Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tiểu luận môn Lâm nghiệp xã hội Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng của động đồng dân cư thôn 2 xã Phước Thành” ở địa phương tôi đang ở và công tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.45 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC

TIỂU LUẬN
MÔN: LÂM NGHIỆP XÃ HỘI
Nội dung: Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng của
cộng đồng dân cư thôn 2, xã Phước Thành,
huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam”
oo

Sinh viên thực hiện: LÊ THANH HÒA.
Lớp:
Nông học 46 - Quảng Nam.


Tiểu luận môn: Lâm nghiệp xã hội.

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hòa. Lớp: NH46QN.

Phước Sơn, tháng 5 năm 2016
LỜI MỞ ĐẦU
Trên Trái Đất của chúng ta rừng đóng một vai trò tối quan trọng của sự sống:
rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, rừng và cây rừng cung cấp dưỡng khí để phục
vụ cho hô hấp của con người và tất cả sinh vật trên Trái đất; rừng giữ nguồn nước,
bảo vệ đất, điều hòa khí hậu. Trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm
rừng là nơi ẩn náu che chở cho quân và dân ta. Cũng vì vậy mà rừng là nơi luôn là
nơi bị địch đánh phá làm diện tích rừng bị suy giảm. Những năm trước đổi mới thì
rừng lại là nơi cung cấp tài nguyên để có thể phát triển đất nước làm tài nguyên
rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Vấn đề cấp bách được đặt ra lúc này là phải có
chính sách quản lý và bảo vệ rừng một cách toàn diện để có thể vừa có thể bảo vệ
tài nguyên rừng vừa để bảo tồn và phát triển được tài nguyên rừng.


Từ sau 1986, Việt Nam chuyển hướng quản lý nền kinh tế từ kế hoạch hoá
tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Ngành lâm nghiệp cũng
chuyển đổi từ nền lâm nghiệp dựa vào khai thác gỗ sang phát triển toàn diện gắn
khai thác với tái sinh rừng, từ phương thức độc canh, quảng canh cây rừng sang
thâm canh theo hướng nông-lâm kết hợp, từ từ một nền lâm nghiệp nhà nước quản
lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, lấy quốc doanh làm chủ lực sang lâm nghiệp
xã hội, sản xuất hàng hoá dựa trên cơ cấu nhiều thành phần, lấy hộ nông dân làm
đơn vị kinh tế tự chủ, coi trọng tự chủ của cá thể, chính điều này đã làm cho
phương thức quản lý tài nguyên rừng đa dạng.
Với những chính sách đổi mới về lâm nghiệp từ sau khi đổi mới đã có những
kết quả khả quan khi diện tích rừng đã có dấu hiệu phục hồi. Đó là những kết quả
tổng hợp trên cả nước. Tuy nhiên ở từng địa phương lại có những kết quả và những
tồn tại khác nhau. Nhất là ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều vấn đề
khó khăn bất cập trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Dựa vào những cơ sở thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện tiểu luận với nội
dung: “Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng của động đồng dân cư thôn 2 xã
Phước Thành” ở địa phương tôi đang ở và công tác.
Quá trình thực hiện không tránh được những vấn đề thiếu sót, kính mong quý
thầy, cô tận tình xem xét, góp ý để hoàn thiện bài viết này./.
------

Tình hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng dân cư thôn 2 xã Phước Thành.

Trang: 2


Tiểu luận môn: Lâm nghiệp xã hội.

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hòa. Lớp: NH46QN.


PHẦN THỨ NHẤT
THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG Ở
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN 2 XÃ PHƯỚC THÀNH,
HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
I. CẤU TRÚC TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG THÔN
2, XÃ PHƯỚC THÀNH:
Thôn 2 xã Phước Thành hiện có 18 hộ với 62 nhân khẩu, hộ nghèo 16/18 hộ
chiếm tỷ lệ: 88,89%, người đồng bào dân tộc thiểu số Gié – Triêng (Bhnong)
chiếm tỷ lệ 100%.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.630 ha, trong đó: đất nông nghiệp: 120 ha (đất
sản xuất lúa nước: 8,2 ha), còn lại là đất lâm nghiệp và đất rừng tự nhiên.
* Bộ máy quản lý bảo vệ rừng của thôn 2: có 01 Tổ quản lý bảo vệ rừng và
phòng cháy chữa cháy rừng do UBND xã thành lập, gồm 08 thành viên: Trưởng
thôn làm Tổ trưởng, Phó thôn kiêm thôn đội trưởng làm Tổ phó, các thành viên
gồm: Công an viên, Trưởng Ban công tác Mặt trận, lực lượng dân quân tại chỗ,
thanh niên trong thôn.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY TỔ QLBVR & PCCCR THÔN 2
TỔ TRƯỞNG
(Trưởng thôn)

