Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Bài tập lớn môn học ngân hàng thương mại chủ đề tài sản và quản lý tài sản trong nhtm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG-TÀI CHÍNH
__________

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: Ngân hàng thương mại
CHỦ ĐỀ: TÀI SẢN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG NHTM

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc
Diệp
Nhóm: 4
Lớp: NHTM1_05

Hà Nội – 2023


THÀNH VIÊN NHĨM

Lê Đình Hồng Giang – 11211756
Lương Tiến Nam – 11218886
Hoàng Thanh Ngọc – 11218892
Lại Phương Thảo – 11215378
Chu Thùy Trang – 11215736
Đào Thị Cẩm Vi – 11218904
Bùi Gia Bảo – 11218850
Phạm Quang Minh – 11213920
Hoàng Thị Việt Linh – 11218876
Trần Ngọc Diệu Linh – 11213444

2



MỤC LỤC
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................................................5
I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA NHTM........................................................................5
1. Khái niệm về cơ cấu tài sản của nhtm..........................................................................................5
2  Các khoản mục tài sản và đặc điểm của từng khoản mục..........................................................5
2.1 Ngân quỹ (Tiền mặt + tiền gửi tại NHTW và các tổ chức tín dụng)........................................5
2.2 Chứng khốn................................................................................................................................6
2.3 Tín dụng.......................................................................................................................................7
2.4 Tài sản nội bảng (Tài sản uỷ thác, Phần hùn vốn, Tài sản cố định).........................................9
2.5 Tài sản ngoại bảng.....................................................................................................................10
II. KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG NHTM.......................................11
1.  Khái niệm về quản lý tài sản trong nhtm..................................................................................11
2. Nội dung quản lý tài sản..............................................................................................................11
2.1 Quản lý ngân quỹ.......................................................................................................................11
2.2 Quản lý chứng khoán................................................................................................................12
2.3 Quản lý tín dụng........................................................................................................................12
2.4 Quản lý nội bảng........................................................................................................................13
2.5 Quản lý ngoại bảng....................................................................................................................14
B. Thực trạng “ Phân tích cơ cấu và đặc điểm tài sản tại BIDV và TPBank.”...................................14
1. Ngân quỹ......................................................................................................................................17
1.1. Tiền mặt, kim khí quý, đá quý tại quỹ....................................................................................19
1.2. Tiền gửi tại NHNN....................................................................................................................20
1.3. Tiền gửi và cho vay tại TCTD khác.........................................................................................22
2. Chứng khoán................................................................................................................................24
2.1. Chứng khoán kinh doanh ( chứng khoán nợ, chứng khoán vốn)..........................................24
2.2. Chứng khoán đầu tư (Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và chứng khoán đầu tư giữ
đến ngày đáo hạn)............................................................................................................................26
3. Tín dụng.......................................................................................................................................28
3.1. Theo đối tượng cho vay............................................................................................................30

3.2. Theo chất lượng nợ cho vay.....................................................................................................33
3.3. Theo kỳ hạn khoản vay............................................................................................................35
3.4. Theo ngành nghề kinh tế..........................................................................................................37
3


4. Các tài sản nội bảng khác............................................................................................................40
4.1. Tài sản cố định (hữu hình, vơ hình).........................................................................................40
4.2. Góp vốn, đầu tư dài hạn...........................................................................................................42
5. Tài sản ngoại bảng.......................................................................................................................43
5.1. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản/công nợ tài chính khác.................................43
C. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay của các NHTM trong quản lý tài sản?.............................44
I. THUẬN LỢI.................................................................................................................................44
II. KHÓ KHĂN....................................................................................................................................47
III. Các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động quản lý tài sản của các NHTM tại Việt
Nam?.....................................................................................................................................................51
1. Quy định về quản lý tiền và ngân quỹ........................................................................................51
2. Quy định về quản lý chứng khoán..............................................................................................52
3. Quy định về quản lý tín dụng......................................................................................................54
4. Quy định về quản lý tài sản nội bảng khác................................................................................58
5. Quy định về quản lý tài sản ngoại bảng.....................................................................................59

4


A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA NHTM
1. Khái niệm về cơ cấu tài sản của nhtm
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Vì vậy, phần lớn tài sản
của nhtm sẽ là các tài sản tài chính, như là: các hợp đồng cho vay, hợp đồng thuê mua,

