Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận tham khảo chuyên ngành Quản Lý Bảo Vệ Rừng Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.42 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................................2
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................3
Phần II. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG...................................................................................................6
2.1. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG:................................................................................................................6
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:........................................................................................................7
2.2.1. Cơ sở lý luận:...........................................................................................................................7
2.2.2 Phân tích diễn biễn tình huống:................................................................................................7
2.3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:...............................................................................................................8
2.3.1. Mục tiêu xử lí tình huống:.......................................................................................................8
2.3.2. Cơ sở xử lí tình huống:............................................................................................................9
2.3.2.1. Cơ sở pháp lý để giải quyết:..............................................................................................9
2.3.2.2. Đường lối, quan điểm xử lý, giải quyết:.........................................................................10
2.3.2.3. Kinh nghiệm xử lý, giải quyết những tình huống tương tự:............................................10
2.3.3. Đề xuất phương án xử lý tình huống:...................................................................................10
2.3.3.1. Đề xuất phương án xử lý:................................................................................................10
a. Phương án 1:.............................................................................................................................11
b. Phương án 2:.............................................................................................................................11
2.3.3.2. Lựa chọn phương án:......................................................................................................12
Phần III. KIẾN NGHI, KẾT LUẬN:..................................................................................................13
3.1 Kiến nghị:..................................................................................................................................13
3.2. Kết luận:....................................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................14


2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐDSH
HST ĐNN


UBND
QLBVR

Đa dạng sinh học
Hệ sinh thái đất nông nghiệp
Ủy ban nhân dân
Quản lý bảo vệ rừng


3

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực vật rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo cung cấp cho
loài người từ lương thực, thực phẩm đến các nguyên liệu, nhiên liệu dùng trong công
nghiệp, các loại thuốc chữa bệnh và các vật liệu sử dụng hàng ngày. Quần thể thực vật
rừng tạo nên mơi trường sinh thái thích hợp là nơi cư trú cho nhiều loài sinh vật, nó
cũng góp phần cải tạo mơi trường khơng khí, đất và nước làm tăng vẻ đẹp nơi sống
của con người.
Cuộc khủng hoảng về tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài ngun rừng nói
riêng đang diễn ra trên tồn cầu đặt con người trước một thực tế đáng báo động, đó là
sự suy thối tài ngun rừng, “sự mất rừng”. Điều này không những kéo theo những
giá trị nhiều mặt mà rừng mang lại cho con người bị hạn chế và tác động lại theo
chiều hướng tiêu cực mà nó cịn huỷ hoại mơi trường sống, làm cho nhiều lồi thực
vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Thực trạng này địi hỏi phải có một chính sách
bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng phù hợp nhằm đảm bảo được nhu cầu của thế hệ
hiện tại và tương lai về tài nguyên rừng.
Nhìn chung, sự mất mát và sự suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam có thể do
bởi 4 nhóm nguyên nhân cơ bản sau:
- Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có
thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt

rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự
nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh một số tác động
do tác nhân khác như người dân chăn thả gia súc (Dê,Trâu, Bò) trong phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt, dưới tác độ của gia súc (Dê,Trâu, Bò) cũng làm sự suy giảm đa dạng
sinh vật.
- Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai
thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản
ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ


4

diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hố chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng
ven biển.
- Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải cơng
nghiệp, chất thải từ khai khống, phân bón trong nơng nghiệp, thậm chí chất thải đơ
thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ơ nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa
sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn.
- Ơ nhiễm sinh học. Sự nhập các lồi ngoại lai khơng kiểm sốt được, có thể gây
ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói
mịn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa.
Khu rừng đặc dụng Hồ Lăk đựơc thành lập tại Quyết định số 432/QĐ – UB ngày
17/5/1995 của UBND Tỉnh Đăk Lăk, nằm trên các xã Bông Krang, xã Yang Tao, xã
Đăk Liêng và Thị trấn Liên Sơn Huyện Lăk tỉnh Đăk Lăk, cách trung tâm thành phố
Buôn Ma Thuột 50km về phia Đơng Nam. Hiện nay diện tích Khu rừng đặc dụng Hồ
Lăk được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ là 10.333,55 ha.
Khu rừng đặc dụng này có cảnh quan tự nhiên hấp dẫn, tài nguyên động thực vật,
hồ, sông suối cùng với các hệ sinh thái vô cùng phong phú. Nơi đây còn lưu giữ nhiều
nguồn gen động thực vật q hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Ngồi ra chúng
cịn có vai trị hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường ở khu vực này như

