Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Bách khoa thư du lịch Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.88 MB, 256 trang )

BÁCH KHOA THƯ DU LỊCH HÀ GIANG



ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BẠCH HỒNG VIỆT
(Chủ biên)

BÁCH KHOA THƯ DU LỊCH
HÀ GIANG

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ NỘI - 2020


CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
NGUYỄN HỒNG HẢI
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang
TS. BẠCH HỒNG VIỆT
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng
TS. NGUYỄN HUY BỈNH
Phó Viện trưởng Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam
BAN BIÊN SOẠN
Bạch Hồng Việt

Trưởng ban

Nguyễn Huy Bỉnh

Phó Trưởng ban



Lê Thị Thanh Bình

Thành viên

Vũ Thị Chanh

Thành viên

Hà Thùy Dương

Thành viên

Quách Thị Gấm

Thành viên

Nguyễn Thị Huyên

Thành viên

Phạm Thị Huyền

Thành viên

Vũ Tuấn Hưng

Thành viên

Vừ Thị Mai Hương


Thành viên

Trần Thị Hường

Thành viên

Hoàng Thị Nhung

Thành viên

Bùi Thị Tiến

Thành viên

Cao Tuấn Phong

Thành viên

Nguyễn Thị Ánh Vân

Thành viên


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
LỜI NÓI ĐẦU
NGUYÊN TẮC VÀ THỂ LỆ BIÊN SOẠN

9

13
15

DÂN TỘC
Bố y
Cờ Lao
Dao
Giáy
Hoa
Kinh
La Chí
Lơ Lơ
Mơng
Nùng
Pà Thẻn
Phù Lá
Pu Péo
Tày

DI TÍCH

Chùa Quan Âm
Chùa Sùng Khánh
Con đường Hạnh Phúc - Quốc lộ 4c
Cổng trời Cán Tỷ

19
23
26
31

35
37
40
45
49
53
58
63
66
71
77
78
80
82


6

BÁCH KHOA THƯ DU LỊCH HÀ GIANG

Cột cờ Lũng Cú
Cột mốc biên giới số 428
Cột mốc số 0 thành phố Hà Giang
Di tích bãi đá cổ Nấm Dẩn
Di tích Kỳ Đài
Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương
Di tích lịch sử Căng Bắc Mê
Đền Mẫu
Đền thờ các anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên tại điểm cao 468
Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Phố cổ Đồng Văn
DANH THẮNG
Cao nguyên đá Đồng Văn
Đèo Mã Pì Lèng
Đỉnh Chiêu Lầu Thi
Đỉnh Tây Cơn Lĩnh
Động Lùng Khúy
Hang Đán Póong
Hang Mây
Hang Tham Luồng
Hẻm vực Tu Sản
Hồ thủy điện sông Chừng
Núi đôi Quản Bạ
Ruộng bậc thang Hồng Su Phì
Thác Nặm Tạu
Thác Thí
Thác Tiên đèo Gió
Thạch sơn thần
Thảo nguyên Suôi Thầu

85
87
86
88
90
92
95
97
100
102

103
106
109
112
114
115
116
118
119
120
121
122
124
126
127
128
130
130


Mục lục

7
LỄ HỘI

Lễ cấp sắc
Lễ hội Bàn Vương
Lễ hội chợ phong lưu Khâu Vai
Lễ hội Gầu Tào
Lễ hội hoa tam giác mạch

Lễ hội Lồng tồng
Lễ hội múa trống
Lễ hội nhảy lửa
Lễ hội quỹas hiéng
Lễ hội Khu Cù Tê
ẨM THỰC
Bánh chưng gù
Bánh cuốn nước xương
Bánh tam giác mạch
Cháo ấu tẩu
Lạp sườn treo gác bếp
Mèn mén
Phở tráng kìm
Rêu đá
Rượu ngơ
Rượu tam giác mạch
Thắng cố
Thắng dền
Thịt bị khơ
Thịt lợn treo gác bếp
Xúc xích
SẢN VẬT ĐỊA PHƯƠNG
Cam sành
Chè Shan Tuyết

133
136
140
143
146

147
149
153
154
156
159
161
163
164
165
166
169
170
171
173
174
176
177
178
180
183
184