chứng khoán, các khoản tiền gửi,... Mỗi loại tài sản được hình thành theo các cách thức
khác nhau và vì những mục tiêu khác nhau song đều tập trung đảm bảo an toàn và sinh
lời cho ngân hàng.
Các khoản mục tài sản bao gồm: Ngân quỹ, chứng khốn, tín dụng, tài sản nội bảng,
tài sản ngoại bảng.
2  Các khoản mục tài sản và đặc điểm của từng khoản mục
2.1 Ngân quỹ (Tiền mặt + tiền gửi tại NHTW và các tổ chức tín dụng)
A, Tiền mặt
Tiền mặt có thể bao gồm nội tệ, ngoại tệ. Ưu điểm của loại tài sản này là chi trả
nhanh chóng, tuy nhiên có nhược điểm là không sinh lời, và làm cho ngân hàng trở thành
mục tiêu của trộm cướp, làm giả, cũng như làm phát sinh chi phí bảo quản, vận
chủn… 
Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất trong các loại tài sản của ngân hàng thương
mại bởi đây là công cụ trực tiếp dùng để để thanh tốn, lưu thơng, tích trữ. Số lượng tiền
mặt trong ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố như lạm phát, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất
liên NH, tỷ lệ dự trữ bắt buộc,... 
B, Tiền gửi tại NHTW và các tổ chức tín dụng
Tiền gửi tại ngân hàng trung ương nhằm tăng khả năng chi trả cho ngân hàng
thương mại, góp phần giúp ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ, kiểm sốt
nền kinh tế và là cơ sở để ngân hàng trung ương tạo tiền. Ngân hàng thương mại cũng
phải thực hiện dự trữ bắt buộc. Hình thức và tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể khác nhau giữa
5


các nước. Nhiều ngân hàng trung ương yêu cầu ngân hàng thương mại phải duy trì dự trữ
bắt buộc dưới hình thức tiền gửi tại ngân hàng trung ương. 
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng nhằm gia tăng tính thanh khoản cho ngân hàng
thương mại, tránh tình trạng thiếu hụt dự trữ nhờ lãi suất liên ngân hàng, giúp các ngân
hàng có lượng vốn tức thì để hoạt động mà không bị gián đoạn. Việc nhận tiền gửi của
các tổ chức tín dụng được chia thành nhiều hình thức: Tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có

kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình
thức nhận tiền gửi khác theo ngun tắc có hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi
tiền theo thỏa thuận.
2.2 Chứng khoán  
Ngân hàng nắm giữ chứng khoán vì 2 mục tiêu: Để làm tài sản đệm cho ngân quỹ
và sinh lời. Chứng khoán của ngân hàng được xếp loại theo nhiều tiêu thức, nhưng phổ
biến nhất là xếp loại theo mục tiêu nắm giữ và theo tính thanh khoản.
Khi xếp loại theo mục tiêu nắm giữ thì chứng khoán ngân hàng bao gờm: Chứng
khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư, trong chứng khoán đầu tư có chứng khoán giữ
đến ngày đáo hạn và chứng khoán sẵn sàng để bán.


Đối với chứng khoán kinh doanh, đây là một loại tài sản ngắn hạn, được giao dịch
trong một khoảng thời gian ngắn, với mục tiêu trao đổi sinh lời cho ngân hàng. 



Còn đối với chứng khoán đầu tư, đây là tài sản dài hạn, được chia thành chứng
khoán giữ đến ngày đáo hạn và chứng khoán sẵn sàng để bán. Chứng khoán giữ
đến ngày đáo hạn là chứng khoán được Ngân hàng mua với mục đích đầu tư để
hưởng lãi suất, cịn chứng khốn sẵn sàng để bán là chứng khoán được Ngân hàng
nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng bán. 
Cịn khi xếp loại theo tính thanh khoản, chứng khốn ngân hàng bao gồm: Chứng

khoán thanh khoản cao và chứng khoán kém thanh khoản.
6





Chứng khốn thanh khoản cao có đặc điểm là an tồn, dễ bán, ít giảm giá nhưng tỷ
lệ sinh lời vơ cùng thấp.



Chứng khốn kém thanh khoản thì rủi ro cao song tỷ lệ sinh lời cũng rất cao.

2.3 Tín dụng
Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các ngân hàng thương
mại, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Loại tài sản này được phân chia theo
nhiều tiêu thức khác nhau.
Phân loại tín dụng theo thời gian
Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên
quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của
khách hàng. Theo thời gian, tín dụng được phân thành:


Tín dụng ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống, chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động.



Tín dụng trung hạn: từ trên 1 năm đến 5 năm, chủ yếu tài trợ cho các tài sản cố
định như phương tiện vận tải, trang thiết bị chóng hao mòn.



Tín dụng dài hạn: trên 5 năm, chủ yếu tài trợ cho công trình xây dựng như nhà, sân
bay, cầu, đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu.

Phân loại tín dụng theo hình thức (cho vay, chiết khấu, cho thuê, bảo lãnh, bao

thanh toán)


Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải
trả cả gốc lẫn lãi trong khoảng thời gian xác định. Cho vay là tài sản lớn nhất trong
khoản mục tín dụng.



Chiết khấu giấy tờ có giá là việc ngân hàng mua giấy tờ có giá trước khi đến hạn
và bảo lưu quyền truy đòi.



Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những
thoả thuận nhất định.



Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên thứ 3
nếu khách hàng của ngân hàng không thực hiện được.
7




Bao thanh tốn là việc ngân hàng mua lại (có bảo lưu) từ khách hàng, quyền truy
đòi từ các khoản phải thu của việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp
đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tương ứng.


Phân loại tín dụng theo đảm bảo


Tín dụng dựa trên cam kết đảm bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàng phải kí hợp
đồng đảm bảo. Ngân hàng phải kiểm tra, đánh giá được tình trạng của tài sản đảm
bảo (quyền sở hữu, giá trị, khả năng bán, khả năng tài chính của người thứ ba...)
và phải có khả năng giám sát việc sử dụng hoặc có khả năng bảo quản tài sản đảm
bảo.



