Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Luận án tiến sĩ văn học thơ tượng trưng ở việt nam trường hợp bích khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 165 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thơ tƣợng trƣng ở Việt Nam .......... 5
1.1.1. Giai đoạn trước năm 1945..................................................................... 5
1.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986 .................................................. 7
1.1.3. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay ............................................................ 9
1.2. Tình hình nghiên cứu thơ Bích Khê và thơ tƣợng trƣng Bích Khê ...... 15
1.2.1. Trước năm 1945 .................................................................................. 15
1.2.2. Từ 1945 đến 1986 ............................................................................... 17
1.2.3. Từ 1986 đến nay.................................................................................. 20
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 29
Chƣơng 2: CHỦ NGHĨA TƢỢNG TRƢNG VỚI THƠ MỚI ...................... 31
2.1. Khái lƣợc về chủ nghĩa tƣợng trƣng và thơ tƣợng trƣng ...................... 31
2.1.1. Chủ nghĩa tượng trưng ........................................................................ 31
2.1.2. Thơ tượng trưng .................................................................................. 34
2. 2. Ảnh hƣởng của thơ tƣợng trƣng Pháp đến Thơ mới Việt Nam ................ 39
2.2.1. Nguyên nhân ra đời của thơ tượng trưng ở Việt Nam ........................ 40
2.2.2. Thơ mới từ lãng mạn đến tượng trưng ................................................ 45
2.2.3. Bích Khê - Trường hợp điển hình của thơ tượng trưng ở Việt Nam .. 55
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 67
Chƣơng 3: THƠ TƢỢNG TRƢNG BÍCH KHÊ: NHỮNG CẢM QUAN
NGHỆ THUẬT MỚI ........................................................................................ 69
3.1. Cảm quan về thế giới ................................................................................. 70
3.1.1. Một thế giới thanh khiết, huyền diệu .................................................. 71
3.1.2. Một thế giới tương quan giữa các đối lập ........................................... 75
3.1.3. Một thế giới đẫm màu sắc tâm linh..................................................... 77
3.2. Quan niệm về cái đẹp ................................................................................. 84
3.2.1. Cái đẹp tột cùng, tuyệt đỉnh ................................................................ 85


3.2.2. Cái đẹp gắn với màu sắc nhục thể....................................................... 89
3.3. Quan niệm về thơ ....................................................................................... 92


3.3.1. Thơ là sự giao hòa giữa “Thuần túy và tượng trưng” ......................... 92
3.3.2. Thơ là sự tích hợp giữa các loại hình nghệ thuật ................................ 95
3.3.3. Thơ là nỗi đau thương đã trở thành lạc thú sáng tạo .......................... 97
3.4. Quan niệm về nhà thơ .............................................................................. 101
3.4.1. Nhà thơ - Người chưng cất nên những điều đẹp đẽ .......................... 101
3.4.2. Nhà thơ - Người luôn khát vọng “Duy tân”...................................... 104
Chƣơng 4: THƠ TƢỢNG TRƢNG BÍCH KHÊ: NHỮNG ĐẶC SẮC
VỀ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN ............................................................... 108
4.1. Tính tƣơng giao, tƣơng hợp .................................................................... 109
4.1.1. Tương giao, tương hợp giữa các giác quan....................................... 110
4.1.2. Tương giao, tương hợp giữa vạn vật, vũ trụ và con người ............... 112
4.1.3. Tương giao, tương hợp giữa âm thanh, màu sắc, hương thơm và
ánh sáng ....................................................................................................... 115
4.2. Tạo dựng những biểu tƣợng độc đáo ..................................................... 119
4.2.1. Biểu tượng về màu sắc ...................................................................... 120
4.2.2. Biểu tượng về thân thể ...................................................................... 123
4.2.3. Biểu tượng về cõi chết ...................................................................... 126
4.3. Nhạc tính nhƣ là linh hồn của thi ca ...................................................... 130
4.3.1. Nhạc được xem là đối tượng khám phá của thi ca ............................ 132
4.3.2. Nhạc được xem là cơ chế tạo nghĩa .................................................. 134
4.3.3. Nhạc được xem là nội dung quan trọng của thi ca............................ 137
4.4. Ẩn dụ, cấu trúc câu và ngôn ngữ - Những phƣơng thức nổi trội của
thơ tƣợng trƣng Bích Khê .............................................................................. 139
4.4.1. Ẩn dụ - phương thức chủ đạo của thơ tượng trưng........................... 139
4.4.2. Cấu trúc câu thơ ngẫu nhiên, phi tuyến tính ..................................... 141
4.4.3. Phương ngữ - từ ngơn ngữ bình dân đến sắc thái tượng trưng ......... 143

Tiểu kết chƣơng 4 ............................................................................................ 146
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 147
DANH MỤC BÀI BÁO, CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ........................................................ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 152


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Chủ nghĩa tượng trưng là một khuynh hướng nghệ thuật ra đời ở Pháp vào
thập niên 60-70 của thế kỷ XIX. Khi vừa xuất hiện, nó trở đã thành một hiện tượng
văn hóa tiêu biểu ở châu Âu, ảnh hưởng tới tất cả các loại hình nghệ thuật khác như:
âm nhạc, hội họa, điện ảnh, sân khấu, điêu khắc, kiến trúc, đặc biệt là thơ ca. Hòa vào
dòng chảy của chủ nghĩa tượng trưng, thơ tượng trưng ra đời gắn với những tên tuổi
như: Charles Baudelaire, Mallarmé, Paul Varlaire, Arthur Rimbaud,... Thơ tượng
trưng trở thành một trào lưu được ưa chuộng ở Pháp, sau đó lấn dần sang khu vực
phương Đơng, trong đó có Việt Nam.
1.2. Thơ tượng trưng là một trường phái thơ quan trọng trong tiến trình hiện
đại hóa văn học thế giới, có sức sống bền bỉ trong đời sống văn học trên tồn thế giới. Nó
ảnh hưởng rất lớn đến các nhà Thơ mới Việt Nam, như: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan
Viên, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Nguyễn Xn Sanh, Đồn Phú Tứ, Bích Khê... Cùng
với thơ lãng mạn, thơ tượng trưng đã tác động mạnh mẽ, góp phần tạo nên một thời đại
trong thi ca.
1.3. Bích Khê là một nhà thơ xuất hiện trong Phong trào Thơ mới, nhưng ở giai
đoạn cuối - giai đoạn thoái trào của thơ lãng mạn và mở hướng sang tượng trưng, siêu
thực. Bích Khê sáng tác khơng nhiều, nhưng chính cách Duy tân trong sáng tạo dựa
trên những nguyên tắc cơ bản của thơ tượng trưng Pháp (tính nhạc, tương giao, biểu
tượng, ngơn ngữ) đã đưa Bích Khê trở thành một nhà thơ tượng trưng nổi bật ở Việt
Nam giai đoạn 1932-1945 .
1.4. Tuy vậy, quá trình tiếp nhận và nghiên cứu thơ tượng trưng chưa thật sự

ngang tầm với đóng góp của nó so với thơ lãng mạn, đặc biệt là trường hợp Bích Khê.
Số lượng bài viết, cơng trình nghiên cứu về thơ tượng trưng ở Việt Nam nói chung và
thơ tượng trưng Bích Khê nói riêng khá phong phú, đặc biệt là từ năm 1986 đến nay.
Nhưng, hầu hết các cơng trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh riêng
lẻ, thậm chí có những ý kiến trái chiều, chủ quan, thiên về cảm tính, chưa thâm nhập
nghiên cứu vào mối quan hệ, sự ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp đối với Thơ mới
cũng như đối với Bích Khê. Đặc biệt, tìm ra những cách tân, duy tân, cảm quan mới về
nghệ thuật, phương thức biểu hiện để minh chứng Bích Khê là nhà thơ tượng trưng tiêu

1


biểu ở Việt Nam vẫn là khoảng trống. Với những lý do trên, chúng tôi chọn Thơ tượng
trưng ở Việt Nam: Trường hợp Bích Khê làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận án nhằm khái quát sự ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp đến các nhà
thơ Mới Việt Nam và trường hợp Bích Khê;
- Luận án phân tích, đối chiếu, so sánh thơ tượng trưng Bích Khê với thơ truyền
thống phương Đông, thơ tượng trưng Pháp, thơ lãng mạn, Trường thơ Loạn nhằm tìm
ra những đóng góp của thơ tượng trưng Bích Khê trên các phương diện như: cảm quan
mới về nghệ thuật, phương thức biểu hiện nghệ thuật đặc sắc. Từ đó, tìm ra những yếu
tố tượng trưng đặc sắc trong thơ tượng trưng Bích Khê để đi đến khẳng định: Bích Khê
là nhà thơ tiêu biểu của thơ tượng trưng ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập một số cơ sở lý thuyết bằng cách hệ thống hóa và nêu lên những khái
niệm cơ bản như: chủ nghĩa tượng trưng; thơ tượng trưng; biểu tượng;...
- Nêu lên được những ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đến phong trào
Thơ mới ở Việt Nam và trường hợp Bích Khê để thấy được sự đổi mới, cách tân của
Thơ mới và thơ Bích Khê theo khuynh hướng tượng trưng;

- Chỉ ra được những đóng góp của Bích Khê trong việc sử dụng yếu tố tượng
trưng vào thơ. Bên cạnh đó chỉ ra được Bích Khê đã vận dụng hợp lý các nguyên tắc
cơ bản của thơ tượng trưng Pháp bên cạnh vận dụng yếu tố Đường thi và thơ truyền
thống Việt Nam một cách nhuần nhuyễn để tạo nên những tác phẩm thơ tượng trưng
tiêu biểu ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện luận án này, chúng tơi xác định đối tượng chính là thơ tượng trưng
ở Việt Nam giai đoạn 1932-1945 được nghiên cứu qua trường hợp Bích Khê.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, luận án khu biệt hai phạm vi cơ bản: Phạm vi thời
gian: Luận án trọng tâm khai thác thơ tượng trưng ở Việt Nam giai đoạn 1932-1945
(Vì Bích Khê là nhà thơ xuất hiện vào giai đoạn này); Phạm vi tư liệu: Tư liêu về lý
thuyết, tư liệu về cuộc đời - sự nghiệp Bích Khê, đặc biệt là 2 tập thơ Tinh huyết
(1939), Tinh hoa (1997) của Bích Khê cùng một số tác phẩm tiêu biểu của thơ truyền

