Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BẢO HIẺM THƯƠNG mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.6 KB, 16 trang )

BẢO HIẺM THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm:
Bảo hiểm thương mại chỉ nhũng hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở
người được bảo hiếm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiếm đế doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền
bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro đã thỏa thuận trước trên hợp đồng.
2. Nội dung của bảo hiểm thương mại:
Ngoài mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng của mình (gọi là Người mua bảo hiểm) còn
được thể hiện trong mối quan hệ giữa người bảo hiểm gốc và người nhận tái bảo hiếm khi thực hiện tái bảo hiếm
và bao hàm các hoạt động của trung gian bảo hiểm như: môi giới, đại lý Nhà bảo hiểm thương mại hoạt động
kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận trong việc đảm bảo rủi ro cho khách hàng của mình.
3. Lọi ích của bảo hiểm thương mại:
Bảo hiểm thương mại đóng vai trò như một công cụ an toàn thực hiện chức năng bảo vệ con người, bảo vệ tài
sản cho kinh tế và xã hội. Cụ thể là:
- Đối với người dâm bảo hiểm đảm bảo cho họ về mặt tài chính nhằm khắc phục hậu quả khi bất ngờ gặp rủi ro
tai nạn hay bệnh tật như chi phí điều trị, viện phí, thu nhập mất giảm Bảo hiếm nhân thọ còn cung cấp nhũng
chương trình tiết kiệm và là người đại diện đầu tư mang lại lợi tức cho khách hàng.
- Đổi với các doanh nghiệp: tham gia bảo hiếm giúp các doanh nghiệp với việc bỏ ra một khoản phí bảo hiếm
ốn định và nhỏ có thế hoán chuyến rủi ro - những yếu tố không ổn định và tổn thất không lường trước được sang
cho nhà bảo hiểm. Nhờ vậy, các doanh nghiệp an tâm sản xuất và khi có nhũng tổn thất xảy ra, bồi thường bảo
hiểm sẽ giúp họ nhanh chóng khôi phục quá trình kinh doanh.
- Đổi với ngân hàng thương mại: bảo hiếm đảm bảo cho khả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp - người
đi vay trong những trường hợp gặp rủi ro tốn thất. Mặt khác, các loại hình bảo hiếm nhân thọ còn giúp các ngân
hàng an tâm triến khai các loại hình tín dụng tiêu dùng cho người dân.
- Đổi với nền kinh tế\hoạt động bảo hiếm phát triến, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiếu rủi
ro trong đầu tư tạo ra môi trường thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, kỹ thuật, thương mại và thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. Mặt khác hoạt động bảo hiểm còn mang về cho kinh tế quốc dân một khoản ngoại tệ đáng kế.
- Đối với doanh nghiệp bảo hiếm: với việc nắm giữ quỹ tiền tệ bảo hiểm rất lớn nhưng tạm thời nhàn
rỗi đã trỏ' thành nhũng nhà đầu tư lớn. Bảo hiểm vì vậy còn có vai trò trung gian tài chính là một kênh huy động
và cấp vốn có hiệu cho nền kinh tế. Đặc biệt, ở nhiều nước phát triến, các nhà bảo hiếm còn bảo hiếm cho trái
phiếu nhất là trái phiếu đô thị. Điều nay làm tăng tính an toàn của trái phiếu đô thi, giúp cho chính quyền trung
ương và địa phương thu hút vốn từ dân cư, đầu tư cho các dự án y tế, giáo dục, công trình phúc lợi và cơ sở hạ


