Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Luận văn áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn doãn thị huyền xã ba trại, huyện ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

LÊ VĂN HỘI
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC NI DƯỠNG
VÀ PHỊNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON
THEO MẸ TẠI TRẠI DOÃN THỊ HUYỀN XÃ BA TRẠI,
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni thú y

Lớp:

K48 - CNTY - N02

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:


2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Xuân Bình

Thái Nguyên - 2020

m


i
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến
nay em đã hồn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban
giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa
Chăn nuôi Thú y, cùng các thầy, cơ giáo trong Khoa đã tận tình dìu dắt,
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS. Đặng Xuân Bình đã chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn em hồn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cơ Dỗn Thị Huyền - chủ trại và
cán bộ kỹ thuật và các anh công nhân viên tại trại đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, cổ
vũ em và tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Em xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
thành đạt trong cuộc sống, có nhiều thành cơng trong giảng dạy và nghiên cứu
khoa học.
Trong q trình viết khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em
kính mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cơ để khóa luận của em
được hồn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 07 năm 2020
Sinh viên

Lê Văn Hội

m


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề............................................................................ 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 4
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................................... 4
2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại.................................................................... 5
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại .................................................................. 6
2.1.4. Thuận lợi, khó khăn ................................................................................ 6
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngồi nước...... 7
2.2.1. Những hiểu biết về q trình ni dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản
và lợn con theo mẹ ............................................................................................ 7
2.2.2. Những hiểu biết về phòng trị bệnh cho vật nuôi ................................... 18

2.2.3. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái sinh sản và
lợn con theo mẹ ............................................................................................... 22
2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 28
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.....32
3.1. Đối tượng thực hiện ................................................................................. 32
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 32

m


iii
3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 32
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 32
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 32
3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 33
3.4.3. Một số cơng thức tính tốn các chỉ tiêu và phương pháp xử lý số liệu 33
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 34
4.1. Đánh giá tình hình chăn ni lợn tại trại trong 3 năm (2017 - 2019) ...... 34
4.2. Quy trình kỹ thuật chăm sóc và ni dưỡng đàn lợn tại cơ sở ................ 35
4.2.1. Số lượng lợn nái được giao chăm sóc ni dưỡng tại trại .................... 35
4.2.2. Quy trình kỹ thuật đỡ đẻ cho đàn lợn nái tại trại .................................. 38
4.2.3. Tình hình sản xuất của đàn lợn nái của trại từ tháng 06 năm 2019 đến
tháng 11 năm 2019 .......................................................................................... 41
4.3. Thực hiện quy trình phịng bệnh cho đàn lợn tại cơ sở............................ 42
4.3.1. Quy trình vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn tại trại ................................ 42
4.3.2. Quy trình phịng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại....................... 44
4.4. Tình hình mắc bệnh của lợn nái và lợn con tại cơ sở .............................. 45
4.4.1. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái sinh sản tại trại............................ 45
4.4.2. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con tại trại ........................................ 46
4.4.3. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại cơ sở ...................... 47

4.4.4. Kết quả điều trị một số bệnh cho đàn lợn con tại trại ........................... 49
4.5. Kết quả thực hiện các thao tác trên lợn con tại cơ sở .............................. 50
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN CHO CHUYÊN ĐỀ

m


iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại lợn Doãn Thị Huyền, qua 3 năm 2017 2019............................................................................................... 34
Bảng 4.2. Số lượng lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc ni dưỡng tại trại
qua 6 tháng thực tập ...................................................................... 35
Bảng 4.3. Khẩu phần ăn cho đàn lợn tại trại ................................................... 37
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại................................. 38
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái từ tháng 06 năm
2019 đến tháng 11 năm 2019 ........................................................ 41
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại .................................... 42
Bảng 4.7. Kết quả tiêm vắc xin, thuốc phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn
con tại cơ sở ................................................................................. 44
Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại ............ 45
Bảng 4.9. Kết quả chẩn đốn bệnh trên đàn lợn con ni của trại ................. 46
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản của trại................ 47
Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn con của trại ............................. 49
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện các thao tác kỹ thuật trên lợn con ................... 50

m



v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ

cs

Cộng Sự

Đ

Đồng

LMLM

Lở mồm long móng

Nxb

Nhà xuất bản

STT

Số thứ tự

TT


Thể trọng

m


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ ngày sơ khai, chăn ni đã trở thành ngành nghề khơng thể thiếu
của lồi người. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang từng bước hội nhập
mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế trong nước, thu nhập của người dân cũng nâng lên. Vì vậy, nhu cầu
thịt trên thị trường cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là các loại thịt có chất
lượng cao. Chính vì thế, chăn ni của ta khơng những tăng lên về số lượng
mà chất lượng thịt cũng được nâng lên. Trong những năm gần đây, ngành
chăn nuôi nước ta đã có những bước tiến nhất định. Đặc biệt, chăn ni lợn
chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành nơng nghiệp, bởi vì ngồi việc
cung cấp thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao cho con người thì nó cịn cung cấp
ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến, cung cấp phân bón cho cây trồng
(phân lợn là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng
cao độ phì cho đất, đặc biệt là đất nơng nghiệp), góp phần giữ vững cân bằng
sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người…
Nhu cầu thịt lợn của người tiêu dùng đang tăng lên cả về lượng và chất.
Để đáp ứng nhu cầu thịt lợn tăng lên của người tiêu dùng, hộ chăn ni lợn
đang có những thay đổi tiến bộ trong kỹ thuật chăn nuôi cũng như quy mô
chăn nuôi. Nhiều chủ trang trại chăn nuôi lợn đã chuyển từ phương thức chăn
nuôi truyền thống sang chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
Với ý nghĩa quan trọng đó, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách

