Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tiểu luận những thách thức của việt nam trong hoạt động xuất khẩu vải thiều việt nam sang thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.96 KB, 23 trang )

ĐỀ TÀI: NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VẢI THIỀU VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG AUSTRALIA
MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, trong khoảng 5 năm trở lại đây, sản lượng vải của
cả nước đạt khoảng từ 210.000 – 225.000 tấn. Trong đó, với
tổng diện tích trồng vải khoảng 43.000 ha, sản lượng tại hai
tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đạt khoảng 190.000 tấn quả tươi
(tại Bắc Giang diện tích khoảng 32.000 ha, sản lượng khoảng
160.000 tấn, tại Hải Dương diện tích khoảng 11.000 ha, sản
lượng khoảng 40.000 tấn). Trong đó, diện tích vải áp dụng
theo tiêu chuẩn VietGap khoảng 8.500 ha tại Tỉnh Bắc Giang
và 800 ha tại Tỉnh Hải Dương.
Việc đưa trái vải xuất khẩu có thể đem lại lợi nhuận kinh
tế hơn rất nhiều so với chỉ tiêu thụ trong nước. Do sản lượng
vải hàng năm của Việt Nam lớn, nếu chỉ tiêu thụ trong nước
sẽ dẫn tới việc cung vượt quá cầu khiến cho giá bán quá thấp,
hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi đó ở một số nước nhu cầu
tiêu thụ quả vải lớn, tuy nhiên nguồn cung rất hạn chế. Bên
cạnh đó, quả vải Việt Nam xuất ra nước ngoài rất được giá, ở
thị trường Việt Nam giá cao nhất vào khoảng 24.000đ/kg,
nhưng ở các thị trường khác quả vải có thể được bán với giá
220.000đ – 240.000đ/kg.
Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác của Việt Nam,
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu vải thiều truyền
1




thống. Việc phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu sẽ không
thể tránh khỏi những rủi ro nhất định cho nền kinh tế nói
chung và cho nông dân nói riêng. Do vậy, việc đẩy mạnh công
tác nghiên cứu, xúc tiến xuất khẩu trái vải của Việt Nam sang
các nước khác nhằm bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc
là hết sức cần thiết. Những năm gần đây, Việt Nam đã mở
rộng sang các thị trường khác, trong đó các thị trường như Mỹ
và Australia ngày càng đóng vai trò quan trọng. Tại thời điểm
hiện tại, Australia chỉ chấp nhận cho nhập khẩu một loại hoa
quả tươi của Việt Nam vào thị trường này là trái vải thiều. Việc
đưa trái vải thành công vào thị trường Australia sẽ đồng thời
mở ra cơ hội mới cho một số loại trái cây khác như thanh
long, nhãn, xoài...
Trái cây Việt Nam có nhiều triển vọng xuất khẩu sang
thị trường Australia, bởi Việt Nam có các loại trái cây nhiệt đới
đặc sản, lạ có sức hấp dẫn đối với nhu cầu đổi mới và thích
mới lạ của người tiêu thụ như trái vải thiều. Tuy nhiên, hoạt
động xuất khẩu vải thiều của Việt Nam sang thị trường
Australia đang phải gặp phải nhiều thách thức do đây là một
trong những nước có các quy định và kiểm định ngặt nghèo
nhất trên thế giới.
Để góp phần vào việc nhận diện những thách thức của
Việt Nam khi đưa trái vải thâm nhập vào thị trường Australia,
nhóm nghiên cứu đã triển khai đề tài “NHỮNG THÁCH THỨC
CỦA

VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VẢI


THIỀU SANG THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA”
2.
2

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích và đánh
giá thực trạng xuất khẩu vải thiều của Việt Nam giai
đoạn 2010 – 2018, từ đó nhận diện các khó khăn, thách
thức mà Việt Nam đang gặp phải khi xuất khẩu vải thiều
sang thị trường Australia.
- Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện
các nhiệm vụ:
 Phân tích thực trạng xuất khẩu trái vải thiều Việt
Nam trong giai đoạn 2010-2018.
 Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu trái vải
thiều tại Australia, các quy định, yêu cầu đối với trái vải tươi
khi được đưa vào thị trường Australia. Từ đó, phân tích những
thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt trong việc xuất
khẩu trái vải thiều sang thị trường Australia.
 Đề xuất một số giải pháp khắc phục các thách thức
mà hoạt động xuất khẩu trái vải thiều Việt Nam sang thị
trường Australia đang phải đối mặt.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: hoạt động xuất khẩu vải thiều vủa Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:


Không gian: xem xét hoạt động sản xuất và

xuất khẩu vải thiều ở các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương.

