Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 123 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐINH TUẤN

TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TRÊN BỆNH NHÂN
SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐINH TUẤN

TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN


ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TRÊN BỆNH NHÂN
SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM

NGÀNH: NỘI KHOA (NỘI TIẾT)
MÃ SỐ: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BS. TRẦN QUANG KHÁNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, có sự hướng
dẫn hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là Tiến sĩ Trần Quang Khánh. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 12 năm 2021
Người thực hiện đề tài

NGUYỄN ĐINH TUẤN

.



.

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT ........................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. vi
DANH MỤC LƯU ĐỒ .................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1. Tổng quan về suy tim ................................................................................. 4
1.2. Tổng quan về ĐTĐ típ 2 .......................................................................... 13
1.3. ĐTĐ típ 2 và suy tim ................................................................................ 17
1.4. Tóm tắt các nghiên cứu liên quan đề tài .................................................. 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 28
2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 28
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 28
2.3. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 29
2.4. Sơ đồ thực hiện nghiên cứu...................................................................... 30
2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu ................................................................ 31
2.6. Định nghĩa biến số ................................................................................... 32
2.7. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu ............................................... 39
2.8. Vấn đề y đức của đề tài ............................................................................ 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 41
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................................... 41
3.2. Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ típ 2 ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm ............ 47


.


.

3.3. So sánh các đặc điểm giữa nhóm ĐTĐ típ 2 và không ĐTĐ ở bệnh nhân
suy tim PSTM giảm ........................................................................................ 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 59
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................................... 59
4.2. Đặc điểm ĐTĐ típ 2 ở bệnh nhân suy tim PSTM giảm........................... 65
4.3. So sánh các đặc điểm giữa nhóm ĐTĐ típ 2 và khơng ĐTĐ ở bệnh nhân
suy tim PSTM giảm ........................................................................................ 69
4.4. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản thông tin dành cho người tham gia nghiên cứu và chấp thuận
tham gia nghiên cứu.
Phụ lục 2: Phiếu thu thập số liệu.
Phụ lục 3: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4: Chấp thuận của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại
học Y dược TP. Hồ Chí Minh

.


.

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐTĐ

Đái tháo đường

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

KTC

Khoảng tin cậy

PSTM

Phân suất tống máu

Q1-Q3

Khoảng tứ phân vị


TCCN

Triệu chứng cơ năng

TCTT

Triệu chứng thực thể

TB

Trung bình

TV

Trung vị

UCMC

Ức chế men chuyển

UCTT

Ức chế thụ thể angiotensin

Tiếng Anh
ADA

American Diabetes Association


AGEs

Advanced glycation end products

AHA

American Heart Association

BNP

Brain natriuretic peptide

COPD

Chronic obstructive pulmonary disease

.


.

ii

DPP-4

Dipeptidyl peptidase-4

EF

Ejection fraction


ESC

European Society of Cardiology

GDM

Gestational Diabetes Mellitus

GLP-1

Glucagon-like peptide-1

HbA1C

Hemoglobin A1C

HR

Hazard ratio

IDF

International Diabetes Federation

NPs

Natriuretic peptides

OR


Odds ratio

SGLT-2 Sodium-glucose cotransporter-2
TNF

Tumor necrosis factor

TZDs

Thiazolidinediones

WHO

World Health Organization

.


.

iii

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
Tiếng Anh

Tiếng Việt

American Diabetes Association


Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

Advanced glycation end products

Các sản phẩm cuối cùng của q trình
glycosyl hóa

American Heart Association

Hiệp hội Tim Hoa Kỳ

Chronic obstructive pulmonary disease

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Ejection fraction

Phân suất tống máu

European Society of Cardiology

Hiệp hội Tim Châu Âu

International Diabetes Federation

Liên đoàn đái tháo đường thế giới

Tumor necrosis factor

Yếu tố hoại tử khối u


World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

.


