Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tổng quan Bảo hiểm thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126 KB, 7 trang )

I/ Tổng quan về khoa học quản lý và quản lý Quỹ tài chính BHXH.
1) Tổng quan về khoa học quản lý
1.1. Định nghĩa: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường.
1.2. Phân loại: Theo định nghĩa trên, quản lý có phạm vi hoạt động vô cùng rộng
lớn và có thể được chia làm ba dạng chính:
 Quản lý giới vô sinh: nhà xưởng, ruộng đất, hầm mỏ, máy móc thiết bị, sản
phẩm…
 Quản lý giới sinh vật: vật nuôi, cây trồng…
 Quản lý xã hội loài người: Đảng, đoàn thể, Nhà nước, doanh nghiệp, gia
đình…
1.3.Đặc điểm chung:
 Để quản lý được phải tồn tại một hệ quản lý bao gồm hai phân hệ là: chủ
thể quản lý và đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác
động quản lý nhằm dẫn dắt đối tượng quản lý đi đến mục tiêu. Chủ thể
quản lý có thể là một người, một bộ máy quản lý gồm nhiều người và
những thiết bị cần thiết. Đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ
thể quản lý.
 Phải có một hoặc một tập hợp mục đích thống nhất cho cả chủ thể và đối
tượng quản lý. Đạt được mục đích theo cách tốt nhất trong hoàn cảnh môi
trường luôn biến động và nguồn lực hạn chế là lý do tồn tại của quản lý.
Đây cũng là căn cứ quan trọng để chủ thể tiến hành các tác động quản lý.
 Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin nhiều chiều.
Quản lý là một quá trình thông tin. Chủ thể quản lý phải liên tục thu thập
dữ liệu về môi trường và hệ thống, tiến hành chọn lọc, xử lý thông tin, bảo
quản thông tin, truyền tin và ra các quyết định. Các quyết định này chính là
một dạng thông tin đặc biệt nhằm tác động lên các đối tượng quản lý, còn
đối tượng quản lý phải tiếp nhận các tác động quản lý của chủ thể cùng các
đảm bảo vật chất khác để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
 Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi.Trước những thay đổi của đối
tượng quản lý cũng như môi trường cả về quy mô và mức độ phức tạp, chủ


thể quản lý luôn tìm ra được những cách thức để tiếp tục quản lý một cách
có hiệu quả thông qua việc điều chỉnh, đổi mới cơ cấu, phương pháp, công
cụ và hoạt động quản lý của mình.
2) Quản lý Nhà nước về kinh tế
2.1. Khái niệm:
Quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân (hoặc vắn tắt là quản lý nhà
nước về kinh tế) là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên
nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và
ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất
nước đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.
Quản lý kinh tế là nội dung cốt lõi của quản lý xã hội nói chung và phải gắn chặt
với các hoạt động quản lý khác của xã hội. Quản lý Nhà nước về kinh tế được thể
hiện thông qua các chức năng kinh tế và quản lý kinh tế của Nhà nước.
2.2. Kết luận cơ bản:
 Thực chất của quản lý Nhà nước về kinh tế là việc tổ chức và sử dụng có
hiệu quả nhất các nguồn lực trong và ngoài nước mà Nhà nước có khả năng
tác động vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước.
 Bản chất của quản lý Nhà nước về kinh tế là đặc trưng thể chế chính trị của
đất nước; nó chỉ rõ Nhà nước là công cụ của giai cấp hoặc của lực lượng
chính trị, xã hội nào? Nó dựa vào ai và hướng vào ai để phục vụ?
 Quản lý Nhà nước về kinh tế là một khoa học vì nó có đối tượng nghiên
cứu riêng và có nhiệm vụ phải thực hiện riêng.
 Quản lý Nhà nước về kinh tế còn là một nghệ thuật và một nghề.
2.3. Công cụ quản lý của Nhà nước về kinh tế:
2.3.1.Khái niệm:
Công cụ quản lý của Nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện hữu hình
và vô hình mà Nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể kinh tế trong xã hội
nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân.
2.3.2.Các công cụ quản lý chủ yếu của Nhà nước về kinh tế:
2.3.2.1. Pháp luật:

- Khái niệm: Pháp luật thường được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có tính
chất bắt buộc chung (quy phạm pháp luật) thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và
cộng đồng xã hội, do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn
và phát triển xã hội theo các đặc trưng đã định.
- Vai trò của pháp luật trong quản lý Nhà nước về kinh tế:
 Tạo tiền đề pháp lý vững chắc để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, duy trì
sự ổn định lâu dài của nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu
tăng trưởng kinh tế bền vững.
 Tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và
nghĩa vụ giữa các chủ thể kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế quốc
dân.
 Tạo cơ sở pháp lý cần thiết để kết hợp hài hoà phát triển kinh tế với
phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
2.3.2.2. Kế hoạch:
- Khái niệm: Kế hoạch theo nghĩa hẹp là phương án hành động trong tương lai;
theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, quán triệt, chấp hành và giám sát, kiểm tra
việc thực hiện phương án hành động trong tương lai.
- Vai trò của quản lý kế hoạch vĩ mô:
 Quản lý kế hoạch vĩ mô là căn cứ cơ bản của quản lý kinh tế quốc dân.
 Quản lý kế hoạch vĩ mô là một khâu quan trọng và là một bộ phận cấu
thành hữu cơ của quản lý kinh tế quốc dân.
 Quản lý kế hoạch vĩ mô là một công cụ quan trọng của Nhà nước để
điều hành kinh tế vĩ mô.
2.3.2.3. Chính sách:
- Khái niệm: Chính sách là tổng thể những quan điểm, đường lối, tư tưởng,
những mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu phát
triển của đất nước.
- Vai trò của chính sách trong quản lý Nhà nước về kinh tế:
 Tạo ra những kích thích đủ lớn cần thiết để biến đường lối, chiến lược
của Đảng thành hiện thực, góp phần thống nhất tư tưởng và hành động

của mọi người trong xã hội, đẩy nhanh và hữu hiệu sự tiến bộ của các
hoạt động thuộc mục tiêu bộ phận mà chính sách nhằm hướng tới vào
thực hiện các mục tiêu chung của phát triển kinh tế quốc dân.
 Là bộ phận năng động nhất, có độ nhạy cảm cao trước những biến động
trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước nhằm giải quyết những vấn
đề bức xúc mà xã hội đặt ra.
3) Quỹ tài chính Bảo hiểm xã hội
3.1. Khái niệm: Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung nằm ngoài Ngân sách
Nhà nước nên có tính độc lập rất cao.
3.2. Nguồn hình thành: Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ ba nguồn sau:
 Người lao động đóng góp
 Người sử dụng lao động đóng góp
 Nhà nước bù thiếu
Ngoài ra, Quỹ tài chính BHXH còn được hình thành từ một số nguồn khác như :
lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi bổ sung thêm, sự đóng góp của các tổ chức quốc tế, các tổ
chức từ thiện (nếu có)… Tất cả những nguồn hình thành nói trên đều được tập trung
trên cơ sở những quy định của Pháp luật và sự đóng góp của người lao động và
người sử dụng lao động là chủ yếu và cơ bản nhất. Thông thường, Nhà nước chỉ bù
thiếu khi tình hình kinh tế-chính trị-xã hội có những biến động lớn làm ảnh hưởng
trực tiếp đến Quỹ BHXH; khi nguồn Quỹ bị thâm hụt lớn do nhu cầu và khả năng
tham gia BHXH không gắn kết với nhau; do tình hình dự báo không chính xác cho
nên mức đóng góp của các bên quá thấp, thu không đủ bù chi…
3.3 Mục đích sử dụng Quỹ: Quỹ BHXH được sử dụng với các mục đích sau:
 Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH. Đây là khoản chi lớn nhất để thực
hiện mục đích lớn nhất của BHXH. Thông thường trên thế giới khoản chi
này luôn chiếm từ 80-85% Quỹ BHXH.
 Chi cho bộ máy quản lý. Khoản chi này giúp cho cơ quan BHXH các cấp
tổ chức và thực hiện thành công chính sách BHXH. Nội dung khoản chi
này bao gồm: tiền lương cán bộ công nhân viên trong ngành, quản lý hành
chính, mua sắm tài sản cố định, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn…

 Chi dự phòng: Với Bảo hiểm nói chung và BHXH nói riêng khoản chi này
cũng mang tính bắt buộc nhằm bảo đảm cho Quỹ BHXH đủ lớn, an toàn
đặc biệt khắc phục những biến động lớn trong hệ thống tài chính quốc gia
có ảnh hưởng đến Quỹ BHXH.
 Chi đầu tư: khoản chi này bao giờ cũng được quản lý riêng và nó được lấy
từ khoản chênh lệch thu lớn hơn chi BHXH và lấy từ lợi nhuận do đầu tư
Quỹ mang lại. Chi phí đầu tư bao gồm: vốn gốc, nguồn vốn bổ sung hàng
năm và các khoản chi phí khác để thực hiện đầu tư.
 Chi phí khác: là những chi phí phát sinh ngoài những khoản chi nói trên
(chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản…)
4) Quản lý Quỹ tài chính Bảo hiểm xã hội.
4.1 Khái niệm: Quản lý tài chính BHXH có nhiều khái niệm khác nhau trên nhiều
giác độ.
 Đứng trên góc độ mục đích sử dụng nguồn tài chính: Quản lý tài chính
BHXH là sự phối hợp các mặt hoạt động của tài chính BHXH nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định đã đề ra.
 Đứng trên góc độ phương pháp quản lý: Quản lý tài chính BHXH là quá
trình sử dụng các phương pháp để tác động và điều khiển các mặt hoạt
động của tài chính BHXH nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.

×