Thời gian:
o Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018: phân
tích thực trạng xuất khẩu vải thiều của Việt Nam sang thị
trường Australia để chỉ những khó khăn trong hiện tại gặp
phải.
o Giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022: dự báo
và phân tích các khó khăn trong hoạt động xuất khẩu vải
thiều của Việt Nam sang thị trường Australia.
4.
3

Phương pháp nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: là phương pháp
nghiên cứu với chất liệu nghiên cứu bao gồm những báo cáo,
tư liệu, số liệu… đã có sẵn trước đó. Tác giả đã thu thập số
liệu từ những nguồn chính thống, từ đó, đi sâu vào phân tích
và đưa ra giải pháp. Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu
thập qua các tài liệu tham khảo, báo cáo, dữ liệu được công
bố của các công ty, cục Thương mại quốc tế, bộ Công thương,
tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài, các bài báo có
nguồn đáng tin cậy…
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: là phương pháp sử

dụng, so sánh và đối chiếu với những kinh nghiệm đã có của
một số quốc gia khác về vấn đề xuất khẩu nông sản, qua đó
đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề xuất khẩu vải
thiều của Việt Nam.
5.

Kết quả nghiên cứu
5.1. Kết quả nghiên cứu 1: Phân tích tình hình sản

xuất và xuất khẩu trái vải thiều tại Việt Nam
a. Tình hình trồng vải
Vùng trồng vải của Việt Nam tập trung ở phía Bắc và một
số vùng ở phía Nam. Các tỉnh trồng vải bao gồm Lào Cai, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Nội, Hoà Bình, Vĩnh Phúc,
Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Giang, Ninh Bình, Quảng
Ninh, Thanh Hoá và Phú Thọ. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết,
chỉ có Hải Dương, Hưng Yên và Bắc Giang là các tỉnh có sản
lượng và chất lượng cao để xuất khẩu.

4


215800

210000
195000

185740
167000


142315

141340
120000

91500

2018

2017

2016

2015

2014

2013

2012

2011

2010

Theo số liệu của Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, sản lượng
vải thiều của tỉnh Bắc Giang nói chung đạt 215.800 tấn, tăng
124.300 tấn so với vụ vải thiều năm 2017.
Hình 1. Sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang từ năm
2010 đến năm 2018

Nguồn: Sở Công thương tỉnh Bắc Giang
Mùa thu hoạch vải ở Việt Nam vào khoảng tháng Năm và
tháng Bảy. Mùa vụ quả vải thường chia làm 2 giai đoạn: Vải vụ
sớm (bắt đầu từ khoảng giữa tháng 5 đến giữa tháng 6) chủ
yếu là tiêu thụ trong nước. Vải vụ muộn (bắt đầu từ đầu tháng
6 đến đầu tháng 7) chủ yếu là xuất khẩu. Vải được thu hoạch
vào sáng sớm hoặc chiều muộn trong những ngày thời tiết
mát và khô. Ở Việt Nam, vải không được thu hoạch và bán rời
quả như các nước khác mà thu hoạch theo từng trùm vẫn còn
nguyên lá để giữ vải tươi được lâu hơn. Vải tiêu thụ trong nước
được thu hoạch lúc chín cây, tuy nhiên vải để xuất khẩu
thường thu hoạch lúc trái vải vừa chớm chuyển sang màu đỏ.
Nếu chưa được tiêu thụ ngay, vải sẽ được bảo quản trong
phòng lạnh ở nhiệt độ 4-5 độ C và 90-95% độ ẩm để tránh
tình trạng mất nước làm vải thâm và giảm chất lượng.
5


