Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh loạn thần cấp do rượu tại bệnh viện tâm thần trung ương 1 năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.18 KB, 59 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

MAI HUY THƠNG

THỰC TRẠNG CHĂM SĨC
NGƯỜI BỆNH LOẠN THẦN CẤP DO RƯỢU
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG 1 NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

MAI HUY THƠNG

THỰC TRẠNG CHĂM SĨC
NGƯỜI BỆNH LOẠN THẦN CẤP DO RƯỢU
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG 1 NĂM 2022
Chuyên ngành: Điều dưỡng tâm thần
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. Lê Thị Vân

NAM ĐỊNH - 2022


MỤC LỤC



LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................ v
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm ....................................................................................... 3
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu ................................................. 4
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến nghiện rượu ................................................. 8
1.1.4. Tác hại của nghiện rượu ................................................................. 8
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng người nghiện rượu ......................................... 10
1.1.6. Đặc điểm lâm sàng người loạn thần do nghiện rượu .................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................... 17
1.2.1. Nghiên cứu về loạn thần do rượu trên thế giới .............................. 17
1.2.2. Nghiên cứu về loạn thần do rượu tại Việt Nam ............................. 18
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ..................................... 21
2.1. Một vài nét về Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 ................................ 21
2.2. Thực trạng Quy trình chăm sóc người bệnh loạn thần cấp do rượu. ..... 23
2.2.1. Quy trình chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện. .................................. 23
2.2.2.

Thực trạng chăm sóc bệnh nhân loạn thần do rượu tại bệnh viện

Tâm thần trung ương 1 ............................................................................... 26
Chương 3. BÀN LUẬN .................................................................................. 33
3.1 Thực trạng kết quả chăm sóc .................................................................... 39
3.1.1. Các ưu điểm...................................................................................... 39
3.1.2. Nhược điểm: ..................................................................................... 40

3.2. Nguyên nhân: ...................................................................................... 40


3.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm. ................................................................ 40
3.2.2. Nguyên nhân của nhược điểm:.......................................................... 41
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người
bệnh ........................................................................................................... 41
3.3.1. Đối với Bệnh viện: ............................................................................ 41
3.3.2. Đối với Điều dưỡng: ......................................................................... 42
3.3.3. Đối với gia đình người bệnh ............................................................. 43
KẾT LUẬN .................................................................................................... 44
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................................................................. 45
1. Đối với Bệnh viện: ................................................................................. 45
2. Đối với Điều dưỡng: ............................................................................... 45
3. Đối với gia đình người bệnh ................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 47


i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, phòng
Đào tạo sau đại học, cùng tồn thể các thầy cơ giáo trường Đại học điều
dưỡng Nam Định đã truyền đạt những kiến thức, tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo, các đồng nghiệp trong Bệnh
viện Tâm thần Trung ương1 đã giúp đỡ, chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm
quý báu trong thời gian tôi học tập và làm chuyên đề.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ThS. Lê Thị Vân đã trực tiếp, hướng dẫn giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian tơi thực hiện và hồn thành chun đề này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn đến những người bệnh, gia đình người

bệnh, đã thơng cảm tạo điều kiện cho tơi được hồn thành chun đề.


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của ThS. Lê Thi Vân. Các kết quả trong chuyên đề là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Xin chân thành cảm ơn mọi người.
Nam Định, ngày tháng 10 năm 2022
Người viết cam đoan

Mai Huy Thông


iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AG

Ảo giác

HT

Hoang tưởng

ICD

Bảng phân loại bệnh quốc tế


NB

Người bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

RLĐH

Rối loạn định hướng

RLLT

Rối loạn loạn thần

RLTT

Rối loạn tâm thần

VTM

Vitamin

HĐLP

Hoạt động liệu pháp


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Bảng 2.1.

Tên bảng
Số liệu người bệnh điều trị liên quan đến rượu 9 tháng
đầu năm 2022

Trang

26

Bảng 2.2.

Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân loạn thần cấp do rượu

26

Bảng 2.3.

Thực trạng nhận định điều dưỡng ở đối tượng khảo sát

27

Bảng 2.4.