khuyến khích ưu đãi cho nơng dân phát triển ngành chăn ni. Ba Vì là huyện
có ngành chăn ni phát triển mạnh, tập trung được nhiều trang trại lớn và
nhỏ khơng những giúp nâng cao vị thế mà cịn góp phần làm tăng thu nhập
của người dân.

m


2
Để nâng cao hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi, chất lượng con giống là
tiền đề quan trọng, vì vậy chất lượng của đàn nái sinh sản có ảnh hưởng đến
năng suất, quyết định đến số lượng con giống sản xuất. Hiện nay có rất nhiều
giống lợn đóng vai trị chủ yếu trong khâu sản xuất và lợn nái nuôi thịt ở nước
ta. Việc đánh giá năng suất sinh sản địi hỏi cấp thiết đối với người làm cơng
tác chọn giống và nhân giống vật nuôi. Bên cạnh nhưng thành tựu đã đạt được
thì vẫn cịn gặp những khó khăn, đặc biệt là tình hình dịch bệnh của đàn lợn
nái, lợn con theo mẹ.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với
sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, chúng em đã thực
hiện chun đề: “Áp dụng quy trình chăm sóc ni dưỡng và phòng trị
bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Doãn Thị
Huyền xã Ba Trại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu
- Học hỏi được quy trình chăn ni tại trại lợn Dỗn Thị Huyền, xã Ba
Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội.
- Nắm được quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản và lợn con tại trại.
- Nắm được các loại thức ăn dành cho lợn nái sinh sản, khẩu phần ăn và
cách cho lợn nái ăn qua từng giai đoạn mang thai.

- Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và lợn con
theo mẹ và phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất.
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
- Đánh giá tình hình chăn ni tại trại lợn Dỗn Thị Huyền, xã Ba Trại,
huyện Ba Vì, Hà Nội.

m


3
- Thực hiện tốt quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho đàn lợn nái và lợn
con nuôi tại trại.
- Thực hiện được quy trình phịng và trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản,
lợn con theo mẹ qua các giai đoạn trong thời gian thực tập.

m


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện
có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam của huyện, huyện nằm
cách trung tâm Hà Nội hơn 50km về phía tây, phía Đơng giáp thị xã Sơn Tây,
phía Đơng Nam giáp huyện Thạch Thất. Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn
và Kỳ Sơn của tỉnh Hịa Bình. Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ,
với ranh giới là sơng Hồng (sơng Thao) nằm ở phía Bắc. Phía Tây giáp các
huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ. Phía Đơng Bắc giáp

huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sơng Hồng.
Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km²,
lớn nhất Thủ đơ Hà Nội. Trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Ba Vì. Ở ranh
giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sơng là: Ngã ba Trung Hà giữa
sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạc giữa sông
Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú Cường, đối diện với thành phố
Việt Trì).
Các điểm cực: Cực Bắc là xã Phú Cường, cực Tây là xã Thuần Mỹ, cực
Nam là xã Khánh Thượng, cực Đông là xã Cam Thượng.
- Vị trí địa lý xã Ba Trại
Ba Trại là một trong 7 xã miền núi của huyện Ba Vì. Nằm ở dưới chân
núi Ba Vì, có diện tích khoảng 36 km2, Ba Trại xưa thuộc huyện Bất Bạt, tỉnh
Sơn Tây cũ, ngày nay thuộc huyện Ba Vì tỉnh Hà Nội.
Vị trí địa lý giáp: Phía Đơng giáp xã Tản Lĩnh, phía Bắc giáp xã Cẩm
Lĩnh, phía Tây giáp xã Thuần Mỹ, Phía Nam giáp núi Ba Vì.

m


5
- Địa hình
Nhìn chung địa hình của xã phần lớn là đồi gò, độ cao các quả đồi
chênh nhau từ 5 đến 20 mét, độ dốc khơng lớn. Diện tích ruộng có 730 mẫu
bắc bộ phần lớn là ruộng chằm, diện tích cịn lại là đất đồi.
Xã nằm giữa hai con đường Tỉnh lộ, đường 87 Sơn Tây - Đá Chông và
đường 88 Sơn Tây - Bất Bạt. Đường 87 đi qua xã từ phía Đơng - Nam qua các
xóm Chằm Mè - Trung Sơn tiếp giáp đường 89 tại Đá Chông. Đường 89 chạy
song song với sông Đà qua địa phận xã Thuần Mỹ. Đường 88 đi qua xã ở phía
Bắc và cũng là ranh giới giữa Ba Trại với Cẩm Lĩnh.
- Khí hậu