Để đáp ứng các tiêu chuẩn để mở rộng thị trường xuất
khẩu là hết sức cần thiết. Trong mùa vải năm 2015, riêng
huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có kế hoạch sản xuất 9.500 ha
vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP tại 30 xã, thị trấn và tăng
lên 10.000 ha vào năm 2020. Ngoài ra, dự kiến diện tích sản
xuất vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP năm 2016 là 150 ha, và
đạt 250 ha vào năm 2020.
Hiện nay, ở Việt Nam có 23 phòng cấp giấy chứng nhập
VietGAP (các phòng cấp giấy chứng nhận này được chỉ định
bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhưng không
phải là cơ quan nhà nước). Trước khi cấp giấp chứng nhận, họ
sẽ đi kiểm tra vườn cây và các thông tin cung cấp bởi chủ

vườn. Các phòng cấp giấp chứng nhận VietGAP phải chịu
trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP.
Các vườn vải được cấp chứng nhận VietGAP phải ghi nhật ky
việc sử dụng hoá học để kiểm soát dịch bệnh.
b.

Tình hình tiêu thụ trái vải thiều

Thống kê cho thấy, tiêu thụ tại thị trường trong nước
chiếm đến khoảng 60% sản lượng (thị trường tiêu thụ chủ yếu
tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam)
trong khi xuất khẩu quả vải tươi, qua chế biến chiếm khoảng
40% sản lượng, trong đó xuất khẩu chủ yếu sang thị trường
Trung Quốc. Ngoài Trung Quốc, Việt Nam còn xuất khẩu sang
Lào, Campuchia, Maylaysia, Singapore, Nhật Bản, châu Âu,
Nga, Australia... nhưng số lượng rất nhỏ.
Giá bán nội địa năm 2018 tại tỉnh Bắc Giang, giá vải thiều
loại 1 phổ biến từ 35.000đ- 40.000đ/kg, giá vải loại 2 từ
6


16.000đ - 25.000đ/kg và giá vải loại xấu nhất (dùng để chế
biến các sản phẩm nước ép, đóng hộp và sấy khô) từ 5.000đ 10.000đ/kg; tại thành phố Hà Nội, giá vải dao động từ
25.000đ - 30.000đ/kg; tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh,
thành phố thuộc vùng Đông - Tây Nam Bộ, giá vải dao động từ
27.000đ - 35.000đ/kg tùy theo chất lượng quả vải.
Về xuất khẩu, trái vải tươi của Việt Nam được xuất khẩu
chủ yếu sang Trung Quốc. Theo thống kê của Bộ Công
Thương, khối lượng quả vải tươi được xuất khẩu qua các cửa

khẩu thuộc Lào Cai, Lạng Sơn và Hà Giang tính đến hết ngày
08 tháng 7 năm 2018 là 86.400 tấn với trị giá là 151,2 triệu
USD. Như vậy, khối lượng quả vải mùa vụ năm 2018 xuất
khẩu qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc sang thị trường
Trung Quốc vẫn tương đương mọi năm.
Giá xuất khẩu quả vải theo hợp đồng kinh tế của doanh
nghiệp dao động từ 18.000 - 20.000 đ/kg. Còn giá bán tự do
tại cửa khẩu có xu hướng giảm so với thời gian đầu vụ, dao
động từ 13.000 - 15.000 đ/kg ở chính vụ, tiêu thụ với sản
lượng lớn trong khi một số thương lái trong nước đưa hàng lên
biên giới để bán tự do không có hợp đồng kinh tế nên bị
khách hàng ép giá. Giá bán vải loại 1 tại vườn cho thương
nhân Trung Quốc thu mua để xuất khẩu có thời điểm cao và
dao động từ 20.000 - 35.000 đ/kg.
Từ ngày 18/4/2015, Australia đã cấp phép nhập khẩu trái
vải tươi của Việt Nam. Mùa vụ năm 2015, 32 tấn vải thiều Lục
Ngạn lần đầu tiên xuất khẩu thành công sang thị trường
Australia.