tầng.
4. Đối tưọmg của bảo hiểm thương mại:
- Con người
- Tài sản
- Trách nhiệm dân sự
5. Co' quan quản lý nhà nước của bảo hiểm thương mại:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiếm.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về kinh
doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của pháp luật.
6. Đặc điểm của bảo hiểm thương mại:
- Hoạt động bảo hiểm thương mại là một hoạt động thỏa thuận (nên còn gọi là bảo hiểm tự nguyện)
- Sự tương hổ trong bảo hiểm thương mại được thực hiện trong một "cộng đồng có giới hạn", một "nhóm
đóng"
- Bảo hiếm thương mại cung cấp dịch vụ đảm bảo không chỉ cho các rủi ro bản thân mà còn cho cả rủi ro tài
sản và trách nhiệm dân sự.
7. Nguyên tắc hoạt động cua bảo hiểm thương mại:
- Nguyên tắc 1: Số đông bù số ít
Hoạt động BHTM chính là một hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, trong đó doanh nghiệp bảo
hiểm nhận các khoản tiền gọi là phí bảo hiểm tù’ người tham gia bảo hiếm đế rồi có khả năng sẽ phải trả khoản
tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Xét trên khía cạnh với một người tham gia
bảo hiểm, khoản tiền chi trả hoặc bồi thường này lớn hơn gấp nhiều lần so với khoản phí đóng bảo hiểm. Chính vì
vậy nguyên tắc quan trọng nhất đó là hoạt độngBHTM phải dựa trên
nguyên tắc: SỐ ĐÔNG BÙ SỐ ÍT - tức là rủi ro xảy ra đối với một hoặcmột số ítngười
sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được tù’ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy.
- Nguyên tắc 2: Rủi ro có thế được bảo hiếm
Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm dựa trên nguyên tắc bù đắp thiệt hại tài chính cho người tham gia
bảo hiếm và luôn theo đuối mục tiêu lợi nhuận, chính vì vậy không phải với bất kì loại rủi ro nào, doanh nghiệp

bảo hiểm cũng chấp nhận các yêu cầu bảo đảm.
Người ta phân chia ra làm 2 loại rủi ro dựa trên tính chất, nguyên nhân gây ra rủi ro và tính chất đồng nhất
của rủi ro.
- Rủi ro có thế được bảo hiếm: là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được. Nguyên nhân gây ra rủi ro có thể
được bảo hiểm là nguyên nhân khách quan và không cố ý-
- Rủi ro không được bảo hiểm: là những rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn xảy ra như hao mòn
vật chất tự nhiên, hao hụt thương mại tự nhiên, xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông, cố ý tự tử. Nguyên nhân
gây ra nhũng rủi ro không được Bảo hiểm là nguyên nhân chủ quan và do sự cố ý của người được Bảo hiểm.
Các doanh nghiệp bảo hiếm sẽ chỉ chấp nhận bồi thường các rủi ro có thếbảo hiếm và tù’ chối bảo hiểm
trong các trường hợp rủi ro không được bảo hiểm.
Đe đảm bảo nguyên tắc này, trong đơn bảo hiếm luôn có các rủi ro loại trừ tùy thuộc vào tùng nghiệp vụ
bảo hiểm khác nhau. Đối với các rủi ro được bảo hiểm lại được sắp xếp, phân loại và áp dụng các mức phí thích
hợp. Thông thường đối với các rủi ro có mức xác suất lớn hơn, mức phí đóng sẽ là lớn hơn.
Nguyên tắc rủi ro có thể bảo hiểm:
- Tránh cho doanh nghiệp bảo hiếm phải bồi thường những tốn thất thấy trước mà nhiều trường hợp như vậy chắc
chắn sẽ dẫn đến phá sản.
- Giúp các doanh nghiệp tính được các mức phí chính xác, trên cơ sở đó giúp cho hoạt động bảo hiểm diễn ra dễ
dàng hơn, đem lại nguồn lợi lớn cho xã hội trên cơ sở chia sẻ rủi ro cho cả cộng đồng.
- Đảm bảo công bàng giữa những người tham gia bảo hiểm.
a. Nguyên tắc 3: Phân tán rủi ro
Điều quan trọng nhất trong hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiếm đó là khả năng chi trả bảo hiểm
trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Trên thực tế việc thu phí bảo hiếm trên nguyên tắc số đông bù số ít và chỉ áp
dụng đối với các loại rủi ro được bảo hiểm đôi khi vẫn không đảm bảo được khả năng này của doanh nghiệp bảo
hiểm trong các trường hợp sau:
- Giá trị bảo hiếm là rất lớn trong khi quy mô doanh nghiệp bảo hiếm nhỏ hoặc mới thành lập nên quỹ bảo
hiểm chưa huy động được nhiều.
- Các rủi ro liên tiếp, đồng loạt cùng xảy ra khiến cho doanh nghiệp
- Bảo hiểm phải chi trả nhiều cho người tham gia bảo hiểm.
Một điều thận trọng trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiếm đó là không nhận những rủi ro quá lớn
vượt quá khả năng tài chính của công ty. Tuy nhiên tránh tình trạng từ chối các hợp đồng bảo hiểm này, các doanh