8

BÁCH KHOA THƯ DU LỊCH HÀ GIANG

Hồng trà
Mận máu Hoàng Su Phì

Mật ong bạc hà
Tinh bột nghệ vàng
SẢN PHẨM DU LỊCH, ĐIỂM ĐẾN
Bảo tàng tỉnh Hà Giang
Hợp tác xã dệt lanh Hợp Tiến
Hợp tác xã thổ cẩm lanh trắng Đồng Văn
Khu du lịch sinh thái Pan hou
Khu du lịch sinh thái Trường Xuân
Khu nghỉ dưỡng H’mong village
Khu nghỉ dưỡng P’apiu
Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mơng thơn Pả Vi Hạ
Làng văn hóa du lịch cộng đồng Lơ Lơ Chải
Làng văn hóa du lịch cộng đồng thơn Chì
làng văn hóa du lịch cộng đồng thơn Hạ Thành
Làng văn hóa du lịch cộng đồng thơn Khiềm
Làng văn hóa du lịch cộng đồng thơn Lũng Cẩm Trên
làng văn hóa du lịch cộng đồng thơn Na Léng
Làng văn hóa du lịch cộng đồng thơn Nà Ràng
Làng văn hóa du lịch cộng đồng thơn Nắm Ngà
Làng văn hóa du lịch cộng đồng thơn Nặm Đăm
Làng văn hóa du lịch cộng đồng thơn Nậm Hồng
Làng văn hóa du lịch cộng đồng thơn Tát Ngà
Làng văn hóa du lịch cộng đồng thơn Thanh Sơn
Sản phẩm du lịch đặc trưng theo mùa khu vực đồi núi thấp
Sản phẩm du lịch đặc trưng khu vực vùng cao núi đá
Sản phẩm du lịch đặc trưng khu vực vùng cao núi đất
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

186

188
189
190
194
195
198
200
202
203
205
208
209
211
212
213
214
216
218
219
221
223
226
228
229
232
236
241
247



LỜI GIỚI THIỆU
Hà Giang là tỉnh ở địa đầu Tổ quốc Việt Nam, nơi tiếp
giáp giữa hai vùng văn hóa Đông Bắc - Tây Bắc, giáp với tỉnh
Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang của tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc. Vùng đất này có lịch sử văn hố lâu đời, từ lâu
đã thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
Đây là nơi sinh sống của 19 dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng,
Pà Thẻn, Cờ Lao, Lơ Lơ, Bố Y, Phù Lá, Pu Péo, v.v.
Tính đến hết năm 2020, Hà Giang có 60 di tích, danh
thắng (30 di tích, danh thắng cấp quốc gia, 30 cấp tỉnh), 21 di
sản văn hóa phi vật thể nằm trong danh mục di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia và 3 bảo vật quốc gia.
Về địa hình tự nhiên, Hà Giang có thể phân thành ba
vùng khác nhau: vùng núi đất phía Tây, vùng núi đá phía
Bắc và vùng đồi núi thấp phía Nam. Mỗi vùng mang bản sắc
văn hố và giá trị du lịch riêng.
Vùng núi đất phía Tây, gồm hai huyện Hồng Su Phì
và Xín Mần. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng những cánh
rừng nguyên sinh, nơi thượng nguồn sông Chảy và sông
Bạc, với nhiều suối khống nóng, như: suối khống Nậm
Choong, Làng Giang, v.v. tốt cho phát triển du lịch nghỉ
dưỡng và chăm sóc sức khoẻ. Đặc biệt, đỉnh Tây Côn Lĩnh
và đỉnh Chiêu Lầu Thi, cùng một số đỉnh núi có độ cao trên


10

BÁCH KHOA THƯ DU LỊCH HÀ GIANG

2000m, tạo nên cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng, thuận lợi cho

phát triển du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá và du lịch thể
thao. Nơi đây, cịn có Di tích bãi đá cổ Nấm Dẩn, Di tích danh
thắng quốc gia Ruộng bậc thang Hồng Su Phì, đặc sản chè
Shan tuyết, cùng sự đa dạng về văn hoá độc đáo của các dân
tộc: Dao, Tày, Nùng, Mông, v.v. được thể hiện qua các lễ hội
như: Lễ hội Quỹas Hiéng, Lễ cấp sắc, v.v.
Vùng cao núi đá phía Bắc gồm các huyện Đồng Văn,
Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, ở độ cao trung bình 1.000 1.600m so với mực nước biển, với diện tích rộng hơn 2.356
km². Đây là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, có sức lơi
cuốn mạnh mẽ đối với du khách và những nhà nghiên cứu
bởi những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển của vỏ trái
đất. Vùng cao núi đá có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, đa
dạng sinh học, với những đỉnh đèo, vách núi nổi tiếng như
Mã Pì Lèng, hẻm Tu Sản, hoang mạc đá, rừng đá, v.v. Đây
cũng là nơi sinh sống của các dân tộc như: Mông, Lô Lô, Dao,
Pu Péo, v.v. với những làn điệu dân ca, nét văn hố đợc đáo.
Vùng đất này có Lễ hội chợ phong lưu Khâu Vai nổi tiếng,
Lễ hội khèn Mông , Lễ hội Gầu Tào , Lễ hội Hoa tam giác
mạch , v.v. Năm 2010 , Cao nguyên đá Đồng Văn (gồm 4
huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ) được Hội
đồng tư vấn mạng lưới Cơng viên địa chất tồn cầu của tổ
chức UNESCO cơng nhận là Cơng viên địa chất tồn cầu.
Đây là Cơng viên địa chất tồn cầu đầu tiên của Việt Nam
và được Chính phủ quy hoạch là khu du lịch trọng điểm
của quốc gia.
Vùng đồi núi thấp, gồm các huyện Bắc Quang, Quang
Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê và thành phố Hà Giang, với các địa