chống xói mịn đất, điều tiết nguồn nước, chống lũ lụt, bảo vệ hồ Lăk có nguy cơ bị
lấp dần do hiện tượng sụt lở, xói mịn đất đá từ trên núi cao xuống.
Tuy nhiên công tác bảo tồn tại rừng đặc dụng Hồ Lăk đang đứng trước nhiều
thách thức, trong đó có vấn đề xâm lấn rừng làm nương rẫy trên núi cao của người
dân, chủ yếu là các cộng đồng người M'Nông đã sinh sống lâu đời ở đây. Canh tác
nương rẫy đã gắn với tập quán từ rất lâu đời của họ. Đây là thử thách liên quan đến
mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên rừng và phát triển kinh tế xã hội của các cộng
đồng sống gần rừng.
Tại lớp “bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản
lý bảo vệ rừng” tôi đưa ra tình huống để xử lý là “Phát hiện người vi phạm hành


5

chính đối với hành vi chăn thả gia súc và dựng láng chòi trong phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt của rừng đặc dụng’’.
Do hạn chế về kiến thức cũng như nguồn thông tin tiếp nhận được nên bài tiểu
luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong q thầy cơ đóng góp ý kiến
bổ sung để tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!


6

Phần II. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
2.1. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG:
Vào ngày 23 tháng 7 năm 2021 (thứ 6), Trạm QLBVR số 1 gồm 06 đồng chí, 2
đồng chí bộ phận kỹ thuật, 02 đồng chí phụ trách trạm và 04 hộ dân nhận Khoán
QLBVR tuần tra tiểu khu 1338 và 1339. Trong lúc kiểm tra kiểm soát rừng phát hiện
02 đối trượng (là cha con) chăn thả gia súc (Trâu) trong phân khu nghiêm ngặt tiểu

khu 1338 khoảnh 1 lô 139. Tổ tiến hành kiểm tra, đếm số lượng gia súc đang chăn thả
là 17 con; tại hiện trường tổ phát hiện Ơng Y Niên Triếk(Ma Mác) bn Năm Pa, xã
Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk đang lập láng chòi và cũng là chủ sở hữu đàn gia
súc nêu trên.
Tổ lập biên bản kiểm tra và đình chỉ hành vi vi phạm đối với người vi phạm, đối
tượng là Ông Y Niên Triếk (Ma Mác).
Qua lời khai ban đầu của ông Y Niên Triếk:
Do vào vụ sản xuất nông nghiệp mùa mưa, trước đây hầu hết các diện tích đồng
ruộng của người dân không sản xuất trồng hoa màu thì các hộ dân trong thơn bn
thường chăn thả gia súc. Nay vào mùa mưa các diện tích này người dân trồng hoa
màu nên khơng có chỗ chăn thả gia súc nên tôi đưa gia súc lên rừng chăn thả và lập
láng ngủ lại đây luôn.
Được biết hộ ông Y Niên Triếk thuộc hộ có hồn cảnh khó khăn: Gia đình có 8
nhân khẩu, con cịn nhỏ là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhà có 1 mẫu ruộng đang
trồng lúa. Cả gia đình ơng chỉ có đàn Trâu là tài sản duy nhất.
Xét thấy vụ việc trên, trước tiên Tổ đã tuyên truyền hộ ông Y Niên Triếk hiểu rõ
về hành vi vi phạm của mình. Tổ đã lập biên bản kiểm tra ban đầu với nội dung về
hành vi vi phạm của ông Y Niên Triếk sau đó mời ơng 03 ngày sau về đơn vị xử lý
theo

quy

định.

