Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thực hành chăm sóc trước sinh của các thai phụ có tuổi thai từ đủ 37 tuần trở lên tại ttyt huyện xuân lộc, đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 146 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN ĐÌNH CHẮT

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRƢỚC
SINH CỦA CÁC THAI PHỤ CÓ TUỔI THAI TỪ ĐỦ 37 TUẦN
TRỞ LÊN TẠI TTYT HUYỆN XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------

TRẦN ĐÌNH CHẮT



NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRƢỚC
SINH CỦA CÁC THAI PHỤ CÓ TUỔI THAI TỪ ĐỦ 37 TUẦN
TRỞ LÊN TẠI TTYT HUYỆN XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI

Ngành: Sản phụ khoa
Mã số: 8720105

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN LỆ THỦY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Đình Chắt

.



.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 5
1.1. Khái niệm về chăm sóc trước sinh ..................................................................... 5
1.2. Nội dung chương trình chăm sóc trước sinh ...................................................... 6
1.3. Tình hình chăm sóc trước sinh trên thế giới và Việt Nam ............................... 17
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành chăm sóc trước sinh.............................. 19
1.5. Thực trạng kiến thức chăm sóc trước sinh của các thai phụ trên thế giới
và Việt Nam ............................................................................................................ 24
1.6. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu.......................................................................... 26
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 28
2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 28
2.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 28
2.3. Biến số nghiên cứu ........................................................................................... 28
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 42
2.5. Phương pháp thực hiện nghiên cứu.................................................................. 43

.



.

2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu ........................................................................ 44
2.7. Vai trò của nghiên cứu viên ............................................................................. 46
2.8. Sai số và cách khắc phục.................................................................................. 47
2.9. Đạo đức nghiên cứu ......................................................................................... 48
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 49
3.1. Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .......................................................... 49
3.2. Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành chăm
sóc trước sinh của đối tượng nghiên cứu ................................................................ 65
3.3. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành
chăm sóc trước sinh của đối tượng nghiên cứu....................................................... 69
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ......................................................................................... 73
4.1. Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu .................................................... 73
4.2. Kiến thức chăm sóc trước sinh của đối tượng nghiên cứu............................... 74
4.3. Thực hành chăm sóc trước sinh của đối tượng nghiên cứu ............................. 77
4.4. Chất lượng chăm sóc trước sinh của đối tượng nghiên cứu ............................ 82
4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành và chất lượng chăm sóc
trước sinh của đối tượng nghiên cứu....................................................................... 86
4.6. Hạn chế của đề tài nghiên cứu ......................................................................... 89
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 90
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết nguyên

BMI

Body Mass Index

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CSTS

Chăm sóc trước sinh

CBVC

Cán bộ viên chức

CI

Confidence Interval

DHA

Docosahexaenoic Acid


GDP

Gross Domestic Product

HIV

Human Immunodeficiency Virus

LHQ

Liên Hợp Quốc

LMAT

Làm mẹ an toàn

MICS

Multiple Indicator Cluster Survey

MMR

Maternal Mortality Rate

NMR

Neonatal Mortality Rate

OR


Odds Ratio

PR

Prevalence Ratio

RR

Relative Risk

RCT

Randomized Controlled Trial

SKSS

Sức khỏe sinh sản

TCN

Tam cá nguyệt

UNICEF

United Nations International

.


.


Children’s Emergency Fund
VAT

Vaccine Anti-Tetanus

WHO

World Health Organization

.


.

BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Body Mass Index (BMI)

Chỉ số khối cơ thể

Confidence Interval (CI)

Khoảng tin cậy

Gross Domestic Product (GDP)


Tổng sản phẩm quốc nội

Multiple Indicator Cluster Survey

Điều tra đánh giá đa mục tiêu

(MICS)
Maternal Mortality Rate (MMR)

Tỷ suất tử vong mẹ

Neonatal Mortality Rate (NMR)

Tỷ suất tử vong sơ sinh

Odds Ratio (OR)

Tỷ số số chênh

Prevalence Ratio (PR)

Tỷ số tỷ lệ hiện mắc

Relative Risk (RR)

Nguy cơ tương đối

Randomized Controlled Trial (RCT)


Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên

United Nations International

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

Children’s Emergency Fund
(UNICEF)
Vaccine Anti-Tetanus (VAT)

Vắc-xin phòng uốn ván

World Health Organization (WHO)

Tổ chức Y tế Thế giới

.