Tín dụng không cần tài sản đảm bảo được cấp cho các khách hàng có uy tín,
thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh,
ít xảy ra tình trạng nợ nần, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay.
Các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ yêu cầu cũng không cần tài sản đảm
bảo. Các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn, hoặc
những khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngân hàng có khả năng giám sát...
cũng có thể không cần tài sản đảm bảo.

Phân loại tín dụng theo rủi ro


Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn được TCTD đánh
giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Tỷ lệ trích lập dự
phịng là 0%.



Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày. Tỷ lệ trích
lập dự phịng là 5%.




Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180
ngày. Tỷ lệ trích lập dự phịng là 20%.



Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Tỷ
lệ trích lập dự phịng là 50%.

8




Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
và các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. Tỷ lệ trích lập dự phịng là 100%.

Phân loại tín dụng theo loại khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp


Cơng ty cổ phần



Cơng ty hợp danh




Doanh nghiệp tư nhân



Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài



Hợp tác xã



Hộ kinh doanh, cá nhân,...

Phân loại tín dụng theo ngành kinh tế


Nơng nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản



Công nghiệp chế biến, chế tạo



Xây dựng



Dịch vụ lưu trú và ăn uống




Cho vay tiêu dùng…

2.4 Tài sản nội bảng (Tài sản uỷ thác, Phần hùn vốn, Tài sản cố định)
A, Tài sản uỷ thác
Tài sản ủy thác là tài sản được hình thành theo sự uỷ thác của khách hàng. Ngân
hàng làm dịch vụ uỷ thác cho vay cho các ngân hàng khác, các tổ chức chính phủ hoặc
phi chính phủ. Hợp đồng uỷ thác rất đa dạng như uỷ thác cho vay, đầu tư, quản lý,...Tuy
chiếm tỷ trọn không lớn trong tổng tài sản, song tài sản uỷ thác ít rủi ro và mang lại thu
nhập đáng kể cho ngân hàng. Qui mô của tài sản uỷ thác phụ thuộc vào khả năng cung
cấp dịch vụ uỷ thác có chất lượng cao của ngân hàng.
B, Phần hùn vốn (liên kết)
9


Ngân hàng có thể tham gia góp vốn với các tổ chức khác (không thể hiện dưới hình
thức nắm giữ chứng khoán), ví dụ như tham gia hùn vốn vào các ngân hàng liên doanh,
các công ty… Loại tài sản này thể hiện đầu tư dài hạn của ngân hàng tại các doanh
nghiệp khác. Mức độ an toàn và sinh lợi của loại tài sản này phụ thuộc vào các công ty
liên doanh, liên kết.
C, Tài sản cố định 
Nhà cửa và trang thiết bị của ngân hàng phục vụ cho quá trình kinh doanh của ngân
hàng và cho thuê. Toà nhà ngân hàng là tài sản cố định lớn nhất của ngân hàng. Tuy
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản song các tài sản này ảnh hưởng tới vị thế, năng suất
lao động của ngân hàng. 
Tài sản cố định được chia làm 2 loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vơ
hình



Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do ngân hàng nắm
giữ, ví dụ như: trụ sở làm việc, phương tiện vận chuyển, máy móc cơng nghệ,...



Tài sản cố định vơ hình là những tài sản khơng có hình thái vật chất cụ thể nhưng
có thể đem lại lợi ích cho ngân hàng, ví dụ như: hợp đồng cho th tài chính, danh
sách thơng tin khách hàng mở tài khoản, giấy xác nhận ký quỹ,...

2.5 Tài sản ngoại bảng 
Ngân hàng đưa ra những cam kết của mình đối với khách hàng, hình thành nên một
loại tài sản là hợp đồng cam kết, ví dụ như hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng tương lai, hợp
đồng quyền chọn... ngân hàng có thể quản lý hộ tài sản cho khách hàng, cất giữ hộ...
Những loại tài sản này không trực tiếp hình thành do sử dụng nguồn vốn mà ngân hàng
huy động nên được xếp vào tài sản ngoại bảng. Tài sản ngoại bảng phản ánh dung lượng
công tác của ngân hàng, tạo nên thu nhập và rủi ro cho ngân hàng.

10


II. KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG NHTM
1.  Khái niệm về quản lý tài sản trong nhtm
Quản lý tài sản là hoạt động của nhtm với nội dung chuyển hoá nguồn vốn - tiền
gửi, tiền vay, vốn chủ - thành các loại tài sản như ngân quỹ, tín dụng, chứng khốn, tài
sản khác theo một phương thức thích hợp, nhằm thoả mãn các mục tiêu mà ngân hàng đặt
ra.
Quản lý tài sản bao gồm: quản lý ngân quỹ, quản lý chứng khốn, quản lý tín dụng,
quản lý tài sản  nội bảng, quản lý tài sản ngoại bảng.
2. Nội dung quản lý tài sản