Sau khi lập biên bản, tổ đã chụp lại hiện trường gồm 17 con trâu được thả ở khu
đất trống (dt1), bên cạnh đó cịn có láng đang dựng bằng tơn sắt (chưa hồn thiện
láng).


7


Ngày 26/7/2021, Bộ phận kỹ thuật đơn vị tiếp nhận và làm việc với hộ ông Y
Niên Triếk. Do gia cảnh của hộ gia đình ơng Y Niên Triếk khó khăn, vi phạm lần đầu,
hiểu biết về pháp luật còn hạn hẹp. Xét thấy thái độ của đương sự chấp hành tốt chưa
gây thiệt hại, đơn vị đã tuyên truyền cho hộ dân nói trên và hộ dân đã chấp hành, nhận
biết được hành vi vi phạm của mình là sai. Hộ dân đã ký cam kết không tái phạm và
sẽ thực hiện tháo gỡ láng trại đang dựng.
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:
2.2.1. Cơ sở lý luận:
Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Để việc xử lý vi phạm
diển ra theo đúng trình tự, thủ tục, đúng người, đúng luật nên Nhà nước ta đã ban
hành ra nhiều các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng
như: Luật; pháp lệnh; nghị định; thông tư; quyết định… để áp dụng trong việc xử lý vi
phạm được dể dàng có hiệu quả hơn.
Căn cứ dấu hiệu vi phạm của ông Y Niên Triếk để xác định đây là hành vi tội
phạm hay hành vi vi phạm hành chính.
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi
phạm, đối tượng vi phạm, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật
quy định.
2.2.2 Phân tích diễn biễn tình huống:
Từ tình huống như trên, đây là tình huống vi phạm về hành chính, hành vi của
những người trong tình huống đó đã xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ phát triển rừng, vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng. Cụ
thể là Y Niên Triếk đã chăn thả gia súc trong phân khu nghiêm ngặt của rừng Đặc
dụng.
Về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Xét thấy hành vi vi phạm còn trong
phạm vi nhỏ, chưa gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng không kịp thời ngăn chặn về lâu



8

dài sẽ gây nguy hiểm lớn cho xã hội. Vì mất rừng, suy thối rừng sẽ làm cho mơi
trường sinh thái mất ổn định, cấu trúc rừng mất cân bằng, mất đa dạng sinh học.... Từ
đó gây nên tình trạng hạn hán, bão lụt, ô nhiểm môi trường... và các hiện tượng thiên
nhiên khác mà con người phải gánh chịu.
Về yếu tố lỗi: Hành vi của người trong tình huống là được thực hiện với lỗi vô ý.
Từ những nguyên nhân do hồn cảnh gia đình, là người dân tộc thiểu số, dân chí cịn
thấp.
Chủ thể của vi phạm hành chính là người vi phạm trong tình huống. Căn cứ theo
nguyên tắc xử phạt đối với hộ gia đình thì chủ thể vi phạm trong tình huống này là
ơng Y Niên Triếk người này có đầy đủ năng lực, trách nhiệm hành vi dân sự.
Bên cạnh đó, do trình độ dân trí thấp, chưa tiếp thu được các quy định của pháp
luật, đặc biệt là đồng bào dân tộc như hộ của ông Y Niên Triếk là dân tộc thiểu số.
- Tính chất vi phạm xảy ra trong phạm vi hẹp, mang tính nhỏ lẽ. Với mức độ
sai phạm của đối tượng trên chưa gây thiệt hại đến rừng nên chỉ áp dụng biện pháp xử
lý là tuyên truyền, vận động và ký cam kết không tái phạm các hành vi vi phạm về
Lâm nghiệp cụ thể là lấn chiếm đất rừng, chăn thả gia súc trong phân khu rừng, không
xây dựng láng trại, đốt lửa trong rừng,…..
Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và chính sách ưu tiên đối
với đồng bào dân tộc. Vì vậy việc xử lý đối với hộ là người dân tộc thiểu số cần phải
cân nhắc kỹ lưỡng, xử lý mềm dẻo, tế nhị, có tình có lí, có tính thuyết phục, vừa răn
đe nhưng vẫn đảm bảo tình đồn kết giữa các dân tộc.
2.3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:
2.3.1. Mục tiêu xử lí tình huống:
Sau khi phân tích các tình tiết của tình huống thì việc giải quyết, xử lý các tình
huống đó cần phải đảm bảo các mục tiêu sau:
- Đảm bảo thực hiện nghiêm minh pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Mọi hành vi vi phạm đến lĩnh vực quản lý phát triển rừng đều bị xử lý đúng luật

định.