Bảng 2.5


Thực trạng chẩn đoán của điều dưỡng ở đối tượng khảo
sát
Thực trạng chăm sóc của điều dưỡng ở đối tượng khảo
sát

28

30


v
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình

Hình 2.1.

Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.
Hình 2.5

Tên hình
Cố định người bệnh khi có hành vi nguy hiểm cho bản
thân, người xung quanh
Hỗ trợ chăm sóc người bệnh tại khoa
Kiểm sốt chặt người bệnh khi uống thuốc

Góc thư viện, đọc sách và sáng tác nghệ thuật
Hàng tháng người bệnh được tham gia các cuộc thi do

khoa HĐLP tổ chức

Trang

23

24
24
25
25


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn loạn thần (RLTT) do rượu là bệnh loạn tâm thần phát sinh và
phát triển có liên quan chặt chẽ đến nghiện rượu.
Nghiện rượu là vấn đề Y tế - xã hội rất quan trọng bởi mức độ phổ biến
trong cộng đồng rất rộng và ngày càng gia tăng. ở những nước công nghiệp
phát triển, tỷ lệ nghiện rượu chiếm 0,1 - 1% dân số, ở Vương quốc Anh
khoảng 2,8 triệu người nghiện rượu (2001). Theo số liệu của WHO hiện thế
giới có khoảng 140 triệu người nghiện rượu, ở Việt Nam tỷ lệ nghiện rượu
khoảng 4% dân số theo điều tra của Bộ Y tế- Ngành tâm thần Việt nam. Tình
trạng nghiện rượu là vấn đề sức khoẻ mà nhiều quốc gia trên thế giới, trong
đó có Việt Nam, đang phải đối mặt, nó huỷ hoại sức khoẻ của người bệnh,
gây mất sức lao động, làm gia tăng rối loạn trật tự an toàn xã hội, mất an tồn
giao thơng, tăng nguy cơ phạm tội, tiêu tốn tiền của của gia đình, xã hội chi
phí cho việc điều trị các bệnh lý liên quan đến lạm dụng rượu [14].
Nghiện rượu có đặc điểm lâm sàng bên cạnh các rối loạn cơ thể do
thèm bệnh lý đối với rượu, có hội chứng cai nếu ngừng uống rượu đột ngột thì
các rối loạn tâm thần phát sinh là vấn đề quan trọng rất đáng được quan tâm,

hình ảnh lâm sàng biểu hiện ra bên ngoài băng các rối loạn thực tổn và các rối
loạn giống loạn tâm thần nội sinh, các RLTT ngày càng tăng và chiếm ưu thế
do quá trình nhiễm độc rượu kéo dài làm tổn thương thêm các cơ quan nội
tạng và gây rối loạn chuyển hố.
Rối loạn tâm thần liên quan đến rượu có thể xảy ra với nhiễm độc cấp
tính, cai rượu và nghiện rượu mãn tính. Rối loạn tâm thần liên quan đến rượu
còn được gọi là ảo giác do rượu [24].
Rượu còn độc cho cơ thể là gây tổn thương nhiều cơ quan và gây ra
nhiều bệnh tật, gồm có viêm dạ dày, thiếu máu, mất trí, các hội chứng quên,
hội chứng Wernick, viêm tụy, ung thư đường tiêu hóa, viêm gan, xơ gan và
bệnh cơ tim… [6].


2
Nghiện rượu dẫn đến “ăn mòn” sức khỏe và nhân cách, gây ra nhiều tác
hại, làm ảnh hưởng trật tự xã hội, tổn thất về kinh tế và đổ vỡ hạnh phúc gia
đình. Một trong những biểu hiện sẽ xuất hiện sớm khi uống rượu đó là khả
năng nhận thức và sự kiềm chế [11].
Tại Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 theo thống kê tính đến 30 tháng 9
năm 2022 có 245/3167 số người bệnh phải nhập viện điều trị liên quan đến
rượu chiếm khoảng 7,7% tổng số người bệnh điều trị nội trú của bệnh viện
Với tỉ lệ người bệnh liên quan đến rượu, phải nhập viện không phải là
thấp, thì cơng tác chăm sóc cho người bệnh, cũng cần được quan tâm đúng
mực để tăng cường hiệu quả của điều trị. Do vậy tôi tiến hành nghiên cứu
chuyên đề “Thực trạng chăm sóc người bệnh loạn thần cấp do rượu tại
Bệnh viện tâm thần trung ương 1 năm 2022” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả Thực trạng chăm sóc người bệnh loạn thần cấp do rượu tại
Bệnh viện tâm thần trung ương 1 năm 2022
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
loạn thần cấp do rượu tại Bệnh viện tâm thần trung ương 1.



