Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Quyết định Về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng phương tiện đi lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.2 KB, 7 trang )

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng phương tiện đi lại
tại các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26/02/1998 của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 122/1999/QĐ-TTg ngày 10/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và
doanh nghiệp Nhà nước;
Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với tài sản nhà nước là phương tiện đi lại của các
cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, sử dụng phương tiện đi lại tại các cơ
quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước.
Điều 2: Quy chế này áp dụng thống nhất cho các phương tiện đi lại của Nhà nước phục vụ công
tác của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan sự nghiệp, cơ quan quốc phòng, an ninh, Tổ chức
chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội- nghề nghiệp có thụ hưởng
kinh phí của Ngân sách Nhà nước (gọi chung là cơ quan hành chính sự nghiệp) và xe ô tô con phục
vụ nhu cầu công tác cho các chức danh lãnh đạo, xe ô tô phục vụ công tác chung của doanh nghiệp
Nhà nước quy định tại Quyết định số 122/1999/QĐ-TTg ngày 10/5/1999 của Thủ tướng Chính
phủ (sau đây gọi chung là Quy định của Thủ tướng Chính phủ) .
Phương tiện đi lại phục vụ chiến đấu của cơ quan quốc phòng, an ninh và phục vụ lễ tân đối ngoại
của Nhà nước thực hiện quản lý theo quy định riêng.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/5/1999. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng


cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ
chức xã hội, Tổ chức xã hội- nghề nghiệp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan khác tổ chức thực hiện Quy chế này./.

QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI
TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 101 /1999/QĐ-BTC
ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phương tiện đi lại phục vụ nhu cầu công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan sự
nghiệp, cơ quan quốc phòng, an ninh, Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị- xã hội, Tổ chức xã hội
và Tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan hành chính sự nghiệp) được hình thành từ
nguồn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc được xác lập sở hữu
Nhà nước theo quy định của pháp luật và phương tiện mua sắm từ nguồn vốn của doanh nghiệp
Nhà nước được quản lý, sử dụng theo Quy chế này gồm:
Các loại xe ô tô con phục vụ các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô theo Quy định của Thủ
tướng Chính phủ và các chức danh tương đương với các chức danh này của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Các loại xe ô tô từ 15 chỗ ngồi trở xuống sử dụng chung phục vụ công tác của các cơ quan hành
chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước;
Các loại xe ô tô chuyên dùng với tính năng, tác dụng riêng để sử dụng cho những công việc đặc
thù hoặc mục đích nhất định của các cơ quan hành chính sự nghiệp như: xe chở thuốc chữa bệnh;
xe phòng cháy chữa cháy; xe phục vụ cho phát thanh, truyền hình; xe chở tiền, kim khí quý, đá
quý, ấn chỉ đặc biệt; xe chở thương bệnh binh; xe chở phạm nhân; xe cần cẩu phục vụ cho giao
thông công chính và các loại xe ô tô chuyên dùng khác;
Xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô tải;
Các loại phương tiện đi lại khác: tàu, thuyền các loại, xe mô tô 3 bánh của các cơ quan hành chính

sự nghiệp.
Điều 2: Phương tiện đi lại của Nhà nước tại các đơn vị lực lượng vũ trang thuộc Bộ Quốc phòng,
Bộ Công an; phương tiện đi lại phục vụ lễ tân đối ngoại của Nhà nước, phục vụ công tác ngoại
giao của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài thực hiện theo quy định riêng
của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính.
Điều 3: Bộ Tài chính thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với mọi phương tiện đi lại thuộc sở hữu
Nhà nước phục vụ công tác tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (HCSN) và doanh nghiệp Nhà
nước (DNNN).