.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu .................................................................. 29
Bảng 3.1. Đặc điểm dịch tễ của các thai phụ tham gia nghiên cứu ................ 49
Bảng 3.2. Hiểu biết của thai phụ về các nội dung chăm sóc trước sinh ......... 51
Bảng 3.3. Các hành vi chăm sóc trước sinh của thai phụ ............................... 57
Bảng 3.4. Các cận lâm sàng cơ bản mà thai phụ nhận được trong thai kỳ..... 63
Bảng 3.5. Chất lượng chăm sóc trước sinh tổng thể của thai phụ .................. 64
Bảng 3.6. Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến kiến thức CSTS ....... 66

Bảng 3.7. Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến thực hành CSTS ...... 67
Bảng 3.8. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến kiến thức CSTS.......... 70
Bảng 3.9. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến thực hành CSTS ......... 71

.


.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tổng điểm kiến thức CSTS của thai phụ ................................... 56
Biểu đồ 3.2. Kiến thức chung của thai phụ về chăm sóc trước sinh .............. 57
Biểu đồ 3.3. Tổng điểm thực hành CSTS của thai phụ .................................. 61
Biểu đồ 3.4. Thực hành chung của thai phụ về chăm sóc trước sinh ............. 62

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Mơ hình sử dụng dịch vụ y tế ........................................................ 20

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thai nghén là một hiện tượng và quá trình sinh lý bình thường của
người phụ nữ. Tuy nhiên, trong q trình mang thai nhiều yếu tố có thể trở
thành yếu tố nguy cơ hoặc diễn tiến nặng lên, làm cho các hiện tượng sinh lý
trở thành bệnh lý và ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của cả mẹ

lẫn con. Do đó, tại Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tại Ai Cập năm
1994, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đã xác định làm mẹ an toàn là một trong
tám nội dung quan trọng của chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản[62].
Năm 2017, trên thế giới có khoảng 295.000 bà mẹ tử vong vì các vấn
đề liên quan đến thai kỳ và chuyển dạ, tương ứng với tỷ suất tử vong mẹ
(MMR) vào khoảng 211/100.000 trẻ sinh sống[79]. Trong số đó, gần 99%
trường hợp là xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, tuy do nhiều
nguyên nhân khác nhau nhưng hầu hết là đều có thể phịng ngừa được bởi các
phương tiện và nguồn lực y tế hiện có[82]. Bên cạnh đó, số tử vong sơ sinh là
khoảng 2.476.000 tương ứng với tỷ suất tử vong sơ sinh (NMR) là khoảng
18/1000 trẻ sinh sống năm 2018[63]. Cùng thời điểm tại Việt Nam, có khoảng
700 bà mẹ tử vong liên quan đến thai kỳ tương ứng với MMR khoảng
43/100.000, số tử vong sơ sinh vào khoảng 17.000 tương ứng với NMR là
11/1000 trẻ sinh sống[63], [79]. Mặc dù cả 2 tỷ lệ đều thấp hơn nhiều so với
mức trung bình trên thế giới nhưng vẫn cịn cao và chưa đồng đều giữa các
vùng địa lý[7], [15].
Làm mẹ an toàn là nội dung được đề cập đầu tiên và quan trọng nhất
trong chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản (SKSS), vì trên hết, đó là các
hành động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ
em, nhằm giảm tối thiểu tai biến sản khoa, tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ
sinh[28], [33]. Trong đó, vai trị của chăm sóc trước sinh được đặc biệt nhấn

.


.

mạnh. Từ lâu, chăm sóc trước sinh (CSTS) đã được chứng minh là có hiệu
quả cao trong việc giảm tử vong mẹ và sơ sinh một cách trực tiếp thông qua
việc phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng trong thai kỳ, lẫn gián tiếp

khi giúp phân nhóm những thai kỳ nguy cơ cao để từ đó có chiến lược quản lý
tối ưu nhất[28], [71]. Nhưng để đạt được những lợi ích đó, thai phụ phải đi
khám thai đầy đủ và phải được quản lý thai nghén trong suốt thai kỳ.
Theo mơ hình CSTS năm 2002 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ
thai phụ đi khám thai tối thiểu 4 lần trong thai kỳ và tỷ lệ thai phụ đi khám
thai lần đầu trong tam cá nguyệt (TCN) I là những tiêu chí quan trọng và cơ
bản để đánh giá mức độ sử dụng dịch vụ CSTS của thai phụ cũng như hiệu
quả của một chương trình CSTS[70]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại
Việt Nam đều cho thấy các tỷ lệ này đã được cải thiện nhiều theo thời gian,
tuy nhiên vẫn còn sự chênh lệch và phân hóa giữa các quốc gia, các vùng địa
lý, giữa các dân tộc và thành phần kinh tế[7], [52], [55], [59]. Bên cạnh đó,
nhận thức của thai phụ về tầm quan trọng của chương trình CSTS cũng là một
trong những yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sử dụng dịch vụ của họ[48], [53],
[89].
Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là một huyện trung du miền núi, thành
phần kinh tế chủ yếu là nông dân và công nhân, điều kiện sống và trình độ
dân trí chưa cao, cơ sở vật chất về y tế còn thiếu thốn. Hơn nữa, huyện còn là
địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số như Chăm, Hoa, Chơ Ro,... Trung
tâm Y tế Huyện Xuân Lộc trước đây là bệnh viện Đa khoa hạng 2 với quy mô
hơn 300 giường bệnh, có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe khơng những cho
nhân dân trong huyện mà cịn chăm sóc cho cả các huyện lân cận như Cẩm
Mỹ, Định Quán, Thành phố Long Khánh và 2 huyện Đức Linh, Hàm Tân của
tỉnh Bình Thuận. Hiện nay, khoa Sản của Trung tâm Y tế (TTYT) vừa đảm
nhận chức năng khám, chăm sóc và điều trị các bệnh sản phụ khoa vừa quản