7


Để xuất khẩu trái vải tươi sang các nước đòi hỏi kiểm dịch
khắt khe, vải của Việt Nam sẽ được chiếu xạ, xử ly nhiệt hơi
hoặc giữ lạnh để diệt côn trùng gây bệnh trước khi xuất khẩu,
sau đó sẽ được cơ quan kiểm dịch của Việt Nam kiểm tra và
cấp giấy chứng nhận trước khi xếp hàng vào container lạnh
để xuất khẩu.

Hình 2. Quy trình xuất khẩu vải thiều Việt Nam

Nguồn:
8


5.2. Kết quả nghiên cứu 2: Tình hình xuất nhập
khẩu trái vải thiều tại Australia
a. Tình hình nhập khẩu
Tính đến nay, mới chỉ có 5 quốc gia là Việt Nam, Đài Loan,
Nam Phi, Trung Quốc và Thái Lan tiếp cận được thị trường vải
thiều của Úc. Tuy nhiên, Nam Phi gần như không xuất khẩu
vải sang Úc do trùng mùa thu hoạch. Trung Quốc và Thái Lan
được phép xuất khẩu vải vào Úc từ năm 2004, Việt Nam được
phép xuất khẩu vải từ năm 2015. Sản phẩm của hai nước này
và Việt Nam được bán tại thị trường Úc trong thời gian vải của
Úc chưa đến kỳ thu hoạch.
Đối với Úc, việc nhập khẩu trái vải từ các nước có mùa vụ
ngược với Úc mang đến một lợi thế tiềm năng cho ngành
trồng vải của Úc bởi người dùng sẽ có thói quen ăn vải tươi
quanh năm. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm nhập khẩu kém
sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm của Úc trong trường hợp
người tiêu dùng không muốn ăn vải nữa.
b.

Xu hướng phát triển thị hiếu người tiêu dùng

Thị trường Úc không phải là một thị trường nhập khẩu vải
lớn, nhưng vẫn có tiềm năng phát triển do hầu hết người tiêu
dùng Úc chưa quen với hoặc không biết gì về vải, hương vị,
cách ăn. Lượng tiêu thụ tập trung chủ yếu ở người Á đông vốn
đã quen và thích trái vải. Thị trường tiêu thụ hiện nay mới chỉ

tập trung các thành phố lớn như Sydney, Melbourne, Darwin…
Theo kết quả nghiên cứu, nhu cầu tiêu thụ vải thiều tại thị
trường Australia còn rất lớn. Kết quả cụ thể là:

9


 Hầu hết người tiêu dùng không quen hoặc không
nhận biết được quả vải, hương vị, cách chế biến và ăn vải như
thế nào;
 Người mua vải chủ yếu là những người có nguồn
gốc Châu Á, là những người biết và có sở thích ăn vải từ trước;
 Người tiêu dùng có khuynh hướng thích vải có hạt
nhỏ hơn và cùi dày hơn (tỷ lệ cùi so với hạt cao hơn).
Gần đây, theo số liệu khảo sát Homescan của ACNielsen,
cho biết khuynh hướng mua và tiêu dùng quả vải:
 Có 11,2% số hộ gia đình mua vải quả;
 Bình quân mỗi hộ chi 6,6 AUD (để mua vải quả;
 Mỗi hộ gia đình mua 2 lần mỗi mùa;
 Mỗi lần đi mua vải chi 3,3 AUD;
 Hộ gia đình thường chi tiền mua vào dịp Lễ giáng
sinh và vào thời
gian sau lễ giáng sinh;
 Các cặp vợ chồng đã ổn định và các cặp lớn tuổi
mua lượng vải
chiếm 40% tổng số vải bán ra.
c. Giá cả
Giá vải của Úc tương đối cao. Hiện tại, giá bán tại cổng
trang trại là 6,5 AUD/kg (xấp xỉ 105.000 VNĐ/kg). Giá bán tại
các siêu thị lên đến trên dưới 16 AUD/kg (xấp xỉ 260.000

VNĐ/kg). Tuy nhiên, giá cả dao động tuỳ theo thời điểm thu
hoạch:


Mùa vải đến sớm ở vùng bắc Queensland với nguồn

cung hạn chế sẽ làm cho giá cao;