nghiệp bảo hiểm sẽ sử dụng nguyên tắc phân tán rủi ro theo 2 cách .
- Đồng bảo hiểm: nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tham gia bảo hiểm cho cùng một hợp đồng bảo hiểm.
- Tái bảo hiểm: Một doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo đảm cho một rủi ro lớn, sau đó nhượng lại một phần
rủi ro cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiếm khác.
b. Nguyên tắc 4\ Trung thực tuyệt đối Theo nguyên tắc này, người bảo hiểm và người được bảo
hiểm phải tuyệt đối thành thật với nhau, tin tưởng lẫn nhau, không được lừa dối nhau. Họp đồng bảo hiểm sẽ
không còn hiệu lực nếu chỉ cần một trong hai bên vi phạm. Hai bên trong hợp đồng bảo hiếm có bốn phận khai
báo đầy đủ và chính xác tất cả các yếu tố quan trọng có liên quan, dù được yêu cầu hay không được yêu cầu khai
báo. Yeu tố quan trọng là bất kỳ yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc chấp nhận bảo hiếm và giải quyết quyền lợi
bảo hiếm.
c. Nguyên tắc 5: Quyền lợi có thế được bảo hiếm
Nguyên tắc này đưa ra yêu cầu đối với người tham gia bảo hiểm. Đó là nếu đối tượng được bảo hiếm gặp
rủi ro, người tham gia bảo hiếm phải có tốn thất về mặt tài chính.
Cụ thể: người tham gia bảo hiểm phải có quan hệ với đối tượng được bảo hiểm và được pháp luật công
nhận về quyền sỏ' hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng hay cấp
dưỡng.
Nguyên tắc này nhằm loại bỏ khả năng bảo hiếm cho tài sản của người khác hoặc cố tình gây thiệt hại
hoặc tổn thất để thu lợi tù’ đơn bảo hiểm.
8. Mức phí:
- Bảo hiểm thương mại có mức phí, mức chi trả bồi thường phụ thuộc vào thỏa thuận phù hợp theo nhu cầu
(xuất phát tù’ giá trị tài sản được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm lựa chọn, mức độ quan trọng của rủi ro, ) và khả
năng của người được bảo hiểm, thông thường nghĩa vụ và quyền lợi trên Hợp đồng bảo hiếm là tương xứng nhau.
- Được xác định là số tuyệt đối, trên cơ sở xác suất rủi ro của đối tượng tham gia, phạm vi bảo hiếm, số tiền
bảo hiếm, giá trị bảo hiếm
BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Định nghĩa:
Bảo hiếm xã hội là biện pháp bảo đảm, thay đối hoặc bù đắp một phầnthu nhập của người lao động do mất
việc làm thông qua một quỹ tiền tệ được tập trung từ sự đóng góp của người lao động và gia đình họ, đồng thời
góp phần đảm bảo an sinh xã hội.Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước.
2. Lọi ích của bảo hiểm xã hội:

