Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tiểu luận môn kinh tế học quốc tế đề tài hoạt động xuất khẩu cá tra việt nam sang thị trường anh trong bối cảnh hiệp định ukvfta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.31 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
------- *** -------

TIỂU LUẬN
Môn: Kinh tế học quốc tế
Đề tài: HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG ANH TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH UKVFTA

Nhóm 2
Lớp: KTE216.1 (GĐ1-HK2-2223)
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Kiều Phương

Hà Nội, tháng 3 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT

Họ và tên

Mã sinh viên

13

Phạm Hồng Anh

2114410017

16


Nguyễn Thị Phương Chinh

2114410029

43

Nguyễn Thị Diệu Hương

2114410082

52

Phùng Hải Linh

2114410108

57

Nguyễn Phương Mai

2114410114

60

Nguyễn Thị Diễm My

2114410119

87


Phùng Phương Thảo

2114410171


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 3
1. Các lý thuyết về xuất khẩu........................................................................................ 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..............................................................................5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM –
ANH (UKVFTA)...................................................................................................................7
1. Thông tin chung về UKVFTA...................................................................................7
2. Nội dung chính của hiệp định UKVFTA................................................................. 7
3. Cam kết của Việt Nam và Vương quốc Anh đối với xuất khẩu cá tra..................11
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG VƯƠNG QUỐC ANH TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH
UKVFTA............................................................................................................................. 15
1. Hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Anh..........................15
2. Một số đánh giá về những thay đổi trong hoạt động xuất khẩu cá tra do hiệp
định UKVFTA mang lại..............................................................................................18
3.

Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu cá tra của Việt Nam khi hiệp định UKVFTA
có hiệu lực....................................................................................................................19
CHƯƠNG 4. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP.................................................................... 23

1.

Định hướng về xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh

trong tương lai............................................................................................................. 23
2. Một số giải pháp.......................................................................................................24
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................30
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 31
1. Phụ lục Hiệp định UKVFTA...................................................................................31
2. Phụ lục hình ảnh.....................................................................................................32
3. Phụ lục bảng biểu....................................................................................................32


LỜI MỞ ĐẦU
Xuyên suốt quá trình tham gia hoạt động thương mại thế giới, Việt Nam ln có
những lợi thế tuyệt vời trong xuất khẩu thuỷ sản với nhiều mặt hàng khác nhau. Đặc biệt,
trong thời gian gần đây, do đại dịch Covid -19 và tình hình chính trị các nước có nhiều biến
động, cá tra đã trở thành mặt hàng xuất khẩu nổi bật, với mức tiêu thụ lớn, đem lại nhiều
lợi ích kinh tế cho nước ta. Tính tới nay, cá tra Việt Nam đã chinh phục được hơn 140 thị
trường, trong đó có nhiều thị trường lớn; và đạt được mức xuất khẩu kỷ lục vào năm 2022,
với con số lên tới 2,4 tỷ USD (theo Báo cáo ngành hàng cá tra mới được Hiệp hội Chế biến
và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) công bố).
Kỷ lục này được ghi nhận là một phần nhờ tác dụng to lớn của hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới với tiêu chuẩn cao và mức độ tự do hóa mạnh giữa Việt Nam và Anh Quốc.

Nhân cơ hội của sự kiện Brexit, khi Anh chính thức rời khỏi liên minh châu EU,
nước ta nhanh chóng ký kết hiệp định thương mại tự do với Vương Quốc Anh, được gọi là
hiệp định UKVFTA. Hiệp định mở ra một kỷ nguyên mới với nhiều thay đổi đối với ngành
xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Anh Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực
mà hiệp định UKVFTA mang lại, cũng còn tồn đọng một số vấn đề có thể gây ra sự cản trở
với cơng cuộc xuất khẩu như vẫn tồn tại một số rào cản phi thuế quan cản trở doanh nghiệp
và hàng hóa Việt Nam phát triển.
Nhận thấy được tầm quan trọng của hiệp định UKVFTA đối với mặt hàng cá tra

xuất khẩu, và sự đóng góp lớn của ngành này đối với đất nước, nhóm chúng em xin lựa
chọn đề tài “HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
ANH TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH UKVFTA” là đề tài tiểu luận lần này.
Bài tiểu luận gồm 4 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan về hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Anh (UKVFTA).
Chương 3: Thực trạng xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Vương quốc
Anh trong bối cảnh thực thi hiệp định UKVFTA.
Chương 4: Kiến nghị và Giải pháp.
Trong q trình thực hiện, nếu có điều cịn thiếu sót, chúng em rất mong nhận được
sự đồng cảm và góp ý của cơ, để chúng em có thể làm tốt hơn.
2


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU
1. Các lý thuyết về xuất khẩu
1.1. Đặc điểm chung của xuất khẩu
Xuất khẩu của doanh nghiệp là hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ từ trong nước phục
vụ nhu cầu của các nước ở bên ngoài lãnh thổ nước ta hoặc vùng lãnh thổ đặc biệt nhằm mục
đích đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hay nói theo cách khác xuất khẩu là việc bán hàng
hóa từ các tổ chức kinh tế, công ty trong nước cho các tổ chức, cá nhân nước ngồi.