Lời giới thiệu


11

danh: Khu di tích lịch sử cách mạng Trọng Con, Căng Bắc
Mê, chùa Sùng Khánh, chùa Bình Lâm, chùa Nậm Dầu, chùa
Quan Âm, đền Mẫu, v.v. Đặc biệt sản phẩm du lịch tâm linh
lịch sử “Về thăm mặt trận biên giới Vị Xuyên” với các điểm:
Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên, Đài hương 468, hang Dơi, v.v.
Vùng này còn nổi tiếng với những trang trại trồng cam, trồng
táo, v.v. những làng văn hóa du lịch cộng đồng của dân tộc
Tày, Dao, v.v. Thành phố Hà Giang được biết đến là cửa
ngõ kết nối tuyến du lịch giữa tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
với Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Bên cạnh
các khu sinh thái, nghỉ dưỡng như: Khu nghỉ dưỡng suối
khống nóng Thanh Hà, Khu du lịch sinh thái Thạch Lâm
Viên, Trường Xn, cịn có các lễ hội: nhảy lửa huyền bí của
người Pà Thẻn, Lồng tồng của dân tộc Tày, Bàn Vương của
dân tộc Dao, v.v.
Với những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, chính quyền và nhân dân các
dân tộc Hà Giang đang nỗ lực đầu tư phát triển đồng bộ các
loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du
lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch mạo hiểm, du lịch
thể thao, v.v.. Hiện nay, Hà Giang có hệ thống cơ sở lưu trú
tốt ở khắp các vùng. An ninh trật tự đảm bảo. Các cửa hàng
lưu niệm phong phú. Nhà hàng có cam kết vệ sinh an tồn
thực phẩm, bảo vệ môi trường, thái độ phục vụ chu đáo, thân
thiện, nhiệt tình, v.v.
Hà Giang là mảnh đất hấp dẫn đối với du khách ở khắp
mọi miền đất nước cũng như quốc tế, lượng khách đến Hà

Giang không ngừng tăng qua các năm. Năm 2017, du lịch


12

BÁCH KHOA THƯ DU LỊCH HÀ GIANG

Hà Giang vinh dự được chuyên trang du lịch tạp chí Rongh
Guides (Vương quốc Anh), bình chọn là một trong mười
điểm du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam.
Để cung cấp các thông tin tri thức cơ bản về du lịch của
Hà Giang, xin trân trọng giới thiệu với Quý bạn đọc cuốn
Bách khoa thư du lịch Hà Giang.
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TỈNH HÀ GIANG


LỜI NĨI ĐẦU
Cơng trình Bách khoa thư du lịch Hà Giang được tổ chức
biên soạn trên nền tảng kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát
huy các giá trị đặc sắc của văn hóa bản địa, tri thức truyền
thống, các giá trị thiên tạo của địa phương. Cơng trình bao
gồm những thơng tin tri thức về văn hố truyền thống các
tộc người, như: Mông, Dao, Tày, Nùng, Pà Thẻn, Cờ Lao, Lô
Lô, Bố Y, Phù Lá, Pu Péo, v.v. cung cấp các thơng tin về tình
hình dân cư, địa bàn cư trú, văn hoá mưu sinh, văn hoá văn
vật, văn hoá tinh thần của mỗi tộc người trên địa bàn. Đối với
các di tích và danh thắng, sẽ cung cấp thơng tin về vị trí, tọa
độ, mơ tả q trình hình thành, đặc điểm cấu tạo, kiến trúc,
giá trị, ý nghĩa của di tích, danh thắng. Với sản vật của địa

phương, sẽ giới thiệu về tên gọi, đặc trưng, thời gian sử dụng,
thương hiệu đã được công nhận. Với ẩm thực, sẽ cung cấp
thông tin về tên gọi, nguyên liệu, phương thức chế biến, cách
thức sử dụng, tác dụng, thương hiệu. Các sự kiện, lễ hội sẽ
trình bày về nguồn gốc, tên gọi, các hoạt động diễn ra, chức
năng, nhiệm vụ, vai trò, ý nghĩa của sự kiện và lễ hội. Mỗi vấn
đề lại có nội dung thơng tin tri thức theo một mơ hình cấu
trúc riêng.
Cơng trình Bách khoa thư du lịch Hà Giang được thực hiện
với quy mơ nhỏ (phần 1), chưa thể bao qt tồn bộ các vấn
đề về du lịch của tỉnh Hà Giang. Việc biên soạn được tiến
hành dựa trên thành tựu nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn về