2


thống và Thơ mới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Nhằm đặt thơ tương trưng Pháp, thơ tượng
trưng Việt Nam, thơ tượng trưng Bích Khê trong sự vận động và phát triển của lịch sử
xã hội và lịch sử thi ca;
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Study): Sử dụng phương pháp nghiên
cứu trường hợp nhằm nêu bật đối tượng điển hình mà luận án đang đề cập, cụ thể là
trường hợp Bích Khê;
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử tác giả: Nghiên cứu tiểu sử, cuộc đời của tác giả
nhằm tìm ra những nét riêng góp phần tạo nên phong cách thơ tượng trưng Bích Khê;
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Thi pháp học được vận dụng nhằm nhận diện

thơ tượng trưng Bích Khê qua ngơn ngữ, biểu tượng, tính nhạc, thuyết tương giao....;
- Phương pháp thống kê: Dùng để khảo sát, thống kê nguồn tư liệu theo những vấn
đề chi tiết: tần số xuất hiện, phương thức sử dụng,…;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm so
sánh thơ tượng trưng Việt Nam với thơ tượng trưng Pháp; thơ Bích Khê với một số
nhà Thơ mới, như: Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Quách Tấn;… nhằm nêu
bật những cách tân của thơ tượng trưng Việt Nam và thơ tượng trưng Bích Khê;
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được vận dụng một cách thường
xuyên trong quá trình nghiên cứu của luận án, cụ thể ln đưa ra dẫn chứng thơ nhằm
phân tích, lập luận trên mọi chiều cạnh dựa trên các luận cứ, luận điểm mà tác giả luận
án đưa ra;
Ngoài ra, chúng tơi cịn sử dụng sự các phương pháp nghiên cứu như: khảo sát
văn bản; phân loại, tổng hợp, phê bình văn học,… để khám phá đặc trưng của thơ
tượng trưng thế giới; thơ tượng trưng ở Việt Nam; thơ tượng trưng Bích Khê.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án xác lập các khái niệm, sự ra đời của chủ nghĩa tượng trưng và thơ
tượng trưng; phân biệt thơ tượng trưng và thơ mang yếu tố tượng trưng;
- Luận án chỉ ra sự ảnh hưởng của thơ tượng trưng phương Tây, đặc biệt là thơ
tượng trưng Pháp đến Thơ mới Việt Nam và trường hợp Bích Khê;
- Luận án tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Bích Khê;

3


- Luận án phân tích, đối chiếu, so sánh sự chuyển động trong cảm quan nghệ
thuật của thơ tượng trưng Bích Khê thơng qua cảm quan về thế giới, quan niệm về cái
đẹp, quan niệm về thơ và nhà thơ;
- Luận án tìm ra những nét đặc trưng trong phương thức biểu hiện nghệ thuật
của thơ tượng trưng Bích Khê: tính tương giao, tương hợp; nhạc tính; phương thức ẩn
dụ, cấu trúc câu thơ và ngôn ngữ; làm sáng rõ đặc điểm thơ tượng trưng Bích Khê

trong việc vận dụng, sự kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc thơ tượng trưng Pháp với các
yếu tố Đường thi và thơ Việt Nam truyền thống;
- Qua phân tích, đối sánh, minh chứng, luận án khẳng định: Bích Khê là trường
hợp điển hình của thơ tượng trưng ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tổng thể và hệ
thống về sự ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp đến Thơ mới Việt Nam và trường
hợp Bích Khê;
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và
giảng dạy về chủ nghĩa tượng trưng, thơ tượng trưng, Thơ mới và thơ tượng trưng
Bích Khê.
7. Cơ cấu của Luận án
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Chủ nghĩa tượng trưng với Thơ mới
Chương 3: Thơ tượng trưng Bích Khê: Những cảm quan nghệ thuật mới
Chương 4: Thơ tượng trưng Bích Khê: Những đặc sắc về phương thức biểu hiện

4


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thơ tƣợng trƣng ở Việt Nam
Ở nước ta, việc nghiên cứu thơ tượng trưng Pháp và thơ tượng trưng ở Việt Nam
diễn ra khá sớm. Năm 1917, trên Tạp chí Nam Phong, số 6, Phạm Quỳnh đã có bài khảo
luận khá cơng phu về thơ Baudelaire. Kể từ đó tới nay, vấn đề nghiên cứu về thơ tượng
trưng Pháp và thơ tượng trưng ở Việt Nam vẫn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên

cứu trong và ngồi nước. Có thể chia vấn đề nghiên cứu này thành 3 giai đoạn như sau:
1.1.1. Giai đoạn trước năm 1945
Có thể thấy, Phạm Quỳnh là người đầu tiên đưa thơ tượng trưng và những tác
phẩm của Baudelaire đến gần với bạn đọc Việt Nam. Mặc dù, trong giới thiệu đó,
Phạm Quỳnh khơng gọi Baudelaire là nhà thơ tượng trưng, nhưng ông đã nhận ra
“Baudelaire là một nhà thơ có tài nhất ở nước Pháp vào thế kỉ XIX” [146, tr. 381]. Với
con mắt của một trí thức Tây học, ơng khơng chỉ ngưỡng mộ con người, văn hóa, văn
học Pháp mà cịn nhìn thấy ở thơ Baudelaire sự mới mẻ, độc đáo, nhạy bén với thời
cuộc. Với sự “tiếp cận” bước đầu này, Phạm Quỳnh mong muốn và hy vọng các nhà
thơ Việt Nam học tập “để thay vào mấy cái sáo cũ xưa nay”. Là người dịch thơ
Baudelaire ra tiếng Việt, đồng thời cũng là người đầu tiên tìm hiểu yếu tố tượng trưng
trong thơ Việt Nam nên cơng trình Luận giải văn học và triết học học mang một ý
nghĩa lịch sử, đánh dấu việc ý thức về sự xuất hiện của trường phái tượng trưng trong
thơ ca Việt Nam để các nhà nghiên cứu chú ý. Tuy nhiên, bài khảo luận của Phạm
Quỳnh mới chỉ dừng lại ở sự giới thiệu mà chưa hề có ý thức bàn về việc các nhà thơ
Việt Nam tiếp nhận thơ Baudelaire như thế nào. Năm 1941, Nhà xuất bản Những
mảnh gương Tân Việt - Sài Gòn cho ra mắt cuốn sách đề cập tới sự ảnh hưởng của thơ
tượng trưng đối với thơ Việt Nam mang tên Hàn Mặc Tử - Thân thế và thi văn của
Trần Thanh Mại. Đây được xem là cuốn sách đầu tiên đề cập tới sự ảnh hưởng của thơ
tượng trưng Pháp đến các nhà Thơ mới Việt Nam. Trong sách, tác giả nêu: “Hàn Mặc
Tử cùng với các môn đệ của chàng chủ trương trường thơ tượng trưng, theo lối
Mallarmé và Valéry bên Pháp” [112, tr.7]. Những nhận xét, đánh giá của Trần Thanh
Mại về thơ tượng trưng lúc bấy giờ khơng nhiều, có phần dè dặt, cực đoan và không
mấy thiện cảm với các nhà thơ tượng trưng Pháp, thậm chí cịn tỏ ra coi thường, khinh

5


rẻ,... Điều này cho thấy, Trần Thanh Mại chưa thấu hiểu mục đích sáng tạo đầy tính
nổi loạn của các nhà thơ tượng trưng. Song, đây cũng là nghiên cứu đáng lưu tâm

trong hành trình tìm hiểu, đánh giá và nghiên cứu về thơ tượng trưng. Khác với cảm
nhận, đánh giá về thơ tượng trưng của Trần Thanh Mại, trong Thi nhân Việt Nam,
Hoài Thanh - Hoài Chân đã nhận xét: “Mỗi nhà thơ Việt Nam đều mang trên đầu năm,
bảy nhà thơ Pháp... Thơ tượng trưng được người thích hơn nhất, đặc biệt là Baudelaire,
người đã khơi nguồn thơ ấy...”; “Xuân Diệu học được ở C. Baudelaire “một nghệ thuật
tinh vi”, Huy Cận chịu “ảnh hưởng Verlaine”, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên “Chịu rất
nặng ảnh hưởng của Baudelaire”, cịn Bích Khê và Nguyễn Xn Sanh “muốn đi đến
chỗ người ta thường cho là cao nhất trong thơ tượng trưng: Mallarmé, Valéry” [16,
tr.33]. Hoài Thanh cho rằng: “Ảnh hưởng của thơ Pháp trong thơ Xuân Diệu là cực
điểm” [16, tr.327]. Có thể thấy, bằng lối cảm nhận tinh tế, toàn diện, tác giả của Thi
nhân Việt Nam đã góp phần quan trọng trong cách gợi mở để các nhà Thơ mới Việt
Nam tiếp cận với thơ tượng trưng ngày càng rõ. Cuốn sách được xem như một định
hướng, giúp cho các nhà nghiên cứu có thể tiếp bước để tìm hiểu sâu về yếu tố tượng
trưng trong thơ. Tuy vậy, Thi nhân Việt Nam cũng chỉ mới dừng lại ở sự ảnh hưởng
của chủ nghĩa lãng mạn nói chung chứ chưa bàn sâu về chủ nghĩa tượng trưng ở Thơ
mới Việt Nam.
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (1942 -1945), tập 2 cũng có lời bàn về
vấn đề này, ông đã chỉ ra một số nhà Thơ mới tiếp nhận thơ tượng trưng như: Thế Lữ,
Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Vũ Hoàng Chương... Khi đề cập đến mối quan hệ giữa các
nhà thơ Việt Nam và thơ tượng trưng Pháp, tác giả thấy có sự gần gũi giữa Xuân Diệu
và Rimbaud,Verlaire; một số bài của Thế Lữ “có cái ý phảng phất như của Baudelaire”
[136, tr. 125]; cịn, “Tiếng thu của Lưu Trọng Lư thật khơng khác gì những tiếng đàn
thu não nùng của Verlaine trong Bài hát thu về [136, tr.103]. Tuy nhiên, trong cơng
trình này, tác giả không chỉ rõ sự ảnh hưởng, cách tiếp nhận thơ tượng trưng Pháp của
các nhà thơ Việt Nam thông qua quan niệm tương ứng các giác quan của Baudelaire.
Qua nguồn tài liệu thu thập được, có thể thấy, việc nghiên cứu thơ tượng trưng ở
Việt Nam đã diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX, song bấy giờ đang trong giai đoạn
phơi thai, hình thành, các học giả chủ yếu “điểm mặt”, “ghi tên” những thi sĩ, thi phẩm có
dấu ấn tượng trưng mà ít đề cập đến thực tiễn tiếp nhận của dòng thơ này. Đây có thể coi
là giai đoạn có tính chất tiên phong trong việc nghiên cứu về thơ tượng trưng ở Việt Nam.