.

iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Định nghĩa suy tim với PSTM giảm, PSTM trung gian, và PSTM
bảo tồn ............................................................................................................... 5
Bảng 1.2: TCCN và TCTT của suy tim. ....................................................... 7
Bảng 1.3: Tiêu chí chẩn đốn ĐTĐ ............................................................ 14
Bảng 1.4: Tỷ lệ ĐTĐ típ 2 ở bệnh nhân suy tim trong dân số chung. ........ 18
Bảng 1.5: Tỷ lệ ĐTĐ típ 2 ở trong các thử nghiệm chọn lọc của suy tim .. 19
Bảng 1.6: ĐTĐ típ 2 và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong các ........ 25
Bảng 3.1: Đặc điểm về nhân trắc của dân số nghiên cứu ........................... 41
Bảng 3.2: Đặc điểm lâm sàng của dân số nghiên cứu ................................ 42
Bảng 3.3: Đặc điểm cận lâm sàng của dân số nghiên cứu .......................... 43
Bảng 3.4: Đặc điểm về các bệnh đồng mắc ................................................ 45
Bảng 3.5: Đặc điểm thuốc điều trị suy tim nội viện ................................... 46
Bảng 3.6: Đặc điểm lâm sàng giữa nhóm ĐTĐ và khơng ĐTĐ ................. 51
Bảng 3.7: Đặc điểm cận lâm sàng giữa nhóm ĐTĐ và không ĐTĐ .......... 53
Bảng 3.8: Đặc điểm bệnh đồng mắc giữa nhóm ĐTĐ và khơng ĐTĐ ...... 54
Bảng 3.9: Đặc điểm thuốc điều trị suy tim nhóm ĐTĐ và khơng ĐTĐ ..... 55
Bảng 3.10: Nguy cơ ĐTĐ típ 2 qua phân tích đa biến (Mơ hình A) .......... 56

Bảng 3.11: Nguy cơ ĐTĐ típ 2 qua phân tích đa biến (Mơ hình B và C) .. 57
Bảng 4.1: Chức năng thận trong các nghiên cứu suy tim ........................... 62
Bảng 4.2: Bệnh đồng mắc trong các nghiên cứu suy tim ........................... 63

.


.

v

Bảng 4.3: So sánh tỷ lệ giới tính nam của hai nhóm ĐTĐ và khơng ĐTĐ 69
Bảng 4.4: So sánh tuổi của hai nhóm ĐTĐ và khơng ĐTĐ ....................... 70
Bảng 4.5: Nồng độ Hemoglobin giữa hai nhóm ĐTĐ và khơng ĐTĐ....... 71
Bảng 4.6: Tỷ lệ tăng huyết áp giữa hai nhóm ĐTĐ và khơng ĐTĐ ........... 75
Bảng 4.7: Tỷ lệ bệnh mạch vành giữa hai nhóm ĐTĐ và khơng ĐTĐ ...... 76
Bảng 4.8: Tỷ lệ rung nhĩ giữa hai nhóm ĐTĐ và không ĐTĐ ................... 77
Bảng 4.9: Tỷ lệ dùng thuốc UCMC/UCTT ở nhóm ĐTĐ và khơng ĐTĐ . 79
Bảng 4.10: Tỷ lệ dùng thuốc chẹn thụ thể β giao cảm giữa hai nhóm ĐTĐ và
khơng ĐTĐ ...................................................................................................... 80
Bảng 4.11: Tỷ lệ dùng thuốc đối kháng Aldosterone giữa hai nhóm ĐTĐ và
không ĐTĐ ...................................................................................................... 81

.


.

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ ĐTĐ típ 2 ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm.......... 47
Biểu đồ 3.2: Chẩn đốn ĐTĐ típ 2 ở bệnh nhân suy tim PSTM giảm ....... 48
Biểu đồ 3.3: Đặc điểm các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 nội viện .................... 49
Biểu đồ 3.4: Tần suất ĐTĐ típ 2 và khơng ĐTĐ theo giới tính ................. 50
Biểu đồ 3.5: Chỉ số chênh (OR) ĐTĐ típ 2 trong phân tích đa biến .......... 58

.


.

vii

DANH MỤC LƯU ĐỒ
Lưu đồ 1.1: Lưu đồ chẩn đoán suy tim ....................................................... 10
Lưu đồ 2.1: Lưu đồ thực hiện nghiên cứu .................................................. 30

.


.

viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mối liên hệ giữa suy tim và các bệnh đồng mắc ........................ 12

.



.