14

BÁCH KHOA THƯ DU LỊCH HÀ GIANG

địa lí, lịch sử, văn hố của tỉnh Hà Giang, được hồn thành
bởi sự làm việc nghiêm túc, trách nhiệm của các nhà khoa
học tại Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, Viện Từ
điển học và Bách khoa thư Việt Nam trực thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam, với sự giúp đỡ của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, cùng nhiều ban ngành của tỉnh, thành
phố, huyện, xã, thôn, bản của tỉnh Hà Giang. Ban Biên soạn
xin trân trọng cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã góp sức vào việc
hoàn thành cuốn sách, từ giai đoạn khảo sát thực tế, bổ sung
tư liệu, thẩm định, chỉnh sửa bản thảo đến giai đoạn xuất bản.
Mặc dù Ban Biên soạn đã hết sức thận trọng, cầu thị, song
khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, mong nhận được sự

góp ý của quý vị độc giả.
BAN BIÊN SOẠN


NGUYÊN TẮC VÀ THỂ LỆ BIÊN SOẠN
1. Nguyên tắc biên soạn
Cuốn Bách khoa thư du lịch Hà Giang được biên soạn
tn theo một số ngun tắc sau:
Trình bày các thơng tin tri thức chính thống trong các văn
bản của tỉnh Hà Giang, của Nhà nước, được đa số người dân
trong cộng đồng thừa nhận.
Trình bày những thơng tin tri thức cơ bản nhất, hướng
tới việc tìm kiếm, tra cứu thơng tin của độc giả và phục vụ
hoạt động du lịch.
Trình bày những thông tin khách quan theo cách miêu tả,
không đánh giá, suy diễn chủ quan.
Trình bày bằng ngơn ngữ đơn giản, dễ hiểu, phục vụ bạn
đọc có trình độ từ phổ thông trở lên.
2. Thể lệ biên soạn
2.1. Cấu trúc bảng từ
Bảng từ Bách khoa thư du lịch Hà Giang gồm 100 mục từ,
được xếp theo các chủ đề: đặc trưng văn hóa các dân tộc, di
tích, danh thắng, lễ hội, ẩm thực, sản vật địa phương và một
số sản phẩm du lịch, điểm đến.
Các đơn vị đầu mục từ của bách khoa thư là những đơn
vị ngôn ngữ phản ánh đầy đủ một sự vật, hiện tượng, khái
niệm, đồng thời có cấu tạo ngắn gọn, chặt chẽ đến mức tối đa.
Thơng thường, đó sẽ là tên gọi thơng dụng nhất của sự vật,



16

BÁCH KHOA THƯ DU LỊCH HÀ GIANG

hiện tượng, những tên gọi ít thơng dụng hơn sẽ được cung
cấp trong nội dung thông tin của mục từ.
2.2. Nội dung thông tin trong mỗi mục từ
Trong mỗi mục từ, ngoài đơn vị đầu mục từ, các thông
tin được cung cấp theo một trật tự nhất định. Về cơ bản, nội
dung thông tin gồm có phần định nghĩa về đơn vị đầu mục
từ và phần tri thức bách khoa về mục từ đó. Cách trình bày
được thực hiện một cách thống nhất cho mọi loại đơn vị mục
từ. Tuy nhiên, tùy từng loại đơn vị mục từ mà nội dung chi
tiết có sự khác biệt.
a. Mục từ Đặc trưng văn hóa các dân tộc, gồm các thông tin:
tộc danh; định nghĩa, địa bàn cư trú chủ yếu; tên khác; nhóm
ngơn ngữ; dân số (theo thống kê năm 2019); lịch sử cư trú; lao
động sản xuất; văn hóa vật chất; văn hóa tinh thần.
b. Mục từ Di tích, danh thắng, gồm các thơng tin: tên di
tích, danh thắng; định nghĩa; các tên gọi khác của di tích,
danh thắng; vị trí; miêu tả: lịch sử, quy mô, kiến trúc, cấu tạo,
vật liệu; ý nghĩa, ảnh hưởng; bằng xếp hạng các cấp (nếu có)
c. Mục từ Lễ hội, gồm các thông tin: tên gốc, tên gọi khác,
tên viết tắt (nếu có); định nghĩa; miêu tả: khơng gian, thời
gian, địa điểm; hoạt động, diễn biến của các sự kiện; tác dụng,
vai trò, ý nghĩa, ảnh hưởng.
d. Mục từ Đặc sản, ẩm thực, gồm các thông tin: tên đặc sản
(ẩm thực); định nghĩa; tên gọi khác; dân tộc sở hữu; miêu tả:
nguyên liệu, cách chế biến, hình thức, cách sử dụng; thương
hiệu; thành tích, giải thưởng (nếu có).

e. Mục từ Sản phẩm du lịch, điểm đến, gồm các thơng tin:
tên gọi, tên khác; vị trí; miêu tả: lịch sử, quy mơ, dịch vụ; ý
nghĩa; xếp hạng (nếu có).