3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
Việc uống rượu đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu trên thế giới, có tính xã
hội rộng rãi được ghi nhận sâu sắc trong truyền thống văn hóa của nhiều nền
văn minh. Tuy nhiên rượu là một chất tác động tâm thần, uống rượu ở mức độ
vừa phải đem lại cho người uống cảm giác sảng khoái vui vẻ, hoạt bát trong
giao tiếp…Nhưng uống ở những liều lớn hơn người uống dễ lâm vào trạng
thái say rượu khơng cịn làm chủ được bản thân, thậm chí có thể hơn mê, ngộ
độc cấp do rượu. Những người uống rượu thường xuyên với mục đích tiêu
khiển, che đậy những khiếm khuyết của bản thân, quên đi những vướng mắc
trong cuộc sống…được coi là lạm dụng rượu. Từ lạm dụng rượu đến phụ
thuộc rượu và nghiện rượu có ranh giới rất mỏng manh [12].
Nghiện rượu là một bệnh mạn tính, do nhu cầu uống rượu khơng được
thoả mãn một cách thường xuyên, gây thèm rượu bắt buộc làm ảnh hưởng
đến hiệu suất công tác, đến sức khoẻ tâm thần và thể chất, làm tổn
thương đến các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội. Mức độ phổ biến
của nghiện rượu ở người lớn là 1-10% dân số [10].
Theo nghiên cứu của các tác giả nhận thấy nghiện rượu là tình trạng
phụ thuộc rượu về cơ thể và tâm thần, sau một thời gian dài sử dụng rượu. Về
cơ thể, biểu hiện có sự dung nạp rượu với xu hướng tăng liều để đạt hiệu quả
tác dụng dược lý mong muốn, xuất hiện hội chứng cai khi giảm hay ngừng sử
dụng rượu [20].
Rối loạn tâm thần do rượu là bệnh loạn thần được phát sinh và phát
triển có liên quan chặt chẽ đến nghiện rượu. Theo thống kê của tổ chức y tế
thế giới loạn thần do rượu chiếm 10% các trường hợp nghiện rượu mãn tính
[1].



4
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu
Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu theo ICD-10 một người được coi là
đã nghiện rượu khi có 3 trong 6 biểu hiện sau trở lên và biểu hiện trong vòng
1 năm trở lại đây [21].
Thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm thấy bắt buộc phải sử dụng rượu.
Khó khăn kiểm tra về thời gian bắt đầu uống và kết thúc uống cũng như
mức độ uống hàng ngày.
Khi ngừng uống rượu thì xuất hiện trạng thái cai.
Có bằng chứng về số lượng uống ngày càng gia tăng (khả năng dung
nạp).
Sao nhãng những thú vui trước đây, dành nhiều thời gian để tìm kiếm
rượu, uống rượu.
Vẫn tiếp tục uống mặc dù đã hiểu rõ tác hại của rượu gây ra về cả cơ
thể và tâm thần.
Theo ICD-10, Chuẩn đoán mã bệnh bệnh theo triệu chứng nổi bật
trên lâm sàng loạn thần do rượu gồm [21]:
F10.4 Hội chứng cai rượu với mê sảng (Sảng rượu)
F10.40 Sảng rượu không co giật.
F10.41 Sảng rượu có co giật
F10.50 Rối loạn loạn thần (RLLT) do rượu giống phân liệt
F10.51 RLLT do rượu, hoang tuởng chiếm ưu thế
F10.52 RLLT do rượu, ảo giác (AG) chiếm ưu thế
F10.53 RLLT do rượu, chủ yếu đa dạng
F10.54 RLLT do rượu, các triệu chứng trầm cảm chiếm ưu thế
F10.55 RLLT do rượu, các triệu chứng hưng cảm chiếm ưu thế
F10.56 RLLT do rượu, trạng thái hỗn hợp
F10.7 Trạng thái loạn thần di chứng và khởi phát muộn do rượu.