10




Khi sản lượng gia tăng ở tất cả các khu vực trồng

vải từ bắc cho tới đông nam Queensland giá bắt đầu giảm
nhanh chóng và giá thấp nhất rơi vào dịp Giáng sinh và năm
mới;


Giống vải cao cấp hạt nhỏ như FZS và Salathiel luôn

được giá cao trong suốt mùa vụ;


Giá được cải thiện chút ít vào cuối mùa khi khối

lượng trên thị trường thấp và vào dịp Tết âm lịch khi lượng
cung cho thị trường Á đông tăng mạnh.
5.3. Kết quả nghiên cứu 3: Một số thách thức

trong hoạt động xuất khẩu vải thiều Việt Nam vào thị
trường Australia.
Các thách thức trong hoạt động xuất khẩu vải thiều sang
thị trường Australia mà Việt Nam đang phải đối mặt xuất phát
từ cả phía Việt Nam và Australia
5.3.1.
Các thách thức đến từ phía Australia: có rất
nhiều thách thức mà Việt Nam đang gặp phải xuất phát từ
phía Australia, nổi bật nhất là hàng rào phi thuế quan (các rào
cản kĩ thuật) và thách thức về hạn ngạch.
Úc là một trong những nước có các qui định về kiểm dịch
ngặt nghèo nhất trên thế giới. Úc đã xây dựng khuôn khổ
chính sách về an toàn sinh học nhằm bảo vệ nền nông nghiệp
trước những rủi ro do côn trùng có hại xâm nhập và phát tán.
Tiến trình phân tích rủi ro nhập khẩu (IRA) là một phần quan
trọng trong chính sách an toàn sinh học của Úc. Trước khi cân
nhắc việc cho phép nhập khẩu một sản phẩm mới, việc phân
tích rủi ro nhập khẩu được tiến hành một cách chính thức.
Nếu phát hiện có nguy cơ rủi ro, các biện pháp kiểm soát rủi
ro sẽ được đề xuất để làm giảm thiểu rủi ro ở mức có thể kiểm
11


soát được, trong trường hợp không thể giảm thiểu nguy cơ rủi
ro, sản phẩm mới sẽ không được cấp phép nhập khẩu vào
nước Úc.
Trong quá trình phân tích rủi ro nhập khẩu, Bộ Nông
nghiệp Úc sử dụng các chuyên gia về khoa học và kỹ thuật và
các tư vấn gia cùng các bên có liên quan để đánh giá và đề
xuất các biện pháp kiểm dịch động thực vật. Bộ Nông nghiệp

dựa trên báo cáo của các chuyên gia sẽ quyết định việc cấp
phép hoặc không cấp phép nhập khẩu và chịu trách nhiệm
thực hiện các biện pháp quản ly rủi ro phù hợp.
Tính đến thời điểm hiện trước năm 2015, Úc chưa chấp
nhận cho nhập khẩu bất cứ một loại trái cây tươi nào của Việt
Nam vào Úc. Theo quy định của phía Úc, trước khi cho phép
nhập khẩu mặt hàng hoa quả tươi phải tiến hành kiểm tra,
khảo sát vùng trồng, cơ sở đóng gói, cũng như làm việc với
các đơn vị quản ly tại địa phương về các nội dung liên quan
đến quản ly dịch hại tại vườn trồng và tiềm năng xuất khẩu
sản phẩm.
Năm 2015, Australia bắt đầu cho thí điểm nhập khẩu trái
vải tươi của Việt Nam sau rất nhiều năm xem xét hồ sơ.
a.Rào cản về vấn đề đăng ký các cơ sở xử lý,
đóng gói và các quy trình kiểm tra