2.1 Quản lý ngân quỹ
Ngân quỹ của ngân hàng là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất, được thiết
lập nhằm duy trì khả năng chi trả, và các yêu cầu khác của ngân hàng thương mại.
Trước hết, mỗi ngân hàng đều cần duy trì dự trữ bắt buộc theo qui định của ngân
hàng Nhà Nước. Dự trữ bắt buộc được tính dựa trên nguồn huy động trong kì và tỷ lệ dự
trữ bắt buộc cụ thể. Dự trữ bắt buộc được tồn tại trong ngân hàng dưới hình thức ngân quĩ
của ngân hàng, có nghĩa là ngân quĩ trong kì của ngân hàng phải đảm baỏ thoả mãn số
lượng dự trữ bắt buộc mà một ngân hàng phải duy trì trong kì đó.
Mức dự trữ bắt buộc trong kỳ = Tỷ lệ dự trữ bắt buộc x Số dư bình quân của các nguồn
phải dự trữ bắt buộc trong kỳ
Thứ hai, ngân quĩ ngoài đảm bảo dự trữ bắt buộc còn phải đáp ứng yêu cầu chi trả.
Ngân hàng phải duy trì khả năng chi trả bằng cách duy trì ngân quĩ ở tỷ lệ thích hợp với
nhu cầu thanh toán của khách. Tính toán nhu cầu chi trả chủ yếu dựa vào các nguồn như
tiền gửi ngắn hạn với các tỷ lệ chi trả dự tính, nhu cầu cho vay mà ngân hàng đã cam kết,
khả năng huy động các nguồn tiền để chi trả…
Ngân hàng thương mại cũng cần quan tâm đến tỷ lệ dự trữ thanh khoản nhằm đáp
ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến.
11


Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = TS có tính thanh khoản cao/Tởng Nợ phải trả
2.2 Quản lý chứng khốn 
Công tác quản lí chứng khoán đòi hỏi phải thường xuyên xếp hạng chứng khoán tuỳ
theo tính an toàn và thời gian đáo hạn còn lại của chúng. Nhiều ngân hàng phân chia
thang bậc của chứng khoán theo cách xếp loại của các tổ chức tư vấn tài chính quốc tế
(theo chất lượng quốc gia, ngành, công ty phát hành chứng khoán). Các chứng khoán
cũng có thể được xếp loại theo mục đích nắm giữ chủ yếu, như nắm giữ chỉ nhằm mục
đích thu lợi tức, nắm giữ nhằm mục đích thanh khoản, nhằm mục đích đầu cơ (kì vọng
giá lên cao, bán để hưởng chênh lệch giá)... Phòng quản lí chứng khoán của ngân hàng
hoặc phòng ngân quĩ sẽ quản lí các chứng khoán thanh khoản, còn phòng chứng khoán

(hoặc công ty chứng khoán) sẽ quản lí chứng khoán đầu tư.
Để xếp loại chứng khoán, ngân hảng phải thường xuyên theo dõi, phân tích và đánh
giá tình hình tài chính của các công ty phát hành chứng khoán, sự biến động tỷ giá, lãi
suất thị trường, giá bất động sản, tình hình chính trị... của mỗi quốc gia, khu vực và toàn
cầu.
2.3 Quản lý tín dụng
Ngân hàng cấp tín dụng nhằm mục tiêu thu lời, như vậy, mục tiêu an toàn và sinh
lợi vẫn là mục tiêu chính trong quản lí tín dụng. Khoản mục tín dụng thường chiếm tỷ
trọng cao nhất, khoảng 50 -70 % tổng tài sản. Với qui mô như vậy, tín dụng ảnh hưởng
tới rất nhiều chiến lược hoạt động của ngân hàng. Khi chứng khoán thanh khoản chưa có
hoặc khan hiếm, hoặc khi khả năng gia tăng huy động bị hạn chế, nhiều ngân hàng phải
sử dụng tín dụng như tài sản đảm bảo thanh khoản.
Hoạt động tín dụng mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Thu dự tính từ hoạt
động tín dụng (là một bộ phận của thu lãi) phụ thuộc vào qui mô, thời gian và lãi suất và
cả ba yếu tố này có mối liên hệ khăng khít. Trước hết, ngân hàng nỗ lực để tăng qui mô
tín dụng và mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá các loại hình tín dụng, phát triển công nghệ
mới nhằm gia tăng tiện ích cho khách, giảm lãi suất hoặc cung cấp các ưu đãi... các biện
12


pháp này một mặt làm tăng qui mô, song mặt khác làm tăng chi phí. Do vậy, thứ hai,
ngân hàng phải nghiên cứu và xác lập mỗi quan hệ giữa các biện pháp tăng qui mô với
thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng thông qua chênh lệch lãi suất biên. Mối quan hệ này
cho phép ngân hàng phân biệt lãi suất và các điều kiện tài trợ khác với các khách hàng
lớn và liên kết với các tổ chức tín dụng khác trên thị trường.
2.4 Quản lý nội bảng
A, Quản lý các tài sản uỷ thác
Tài sản uỷ thác của khách hàng giao cho ngân hàng có rất nhiều loại. Nhiệm vụ của
ngân hàng là phải bảo quản, theo dõi và tăng thu nhập cho khách hàng. Các khoản khách
hàng cho vay uỷ thác ngân hàng phải theo dõi để giải ngân, thu nợ kịp thời. Những ngân