Vai trị của xuất khẩu trong nền kinh tế
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ Cơng nghiệp hóa – Hiện
đại hóa đất nước. Samuelson cho rằng các nước đang phát triển đều vướng phải cái “vòng
luẩn quẩn” của sự đói nghèo. Vì vậy để phá vỡ cái “vịng luẩn quẩn” cần phải có một “cú
hch” từ bên ngồi giúp các nước đang phát triển bước vào giai đoạn cất cánh. Vận dụng
lý thuyết này, các quốc gia muốn đạt mức tăng trưởng kinh tế thì cần có một cú hch từ
bên ngồi như: yếu tố về vốn, cơng nghệ, chuyên gia,… Trong đó nguồn vốn cho nhập

khẩu, phục vụ CNH-HĐH đất nước là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Để
thực hiện đường lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước mắt chúng ta cần phải
nhập khẩu một số lượng lớn máy móc, trang thiết bị hiện đại từ bên ngoài nhằm trang bị
cho nền sản xuất. Nguồn vốn để nhập khẩu thường dựa vào các nguồn chủ yếu là: vay, viện
trợ, đầu tư nước ngồi và xuất khẩu.
Thứ hai, xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Điển
hình khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản
xuất nguyên liệu như bơng hay thuốc nhuộm, … Bên cạnh đó, xuất khẩu tạo ra khả năng
mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất ổn định và phát triển sản xuất trong
nước; tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực
sản xuất trong nước.
Thứ ba, xuất khẩu có vai trị thúc đẩy đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất hiện
đại. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và giá cả.
Qua q trình xuất khẩu, hàng hóa các nước sẽ chính thức tham gia vào cuộc canh tranh trên thị
trường quốc tế. Tồn cầu hóa và tự do hóa thương mại có tác động sâu sắc và

3


tồn diện, chính vì vậy mỗi quốc gia, mỗi ngành khi tham gia thương mại quốc tế tức là đã
tham gia một sân chơi với áp lực cạnh tranh rất lớn. Cạnh tranh buộc nền sản xuất trong
nước phải đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại hơn, đòi hỏi năng lực sản
xuất, phát triển để thích nghi, xúc tiến mở rộng thị trường.
Thứ tư, xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống của nhân dân. Xuất khẩu ngày càng mở rộng thì hoạt động sản xuất hàng
xuất khẩu càng phát triển, góp phần tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút hàng triệu lao động
vào làm việc với thu nhập cao góp phần cải thiện đời sống cho người lao động. Xuất khẩu
còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những vật liệu tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và
đáp ứng nhu cầu ngày một phong phú hơn của nhân dân. Ngoài ra, đẩy mạnh xuất khẩu cịn

có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nước cả về tính chất
ngành nghề và cả về chất lượng lao động, lao động được sử dụng hợp lý góp phần phân bổ
lực lượng lao động một cách có hiệu quả qua đó giúp nguồn nhân lực được sử dụng có hiệu
quả hơn.
Thứ năm, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Q
trình tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế giúp các nước đang phát triển có
điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu dựa trên những lợi thế cạnh tranh: nguồn tài nguyên
phong phú, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và sự ổn định chính trị và kinh tế – xã hội,… Nhờ
đó, hoạt động xuất khẩu đã không ngừng tăng trưởng về quy mô và tốc độ, cũng như mặt hàng
xuất khẩu chủ lực và trở thành động lực chính quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân. Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trị tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước, nâng cao
địa vị và vai trò của quốc gia trên thương trường quốc tế. Xuất khẩu và công nghiệp sản xuất
hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế…

1.2. Lý thuyết về lợi ích so sánh
Quy luật lợi thế so sánh được nhà kinh tế chính trị người Anh David Ricardo và
cuốn sách “Về các nguyên tắc của kinh tế chính trị và thuế” viết năm 1817: Lý thuyết lợi
thế so sánh giới thiệu chi phí cơ hội như một yếu tố để phân tích trong việc lựa chọn giữa
các phương án sản xuất khác nhau. Lợi thế so sánh gợi ý rằng các quốc gia sẽ tham gia
thương mại với nhau, xuất khẩu những mặt hàng mà họ có lợi thế tương đối. Lợi thế tuyệt
đối đề cập đến tính ưu việt khơng thể kiểm chứng của một quốc gia để sản xuất một hàng
hóa cụ thể tốt hơn.
4


