Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

3 chiêu đối phó với sự “ghen ăn tức ở” trong công việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.37 KB, 2 trang )

3 chiêu đối phó với sự “ghen ăn tức ở” trong công việc
Ở một thời điểm nào đó trong sự nghiệp, bạn có thể bị đồng nghiệp, sếp, người ở phòng ban khác
ganh ghét. Người đó cố gắng khiến bạn bị sa thải, bị mọi người xa lánh hoặc đơn giản là làm cho
bạn tức giận, nghi ngờ bản thân.
Dù đó là ai và gây ra việc gì, vấn đề này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cả sức khỏe, công việc và
những mối quan hệ của bạn. Bởi vậy, bạn cần nhanh chóng giải quyết dứt điểm tình huống để ổn
định lại cuộc sống và sự nghiệp.


Dưới đây là 3 sự lựa chọn bạn có thể áp dụng khi trở thành mục tiêu của những “kẻ ghen ăn tức
ở” trong công việc:

Lựa chọn 1: Phớt lờ tình huống

Bạn có thể phớt lờ tình huống, đặc biệt khi người ghét bạn không làm việc trực tiếp, tương tác
với bạn thường xuyên và không phải lúc nào cũng cố gắng để khiến bạn gặp rắc rối. Vấn đề vẫn
chưa có gì nghiêm trọng khi đối phương chỉ thoáng lườm bạn hay tỏ vẻ lạnh lùng trong cuộc
họp. Đôi khi, bạn cũng cần “chai lỳ” một chút.

Tuy nhiên, nếu bạn có cảm giác bứt rứt, khó chịu mỗi lẫn người đó liếc bạn một cách lạnh lùng,
điều đó có nghĩa là bạn không thể phớt lờ vấn đề. Những cảm giác sẽ khiến bạn phải suy nghĩ và
ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của bạn ở một mức độ nào đó. Dù gì, cảm giác bị ghét bỏ là
một áp lực lớn. Lúc này, bạn có thể cân nhắc lựa chọn 2.

Lựa chọn 2: Giải quyết vấn đề

Bạn có thể khắc phục tình huống bị ghét bỏ này. Trước tiên, bạn cần nhìn nhận vai trò của mình
trong vấn đề. Hãy trung thực bởi chắc chắn bạn có hoặc gây ra điều gì khiến người khác thất
vọng. Đó có thể cách bạn được tuyển vào công ty khác họ, bạn có văn phòng to đẹp hơn của họ,
bạn phản ứng một cách tiêu cực trước những lời góp ý mang tính xây dựng của họ, hoặc thậm
chí có thể sếp thích ý tưởng marketing của bạn hơn…Hãy nhìn lại mối quan hệ với người đó và


chỉ ra khởi điểm của sự tiêu cực cũng như vai trò của bạn trong đó.

Tiếp theo, hãy quyết định một cuộc hẹn nói chuyện khó khăn nhưng cần thiết với người đó. Nếu
không gặp gỡ, đối thoại trực tiếp, bạn sẽ không biết đối phương nghĩ gì và không tạo ra sự thay
đổi để cải thiện vấn đề.

Thực hiện việc này đòi hỏi sự dũng cảm và có phương pháp tiếp cận khéo léo. Bạn có thể tham
khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm hay các nguồn khả dụng khác trước khi hành động.

Lựa chọn 3: Từ bỏ

Tất nhiên, nếu bạn không thể phớt lờ người kia và không thể cải thiện mối quan hệ, bạn có thể có
lựa chọn “đầu hàng”. Hãy sáng suốt khi đưa ra quyết định. Dù gì, bạn cũng phải có phản ứng
trước tình huống.

Trước tiên, hãy tìm kiếm những cơ hội khác trong công ty. Bạn có thể đề nghị chuyển sang
phòng/ chi nhánh khác của công ty hoặc chuyển bàn làm việc cách xa người ghét mình. Đôi khi
khoảng cách địa lý có thể giải quyết vấn đề.

Còn nếu “giọt nước tràn ly” và bạn không muốn tiếp tục ở lại công ty hiện tại, hãy cố gắng giữ
vững bình tĩnh. Thị trường lao động hiện nay rất khắc nghiệt. Bạn có thể vừa làm việc vừa tìm
kiếm cơ hội mới thay vì đùng đùng nghỉ việc mà không có kế hoạch.

Chấm dứt sự ghét bỏ

Không ai muốn bị ghét, đặt biệt trong công việc, nơi chúng ta dành phần lớn thời gian của một
ngày. Nhưng nếu gặp phải, bạn cần biết và hiểu những lựa chọn của mình để giải quyết tình
huống, từ đó bạn có thể tạo những bước đi tích cực để đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng tới sự
nghiệp và sức khỏe của mình. Nói chuyện trung thực với bản thân và những người khác sẽ là
chìa khóa để mở ra cân bằng công việc – cuộc sống.

×