6


Trong các cơng trình kể trên thì Thi nhân Việt Nam có nhiều đóng góp hơn cả. Một số
nhận định của Hoài Thanh - Hoài Chân về nỗi “ám ảnh” của thơ C. Baudelaire, P.
Verlaine, S. Mallarmé, P. Valéry tới các nhà thơ ở Việt Nam thực sự có giá trị, đồng thời
làm tiền đề cho các nghiên cứu sau này về thơ tượng trưng ở việt Nam.
1.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986
Giai đoạn 1954-1975, đất nước bị chia cắt làm hai miền; vậy nên, việc nghiên
cứu khoa học nói chung và nghiên cứu văn học nói riêng diễn ra khơng mấy sn sẻ,
thậm chí cịn phức tạp vì có sự phân hóa rõ rệt về thể chế chính trị, văn hóa. Ở miền
Nam, thơ tượng trưng được đánh giá khá cao và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu; họ không chỉ nghiên cứu sâu yếu tố tượng trưng trong Thơ mới mà còn
mở rộng ra cả thơ ca đương thời lúc đó. Ngược lại, ở miền Bắc, người ta rất ít đề cập
đến yếu tố tượng trưng trong Thơ mới; nếu có, chủ yếu phê phán hơn là đồng tình,
ngợi khen.
Năm 1956, Nguyễn Hiến Lê trong bài Đuổi bắt ảo ảnh cũng gây được sự chú ý
của giới nghiên cứu và độc giả. Khi đề cập đến vấn đề tượng trưng, Nguyễn Hiến Lê
cũng có những quan niệm và cho rằng, nhạc điệu trong thơ tượng trưng gắn với xúc
cảm cá nhân và có khả năng khơi gợi: “Muốn gọi là thơ tượng trưng thì nhạc điệu của
thơ phải thay đổi tùy theo cảm xúc của mình, câu thơ dài ngắn tùy ý, sự bố cục vô
dụng, ý nghĩa của mỗi tiếng cũng không quan trọng, quan trọng là thanh âm (nhạc
trước hết): nó gợi cho ta hình ảnh, ý tưởng, cảm xúc” [100, tr.413]. Tuy nhiên, ông
nhận xét khá chủ quan, “mới thấy có Xuân Diệu là áp dụng kỹ thuật tượng trưng (tính
nhạc) trong mỗi một bài Nguyệt cầm” [100, tr.417]. Dẫu vậy, những nhận xét mang
tính phát hiện chủ quan của Nguyễn Hiến Lê cũng đáng quan tâm và xem là một cứ
liệu được “điểm danh” trong các cơng trình nghiên cứu về thơ tượng trưng ở Việt
Nam. Năm 1963, Minh Huy với Những khuynh hướng trong thi ca Việt Nam bàn về
thơ tượng trưng trên một bình diện sâu rộng hơn, mới mẻ hơn. Đối tượng mà ông

nghiên cứu không chỉ là các nhà thơ tiền chiến mà cả hậu chiến. Với các nhà thơ tiền
chiến, ông cho rằng, “Phạm Hầu đã tỏ rõ khuynh hướng tượng trưng” [89, tr.129];
“Đoàn Phú Tứ mang nhiều dấu vết của khuynh hướng tượng trưng” [89, tr.130]; Xn
Diệu, Huy Cận “thống khơng khí tượng trưng của Verlaine và Rimbaud” [89, tr.130];
Lưu Trọng Lư có “một bài thơ tượng trưng rất nổi tiếng - Tiếng Thu” [89, tr.134];
“Chế Lan Viên không hẳn là tượng trưng mà là một lối thơ lãng mạn có khi tầm

7


thường, vẩn đục” [ 89, tr.132]; còn Hàn Mặc Tử và Bích Khê được ơng ưu ái gọi là
“hai nhà lý thuyết của khuynh hướng thơ tượng trưng” [89, tr.122]. Với Những khuynh
hướng trong thi ca Việt Nam, Minh Huy đã phân tích, lý giải về các cấp độ tượng
trưng của các nhà Thơ mới rất tỉ mỉ, thấu đáo trong việc chỉ ra các mức độ trong việc
tiếp nhận yếu tố tượng trưng của các nhà Thơ mới. Bên cạnh đó, ơng đặc biệt lưu ý
đến hai trường hợp Hàn Mặc Tử và Bích Khê: “Với Hàn Mặc Tử và Bích Khê, thi ca
tượng trưng Việt Nam đã đến một cao độ thật tuyệt vời, đến một nơi thật cao siêu và
khả kính, mà cho đến ngày nay chưa một nhà thơ tượng trưng tiền và hậu thế nào có
thể vượt đến được” [89, tr.127]. Những nhận định ấy tuy có chỗ cần bàn thêm, nhất là
đối với Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, song nhìn chung, cơng trình của Minh
Huy có những đóng góp tích cực về khoa học và sâu rộng về nội dung. Chuyên luận
Phong trào Thơ mới 1932-1945 của Phan Cự Đệ đề cập sự ảnh hưởng của thơ Pháp,
đặc biệt là sự ảnh hưởng của Baudelaire, Rimbeau đến các nhà Thơ mới Việt Nam.
Ông khẳng định, từ năm 1936 trở đi, Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng
nhiều hơn thơ lãng mạn và thừa nhận những tác động tích cực của thơ Pháp đối với
các nhà thơ Việt Nam: “Ảnh hưởng của Baudelaire sâu sắc phải kể đến Bích Khê, Hàn
Mặc Tử. Cịn nhóm thi sĩ trong Xn thu nhã tập thì đã đi đến độ chót của thơ tượng
trưng Verlaire, Mallarme” [35, tr.574]; “Bích Khê và Nguyễn Xuân Sanh muốn đi đến
chỗ người ta coi là cao nhất trong thơ tượng trưng Mallarme, Verlaire...còn Xuân
Diệu, Huy Cận chỉ dừng ở mức độ có tính cách của thơ Pháp với tượng trưng” [35,tr.

106]. Hơn nữa, với cơng trình này, tác giả cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa Thơ
mới và thơ tượng trưng Pháp, đặc biệt là với Baudelaire: “Dấu vết của Baudelaire cịn
có thể tìm thấy trong thơ Huy Cận, Chế Lan Viên, Bích Khê, Vũ Hồng Chương...”
[35, tr. 243]. Với Việt Nam thi nhân tiền chiến, Nguyễn Tấn Long và Phan Canh đã có
những kiến giải mới về khuynh hướng tượng trưng. Ở đây, tác giả mới chỉ tập trung
bàn luận về mối quan hệ giữa “thực thể” và “hư thể”, giữa “ngoại vật” và “tâm tư”,
giữa “khách quan” và “chủ quan” để làm nên thế giới tượng trưng chứ không đề cập
sự ảnh hưởng của thi phái tượng trưng Pháp đối với các nhà Thơ mới Việt Nam. Theo
họ: “Tượng trưng bắt nguồn từ thực thể đi vào hư thể ..., là thế giới phản ánh giữa
ngoại vật và tâm tư, là hình bóng cấu tạo giữa hai địa hạt chủ quan và khách quan ....
Các nghệ sĩ phái tượng trưng đã đi tìm cái đẹp trong thế giới ấy” [104, tr.449]. Những
phát hiện mới trong cơng trình này đã góp thêm một tiếng nói khác, một cách nhìn

8


khác về thơ tượng trưng, đặc biệt là thơ Bích Khê: “con người của thế giới tượng trưng
sống bằng rung chuyển của tâm linh qua sự va chạm tuyệt đối của cảm giác với sự vật”
[104, tr.451]. Đánh giá mối quan hệ giữa thơ tượng trưng Pháp và thơ hiện đại Việt
Nam, ngồi các tác giả kể trên cịn có Tạ Tỵ, Phan Lạc Phúc, Phạm Đán Bình, Lê Huy
Oanh, Võ Long Tê, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Kim Chương, Tam Ích... Tuy
nhiên, những bài viết này chủ yếu hướng tới hai gương mặt tượng trưng tiêu biểu là
Đinh Hùng và Hàn Mặc Tử mà chưa có cái nhìn bao qt, tổng thể về các nhà Thơ
mới Việt Nam qua yếu tố tượng trưng. Trong số báo đặc biệt tưởng niệm thi sĩ Đinh
Hùng có tên Thương nhớ Đinh Hùng (Tạp chí Văn, số 91, ra ngày 01/10/1967). Tại
đây, nhiều người đã khẳng định, tác giả Mê hồn ca chịu ảnh hưởng rõ nét của thơ
tượng trưng. Tạ Tỵ viết: “Thơ Đinh Hùng chịu ảnh hưởng của dòng thơ tượng trưng
phương Tây. Lúc sinh thời Đinh Hùng không phủ nhận Đinh Hùng say mê Baudelaire,
Mallarmé, Rimbaud ....” [190, tr.20]. Còn Phan Lạc Phúc cho rằng: “Tuy không đặt ý
niệm trường phái rõ ràng như ở Pháp nhưng ta tìm thấy khuynh hướng tượng trưng rõ

rệt nơi các nhà thơ Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Huy Cận và gần gũi chúng ta hơn là thi sĩ
Đinh Hùng” [139, tr.87].
Nhìn chung, giai đoạn này, các nghiên cứu về thơ tượng trưng ở Việt Nam có
bước phát triển đáng kể so với giai đoạn trước 1945, nhưng vẫn dừng lại ở mức khiêm
tốn. Một điều thấy rõ, các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ khơng chỉ đi tìm sự ảnh hưởng
của thi phái tượng trưng đối với các nhà Thơ mới mà còn mở rộng tới các nhà thơ thời
hậu chiến ở miền Nam. Nhờ sớm tiếp xúc các thành tựu của nền lý luận văn học hiện
đại phương Tây như: Văn học so sánh, phân tâm học, các kiểu phê bình mới... nên kết
quả nghiên cứu của họ có những phát hiện mới mẻ. Chẳng hạn, chuyên luận Khảo cứu
các khuynh hướng thi ca Việt Nam của Minh Huy, Nguyễn Tấn Long, Phan Canh có
những kiến giải về thơ tượng trưng khá thuyết phục; qua đó, thấy rằng, trong nền thơ
hiện đại nước nhà đã xuất hiện khuynh hướng tượng trưng. Tuy nhiên, những biện
giải, luận giải, nhận định của các nhà nghiên cứu, phê bình giai đoạn này cịn mang
tính chủ quan, suy diễn và khơng ít bài viết cịn ở mức độ sơ khởi, gián tiếp.
1.1.3. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
Bẵng qua một thời gian dài kể từ năm 1975 đến năm 1986, hầu như khơng có
nghiên cứu mới về thơ tượng trưng xuất hiện ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc. Phải
đến sau thời kỳ Đổi Mới - năm 1986,xu hướng nghiên cứu phê bình văn học có những