1

MỞ ĐẦU
Suy tim là giai đoạn cuối của tất cả các bệnh về tim, có tỷ lệ mắc bệnh và tử
vong cao. Tầm quan trọng của bệnh lý này đã được ghi nhận từ rất sớm qua
phát biểu của nhà tim mạch học người Anh - Thomas Lewis vào năm 1933:
“Bản chất của thực hành tim mạch là phát hiện sớm bệnh suy tim”. Thêm vào
đó, với tần suất mắc bệnh cao trong dân số, suy tim đang tạo ra gánh nặng lớn
đối với cộng đồng. Ước tính có tới 23 triệu người trên thế giới mắc bệnh lý này,
và khoảng 50% trường hợp trong số đó là suy tim với phân suất tống máu
(PSTM) giảm [92]. Vì vậy, vấn đề điều trị suy tim đang ngày càng được quan
tâm nghiên cứu, đặc biệt là đối với các bệnh đồng mắc.
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý mạn tính được người Ai Cập cổ đại
ghi nhận lần đầu tiên cách đây 3500 năm. Hiện nay, ĐTĐ đã phổ biến trên tồn
thế giới, và có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước, trong đó chủ yếu là
ĐTĐ típ 2 chiếm khoảng 90-95%. Theo Liên đoàn ĐTĐ thế giới (IDF), năm
2019 tồn thế giới có 463 triệu người mắc ĐTĐ (ở độ tuổi từ 20-79), tới năm
2045 con số dự kiến sẽ tăng lên 700 triệu người [61]. Sự phổ biến của bệnh lý
này gây ra các tác hại to lớn, cụ thể, tuổi thọ của một người mắc ĐTĐ típ 2 có
thể bị giảm đến 10 năm so với người khơng mắc ĐTĐ [45]. Bên cạnh đó, sự
gia tăng tỷ lệ mắc ĐTĐ làm phức tạp việc điều trị các bệnh lý đồng mắc do ảnh
hưởng của thay đổi đường huyết lên các hệ cơ quan, đặc biệt là trên tim mạch.
ĐTĐ là một bệnh lý đồng mắc thường gặp ở bệnh nhân suy tim. Trong các
nghiên cứu đoàn hệ của suy tim, bao gồm cả suy tim có PSTM giảm và suy tim
với PSTM bảo tồn, tỷ lệ mắc ĐTĐ dao động từ 10% đến 47%
[37],[44],[52],[109],[116]. Tỷ lệ mắc ĐTĐ thậm chí cịn cao hơn ở những bệnh
nhân phải nhập viện do suy tim [56]. Mỗi bệnh lý suy tim và ĐTĐ đều có tỷ lệ


.


.

2

mắc bệnh và tử vong đáng kể, việc chúng thường xảy ra cùng nhau làm xấu đi
kết cục lâm sàng, giảm chất lượng cuộc sống và tăng chi phí chăm sóc của bệnh
nhân. Ngồi ra, ĐTĐ cịn làm ảnh hưởng lên quyết định điều trị thuốc ở bệnh
nhân suy tim, điển hình là các thuốc lợi tiểu và chẹn bêta với lo ngại làm tăng
tình trạng đề kháng Insulin cũng như khả năng che mờ đi các dấu hiệu của cơn
hạ đường huyết.
Mặc dù là một vấn đề quan trọng và ngày càng phổ biến, việc tầm soát ĐTĐ
dường như chưa được chú ý nhiều trên bệnh nhân suy tim nói chung và suy tim
PSTM giảm nói riêng. Bên cạnh đó, hiện nay các thơng số dịch tễ về ĐTĐ và
các yếu tố liên quan của ĐTĐ trên bệnh nhân suy tim chủ yếu được lấy từ các
nghiên cứu của Âu - Mỹ và một vài nước Châu Á. Tại Việt Nam có rất ít nghiên
cứu khảo sát về tình hình dịch tễ học của ĐTĐ trên nhóm bệnh nhân suy tim
PSTM giảm, đặc biệt là trên nhóm đối tượng phải nhập viện. Điều này cho thấy
tỷ lệ ĐTĐ típ 2 trên nhóm bệnh nhân suy tim cịn thiếu số liệu cơ bản cho thực
hành lâm sàng và các nghiên cứu xa hơn. Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên
cứu này nhằm khảo sát tỷ lệ ĐTĐ típ 2 trên bệnh nhân suy tim PSTM giảm phải
nhập viện, từ đó có một cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của ĐTĐ típ 2
và cũng như có cơ sở khoa học để nhận diện sớm và quản lý các đặc điểm góp
phần gây khởi phát và tiến triển của bệnh lý này.