Lợi thế so sánh được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau về mặt lý thuyết do nhận
thức và quá trình chứng minh khác nhau. Phát huy lợi thế so sánh là yêu cầu cơ bản của
thương mại quốc tế. Lợi thế so sánh bao gồm lợi thế so sánh tự nhiên và lợi thế so sánh tự
tạo. Lợi thế so sánh tự nhiên có từ các nguồn lực sẵn có như đất đai, tài ngun, khống
sản, lao động và nguồn vốn. Các cơ hội thị trường mở ra cũng có khả năng tạo ra những lợi

thế mới. Lợi thế so sánh tự tạo được hình thành từ chính sách đầu tư của chính phủ và
doanh nghiệp thơng qua chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành. Tuy nhiên,
việc xem xét các yếu tố cấu thành nên lợi thế so sánh còn ở dạng đơn giản là lao động và
vốn nói chung mà chưa chỉ ra cụ thể cơ cấu của lao động như lao động phải có tay nghề
cao, hàm lượng tri thức lớn đặc biệt là đội ngũ chuyên gia và các doanh nhân giỏi. Bên
cạnh đó nguồn vốn đầu tư và cơng nghệ phải đạt trình độ cao, các loại dịch vụ sản xuất
phải đạt trình độ đẳng cấp quốc tế như dịch vụ ngân hàng, tài chính…Cơ sở hạ tầng của sản
xuất và thương mại cần đạt đến trình độ cao về giao thông vận tải, viễn thông, thương mại
điện tử…để phù hợp với những yêu cầu đặt ra của các giao dịch thương mại quốc tế… Như
vậy, việc các quốc gia có thể tận dụng và phát huy tốt những lợi thế so sánh (tự nhiên và tự
tạo) của mình sẽ giúp các quốc gia đó nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường
quốc tế. Đồng thời đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến mở rộng thị trường tiêu thụ qua
đó góp phần mở rộng quy mơ xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đối với những nghiên cứu trong nước, cuốn sách “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang thị trường Liên minh châu Âu” của nhà xuất bản Công thương – Bộ Công Thương
(2015) là một tài liệu hữu ích gồm thơng tin về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang EU trong giai đoạn 2002-2011 và hệ thống giải pháp khá tồn diện cho ni trồng
đánh bắt, chế biến và thương mại. Một nghiên cứu khác cũng đưa ra những giải pháp nhằm
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu được rút ra từ thực trạng trong giai đoạn 1990-2006, là luận
án tiến sĩ kinh tế “Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ
nay đến năm 2020” của Nguyễn Xuân Minh (2006). Tuy nhiên với những chuyển biến kinh
tế và hội nhập sâu rộng của Việt Nam gần đây, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO đã đặt ra
yêu cầu cần có giải pháp khác để phù hợp với tình hình mới.
Trong những nghiên cứu nước ngồi được thực hiện, nghiên cứu “Market potential of
sustainably produced Pangasius in Europe” của tác giả Carson Roper (2013) đã có những

5



phân tích sâu sắc về xu hướng thị trường và các chính sách tìm nguồn cung cá tra của 5 thị
trường thủy sản lớn của EU trong đó có Vương Quốc Anh. Liên kết vấn đề này với thị
trường Việt Nam, nghiên cứu của đồng tác giả Arie Pieter van Duijn, Rik Beukers &
Willem van der Pijl (2012), “The Vietnamese seafood sector A value chain analysis” đã
đưa ra những phân tích về nhu cầu của EU đối với thủy sản Việt Nam và chỉ ra những điểm
tắc nghẽn cho xuất khẩu khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU, trong đó đặc biệt có sử
dụng cơng cụ chuỗi giá trị tồn cầu phân tích 4 ngành của thủy sản Việt Nam: tơm, cá tra,
cá ngừ và phân ngành nghêu, sị, trai.
Các cơng trình khoa học đều được thực hiện qua các năm của giai đoạn trước, do
vậy cần bổ sung các thông tin để đáp ứng với những chuyển biến trong hợp tác và phát
triển hiện nay.

6


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
VIỆT NAM – ANH (UKVFTA)
1. Thông tin chung về UKVFTA
UKVFTA cũng bao gồm các cam kết về các khía cạnh phi thương mại nhưng có
liên quan chặt chẽ tới thương mại và có ý nghĩa đặc biệt cho sự phát triển thịnh vượng và
bền vững giữa hai nền kinh tế (như lao động, môi trường, trách nhiệm xã hội...). UKVFTA
được đàm phán dựa trên nền tảng các cam kết trong EVFTA nên về cơ bản gần như toàn bộ
các cam kết về hàng hóa, dịch vụ, mở cửa thị trường đầu tư trong EVFTA vẫn được kế
thừa trong UKVFTA với một số điều chỉnh cho phù hợp với mối quan hệ thương mại song
phương giữa Việt Nam và Anh. Hiệp định gồm 9 điều khoản; 01 Phụ lục sửa đổi một số
điều của lời văn EVFTA; 01 thư song phương trao đổi giữa Việt Nam và Anh; 01 Nghị
định thư về quy tắc xuất xứ và 02 Bản Chú giải.
2. Nội dung chính của hiệp định UKVFTA
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu (“EU”) và Việt Nam ký kết
tại Hà Nội ngày 30 tháng 6 năm 2019 (“Hiệp định EVFTA”) qui định các điều kiện ưu đãi

về thương mại và đầu tư mà Vương Quốc Anh và Việt Nam muốn áp dụng giữa hai Bên;
và mong muốn cụ thể rằng các quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai Bên quy định tại Hiệp định
EVFTA sẽ tiếp tục được áp dụng.
ĐÃ ĐỒNG Ý NHƯ SAU:
Điều 1: Định nghĩa và giải thích
1.