hàng lớn đã phát triển phòng uỷ thác cung cấp cho khách hàng các dịch vụ uỷ thác kèm
theo tư vấn. Nhà quản lí sẽ xem xét các tiêu chí liên quan đến uỷ thác như: chi phí liên
quan tới hoạt động uỷ thác và thu nhập từ phí uỷ thác, mối quan hệ tương tác giữa hoạt
động uỷ thác và các hoạt động khác của ngân hàng (như gia tăng tiền gửi, tăng cho vay,
tăng thu từ hoạt động thanh toán...). Mục tiêu của quản lí là mở rộng thị trường uỷ thác
trên cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ.
B, Quản lý trang thiết bị, nhà cửa của ngân hàng
Tuy chiếm tỷ trong không lớn trong tổng tài sản, song các trang thiết bị, nhà cửa của
ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng: Đó là nơi thực hiện
các giao dịch với khách hàng, lưu giữ và bảo quản các các hợp đồng, tiền, thực hiện các
hoạt động thanh toán... các thiệt hại về trang thiết bị như mất cắp, hỏng, cháy... sẽ gây tổn
thất lớn cho ngân hàng. Ngoài việc phải tốn kém mua sắm, xây dựng lại, lòng tin của dân
chúng và các đối tác vào ngân hàng sẽ giảm sút.
Ngân hàng thường phân loại tài sản để tính khấu hao phù hợp. Ngân hàng thường
đưa ra các qui định về quản lí trang thiết bị để hạn chế trộm cắp, sử dụng lãng phí hoặc
bừa bãi gây hỏng, qui định về sửa chữa, bảo dưỡng, hoặc mua bảo hiểm tài sản.

13


2.5 Quản lý ngoại bảng
Tài sản ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân hàng đồng thời gắn với rủi ro. Các
cam kết cho vay, hoặc hợp đồng tài chính tương lai, có thể mang lại cho ngân hàng khoản
thu phí cam kết. Các cam kết bảo lãnh được xếp vào hoạt động tín dụng, hàm chứa rủi ro
rất cao. Khi phải thực hiện cam kết, khoản cho vay bắt buộc (đồng thời có thể là nợ quá
hạn) xảy ra, trở thành tài sản nội bảng. Do vậy về bản chất, quản lí các tài sản ngoại bảng
là quản lí rủi ro.
Trước hết, ngân hàng phải phân loại tài sản ngoại bảng theo thời gian, chủ thể, tính
chất rủi ro cho các trường hợp như:  Các cam kết bảo lãnh không có tài sản đảm bảo,
những khách hàng tình hình tài chính không vững chắc chứa rủi ro cao; các hợp đồng tài

chính tương lai có thể bị rủi ro lãi suất, hối đoái...
Thứ hai, Ngân hàng phải thực hiện nghiên cứu dự báo về các nhân tố ảnh hưởng
đến tài sản ngoại bảng như thị trường nguồn vốn, tỷ giá, lãi suất, sự thành công của các
đối tác... Việc nghiên cứu này cho phép ngân hàng xếp loại các tài sản ngoại bảng và
hoạch định chính sách trong cung cấp các hợp đồng tài chính tương lai.
Thứ ba, ngân hàng cần dự phòng trước nguồn tài trợ cho tài sản ngoại bảng, như gia
tăng ngân quĩ, các chứng khoán thanh khoản với lãi suất sinh lời thấp, hoặc dự trù vay
mượn cấp bách với lãi suất cao, hoặc trích quĩ dự phòng tởn thất.
B. Thực trạng “ Phân tích cơ cấu và đặc điểm tài sản tại BIDV và TPBank.”

Giới thiệu về quy mô và cơ cấu tài sản của BIDV

14


  Năm 2022, Tổng tài sản của BIDV tăng trưởng gần 21% so với năm 2021, cụ thể
tăng từ 1,761,695,792 triệu đồng lên đến 2,120,527,692 triệu đồng. Kết thúc quý 4 năm
2022, BIDV trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên có tổng tài sản vượt mốc 2 triệu tỷ
đồng, tiếp tục giữ vững vị thế là Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mơ tổng tài sản
lớn nhất tại Việt Nam.
15


Trên hình là cơ cấu tài sản của BIDV trích từ bảng cân đối kế toán. Các tài sản
được sắp xếp từ trên xuống theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần. 
Giới thiệu về quy mô và cơ cấu tài sản của TPbank

 

Năm 2022, Tổng tài sản của TPBank tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2021,


cụ thể tăng từ 292,827,078 triệu đồng lên đến 328,634,007 triệu đồng. Kết thúc quý 4
năm 2022, TPBank vẫn tiếp tục giữ hạng 12 trên xếp hạng tổng quy mô tài sản các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam. 
16


 

Trên hình là cơ cấu tài sản của TPBank trích từ bảng cân đối kế toán. Các tài sản

được sắp xếp từ trên xuống theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần. 
So sánh quy mô tổng tài sản của BIDV và TPBank:
 