.



.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành đề tài: “tỷ lệ và các yếu tố liên quan đái tháo đường
típ 2 trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm” nhằm các mục tiêu
sau đây:
1.1 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:
Khảo sát tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường típ 2 và các yếu tố liên quan trên
bệnh nhân suy tim với phân suất tống máu giảm nhập viện.
1.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ:
1.2.1 Mục tiêu chính
Khảo sát tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường típ 2 ở bệnh nhân suy tim với phân
suất tống máu giảm.
1.2.2 Mục tiêu phụ
Xác định các yếu tố liên quan với đái tháo đường típ 2 ở bệnh nhân suy tim
phân suất tống máu giảm.

.


.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ SUY TIM
1.1.1. Định nghĩa suy tim

Suy tim là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi các triệu chứng cơ năng
(TCCN) (như khó thở, phù mắt cá chân, mệt mỏi) có thể đi kèm với các triệu
chứng thực thể (TCTT) (ví dụ: tăng áp lực tĩnh mạch cảnh, ran phổi, phù ngoại
biên) do bất thường về cấu trúc và/hoặc chức năng tim, gây ra giảm cung lượng
tim và/hoặc tăng áp lực trong tim khi nghỉ ngơi hoặc khi gắng sức [99].
Định nghĩa hiện tại của suy tim bị giới hạn ở các giai đoạn mà các triệu chứng
lâm sàng đã rõ ràng. Trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân
có thể đã có các bất thường về cấu trúc hoặc chức năng tim khơng có triệu
chứng (rối loạn chức năng tâm thu hoặc tâm trương thất trái), là tiền thân của
suy tim. Việc nhận ra các bất thường này rất quan trọng vì chúng có liên quan
đến tiên lượng và việc bắt đầu điều trị ở giai đoạn sớm có thể làm giảm tỷ lệ tử
vong ở bệnh nhân rối loạn chức năng tâm thu thất trái không triệu chứng
[131],[138].
Thuật ngữ chính được sử dụng để mơ tả suy tim là dựa trên phép đo PSTM
thất trái. Suy tim bao gồm nhiều đối tượng bệnh nhân: những người có PSTM
bình thường hay cịn gọi là suy tim PSTM bảo tồn (thường được xem là ≥ 50%),
PSTM giảm (thường được xem là < 40%) (Bảng 1.1) [99]. Bệnh nhân có PSTM
trong khoảng 40%-49% đại diện cho một “vùng xám”. Sự khác biệt của bệnh
nhân mắc suy tim dựa trên PSTM rất quan trọng do các nguyên nhân cơ bản
khác nhau, nhân khẩu học, bệnh đồng mắc và đáp ứng với các phương pháp
điều trị [32].

.


.

5

Bảng 1.1: Định nghĩa suy tim với PSTM giảm, PSTM trung gian,

và PSTM bảo tồn
Loại suy
tim

1

2

Suy tim
PSTM
giảm
TCCN
±TCTT
PSTM
<40%

Tiêu
chí

3

Suy tim PSTM

Suy tim PSTM

trung gian

bảo tồn

TCCN ± TCTT


TCCN ± TCTT

PSTM 40-49%

PSTM ≥50%

1. Tăng peptides lợi niệu.

1. Tăng peptides lợi niệu.

2. Ít nhất 1 trong các tiêu

2. Ít nhất 1 trong các tiêu

chí sau:

chí sau:

a. Bệnh tim cấu trúc phù

a. Bệnh tim cấu trúc phù

hợp (lớn thất trái ± lớn nhĩ hợp (lớn thất trái ± lớn nhĩ
trái).

trái).

b. Rối loạn chức năng tâm b. Rối loạn chức năng tâm
trương thất trái.


trương thất trái.

Từ viết tắt: PSTM, phân suất tống máu; TCCN, triệu chứng cơ năng; TCTT, triệu chứng thực thể

1.1.2. Dịch tễ học suy tim
Suy tim là một bệnh lý phổ biến và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với
sức khỏe của cộng đồng. Uớc tính có tới 38 triệu người trên tồn thế giới mắc
suy tim, với hầu hết các nghiên cứu được công bố báo cáo tỷ lệ mắc từ 1% đến
2% dân số người trưởng thành [30],[87]. Theo Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (AHA),
có 6,2 triệu người mắc bệnh suy tim ở Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 2013-

.