9


chuyển biến tích cực, vấn đề nghiên cứu thơ tượng trưng mới được quay trở lại và
được nhìn nhận, đánh giá một cách đầy đủ, tích cực và thỏa đáng. Sau hơn một thập
kỷ, vấn đề nghiên cứu về tượng trưng gần như bị bỏ quên trên đất Bắc, mãi đến năm
1986 Phạm Văn Sĩ đã mạnh dạn quay trở lại nghiên cứu văn học phương Tây với cơng
trình Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây, trong đó có bàn đến Baudelaire và
chủ nghĩa tượng trưng. Viết về Baudelaire cũng như trường phái tượng trưng Pháp,
Phạm Văn Sĩ có những nhận định mang tính phát hiện và khái quát được một số đặc
trưng thẩm mỹ, thi pháp học và sự ảnh hưởng của của trường phái này đến các nhà

Thơ mới Việt Nam: “Ảnh hưởng của Baudelaire trong thơ Việt Nam là một hiện tượng
có tính đột xuất và phức tạp” [151, tr.47]. Nhận định đó tuy khơng có gì mới mẻ,
nhưng đặt trong hồn cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đây có thể coi là một
tín hiệu tích cực cho việc nghiên cứu về thơ tượng trưng sau này.
Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, trong khơng khí đổi mới của đất nước, nhất là
đối với lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, văn học đã có nhiều cuộc hội thảo được diễn ra.
Nhân kỉ niệm 60 năm ra đời của Phong trào Thơ Mới (1932 – 1992), nhiều bài viết
trong Hội thảo được Huy Cận và Hà Minh Đức chọn lọc in thành sách với nhan
đề Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (1993). Trong sự “nhìn lại” đó, khơng ít
người thừa nhận Thơ mới chịu ảnh hưởng đậm chất thơ tượng trưng Pháp. Trong đó,
Hồng Ngọc Hiến - tác giả bài viết Baudelaire, chủ nghĩa tượng trưng và Thơ mới cho
rằng: “Các nhà Thơ mới rất “tâm đắc” quan niệm tương ứng các giác quan của C.
Baudelaire. Song, nếu hiểu quan niệm ấy một cách giản đơn là sự tương ứng giữa
hương thơm, màu sắc và âm thanh thì chỉ để lại trong Thơ mới vài ba tổ hợp từ lạ; Sự
tương ứng cốt yếu là tương ứng giữa âm thanh và ý nghĩa, từ đây Valéry đưa ra một
định nghĩa trứ danh: Thơ là sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa” [14, tr.137]. Các
nhà Thơ mới chủ yếu tiếp nhận đặc điểm này của thơ tượng trưng và “trở thành một
nguyên tắc sáng tạo quan trọng” của họ “Không phải ngẫu nhiên Thơ mới đạt tới sự
tuyệt tác ở những bài thơ nội dung trực tiếp là nhạc cảm” [14, tr.137]. Cũng trong cuốn
sách này, Hoàng Hưng - tác giả bài viết Thơ mới và thơ hôm nay khẳng định: “Đến
Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Xuân Thu nhã tập, Thơ mới đã đi vào quỹ đạo
thơ tượng trưng Âu, Mỹ” [14, tr.52]. Các bài viết trong cuốn sách cho thấy, các tác giả
đã tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, góp phần làm phong phú thêm những
kiến giải về thơ tượng trưng ở Việt Nam. Trong bài Baudelaire, chủ nghĩa tượng trưng

10


của Thơ mới, Hoàng Ngọc Hiến đại ý rằng, mỗi một nhà thơ tượng trưng là những cá
tính sáng tạo rất khác nhau, nhưng họ có chung một quan điểm là đều quan tâm đến

chất nhạc trong thơ - dấu hiệu tiêu biểu của thơ tượng trưng. Bên cạnh đó, tác giả cuốn
sách cũng đề cập đến sự ảnh hưởng sâu rộng của thi pháp thơ tượng trưng Pháp đối
với các nhà Thơ mới Việt Nam, nhất là ảnh hưởng quan niệm tương ứng các giác quan
của Baudelaire. Bài viết Thơ mới - cuộc nổi loạn ngôn từ của Đỗ Đức Hiểu xuất phát
từ việc tìm hiểu cụ thể của Phong trào Thơ mới, tác giả đã đi dến khẳng định sự hiện
diện và tác động tích cực của thơ tượng trưng Pháp vào thơ hiện đại Việt Nam, đặc
biệt là quan niệm về sự tương ứng các giác quan của Baudelaire: “...là sự kết hợp nhịp
nhàng của ngôn từ thơ Đông và Tây, là sự tương hợp âm thanh, màu sắc, hương thơm,
con người- vũ trụ của Đường thi với thơ Pháp, trên cơ sở ngôn từ thơ Việt Nam” [79,
tr.128]. Viết về mối quan hệ giữa văn học Pháp và văn học Việt Nam cịn có Văn học
hiện đại - Văn học Việt Nam, giao lưu, gặp gỡ (1994) của Trần Thị Mai Nhi và Phác
thảo quan hệ văn học Pháp với văn học hiện đại Việt Nam (1998) của Hồng Nhân. Cả
hai chun luận này tuy có cách giải quyết vấn đề khác nhau nhưng chung mục đích
đó là cùng khẳng định văn học hiện đại Việt Nam đã tiếp biến văn học Pháp, đặc biệt
thơ tượng trưng: “Huy Cận khơng chỉ thấy sự hịa hợp giữa hương thơm và màu sắc.
Xuân Diệu thấy khúc nhạc thơm. Bích Khê thấy điệu nhạc mát như xuân mà ngọt tợ
hương [126, tr.110]. Cuốn Phác thảo quan hệ văn hóa Pháp và văn hóa Việt Nam hiện
đại của Hồng Nhân (1998), nghiên cứu sự đóng góp của văn học Pháp với văn học
Việt Nam hiện đại, tác giả chỉ ra rằng, văn học Việt Nam 1932 - 1945 đã diễn ra q
trình hiện đại hóa mạnh mẽ và được thể hiện ở hầu hết các thể loại. Theo Hoàng Nhân,
khi du nhập thành tựu thơ phương Tây vào Việt Nam, các nhà thơ Việt Nam không chỉ
tiếp thu một mà nhiều dịng khác nhau: “...có tính chất tổng hợp như chủ nghĩa tượng
trưng, nghệ thuật vị nghệ thuật, chủ nghĩa siêu thực…” [123, tr.52]. Trong sách, nhà thơ
Xuân Diệu được coi là trường hợp tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ hiện đại, biết tiếp thu một
cách hợp lí những tinh hoa thơ Pháp, để làm tăng khả năng biểu đạt của thơ Việt.
Với Mắt thơ của Đỗ Lai Thúy, tác giả đã có những nhận định mang sắc sảo khi soi
chiếu vào một số gương mặt tiêu biểu của Phong trào Thơ mới: “...nếu Xuân Diệu, và
nhất là Huy Cận, là dòng lãng mạn được cườm vào những yếu tố tượng trưng, cịn Đinh
Hùng, Bích Khê chủ yếu là tượng trưng, thì Hàn Mặc Tử là sự hịa sắc của cả lãng mạn
lẫn tượng trưng, thậm chí siêu thực nữa” [179, tr.215]. Bằng lối phê bình phong cách học


11


và thi pháp học, Đỗ Lai Thúy mang đến một góc nhìn mới mẻ về Phong trào Thơ mới nói
chung và sự tiếp nhận thơ tượng trưng Pháp của các nhà Thơ mới nói riêng. Năm 2000,
Nguyễn Đăng Mạnh ra mắt cuốn Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, trong
đó có dề cập sâu về Phong trào Thơ mới. Theo ông, “Thơ mới phát triển phong phú với
nhiều phong cách đa dạng... Nó vận dụng một cách phổ biến kinh nghiệm của thơ tượng
trưng của Pháp, đặc biệt là của Baudelaire, Verlaine” [115, tr.44]. Đặc biệt, “nhiều nhà
thơ trẻ hiện nay đã có ý thức đưa thơ đến vô thức, tiềm thức, tâm linh, vận dụng những
yếu tố tượng trưng siêu thực... tạo cho thơ khả năng biểu hiện những cảm giác mơ hồ
thuộc tầng sâu của tâm hồn con người” [55, tr. 400]. Bên cạnh đó, tác giả cịn chỉ ra
những ưu điểm, nhược điểm của khuynh hướng thơ tượng trưng; từ đó, đưa ra lời khun
về sự tiếp thu mắt tích cực của nó.
Đặc biệt, trong Những thế giới nghệ thuật thơ (1995), Trần Đình Sử đã có
những kiến giải thú vị về thơ tượng trưng cũng như sự ảnh hưởng của nó đối với Thơ
mới: “Thơ tượng trưng là một hiện tượng khác hẳn thơ cổ điển và đặc biệt là thơ lãng
mạn, đồng thời có ảnh hưởng sâu rộng tới thơ ca tồn thế giới” [162, tr.60]. Ơng cịn
cho rằng, “Thơ tượng trưng hiện đại Việt Nam chỉ bắt đầu với Xuân Thu nhã tập”
[162, tr.80]. Từ việc đánh giá, bàn luận về thơ tượng trưng và sự tiếp nhận của các nhà
Thơ mới, ông đưa ra kết luận: “Thơ tượng trưng, nếu gạt bỏ được cái nhìn định kiến,
thì vẫn là một tìm tịi sáng tạo mới mẻ trong quỹ đạo nghệ thuật trên hành trình thơ
nhân loại” [162, tr.83]. Nhà nghiên cứu Trần Huyền Sâm khẳng định, các nhà Thơ
mới, cụ thể là Xuân Diệu chịu ảnh hưởng sâu sắc quan niệm tương ứng các giác quan
của Baudelaire [49, tr. 151]. Tác giả còn nhấn mạnh, các nhà Thơ mới còn học tập
cách tạo nhạc của thi phái tượng trưng Pháp. Vì thế, nhạc trong Thơ mới “được cất lên
một cách tự nhiên từ cõi lòng sâu thẳm của nhà thơ. Luật bằng trắc bị đẩy xuống hàng
thứ yếu” [149, tr.156].
Khác với những nhà nghiên cứu đi trước, khi đề cập tới thơ tượng trưng, nhà

nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp tiếp cận yếu tố tượng trưng từ một phương diện khác giọng điệu. Ông nhận ra: “Giọng điệu Thơ mới có nhiều tiếng vọng: âm hưởng lãng mạn
khơng loại trừ âm hưởng tượng trưng và siêu thực, yếu tố phương Tây không loại trừ ảnh
hưởng Đường thi và thơ ca truyền thống” [40, tr.49]. Ơng cịn cho rằng, “Nếu Thế Lữ là
lãng mạn thuần tuý thì Xuân Diệu, Huy Cận đã bắt đầu ngân lên những nốt nhạc tượng
trưng, còn Hàn Mặc Tử, Bích Khê... đã bắt đầu bước vào cái rộng rinh vô bờ bến của