Đặc điểm chung của Ba Trại bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ
chế gió mùa, sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm
với mùa Đơng lạnh và khơ. Nhiệt độ bình qn năm trong khu vực là 230C.
Lượng mưa trung bình năm 2.500 mm, phân bố không đều trong năm,
tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm khơng khí 86,1 %, vùng thấp
thường khô hanh vào tháng 12 và tháng 1.
2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại
- Trại lợn được xây dựng trên 1,2 ha đất gồm nhà điều hành, nhà ở cho
cơng nhân, bếp ăn và các cơng trình phụ phục vụ cho công nhân, sinh viên
thực tập và các hoạt động khác của trại.
- Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống
chuồng trại cho 100 nái: bao gồm 1 chuồng đẻ tiếp giáp với chuồng nái chửa
được ngăn cách với nhau bởi tường bê tơng. Chiều dài chuồng 36 m, chiều
rộng 16 m, có 26 ơ chia làm 2 dãy kích thước 2,2 m x 1,6 m x 1,2m/ơ, 1
chuồng nái chửa có 85 ô chia làm 2 dãy kích thước 2,2 m x 0,65 m x 1,2 m/ơ.
Có 3 ơ lợn đực giống kích thước 5m x 6m x 1,4m, 1 chuồng thương phẩm có

m


6
sức chứa nuôi 450 lợn thịt. Cùng một số công trình phụ phục vụ cho chăn
ni như: Kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh, kho thuốc…
- Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hồn tồn. Phía đầu chuồng là hệ
thống giàn mát, cuối chuồng có 3 quạt thơng gió đối với các chuồng đẻ, 4
quạt đối với các chuồng nái chửa, các chuồng thương phẩm, chuồng nái hậu
bị, đực giống và chuồng úm. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính, mỗi cửa
sổ có diện tích 1,2 m², cách nền 1,2 m, mỗi cửa sổ cách nhau 50 cm. Trên trần
được lắp hệ thống chống nóng bằng bạt cách nhiệt.
- Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác

đều được đổ bê tơng và có các hố sát trùng.
- Hệ thống nước trong trại chăn nuôi cho lợn uống là nước giếng khoan.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Là trang trại tư nhân được thành lập vào tháng 04/2015. Với tổng số nái
100 con, chuồng trại khép kín chăn ni theo hướng công nghiệp hiện đại. Tất
cả các trang thiết bị phục vụ trong chăn ni đều được nghiên cứu, tính tốn
để phù hợp với vật ni, ln đáp ứng và tạo điều kiện môi trường tốt nhất
cho sự phát triến của đàn lợn. Với nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, cơng
việc như kế tốn, kỹ thuật, dều do chủ trại tính tốn sắp xếp. Sinh viên thực
tập về làm phần lớn các công việc của trại như bảo vệ, cho lợn ăn, dọn
chuồng, vệ sinh trong ngoài trại, nấu ăn, tự phục vụ cá nhân.
2.1.4. Thuận lợi, khó khăn
2.1.4.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân xã tạo điều kiện cho sự phát
triển của trại.
Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: xa khu dân cư, thuận tiện đường
giao thông.

m


7
Trại do chủ trại quản lý, kỹ thuật công nhân của trại có năng lực nhiệt
tình có trách nhiệm với công việc.
Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn ni tốt đã
mang lại hiệu quả chăn ni cao cho trại.
2.1.4.2. Khó khăn
Trại nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa, thời tiết diễn biến phức
tạp nên khâu phịng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.
Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày một tăng khiến chi phí thức ăn tăng

cao là một nỗi lo của trang trại.
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Những hiểu biết về quá trình ni dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh
sản và lợn con theo mẹ
2.2.1.1. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ
• Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn:
• Công tác chuẩn bị trước khi đỡ đẻ cho lợn:
Căn cứ vào lịch phối giống để dự kiến ngày đẻ của lợn một cách chính
xác, để phân cơng người trực đẻ, theo dõi đỡ đẻ cho lợn và can thiệp kịp thời
khi cần thiết, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
+ Chuẩn bị chuồng cho lợn nái đẻ:
Trước khi lợn đẻ 10 - 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ, tẩy rửa vệ
sinh khử trùng toàn bộ chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và
lợn mẹ. u cầu chuồng phải khơ ráo, thống mát sạch sẽ, có đầy đủ ánh
sáng. Sau khi vệ sinh và tiêu độc để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi cho
lợn nái vào đẻ.
Trước khi đẻ một tuần cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ. Lợn nái được lau rửa
đất hoặc phân dính trên người, dùng khăn thấm nước, xà phòng lau sạch nái
chửa vú và âm hộ. Làm như vậy tránh nguy cơ lợn con mới sinh nhiễm khuẩn