.

6

2016 [130]. Dữ liệu từ Châu Âu và Bắc Mỹ cho thấy 1%-2% tổng số bệnh nhân
nhập viện có liên quan đến suy tim [17], đồng nghĩa với hơn 1 triệu lượt nhập
viện hàng năm, trong đó 80%-90% là do suy tim mất bù [31].
Ở châu Á, tỷ lệ mắc suy tim là từ 1% đến 3% [102], nhìn chung tương tự với
các giá trị được báo cáo ở châu Âu và số liệu 0,9% ở Trung Quốc [67]. Tại Việt
Nam tuy chưa có số liệu chính thức nhưng ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6
triệu người trong dân số mắc bệnh suy tim [6].
Bệnh nhân suy tim ở châu Á dường như trẻ hơn một chút so với châu Âu và
châu Mỹ, phản ánh nhân khẩu học trẻ hơn ở các quốc gia này [102].
1.1.3. Chẩn đoán suy tim
1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng

Các TCCN thường không đặc hiệu và do đó, khơng giúp phân biệt rõ ràng
giữa suy tim và các bệnh lý khác. Các TCCN và TCTT của suy tim do giữ nước
có thể được giải quyết nhanh chóng bằng lợi tiểu. Các dấu hiệu như tĩnh mạch
cảnh nổi và mỏm tim lệch trái có thể đặc hiệu hơn, nhưng khó phát hiện và có
khả năng tái lập kém [28],[72],[129]. Các triệu chứng có thể đặc biệt khó xác
định và giải thích ở những người béo phì, người già và bệnh nhân mắc bệnh
phổi mạn tính [39],[58],[105]. Bệnh nhân trẻ tuổi mắc suy tim thường có căn
nguyên, biểu hiện lâm sàng và kết cục khác biệt so với bệnh nhân lớn tuổi
[133],[134]. Các triệu chứng của suy tim khơng chỉ để chẩn đốn mà cịn rất
quan trọng trong việc theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Những TCCN
và TCCT của suy tim được tóm tắt trong bảng 1.2 [99].

.


.

7

Bảng 1.2: TCCN và TCTT của suy tim.
Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng thực thể

Điển hình

Đặc hiệu

Khó thở


Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh

Khó thở khi nằm

Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh

Khó thở kịch phát về đêm

Tiếng T3 (nhịp Gallop)

Giảm khả năng gắng sức

Mỏm tim lệch trái

Mệt mỏi, tăng thời gian hồi phục sau
khi gắng sức
Phù mắt cá chân
Ít điển hình

Ít đặc hiệu

Ho về đêm

Tăng cân (>2kg/tuần)

Khò khè

Giảm cân (ở suy tim tiến triển)

Cảm giác ăn khó tiêu, chán ăn


Suy mịn

Trầm cảm, lú lẫn, chóng mặt

Âm thổi ở tim

Hồi hộp

Phù ngoại biên
Ran ẩm, tràn dịch màng phổi
Thở Cheyne Stokes
Gan to, báng bụng
Chi lạnh
Tiểu ít
Hiệu áp hẹp

.


.

8

1.1.3.2. Các cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán
a). Peptides lợi niệu natri:
Nồng độ huyết tương của natriuretic peptides (NPs) có thể được sử dụng như
một xét nghiệm chẩn đốn ban đầu, đặc biệt là trong bệnh cảnh không cấp tính
khi siêu âm tim khơng có sẵn ngay lập tức. Tăng NPs giúp thiết lập chẩn đoán
ban đầu, xác định những người cần khảo thêm về các vấn đề tim; bệnh nhân có