Tính đến hết năm 2022, tổng tài sản của BIDV đạt mức 2,120,527,692 triệu đồng,

gấp khoảng 6,45 lần tổng tài sản của TPBank ( 328,634,007 triệu đồng). Điều này xuất
phát từ sự chênh lệch vị thế của 2 ngân hàng, bởi BIDV vốn là ông lớn nằm trong “Big 4”
ngân hàng tại Việt Nam. Kết thúc năm 2022, trên bảng xếp hạng tổng quy mô tài sản của
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, BIDV vẫn duy trì vị thế số 1 về tổng tài sản
trong khi TPBank ở vị trí số 12. 
1. Ngân quỹ
* BIDV:

So với năm 2021, tổng ngân quỹ năm 2022 có sự tăng trưởng mạnh, tăng từ
217,452,256 triệu đồng lên 346,310,376 triệu đồng ( tăng 59,3%).

17



Tỷ trọng ngân quỹ/ tổng tài sản lần lượt đạt 12,34% vào cuối năm 2021 và 16,3%
vào cuối năm 2022. Ngân quỹ của BIDV gồm tiền mặt, vàng bạc, đá quý tại quỹ; tiền gửi
tại NHNN và tiền, vàng gửi tại và cho vay TCTD khác. 
*TPBank:

So với năm 2021, tổng ngân quỹ năm 2022 có sự giảm nhẹ từ 69,346,071 triệu đồng
xuống 67,780,377  triệu đồng ( giảm 2,25%).
18


Tỷ trọng ngân quỹ/ tổng tài sản lần lượt đạt 23,68% vào cuối năm 2021 và 20,62%
vào cuối năm 2022. Ngân quỹ của TPBank gồm tiền mặt, vàng bạc, đá quý tại quỹ; tiền
gửi tại NHNN và tiền, vàng gửi tại và cho vay TCTD khác.
* So sánh tổng ngân quỹ của BIDV và TPBank:
Năm 2022, quy mô ngân quỹ của BIDV tăng mạnh 59,3% so với năm 2021, trong
khi đó TPBank có sự giảm nhẹ 2,25%.
Tỷ trọng ngân quỹ so với tổng tài sản của cả 2 ngân hàng đều thấp hơn so với các
khoản mục khác vì đây là khoản mục có tính sinh lời thấp. 
1.1. Tiền mặt, kim khí quý, đá quý tại quỹ
*BIDV:
Năm 2022, lượng tiền mặt, vàng bạc, đá quý ghi nhận sự tăng trưởng nhẹ, từ
12,660,583 triệu đồng vào cuối năm 2021 lên đến 13,745,227 triệu đồng vào cuối năm
2022 ( tăng xấp xỉ 8,6%).
Tỷ trọng lượng tiền mặt, vàng bạc, đá quý tại quỹ xấp xỉ 0,65% tổng tài sản năm
2022. Sở dĩ tỷ lệ này thấp bởi vì đây là tài sản khơng có khả năng sinh lời, được trích lập
với mục đích chính là đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng và đáp ứng nhu cầu
chi trả thường xuyên. 
*TPBank:


19


Năm 2022, lượng tiền mặt, vàng bạc, đá quý ghi nhận sự giảm nhẹ, từ 2,553,309
triệu đồng vào cuối năm 2021 xuống còn 2,426,932 triệu đồng vào cuối năm 2022 ( giảm
xấp xỉ 5%). Sự giảm nhẹ do lượng vàng chiếm tỉ trọng 48,5% (năm 2022) giảm mạnh so
với năm 2021 từ 1,601,021 triệu đồng xuống còn 1,176,190 triệu đồng dù lượng tiền mặt
bằng VND có sự tăng trưởng đáng kể 57,2%.
Tỷ trọng lượng tiền mặt, vàng bạc, đá quý tại quỹ xấp xỉ 0,73% tổng tài sản năm
2022. Sở dĩ tỷ lệ này thấp bởi vì đây là tài sản khơng có khả năng sinh lời, được trích lập
với mục đích chính là đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng và đáp ứng nhu cầu
chi trả thường xun.
*So sánh:
Nhìn chung, tỷ trọng của tiền mặt, kim khí, đá quý tại cả 2 ngân hàng đều chiếm tỷ
trọng thấp.
BIDV có sự tăng trưởng nhẹ ( tăng xấp xỉ 8,6%) trong khi TPBank giảm ( giảm xấp
xỉ 5%). Nguyên nhân cho sự khác biệt giữa 2 NH do năm 2022  lượng tiền gửi khách
hàng huy động được của BIDV tăng ( tăng xấp xỉ 6,7%) nhờ lãi suất tăng và uy tín lớn
của BIG4 nên BIDV nên đã tăng lượng tiền mặt trong cơ cấu tài sản để đảm bảo khả năng
thanh khoản; trong khi đó, TPBank giữ lượng tiền mặt đủ đáp ứng dự trữ thanh khoản và
lựa chọn phương án khác có tỷ suất sinh lời tốt hơn.
1.2. Tiền gửi tại NHNN
*BIDV: 
Việc gửi tiền tại NHNN là quy định bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại,
nhằm đảm bảo tính thanh khoản và thực thi chính sách tiền tệ của NHTW. Tỷ lệ khoản
tiền gửi này so với các khoản tiền khách hàng đã gửi tại ngân hàng thương mại được gọi
là tỷ lệ dự trữ bắt buộc (tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà NHNN quy định với từng loại tiền gửi
khách hàng). Bên cạnh tiền dự trữ bắt buộc, tiền gửi tại NHNN còn nhằm mục đích dùng
để thanh tốn. Tùy tình trạng nguồn vốn, các ngân hàng có thể gửi nhiều hơn tỷ lệ dự trữ
bắt buộc do NHNN quy định.