Chương II
TRANG CẤP PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI
Điều 4: Các cơ quan HCSN có tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện đi lại phục vụ nhu cầu
công tác được Bộ Tài chính (đối với các cơ quan HCSN thuộc Trung ương quản lý), UBND cấp
tỉnh (đối với các cơ quan HCSN thuộc địa phương quản lý) từng bước thực hiện trang cấp hoặc
mua đủ phương tiện đi lại theo các hình thức sau:
Điều chuyển phương tiện đi lại từ cơ quan quản lý, sử dụng vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc không
có nhu cầu sử dụng sang các cơ quan có nhu cầu sử dụng và còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức
quy định;
Trang cấp từ các nguồn phương tiện đi lại tịch thu sung quĩ Nhà nước hoặc được xác lập quyền sở
hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; phương tiện đi lại của các chương trình, dự án đã kết
thúc; phương tiện đi lại được viện trợ, biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
thuộc Nhà nước quản lý;
Mua sắm mới phương tiện đi lại bằng nguồn thu hợp pháp của cơ quan, đơn vị được phép sử dụng
theo quy định của pháp luật;
Mua sắm mới phương tiện đi lại bằng nguồn kinh phí được bố trí trong dự toán ngân sách Nhà
nước hàng năm được duyệt.
Điều 5: Mua sắm phương tiện đi lại cho các cơ quan HCSN được thực hiện như sau :
1- Hàng năm, cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước căn cứ vào thực trạng phương tiện
đi lại và tiêu chuẩn, định mức theo Quy định của Thủ tướng Chính phủ để xác định nhu cầu mua
sắm phương tiện đi lại, lập dự toán báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để :

a) Bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính;
b) Sở, ban, ngành, cơ quan ở địa phương và UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo Sở Tài chính-
Vật giá.
2- Thẩm quyền quyết định trang cấp, mua sắm phương tiện đi lại phục vụ công tác hàng năm của
các cơ quan HCSN được quy định như sau:
Bộ trưởng Bộ Tài chính thẩm định nhu cầu trang bị phương tiện đi lại của các cơ quan, đơn vị
HCSN thuộc Trung ương quản lý và tổng hợp vào dự toán chi ngân sách Trung ương hàng năm về
trang bị, mua sắm phương tiện đi lại cho các cơ quan HCSN thuộc Trung ương trình cấp có thẩm
quyền quyết định theo đúng quy định của phát luật về Ngân sách Nhà nước;
Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá thẩm định nhu cầu trang bị phương tiện đi lại của các cơ quan, đơn
vị HCSN thuộc địa phương quản lý trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định đưa vào dự
toán chi ngân sách địa phương hàng năm về trang bị, mua sắm phương tiện đi lại cho các cơ quan
HCSN thuộc địa phương và trình cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng quy định của pháp luật
về Ngân sách Nhà nước.
3- Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện việc thanh toán cấp phát kinh phí mua sắm phương tiện đi lại
đối với các cơ quan đơn vị HCSN khi có văn bản thông báo mua sắm phương tiện đi lại của Bộ
Tài chính (đối với cơ quan HCSN thuộc trung ương quản lý) hoặc UBND cấp tỉnh (đối với các cơ
quan HCSN thuộc địa phương quản lý). Kết thúc năm ngân sách cơ quan Tài chính các cấp không
chấp nhận quyết toán kinh phí mua phương tiện đối với những cơ quan, đơn vị không thực hiện
theo quy định này.
Điều 6: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trong các cơ quan HCSN thuộc đối tượng được
trang bị xe ô tô được thực hiện như sau:
1- Xe ô tô con phục vụ các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe theo đúng chức danh, loại
xe theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2- Xe ô tô sử dụng chung cho từng cơ quan, đơn vị HCSN do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức đoàn thể trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh
quy định căn cứ vào cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, quy mô hoạt động và tính chất công việc
trong phạm vi tiêu chuẩn, định mức theo Quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với một số ngành có điều kiện và tính chất hoạt động đặc thù, các Bộ, ngành trung ương và
địa phương thống nhất với Bộ Tài chính việc quy định định mức sử dụng xe ô tô và các phương

tiện đi lại khác cho phù hợp.
3- Mức giá mua mới xe ô tô thực hiện theo đúng Quy định của Thủ tướng Chính phủ. Mức giá
mua này không bao gồm các khoản tiền lệ phí trước bạ và bảo hiểm phương tiện. Trong trường
hợp giá xe ô tô trên thị trường có biến động tăng, giảm từ 20% trở lên Bộ Tài chính sẽ thông báo
điều chỉnh mức giá mua mới.