.


.


lý cơng tác dự phịng chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) cho 15 xã, thị
trấn trên địa bàn huyện. Mặc dù số lượng thai phụ đến khám và sinh tại TTYT
đã giảm nhiều so với các năm trước, tuy nhiên với vai trị chăm sóc sức khỏe
ban đầu và tuyên truyền vận động các chị em phụ nữ thực hiện tốt các nội
dung của chương trình CSSKSS để có được sức khỏe sinh sản lành mạnh và
kết cục thai kỳ tốt đẹp thì việc khảo sát thực trạng CSTS của các chị em phụ
nữ trong huyện là hết sức quan trọng.
Câu hỏi đặt ra là: Với những điều kiện như vậy thì kiến thức và thực
hành về CSTS của các thai phụ tại Xuân Lộc hiện nay như thế nào? Xuất phát
từ thực tế đó, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức,
thực hành chăm sóc trước sinh của các thai phụ có tuổi thai từ đủ 37 tuần trở
lên tại TTYT Huyện Xuân Lộc, Đồng Nai”

.


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ khám thai đủ ít nhất 4 lần và 8 lần của các thai phụ có
tuổi thai từ đủ 37 tuần trở lên tại TTYT Huyện Xuân Lộc.
2. Xác định tỷ lệ thai phụ có kiến thức tốt và thực hành đúng về CSTS
trong các thai phụ có tuổi thai từ đủ 37 tuần trở lên tại TTYT Huyện
Xuân Lộc.

3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành CSTS
của các thai phụ tại Huyện Xuân Lộc.

.



.

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về chăm sóc trƣớc sinh
Thời kỳ mang thai là thời kỳ rất quan trọng, khơng những có ảnh hưởng
đến sức khỏe bản thân người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai
nhi và sức khỏe những năm đầu đời của trẻ sơ sinh. Hơn thế nữa, trong quá
trình mang thai, thai phụ còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ liên quan đến
những tai biến sản khoa đột ngột và khó lường trước, có thể dẫn đến bệnh tật
hoặc thậm chí tử vong cho cả mẹ và con. Do đó, cùng với chăm sóc thai phụ
trong lúc sinh và chăm sóc hậu sản thì chăm sóc thai phụ trong q trình
mang thai là vơ cùng quan trọng[2].
WHO định nghĩa CSTS là những chăm sóc cho phụ nữ mang thai được
thực hiện bởi nhân viên y tế đã được đào tạo, nhằm đảm bảo những điều kiện
tốt nhất về sức khỏe cho cả mẹ và con trong suốt thai kỳ[70]. Đây là một
chương trình tồn diện bao gồm việc phối hợp giữa các chăm sóc về y tế với
những hỗ trợ về tâm lý, tốt nhất là nên bắt đầu từ trước khi mang thai và kéo
dài cho đến khi bắt đầu chuyển dạ. Quá trình này sẽ đánh giá liên tục các
nguy cơ, phát hiện và quản lý các vấn đề, biến chứng thơng qua q trình giáo
dục, tư vấn và can thiệp y tế để hướng tới mục tiêu cuối cùng là có những bà
mẹ và em bé khỏe mạnh[43]. Vì vậy các bà mẹ khi mang thai cần được trang
bị tất cả những kiến thức cơ bản về thai kỳ như số lần khám thai tối thiểu, thời
điểm khám thai, nội dung mỗi lần khám thai, được giáo dục sức khỏe, được tư
vấn về chế độ dinh dưỡng, lao động và nghỉ ngơi, cũng như biết được các dấu
hiệu bất thường, nguy hiểm khi mang thai để kịp thời phát hiện và xử trí[3],
[61], [75].

.



.