Xuyên suốt văn kiện này: “mutatis mutandis” (những sửa đổi phù hợp) nghĩa là

những điều chỉnh kỹ thuật cần thiết để áp dụng Hiệp định EVFTA như thể nó đã được ký kết
giữa Vương quốc Anh và Việt Nam, có tính đến đối tượng và mục đích của Hiệp định này và bất
kỳ văn kiện hoặc thỏa thuận nào do các Bên đưa ra liên quan đến giải thích thuật ngữ này; và
“Hiệp định Tích hợp” nghĩa là Hiệp định EVFTA trong phạm vi được đưa vào Hiệp định này (và
các cách diễn đạt tương ứng có liên quan).
2.

Xuyên suốt Hiệp định Tích hợp và văn kiện này, “Hiệp định này” nghĩa là toàn

bộ Hiệp định, bao gồm bất kì nội dung nào được tích hợp theo Điều 2.

7


3.

Theo quy định tại Điều 6, các dẫn chiếu trong Hiệp định Tích hợp đến Điều 17.16

được xem là dẫn chiếu đến Điều 9 của văn kiện này.
4.


(a) Trong trường hợp có sự bất đồng giữa Hiệp định này và Nghị định thư về
Ailen/Bắc Ai-len của Hiệp định về việc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
rút khỏi Liên minh Châu Âu và Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Châu Âu, ký tại

Luânđôn và Brúc-xen vào ngày 24 tháng 1 năm 2020, Hiệp định này không ngăn
cản một Bên thực hiện một biện pháp cụ thể khơng tương thích với các nghĩa vụ
tại Hiệp định này và liên quan đến sự bất đồng giữa Hiệp định này và Nghị định
thư này, miễn là biện pháp đó khơng được thực thi dưới hình thức mà sẽ tạo ra
sự phân biệt đối xử tùy tiện hoặc không thỏa đáng với Bên kia hoặc một biện
pháp hạn chế thương mại trá hình.
(b) Trong trường hợp đó, một Bên phải thơng báo cho Bên kia về biện pháp này và
kịp thời cung cấp, theo yêu cầu của Bên kia, các thông tin bổ sung hoặc làm rõ, và
các Bên phải tiến hành các cuộc tham vấn, theo yêu cầu của bất kỳ Bên nào,

liên quan đến tác động của biện pháp đó với Hiệp định này và tìm kiếm giải pháp
phù hợp với các Bên
Điều 2: Việc tích hợp Hiệp định EVFTA
1.

Các điều khoản của Hiệp định EVFTA có hiệu lực ngay trước khi ngừng áp dụng

đối với Vương quốc Anh được tích hợp và trở thành một phần của Hiệp định này, với những sửa
đổi phù hợp (mutatis mutandis), theo các quy định của văn kiện này, bao gồm cả Phụ lục và Nghị
định thư.
2.

Các Điều 1.3, 17.1.5, 17.16, 17.18.2, 17.22.2, 17.23, 17.24.1(a) và 17.25 của Hiệp

định EVFTA khơng được tích hợp vào Hiệp định này.
Điều 3: Mục tiêu

Các mục tiêu quan trọng của Hiệp định này được quy định tại Điều 1.2 tích hợp.
Điều 4: Lãnh thổ áp dụng
1.

Hiệp định này áp dụng đối với Vương quốc Anh, trong phạm vi và theo các điều

kiện mà Hiệp định EVFTA đã áp dụng ngay trước khi Hiệp định EVFTA ngừng có hiệu lực đối
với Vương quốc Anh.

8


2.

Dẫn chiếu tại khoản 1 trong phạm vi và theo các điều kiện mà Hiệp định EVFTA
đã áp dụng không bao gồm bất kỳ lĩnh vực nào được điều chỉnh tại khoản 2 Điều
17.24 của Hiệp định EVFTA.
Điều 5: Dẫn chiếu tới đồng Euro
Bất kể Điều 2, các dẫn chiếu đến đồng Euro (bao gồm “EUR” và “€”) trong Hiệp
định Tích hợp tiếp tục được hiểu như vậy trong Hiệp định này.
Điều 6: Tiếp tục các khoảng thời gian

1.