Nguyên tắc và thể lệ biên soạn

17

2.3. Quy tắc chính tả
Quy tắc chính tả sử dụng theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
2.4. Quy tắc sắp xếp
Trong Bách khoa thư du lịch Hà Giang, các mục từ được
chia theo chủ đề. Trong mỗi chủ đề, các mục từ lại được sắp
xếp theo trật tự chữ cái tiếng Việt. Bảng chữ cái tiếng Việt sử
dụng trong Bách khoa thư du lịch Hà Giang gồm 29 chữ cái và
sắp xếp theo thứ tự sau: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L,
M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y. Trật tự các dấu thanh
được xếp theo thứ tự: không dấu, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng.



DÂN TỘC
BỐ Y
Dân tộc thiểu số ở Hà Giang, tập trung chủ yếu ở xã
Quyết Tiến (huyện Quản Bạ) và rải rác một số xã của huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Dân tộc Bố Y cịn có các tên gọi khác là Pu Y, Chủng Chá,
Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn, Pu Nà, gồm 3 ngành chính: Pầu Y,

Pầu Ná, Pầu Thỉn. Ngành Pầu Y thành 2 dân tộc: Bố Y (tức
Pu Y) ở Hà Giang và Tu Dí ở Lào Cai, còn ngành Pầu Nả và
ngành Pẩu Thỉn thành dân tộc Giáy. Giữa các ngành có sự
phân biệt ở trang phục của phụ nữ, tiêu biểu cho 3 phương
ngữ của tiếng Bố Y xưa. Tiếng Bố Y thuộc nhóm ngơn ngữ
Tày - Thái, ngữ hệ Thái - Ka Ðai. Dân tộc Bố Y di cư từ Trung
Quốc sang vào khoảng 160-180 năm trước. Dân số có 1.161
người chiếm 0,14% dân số toàn tỉnh.
Người Bố Y cư trú ở vùng cao, chủ yếu dựa vào canh tác
nương rẫy, ngô là cây trồng chính, mỗi năm canh tác một vụ.
Mỗi gia đình thường có một mảnh vườn gần nhà để trồng
rau. Ngồi chăn ni gia súc, gia cầm, họ cịn ni cá, v.v.
Người Bố Y có các nghề dệt, đan lát, rèn, gốm, đục đá, chạm
bạc, làm đồ gỗ, v.v. phụ nữ từ xa xưa đã biết trồng bông, dệt
vải, may vá, thêu trang phục, túi và khăn.
Về ẩm thực, trước đây lương thực, thực phẩm sử dụng
hàng ngày chủ yếu của người Bố Y là mèn mén, sau đó là gạo,


20

BÁCH KHOA THƯ DU LỊCH HÀ GIANG

ngồi ra cịn có khoai, sắn, dong riềng, vừng, v.v. và các loại
rau đậu khác được trồng xung quanh vườn nhà. Đồng bào Bố
Y thích ăn rau xào với mỡ lợn hơn ăn rau luộc. Ngày thường,
họ ăn thịt lợn ướp, thịt gà xào; ngày Tết ăn bánh chưng, bánh
chay, xôi nhuộm màu, v.v. Họ uống rượu ngô, rượu báng.
Về trang phục, đàn ông mặc áo tứ thân, cổ viền, tay ngắn,
quần lá tọa màu chàm bằng vải thô tự dệt. Phụ nữ thường

mặc váy xòe, áo ngắn năm thân, xẻ nách phải, ống tay rời, ống
tay áo được khâu hay thêu trang trí hoa văn sặc sỡ (thường
có hình ốc, hình thập ngoặc, hình kỉ hà, hình trịn, v.v.). Váy
của phụ nữ được dệt nhiều màu sắc như xanh, đỏ, tím, ghi và
chàm. Áo có hai loại, áo trong và áo ngồi, hai vạt trước của
áo ngồi có hai túi nhỏ cân xứng nhau, để đựng tiền hay đồ
dùng cá nhân, thường may bằng vải thô, nhuộm chàm. Trang
phục của phụ nữ đẹp và đặc sắc hơn nam giới nhờ khăn đội
đầu, váy và tạp dề phía trước. Phụ nữ đeo trang sức bằng
bạc, gồm: dây chuyền, vịng tay, khun tai; tóc búi ngược lên
đỉnh đầu, đội khăn chàm thêu hoa văn bằng chỉ màu. Trang
phục truyền thống thường mặc trong các dịp lễ hội, cưới hỏi.
Ngày nay, trang phục của thanh niên có sự thay đổi theo lối
sống mới, khá tương đồng với các dân tộc khác.
Về nhà ở, người Bố Y trước đây ở nhà đất, lợp gianh, gỗ
hoặc ngói, tường đất, trang trí nội thất tương đối giống nhau,
gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên, bên cạnh là chỗ ngủ của phụ nữ
và gia đình. Nhà có sàn gác, chỗ để lương thực và nơi ngủ của
người con trai chưa vợ và những bạn bè nam giới ở lại đêm.
Ngày nay, việc bố trí nơi ngủ của các thành viên trong gia đình
đã có sự thay đổi tùy theo điều kiện hồn cảnh của mỗi gia đình.
Quan hệ xã hội, người Bố Y có sự phân hố rõ rệt, dưới
chế độ phong kiến, địa vị xã hội của người Bố Y thấp, tầng