1.2. Nội dung chƣơng trình chăm sóc trƣớc sinh
Theo khuyến cáo của WHO, một chương trình CSTS tiêu chuẩn phải
bao gồm 3 nội dung cơ bản: đánh giá sức khỏe mẹ và thai, ngăn ngừa và điều
trị các vấn đề sức khỏe xảy ra trong thai kỳ, và tư vấn giáo dục sức khỏe cho
bà mẹ[59], [75]. Quá trình này bao gồm các hoạt động khám thai đầy đủ theo
lịch, thực hiện các cận lâm sàng cơ bản, bổ sung các vi chất cần thiết, tiêm
phòng uốn ván, giúp thai phụ nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm, tư vấn về chế
độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cho thai phụ và thực hiện các can thiệp y tế nếu cần
thiết[70], [75].
Tùy điều kiện và nguồn lực cụ thể mà chương trình CSTS của mỗi quốc
gia có thể khác nhau, tuy nhiên, những nội dung cơ bản nhất trong mỗi lần
khám thai thì nên được đảm bảo và thống nhất để có thể đánh giá đầy đủ các
vấn đề sức khỏe cơ bản của mẹ và thai. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mỗi lần
khám thai, thai phụ nên được thực hiện theo các bước sau đây với nội dung có
thể thay đổi tùy theo tuổi thai:
 Hỏi về đặc điểm cá nhân thai phụ, tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như
tiền sử các bệnh đã mắc và điều trị trước đó của bản thân và gia đình thai phụ,
tiền sử sản phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình, ngày đầu của kỳ kinh cuối và các
triệu chứng của lần mang thai này.
 Khám toàn thân: đo chiều cao, cân nặng cơ thể, khám da niêm mạc
đánh giá thiếu máu, đo huyết áp, khám tim phổi và khám vú.
 Khám sản khoa: kiểm tra viêm nhiễm đường sinh dục, đo chiều cao tử
cung, nghe tim thai, đánh giá cử động thai,...
 Thực hiện cận lâm sàng cơ bản: xét nghiệm protein nước tiểu; xét
nghiệm máu, xét nghiệm tầm soát HIV, giang mai, viêm gan siêu vi B,C; xét
nghiệm tăng đường huyết; siêu âm và xét nghiệm sàng lọc trước sinh.


.


.

 Tiêm phòng uốn ván và cung cấp các thuốc thiết yếu: thuốc sốt rét nếu
thuộc vùng sốt rét lưu hành, viên sắt/folic.
 Tư vấn giáo dục sức khỏe: về chế độ dinh dưỡng, chế độ làm việc nghỉ
ngơi và vệ sinh thai nghén, quan hệ tình dục, nhận biết các dấu hiệu nguy
hiểm khi mang thai.
 Ngoài ra, thai phụ còn được hướng dẫn chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sinh
sắp tới, được tư vấn về vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ và các biện pháp tránh
thai sau sinh.
1.2.1. Khám thai
Mơ hình CSTS sớm nhất được giới thiệu lần đầu tiên ở các nước
phương Tây vào những năm đầu của thế kỷ 20 với nội dung chính là khuyến
cáo các thai phụ nên đi khám thai khoảng một lần mỗi tháng trong 6 tháng
đầu, 2-3 tuần một lần trong 2 tháng tiếp theo và sau đó là mỗi tuần một lần
cho đến lúc sinh; và thai phụ sẽ được xét nghiệm nước tiểu tìm vi khuẩn và
đạm niệu, xét nghiệm máu để tầm soát thiếu máu, giang mai và định nhóm
máu thường quy trong thai kỳ[82]. Theo mơ hình này thì trong suốt thai kỳ,
trung bình mỗi thai phụ sẽ đi khám thai khoảng 12 lần và lần khám đầu tiên sẽ
được thực hiện từ rất sớm. Sau một thời gian dài triển khai thực hiện và đạt
được nhiều lợi ích, đến những thập niên cuối của thế kỷ 20, nhiều nghiên cứu
chỉ ra rằng khơng có sự khác biệt về kết cục thai kỳ nếu giảm số lần khám thai
tối thiểu, miễn là thai phụ vẫn đi khám thai lần đầu sớm trong ba tháng đầu
thai kỳ[29], [68]. Do đó, vào năm 2002, WHO giới thiệu một mơ hình CSTS
mới với trọng tâm là giảm số lần khám thai tối thiểu xuống còn 4 lần và lần
khám đầu tiên vẫn nên thực hiện càng sớm càng tốt trong ba tháng đầu thai
kỳ[70]. Đây là mơ hình được khuyến cáo dành cho các quốc gia nghèo và

đang phát triển trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Phi và Châu Á, nơi có tỷ lệ tử
vong mẹ và sơ sinh hàng năm rất cao mà nguồn lực thì lại hạn chế. Dù cũng

.


.