m


8
do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có chứa vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh cho
lợn nái chúng ta chuyển lợn nái sang chuồng đẻ để lợn quen dần với chuồng mới.
+ Chuẩn bị ô úm lợn con: ơ úm có ý nghĩa rất quan trọng đối với lợn
con, nó có tác dụng nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng hấp thụ sữa mẹ và
hạn chế các bệnh, phòng ngừa lợn mẹ đè chết con, đặc biệt là những ngày mới
sinh lợn con còn yếu, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe chưa hồi phục. Ô úm

tạo điều kiện để khống chế nhiệt thích hợp.
Vào những ngày dự kiến đẻ cần chuẩn bị xong ô úm của lợn con, kích
thước ơ úm: 1,2 - 1,5 m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống
từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh.
+ Chuẩn bị dụng cụ
Cần chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ sau: dao, kéo, cồn sát trùng, kìm
bấm nanh, kìm bấm số tai, cân để cân khối lượng sơ sinh, khăn mặt hoặc vải
màn, đèn thắp sáng, khay đựng dụng cụ, xô chậu đựng nước, sổ sách, các loại
thuốc như thuốc trợ đẻ, thuốc trợ sức, thuốc kháng sinh...
- Trực và đỡ đẻ cho lợn
Đây là công việc rất quan trọng để đảm bảo tỷ lệ sống của lợn con và kịp
thời can thiệp hỗ trợ lợn nái trong những trường hợp bất thường. Công tác
trực, đỡ đẻ dựa vào việc theo dõi ngày đẻ dự kiến để có kế hoạch trực đẻ và
đỡ đẻ cho lợn nái.
+ Những biểu hiện khi lợn nái sắp đẻ:
Khi lợn nái sắp đẻ bụng đặc biệt to, khi lợn nằm thai cử động nhiều.
Trước khi đẻ 20 ngày, nái chửa vú to dần, đến lúc sắp đẻ thì nái chửa vú căng
và hướng ra ngồi có màu đỏ hồng. Trước khi đẻ 3 - 5 ngày nái chửa vú bắt
đầu cứng. Trước khi đẻ 1 - 2 ngày nếu vắt thấy có sữa, bộ phận sinh dục bên
ngồi dãn lỏng, 2 bên gốc đuôi lõm xuống. Khi thấy lợn có biểu hiện bắt đầu
cắn ổ, đi lại khơng yên, có hiện tượng đái són là lúc lợn sắp đẻ: 10 giờ (đối

m


9
với lợn chửa lứa đầu) và 5 - 6 giờ đối với lợn đẻ nhiều lứa. Khi lợn tìm chỗ
nằm, âm hộ chảy dịch nhờn là lợn bắt đầu đẻ, cần bố trí theo dõi đỡ đẻ kịp thời.
+ Những biểu hiện khi lợn đẻ:
Khi lợn đẻ toàn thân co bóp, lúc này áp lực bên trong tăng cao đẩy thai

ra ngoài. Khi thai ra rốn tự đứt, lợn là loài đa thai nhưng lợn đẻ từng con một,
cách khoảng 10 - 15 hoặc 20 phút đẻ 1 con. Thời gian đẻ của lợn trung bình
kéo dài từ 1 - 6 giờ, nếu quá 6 giờ mà thai chưa ra thì xem xét tác động ngay.
Khi lợn đẻ, lợn con tự làm rách nhau thai để ra, nhưng cũng có khi cả
màng thai và lợn con ra cùng một lúc, gọi là hiện tượng đẻ bọc, lúc này cần
nhanh chóng xé bọc tách màng thai ra tránh hiện tượng lợn con bị ngạt. Lợn
đẻ ở trạng thái bình thường là đầu ra trước cùng với 2 chân trước úp xuống
hoặc ngửa lên.
Khi lợn nái đẻ hay nằm, nhưng cá biệt có con đứng và đi lại, trong
trường hợp này cần tác động cho lợn nằm xuống như có thể xoa nhẹ vào
mông, bụng để lợn nằm xuống đẻ.
- Kỹ thuật đỡ đẻ và chăm sóc lợn con khi sinh ra
Sau khi đẻ lợn sơ sinh được xách dốc ngược đầu cho dịch nhờn trong
xoang miệng và mũi chảy ra ngoài, khơng chảy ngược vào khí quản gây
nghẽn đường thở. Việc xách dốc ngược cũng giúp máu dồn về não nhờ đó não
khơng bị liệt. Nên nắm chặt cuống rốn, tránh chảy máu khi cuống rốn đứt rời
cuống nhau, nên quan sát kỹ để phát hiện lợn con bị ngạt như da tím tái, dãn
cơ, heo mềm nhũn khơng cử động. Gặp trường hợp này nhanh chóng dùng
khăn lau móc nhớt trong xoang miệng, mở rộng miệng và dùng tay bóp lồng
ngực 60 lần/phút để tạo sự thơng phổi. Có thể tác động như thế trong vòng 15
- 20 phút kết hợp với việc lau.
Khi thấy lợn con bắt đầu cử động tiến hành lau chất nhày toàn thân,
buộc rốn cách thành bụng 4 cm và cắt rốn cách chỗ buộc 1 cm. Chỉ cột rốn và

m


10
kéo cắt rốn được sát trùng cẩn thận. Sau khi cắt rốn kiểm tra lại xem rốn có bị
rỉ máu do buộc không chặt, nhúng rốn vào dung dịch cồn Iốt 5% để sát trùng.