Dân tộc

21

lớp trên gồm trưởng bản (pin thàu) và người giúp việc (xeo

phái). Người Bố Y theo chế độ phụ quyền, có khoảng 10 dịng
họ, như: Phan (Phàn), Ngũ (Ngủ), Lộc (Lục), Dương (Giàng), Vi
(Vầy), Lị (La), Vũ (Ngơ), Vàng (Vương), v.v. mỗi dịng họ có hệ
thống tên đệm từ 5 - 12 chữ. Mỗi chữ đệm dành cho một thế
hệ, chỉ rõ vai vế trong quan hệ dòng họ, dòng họ anh em trai
chỉ khác nhau về tên gọi, cịn tên đệm giống nhau. Người Bố
Y xưng hơ theo tuổi, khơng phân biệt theo chi, nhánh hay thứ
bậc dịng họ. Người Bố Y có tục lệ con trai khơng được cắt tóc
cho bố, con gái khơng được chải đầu cho mẹ. Chỉ lúc bố mẹ
mất, con trai, con gái mới được làm việc đó.
Hơn nhân của người Bố Y gồm bốn bước. Bước đầu tiên,
thăm hỏi, bày tỏ nguyện vọng, nhà trai cử hai bà mối sang
nhà gái xin lá số cô gái về để so tuổi. Nhà gái tỏ thiện chí bằng
cách tặng nhà trai 10 quả trứng gà nhuộm đỏ. Nếu thấy hợp
tuổi», nhà trai cử hai ông mối sang trả lá số và xin ăn hỏi-giá
ăn hỏi. Ở bước ăn hỏi - xin giá ăn hỏi, lễ vật thường có: một
đơi gà, 7 đơi bánh dầy, 14 kg gạo tẻ, 15 chai rượu, 30 kg thịt
lợn. Sau lễ này, hôn nhân của đôi trai gái coi như được định
đoạt. Lễ cưới nhỏ, nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái để chia vui
với họ hàng, gồm: một con lợn khoảng 40 kg, một đôi gà, hai
chai rượu, 12 kg gạo trắng. Cuối cùng, lễ cưới chính thức, nhà
trai đưa lễ đến nhà gái, ngoài một số thực phẩm, cịn có một
bộ trang phục nữ. Chú rể khơng đi đón dâu, em gái của chú rể
mang con ngựa hồng đẹp nhất đến đón chị dâu, cơ dâu cưỡi
ngựa do em gái chồng dắt và mang theo một cái kéo (dụng cụ
nữ công của người con gái), một con gà mái nhỏ để đến giữa
đường thì thả vào rừng. Ngày nay, do sự phát triển của đời
sống xã hội ngựa đã được thay bằng một số phương tiện, hình
thức khác như xe máy, ơ tơ hoặc đi bộ, v.v.