TỔ PHÓ
(Phó thôn)

THÀNH
VIÊN 1

THÀNH
VIÊN 2

THÀNH

VIÊN 3

THÀNH
VIÊN 4

THÀNH
VIÊN 5

THÀNH
VIÊN 6

Ngoài Tổ quản lý bảo vệ rừng và PCCCR của thôn do UBND xã thành lập,
trong thôn còn có 02 Nhóm hộ nhận giao khoán quản lý bảo vệ rừng từ nguồn kinh
phí của Dịch vụ môi trường rừng (Nghị định 99/2010/NĐ-CP) do Ban quản lý
rừng Phòng hộ ĐăK Mi (trực thuộc sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh) quản lý:
Tình hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng dân cư thôn 2 xã Phước Thành.

Trang: 3


Tiểu luận môn: Lâm nghiệp xã hội.

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hòa. Lớp: NH46QN.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC NHÓM HỘ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG THÔN 2
BQL RỪNG PHÒNG HỘ
ĐĂKMI

TRẠM QLBV
RỪNG


NHÓM
TRƯỞNG

THÀNH
VIÊN 1

THÀNH
VIÊN 2

THÀNH
VIÊN 3

THÀNH
VIÊN 4

THÀNH
VIÊN 5

THÀNH
VIÊN 6

II. SỰ THAM GIA QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƯ THÔN 2:
Do diện tích rừng thôn 2 lớn, niện nay thôn 2 đang có 02 loại hình cộng đồng
tham gia bảo vệ rừng đó là:
- 02 Nhóm/18 hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng từ nguồn kinh phí Dịch vụ
môi trường rừng (theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP): các hộ trong nhóm phân công
nhau cùng quản lý bảo vệ theo khu vực rừng được giao (01 tiểu khu hay nhiều tiểu
khu), cả nhóm cùng chịu trách nhiệm về toàn bộ diện tích rừng được giao quản lý

bảo vệ, kinh phí Nhà nước hỗ trợ hằng năm được chia đều cho mỗi hộ trong nhóm.
- 11 hộ nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng từ nguồn kinh phí theo Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ: mỗi hộ được Nhà nước giao khoán khoanh
nuôi quản lý bảo vệ theo từng quả đồi riêng lẻ, diện tích được giao của hộ nhiều
hay ít phụ thuộc vào quả đồi lớn hay nhỏ, hộ chỉ chịu trách nhiệm trong khu vực
được giao, kinh phí Nhà nước hỗ trợ hằng năm cho mỗi hộ tùy thuộc vào diện tích
của hộ được giao.
Diện tích quản lý của nhóm hộ và hộ được giao phân chia rõ ràng theo từng
khu vực riêng để tránh chồng lấn hoặc tranh chấp khu vực quản lý. Hằng tuần hoặc
hằng tháng các hộ, nhóm hộ thường xuyên tổ chức đi tuần tra, kiểm tra khu vực
được giao quản lý nhằm hạn chế người khác xâm phạm để khai thác gỗ và lâm,
khoáng sản trái phép tại khu vực được giao.
Tình hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng dân cư thôn 2 xã Phước Thành.

Trang: 4


Tiểu luận môn: Lâm nghiệp xã hội.

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hòa. Lớp: NH46QN.