Nội dung :
Tất cả các khu vực xử ly và đóng gói phải được vệ sinh
thường xuyên (hàng ngày phải dọn sạch trái cây bị hỏng,
thâm, nám, nhiễm sâu bệnh). Tại các địa điểm này phải có
lưới chắn để sinh vật gây hại từ bên ngoài không thể xâm
nhập vào bên trong hoặc không thể thâm nhập từ khu vực
chưa xử ly sang khu vực đã được xử ly. Trái cây phải được đảm
12


bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển từ các vườn
trồng đến cơ sở xử ly, đóng gói cũng như khi trái cây được bảo
quản tại các cơ sở xử ly này.
Các thiết bị xử ly và đóng gói phải có hệ thống lưu trữ dữ

liệu hay các bản ghi để có thể truy xuất nguồn gốc lô hàng
được xử ly, đóng gói, kể cả quá trình vận chuyển từ khi được
đưa đến các cơ sở xử ly, đóng gói cho đến khi xuất khẩu.
Tất cả các cơ sở xử ly và đóng gói vải xuất khẩu sang Úc
cần phải được đăng ky, kiểm tra và thông qua bởi Cục Bảo vệ
thực vật trước khi bắt đầu mỗi vụ thu hoạch. Danh sách các
cơ sở đăng ky phải được gửi cho Bộ Nông nghiệp Úc. Danh
sách này phải được Cục Bảo vệ thực vật cập nhật thường
xuyên.
Cục Bảo vệ thực vật hoặc một cơ quan có thẩm quyền
khác chịu trách nhiệm kiểm tra các cơ sở xử ly và đóng gói
vào mỗi đầu mùa vụ và và có thể kiểm tra giữa mùa vụ nếu
thấy cần thiết, nhằm đảm bảo các cơ sở xử ly và đóng gói
được trang bị đầy đủ và hệ thống có thể đáp ứng được các
yêu cầu kiểm dịch thực vật của Úc. Việc kiểm tra bao gồm các
yêu cầu về đăng ky, các yêu cầu đối với người trồng, quy trình
xử ly, đóng gói, đảm bảo an toàn cho trái vải, lưu giữ và tiến
hành các biện pháp kiểm dịch. Khi có yêu cầu, các báo cáo
kiểm tra của Cục Bảo vệ thực vật phải được gửi cho Bộ Nông
nghiệp Úc.
Các cơ sở xử ly và đóng gói sẽ được yêu cầu xác định
từng vườn trồng, cùng với hệ thống số và việc xác định quả
vải từ vườn trồng nào, bằng việc đánh dấu mã số đăng ky của

13


mỗi vườn trồng lên thùng các-tông đựng hàng hoặc giá đơ
khối hàng.
Việc xử ly lạnh (CT), xử ly nhiệt hơi (VHT) hoặc chiếu xạ

(IT) để diệt/khử ruồi giấm, ruồi đục quả và/hoặc rệp sáp chỉ
được thực hiện với các thiết bị xử ly/đóng gói đã được đăng ky.
Khi áp dụng biện pháp kiểm soát vườn trồng, việc kiểm
tra để xác nhận không có ruồi đục quả trước khi xuất khẩu
phải được thực hiện tại cơ sở xử ly và đóng gói đã được đăng
ky.


Thách thức đối với phía Việt Nam
Những yêu cầu khắt khe của Australia đối với các cơ sở xử

ly, đóng gói và các quy trình kiểm tra là những thách thức lớn
mà Việt Nam đang gặp phải. Các yêu cầu về vấn đề vệ sinh
của các cơ sở xử ly, đóng gói không phải vấn đề lớn đối với
phía Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu của phía Australia về hệ
thống lưu trữ dữ liệu để truy xuất nguồn gốc lô hàng được xử
ly, đóng gói, kể cả quá trình vận chuyển từ khi được đưa đến
các cơ sở xử ly, đóng gói cho đến khi xuất khẩu là một vấn đề
lớn đối với phía Việt Nam. Không chỉ quả vải thiều mà tất cả
các mặt hàng của Việt Nam hiện nay xử ly rất kém vấn đề
truy xuất nguồn gốc, chưa có hệ thống lưu trữ dữ liệu đồng
bộ. Mặc dù vấn đề về truy xuất nguồn gốc không phải vấn đề
mới, tuy nhiên hiện nay Việt Nam vẫn chưa thể giải quyết
được vấn đề này.
b.
Rào cản về vấn đề chiếu xạ trước xuất
khẩu