12


miền đất siêu thực” [40, tr.48]. Bên cạnh đó, ơng cũng tán đồng với quan điểm của một số
nhà lý luận, phê bình đi trước khi cho rằng: “Siêu thực hay tượng trưng trong Thơ mới chỉ
mới là cấp yếu tố. Căn cốt của nó vẫn là lãng mạn” [40, tr.48].
Những biểu hiện của khuynh hướng tượng trưng trong Thơ mới Việt Nam 1932
– 1945, luận án của Nguyễn Hữu Hiếu (2005) đã giải quyết được những vấn đề mà
trước đây các nhà nghiên cứu chưa bàn đến hoặc đã bàn đến nhưng chưa sâu. Để xác
định những biểu hiện của khuynh hướng tượng trưng trong Thơ mới, Nguyễn Hữu
Hiếu “truy tìm” từ gốc rễ, sự khởi nguồn của chủ nghĩa tượng trưng thông qua “sự mở
đầu của xu hướng thẩm mỹ mới trong văn học hiện đại” [75, tr.33]. (Thầy Thành góp
ý nên bổ sung đoạn này vì LA này liên quan đến LA của mình). Bằng phương pháp so
sánh tương đồng cũng như sự khác biệt, Lê Thị Anh đã mang đến một góc nhìn khác
về Thơ mới đặt trong sự ảnh hưởng của thơ tượng trưng. Trong quá trình khảo cứu sự
ảnh hưởng thơ Đường mang những đặc điểm tương đồng với thơ tượng trưng Pháp,
tác giả rút ra: “...ta vẫn thấy có sự giao hịa giữa thơ Đường và thơ tượng trưng Pháp
trong cả quan niệm nghệ thuật lẫn sáng tác của họ” [8, tr.197]. Loại hình Thơ mới Việt
Nam 1932-1945 (2015) của Nguyễn Thanh Tâm thiên về mô tả, lý giải và khẳng định
Thơ mới là một loại hình thơ trong tiến trình thơ trữ tình Việt Nam từ khởi thủy đến
hiện đại. Xuất phát từ mục đích nêu trên, tác giả đã tập trung mơ tả lịch sử nghiên cứu
vấn đề loại hình Thơ mới; giới thiệu và vận dụng khung lý thuyết loại hình trong
nghiên cứu văn học và thơ ca, đồng thời mô tả và lý giải để minh chứng tư cách loại
hình của Thơ mới. Loại hình Thơ mới Việt Nam 1932-1945 được đánh giá là cơng

trình nghiên cứu chun sâu trên phương diện là một loại hình thơ, đóng góp vào lịch
sử diễn giải, nghiên cứu và định vị Thơ mới Việt Nam nói chung. Khuynh hướng thơ
tượng trưng Việt Nam hiện đại (2016) - Luận án của Hồ Văn Quốc là cơng trình
nghiên cứu về khuynh hướng tượng trưng ở Việt Nam một cách hệ thống, tồn diện,
có ý nghĩa và nền tảng sâu rộng. Tác giả đã kiến giải những vấn đề liên quan đến thơ
tượng trưng như: Nguyên nhân ra đời, sự hình thành, phát triển và các đặc trưng thẩm
mỹ, thi pháp,... Trên cơ sở đó, tác giả lý giải vì sao thơ tượng trưng có thể “nhập tịch”
vào Việt Nam và có sức sống bền bỉ đến vậy? “Mặc dù ở Việt Nam, thơ tượng trưng
không tồn tại với tư cách là một trường phái, chủ nghĩa như ở Pháp nhưng khơng thể
phủ nhận, nó đã trở thành một khuynh hướng trong nền thơ hiện đại” [142, tr.149].
Bên cạnh đó, tác giả cũng làm sáng rõ những đặc trưng thi học tượng trưng, quan niệm

13


về nghệ thuật thơ, thế giới và con người, cách sử dụng biểu tượng cũng như ý thức
khai thác sức mạnh vi diệu của âm nhạc và ngôn ngữ của các nhà thơ Việt Nam hiện
đại theo khuynh hướng tượng trưng.
Những kỷ niệm tưởng tượng, tác phẩm và dư luận - Nguyễn Thanh Tâm và Vũ
Thị Thu Hà đã tập hợp những bài viết, nhận xét, đánh giá về tập thơ Những kỷ niệm
tưởng tượng của Trương Đăng Dung. Tất cả các bài viết đều nhấn mạnh tư tưởng
trong sáng tác của nhà thơ là sự mâu thuẫn, phi lý của thời gian, của trò chơi, là sự ám
ảnh của thời gian; là một thế giới ngổn ngang, trống rỗng và xơ xác. Thế giới ấy, thời
gian ấy được nhà thơ “giải phẫu” bằng tư duy trái ngược, phi lý, phi logic,... đẫm chất
tượng trưng.
Chuyên luận Khuynh hướng tượng trưng & siêu thực trong thơ Việt Nam hiện
đại (2016) của Trần Khánh Thành (chủ biên) là cơng trình nghiên cứu khá cơng phu về
quan niệm, cơ sở hình thành, đặc trưng của khuynh hướng của chủ nghĩa tượng trưng
và những hiểu hiện của nó trong hành trình thơ Việt Nam hiện đại. Cụ thể, tác giả đã
mở ra một hệ quy chiếu tổng quan về chủ nghĩa tượng trưng trong quá trình tiếp nhận

quan điểm thẩm mỹ và nguyên tác sáng tạo của chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Việt
Nam hiện đại. Chuyên luận khẳng định, những thập niên gần đây, cách nhìn nhận các
trào lưu hiện đại có phần cởi mở hơn, có lẽ vì thế mà yếu tố tượng trưng xuất hiện dày
đặc hơn trong thơ Việt Nam đương đại: “Chính q trình giao lưu, tiếp biến ấy đã đánh
thức tiềm năng sáng tạo của thi nhân, làm nổi rõ bản lĩnh, bản sắc văn hóa, sức sống
ngơn ngữ dân tộc và góp phần tạo nên những thi phẩm có giá trị cho thơ ca nước nhà”
[117, tr.9]. Trường thơ Loạn trong tiến trình Thơ mới (2018) - luận án của Chu Lê
Phương đưa ra cách tiếp cận đối với Trường thơ Loạn (một trong những trường thơ
mang đậm màu sắc tượng trưng). Xuất phát từ cơ sở hình thành, quan niệm sáng tác,
đặc điểm tư duy, cảm hứng của các nhà “thơ loạn” và thi pháp “thơ loạn”, tác giả đã
đặt trường thơ này trong toàn bộ tiến trình vận động phát triển của cả phong trào Thơ
mới để thấy được diện mạo, đặc trưng và cách tân của trường thơ này. Bên cạnh đó,
tác giả cịn hệ thống hóa và khu biệt những đặc điểm về tư tưởng, nghệ thuật của
Trường thơ Loạn so với các trường phái thơ khác cùng ra đời từ phong trào Thơ mới.
Năm 2019, luận án Những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong Thơ
mới Việt Nam hiện đại của Vũ Thị Lan Anh đã có những đóng góp trong việc chỉ ra
những biểu hiện cho thấy ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực đến thơ Việt

14


Nam hiện đại từ 1932 đến sau 1975. Bên cạnh đó, luận án cịn góp phần quan trọng trong
việc nhận diện, làm rõ về chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ Việt Nam hiện đại.
Gần đây (2019), luận án Tích hợp Đơng - Tây trong Thơ mới nhìn từ yếu tố tượng trưng
của Trần Thị Kim Hạnh đã góp phần chỉ ra yếu tố tượng trưng và nhận diện nó trong Thơ
mới trong việc ảnh hưởng, sự tác động của q trình giao lưu văn hóa thế giới với văn học
Việt Nam.
Có thể thấy, giai đoạn từ 1986 đến nay, đời sống văn học nước nhà đã trở lại quy
luật vận động bình thường của nó. Theo đó, việc đánh giá sự ảnh hưởng của thơ tượng
trưng đối với thơ hiện đại Việt Nam, đặc biệt là phong trào Thơ mới có bước chuyển biến

tích cực, mạnh mẽ và gặt hái được những thành tựu đáng kể. Bởi lẽ, giờ đây, các nhà
nghiên cứu, phê bình khơng chỉ được sống trong khơng khí cởi mở, dân chủ, mà cịn có sự
hỗ trợ đắc lực của nền lý luận tân tiến trong và ngồi nước. Với cái nhìn đa chiều, các học
giả đã gợi mở cho chúng tôi những hướng tiếp cận mới về thơ tượng trưng ở Việt Nam.
1.2. Tình hình nghiên cứu thơ Bích Khê và thơ tƣợng trƣng Bích Khê
Việc khảo sát tình hình nghiên cứu thơ Bích Khê nói chung và thơ tượng trưng
Bích Khê nói riêng, nhìn một cách tổng thể, chúng tơi chia làm ba giai đoạn: trước
năm 1945; từ năm 1945 đến năm 1986; từ năm 1986 đến nay.
1.2.1. Trước năm 1945
Bích Khê từng sáng tác thơ theo thể Hát nói và Đường luật ở giai đoạn đầu, sau đó
bước vào Thơ mới nhưng lại “đốt cháy giai đoạn” lãng mạn để sang thơ tượng trưng.
Trước năm 1936, thơ Bích Khê được in rải rác trên các báo Tiếng dân, Tiểu thuyết thứ
Năm, Người mới, ... Các bài thơ theo thể truyền thống được tập hợp lại thành Mấy dòng
thơ cũ do Sở Văn hóa Thơng tin Nghĩa Bình xuất bản. Năm 1939, Bích Khê cho ra đời
tập Tinh huyết do Trọng Miên xuất bản tại Hà Nội. Tinh huyết gồm 4 phần với 34 mục
bài; tuy nhiên, thời kỳ này, người ta bàn về thơ Bích Khê chưa nhiều, chưa sâu. Có thể kể
đến các bài viết của các tác giả như: Phan Khơi, Hàn Mặc Tử, Trọng Miên, Hồi ThanhHồi Chân.
Trước hết, phải kể đến Hàn Mặc Tử. Khi nhận được ba bài thơ Bích Khê gửi
tặng vào ngày mồng Tám Tết năm 1938, Hàn Mặc Tử đã vô cùng ngạc nhiên và thốt
lên: “...ba bài ấy đã làm cho tôi sửng sốt với cái khởi điểm của một thiên tài sắp sửa...”
[132, tr.100]. Rồi nhân dịp xuất bản tập thơ đầu tay Tinh huyết của Bích Khê, ơng viết
Lời tựa Bích Khê - Thi sĩ thần linh với những nhận xét tinh tế: “Một bông lạ nở hương,