đạt được nhiều thành quả về giảm tỷ lệ tử vong mẹ và sơ sinh trong những
năm triển khai sau đó nhưng một lần nữa, các nghiên cứu lại cho thấy dường
như mơ hình CSTS mới với việc giảm số lần khám thai của WHO có liên
quan đến khoảng 27% nguy cơ tử vong sơ sinh cao hơn so với mơ hình 12 lần
khám thai cũ[34], [69]. Do đó, năm 2016, WHO giới thiệu một mơ hình
CSTS mới hơn với nội dung chính là tăng số lần khám thai tối thiểu lên 8 lần
mỗi thai kỳ và tập trung vào nâng cao chất lượng chăm sóc trong mỗi lần
khám thai[75].
Bộ Y tế Việt Nam cũng đã ban hành Hướng dẫn quốc gia về các dịch
vụ CSSKSS phiên bản mới nhất năm 2016 với nội dung về CSTS cũng lấy
các khuyến cáo của WHO năm 2002 làm trọng tâm. Theo đó, mỗi thai phụ
phải được quản lý thai và khám thai ít nhất 4 lần trong thai kỳ (một lần trong
3 tháng đầu, một lần trong 3 tháng giữa và hai lần trong 3 tháng cuối)[3].
Lần khám thai đầu tiên nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, có thể bắt
đầu vài ngày sau khi trễ kinh. Mục tiêu chủ yếu của lần khám này là để xác
định tình trạng có thai hay khơng, tính sinh tồn và vị trí của thai, ngồi ra cịn
có thể khai thác tiền sử sản khoa và các bệnh lý đi kèm, thói quen sinh hoạt để
phân loại nguy cơ thai kỳ, nhằm xây dựng chiến lược quản lý thai kỳ một
cách hiệu quả ngay từ đầu.
Khám thai vào tam cá nguyệt thứ 2 mục tiêu chủ yếu là để theo dõi sự
phát triển của thai, tầm soát dị tật bẩm sinh hoặc kiểm tra các bất thường sớm
về hình thái học, tầm sốt các bệnh lý như thiếu máu hoặc nhiễm trùng cũng

như chẩn đốn các bệnh lý của mẹ có thể ảnh hưởng đến kết cục thai kỳ như
đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật,...
Khám thai ở tam cá nguyệt thứ 3 nhằm đánh giá sức khỏe thai, sự tăng
trưởng của thai, chẩn đốn các bệnh lý của nhau thai có thể ảnh hưởng đến kết
cục thai kỳ như nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nhau bong non,... Ngoài ra,

.


.

khám thai ở giai đoạn này còn giúp lựa chọn nơi sinh phù hợp cho thai phụ.
Nhờ việc khám thai trong những tháng cuối mà có thể có được những tiên
lượng cho cuộc sinh, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, triệt để các biến
chứng, bệnh lý, giúp bà mẹ bước vào cuộc chuyển dạ với nguy cơ thấp nhất.
1.2.2. Cận lâm sàng cơ bản
Mặc dù tất cả các mơ hình CSTS của WHO đều khuyến cáo sử dụng bộ
ba đo huyết áp, xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu là những cận lâm
sàng (CLS) cơ bản bắt buộc phải thực hiện cho thai phụ mỗi lần khám thai.
Ngoài ra, đo chiều cao và cân nặng là những tùy chọn có thể được cân nhắc
bổ sung vào chương trình CSTS cho phù hợp với nguồn lực của mỗi quốc
gia[70], [82]. Tuy nhiên nhiều quốc gia chưa thực sự chú trọng đến các dịch
vụ và xét nghiệm cơ bản mà thai phụ được nhận cho mỗi lần khám thai. Điển
hình là trong một thời gian dài, các dự án và nghiên cứu đánh giá về tình hình
CSTS trên thế giới chỉ tập trung đánh giá 2 chỉ số là tỷ lệ thai phụ đi khám
thai tối thiểu 4 lần và tỷ lệ thai phụ đi khám thai lần đầu trong 3 tháng đầu
thai kỳ[66], [67]. Nghiên cứu của Hodgins và cộng sự năm 2014 khảo sát trên
41 quốc gia cho thấy tồn tại khoảng cách lớn về tỷ lệ thai phụ nhận được các
CLS cơ bản trong thai kỳ giữa các quốc gia, với chỉ 12% thai phụ ở Burundi
được xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ, cùng với 50% thai phụ được đo

huyết áp, trong khi một số quốc gia như Colombia, Congo cả 2 tỷ lệ này đạt
gần 100%[39].
Hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2009 và cập nhật năm 2016 cũng khuyến
cáo đo huyết áp và thử protein nước tiểu cho thai phụ mỗi lần khám thai, bên
cạnh đó là khuyến cáo về các xét nghiệm máu như sau:
 Xét nghiệm giang mai, HIV, viêm gan B,C và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục khác càng sớm càng tốt.