9

- Nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm tiếp tục xảy ra, đồng thời việc xử lý vi phạm
cũng là hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho mọi người dân, từ đó
tạo nên sự tự giác trong nhân dân tích cực tham gia vào cơng tác quản lý bảo vệ rừng
và sự nghiệp bảo vệ phát triển rừng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân.
- Xử lý các đối tượng trên đúng người, đúng luật, đúng theo trình tự thủ tục luật
định. Thấu tình đạt lí mang tính thuyết phục.
- Việc xử lý răn đe sẽ làm gương cho người khác đang có ý muốn xâm phạm đến
rừng.
2.3.2. Cơ sở xử lí tình huống:
2.3.2.1. Cơ sở pháp lý để giải quyết:
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi
phạm, đối tượng vi phạm tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp
luật quy định.
- Theo Nghị định 35/2019/NĐ-CP, tại Điểm c Khoản 3, Điều 16. Chăn thả gia
súc trong những khu rừng đã có quy định cấm
Người chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm bị xử phạt như
sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chăn thả gia súc
trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 của Nghị định này đối
với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 16.
Cụ thể tại Điều 4 của Nghị định. Các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

- Buộc trồng lại rừng hoặc thanh tốn chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng
theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành
chính;


10

- Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo
vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết;
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường, lây lan
dịch bệnh;
2.3.2.2. Đường lối, quan điểm xử lý, giải quyết:
Trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển rừng, Đảng bộ, chính quyền địa
phương đã quan tâm, thường xuyên chỉ đạo các ban, ngành, các phịng ban tham mưu
kiện tồn tổ chức, xây dựng lực lượng bảo vệ rừng. Hướng dẫn nhân dân thực hiện,
quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng, trồng rừng, quy hoạch đất phát triển nông-lâm kết
hợp.
Thực hiện nghiêm Luật bảo vệ phát triển rừng và Quy định xử phạt vi phạm
hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, đảm bảo
thực thi đúng pháp luật, giải quyết sự việc phải có lý có tình phù hợp với thực tế của
địa phương.
2.3.2.3. Kinh nghiệm xử lý, giải quyết những tình huống tương tự:
Qua công tác xử lý bản thân rút ra một số kinh nghiệm như sau:
- Đối tượng vi phạm chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ dân trí
thấp, kinh tế khó khăn, sống chủ yếu dựa và rừng nên ý thức chấp hành pháp luật
kém, dễ bị kích động dẫn đến chống người thi hành công vụ, do vậy cán bộ xử lý cần
am hiểu về pháp luật và cần có một số kỹ năng để giải thích, vận động tuyên truyền
người dân chấp hành pháp luật.
- Trong quán trình xử lý cần xem xét các tình tiết giảm nhẹ, quá trình xử lý phải
có tình, có lý phù hợp với tình hình địa phương.

2.3.3. Đề xuất phương án xử lý tình huống:
2.3.3.1. Đề xuất phương án xử lý:
Với tình huống xảy ra như trên, việc lựa chọn phương án giải quyết chủ yếu đặt
ra tại địa phương trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về rừng. Căn cứ