15


một thứ hương quí trọng, thơm đủ mùi phước lộc”; “Ta có thể sánh văn thơ của Bích
Khê đóa hoa thần dị ấy” [132, tr.102]. Cùng với Hàn Mặc Tử, Hồng Trọng Miên
trong Đề bạt Tinh huyết cũng đã có những cảm nhận, đánh giá cao về Bích Khê: “Tinh
huyết vang dội một nỗi đau khổ tuyệt vọng phủ qua màu sắc truỵ lạc ồ ạt như muốn

chảy tràn vào đường gân, mạch máu của tôi... Nhạc và lệ, đẹp và dâm, cuồng và ánh
sáng, Bích Khê hồ hợp thành một dịng Tinh huyết tân kỳ” [130, tr.134]. Ơng đề cập
tới những ảnh hưởng của các nhà thơ tượng trưng nước ngồi và các nhà thơ trong
nước đến Bích Khê, đặc biệt ông nhấn mạnh sự ảnh hưởng của Hàn Mặc Tử tới Bích
Khê: “Ở đâu đây, tơi thấy Bích Khê chịu ảnh hưởng của Hàn Mặc Tử, thi sĩ đau
thương, huyền diệu” [116, tr. 107-108]. Với Lời Bạt này, Hoàng Trọng Miên đã lý giải
một cách say sưa những nguyên nhân, sự ảnh hưởng của Hàn Mặc Tử đối với Bích
Khê. Sau Hàn Mặc Tử, Hồng Trọng Miên, có lẽ phải điểm đến Hồi Thanh với bài
viết Bích Khê. Ở bài viết này, tác giả của Thi nhân Việt Nam đã nêu lên ấn tượng một
cách chủ quan: “Tôi đã gặp trong Tinh huyết những câu thơ hay vào bực nhất trong thơ
Việt Nam” [132, tr. 114]; “Tôi chưa thể nói nhiều về Bích Khê. Tơi đã đọc khơng biết
mấy chục lần bài Duy tân. Tơi thấy trong đó có những câu thơ thật đẹp. Nhưng tơi khơng
dám chắc bài thơ đã nói hết cùng tơi những nỗi niềm riêng của nó. Hình như vẫn cịn gì
nữa…” [132, tr. 115]. Rõ ràng, trong thời điểm này (1941), Hoài Thanh khơng đọc và viết
nhiều về Bích Khê mà qua một số bài thơ, ông chỉ kịp cảm nhận và đưa ra những nhận xét
vậy thôi. Ấn tượng ấy, cho đến nay vẫn ám ảnh bạn đọc và người nghiên cứu. Cái tên
Hồi Thanh ln được các nhà nghiên cứu nhắc đến trong hầu hết các bài nghiên cứu của
mình về Bích Khê.
Những khó khăn trong việc tìm kiếm, khảo sát tư liệu khiến cho cách tiếp nhận,
nhận định về Bích Khê trong giai đoạn này có phần hạn hẹp và dè dặt, thận trọng với
các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, với những tư liệu, cứ liệu có được, chúng tơi cho rằng,
những nghiên cứu về Bích Khê giai đoạn trước 1945 chưa xứng với tầm vóc của Bích
Khê. Có thể ở thời điểm đó, những hiện tượng như Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Chế Lan
Viên, đặc biệt là thơ Bích Khê cịn q lạ lẫm với cơng chúng. Cùng với đó, chưa có
nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đủ “kinh nghiệm” hay công cụ để tiếp cận một cách
đầy đủ những tác phẩm giàu tính tượng trưng như thơ Bích Khê khá khó khăn trong
việc đến được với cơng chúng… Điều này dẫn đến hạn chế trong việc tiếp nhận,
nghiên cứu về thơ tượng trưng Bích Khê.

16



Nhìn chung, trước 1945 các nghiên cứu chưa nhiều và chưa đi sâu vào thơ Bích
Khê và cũng như chưa có những nhận xét, đánh giá đúng bản chất thơ Bích Khê. Hơn
nữa, vấn đề tượng trưng trong thơ Bích Khê nói riêng và thơ tượng trưng ở Việt Nam nói
chung khơng được quan tâm trong lúc nó mới ra đời. Dẫu vậy, người đương thời đã sớm
nhận ra và tài năng của Bích Khê. Dù thế nào đi chăng nữa, những ý kiến, nhận định, dù
khen hay chê, xuôi chiều hay ngược chiều,... tất cả đều tạo nên những tiền đề cần thiết cho
quá trình tiếp nhận và nghiên cứu thơ Bích Khê sau này.
1.2.2. Từ 1945 đến 1986
Những năm sau cách mạng (1945), thơ Bích Khê bị phê phán mạnh mẽ, phần lớn
độc giả và các nhà nghiên cứu cho rằng thơ Bích Khê thiên về trụy lạc, dâm dục, khơng mang
tính giáo dục, thẩm mỹ. Chính điều này đã kìm hãm việc nghiên cứu thơ Bích Khê trong một
thời gian dài. Sau khi Bích Khê tạ thế (1946) tên tuổi cũng như thơ ca của ông trôi vào dĩ
vãng. Bên cạnh đó, do giờ hồn cảnh của Việt Nam lúc bấy giờ bị phân ra hai luồng tư tưởng
giữa miền Bắc và miền Nam; vì thế, việc nghiên cứu và bày tỏ quan điểm văn học giữa hai
miền cũng có sự phân luồng và hạn chế nhất định. Vì vậy, trong giai đoạn này, chúng tơi chia
việc nghiên cứu thơ Bích Khê thành hai miền để tiện cho việc tìm hiểu những nghiên cứu.
1.2.2.1.Tình hình nghiên cứu thơ Bích Khê ở miền Bắc
Ở miền Bắc giai đoạn 1945 - 1986, khơng có cơng trình nghiên cứu chun biệt
về Bích Khê, duy chỉ có Phong trào “Thơ mới” (1932 – 1945) của Phan Cự Đệ xuất
bản vào năm 1966 có điểm danh đến Bích Khê. Nhưng trong cách đánh giá của Phan
Cự Đệ, Bích Khê ln được nêu lên với tư cách là tác giả tiêu biểu cho thứ thơ “suy
đồi”, “truỵ lạc”, “kín mít”, ca tụng thân xác, tầm thường,…: “Cuối thời kỳ thứ nhất đã
thấy những dấu hiệu suy đồi của thời kỳ thứ hai: 1937: Đau thương (Hàn Mặc Tử),
Xác Thu (Hoàng Diệp). 1939: Tinh huyết (Bích Khê), Xuân như ý (Hàn Mặc Tử)”
[35, tr. 51]. Đây là cơng trình duy nhất ở miền Bắc có điểm đến Bích Khê.
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu thơ Bích Khê ở miền Nam
Ở miền Nam, do điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội nên báo chí, văn chương, đặc
biệt là với những bài thơ theo khuynh hướng lãng mạn, tượng trưng của các nhà Thơ

mới được công chúng độc giả tiếp nhận rộng rãi, cởi mở hơn. Với trường hợp Bích
Khê, trong thời gian này, dư luận miền Nam đã có những quan tâm đáng kể. Cùng với
việc giới thiệu lại những bài viết từ trước 1945, những nghiên cứu mới cũng bắt đầu
xuất hiện. Người mở đầu cho giai đoạn nghiên cứu này là Đinh Cường với bài viết

17


Cuộc đời và thi nghiệp Bích Khê đăng trên Tạp chí Văn hố Á Châu, số 22 tháng 01
năm 1960. Năm 1963, Đinh Cường lại có tiếp bài Nhạc và hoạ trong thơ Bích Khê, tại
đây, tác giả chỉ ra: “Bích Khê đã phát ra một rung động mới mẻ và thường dùng những
biểu tượng để diễn tả những hình ảnh và những ý tưởng khác lạ có đủ ma lực để gợi ra
hay làm sáng tỏ đối tượng” [132, tr. 164]. Có thể thấy, với nhận định đó, chứng tỏ
Đinh Cường đã thấm chất tượng trưng trong thơ Bích Khê. Đây được xem là nghiên
cứu mở đầu có tính chuyên sâu về cuộc đời và sự nghiệp của Bích Khê. Cuốn Những
khuynh hướng trong thi ca Việt Nam 1932 - 1962 xuất bản năm 1962 của Minh Huy đề
cập đến Bích Khê và Hàn Mặc Tử với lời lẽ rất ấn tượng - hai nhà thơ lý thuyết. Riêng
với Bích Khê, tác giả nhận định, thẩm mỹ quan của Bích Khê đã khác hồn tồn với
Thế Lữ, Xn Diệu: “Tinh huyết ra đời “cái thẩm mỹ quan của khuynh hướng tượng
trưng trong thi ca Việt Nam mới thành hình rõ rệt” [83, tr. 89]. Bên cạnh đó, Minh
Huy cũng bàn về vấn đề nhạc, hoạ trong thơ Bích Khê; so sánh giữa Bích Khê và Hàn
Mặc Tử, họ khác nhau về đức tin. Hàn Mặc Tử tin vào Thiên Chúa giáo cịn Bích Khê
tin vào Phật giáo. Dẫu thế, cả hai đều tìm đến một điểm chung trong thơ ca là: “Hai
nhà thơ lý thuyết của khuynh hướng tượng trưng thời tiền chiến gặp nhau ở nhiều
điểm: trong thơ nhạc là trên hết” [83, tr.250]. Năm 1966, trên Báo Văn - một tập san
về văn học nghệ thuật đã cho ra số báo đặc biệt để tưởng niệm Bích Khê (số 64 ra
ngày 15/8/1966). Tập san này đã giới thiệu 8 bài viết đặc sắc: Đôi nét về cuộc đời Bích
Khê của Qch Tấn; Bích Khê có khuynh hướng chính trị khơng, Bích Khê và thơ
tượng trưng của Tam Ích; Người em Bích Khê (hồi ký) của Lê Thị Ngọc Sương;...
Những trang viết này đề cập khá đầy đủ, sinh động về cuộc đời cũng như sự nghiệp

