Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

5 dấu hiệu bạn sắp bị “đẩy” ra đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.02 KB, 2 trang )

5 dấu hiệu bạn sắp bị “đẩy” ra đường
Trong bối cảnh việc làm khó khăn như hiện nay, hẳn không ai muốn bị đưa vào diện “cắt giảm
biên chế”. Tuy nhiên sự thật thì vẫn thường phũ phàng. Sau đây là 5 dấu hiệu cho thấy bạn sắp
phải tìm công việc mới.
Kinh tế khó khăn, sản xuất đình đốn, hàng loạt doanh nghiệp đang phải sáp nhập hoặc giải
thể. Nếu không may ở vào các công ty như vậy, thì dù không muốn bạn vẫn sẽ phải tìm cho
mình một công việc mới. Khi đó, việc dự đoán trước được kết cục là rất quan trọng để đảm
bảo bạn có đủ thời gian để tìm công việc ưng ý. Vậy đâu là những dấu hiệu cho thấy bạn sắp
phải ra đi?
Không ai muốn bị sa thải nhưng thực tế thường phũ phàng
1. Công ty bị sáp nhập
Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Cheryl Palmer, các vụ sáp nhập mà khiến nhiều vị trí
trong công ty bị trùng lặp về chức năng luôn gây ra rắc rối. “Nếu bạn đang đảm nhận một
công việc mà một đối thủ khác trong công ty thôn tính cũng đang làm, vị trí của bạn chắc
chắn sẽ chịu nhiều rủi ro”, bà Palmer chia sẻ với CNBC. “Về cơ bản công ty nào đứng ra thực
hiện vụ mua lại sẽ loại bỏ các vị trí bị trùng lặp”.
2. Sếp lờ đi chuyện thăng chức
Theo lẽ thông thường, sau thời gian cống hiến, với kinh nghiệm và năng lực các nhân sự
được quy hoạch gắn bó lâu dài sẽ được thăng chức, tăng quyền lợi để giữ chân. Bởi vậy nếu
“bạn bị gạt sang một bên khi cơ quan cân nhắc việc đề bạt trong khi bạn có trình độ (bên cạnh
kinh nghiệm và thời gian cống hiến) cao hơn những người được chọn khác”, thì có vẻ như
cấp trên đã quyết định bạn không còn thuộc diện được trọng dụng. Và đó là lúc bạn cần phải
để mắt tới những cơ hội khác. Chuyên gia Fred Cooper của công ty tư vấn nhân sự Compass
HR Consulting nhận định.
3. Bị yêu cầu chia sẻ tài liệu, mật khẩu
Một ngày nào đó, bạn được sếp yêu cầu cung cấp hồ sơ về các công việc, dự án bạn đang
quản lý cho một ai đó khác, hoặc chuyển giao danh sách khách hàng cho ai đó thì đó chính là
“báo động đỏ”. Bởi theo chuyên gia Debby Carreau của Inspired HR:
“Một trong những dấu hiệu của việc sắp bị sa thải chính là việc bạn được yêu cầu chia sẻ hồ
sơ, cập nhật cho một thành viên khác trong nhóm về tiến độ các dự án của bạn. Còn nếu bạn
được yêu cầu cung cấp mật khẩu, các danh sách khách hàng của mình cùng thông tin liên lạc


của họ thì đó chính là những chỉ báo rõ ràng nhất”.
4. Tham gia những dự án “đặc biệt”
Một cách khác các chủ doanh nghiệp thường dùng trước khi sa thải nhân viên đó là điều động
họ tham gia những dự án “đặc biệt”. Đó thường là những nhiệm vụ ngắn hạn nào đó chẳng
mấy liên quan đến những công việc thường nhật của bạn. “Khi dự án kết thúc, có thể công
việc của bạn ở công ty cũng kết thúc”, chuyên gia Fred Cooper chia sẻ. “Kể cả những dự án
dài hạn cũng có những rủi ro tương tự đi kèm với những điều nghe có vẻ “vinh dự” khi được
trao nhiệm vụ”.
5. Bạn phải cạnh tranh với…máy tính
Theo bà Palmer, bất kỳ công việc nào mà máy móc có thể thay thế con người đều không bền
vững. “Nếu việc bạn đang làm có thể được thực hiện bởi máy móc thay vì con người, bạn cần
sớm tìm cho mình một công việc mới. Bởi thường không sớm thì muộn công ty sẽ quyết định
tự động hóa công việc đó bởi nó giúp tiết kiệm chi phí”.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn đành ngậm ngùi rời bỏ công việc yêu thích khi
gặp phải một trong những dấu hiệu trên. Theo Morgan Norman, CEO và cũng là đồng sáng
lập của WorkSimple, “việc thường xuyên yêu cầu phản hồi, nhận xét từ cấp quản lý, ghi chép
và theo dõi các mục tiêu cá nhân, chia sẻ công việc một cách cởi mở và xây dựng một danh
sách các thành tích đạt được trong công việc là những cách có thể giúp bạn chứng tỏ mình
vẫn còn quan trọng với công ty, và không phải ai cũng dễ dàng thay thế”.

×