- Bảo hiểm xã hội bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập củangười lao
động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở mà họ đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Bảo hiếm xã hội đã và đang góp phần không nhỏ vào sự phát triến của đất nước, giúp người dân nâng cao
chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với người lao động.
3. Co’ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiếm xã hội.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thựchiện
quản lý nhà nước về bảo hiếm xã hội.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo
hiếm xã hội.
- Ưỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiếm xã hội trong phạm vi địa phương theo
phân cấp của Chính phủ.
4. Đối tưọng cua báo hiếm xã hội:
a. Người ỉao động tham gia bảo hiếm xã hội bắt buộc ỉà công dân Việt Nam,
bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba
tháng trở lên;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân,
công an nhân dân;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
- Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiếm xã hội bắt buộc.
b. Người sử dụng ỉao động tham gia bảo hiếm xã hội bắt buộc bao gồm cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tố chức nước ngoài, tố
chức quốc tế hoạt động trên lãnh thố Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ
chức khác và cá

nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
c. Người lao động tham gia bảo hiềm thât nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp
đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn tù'
đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.
d. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiếm thất nghiệp làngười sử dụng
lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng tù' mười lao động trở lên.
e. Người tham gia bảo hiếm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động,
không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
/.' Cơ quan, tố chức, cả nhân có liên quan đến bảo hiếm xã hội.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo
hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người
lao động.
5. Đặc điểm của bảo hiểm xã hội:
- Chính sách Bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành và làbộ phận quan trọng
nhất trong chính sách xã hội
- Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm Bảo hiểm xã hội cho người lao động
- Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Bảohiểm xã hội
- Mức trợ cấp Bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào các yếu tố
- Nhà nước quản lý thống nhất chính sách Bảo hiếm xã hội, tố chức bộ máy thực hiện chính sách Bảo hiểm
xã hội.
6. Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiếm xã hội:
- Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có
chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.
- Mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sởtiền lương,
tiền công của người LĐ. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người LĐ lựa chọn
nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiếu chung.
- Người LĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng
chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH.
- Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được
hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của BHXH bắt buộc, BHXH tự' nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.

- Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người
tham gia BHXH.
7. Mức phí:
a. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã
hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như
sau:
- 3% vào quỹ ốm đau vàthaisản; trong đóngườisử dụng lao động giữ lại 2% để
trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và
Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tố chức bảo
hiểm xã hội;
1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
11 % vào quỹ him trí và tủ’ tuất; tù' năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm
1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.
b. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiếu chung đối với mỗi người
lao động quy định tại điểm đ) khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm
2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
c. Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm
nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại
khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng
một lần.
BẢO HIẺM Y TÉ
1. Khái niệm:
Bảo hiểm y tế là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài lực từ sự đóng
góp của những người tham gia bảo hiếm đế hình thành quỹ bảo hiếm, và sử dụng quỹ để thanh toán
các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau.
2. Nội dung:
BHXH bảo đảm cho các rủi ro về tình trạng sức khoẻ của con người. Thanh toán các chi phí
khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau, góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã

hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
3. Lọi ích của bảo hiếm y tế:
- Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội lớn, là loại hình bảo hiểm đặc biệt, mang ý nghĩa nhân
đạo cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân.
- Bảo hiểm y tế mang tính xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận, hướng tới mục tiêu công bằng,
hiệu quả trong khám, chữa bệnh và toàn dân tham gia.
- Từ khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí BHYT đối với người nghèo đã góp phần giúp
các đối tượng này có cơ hội được khám-chữa bệnh bằng thẻ BHYT, làm giảm bớt gánh nặng kinh tế
lên những bệnh nhân vốn đã không có khả năng tự chi trả chi phí khám-chữa bệnh. Người nghèo và
cận nghèo thường chịu nhiều rủi ro, yếu thế và dễ có nguy cơ lâm bệnh nặng hơn so với người có điều
kiện kinh tế tốt hơn. Khi lâm bệnh, người nghèo thường tự’ chạy chữa, chỉ vào bệnh viện khi bệnh đã
nặng hoặc thậm chí nằm nhà chờ chết Vì thế, chính sách hỗ trợ bảo hiếm y tế cho người nghèo của
Nhà nước đã giúp họ tiếp cận đến các dịch vụ y tế có chất lượng.
4. Co’ quan quản lý nhà nưóc về bảo hiểm y tế:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHYT.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế
thực hiện quản lý nhà nước về BHYT.
- Ưỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện
quản lý nhà nước về BHYT tại địa phương.
5. Đặc điểm:
- Vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn;
- Quá trình phân phối quỹ bảo hiếm y tế gắn chặt với chức năng giám đốc bằng
đồng tiền đối với mục đích tạo lập và sử dụng quỹ.
6. Nguyên tắc hoạt động:
- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.
Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương
hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính.
Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người