giá trị dưới ngưỡng giới hạn có thể được loại trừ các rối loạn chức năng tim
quan trọng mà khơng cần siêu âm tim. Bệnh nhân có nồng độ NPs huyết tương
trong giới hạn bình thường hiếm khi mắc suy tim.
Giới hạn trên bình thường trong bệnh cảnh khơng cấp tính đối với peptide
natriuretic loại B (BNP) là 35 pg/ml và đối với NT-proBNP là 125 pg/ml. Trong
bệnh cảnh cấp tính, cần sử dụng các giá trị cao hơn, NT-proBNP là 300 pg/ml,
và BNP là 100 pg/ml. Giá trị chẩn đoán của các peptides lợi niệu tương tự nhau
ở suy tim PSTM giảm và PSTM bảo tồn. Giá trị tiên đoán âm của các peptides
lợi niệu rất cao tại các điểm cắt loại trừ (0,94 - 0,98). Tuy nhiên các giá trị tiên
đoán dương đều khá thấp ở bệnh cảnh khơng cấp tính (0,44 -0,57) và bệnh cảnh
cấp tính (0,66 - 0,67) [139]. Do đó, NPs chỉ được khuyến nghị dùng để loại trừ
chứ không nên dùng để chẩn đốn.
Có rất nhiều ngun nhân tim mạch và ngồi tim mạch làm NPs tăng cao.
Trong đó, tuổi, rung nhĩ, và suy thận là những yếu tố quan trọng nhất cản trở
việc giải thích các phép đo NPs [84]. Mặt khác, nồng độ NPs có thể thấp khơng
tương xứng ở bệnh nhân béo phì [83].
b). Điện tâm đồ:
Một điện tâm đồ bất thường làm tăng khả năng chẩn đoán suy tim, nhưng có
độ đặc hiệu thấp [72],[129]. Một số bất thường về điện tâm đồ cung cấp thông
tin về bệnh học (như nhồi máu cơ tim) và cũng có thể cung cấp chỉ định điều

.


.

9

trị (ví dụ, thuốc kháng đơng cho rung nhĩ, đặt máy tạo nhịp cho tần số tim
chậm). Bệnh nhân có điện tâm đồ bình thường ít có khả năng suy tim (độ nhạy

89%) [85]. Do đó, việc sử dụng điện tâm đồ chủ yếu là để loại trừ suy tim.
c). Siêu âm tim:
Siêu âm tim là xét nghiệm hữu ích nhất, được chỉ định rộng rãi ở những bệnh
nhân nghi ngờ mắc suy tim để xác định chẩn đốn. Nó cung cấp thơng tin ngay
lập tức về thể tích buồng tim, chức năng tâm thu và tâm trương của thất, độ dày
thành, chức năng van và tăng áp phổi. Các thông tin này rất quan trọng trong
việc xác định chẩn đốn và xác định phương pháp điều trị thích hợp.
1.1.3.3. Chẩn đốn suy tim
Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn để chẩn đoán suy tim như tiêu chuẩn NHANES,
tiêu chuẩn Framingham. Hiệp hội Tim Châu Âu (ESC) năm 2012 đã đưa ra lưu
đồ chẩn đoán suy tim (lưu đồ 1.1) [87].
Năm 2016, ESC một lần nữa đưa ra bảng phân loại suy tim (bảng 1.1) [99].
Suy tim với PSTM giảm được chẩn đốn khi bệnh nhân có TTCN kèm hoặc
khơng kèm TCTT (bảng 1.2), cùng với PSTM giảm (< 40%) trên siêu âm tim.
Đối với những bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng lần đầu tiên, trước tiên
nên đánh giá xác suất suy tim dựa trên tiền sử lâm sàng của bệnh nhân (ví dụ
bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, sử dụng thuốc lợi tiểu), biểu hiện các
TCCN, khám các TCTT và đo điện tâm đồ lúc nghỉ. Nếu tất cả các yếu tố là
bình thường, suy tim rất hiếm xảy ra và các chẩn đoán khác cần được xem xét.
Nếu có ít nhất một yếu tố bất thường, nên đo NPs huyết tương để xác định
những người cần được siêu âm tim (siêu âm tim được chỉ định nếu mức NPs
vượt quá ngưỡng loại trừ hoặc nếu không thể đánh giá NPs).

.


.

10


Nghi ngờ suy tim

Khởi phát cấp

Khởi phát không cấp

Điện tâm đồ
Xquang ngực

Điện tâm đồ
Xquang ngực

Siêu âm tim

BNP/NT pro BNP

Điện tâm đồ
bình thường
và NT- proBNP
<300 pg/ml hoặc
BNP <100 pg/ml

Điện tâm đồ
bất thường
và NT- proBNP
≥300 pg/ml hoặc
BNP ≥100 pg/ml

Ít khả năng suy tim


BNP/NT pro BNP

Điện tâm đồ
bất thường
và NT- proBNP
≥125 pg/ml hoặc
BNP ≥35 pg/ml

Siêu âm tim

Nếu xác định suy tim,
tìm nguyên nhân và
bắt đầu điều trị

Lưu đồ 1.1: Lưu đồ chẩn đoán suy tim

.