Lợn sơ sinh được cắt bỏ 8 răng nanh nhằm tránh gây tổn thương đau vú mẹ
khi bú.
Nên úm lợn con nếu nhiệt độ bên ngoài lạnh nhằm tránh tình trạng lợn
con tiêu hao năng lượng để chống lạnh, nhiệt độ úm khoảng 30 - 33oC, nên
cho lợn con bú khoảng 1 giờ sau đẻ.
Lau sạch vú bằng thuốc sát trùng trước khi cho lợn con bú. Làm vệ sinh
chuồng trại kỹ lưỡng khi lợn nái đẻ xong, cần giữ cho chuồng trại thống mát,
tránh nóng, tránh lạnh, tránh gió lùa mưa tạt.
Phải cho tất cả lợn con được bú sữa đầu vì sữa đầu chỉ sản xuất trong
khoảng 24 giờ sau khi đẻ và lợn con chỉ hấp thu sữa đầu tốt nhất trong 24 giờ
sau sinh.
Cắt đi cho lợn con trong vịng 24 giờ sau sinh để giảm stress cho lợn
con. Sử dụng kéo bấm đã được sát trùng để cắt đuôi cho lợn con cách khớp
nối với cơ thể 2,5 cm, bôi thuốc sát trùng vào vết thương. Đi sẽ lành trong
vịng 7 - 10 ngày, cắt đuôi quá ngắn hay quá đài đều không tốt.
Bấm số tai: là phương pháp thông dụng để đánh dấu trong việc theo dõi
quản lý đàn lợn vĩnh viễn.
Cân khối lượng sơ sinh và ghi chép sổ sách cẩn thận.
+ Xử lý những trường hợp bất thường khi lợn nái đẻ:
• Các biện pháp can thiệp khi lợn đẻ khó
Các nguyên nhân đẻ khó có thể do: chuồng chật, lợn mẹ thiếu vận động
hoặc xương chậu của lợn hẹp, lợn mẹ quá béo do ăn quá nhiều tinh bột, thiếu
Ca, P; lợn nái già nên khi đẻ co bóp của cơ yếu, khơng đủ sức đẩy thai ra.
Cũng có thể là thai q to, ngơi thai khơng thuận, hoặc thai chết.

m


11
Những trường hợp này thường có biểu hiện: nước ối có màu đỏ, sau 2 3 giờ rặn đẻ mà thai không ra, thai ra nửa chừng không ra hết vì con to, thai ra

1 - 2 con sau đó khơng ra được vì lợn mẹ yếu, trong trường hợp lợn đẻ lâu tức
là thời gian đẻ dài nên cho lợn mẹ uống nước ấm pha với muối, đồng thời
dùng tay hỗ trợ các động tác đỡ đẻ. Hoặc có thể dùng lợn con đẻ trước cho
vào bú lợn mẹ để kích thích lợn mẹ đẻ.
Nếu can thiệp bằng các biện pháp trên khơng được thì ta có thể tiêm
oxytocin cho lợn nái, chú ý không tiêm oxytocin khi cổ tử cung chưa mở, tư
thế chiều hướng của thai phải bình thường. Trong trường hợp quan sát thấy
lợn nái rặn nhiều lần kèm theo co chân mà không đẻ được thì phải can thiệp
bằng tay, chú ý phải vệ sinh cẩn thận khi thao tác.
2.2.1.2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái ni con
• Quy trình ni dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [17], thức ăn cho lợn nái nuôi con
phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Đó
là các loại thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ,
cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, bột mỳ, các loại thức ăn
bổ sung đạm động vật, đạm thực vật, các loại khống và vitamin... Khơng cho
lợn nái ni con ăn các loại thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn
hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo
đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng theo đúng tiêu
chuẩn quy định như năng lượng trao đổi 3100 Kcal, protein 15%, Ca từ 0,9 1,0%, phospho 0,7%.
Lượng thức ăn cho lợn nái ni con cũng đóng vai trị quan trọng và
ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ,
chính vì vậy ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng

m


12
cho lợn mẹ. Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [17], trong q trình ni
con, lợn nái được cho ăn như sau:

• Đối với lợn nái ngoại:
+ Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh (0,5 kg)
hoặc khơng cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.
+ Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn
từ 1 - 2 - 3 kg tương ứng.
+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4 kg thức ăn hỗn
hợp/nái/ngày.
+ Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức:
Lượng thức ăn/nái/ngày = 2 kg + (số con x 0,35 kg/con)
+ Số bữa ăn trên ngày: 2 (sáng và chiều)
+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg
thức ăn/ngày.
+ Ngồi ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2 kg rau xanh/ngày sau bữa ăn tinh (nếu
có rau xanh).
+ Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30%.
+ Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.
• Quy trình chăm sóc
Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [17] vận động tắm nắng là điều
kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh phục hồi sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa
của lợn mẹ. Do vậy sau khi lợn đẻ được từ 3 - 7 ngày, trong điều kiện chăn
ni có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì có thể cho lợn nái vận động, thời
gian vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, sau tăng dần số giờ vận động lên.
Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong các
cũi đẻ, khơng được vận động, vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh
dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin.