.


0.

 Xét nghiệm huyết sắc tố, nếu có thiếu máu thì xét nghiệm phân xem có
giun khơng. Xét nghiệm nhóm máu, dung tích hồng cầu, tiểu cầu, sinh sợi
huyết, chức năng gan và chức năng thận.
 Xét nghiệm tăng đường huyết: đối với người nguy cơ thấp cần làm xét
nghiệm lúc thai 24 tuần. Đối với người nguy cơ cao, trong 3 tháng đầu cần
làm xét nghiệm đường huyết, HbA1c và nghiệm pháp tăng đường huyết. Xét
nghiệm lại lần 2 lúc thai 24 tuần và lần 3 vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu xét
nghiệm tăng đường huyết dương tính cần khám chuyên khoa nội kết hợp với
khám thai định kỳ.
 Xét nghiệm sFlt-1/PlGF ở tuổi thai 25-28 tuần để phát hiện sớm tiền
sản giật.
Ngoài ra, trong lần cập nhật này, Bộ Y tế cũng hướng dẫn trong thai kỳ
mỗi thai phụ phải được siêu âm thai tối thiểu 3 lần kết hợp với các xét nghiệm
sàng lọc trước sinh. Lần siêu âm đầu tiên nên thực hiện khi tuổi thai khoảng
từ 11-13 tuần để xác định chính xác tuổi thai và sàng lọc dị tật, đặc biệt là loại
lệch bội thường gặp. Siêu âm lần 2 nên thực hiện khi tuổi thai khoảng từ 2024 tuần để phát hiện các dị tật thai. Siêu âm lần 3 nên thực hiện khi tuổi thai
khoảng từ 30-32 tuần để đánh giá tình trạng nước ối, tim, đường tiêu hóa và

não thất thai nhi.
Sau khi tham khảo khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của Bộ Y tế và
các nghiên cứu trước đó cả trên thế giới lẫn Việt Nam, chúng tôi lựa chọn 6
CLS để đánh giá những nội dung cơ bản mà thai phụ nhận được trong quá
trình CSTS[3], [57], [58], [61], [75]. Bao gồm: đo cân nặng, đo huyết áp, xét
nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tăng đường huyết và siêu âm
thai. Mục đích của xét nghiệm máu chủ yếu là để xác định nhóm máu, tầm

.


1.

soát bệnh thiếu máu và các bệnh HIV, giang mai, viêm gan siêu vi B. Xét
nghiệm nước tiểu với mục đích tìm đạm niệu và nhiễm trùng tiểu nếu có.
1.2.3. Tiêm phòng uốn ván
Uốn ván sơ sinh là một trong 5 tai biến sản khoa nguy hiểm và có tỷ lệ
tử vong sơ sinh cao. Theo số liệu ước tính của WHO năm 2015 trên thế giới
có khoảng 34.000 trẻ sơ sinh tử vong do uốn ván, mặc dù đã giảm được
khoảng 96% so với năm 1988 nhưng đây vẫn là một vấn đề sức khỏe quan
trọng toàn cầu, đặc biệt là ở những nước nghèo, có nguồn lực hạn chế và tỷ lệ
tử vong sơ sinh còn cao[76]. Nhằm loại trừ bệnh uốn ván, WHO khuyến nghị
chương trình tiêm phịng cho cộng đồng với mục tiêu ít nhất 80% dân số được
tiêm đủ 6 mũi vaccine, theo lịch như sau: 3 mũi cơ bản trong 6 tháng đầu đời
và 3 mũi tăng cường lúc 12-23 tháng, 4-7 tuổi và 9-15 tuổi[78]. Tuy nhiên, để
đạt được hiệu quả miễn dịch tối ưu cho cộng đồng cần phải có thời gian, cho
nên để bảo vệ thai phụ và trẻ sơ sinh khơng bị uốn ván, WHO khuyến cáo
thêm lịch tiêm phịng cho các thai phụ không nhớ hoặc chưa được tiêm phòng
đủ 6 mũi vaccine uốn ván trong thời niên thiếu[77].
Dựa theo khuyến cáo của WHO, Bộ Y tế cũng hướng dẫn lịch tiêm

phòng uốn ván cho các thai phụ chưa tiêm hoặc khơng rõ tiền sử tiêm vaccine
có thành phần uốn ván trước đó như sau:
 Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc trong độ tuổi sinh sản.
 Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1, và trước sinh ít nhất 1 tháng.
 Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc trong thai kỳ sau.
 Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc trong thai kỳ sau.
 Lần 5: ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc trong thai kỳ sau.
Nếu khoảng thời gian giữa các liều tiêm bị chậm vượt quá khoảng thời
gian theo lịch trên, tiêm mũi tiếp theo mà không cần tiêm lại từ đầu[3].