CHƯƠNG III
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI
Điều 7: Phương tiện đi lại phục vụ công tác của các cơ HCSN tuyệt đối không được:
1- Bán, trao đổi, tặng cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào, nếu không được phép của của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
2- Sử dụng để cho thuê.
3- Sử dụng vào mục đích cá nhân.
Điều 8: Phương tiện đi lại phục vụ nhu cầu công tác của các cơ quan HCSN phải được bảo dưỡng,
sửa chữa theo đúng quy định về quản lý kỹ thuật của Nhà nước đối với từng loại phương tiện.
Nguồn kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện đi lại được bố trí trong dự toán ngân sách nhà
nước hàng năm.
Điều 9: Việc điều chuyển, thu hồi, thanh lý phương tiện đi lại của các cơ quan HCSN trong trường
hợp dưới đây phải theo đúng quyết định của cơ quan có thẩm quyền :
- Dôi thừa so với tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định;
- Không có nhu cầu sử dụng;
- Cần phải thanh lý.
Riêng đối với xe ô tô con phục vụ các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng thường xuyên và đưa đón
từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày đã sử dụng từ 10 vạn km trở lên và tỷ lệ hao mòn từ 70% trở
lên hoặc không đảm bảo an toàn khi vận hành; Thủ trưởng cơ quan lập báo cáo gửi cơ quan có
thẩm quyền để được trang bị xe mới, đồng thời quyết định xử lý xe cũ theo quy định hiện hành.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền điều chuyển, thu hồi, thanh lý phương tiện đi lại được thực hiện theo
quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 10: Sau một năm, chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 năm sau các cơ quan, đơn vị HCSN phải
lập báo cáo tình hình quản lý, sử dụng phương tiện đi lại đến ngày 31/12 năm trước theo quy định

sau :
1- Đối với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng phương tiện đi lại thuộc trung ương quản lý
thì lập báo cáo gửi cho cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên để các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội -
nghề nghiệp tổng hợp, báo cáo số phương tiện đi lại hiện có của toàn ngành mình gửi Bộ Tài
chính.
2- Đối với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng phương tiện đi lại thuộc địa phương quản lý
thì lập báo cáo gửi cho cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên để các Sở, Ban, ngành, tổ chức ở địa
phương và UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh tổng hợp số phương tiện đi
lại hiện có của tất cả các đơn vị trực thuộc gửi Sở Tài chính-Vật giá để tổng hợp báo cáo UBND
cấp tỉnh và Bộ Tài chính.
3- Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp số phương tiện đi lại hiện có hàng năm của các cơ quan
HCSN trong cả nước báo cáo Chính phủ.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11: Thủ trưởng các cơ quan HCSN được Nhà nước giao quản lý và sử dụng phương tiện đi
lại có trách nhiệm:
1- Bố trí sử dụng phương tiện đi lại của cơ quan mình theo đúng tiêu chuẩn, định mức do Nhà
nước quy định.
2- Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng phương tiện đi lại theo quy định tại Điều 10 Quy chế này.
3- Căn cứ vào Quy chế này, xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy quản lý, sử dụng phương tiện
đi lại của cơ quan, đơn vị được Nhà nước giao.
4- Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo đúng quy định về quản lý kỹ thuật của Nhà
nước đối với từng loại phương tiện đi lại.
5-Trong trường hợp cán bộ, công chức cơ quan có nhu cầu sử dụng phương tiện đi lại thuộc sở
hữu Nhà nước vào việc riêng phải được Thủ trưởng cơ quan đồng ý và người sử dụng phương tiện
đi lại phải chịu mọi chi phí vận hành phương tiện theo đơn giá cho thuê phương tiện cùng loại của
doanh nghiệp vận tải hành khách tại địa phương.
Điều 12: Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính
trị, Tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương và Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm:

1- Dừng việc bố trí sử dụng xe ô tô đối với các đối tượng không thuộc diện được bố trí xe ô tô đưa
đón từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày.
2- Thu hồi và điều chuyển số xe ô tô của các cơ quan HCSN vượt số lượng và mức giá so với tiêu
chuẩn, định mức do Nhà nước quy định.
Đối với các trường hợp xe ô tô trong cơ quan HCSN đang sử dụng, nếu giá trị còn lại của xe ô tô
này so với mức giá theo tiêu chuẩn quy định của Thủ tướng Chính phủ bằng 1,5 lần trở lên thì thu
hồi; nếu giá trị còn lại dưới 1,5 lần thì đơn vị được tiếp tục sử dụng nhưng phải bố trí điều chuyển
trong nội bộ cho hợp lý.
3- Thực hiện điều chuyển các xe ô tô đã được xử lý theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này để
trang cấp cho các đối tượng được sử dụng xe ô tô trong nội bộ Bộ, ngành, địa phương mình theo
đúng tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô theo Quy định của Thủ tướng Chính phủ và quy định
cụ thể của Bộ, ngành, địa phương. Trường hợp không sử dụng hết số xe ô tô thu hồi thì báo cho
Bộ Tài chính để sắp xếp bố trí sử dụng.
4- Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô và các phương tiện đi lại khác

×