m


13

Ngoài ra yêu cầu đối với chuồng trại của lợn nái nuôi con là phải đảm
bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, khơng ẩm ướt, vì vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng
trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [17],
chuồng lợn nái nuôi con phải có ơ úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con.
Nhiệt độ chuồng ni thích hợp là 18 - 20oC, độ ẩm 70 - 75%.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu không thể thay thế được trong
những giai đoạn đầu tiên sau khi sinh của lợn con, sản lượng của sữa mẹ và
khối lượng của lợn con khi cai sữa liên quan mật thiết đến nhau, nếu lợn mẹ
có sản lượng sữa cao thì khối lượng lợn con khi cai sữa cao và ngược lại. Do
vậy việc áp dụng các biện pháp để nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ là rất
quan trọng. Muốn đạt được mục đích trên yêu cầu phải nắm được quy luật tiết
sữa và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái, từ đó đề ra
biện pháp kỹ thuật có hiệu quả.
• Sinh lý tiết sữa
Tiết sữa của lợn nái trong q trình ni con là một q trình sinh lý phức
tạp, do có những đặc điểm khác với gia súc khác là nái chửa vú của lợn nái
khơng có bể sữa nên lợn nái khơng dự trữ sữa trong nái vú, do vậy lợn mẹ không
tiết sữa tùy tiện được và lợn con không phải lúc nào cũng bú được sữa mẹ.
Quá trình tiết sữa của lợn nái là một phản xạ, do những kích thích vào
nái chửa vú gây nên. Phản xạ tiết sữa của lợn nái tương đối ngắn và chuyển
dần từ trước ra sau. Trong đó yếu tố thần kinh giữ vai trị chủ đạo, khi lợn con
thúc vú mẹ, những kích thích này truyền lên vỏ não, vào vùng Hypothalamus,
từ đó kích thích tuyến yên sản sinh ra kích tố oxytoxin tiết vào trong máu,
kích tố này đi vào tuyến bào kích thích lợn nái thải sữa. Do tác động của
oxytoxin trong máu khác nhau cho nên các vú khác nhau có sản lượng sữa
khác nhau, những vú ở phần ngực tiết sữa nhiều hơn những vú ở phần sau.

m



14
Lợn con dùng mõm thúc vào vú lợn mẹ, thời gian thúc vú của lợn con
có thể từ 5 - 7 phút, sau đó nằm im hồn tồn và bú. Sữa tiết ra rõ nhất là lúc
lợn mẹ kêu ịt ịt, lợn con mút chặt đầu vú, hai chân trước đạp thẳng vào nái
chửa vú, nằm yên theo sự tiết sữa của lợn mẹ. Do thời gian tiết sữa của lợn
mẹ rất ngắn chỉ khoảng 25 - 30 giây, nên một ngày lợn con phải bú nhiều lần
mới đủ so với nhu cầu. Trong những ngày đầu sau khi sinh lợn con bú từ 20 25 lần trên ngày, mỗi lần lượng sữa tiết ra 25 - 35 gam/ con.
Lượng sữa của lợn nái tiết ra cao dần từ lúc mới đẻ, lợn con bú sữa sinh
trưởng và phát triển nhanh nhưng không đồng đều qua các giai đoạn, cao nhất
lúc 21 ngày sau khi đẻ, sau đó giảm dần. Có sự giảm này là do nhiều nguyên
nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng
hemoglobin trong máu của lợn con bị giảm. Thời gian bị giảm sinh trưởng
kéo dài khoảng 2 tuần hay còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con.
Chúng ta hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách cho ăn sớm. Do lợn con sinh
trưởng nhanh nên quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng mạnh.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái như giống,
cá thể, tuổi và lứa đẻ, số con đẻ ra/lứa, ni dưỡng và chăm sóc...
2.2.1.3. Kỹ thuật chăn ni lợn con theo mẹ
Lợn con giai đoạn theo mẹ có 3 thời kỳ quan trọng, chúng ta cần tìm
hiểu rõ để có biện pháp tác động thích hợp.
* Thời kỳ từ sơ sinh đến 1 tuần tuổi:
Là thời kỳ khủng hoảng đầu tiên của lợn con do sự thay đổi hồn tồn
về mơi trường, bởi vì lợn con chuyển từ điều kiện sống ổn định trong cơ thể
mẹ sang điều kiện tiếp xúc trực tiếp với mơi trường bên ngồi. Do vậy nếu
nuôi dưỡng không tốt, lợn con dễ bị mắc bệnh, cịi cọc, tỷ lệ ni sống thấp.
Mặt khác, lúc này lợn con mới đẻ còn yếu ớt, chưa nhanh nhẹn. Lợn mẹ
vừa đẻ xong, cơ thể còn mệt mỏi, đi đứng cịn nặng nề vì sức khỏe chưa hồi