20


Năm 2022, BIDV được ghi nhận là ngân hàng có lượng tiền gửi tại NHNN lớn nhất
trong số các ngân hàng quốc doanh đã được niêm yết. Lượng tiền gửi của BIDV tại
NHNN tăng mạnh từ con số 68,851,444 triệu đồng năm 2021 lên đến 111,418,448 triệu
đồng vào cuối năm 2022 ( tăng xấp xỉ 62%). Sự tăng trưởng mạnh này là do mức tăng về
tiền gửi của BIDV. Mặc dù tại thời điểm cuối quý III/2022, lượng tiền gửi tại NHNN của
BIDV giảm tới 34,6% do bối cảnh thanh khoản đang chặt, ngân hàng phải rút bớt tiền gửi
tại NHNN về để cung cấp vốn cho hoạt động tín dụng nhưng dưới tác động của chính
sách tăng lãi suất điều hành của NHNN thì vào quý IV năm 2022, BIDV đã tăng lãi suất
huy động và thu hút được lượng tiền gửi lớn, từ đó làm tăng lượng tiền gửi tại NHNN. Cụ
thể, theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính quý IV/2022 của các ngân hàng, tính đến
ngày 31/12/2022, BIDV dẫn đầu tồn ngành về chỉ tiêu tiền gửi khách hàng với 1,47 triệu
tỷ đồng, tăng 6,7% so với hồi đầu năm.
Xét trên tổng tài sản, tiền gửi tại NHNN năm 2021 và 2022 lần lượt chiếm tỷ trọng
là 3,9% và 5,3%. Tỷ lệ này nhìn chung có sự cao hơn rõ rệt so với tỷ lệ tiền mặt, kim khí
quý, đá quý tại quỹ. Sự chênh lệch này xuất phát từ việc tiền gửi tại NHNN có khả năng
sinh lời cao hơn mà vẫn có thể đảm bảo khả năng chi trả. Ví dụ, mức lãi suất áp dụng đối
với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam được quy định là 0,5%/năm.
*TPBank:

21


Tiền gửi tại NHNN bao gồm tiền gửi thanh toán và dự trữ bắt buộc tại NHNN. Năm
2022, lượng tiền gửi NHNN của TPBank ghi nhận sự giảm mạnh từ 18,039,848 triệu
đồng (năm 2021) xuống còn 11,988,501 triệu đồng (năm 2022), giảm 33,5%
TPBank được ghi nhận top 1 về tăng trưởng lượng tiền gửi khách hàng năm 2022
được nâng từ 139,56 nghìn tỷ lên 194,96 nghìn tỷ, tăng hơn 55,4 nghìn tỷ (~40%) do mức

tăng mạnh lãi śt huy đợng ( đối với tiền gửi có kỳ hạn bằng VND từ 0,5-9,5%), tuy
nhiên lượng tiền gửi tại NHNN của NH này vẫn giảm mạnh do TPBank chỉ gửi đủ lượng
đảm bảo mức dự trữ bắt buộc theo NHNN quy định ( tỷ lệ dự trữ bằng VND kỳ hạn dưới
12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên lần lượt là 3% và 1%) vì lãi suất tiền gửi
tại NHNN không cao và năm 2022 nền kinh tế có nhiều biến động về lãi suất, tỷ giá, lạm
phát nên TPBank chuyển tỷ trọng lớn vốn huy động sang các loại tài sản khác có mức
sinh lời cao hơn và các công cụ phái sinh ( đảm bảo tỷ giá, lãi suất ổn định trong tương
lai)
Xét trên tổng tài sản, tiền gửi tại NHNN năm 2021 và 2022 lần lượt chiếm tỷ trọng
là 6,2% và 3,6%. Tỷ lệ này nhìn chung có sự cao hơn rõ rệt so với tỷ lệ tiền mặt, kim khí
quý, đá quý tại quỹ. Sự chênh lệch này xuất phát từ việc tiền gửi tại NHNN có khả năng
sinh lời cao hơn mà vẫn có thể đảm bảo khả năng chi trả.
*So sánh:
Cuối năm 2022, tỷ trọng tiền gửi tại NHNN của BIDV là 5,3% và của TPBank là
3,6%. Tỷ trọng này nhìn chung đều thấp ở cả 2 ngân hàng do lãi suất tiền gửi tại NHNN
tuy cao hơn tiền tại quỹ song vẫn rất thấp so với lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Xét về quy mô lượng tiền gửi tại NHNN, lượng tiền của BIDV đạt       111,
418,448 triệu đồng, gấp xấp xỉ 9 lần so với lượng tiền của TPBank ( 11,988,501 triệu
đồng). Điều này xuất phát từ sự chênh lệch tổng tài sản và vị thế, uy tín của 2 ngân hàng,
bởi BIDV vốn là ngân hàng lớn thuộc Big4 trong khi TPbank là một ngân hàng trẻ, đang
trong quá trình phát triển và chuyển đổi số.