Trừ khi văn kiện này có quy định khác:

(a)

nếu một khoảng thời gian trong Hiệp định EVFTA chưa kết thúc, thời gian cịn


lại của khoảng thời gian đó được tích hợp vào Hiệp định này; và
(b)

nếu một khoảng thời gian trong Hiệp định EVFTA đã kết thúc, bất kì quyền lợi

hoặc nghĩa vụ hiện có nào trong Hiệp định EVFTA sẽ được áp dụng với các Bên, và khoảng thời
gian đó khơng được tích hợp vào Hiệp định này.
2.

Bất kể khoản 1, một tham chiếu trong Hiệp định Tích hợp tới một khoảng thời

gian liên quan tới một quy trình hoặc một vấn đề hành chính khác, chẳng hạn như việc rà sốt,
quy trình ủy ban hoặc thơng báo, sẽ khơng bị ảnh hưởng.
Điều 7: Quy định khác liên quan tới Ủy ban Thương mại
1.

Ủy ban Thương mại mà các Bên thành lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 17.1

tích hợp phải bảo đảm Hiệp định này vận hành một cách thơng suốt.
2.

Trừ khi các Bên có thỏa thuận khác, mọi quyết định được thông qua bởi Ủy ban
Thương mại hoặc các Ủy ban chuyên trách được thành lập bởi Hiệp định EVFTA
trước khi Hiệp định EVFTA ngừng áp dụng đối với Vương quốc Anh, trong phạm

vi

các quyết định đó liên quan tới các Bên của Hiệp định này, được coi là đã được

thơng qua khi Hiệp định này có hiệu lực, với những sửa đổi phù hợp (mutatis


mutandis) và tuân theo các quy định của văn kiện này, bởi Ủy ban Thương mại
hoặc các Ủy ban chuyên trách mà các Bên thành lập theo Hiệp định này.
3.

Khơng có nội dung nào trong khoản 2 ngăn cản Ủy ban Thương mại hoặc bất kì
Ủy ban chuyên trách nào được thiết lập theo Hiệp định này đưa ra các quyết định
khác với, hủy bỏ hoặc thay thế các quyết định được cho là đã được Ủy ban thơng
qua theo khoản đó.
Điều 8: Rà soát hạn ngạch thuế quan gạo
9


Thừa nhận tầm quan trọng của ngành gạo đối với nền kinh tế Việt Nam, các Bên sẽ xem
xét việc rà sốt tính phù hợp của hạn ngạch thuế quan đối với gạo như quy định tại Mục

B

của Phụ lục 2-A tích hợp, thơng qua việc bổ sung hoặc như một phần của bất kỳ sự tham

vấn nào theo quy định tại Điều 2.7.6 tích hợp. Việc rà sốt này sẽ được khởi động sau ba
năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực. Sau bất kỳ rà sốt nào, một Bên có thể xem xét
bất kỳ đề xuất nào từ Bên kia về việc sửa đổi các hạn ngạch thuế quan này để phản ánh
những sự phát triển mới, chẳng hạn như những thay đổi được ghi nhận trong thương mại.
Bất kì sửa đổi nào như vậy sẽ có hiệu lực theo Điều 17.5 tích hợp.
Điều 9: Các điều khoản cuối cùng
1.

Mỗi Bên sẽ thông báo cho Bên kia về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý trong


nước cần thiết để Hiệp định này có hiệu lực.
2.

Trừ khi các Bên đồng ý vào một ngày khác, Hiệp định này có hiệu lực tại thời

điểm muộn hơn của:
(a)

ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau ngày nhận được thơng báo của Bên gửi

muộn hơn về việc đã hồn tất các quy trình, thủ tục pháp lý trong nước của mình; hoặc
(b)
3.

ngày mà Hiệp định EVFTA ngừng áp dụng đối với Vương quốc Anh.
(a) Trong thời gian chờ Hiệp định này có hiệu lực, các Bên có thể tạm thời áp dụng

Hiệp định này bằng cách trao đổi các thông báo bằng văn bản. Việc áp dụng tạm thời có hiệu lực kể
từ ngày nhận được thơng báo của Bên gửi muộn hơn.

(b)

Một Bên có thể chấm dứt việc áp dụng tạm thời Hiệp định này bằng cách

thông báo bằng văn bản cho Bên kia. Việc chấm dứt có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ
hai sau ngày nhận được thông báo.
4.

Trong trường hợp Hiệp định này được áp dụng tạm thời, thuật ngữ “có hiệu lực


của Hiệp định này” trong bất kỳ điều khoản nào được áp dụng tạm thời được coi là dẫn chiếu đến
ngày mà việc áp dụng tạm thời đó có hiệu lực.
5.

Vương quốc Anh sẽ gửi các thông báo theo Điều này cho Bộ Ngoại giao Việt

Nam hoặc cơ quan kế nhiệm. Việt Nam sẽ gửi các thông báo theo Điều này cho Văn phòng Đối
ngoại, Thịnh vượng chung và Phát triển Vương quốc Anh hoặc cơ quan kế nhiệm.

10


6.

Hiệp định này được soạn thảo bằng tiếng Anh và tiếng Việt, mỗi bản ngơn ngữ

có giá trị như nhau.
3.