tham gia BHYT.
Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả.
- Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu,
chi và được Nhà nước bảo hộ.
7. Đôi tưọng của bảo hiêm y tê:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động
có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người
quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền
công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao
động).
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong
lực lượng Công an nhân dân.
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiếm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách
nhà nước.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng
tháng.
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Người có công với cách mạng.
- Cựu chiến binh theo quy định củapháp luật về cựu chiến binh.
- Người trục tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cún nước theo quy địnhcủa
Chính phủ.
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp
luật.
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

- Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định củaphápluật về im
đãi người có công với cách mạng.
- Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân
dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ
đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong
lực lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và
người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội
nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là
quân nhân, công an nhân dân.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ
phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bống từ ngân sách của Nhà nước
Việt Nam.
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
- Học sinh, sinh viên.
- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.
- Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động có trách
nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.
- Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
- Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ.
8. Mức phí:
a. Đổi với người ỉao động: mức đóng hằng tháng của người lao động bằng 4,5% mức tiền
lương, tiền công hằng tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người
lao động đóng 1/3 (Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 15 Luật BHYT và Khoản 2, Điều 3, Nghị định số
62). Phương thức đóng thực hiện như sau:
- Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng BHYT cho người lao động và trích tiền

đóng BHYT tù’ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ
BHYT.
- Ba tháng hoặc 6 tháng một lần đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, diêm nghiệp không trả lương theo tháng, người sử dụng lao động đóng BHYT
cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương, tiền công của người lao
động để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT.
b. Đổi vớiđốỉ tượng hưởng lương hưu, trợ cấp, người lao động được hưởng chế độ ốm đau và
thanh niên xung phong
- Mức đóng hằng tháng của người hưởng lương hun, trợ cấp mất sức lao động hằng
tháng; người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng
từ ngân sách nhà nước; người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 4,5% mức tiền
lương hưu, tiền trợ hằng tháng và do tổ chức BHXH đóng. Hằng tháng, tổ chức BHXH
đóng BHYT cho các đối tượng vào quỹ BHYT.
Mức đóng hằng tháng của công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo
Quyết định số 206/CP ngày 30 tháng 5 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là
Chính phủ); người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về
BHXH do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chừa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành
bàng 4.5% mức lương tối thiểu. Hằng tháng, tổ chức BHXH đóng BHYT cho đối
tượng vào quỹ BHYT.
- Mức đóng hằng tháng của Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ bằng 4.5% mức lương tối thiếu. Hằng năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản
lý Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số
170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, đóng bảo
BHYT cho các đối tượng này vào quỹ BHYT.
c. Đổi với người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được câp học bống từ ngân sách
của Nhà nước Việt Nam: Mức đóng hằng tháng của người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam
được cấp học bống từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam bằng 3% mức tiền lương tối thiểu và do cơ
quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng. Hằng tháng, cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng

BHYT cho đối tượng người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bống từ ngân sách
của Nhà nước Việt Nam vào quỹ BHYT
d. Đổi với đối tượng phải đóng toàn bộ mức đóng khi tham gia BHYT:
- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp:
• Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2011, tham gia BHYT theo hình thức
tự nguyện, mức đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu. Định kỳ sáu tháng
hoặc một năm một lần, người tham gia đóng BHYT cho BHXH.
• Từ ngày 01/01/2012, thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT và
mức đóng là 4,5% mức lương tối thiểu. Neu là người thuộc hộ có mức
sống trung bình được NSNN hỗ trợ 30%. Định kỳ sáu tháng hoặc một năm
một lần. Người tham gia tự đóng phần phải đóng cho BHXH; phần còn lại,
NSNN sẽ đóng vào quỹ BHYT.
- Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thế:
• Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/10/2013, tham gia BHYT theo hình thức
tự nguyện, mức đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu. Định kỳ sáu tháng
hoặc một năm một lần, người tham gia đóng BHYT cho BHXH.
• Từ ngày 01/01/2014, thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia
BHYT và mức đóng là 4,5% mức lương tối thiểu. Định kỳ sáu
tháng một lần.
e. Đổi với BHYT học sinh, sinh viên: Mức đóng BHYT đối với HSSV bằng 3% mức lương
tối thiểu. Định kỳ sáu tháng một lần hoặc một năm, tổ chức quản lý học sinh, sinh viên thu tiền đóng
BHYT của đối tượng đế nộp vào quỹ BHYT (Điều 3, Điều 5, Nghị định số 62). Ngân sách nhà nước
hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình cận nghèo và hỗ trợ tối
thiểu 30% mức đóng đối với học sinh, sinh viên tù' ngày 01/01/2010 (Khoản 5, Điều 3, Nghị định số
62).
9. Phạm vi của bảo hiểm y tế:
- Bảo hiếm y tế là một chính sách xã hội của mọi quốc gia trên thế giới do chính phủ tố chức
thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của mọi tầng lóp trong xã hội đế thanh toán chi phí y tế cho
người tham gia bảo hiểm;
-Người tham gia bảo hiểm y tế khi gặp rủi ro về sức khỏe được thanh toán chi phí

khám chữa bệnh với nhiều mức khác nhau tại các cơ sở y tế;
- Một số loại bệnh mà người đến khám bệnh được ngân sách nhà nước đài thọ theo quy định;
cơ quan bảo hiếm y tế không phải chi trả trong trường họp này.
SO SÁNH:
Giống nhau: giữa BHTM, BHXH và BHYT là: cùng có mục đích hoạt động là bù đắp tài chính để
ổn định đời sống cho người tham gia Bảo hiểm khi gặp rủi ro. Và quỹ Bảo hiểm này chủ yếu được
tạo lập từ những đối tượng tham gia Bảo hiếm.
Khác nhau:
Các
tiêu
chí
BHTM BHXH BHYT
1 Nội
dung
BHTM không chỉ
đảm bảo cho các rủi
ro về con người như
BHXH mà còn đảm
bảo các rủi ro của các
đối tượng khác như tài
sản (công trình, nhà
cửa, nhà xưởng, hàng
hóa, phương tiện sản
xuất kinh doanh và
sinh họat) và trách
nhiệm (trách nhiệm
công cộng, trách
nhiệm sản phẩm, );
BHXH bảo đảm cho
các rủi ro về con

người. Nhũng biến cố
làm giảm hoặc mất
khả năng lao động,
mất việc làm trong
BHXH có thể là
những rủi ro ngẫu
nhiên như ốm đau, tai
nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp hoặc
không hoàn toàn ngầu
nhiên như tuổi già,
thai sản.
BHXH bảo đảm cho
các rủi ro về tình
trạng sức khoẻ của
con người. Thanh
toán các chi phí
khám chữa bệnh cho
người được bảo
hiếm khi ốm đau,
góp phần quan trọng
thực hiện công bằng
xã hội trong chăm
sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân.
2 Mục
đích
Kinh doanh nhằm
mục đích lợi nhuận
Lây thu bù chi, không

