáo Trung
ương tổ chức.

4- Thông qua đội ngũ báo cáo viên tiếp nhận, chọn lọc, xử lý thông tin từ cán bộ, đảng viên và
nhân dân gửi tới Ban Tuyên giáo Trung ương và cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trong việc cung cấp thông
tin
1- Định kỳ 3 tháng một 1ần cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1, Điều 5 Quy chế này;
trường hợp đột xuất hoặc theo đề nghị của Ban Tuyên giáo Trung ương cung cấp thông tin theo
quy định tại khoản 2, Điều 5 Quy chế này.
2- Phân công một đồng chí 1ãnh đạo cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ
đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền, quản lý cung cấp thông tin và chịu trách nhiệm về nội dung
thông tin theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Quy chế này; cử cán bộ có trách nhiệm tham gia cung
cấp thông tin tại hội nghị báo cáo viên theo đề nghị của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Điều 8. Trách nhiệm của Ban Tuyên giáo Trung ương trong việc tiếp nhận, xử lý và quản lý thông
tin
1- Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn quản lý công tác tuyên
truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên của Đảng; là đầu mối tiếp nhận, xử lý và
quản lý thông tin do cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương cung cấp để chỉ đạo, hướng dẫn
báo cáo viên các cấp về nội dung tuyên truyền, giải thích, định hướng dư luận trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân.
2- Khi phát hiện những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư
luận cán bộ, đảng viên và nhân dân, Ban Tuyên giáo Trung ương gửi văn bản đề nghị cơ quan, tổ
chức đảng trực thuộc Trung ương có liên quan kịp thời cung cấp thông tin.
Điều 9. Trách nhiệm của báo cáo viên các cấp của Đảng trong việc quản lý và sử dụng thông tin
1- Quản lý và sử dụng thông tin theo đúng quy định của Quy chế hoạt động báo cáo viên và những
quy định khác của Đảng và Nhà nước; chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn, giữ gìn bí mật của
Đảng và Nhà nước.
2- Khi thực hiện công tác tuyên truyền miệng theo sự phân công phải truyền đạt đầy đủ, chính xác,
trung thực nội dung thông tin do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và chịu trách
nhiệm về những thông tin mà báo cáo viên đưa ra.
3- Báo cáo viên các cấp của Đảng được hưởng một số chế độ theo quy định.


Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Căn cứ vào Quy chế này, các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương cụ thể hoá
thành quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc cung cấp thông tin phục vụ
công tác tuyên truyền miệng do cấp uỷ quản lý.
Điều 11. Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương phối
hợp tổ chức thực hiện tốt việc cung cấp thông tin phục vụ công tác tuyên truyền miệng và hoạt
động của báo cáo viên các cấp của Đảng; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh vấn đề mới, các cơ quan, tổ
chức đảng trực thuộc Trung ương phản ánh về Ban Tuyên giáo Trung ương để báo cáo Ban Bí thư
sửa đổi, bổ sung kịp thời.

×