Cam kết của Việt Nam và Vương quốc Anh đối với xuất khẩu cá tra
Hiệp định đã có hiệu lực tạm thời từ 23h tối 31/12/2020 (tức 6h sáng ngày 01/01/2021 theo
giờ Việt Nam), và chính thức có hiệu lực từ 01/05/2021, với những cam kết đáng chú ý:
3.1. Cam kết về thuế
Hai bên thỏa thuận cắt giảm ngay 65% số dịng thuế khi hiệp định EVFTA có hiệu
lực. Điều này đồng nghĩa với việc tăng lên tới 99% số dòng thuế được cắt giảm sau từ 6-9
năm. Việc cắt giảm thuế khẩu đối với các sản phẩm như quần áo, vải và giày dép - có nghĩa
là khách hàng và doanh nghiệp đều được hưởng lợi từ giá cả thấp hơn. Thuế quan sẽ được
giảm theo lộ trình quy định như nhau các khoản cắt giảm hàng năm kể từ khi hiệp định có
hiệu lực.
Với những cam kết như vậy, các nhà xuất khẩu của Vương quốc Anh hay của Việt

Nam đều được hưởng lợi, cụ thể là:
Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Vương quốc Anh vào Việt Nam:



48,5% số dịng thuế được xóa bỏ vào ngày 01 tháng 01 năm 2021;



91,8% số dịng thuế sẽ được xóa bỏ vào ngày 01 tháng 01 năm 2027;



98,3% số dịng thuế được xóa bỏ từ ngày 01 tháng 01 năm 2029;



1,7% số dịng thuế được tự do hóa một phần thơng qua hạn ngạch thuế quan (lượng

hạn ngạch là phù hợp với các cam kết WTO của Việt Nam và các thuế trong hạn ngạch sẽ được
xóa bỏ vào năm 2031) hoặc khơng được hưởng ưu đãi;


Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Vương quốc Anh từ Việt Nam;



85,6% số dịng thuế được xóa bỏ vào ngày 01 tháng 01 năm 2021;




99,2% số dịng thuế sẽ được xóa bỏ vào ngày 01 tháng 01 năm 2027;



0,8% số dịng thuế được tự do hóa một phần thơng qua hạn ngạch thuế quan (với

thuế suất ưu đãi đối với các sản phẩm trong hạn ngạch là 0%)
Bên cạnh thuế nhập khẩu, UK dành cho Việt Nam một lượng Hạn ngạch thuế quan ưu đãi
(TRQ) đối với một số mặt hàng với mức thuế nhập khẩu là 0%, cụ thể là:

11


Bảng 2.1. Hạn ngạch thuế quan ưu đãi
Mặt hàng

Hạn ngạch (tấn)

Trứng và lịng đỏ trứng gia cầm

68

Tỏi

54

Ngơ ngọt

681


Gạo đã xát

3.356

Gạo đã xay

5.001

Gạo đã xay đáp ứng yêu cầu đúng chủng loại

5.001

Tinh bột sắn

12.215

Cá ngừ

1.566

Surimi

68

Đường và các sản phẩm khác chứa hàm lượng đường cao

2.724

Đường đặc biệt


54

Nấm

48

Ethanol

136

Mannitol, Sorbitol, Dextrin và các dạng tinh bột biến tính khác

272

Nguồn: Bộ Cơng thương Việt Nam
3.2. Cam kết về quy tắc xuất xứ
Quy định về Quy tắc xuất xứ trong UKVFTA tương tự với EVFTA.
Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam theo Hiệp định UKVFTA cũng sẽ dùng chung
mẫu C/O EUR.1 được quy định trong Hiệp định UKVFTA và Thông tư 02/2021/TT-BCT.
Đối với quy tắc cộng gộp: hai bên cam kết cơ chế cộng gộp xuất xứ mở rộng cho phép
hàng hóa của hai bên được sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ các nước thành viên EU (cũng
như Công quốc Andorra và Cộng hòa San Marino) để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng xuất

12


khẩu sang nước bên kia và được hưởng thuế suất ưu đãi của Hiệp định UKVFTA. Hai bên
nhất trí sẽ tiến hành rà soát cơ chế này vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Tự chứng nhận xuất xứ:

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo
quy định của Vương quốc Anh sau khi Vương Quốc Anh thông báo với Việt Nam về cơ
chế chứng nhận đối với hàng hóa phát hành đối với lơ hàng có trị giá bất kỳ;
hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR.
3.3. Cam kết về dịch vụ đầu tư
Các cam kết về dịch vụ và đầu tư cung cấp một khuôn khổ ổn định, có thể dự đốn
được và tự do cho thương mại dịch vụ.
Việt Nam cam kết dành ưu đãi cao hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư
của Vương quốc Anh theo UKVFTA so với các tiêu chuẩn hiện đang áp dụng cho các nhà
cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư nước ngoài khác theo cam kết WTO.
Khơng có bất kỳ sự ràng buộc nào của WTO, Việt Nam đã mở cửa đa phương hầu
hết các lĩnh vực phi dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngồi, nhưng Việt Nam có thể thay
đổi các chính sách đó bất cứ lúc nào. Theo hiệp định UKVFTA của Vương quốc Anh, Việt
Nam sẽ mở cửa dứt khoát nhiều lĩnh vực phi dịch vụ cho các nhà đầu tư Vương quốc Anh
mà khơng có bất kỳ hạn chế nào về tỷ trọng vốn, quy mô hoặc loại hình hoạt động.
3.4. Cam kết về mua sắm chính phủ
Trong UKVFTA, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường mua sắm công cho Vương
quốc Anh, cho phép các nhà cung cấp của Vương quốc Anh tiếp cận mua sắm ở cấp Trung
Ương và tại hai thành phố lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Các nhà cung cấp của Vương quốc Anh tuân theo các quy tắc của UKVFTA khi đặt
giá thầu cho các gói thầu cao hơn giá trị ngưỡng quy định trong thỏa thuận và nơi các gói
thầu đó được thơng báo bởi các tổ chức đấu thầu. UKVFTA sẽ từng bước tăng cường khả
năng tiếp cận thị trường mua sắm của Việt Nam cho các nhà cung cấp của Vương quốc
Anh. Việt Nam cam kết cho phép các nhà cung cấp của Vương quốc Anh tham gia các hoạt
động mua sắm hàng hóa đa dạng (có ngoại lệ đối với hàng nhạy cảm) và lựa chọn mua sắm
dịch vụ, bao gồm dịch vụ kế toán, nghiên cứu thị trường và thuế.
Các cam kết trong UKVFTA bao gồm các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và
các biện pháp thực thi được tăng cường.
13



3.5. Cam kết về sở hữu trí tuệ


Các chủ sở hữu doanh nghiệp SHTT tại Vương quốc Anh được hưởng các tiêu

chuẩn bảo hộ cao hơn các tiêu chuẩn đã cam kết trong WTO:


Việt Nam sẽ tham gia và đảm bảo các tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên

quan đã được thống nhất theo Hiệp ước Bản quyền WIPO (WCT) và Hiệp ước WIPO về Trình
diễn và Ghi âm (WPPT) trước ngày 1 tháng 8 năm 2023.


Việt Nam sẽ xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử công khai liệt kê các đơn

đăng ký nhãn hiệu và nhãn hiệu.


Các nhãn hiệu nổi tiếng của Vương quốc Anh được bảo hộ theo các tiêu chuẩn phù

hợp và thuận lợi hơn.


Trong lĩnh vực kiểu dáng cơng nghiệp, việc bảo hộ không chỉ dành cho thiết kế

tổng thể của thành phẩm mà còn cả thiết kế của các thành phần/ bộ phận có thể nhìn thấy được
của sản phẩm.



Việt Nam đã cam kết trong UKVFTA về việc bảo hộ tự động một số chỉ dẫn địa lý

của Vương quốc Anh và Bắc Ireland, bao gồm Scotland Farmed Salmon, Scotch Whisky (cho
các sản phẩm rượu mạnh), Irish Cream, và Irish Whiskey ‘Uisce Beatha Eireannach” (đều cho
các sản phẩm rượu mạnh).


Các chủ sở hữu SHTT ở Vương quốc Anh có quyền truy cập vào một loạt các công

cụ để tăng cường bảo vệ quyền SHTT của họ ở Việt Nam:


Chủ sở hữu quyền SHTT có thể u cầu Tịa án Việt Nam áp dụng các biện pháp

khẩn cấp tạm thời để kịp thời ngăn chặn hành vi xâm phạm bất cứ lúc nào. Họ cũng có thể yêu
cầu bị đơn cung cấp các giao dịch ngân hàng, tài liệu tài chính hoặc thương mại dưới sự kiểm
sốt của họ. Tịa án có thể yêu cầu bất kỳ pháp nhân nào cung cấp thêm thông tin liên quan đến
hành vi vi phạm, phương tiện sản xuất hoặc phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ bị vi phạm.


Cơ quan hải quan phải tích cực tham gia ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền SHTT

và phải hợp tác với chủ sở hữu SHTT để thực thi quyền SHTT.


Các biện pháp bồi thường bằng tiền theo tỷ lệ có thể được cung cấp để thay thế các

biện pháp trừng phạt khác nếu hành vi vi phạm là do sơ suất.