nhằm mục đích lợi
nhuân
Lây thu bù chi,
không nhằm mục
đích lơi nhuân
3
Cơ quan
thực
hiện bảo
hiểm
Được thực hiện bởi
các doanh nghiệp Bảo
hiếm nhằm mục đích
cung cấp cho xã hội
một loại hàng hóa,
dịch vụ “an tòan”.
Trên cơ sở đó, nhà
Bảo hiếm tìm kiếm
một khoản lợi nhuận
kinh doanh Bảo hiếm.
Được thực hiện bởi cơ
quan Bảo hiểm xã hội
- một tổ chức sự
nghiệp của nhà nước
nhằm chăm lo phúc
lợi xã hội. Là loại
hình Bảo hiếm không
vì mục tiêu lợi nhuận.
BHYT Việt Nam là
cơ quan thuộc Chính

phủ, có chức năng tổ
chức thực hiện chế
độ, chính sách
BHYT, tổ chức thu
chi BHYT
4
Cơ quan
quản lý
Cơ quan quản lý nhà
nước: do Bộ tài chính
quản lý hoặc ngân
hàng đảm nhận
Cơ quan quản lý nhà
nước: thường do bộ
lao động và thương
binh xã hội đảm nhận
Cơ quan quản lý nhà
nước: Chính phủ
thống nhất quản lý
nhà nước về bảo
hiếm y tế. Bộ Y tế
chịu trách nhiệm
trước Chính phủ
thực hiện quản lý
nhà nước về BHYT
cơ quan quản lý sự
nghiệp: các doanh
nghiệp bảo hiếm tự
trục tiếp đứng ra kinh
doanh theo pháp luật

nhà nước
Cơ quan quản lý sự
nghiệp: thường do
một tổ chức của chính
phủ đảm nhận
Cơ quan quản lý sự
nghiệp: Bảo hiếm xã
hội tỉnh, thành phố
trực thuộc trung
ương
5
Đôi
tượng
bảo
hiểm
Tính mạng, tình trạng
sức khỏe của con
người, trách nhiệm
dân sư
Thu nhập của người
lao động
Tình trạng sức khoẻ
của con người
6
Đôi
tượng
tham gia
bảo hiểm
Tất cả các cá nhân, tổ
chức trong xã hội

Người lao động và
người sử dụng lao
động
Tất cả các cá nhân,
tố chức trong xã hội
7
Nguồn
hình
thành
_quỹ
Chủ yếu là phí bảo
hiếm do người tham
gia bao hiểm đóng
góp, ngoài ra còn có
tái đầu tư từ nguồn
quỹ BHTM, dự phòng
BH
Có 3 nguồn đóng góp
chính là nhà nước,
người lao động và
người sử dụng lao
động. Ngoài ra còn có
các nguồn khác như:
đóng góp hỗ trợ tù’
các tổ chức, cá nhân,
tái đầu tư, v.v
Tiên đóng BHYT
theo quy định của
luật BHYT; tiền sinh
lời từ hoạt động đầu

tư của quỹ BHYT;
tài trợ, viện trợ của
các tố chức, cá nhân
trong nước cũng như
nước ngoài; và các
nguồn thu hợp pháp
khác.
Không có sự can thiệp
của nhà nước
Do có tính chất đảm
bảo quyền lợi của
người lao động, và
nhà nước có tham gia
đóng góp vào quỹ
BHXH nên BHXH
chịu sự can thiệp của
nhà nước
Có sự tham gia và
quản lý của nhà
nước, cụ thể là
BHXH tỉnh và
BHXH Việt Nam.
8
Cơ chế
hoạt
động và
quản lý
quỹ
Hoạt động quản lý
theo cơ chế hoạch

toán kinh doanh,
hướng tới lợi nhuận
cho doanh nghiệp bảo
hiếm
Hoạt động quản lý
theo cơ chế cân bằng
thu chi không vì mục
tiêu lợi nhuận
Hoạt động quản lý
theo cơ chế cân bằng
thu chi không vì
mục tiêu lợi nhuận
9
Xác định
mức phí
bảo hiểm
BHTM có mức phí,
mức chi trả bồi
thường phụ thuộc vào
thỏa thuận phù hợp
theo nhu cầu (xuất
phát từ giá trị tài sản
được bảo hiếm, số
tiền bảo hiếm lựa
chọn, mức độ quan
trọng của rủi ro, ) và
khả năng của Người
được bảo hiểm, thông
thường nghĩa vụ và
quyền lợi trên Hợp