22


1.3. Tiền gửi và cho vay tại TCTD khác
*BIDV:
Tăng mạnh từ 135,940,229 triệu đồng lên 221,146,701 triệu đồng ( tăng xấp xỉ
63% so với năm 2021). Sự tăng trưởng này được cho là do lượng tiền cho vay của BIDV
trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh, xuất phát từ sự thiếu hụt thanh khoản của nhiều

ngân hàng nhỏ do sự tăng trưởng về tín dụng vượt quá lượng tiền có thể huy động. Cụ thể
như trong 3 quý đầu năm 2022, trong khi lượng vốn huy động chỉ tăng 4% thì tăng
trưởng tín dụng lại đạt trên 10%. Bên cạnh đó, việc lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức
cao cũng là 1 nguyên nhân khiến lượng tiền cho vay trên thị trường liên ngân hàng tăng.
Cụ thể, lãi suất liên NH các kỳ hạn tăng mạnh từ 2,45-4,98%/năm (năm 2021) lên 3,8511,93%/năm (năm 2022) . 
Tỷ lệ tiền gửi và cho vay tại TCTD khác / tổng tài sản năm 2021 và 2022 lần lượt
đạt 7,7% và 10,42%. Tỷ lệ này nhìn chung có sự cao hơn rõ rệt so với các cấu phần còn
lại của ngân quỹ là tiền mặt, kim khí quý, đá quý tại quỹ và tiền gửi tại NHNN, nhằm đáp
ứng nhu cầu thanh toán liên ngân hàng và cho vay liên ngân hàng. 
*TPBank:

23


Tăng nhẹ từ 48,752,914 triệu đồng lên 53,364,944 triệu đồng ( tăng xấp xỉ 8,6% so
với năm 2021). Sự tăng trưởng này được cho là do lượng tiền gửi tại TCTD và lượng tiền
cho vay của TPBank trên thị trường liên ngân hàng tăng đáng kể, xuất phát từ sự thiếu
hụt thanh khoản của nhiều ngân hàng nhỏ do sự tăng trưởng về tín dụng vượt q lượng
tiền có thể huy động. Cụ thể như trong 3 quý đầu năm 2022, trong khi lượng vốn huy
động chỉ tăng 4% thì tăng trưởng tín dụng lại đạt trên 10%. Bên cạnh đó, việc lãi suất liên
ngân hàng duy trì ở mức cao cũng là 1 nguyên nhân khiến lượng tiền cho vay  trên thị
trường liên ngân hàng và tiền gửi tại các TCTD tăng. Cụ thể, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn
bằng VND tại các TCTD tăng từ 0,7-2,7%/năm (năm 2021) lên 2,9-8% (năm 2022); đồng
thời, lãi suất liên NH các kỳ hạn cũng tăng mạnh từ 2,45-4,98%/năm (năm 2021) lên
3,85-11,93%/năm (năm 2022) .
Tỷ lệ tiền gửi và cho vay tại TCTD khác năm 2021 và 2022 lần lượt đạt 16,64% và
16,23%. Tỷ lệ này nhìn chung có sự cao hơn rõ rệt so với các cấu phần còn lại của ngân

24



quỹ là tiền mặt, kim khí quý, đá quý tại quỹ và tiền gửi tại NHNN, nhằm đáp ứng nhu cầu
thanh toán liên ngân hàng và cho vay liên ngân hàng.  
* So sánh:
Tỷ trọng tiền gửi và cho vay tại TCTD khác của cả 2 ngân hàng đều đạt tỷ lệ cao
nhất so với các khoản mục khác trong ngân quỹ vì đây là tài sản có tính sinh lời cao hơn
so với tiền tại quỹ và tiền gửi tại NHNN.
Lượng tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác của 2 ngân hàng đều tăng ( BIDV
tăng 63% trong khi TPBank tăng 8,6%). Nguyên nhân BIDV có sự tăng mạnh hơn xuất
phát từ quy mô và vị thế của 2 ngân hàng, BIDV là ngân hàng quốc doanh có quy mơ tài
sản lớn nhất hệ thống nên nó có nhiệm vụ phải cho vay các TCTD khác nhằm hướng đến
sự hoạt động ổn định của cả hệ thống. 
2. Chứng khoán
2.1. Chứng khoán kinh doanh ( chứng khoán nợ, chứng khoán vốn)
*BIDV: 

Năm 2022, chứng khoán kinh doanh ghi nhận sự sụt giảm mạnh lên đến hơn 70% so
với năm 2021. Cụ thể, vào năm 2021, chứng khoán kinh doanh đạt 6,068,913 triệu đồng
nhưng đến 2022, con số này chỉ còn 1,701,421 triệu đồng. Sự sụt giảm mạnh mẽ nhất thể
hiện ở khoản mục chứng khốn nợ của chính phủ, chính quyền địa phương: giảm từ
25


×