m



15
phục, nên dễ đè chết lợn con. Cần nuôi dưỡng chăm sóc tốt lợn con ở giai
đoạn này để giảm tỷ lệ chết.
* Thời kỳ 3 tuần tuổi:
Là thời kỳ khủng hoảng thứ 2 của lợn con, do quy luật tiết sữa của lợn
mẹ gây nên. Sản lượng sữa của lợn nái tăng dần sau khi đẻ và đạt cao nhất ở
giai đoạn 3 tuần tuổi, sau đó sản lượng sữa của lợn mẹ giảm nhanh, trong khi
đó nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng do lợn con sinh trưởng,
phát dục nhanh, đây là mâu thuẫn giữa cung và cầu, để giải quyết mâu thuẫn
này, cần tập ăn sớm cho lợn con.
* Thời kỳ ngay sau khi cai sữa:
Là thời kỳ khủng hoảng thứ 3 do môi trường sống thay đổi hoàn toàn,
do yếu tố cai sữa gây nên. Mặc khác thức ăn thay đổi, chuyển từ thức ăn chủ
yếu là sữa lợn mẹ sang thức ăn hoàn toàn do con người cung cấp. Nên giai
đoạn này, nếu ni dưỡng chăm sóc khơng chu đáo, lợn con rất dễ cịi cọc,
mắc bệnh đường tiêu hóa, hơ hấp.
Chú ý: trong chăn nuôi lợn nái theo phương thức công nghiệp, tiến hành
cai sữa lúc 21 ngày thì thời kỳ khủng hoảng thứ 2 và thứ 3 trùng nhau, hay
nói cách khác ta làm giảm được một thời kỳ khủng hoảng của lợn con.
Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ gồm các thao tác cơ bản sau:
+ Cho bú sữa đầu và cố định đầu vú cho lợn con
+ Bổ sung sắt cho lợn con
+ Tập cho lợn con ăn sớm
• Cho bú sữa đầu:
Lợn con đẻ ra cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Thời gian tiết
sữa đầu của lợn mẹ là 1 tuần kể từ khi đẻ nhưng có ý nghĩa lớn nhất đối với cả
đàn là trong 24 giờ đầu. Sau khoảng 2 giờ, nếu lợn mẹ đẻ xong thì nên cho
những con đẻ trước bú trước.


m


16
Sữa đầu có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng protein
trong sữa đầu gấp 2 lần so với sữa thường, vitamin A gấp 5 - 6 lần, vitamin C
gấp 2,5 lần, vitamin B1 và sắt gấp 2,5 lần. Đặc biệt trong sữa đầu có hàm
lượng globulin mà sữa thường khơng có. Ngồi ra, Mg++ trong sữa đầu có tác
dụng tẩy các chất cặn bã trong q trình tiêu hóa ở thời kỳ phát triển thai, để
hấp thu chất dinh dưỡng mới, nếu khơng nhận được Mg++ thì lợn con sẽ bị rối
loạn tiêu hóa, gây ỉa chảy tỷ với lệ chết cao.
• Bổ sung sắt cho lợn con:
Trong những ngày đầu, khi lợn con chưa ăn được, lượng sắt mà lợn con
tiếp nhận từ nguồn sữa mẹ khơng đủ cho nhu cầu của cơ thể, vì vậy lợn con
cần được bổ sung thêm sắt.
Nhu cầu sắt cần cung cấp cho lợn con ở 30 ngày đầu sau đẻ là 210
mg/ngày. Trong đó lượng sắt lợn mẹ cung cấp từ sữa chỉ đạt 10 - 20 mg/ngày,
lượng sắt thiếu hụt cho 1 lợn con khoảng 150 - 180 mg, vì vậy mỗi lợn con
cần cung cấp thêm lượng sắt thiếu hụt. Trong thực tế thường cung cấp thêm
200 mg.
Nên tiêm sắt cho lợn con trong 3 - 4 ngày đầu sau khi sinh. Việc tiêm
sắt thường cùng làm với thao tác khác để tiết kiệm công lao động. Nếu cai sữa
lợn con ở lúc 3 tuần tuổi, tiêm 1 lần 100 mg sắt là đủ. Nếu cai sữa sau 3 tuần
tuổi, nên tiêm 200 mg sắt chia làm 2 lần, lần 1 tiêm lúc 3 ngày tuổi, lần 2 tiêm
lúc 10 - 13 ngày tuổi. Trại lợn Doãn Thị Huyền tiến hành cai sữa cho lợn con
lúc 21 ngày tuổi nên chúng tôi bổ sung sắt một lần.
Triệu chứng điển hình của thiếu sắt là thiếu máu, hàm lượng Hemoglobin
giảm. Khi thiếu sắt, da lợn con có màu trắng xanh, đôi khi lợn con bị ỉa chảy,
ỉa phân trắng, lợn con chậm lớn có khi tử vong.
Có thể bổ sung sắt bằng cách tiêm hoặc cho ăn nhưng người ta thường

tiêm ở cổ.