22

BÁCH KHOA THƯ DU LỊCH HÀ GIANG

Tục sinh đẻ, xưa kia phụ nữ Bố Y có tục đẻ ngồi, cắt
rốn cho trẻ bằng mảnh nứa, nhau (rau) chôn ngay dưới gầm
giường. Khi trẻ được ba ngày, làm lễ cúng mụ, đặt tên tục. Khi
trẻ được hai, ba tuổi mới đặt tên chính thức. Nếu trẻ hay ốm
đau thì phải tìm bố ni cho vía để có chỗ nương tựa. Ngày
nay, đã có sự thay đổi nhiều do tác động của đời sống mới.
Tang ma, người Bố Y có hai cách đặt quan tài người chết.
Nhóm Pầu Nả đặt quan tài theo hướng đầu quay vào bàn thờ
tổ tiên, nhóm Pầu Y đặt đầu quan tài quay về phía bếp lửa.
Họ tổ chức lễ cúng để tiễn hồn người chết về quê cũ (tỉnh Quý
Châu, Trung Quốc). Trước đây, trước khi đưa tang, người ta
bắn bốn phát súng để trừ tà. Khi đưa tang, từ nhà đến huyệt
phải nghỉ ba lần, nếu vợ hoặc chồng còn sống hoặc bốn lần,
nếu vợ hoặc chồng đã chết. Người Bố Y có tập quán chỉ cúng
một giỗ đầu, để tang ba năm. Trong thời gian để tang, các con
không được uống rượu, đeo đồ trang sức, lấy vợ, lấy chồng.
Về thờ cúng, bàn thờ của người Bố Y đặt ở gian giữa, trên
có ba bát hương. Bát thờ trời ở giữa, hai bên thờ táo quân và tổ
tiên. Bát hương thờ thần thổ địa được đặt dưới gầm bàn thờ.
Nếu bố mẹ vợ chết khơng có người thờ cúng thì con rể lập bàn
thờ nhỏ cạnh cửa để thờ. Ngồi ra, ở mỗi xóm có người Bố Y
cư trú đều có một miếu thờ thổ thần, miếu thờ này là nơi tín
ngưỡng chung của mọi người trong xóm.
Về lễ tết, hàng năm, người Bố Y có nhiều lễ, tết như Tết
Nguyên Đán, Rằm tháng Giêng, 30 tháng giêng, hàn thực,

đoan ngọ, rằm tháng 7, cơm mới, v.v. Vào những ngày này,
người Bố Y làm xôi nếp nhuộm đỏ, bánh dày, bánh chưng,
bánh chay để cúng trời đất, tổ tiên, cầu mưa thuận gió hồ,
mùa màng tươi tốt, mọi người bình an, khoẻ mạnh.


Dân tộc

23

Về văn nghệ dân gian, trong các lễ hội, lễ cưới hỏi, người
Bố Y thường hát đối đáp bằng những làn điệu dân ca, với các
bài hát chào hỏi, chúc tụng, hát ngăn cửa ở lễ cưới, hát giao
duyên, v.v. Nhóm Tu Dí  thường hát đối đáp tại phiên chợ
xuân hay tại nhà, lời ca mộc mạc, có phụ hoạ bằng kèn lá.
Người Bố Y có nhiều trị chơi dân gian, như: đánh đu, đánh
quay, đánh khăng, v.v.

CỜ LAO
Dân tộc thiểu số ở Hà Giang, cư trú chủ yếu tại các huyện
Hồng Su Phì, Đồng Văn, n Minh, Vị Xun.
Dân tộc Cờ Lao (cg. Cơ Lao) cịn có các tên gọi khác là
Voa Ðề, Tứ Ðư, Ho Ki, chia thành các nhóm: Cờ Lao Xanh,
Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Ðỏ. Tiếng Cờ Lao thuộc nhóm ngơn
ngữ Ka Đai, ngữ hệ Thái - Ka Đai. Ngơn ngữ của các nhóm
Cờ Lao không giống nhau, Cờ Lao Xanh và Cờ Lao Trắng có
ngơn ngữ khá tương đồng, nhóm Cờ Lao Đỏ (Hồng Su Phì)
có ngơn ngữ riêng. Người Cờ Lao di cư đến Việt Nam khoảng
150 - 200 năm trước. Dân số có 2.922 người, chiếm 0,34% dân
sớ toàn tỉnh.

Nhóm Cờ Lao Đỏ (ở Hồng Su Phì và n Minh) chủ yếu
canh tác lúa nước, phần lớn là ruộng bậc thang. Ngồi ra, cịn
trồng ngơ, chè và các loại hoa màu khác. Quanh nhà thường
có vườn cây ăn quả, rau xanh. Nhóm Cờ Lao Xanh và Cờ Lao
Trắng ở Đồng Văn, Mèo Vạc canh tác dựa vào việc trồng ngô
ở hốc đá và chăn nuôi. Người Cờ Lao chăn nuôi gia súc, gia
cầm, như: trâu, bị, ngựa, lợn, gà, vịt. Ngồi ra, cịn có một số
nghề thủ cơng như dệt vải, rèn sắt, đan lát và làm đồ gỗ.
Về ẩm thực, lương thực của người Cờ Lao sử dụng chủ
yếu là gạo tẻ, ngô xay (mèn mén), v.v. thức ăn chủ yếu là các