III. CƠ CHẾ HƯỞNG LỢI CỦA CỘNG ĐỒNG:
Khi cộng đồng cùng tham gia quản lý bảo vệ rừng, Nhà nước có cơ chế cho
người dân được hưởng lợi một số vấn đề như sau:
- Được hỗ trợ kinh phí khoán quản lý bảo vệ theo diện tích rừng được giao.
- Được khai thác các loại lâm sản phụ như: mây, cây dược liệu...
- Được tận dụng gỗ từ những cây đã ngã đổ và cành nhánh về làm nhà hoặc
làm ủi đun.
- Được xen canh dưới tán rừng và canh tác trên đất rừng được giao nhưng
không làm ảnh hưởng và thiệt hại đến rừng.

IV. SỰ HỖ TRỢ CỦA CÁC DỰ ÁN:
Các dự án giao cho cộng đồng quản lý bảo vệ rừng Nhà nước đều hỗ trợ kinh
phí giao khoán quản lý bảo vệ theo diện tích rừng, cụ thể:
- Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP là: 300.000 đồng/ha/năm, thời gian thực hiện
từ năm 2012-2016.
- Nguồn vốn dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP là:
200.000 đồng/ha/năm, thời gian hỗ trợ bắt đầu từ năm 2013.
V. SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN VỚI CỘNG ĐỒNG
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG:
Công tác phối hợp giữa các ngành liên quan với cộng đồng dân cư trong công
tác quản lý bảo vệ rừng luôn được quan tâm thực hiện. Hằng năm Tổ bảo vệ rừng
của thôn phối hợp với Ban Lâm nghiệp xã và Cán bộ Kiểm lâm địa bàn đều tổ
chức họp quán triệt và ký cam kết thực hiện công tác QLBVR trong các hộ nhân
dân.
Tổ bảo vệ rừng của thôn thường xuyên phối hợp với Cán bộ của BQL Rừng
phòng hộ ĐăkMi, Kiểm lâm địa bàn và các hộ, nhóm hộ được giao khoán triển
khai công tác tuần tra QLBVR, khoanh vùng nhân dân sản xuất nương rẫy theo số
diện tích cũ, không phát rừng già làm nương rẫy.
VI. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIAO RỪNG CHO CỘNG ĐỒNG QUẢN
LÝ BẢO VỆ:
Từ khi thực hiện chính sách giao rừng cho cộng đồng quản lý kết hợp công
tác tuyên truyền vận động có thể nhận thấy nhận thức trong nhân dân đã có nhiều
chuyển biến tích cực, tình trạng phá rừng làm nương rẫy giảm hẳn. Cộng đồng đã
thực hiện tốt vai trò thường xuyên tuần tra kiểm tra quản lý tốt số diện tích được
giao, rừng được quản lý bảo vệ khá tốt. Chất lượng của rừng có tăng hơn trước.
Từ khi thực hiện chính sách giao khoán rừng cho cộng đồng quản lý kết hợp
với nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân, có thể nhận thấy thu nhập bình quân
của người dân có tăng hơn so với trước đặc biệt là những hộ được nhận giao khoán

Tình hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng dân cư thôn 2 xã Phước Thành.


Trang: 5


Tiểu luận môn: Lâm nghiệp xã hội.

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hòa. Lớp: NH46QN.

quản lý bảo vệ diện tích rừng lớn, ngoài kinh phí hỗ trợ từ diện tích khoán còn có
thêm thu nhập từ các nguồn lâm sản phụ.
VII. KẾT LUẬN CHUNG:
Có thể nhận thấy chính sách giao khoán bảo vệ rừng là một chủ trương đúng
đắn của Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế bền vững.
Cần tiếp tục nghiên cứu phát huy hơn nữa hiệu quả của việc giao khoán bảo vệ
rừng. Tuy nhiên, theo đa số ý kiến người dân mức kinh phí hỗ trợ giao khoán còn
khá thấp chưa phát huy hết được trách nhiệm của người dân nhận khoán bảo vệ
rừng. Cần xem xét nâng cao hơn nữa để nâng cao trách nhiệm của người dân.
Trên đây là những nội dung đánh giá của cá nhân tôi về “Thực trạng công tác
quản lý bảo vệ rừng của động đồng dân cư thôn 2 xã Phước Thành”./.
-----(())-----

Tình hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng dân cư thôn 2 xã Phước Thành.

Trang: 6



×