thơ ca của Bích Khê. Đây được xem là nguồn cứ liệu đầy đủ, đáng tin cậy để những
người nghiên cứu đi sau thuận lợi trong việc khảo sát, tiếp cận.
Sắc thái tượng trưng trong thơ Bích Khê được bàn luận kỹ hơn trong Bích Khê
và thơ tượng trưng của Tam Ích. Điểm đặc biệt trong bài viết này là khi tác giả phát
hiện ra cả Hàn Mặc Tử và Bích Khê là: “hai người thơ tượng trưng và gần như không
vay mượn của chân trời mới Âu Tây một mẩu âm thanh nào” [83, tr.270]. Hay, việc đề
cập đến vấn đề tượng trưng trong thơ Bích Khê được cảm nhận: “Từ ngày Bích Khê
làm thơ, chàng đã chú trọng đến tính nhạc...” [83, tr.275]. Những nghiên cứu về Bích
Khê giai đoạn này cịn có bài viết Tiếng thơ Bích Khê (1967) của Đinh Hùng. Chỉ với
vài trang ngắn nhưng Đinh Hùng đã chạm được đến cõi Tinh huyết, Tinh hoa của Bích
Khê như cái cách mà Hàn Mặc Tử đã khải thị khi viết Bích Khê - thi sĩ thần linh. Giữa

18


linh hồn siêu thốt, cá tính độc đáo, dị biệt dường như cịn có một mối thần cảm nào
đó mà Đinh Hùng nhận thấy ở Bích Khê, đó là một “Thiên tài” đã sống những giây
phút tuyệt vời - phút giây xuất thần - phút giây vĩnh cửu - những cảm giác khoái lạc
hay đớn đau. Với Nguyễn Tấn Long, dù khơng có nhiều khám phá đặc sắc như trong
Lời tựa tập Tinh huyết (Hàn Mặc Tử), nhưng trong công trình Việt Nam thi nhân tiền
chiến (1968) ơng đã đem đến những cảm nhận về Bích Khê - thi sĩ của những thanh
cao và sắc dục, của đau thương và tội lỗi, của thanh âm và đường nét, của đắm đuối
giữa tâm hồn và thể xác. Tác giả đã có những nhận xét: “Ở địa hạt tượng trưng, Bích
Khê đã đạt được một thành cơng đáng kể” [83, tr.289]; “Nói đến thơ Bích Khê là nói
đến thành cơng lớn lao trong lãnh vực thơ tượng trưng” [83, tr. 290]. Có thể thấy, Việt
Nam thi nhân tiền chiến được xem là cơng trình có giá trị trong việc phân tích, đánh
giá về vị trí của Bích Khê. Quách Tấn - Người bạn cùng thời với Bích Khê - Nhà thơ,
nhà nghiên cứu phê bình văn học đã bày tỏ quan điểm của mình qua Đời thơ Bích Khê:
“Hầu hết thơ Bích Khê đều mang tâm tư và sắc thái của thời đại” [83, tr. 299]; “Thơ
Bích Khê chẳng những đủ lối mà cịn đủ thể” [83, tr.298]. Qch Tấn khơng chỉ hiểu

người mà cịn hiểu thơ của Bích Khê; vì thế, ông đã có những đánh giá sâu sắc, xác
đáng và chân thực với những giá trị của Bích Khê. Năm 1974, Tạp chí Văn học xuất
bản số 194 với chuyên đề về Bích Khê ra ngày 20/11. Người đầu tiên phải kể đến là Lê
Huy Oanh với bài viết Tinh huyết của Bích Khê. Bài viết được giới nghiên cứu và bạn
đọc đánh giá là một trong những bài quan trọng nhất trong số đặc biệt này. Ở đây, Lê
Huy Oanh nhận định Tinh huyết có 3 đặc điểm nổi bật: “1.Thơ Bích Khê đầy hương vị
thơ tượng trưng; 2.Thi vị hóa và thanh khiết hóa nhục dục cũng như cái đẹp nhục thể;
3.Vươn tới những cõi siêu thiêng huyền diệu. Hầu hết thơ Bích Khê đều mang tâm tư
và sắc thái của thời đại” [83, tr.351]. Cũng trong số này, Thế giới tượng trưng Bích
Khê của Phan Kim Thịnh đã phân tích sự “lầm lẫn cảm giác” của người đọc khi lạc
vào thế giới Tinh huyết: “Người đọc đã lẫn mộng với thực, nghi ngờ cả giác quan của
chính mình. Thi sĩ đã vẽ ra rõ ràng từng hình ảnh ơng nhìn thấy, từng âm thanh ơng
nghe động, nhưng người đọc không thể làm sao trong một giây phút mà phân biệt
được” [83, tr. 369]. Sự lầm lẫn đó thực chất là sự tương giao giữa các giác quan mà
được thơ tượng trưng xem như là một nguyên tắc sáng tạo. Nhìn chung, các bài viết
đều có cách khai thác riêng, độc đáo, mới lạ và hấp dẫn nhưng đều nghiêng về nghiên
cứu đời và thơ Bích Khê, đặc biệt đều có chung một quan điểm trong việc đánh giá tài
năng của Bích Khê trong việc xây dựng biểu tượng rất độc đáo, ám gợi: “...là một nhà

19


thơ của sáng tạo và cách tân, là người gieo hạt giống thơ cho mùa sau, là người sống
“dấn thân” [83, tr.383]. Ngồi các số tạp chí và chun đề về Bích Khê nói trên, rải rác
trong những tạp chí khác có bàn về buồn và nhớ của mùa thu trong thơ Bích Khê, sự
ảnh hưởng của Baudelaire đối với Bích khê, từ khía cạnh sắc dục, rượu, thuốc phiện,...
Có thể thấy, do điều kiện lịch sử, xã hội, văn hoá và văn học của hai miền
khác nhau nên việc tiếp nhận, nghiên cứu về Bích Khê ở hai miền Nam - Bắc giai đoạn
1945 - 1986 có những khác biệt. Ở miền Bắc, do phải thực hiện những nhiệm vụ trọng
đại khác nên Thơ mới nói chung và tượng trưng Bích Khê nói riêng chưa có điều kiện

được tiếp xúc, quan tâm với bạn đọc và nghiên cứu một cách thoả đáng nên khiến
thành tựu còn khá sơ sài. Ở miền Nam, dù được tiếp cận khá mở, khá phong phú,
nhưng nhiều vấn đề về Bích Khê cũng mới chỉ được khai mở hoặc cịn bỏ ngỏ. Do đó,
Bích khê và những sáng tác của ông ở hai miền sẽ tiếp tục có cơ hội được khảo sát
trong đời sống văn học Việt Nam sau khi đất nước thống nhất, đổi mới (1986). Khép
lại giai đoạn này, vấn đề nghiên cứu thơ tượng trưng Bích Khê vẫn chỉ dừng lại ở mức
khiêm tốn cả về số lượng lần chất lượng. Song, tất cả các bài viết đều mang lại những
điều đáng q và là nguồn tư liệu góp phần hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu của
chúng tôi.
1.2.3. Từ 1986 đến nay
Giai đoạn này được xem là thời kỳ phát triển, là đỉnh cao của các cơng trình
nghiên cứu về thơ Bích Khê, đặc biệt là thơ tượng trưng Bích Khê. Có nhiều cơng
trình có giá trị nghiên cứu về thơ của Bích Khê cũng như vai trị của Bích Khê trong
q trình hiện đại hóa văn học. Năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ Đổi Mới, văn
học nghệ thuật được cởi trói, chúng ta có điều kiện nhìn nhận lại các thành tựu và giá
trị văn học. Theo đó, Bích Khê và thơ Bích Khê “có dịp” để các nhà nghiên cứu, phê
bình đưa ra nghiên cứu công khai và thu hút nhiều độc giả. Từ năm 1986 đến nay, hơn
30 năm để nhận định, đánh giá lại thơ Bích Khê. Đây là khoảng thời gian cũng đủ dài
để có nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu đến “tài sản” của Bích Khê.
Cơng trình đầu tiên khởi động trở lại nghiên cứu, tiếp nhận Bích Khê chính là
Tuyển tập Thơ Bích Khê do Sở Văn hố Thơng tin Nghĩa Bình ấn hành năm 1988 với Lời
giới thiệu Thơ Bích Khê của Chế Lan Viên. Trong bài này, Chế Lan Viên nhận thấy
những màu sắc của hội hoạ, âm nhạc, vũ điệu, nhiếp ảnh, điêu khắc, sự ảnh hưởng
phương Tây, nguồn gốc phương Đông xuất hiện trong thơ Bích Khê. Bên cạnh đó, tác giả
cịn khẳng định những đóng góp của thơ Bích Khê cho nền thơ ca hiện đại nước nhà: “Từ