24

BÁCH KHOA THƯ DU LỊCH HÀ GIANG

loại rau xanh nấu hoặc luộc trong các bữa ăn hàng ngày. Sản
phẩm chăn nuôi từ thịt động vật, cá thường được dùng trong
các trường hợp đặc biệt khi nhà có khách hay có đám.
Về trang phục, đàn ông đa số mặc giống các dân tộc khác
như quần đen, áo xẻ ngực, áo bốn túi, v.v. Trang phục nữ ngày
nay có thay đổi, song vẫn giữ được nét riêng. Trước đây, phụ
nữ mặc váy, hiện nay đa số mặc quần, kết hợp với áo dài. Áo
dài năm thân, xẻ tà, cổ đứng, cài cúc bên nách phải, dài q
đầu gối, có trang trí những khoanh vải nhiều màu ở ống tay và
phần trên của ngực áo bằng nhiều miếng vải khác màu, khâu
lên ngực áo từ giữa sang nách phải, theo mép xẻ. Trong ngày
cưới, chú rể bắt buộc mặc áo dài xanh như kiểu áo nữ và cuốn
một tấm khăn đỏ qua người, cơ dâu búi tóc ngược lên đỉnh đầu.
Về nhà ở, người Cờ Lao ở nhà đất, thường ba gian hai

chái, thưng bằng gỗ hoặc trình bằng đất, mái lợp tranh hoặc
ngói âm dương. Phía sau của gian giữa là nơi thờ cúng, phía
trước là chỗ ăn cơm. Trên bàn thờ, đặt các bát hương thờ tổ
tiên. Trước đây, khi mổ lợn ăn tết, người Cờ Lao thường lấy
các mảnh xương hàm treo lên khu vực bàn thờ.
Về quan hệ xã hội, người Cờ Lao cư trú thành từng thôn,
bản, khoảng 15 - 20 gia đình, mỗi nhóm có một số họ nhất
định, con theo họ cha, chung sống nhiều thế hệ. Tên các dòng
họ đều được đọc bằng âm Hán phương nam, như: Vần, Hồ,
Sềnh, Chảo, Mìn, v.v. Mặc dù khơng có đất đai cũng như nơi
thờ cúng chung, khơng sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng trong
phạm vi dịng họ, nhưng mỗi dịng họ vẫn có người đứng đầu
(người đàn ông lớn tuổi nhất trong họ), chịu trách nhiệm duy
trì các tôn ti trật tự của họ tộc.
Về hôn nhân, người Cờ Lao tôn trọng hôn nhân một vợ
một chồng. Dù cha mẹ gả hay tự nguyện lấy nhau cũng rất ít


Dân tộc

25

bỏ nhau. Người thuộc cùng dịng họ, có chung một ông tổ,
không được kết hôn với nhau. Phong tục cho phép con trai cô
được lấy con gái cậu. Quá trình cưới hỏi trải qua nhiều bước,
như: dạm, hỏi, nạp tài, tổ chức lễ cưới và lại mặt. Khi tìm được
người ưng ý cho con, nhà trai nhờ ông mối (cịn đủ vợ chồng,
có đủ con trai, con gái) đến đánh tiếng với nhà gái, nếu đồng
ý, nhà gái sẽ nhận lễ vật, bàn lễ ăn hỏi và thực hiện các bước
tiếp theo.

Về sinh đẻ, phụ nữ khi mang thai thường kiêng cữ cẩn
thận. Để sinh con khỏe mạnh, thai phụ khơng được ăn thịt
trâu (sợ dơi tháng), thịt chó (sợ uế tạp), không ăn thịt các con
vật bị bệnh chết hoặc chết đột tử. Sau khi sinh, người Cờ Lao ở
Đồng Văn, đốt nhau thai của trẻ sơ sinh thành than, rồi bỏ vào
hốc đá trên rừng, tránh để cho chó hay lợn giẫm vào. Bố mẹ sẽ
làm lễ đặt tên cho trẻ khi sinh được 3 ngày 3 đêm (nếu là con
trai) hoặc 2 ngày 3 đêm (nếu là con gái). Theo phong tục, con
đầu lòng được bà ngoại đặt tên.
Về tang ma, khi có người chết, người Cờ Lao làm lễ chôn
cất và lễ chay. Đám tang gồm hai bước: lễ địa táng và lễ làm
ma khô. Địa táng là quan trọng nhất, được tiến hành trang
trọng với nhiều nghi thức và vật hiến tế. Người Cờ Lao có tục
chơn cất xếp đá thành từng vịng quanh mộ, mỗi vòng đá ứng
với 10 tuổi của người chết, rồi lấp đất kín vịng đá, cứ thêm 10
tuổi là thêm một vịng đá. Sau khi lấp đất kín các vịng đá theo
phong tục, lại xếp thêm một lượt đá nữa ở bên trên.
Về thờ cúng, người Cờ Lao thờ cúng tổ tiên đến đời thứ
ba hoặc thứ tư. Bàn thờ tổ tiên của nhóm Cờ Lao Đỏ thường
là một giá gỗ treo trên vách của gian giữa, trên bàn thờ đặt
ba hoặc bốn ống hương, mỗi ống tượng trưng cho một đời.
Nhóm Cờ Lao Trắng thờ tổ tiên ở cây cột góc gian nhà bên


×