11

vào đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tôi xin đưa ra
các phương án giải quyết như sau:
a. Phương án 1:
Củng cố hồ sơ ban đầu, xem xét và chuyển hồ sơ qua Hạt Kiểm Lâm để xử phạt
vi phạm hành chính về hành vi chăn thả gia súc và dựng láng chòi trái phép trong
rừng đặc dụng đối với hộ Y Niên Triếk.
- Ưu điểm
Thể hiện Pháp chế xã hội chủ nghĩa đảm bảo thực hiện nghiêm minh, kĩ cương
phép nước được giữ vững.
Góp phần ngăn chặn kịp thời những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật
bảo vệ, phát triển rừng.
Có tác dụng răn đe, giáo dục những hành vi thực tế đang vi phạm.
- Nhược điểm:
Cứng ngắc, quá máy móc trong quá trình xử lý, là hộ dân tộc thiểu số nhận thức
chưa cao, kinh tế khó khăn...
b. Phương án 2:
Củng cố hồ sơ ban đầu, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người dân nhận thức
được hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả.
- Ưu điểm:
Mang tính chất nhân đạo nhân văn.
Trước hết làm giảm bớt khó khăn trước mắt cho người dân, góp phần thực hiện
tốt việc xóa đói giảm nghèo trong nhân dân, đây là chủ trương mà Đảng và nhà nước

đang rất quan tâm.
Phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của ngành chức năng trong việc xử lý
có tình có lý mang tính thuyết phục được lòng dân.
Việc xử phạt còn phải phù hợp với hồn cảnh kinh tế gia đình và tình hình thực
tế tại địa phương.
- Nhược điểm:


12

Tính Pháp chế chưa được thực hiện nghiêm minh.
Chưa có tác dụng răn đe cao, giáo dục về những hành vi thực tế đang vi phạm
vào tài nguyên rừng.
Có thể tái diễn trong thời gian tới.
2.3.3.2. Lựa chọn phương án:
Trong 2 phương án trên tôi lựa chọn phương án 2 để xử lý vì:
Phương án 2 mang tính nhân đạo, nhân văn. Xử lý có tình có lý vì ơng Y Niên
Triếk vi phạm lần đầu, sau khi được đơn vị tuyên truyền vận động cũng đã nhận thức
được hành vi vi phạm của mình. Chấp hành theo cam kết đã ký. Nếu tái diễn sẽ xử lý
theo quy định của Pháp luật.


13

Phần III. KIẾN NGH, KẾT LUẬN:
3.1 Kiến nghị:
- Kiến nghị nhà nước tốt hơn nữa trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Tăng cường giám sát và nghiêm cấm các hoạt động có hại của con người trong
đất rừng đặc dụng
- Hỗ trợ vốn cho những người nghèo sống ven rừng và những mơ hình làm ăn

kinh tế có hiệu quả cao, tránh tình trạng tác động vào rừng.
- Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân
tham gia quản lý bảo vệ rừng dưới nhiều hình thức.
- Tiếp tục thực hiện các dự án Giao đất giao rừng, Khoán bảo vệ rừng và trồng
rừng sản xuất cho người dân.
- Ban hành những văn bản phối hợp tạo điều kiện thuận lợi để các ngành tăng
cường công tác quản lý nhân khẩu trên địa bàn, kiên quyết xử lý nghiêm đối với
những đối tượng cư trú bất hợp pháp trên lâm phần rừng phòng hộ.
3.2. Kết luận:
Để nhằm ngăn chặn những hành vi xảy ra tương tự như trong tình huống trên thì:
- Các cấp, các ngành cần phải có sự phối hợp địng bộ để thực hiện tốt cơng tác
quản lý bảo vệ rừng
- Tạo mọi điều kiện cho người dân hiểu rõ việc giữ gìn bảo vệ rừng khơng
những là trách nhiệm của Đảng, nhà nước mà còn là trách nhiệm của tồn
dân.
Trong bài tiểu luận này việc đặt ra tình huống, bên cạnh đó cũng đề ra những
giải pháp giải quyết cụ thể vụ việc để kịp thời ngăn chặn tình trạng các hành vi vi
phạm trong cơng tác QLBVR.
NGƯỜI VIẾT TIỂU LUẬN


14

Đoàn Ngọc Ấn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Thị Lý (2004): Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học.Trường ĐHTN.
2. Luật Lâm nghiệp 2017.
3. Nguyễn Huy Dũng: Cộng đồng và vấn đề Bảo tồn đa dạng sinh học. Tạp chí
Nơng nghiệp và phát triển Nông thôn số 23/2006.
4. Trang web xem lại nội dung bài học về lớp bồi

dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý
bảo vệ rừng.


15



×