F10.8: Các RLTT và hành vi khác do rượu.
F10.9: RLTT và hành vi không biệt định do rượu.


5
Chẩn đoán lạm dụng rượu và nghiện rượu theo DSM-IV(28)
Lạm dụng rượu
(A) Một kiểu uống không hợp lý, dẫn đến suy giảm hoặc suy nhược
nghiêm trọng về mặt lâm sàng, được biểu hiện bằng ít nhất một trong những
dấu hiệu sau đây xảy ra trong khoảng thời gian 12 tháng:
1.Việc sử dụng rượu liên tục dẫn đến việc khơng hồn thành các nghĩa
vụ chính ở cơ quan, trường học hoặc gia đình (ví dụ: vắng mặt nhiều lần hoặc
kết quả công việc kém liên quan đến việc sử dụng rượu; nghỉ học liên quan
đến rượu, đình chỉ hoặc đuổi học; bỏ bê con cái hoặc hộ gia đình)
2.Sử dụng rượu nhiều lần trong các tình huống nguy hiểm về thể chất (ví
dụ: lái xe ơ tơ hoặc vận hành máy khi bị suy yếu do sử dụng rượu)
3.Các vấn đề pháp lý liên quan đến rượu tái diễn (ví dụ: bắt giữ vì hành
vi gây rối liên quan đến rượu)
4.Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù có các vấn đề xã hội hoặc giữa các cá
nhân dai dẳng hoặc tái diễn, hoặc trầm trọng hơn do tác động của rượu gây ra
(ví dụ, tranh luận với vợ / chồng về hậu quả của say rượu).
(B) Chưa đáp ứng các tiêu chí về nghiện rượu.
Nghiện rượu
(A) Hình thức uống khơng hợp lý, dẫn đến suy giảm hoặc suy nhược
nghiêm trọng về mặt lâm sàng, được biểu hiện bằng ba hoặc nhiều hơn những
điều sau đây xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong cùng khoảng thời gian 12
tháng:
1. Cần lượng rượu tăng lên rõ rệt để đạt được trạng thái say hoặc hiệu
quả mong muốn; hoặc giảm tác dụng rõ rệt khi tiếp tục sử dụng cùng một
lượng rượu

2.Hội chứng cai nghiện rượu đặc trưng; hoặc uống (hoặc sử dụng một
chất có liên quan chặt chẽ) để làm giảm hoặc tránh các triệu chứng cai nghiện
3. Uống với số lượng lớn hơn hoặc trong một thời gian dài hơn dự định.


6
4. Mong muốn dai dẳng hoặc một hoặc nhiều nỗ lực khơng thành cơng
để cắt giảm hoặc kiểm sốt việc uống rượu
5.Các hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc giải trí quan trọng bị từ bỏ
hoặc giảm đi vì uống rượu
6.Rất nhiều thời gian dành cho các hoạt động cần thiết để có được, sử
dụng hoặc phục hồi sau các tác động của việc uống rượu
7.Tiếp tục uống rượu mặc dù biết rằng có vấn đề về thể chất hoặc tâm lý
dai dẳng hoặc tái phát có khả năng gây ra hoặc làm trầm trọng thêm do uống
rượu.
(B) Khơng có tiêu chí thời lượng được chỉ định riêng biệt, nhưng một số
tiêu chí phụ thuộc phải xảy ra lặp đi lặp lại như được chỉ định bởi các định
tính thời lượng kết hợp với tiêu chí (ví dụ: “liên tục”, “tiếp tục”).
Tiêu chí về Rối loạn Sử dụng Rượu theo DSM-5
Theo DSM-5, rối loạn sử dụng rượu là “một dạng có vấn đề của việc sử
dụng rượu dẫn đến suy giảm hoặc đau khổ nghiêm trọng về mặt lâm sàng,
được biểu hiện bằng ít nhất hai trong số [tiêu chí] sau đây, xảy ra trong
khoảng thời gian 12 tháng.”
Nói cách khác, nếu một người gặp phải bất kỳ hai triệu chứng nào từ các
tiêu chí / bảng câu hỏi sau đây trong năm qua, họ có thể được chẩn đốn là bị
rối loạn sử dụng rượu(alcohol use disorder- AUD):
1.Bệnh nhân thường uống với lượng lớn hơn hoặc trong một thời gian
dài hơn dự định. [Bạn có uống nhiều hơn mức bạn muốn khơng?]
2.Có mong muốn dai dẳng hoặc nỗ lực nhưng khơng thành cơng trong
việc cắt giảm hoặc kiểm sốt việc sử dụng rượu. [Bạn muốn dừng uống rượu,