đồng bảo hiếm là
tương xúng nhau.
Phí bảo hiểm của
BHXH được xác định
theo thu nhập của
người lao động (theo
tỷ lệ phần trăm trên
lương) chứ không
theo tình trạng sức
khỏe, tuổi thọ của họ.
Đối tượng đóng
BHYT toàn phần: hộ
gia đình nông, lâm,
ngư, diêm nghiệp;
thân nhân người lao
động; xã viên hợp
tác xã, hộ kinh
doanh cá thể.
Đôi tượng đóng
BHYT một phần:
người thuộc hộ gia
đình cận nghèo; học
sinh, sinh viên
Đôi tượng được hô
trợ toàn phần
BHYT: người có
công với cách mạng;
trẻ em dưới 6 tuổi;
và các đối tượng
khác được quy định

tại khoản 1, điều 13
luật BHYT, Điều 1
và Điều 4 Thông tư
liên tịch số
09/2009/TTLT-
BYT-BTC
Được xác định là số
tuyệt đối, trên cơ sở
xác suất rủi ro của đối
tượng tham gia, phạm
vi bảo hiểm, STBH,
giá trị bảo hiếm
Được xác định bằng
số tương đối căn cứ
chủ yếu vào tiền công,
tiền lương của người
lao động và quỹ lương
của chủ sử dụng lao
động tham gia bảo
hiểm.
Được xác định bằng
số tương đối căn cứ
chủ yếu vào tiền
công, tiền lương,
tiền trợ cấp của
nguời tham gia bảo
hiểm
10
Mục tiêu
chi trả

Bồi thường chi trả
tiền BH cho khách
hàng khi gặp rủi ro
tổn thất thuộc phạm vi
bảo hiểm
Chi trả trợ cấp theo các
chế độ
Thanh toán chi phái
khám bệnh, chữa
bệnh BHYT
Chi phí quản lý
Chi quản lý sự nghiệp
BHXH
Chi phí quản lý bộ
máy tố chức BHYT
theo định mức chi
hành chính của cơ
quan nhà nước
Chi đầu tư Chi đầu tư
Đầu tư để bảo toàn
và tăng trưởng quỹ
BHYT theo nguyên
tắc an toàn, hiệu
quả.
Chi trích lập dự
phòng, đề phòng hạn
chế tổn thất
Chi trích lập dự phòng
Lập quỹ dự phòng
khám bệnh, chữa

bênh BHYT.
Nộp thuê
11
Luật
điều
chỉnh
Luật kinh doanh bảo
hiểm
Bộ luật lao động, các
văn bản khác về bảo
hiểm y tế
Luật và các văn các
về bảo hiểm y tế
Phục lục:
- Luật kinh doanh bảo hiếm so 24/2000/QH10; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
luật kinh doanh bảo hiếm
- Luật bảo hiểm xã hội SỐ 71 /2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2006
- Luật bảo hiểm y tế, Nghị định số 62, Nghị định số 94, Thông tư số 09, Thông
tư số 10, Thông tư số 11 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Các website tham khảo:
. vn/portal/?ChucNang=334&GiaoDien= 1 &NewsID=2
0100717080247
www.chinhphu.vn
WWW. luatbaohiemxahoi .com
1 %B A%A3o_hi%E 1 %BB%83m
/>hiem-xa-hoi-trong-cuoc-song.html
www.bhxhlamdong.gov.vn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×