14


CHƯƠNG 3. Thực trạng xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường
Vương quốc Anh trong bối cảnh thực thi hiệp định UKVFTA
1. Hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Anh
1.1. Trước khi UKVFTA có hiệu lực
Trong giai đoạn 2015-2020, ngay cả trước khi hiệp định UKVFTA chính thức có
hiệu lực, Anh vẫn là điểm sáng trên bức tranh xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Giá trị xuất
khẩu sang thị trường Anh luôn đứng trong top 5 thị trường lớn nhất tại EU. Theo thống kê
của Trung tâm thương mại quốc tế - ITC, trong 8 tháng đầu năm 2020, 91% tổng khối
lượng và 90% tổng giá trị nhập khẩu cá tra của Anh là từ Việt Nam.
Tuy nhiên, có thể thấy rõ, xu hướng năm 2020, Anh đã nâng dần nhập khẩu lượng
cá tra đông lạnh trực tiếp từ Việt Nam thay vì nhập khẩu qua một số cảng hay một số thị
trường trung gian tại EU như những năm trước. Trước đó, Anh cũng thường nhập khẩu cá
tra từ một số nước EU như Đức, Đan Mạch, Hà Lan hay Ba Lan.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu cá
tra sang thị trường Anh trong 11 tháng đầu năm 2020 đạt 60,15 triệu USD, tăng hơn 48%
so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng mạnh nhất trong số 10 quốc gia nhập khẩu cá
tra lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó, tỷ trọng sản phẩm cá tra chế biến (HS 1604) tăng
mạnh, chiếm 32% tổng xuất khẩu cá tra, tăng hơn 1.400% so với cùng kỳ năm trước. Trong
năm 2020, Anh là thị trường xuất khẩu duy nhất đạt mức tăng trưởng dương liên tiếp trong
9 tháng, bất chấp đại dịch Covid-19.
Bảng 3.1. Tình hình xuất khẩu cá tra sang Vương quốc Anh năm 2020

Mã HS

Sản phẩm

Giá trị xuất


Tăng trưởng

Tỷ trọng

khẩu trong

hàng năm

trong

năm 2020

giai đoạn

xuất khẩu

(Nghìn

2016-2020

của Việt

USD)

(%)

Nam

Khối lượng

xuất khẩu
năm 2020
(Tấn)

Giá trị
đơn vị
(USD/tấn)

030462

Cá tra phi
lê đông
lạnh

45451

3

4

12670

3587

030324

Cá tra, cá
da trơn
đông lạnh


1780

24

1

758

2348
Theo Trademap


15


11 tháng đầu năm 2020, giá cá tra nhập khẩu trung bình của Anh cũng tương đối ổn
định, dao động từ 2,98 – 3,98 USD/kg. Đây là mức giá tương đối khả quan cho thấy Anh là
một thị trường đầy tiềm năng với gần 40 doanh nghiệp tham gia, trong đó lớn nhất là 3
doanh nghiệp: VDTG, AGIFISH và VINH HOAN CORP.
Hình 3.1. Giá xuất khẩu cá tra phi lê đông lạnh sang Anh giai đoạn 2019-2020

Theo VASEP
1.2. Sau khi UKVFTA có hiệu lực
Sau 1 năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) có
hiệu lực tạm thời (từ ngày 1/1/2021), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc
Anh trong năm 2021 đã có kết quả “kỳ tích”, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19,
nhu cầu thị trường giảm và cuộc khủng hoảng vỏ container kéo dài từ đầu năm 2021.
Tính đến tháng 12/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 47,7
triệu USD, tăng 1,05% so với tổng giá trị xuất khẩu năm 2020.
Bảng 3.2.Giá trị xuất khẩu cá tra sang Vương quốc Anh theo tháng năm 2021

Mã HS

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

030462

3889 3677 3567 4425 4338 5015 4895 4738 3784 2379 2177 2980


030324

184

220

73

8

129

115

135

165

90

87

41

150

Nguồn: Trademap
16



Tính đến hết tháng 10/2022, Vương quốc Anh nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam với
giá trị gần 272 triệu USD, tăng nhẹ 3% so với năm 2021, trong đó cá tra chiếm 20%.
Theo thống kê của VASEP, riêng tháng 10/2022, xuất khẩu cá tra sang Anh vẫn giữ
được tăng trưởng 60% đạt 4,7 triệu USD. Lũy kế 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang
thị trường này mang về 54,7 triệu USD, chiếm 2,5% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Trong đó, cá tra phile đơng lạnh (mã HS 0304) chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu
loài này, đạt trên 49 triệu USD, cá tra nguyên con đông lạnh chiếm gần 4% và cá tra chế
biến chiếm trên 6%.

Hình 3.2. Xuất khẩu cá tra sang Anh giai đoạn 2021-2022
Theo VASEP
So với các lồi cá thịt trắng, thì cá tra phile đông lạnh (mã HS 030462) NK vào Anh
có giá trung bình tăng ít hơn, tăng từ 6%-19%. Việt Nam là nguồn cung cấp cá thịt trắng
lớn thứ 5 trên thị trường Anh, chiếm khoảng 7,5% thị phần. Anh NK chủ yếu các loại cá
tuyết từ Na Uy, Iceland, Quần đảo Faroe và từ Trung Quốc – xưởng gia công, chế biến cá
thịt trắng cho các nước châu Âu.

17



×