nhưng không thể?]
3.Phần lớn thời gian được dành cho các hoạt động cần thiết để giải rượu,
sử dụng rượu hoặc phục hồi sau các tác động của nó. [Uống rượu có đang
chiếm lấy cuộc sống của bạn không?]


7
4.Thèm, hoặc ham muốn mạnh mẽ hoặc thôi thúc sử dụng rượu. [Nếu
bạn khơng thể uống, bạn có đang nghĩ đến việc uống rượu không?]
5.Sử dụng rượu liên tục dẫn đến khơng thể hồn thành các nghĩa vụ
chính ở cơ quan, trường học hoặc gia đình. [Việc uống rượu của bạn có cản
trở các hoạt động hàng ngày khơng?]
6.Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù có các vấn đề xã hội hoặc làm trầm
trọng các mối quan hệ, diễn ra dai dẳng hoặc tái diễn do tác động của rượu
gây ra. [Uống rượu có cản trở các mối quan hệ của bạn không?]
7.Các hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc giải trí quan trọng bị từ bỏ
hoặc giảm do sử dụng rượu. [Mọi thứ bị ngưng trệ vì rượu?]
8.Sử dụng rượu nhiều lần trong các tình huống nguy hiểm về thể chất.
[Bạn có uống rượu trong mơi trường nguy hiểm hay làm những việc mạo
hiểm trong khi uống rượu?]
9.Việc sử dụng rượu vẫn được tiếp tục mặc dù đã biết về việc bạn có vấn
đề thể chất hoặc tâm lý dai dẳng hoặc tái phát hoặc trầm trọng thêm có khả
năng là do rượu gây ra. [Bạn biết uống rượu khơng tốt cho bạn, nhưng bạn
vẫn làm điều đó?]
10. Sự dung nạp, được định nghĩa bởi một trong hai điều sau: cần lượng
rượu tăng lên rõ rệt để đạt được trạng thái say hoặc hiệu quả mong muốn,
hoặc tác dụng giảm đi rõ rệt khi tiếp tục sử dụng cùng một lượng rượu. [Bạn
có cần uống nhiều hơn trước đây không?]
11. Khi bỏ rượu, bệnh nhân xuất hiện một trong những điều sau: hội
chứng cai rượu đặc trưng, hoặc uống rượu (hoặc một chất có liên quan chặt

chẽ, chẳng hạn như benzodiazepine) để làm giảm hoặc tránh các triệu chứng
cai rượu. [Bạn có cảm thấy các vấn đề đó khi bạn ngừng uống rượu không?]
DSM-5 phân loại thêm các AUD theo mức độ nghiêm trọng, được xác
định bằng cách đáp ứng bao nhiêu trong số mười một tiêu chí chẩn đoán.
Mức độ nhẹ - được định nghĩa là sự hiện diện của 2-3 tiêu chí
Mức độ trung bình - được định nghĩa là sự hiện diện của 4-5 tiêu chí