.


2.

1.2.4. Bổ sung sắt và acid folic
Khoảng 40% thai phụ trên thế giới mắc bệnh thiếu máu trong thai kỳ,
và đến hơn một nửa là do thiếu máu thiếu sắt[74]. Khi mang thai, nhu cầu sắt
của thai phụ tăng lên để đáp ứng với sự tăng thể tích tuần hồn, tăng khối
lượng hồng cầu, phát triển các đơn vị nhau thai và để đáp ứng nhu cầu sắt của
thai nhi. Thiếu máu do thiếu sắt có thể làm giảm quá trình trao đổi dinh dưỡng
và oxy đến nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, dẫn đến trẻ sinh
non và nhẹ cân[19], [46]. Nhiều nghiên cứu cũng kết luận rằng thiếu máu
trong thai kỳ có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong mẹ và sơ sinh, nhau bong non,
nhiễm trùng hậu sản và tăng tỷ lệ máu mất sau sinh[31], [54]. Ngoài ra, một
số nghiên cứu cũng cho thấy thiếu máu trong thai kỳ có thể liên quan đến sự
phát triển bất thường của não thai nhi, dẫn đến nhận thức kém và rối loạn
hành vi của trẻ sau này[23], [49]. Ngồi chế độ ăn uống thì bổ sung sắt
ngun tố dự phịng khi mang thai có thể giúp giảm nguy cơ thiếu máu thiếu
sắt cho thai phụ.

Khiếm khuyết ống thần kinh là một trong những dị tật bẩm sinh phổ
biến nhất ở trẻ sơ sinh trên thế giới[72]. Đây là một nhóm những rối loạn
khơng đồng nhất, liên quan đến các thành phần của ống thần kinh, xảy ra
trong những tuần đầu thai kỳ. Mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ
nhưng một số yếu tố nguy cơ đã được xác định như tiền sử gia đình có dị tật
ống thần kinh, đái tháo đường thai kỳ, mẹ sử dụng chất có cồn hoặc chiếu xạ
trong thời gian mang thai. Cùng với đó, thiếu acid folic và kẽm cũng là những
nguyên nhân có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh[47]. Nhiều nghiên cứu RCTs
chứng minh rằng bổ sung acid folic quanh thời kỳ thụ thai giúp giảm nguy cơ
tái phát dị tật ống thần kinh ở những thai phụ đã có tiền sử trước đó. Các bằng
chứng khác cũng cho thấy bổ sung acid folic trong thai kỳ có thể giảm nguy
cơ mắc dị tật ống thần kinh ở dân số chung[84]. Ngoài ra, một số nghiên cứu

.


3.

cũng cho thấy việc bổ sung acid folic khi mang thai cũng giúp giảm nguy cơ
mắc các dị tật khác, như có thể giảm 34-58% nguy cơ bất thường hệ tim
mạch, 30% dị tật hàm mặt, 46-81% khiếm chuyết chi và 40% khiếm khuyết
hệ tiết niệu[32].
Khuyến cáo của WHO đề nghị bổ sung 30 - 60 mg sắt nguyên tố và 400
mcg acid folic đường uống cho các thai phụ để ngăn ngừa thiếu máu mẹ,
nhiễm trùng hậu sản, trẻ nhẹ cân, sinh non và giảm nguy cơ dị tật ống thần
kinh ở thai[72]. Hướng dẫn của Bộ Y tế về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
cũng khuyến cáo bổ sung viên kết hợp sắt/folic như sau: uống ngày 1 viên
trong suốt thời gian mang thai cho đến sau sinh 1 tháng, mỗi viên gồm 60 mg
sắt và 400 mcg acid folic[4]. Việc cung cấp viên sắt/folic cần được thực hiện
ngay từ lần đầu tiên khám thai, cùng với đó là phải kiểm tra việc sử dụng của

thai phụ trong các lần khám tiếp theo. Nếu thai phụ có biểu hiện thiếu máu,
cần được chẩn đoán và điều trị theo đúng phác đồ.
1.2.5. Dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ
Mang thai là một quá trình sinh lý bình thường của người phụ nữ, tuy
nhiên trong thai kỳ nhiều yếu tố có thể thay đổi để biến những vấn đề sinh lý
trở thành bệnh lý và gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai. Một số bệnh lý đặc
trưng trong thai kỳ như tiền sản giật/sản giật, sẩy thai, sinh non,...có thể gây
nguy hiểm đến tính mạng thai phụ nếu khơng được phát hiện và xử trí kịp
thời. Các bệnh lý này đều có những triệu chứng dự báo hoặc điển hình mà nếu
có thể nhận biết sớm thì có thể xử trí kịp thời, đảm bảo tính mạng cho cả mẹ
và thai.
Theo khuyến cáo của WHO, các dấu hiệu nguy hiểm có thể xuất hiện
bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ và đe dọa tính mạng mà thai phụ phải ngay
lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra gồm có xuất huyết âm đạo, co giật

.