20


mảnh đấy miền Trung, từ Nghĩa Bình, sau thơ Hàn Mặc Tử, giờ đến lượt Bích Khê đang

nhập vào lưới điện quốc gia. Những câu thơ bừng sáng” [132, tr.136]. Bài viết này được
xem là nghiên cứu công phu và tâm huyết nhất trong giai đoạn này và cũng là cơng trình
đánh dấu bước ngoặt nghiên cứu mới về Bích Khê sau thời gian dài vắng bóng.
Từ đó trở đi, bắt đầu xuất hiện mật độ dày đặc các công trình nghiên cứu về thơ
Bích Khê: Năm 1988, tại Pháp, Phạm Đán Bình hồn thành luận án với tựa đề: Thơ
Bích Khê nhằm kiến tạo một nghệ thuật tổng hợp kiến trúc - vũ - hoạ - nhạc; Đỗ Lai
Thúy với Bích Khê - lời truyền sóng (1992); Nguyễn Giao Thủy với Những giá trị văn
học còn lại - Báo Phụ nữ Việt Nam (03/4/1993); Năm 1988, cơng trình Thơ mới những
bước thăng trầm của Lê Đình Kỵ đánh dấu sự trở lại một cách bài bản của việc nghiên
cứu Thơ mới trong đó có Bích Khê. Trong cơng trình này, Lê Đình Kỵ đã bày tỏ thái
độ cởi mở đối với Bích Khê. Ngày 18/01/1997, Nhà Văn hóa Thanh niên Hồ Chí Minh
phối hợp với Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức
Đêm Bích Khê nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày mất của Bích Khê; Thanh Thảo với
Chàng bước tới - Báo Tuổi trẻ chủ nhật (26/01/1997); Hoàng Thiệu Khang với Trong
thơ mới chưa có Bích Khê - Tạp chí Xưa và Nay (01/1997); Phạm Xuân Tuyển với Về
những nét trùng hợp giữa ba nhà thơ: Hàn Mặc Tử - Bích Khê – Chế Lan Viên; Hồi
Anh với Bích Khê - Hành trình xa xăm quay trở lại nguồn; Trúc Thơng với Bích Khê,
một cảm nhận - Báo Văn nghệ (Phụ bản thơ quý II – 2003); Hoàng Phủ Ngọc Tường
với Nhìn lại Bích Khê ngọn thi sơn xanh thẳm - Báo Văn nghệ (Phụ bản thơ số 10,
tháng 4/2004); Bích Khê và cách tân những câu thơ của Nguyễn Hữu Vĩnh. Năm
2005, các bài viết trong Đêm Bích Khê được chọn lọc và tập hợp lại in thành 70 năm
đọc thơ Bích Khê. Ngay Lời Vào sách, nhóm tác giả đã viết: “Thơ Bích Khê là một
loại di sản văn hóa có giá trị cần được trân trọng, bảo tồn” [132, tr.5]. Cuốn sách gồm
59 bài thơ của Bích Khê và 16 bài viết của các thành viên tham dự. Sự ra đời của 70
năm đọc thơ Bích Khê nhằm mục đích gìn giữ và bảo tồn “một loại di sản văn hố có
giá trị” tạo nên cái nhìn tập trung hơn về “hiện tượng” thơ ca này. Tháng 2 năm 2006,
một hội thảo về thơ Bích Khê được tổ chức tại Quảng Ngãi nhằm kỉ niệm 60 năm ngày
mất của thi nhân. Hội thảo đã gây được sự chú ý, thu hút sự tham gia của nhiều nhà
nghiên cứu và các độc giả yêu thơ, đặc biệt là đánh dấu “sự trở về” của thơ Bích Khê
trong lịng q hương và dân tộc. Đây là Hội thảo về thơ Bích Khê được tổ chức khá

quy mơ với hơn 300 đại biểu tham dự và trên 40 tham luận của các nhà nghiên cứu có

21


tên tuổi. Trong giai đoạn này, đặc biệt, phải kể đến nhà nghiên cứu Lê Hoài Nam với
bài viết Những đóng góp của Bích Khê vào nền thơ ca hiện đại cuả Việt Nam, tác giả
khẳng định rằng Bích Khê là “một kẻ táo bạo trong nghệ thuật ngôn từ” [130, tr.66].
Bài viết Nhận diện Bích Khê của Lê Hồng Khánh cũng rất đề cao cách viết về vấn đề
nhục cảm của thi nhân được diễn tả bằng “những hình ảnh nước đôi” và với những
“thủ pháp phù thuỷ” [130, tr.81]. Bài viết của Nguyễn Hồng Dũng, Edgar Poe, chủ
nghĩa tương trưng Pháp và Bích Khê, khẳng định thơ Bích Khê là “Tiếng nói siêu
nghĩa, các từ được dùng trong cấu trúc thơ và bài thơ bao giờ cũng ứng với tâm trạng,
có sức biểu hiện cao độ, từ nghĩa một từ có thể gợi lên nghĩa của những từ khác” [130,
tr.42]. Vẻ đẹp hội hoạ trong thơ Bích Khê của Trần Thanh Hà cũng đề cập đến một số
bài thơ có hình ảnh đẹp, gợi nhục dục song lại khẳng định đó là sự tơn sùng ngợi ca cái
đẹp: “Mỗi bài thơ là một mảng của đời, là bức tranh riêng biệt để cùng tạo thành thế
giới hình tượng đầy màu sắc trong thơ ông” [130, tr.72]. Với bài viết Đi vào cõi thơ
Bích Khê của Bích Thu, tác giả cũng đề cập đến vấn đề phô diễn vẻ đẹp con người với
cái nhìn nhục thể, đồng thời cũng thấy được người làm thơ đã sử dụng biện pháp nhân
hố với cái nhìn nhục cảm khiến cho “thơ của thi nhân mê hoặc, ám ảnh, giăng mắc,
buộc người đọc phải hơn một lần trở lại với thơ ông” [131, tr. 6]. Đáng chú ý hơn là
bài viết Ngôn ngữ thân thể trong thơ Bích Khê của Trần Đình Sử khi chỉ ra khá cụ thể,
phân chia các bộ phận cơ thể của con người bằng ngơn ngữ nhưng đó cũng chính là
những phương tiện để xây dựng những biểu tượng. Ơng viết: “thân thể trong thơ Bích
Khê thấm đượm hồn, cảm xúc thân thể đầy mỹ cảm” [131, tr.24]. Năm 2006, nhìn
Bích Khê dưới mối tương quan với tổng trình phát triển của Thơ mới, Lại Nguyên Ân
trong Tinh huyết của Bích Khê và giai đoạn phát triển thứ hai của Thơ mới đã chỉ ra ở
Tinh huyết “có một số đặc điểm của chủ nghĩa hiện đại Châu Âu, rõ nhất là những biểu
hiện tượng trưng, siêu thực trong cách cảm nhận và thể hiện của nhà thơ đồng thời làm

sáng tỏ qua một số hình ảnh nói về thân thể con người được láy đi láy lại” [130,
tr.123]. Đặc biệt, Những vần thơ tinh kết hạt châu trong của Nguyễn Thành Thi đã chỉ
ra nguyên nhân và cách thể hiện hình ảnh trong thơ Bích Khê với cái nhìn về con
người và thế giới đắm say, mơn trớn. Tác giả chỉ ra: “Hình ảnh trong thơ Bích Khê
trước hết là hình ảnh tượng trưng siêu thực. Chúng có thể được xây dựng theo lối so
sánh, ẩn dụ, lối “so sánh cụt”, “ẩn dụ cụt” khiến cho chúng thành kỳ dị độc đáo quyến
rũ nhiều khi đẹp lộng lẫy... Hình ảnh trong thơ ơng được xây dựng trên những liên

22


tưởng “kép”, đứt đoạn, rất phức tạp, rất bất ngờ trong một trạng thái tinh thần dường
như nửa tỉnh nửa mê sảng” [131, tr. 56-57]. Bài viết Một vì sao sớm tắt của Trịnh
Hoàng Mai, ngoài việc chỉ ra những hình tượng đẹp đẽ, hồnh tráng trong tập Tinh hoa
và khẳng định tài năng của Bích Khê được thể hiện trong việc xây dựng những biểu
tượng, tượng trưng được nhào nặn từ những hình ảnh cũ hay nói cách khác là “lạ hố”
những ẩn dụ thì tác giả cịn chỉ ra những hạn chế trong cách xây dựng hình tượng,
trong kỹ thuật phơ diễn cịn chịu nhiều ảnh hưởng bởi chất phương Tây. Ngồi ra, cịn
phải kể đến: Đặc sắc thơ Bích Khê -Vũ Quần Phương; Tinh huyết của Bích Khê và
giai đoạn phát triển thứ hai của Thơ mới - Lại Nguyên Ân; Bích Khê với ca trù Nguyễn Thụy Kha; Ảnh hưởng của Baudelaire trong thơ Bích Khê - Nguyễn Thị Đỗ
Quyên; v.v... Tất cả bài viết đều chỉ ra những đóng góp của thơ Bích Khê đối với thơ
tượng trưng ở Việt Nam nói riêng và đối với thơ hiện đại Việt Nam nói chung.
Tháng 4/2006, Tạp chí Nghiên cứu Văn học xuất bản chuyên đề về Bích Khê với:
Bích Khê và cách đánh giá của Hồi Thanh - Hồng Thị Huế; Bích Khê, thi sĩ thần linh,
thơ lõa thể - Phạm Xuân Nguyên; Bích Khê qua cái nhìn của nhà văn, nhà lí luận và phê
bình miền Nam - Trần Hoài Anh;… Các bài viết đều có một điểm chung là cùng đánh giá
về Bích Khê trên các phương diện: thi pháp, cách tân, duy tân, quan niệm thẩm mĩ, nghệ
thuật, nhạc tính, ngơn ngữ, hình ảnh, chất tượng trưng, nguồn ảnh hưởng,..
Tìm lại các bài viết, cơng trình nghiên cứu về Bích Khê trong những năm qua,
chúng tơi cịn gặp những bài viết của: Thụy Khuê - Thi pháp Bích Khê, Nhạc và họa

trong thơ Bích Khê; Phạm Xuân Nguyên - Bích Khê, Thuần túy và tượng trưng; Đặng
Thị Ngọc Phượng - Bích Khê, nhà thơ của đỉnh cao nghệ thuật ngơn từ; Hồi Nam Tinh huyết của Bích Khê là một trong những tập thơ làm nên lịch sử; Thanh Thảo Chính thơ đã giết Bích Khê và nhiều bài viết khác được đăng tải trên Website
và một số trang mạng khác. Mai Bá Ấn - người u thơ Bích Khê cũng
có nhiều cơng trình nghiên cứu về Bích Khê: Bích Khê, mắt tượng trưng; Bích Khê và chủ
nghĩa tượng trưng. Đây là hai trong số những nghiên cứu đáng được chú ý, được độc giả
tìm đến nhiều. Ơng đã có những nhận xét xác đáng: “Bích Khê khơng mê đắm dục vọng,
dâm cuồng mà là phát hiện những vẻ đẹp “lõa thể” của giai nhân là vẻ đẹp tỏa hương ngất
ngây, vang đầy âm nhạc và ngời ánh sắc kim cương” [7]- (truy cập trên: bichkhe.vn.org
ngày 21/11/2019). Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra, trong mắt của Bích Khê,
dường như mọi thứ cái gì cũng lạ, cũng mới cũng đẹp, cũng nên thơ; đẹp cả “dâm” và

23


×