8
Mức độ nghiêm trọng - được định nghĩa là sự hiện diện của 6 tiêu chí trở
lên
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến nghiện rượu
Con người không ai sinh ra đã biết uống rượu nhưng do nhiều yếu tố
tác động ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống, sinh hoạt, công việc hàng ngày,
lúc đầu sử dụng ít dần dần tăng dần theo cả số lượng, chất lượng, đơi khi
chính bản thân người sử dụng cũng khơng để ý là mình đã nghiện hay phủ
nhận điều đó.
Nghiện rượu tâm lý: Người nghiện rượu đã quá quen với việc có rượu
trong mỗii bữa ăn, quá quen với việc ngồi nhậu với bạn rượu với tâm lý, ý
nghĩ rằng uống rượu tinh thần sẽ thoải mái, khơng cịn lo âu, buồn phiền cứ
như vậy dần bị lệ thuộc vào .
Nghiện rượu về thể chất: Cơ thể đã quen với nồng độ rượu cao có trong
cơ thể nếu người nghiện khơng có rượu uống khiến người nghiện cảm thấy cơ
thể chậm chạp, lờ đờ, mất phối hợp dộng tác, run tay chân….Khiến NB phải
tiếp tục phải uống rượu [15].
1.1.4. Tác hại của nghiện rượu
Tác hại về cơ thể:
Có nhiều nguy cơ mà do uống rượu quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể:
+ Thứ nhất: Gây ngộ độc trực tiếp cho một số cơ quan quan trọng như
não, gan.

+ Thứ hai: uống rượu thường phối hợp với chế độ ăn nghèo dinh dưỡng
dẫn đến thiếu protein và VTM nhóm B.
+ Thứ ba: người uống rượu nhiều có nguy cơ cao bị các tai nạn, đặc
biệt là vết thương vùng đầu.
+ Thứ tư: người uống rượu nhiều thường ít vệ sinh cơ thể, từ đó dẫn
nguy cơ đến các bệnh nhiễm trùng.
Các tổn thương thực tổn xảy ra ở một số cơ quan trong cơ thể:


9
+ Tổn thương ở hệ tiêu hóa: là phổ biến nhất, đặc biệt là ở gan, loét dạ
dày - tá tràng, viêm thực quản, viêm tụy cấp và mạn.
+ Tổn thương hệ thần kinh
+ Các tổn thương cơ thể khác của uống rượu quá nhiều như: thiếu máu,
viêm cơ, các cơn hạ đường huyết, xuất huyết mạn tính, viêm cơ tim, thiếu
VTM và lao [11].
Các rối loạn tâm thần:
Thay đổi các phản ứng cảm xúc: Rối loạn khí sắc, khối cảm chiếm ưu
thế, khoan khối dễ chịu, nói năng hun thun, khốc lác, hay đùa cợt, xàm
xỡ, cáu gắt, cơng kích dọa nạt, chửi bới tấn cơng người khác.
Trí tuệ, trí nhớ, khả năng sáng tạo, sáng kiến đều giảm, tư duy trở nên
thủ cựu, NB đi dần vào tình trạng xa sút tâm thần.
Ghen tuông bệnh lý
Ý tưởng và hành vi tự sát.
Biến đổi nhân cách
* Với gia đình:
Người bệnh ngày càng trở nên ích kỷ, mất đi những thích thú cũ, lãnh
đạm hồn tồn với người thân, địi hỏi có tính chất vị kỷ thơ bạo, đặc biệt
trong quan hệ với người thân. Giảm sút tình cảm đạo đức, khơng quan tâm
đến gia đình, tiêu xài tất cả tiền lương vào rượu suốt ngày chỉ quan tâm đến

việc làm thế nào để có rượu uống.
Người bệnh khơng cảm thấy xấu hổ vì đã phải ăn bám gia đình, vợ con,
hơn nữa NB cũng chẳng ân hận khi lấy cắp tiền của người thân để uống rượu,
thậm chí cịn bán cả những vật dùng cần thiết của mình cũng như của vợ con.
* Với công việc:
Người bệnh nghỉ việc thường xuyên, năng suất công tác giảm sút làm
cho NB sớm bị buộc thôi việc. Công việc thường bị gián đoạn, tiền lương
kiếm được ngày càng giảm sút, mặc dù NB rất muốn kiếm được nhiều tiền để
uống rượu.