4.

hoặc phù, đau đầu nhiều kèm nhìn mờ, sốt và q mệt khơng thể di chuyển,
đau bụng nhiều, khó thở hoặc thở nhanh[73], trong đó xuất huyết âm đạo là
một trong những nguyên nhân chính gây tử vong mẹ[83]. Do đó, thai phụ
phải được trang bị các kiến thức để nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm này, kịp
thời đến các cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc. Bộ Y tế cũng khuyến cáo
trong các lần khám thai, nhân viên y tế phải tư vấn và hướng dẫn các dấu hiệu
báo động cần đi khám ngay cho thai phụ như đau bụng, ra huyết và phù nề[3].
1.2.6. Chế độ dinh dƣỡng, làm việc, nghỉ ngơi khi mang thai
Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe, thể lực và trí tuệ
của con người trong suốt cả vòng đời, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai và

cho con bú. Phụ nữ mang thai cần thêm dinh dưỡng cho bản thân, cho sự hình
thành và phát triển của thai nhi, do đó dinh dưỡng tốt khi mang thai là một
trong những yếu tố quyết định đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ, sự lớn lên và
phát triển của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ trong thai kỳ là yếu tố liên quan rõ rệt
nhất đến cân nặng lúc sinh của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng nếu
bà mẹ được cung cấp thức ăn đầy đủ và cân đối trong thời gian mang thai sẽ
đảm bảo cho thai nhi tăng cân tốt, kể cả con của các bà mẹ suy dinh dưỡng.
Ngược lại nếu bà mẹ mang thai thiếu ăn sẽ tăng nguy cơ sinh con non tháng,
nhẹ cân. Trẻ sinh non tháng, nhẹ cân khi lớn lên sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh
mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, giảm chức năng phổi, chậm dậy thì
và dễ bị trầm cảm. Riêng đối với trẻ gái sinh nhẹ cân có nguy cơ suy dinh
dưỡng khi trưởng thành, lại tiếp tục trở thành một yếu tố nguy cơ sinh con
nhẹ cân cho thế hệ kế tiếp. Ngoài ra, dinh dưỡng kém trong thai kỳ còn làm
tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu, sinh khó, và các tai biến sản khoa khác[4].

.


5.

Trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, nếu bà mẹ dinh dưỡng không đủ sẽ
bị giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm có thể để
lại các khuyết tật cho trẻ sau này như tim bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch,...
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm não bộ thai nhi tăng trưởng và
trưởng thành nhất. Chế độ ăn của bà mẹ đủ các acid béo không no cần thiết,
đủ DHA và các dưỡng chất như acid folic, vitamin B6, B12, mangan, iod,
đồng, kẽm, sắt,... sẽ giúp trẻ sinh ra thơng minh, thị giác tốt và có hệ tim mạch
khỏe mạnh[4].
Một chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối và đầy đủ sẽ giúp bà mẹ có

sức đề kháng tốt, tránh được một số bệnh thường gặp, đủ sức để “vượt cạn”
trong cuộc sinh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh, tạo sữa đủ cho
con bú. Nếu dinh dưỡng không đủ hoặc không cân đối, bà mẹ sẽ dễ mắc các
bệnh như thiếu máu thiếu sắt, thiếu kẽm, tăng huyết áp, đái tháo đường thai
kỳ. Ngoài ra, dinh dưỡng cân đối còn giúp bà mẹ tránh được một số vấn đề
thường gặp trong thai kỳ như nôn nghén liên quan đến thiếu vitamin B6, táo
bón liên quan đến thiếu chất xơ và uống ít nước, chuột rút do thiếu canxi và
vitamin D,...[4].
Bộ Y tế khuyến nghị chế độ dinh dưỡng cho thai phụ trong các giai
đoạn khác nhau của thai kỳ như sau[4]:
Trong 3 tháng đầu: đây là giai đoạn hình thành các cơ quan tổ chức của
thai nhi nên cần tăng cường các thực phẩm giàu đạm như trứng, sữa, thịt, đậu
và chia thành nhiều bữa nhỏ để bớt cảm giác nghén. Ngoài ra, thai phụ cần
uống bổ sung sắt và acid folic theo hướng dẫn.
Trong 3 tháng giữa: đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh vì vậy
cần tăng khẩu phần ăn sao cho năng lượng cung cấp tăng thêm 250kcal/ngày.

.


×