Siêu âm tim

Điện tâm đồ
bình thường
và NT- proBNP
<125 pg/ml hoặc
BNP <35 pg/ml

Ít khả năng suy tim


.


11

1.1.4. Suy tim và bệnh đồng mắc
Suy tim thường đi kèm với các bệnh đồng mắc, các bệnh lý này góp phần
làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân suy tim. Các bệnh đồng mắc có mối quan hệ hai chiều với suy
tim: bệnh đồng mắc làm tăng khả năng suy tim và ngược lại [89]. Các bệnh đi
kèm quan trọng ở bệnh nhân suy tim bao gồm tăng huyết áp, bệnh mạch vành,
rung nhĩ, đột quỵ, bệnh thận, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,
béo phì, và thiếu máu (hình 1.1).
Vì những lý do khác nhau, những bệnh đồng mắc này có tầm quan trọng
đáng kể [127]. Các bệnh đi kèm có thể làm nặng các triệu chứng suy tim và
giảm chất lượng cuộc sống (thiếu sắt, thiếu máu, rối loạn nhịp thở khi ngủ, bất
thường chức năng thận, rối loạn chức năng nhận thức). Ngoài ra, các bệnh đồng
mắc có thể kìm hãm điều trị suy tim tối ưu (ví dụ: thuốc ức chế men chuyển có
thể khơng được sử dụng ở bệnh nhân có suy thận hoặc tăng kali máu nặng).
Bên cạnh đó, thuốc điều trị suy tim và các bệnh đi kèm có thể tương tác hoặc
tác dụng ngược với nhau (ví dụ: thuốc chẹn bêta đối với suy tim và đồng vận
beta cho các bệnh hơ hấp). Cuối cùng, vì các bệnh đồng mắc thường là tiêu chí
loại trừ trong nhiều thử nghiệm về điều trị suy tim, do đó có ít dữ liệu về tính
an tồn và hiệu quả của các thuốc điều trị suy tim ở bệnh nhân suy tim mạn tính
có các bệnh đi kèm.
Trong một nghiên cứu cộng đồng trên 2314 bệnh nhân, người ta nhận thấy
các bệnh đồng mắc làm tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong do mọi nguyên nhân là
tương đương ở cả suy tim PSTM giảm và PSTM bảo tồn [62]. Những quan sát
trong nghiên cứu này cho thấy các biện pháp điều trị nhằm tối ưu hóa các bệnh
lý đi kèm có thể có hiệu quả tương tự trong 2 loại suy tim. Tuy nhiên, một
nghiên cứu đoàn hệ khác thực hiện trên 2516 bệnh nhân suy tim mạn lại ghi


.


.

12

nhận rằng hầu hết các bệnh đi kèm trong suy tim PSTM giảm có liên quan đến
tăng nguy cơ tử vong, trong khi ở suy tim PSTM bảo tồn chỉ có bệnh thận mạn,
thiếu máu và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có liên quan đến nguy cơ
tử vong cao hơn [120].
Ở nhóm suy tim cấp, bệnh nhân nhập viện có nhiều bệnh đồng mắc có số
ngày nhập viện, nguy cơ tử vong nội viện và 30 ngày sau xuất viện, kèm nguy
cơ tái nhập viện cao hơn nhóm ít bệnh đồng mắc [114]. Do đó, việc phát hiện
và tối ưu hóa điều trị các bệnh lý đi kèm suy tim là cực kỳ quan trọng, góp phần
cải thiện tiên lượng cho các bệnh nhân suy tim.

TĂNG
HUYẾT
ÁP
RUNG
NHĨ

ĐÁI
THÁO
ĐƯỜNG

BỆNH
THẬN
MẠN


SUY
TIM

ĐỘT
QUỴ

THIẾU
MÁU

BÉO
PHÌ
BỆNH
MẠCH
VÀNH

Hình 1.1: Mối liên hệ giữa suy tim và các bệnh đồng mắc

.


×