10
* Với kinh tế - xã hội:
Địa vị xã hội của NB dần dần bị hạ thấp, mối quan hệ xã hội bị thu hẹp
dần, NB mất dần những bạn bè thân thích, đặc biệt những người bạn tốt muốn
gần gũi khuyên can NB từ bỏ rượu, chỉ còn những bạn rượu chia xẻ thú uống
rượu nhất thời… [15].
Rượu làm gia tăng tỉ lệ phạm tội như: gây rối trật tự công cộng, gây ra
rất nhiều các vụ án hiếp dâm, cướp của, giết người thương tâm…
Rượu đóng một vai trò khá lớn đối với vấn đề xung đột, bạo lực gia
đình dẫn đến tình trạng li hơn. Theo kết quả một nghiên cứu tại Việt Nam thì
60% bạo lực gia đình xuất phát từ việc say rượu. Một nghiên cứu khác về vấn
đề bạo lực gia đình thì lại thấy rằng những tình huống dẫn tới bạo lực theo
nhận thức của phụ nữ từng bị bạo lực thể xác do chồng gây ra khi say rượu
chiếm tỷ lệ 33.7%.
Rượu cũng là một nguyên nhân gây mất an toàn giao thơng. Theo một
thống kê của Ủy ban an tồn giao thơng quốc gia có đến 40% các vụ tai nạn
giao thơng có liên quan đến rượu bia và kết quả một số nghiên cứu tại Việt
Nam cho thấy trong số nạn nhân tử vong do tai nạn giao thơng thì có tới 34%
trường hợp có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép. Để ngăn chặn

tình trạng ngày càng gia tăng tai nạn giao thông do sử dụng rượu, Chính phủ
ban hành nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong linh vực
giao thơng [4].
Rượu làm gia tăng tỉ lệ phạm tội như: Gây rối trật tự công cộng, gây ra
rất nhiều các vụ án hiếp dâm, cướp của, giết người thương tâm…
Rượu cũng làm gia tăng tỉ lệ tự sát, kết quả một điều tra cho thấy có tới
67% các vụ tự sát có liên quan đến sau khi dùng rượu [5].
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng người nghiện rượu
Dấu hiệu và triệu chứng của nghiện rượu thường ngày dễ nhận biết [10]:
- Luôn lấy rượu làm cớ để uống.
- Thức dậy là đã uống.


11
- Ăn cơm cũng uống thậm chí nhịn ăn để uống.
- Khơng thể kiểm sốt được lượng rượu uống vào.
- Đặt rượu hàng đầu lên trên trách nhiệm cá nhân.
- Thèm rượu liên tục mọi lúc mọi nơi khi không được uống.
- Mắc các triệu chứng như đổ mồ hôi, run và buồn nơn khi khơng được
uống rượu.
- Mất trí nhớ.
Tiến triển của quá trình nghiện rượu trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn I (Giai đoạn giống suy nhược thần kinh):
Đây là giai đoạn khởi đầu của nghiện rượu. Dựa vào các dấu hiệu lâm
sàng trong giai đoạn này để phân biệt giữa nghiện rượu và say rượu, việc
phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đốn sớm NB nghiện rượu.
Giai đoạn này NB chưa thực sự trở thành nghiện rượu do khơng có hội
chứng cai khi ngừng uống rượu. Một trong những dấu hiệu chủ yếu và sớm
nhất trong giai đoạn này là NB thích uống rượu và uống ngày càng nhiều.
Nếu không uống rượu, NB thấy thèm và nhớ rượu. Khả năng dung nạp với

rượu của NB tăng lên nhanh chóng, họ có thể uống 500 ml rượu 40 độ cồn
mỗi ngày.
Giai đoạn này thường kéo dài 5-10 năm. Nếu NB tiếp tục uống rượu thì
sẽ chuyển sang giai đoạn 2 của nghiện rượu.
Giai đoạn II (Giai đoạn có biểu hiện của hội chúng cai)
Các triệu chứng trong giai đoạn I không những không giảm mà còn phát
triển tăng lên. Trong giai đoạn này biểu hiện của trạng thái phụ thuộc thực thể
chiếm ưu thế. Tình trạng say rượu bệnh lý ngày càng gia tăng và không tự
kiềm chế được, NB không thể kiềm chế và chống lại cơn thèm rượu. Đặc
điểm của giai đoạn này là hội chứng cai ngay cả khi NB không uống rượu vài
giờ hay một ngày. Biểu hiện của hội chứng cai là các triệu chứng rối loạn tâm
thần cũng như các triệu chứng rối loạn về thần kinh và các rối loạn cơ thể.
Các triệu chứng này chỉ giảm hoặc mất khi NB uống rượu trở lại. Các triệu



×