m


17
• Tập cho lợn con ăn sớm:
Mục đích của việc cho lợn con ăn sớm là để bổ sung thức ăn sớm cho
lợn con. Lợn con ăn được thức ăn có rất nhiều tác dụng: đảm bảo cho lợn con
sinh trưởng phát triển bình thường, khơng hoặc ít bị stress, không bị thiếu hụt
dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển nhanh của lợn con sau 3 tuần tuổi và khi
cai sữa, giảm tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ.
Thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn
thiện hơn. Khi bổ sung thức ăn sớm cho lợn con thì kích thích vào tế bào vách
dạ dày tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn và tăng cường phản xạ tiết dịch vị.
Giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái. Nếu không bổ sung thức ăn sớm cho lợn
con thì tỷ lệ hao hụt của lợn nái cao, nhất là đối với lợn nái được ni kém, có
khi tỷ lệ hao hụt lên tới 30%, sẽ làm giảm số lứa đẻ trong một năm (tỷ lệ hao
hụt trung bình của lợn nái là 15%).
Nâng cao được khối lượng cai sữa lợn con, qua nghiên cứu cho thấy
rằng khối lượng cai sữa chịu ảnh hưởng tới 57% của thức ăn bổ sung, trong
khi đó chịu ảnh hưởng của sữa mẹ khoảng 38% và khối lượng sơ sinh là 5%.
Qua nhiều thí nghiệm và thực tế chứng minh rằng những lợn con được tập ăn
sớm thì tăng khối lượng nhanh hơn, tỷ lệ mắc bệnh ít hơn. Giúp cho lợn con
làm quen với thức ăn và sớm biết ăn tốt để tạo điều kiện cho việc cai sữa sớm
hơn. Hạn chế tình trạng nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn do lợn con hay gặm
nhấm nền chuồng, thành chuồng. Thường sau 6 - 10 ngày tuổi lợn con mọc
thêm răng nên hay ngứa lợi, nên có thức ăn nhấm nháp cả ngày đỡ ngứa lợi
thì lợn con bớt gặm lung tung.
Lợn cai sữa sớm lúc 21 ngày tuổi thì phải tập cho lợn con ăn từ lúc 5

ngày tuổi, tốt nhất là nên sử dụng loại thức ăn hoàn chỉnh sản xuất dành riêng
cho lợn con tập ăn đến 8 kg. Thức ăn tập ăn sớm cho lợn con thường ép thành
dạng mảnh như cốm, thơm ngon, vệ sinh sạch sẽ.

m


18
2.2.2. Những hiểu biết về phòng trị bệnh cho vật ni
2.2.2.1. Phịng bệnh
Như ta đã biết "Phòng bệnh hơn chữa bệnh"‚ nên khâu phòng bệnh
được đặt lên hàng đầu, nếu phịng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn
được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng
đầu, xoay quanh các yếu tố mơi trường, mầm bệnh, vật chủ. Do vậy, việc
phịng bệnh cũng như trị, bệnh phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.
- Phịng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt:
Theo Nguyễn Ngọc Phục (2005) [16] bệnh xuất hiện trong một đàn lợn
thường do nguyên nhân phức tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm, hoặc khơng
truyền nhiễm hoặc có sự kết hợp cả hai. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa
ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn. Phần
lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân
gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của đàn lợn.
Theo Lê Văn Tạo và cs. (1993) [20], vi khuẩn E. coli gây bệnh ở lợn là
vi khuẩn tồn tại trong mơi trường, đường tiêu hố của vật chủ. Khi môi
trường quá ô nhiễm do vê ṣ inh chuồng trại kém, nước uống thức ăn bi ṇ hiễm
vi khuẩn, điều kiện ngoại cảnh thay đổi, lợn giảm sức đề kháng dễ bi ̣cảm
nhiễm E.coli, bệnh sẽ nổ ra vì vậy mà khâu vê ̣sinh, chăm sóc có mơṭ ý nghĩa
to lớn trong phịng bệnh. Trong chăn ni việc đảm bảo đúng quy trình kỹ
thuật là điều rất cần thiết, chăm sóc ni dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc
khoẻ mạnh, có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại. Ô chuồng lợn nái

phải được vê ̣sinh tiêu độc trước khi vào đẻ. Nhiệt độ ̣trong chuồng phải đảm
bảo 27 - 300C đối với lợn sơ sinh và 28 - 300C với lợn cai sữa. Chuồng phải
luôn khô ráo, không thấm ướt. Việc giữ gìn chuồng trại sạch sẽ kín, ấm áp
vào mùa đơng và đầu xuân. Nên dùng các thiết bị sưởi điện hoặc đèn hồng

m


19
ngoại trong những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con phân
trắng mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.
Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [17] từ 3 - 5 ngày trước dự kiến đẻ,
ô chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch, phun khử trùng bằng hóa chất như
Crezin 5% hoặc bằng loại hóa chất khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn
nái trước khi đẻ.
- Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật ni, thống
mát mùa hè, ấm áp mùa đơng, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.
Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khơ sau
đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15
ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những
chuồng ni lưu cữu hoặc chuồng ni có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần
phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử
lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng
và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các
dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn
trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa
chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun
sát trùng 1 - 2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30
ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa

vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng ni.
- Phịng bệnh bằng vắc xin:
Phịng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu
quả nhất.
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [11] vắc xin là một
chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phịng cho một

m


×