Nội dung:
Nếu phía Việt Nam áp dụng biện pháp xử ly chiếu xạ để

diệt ruồi giấm, ruồi đục quả hoặc rệp sáp thì cần áp dụng
14


liều/cường độ tia chiếu tối thiểu để giảm thiểu rủi ro trên cơ sở
các quy định kiểm dịch của phía Việt Nam, cụ thể là:
- Tia chiếu có cường độ là 150 Gy để diệt ruồi giấm
(Bactrocera cucurbitae và Bactrocera dorsalis);
- Tia chiếu có cường độ là 400 Gy để diệt ruồi đục quả
(Conopomorpha sinensis) và rệp sáp (Dysmicoccus lepelleyi,
Paracoccus

interceptus,

Paracoccus

lilacinus,

Paracoccus

litchi, Paracoccus minor, Pseudococcus cryptus, Pseudococcus
jackbeardsleyi).
Cục Bảo vệ thực vật phải tiến hành kiểm tra cơ sở chiếu
xạ để đảm bảo tuân thủ quy định phía Australia đưa ra.
Bộ Nông nghiệp Úc sẽ yêu cầu tiến hành kiểm tra đối với
hệ thống/quy trình chiếu xạ trước khi xuất khẩu.


Thách thức đối với phía Việt Nam
Vải thiều Việt Nam trước khi xuất khẩu sang thị trường


Australia bắt buộc phải chiếu xạ để loại bỏ côn trùng, mầm
bệnh. Các trung tâm chiếu xạ hiện nay của Việt Nam có thể
đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật mà Australia yêu cầu. Tuy
nhiên công suất của các trung tâm rất hạn chế, khi trung tâm
chiếu xạ Hà Nội bắt đầu đi vào hoạt động, một ngày công
suất của trung tâm chỉ đạt tối đa 30 tấn/ ngày trong khi nhu
cầu đăng kí chiếu xạ của các doanh nghiệp lên tới 50
tấn/ngày. Các trung tâm chiếu xạ với công suất thấp đang là
vấn đề đối với hoạt động xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang
thị trường Australia, việc các trung tâm có công suất thấp,
không đủ đáp ứng nhu cầu khiến cho thời gian xuất khẩu quả
vải thiều bị kéo dài, dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm sút.
c. Thách thức trong khâu bảo quản kho hàng
15




Nội dung
Trái cây đã và đang đóng gói phải được bảo vệ tránh lây

nhiễm sinh vật gây hại trong quá trình đóng gói và sau khi
đóng gói, trong khi để ở kho hàng và trong khi vận chuyển
giữa các địa điểm (ví dụ từ nơi đóng gói đến kho lạnh, đến nơi
kiểm tra, nơi tập kết hàng để xuất khẩu...).
Trái cây xuất khẩu sang Úc, đã được Cục Bảo vệ thực vật
kiểm tra và chứng nhận, hoặc đã được xử ly, cần phải được
đảm bảo an toàn nhằm tránh lẫn với các loại trái cây xuất
khẩu đi các nước khác hoặc để tiêu thụ trong nước và phải

được bảo quản ở trong kho cho đến khi được xuất khẩu. Việc
này có thể được thực hiện bằng cách để riêng hoặc cách ly
trái cây được xuất khẩu sang Úc ở kho riêng, được che phủ và
cách ly cơ học với các loại trái cây khác (cách ít nhất 1 mét
trong môi trường nhiệt độ bình thường hoặc cách 10cm trong
phòng lạnh), ngăn cách bằng lưới hoặc giá đơ được quấn/bọc
bằng nhựa, hoặc bằng cách để các thùng các-tông đã được
niêm phong trong kho lạnh ở nhiệt độ thấp trước khi được
xếp/chuyển lên các công-te-nơ.
Theo cách khác, trái cây đã đóng gói có thể được vận
chuyển trực tiếp từ nơi đóng gói đến thẳng các công-te-nơ đã
được chỉ định, các công- te-nơ này sau đó được niêm phong
và không được mở, cho đến khi hàng tới Úc.
Hàng hóa phải được đảm bảo an toàn cho đến khi được cơ
quan kiểm dịch Úc cho phép giải phóng hàng.


Thách thức đối với Việt Nam
Các quy định về bảo quản vải thiều trong kho hàng của

phía Australia khá khắt khe, yêu cầu cách ly với trái cây xuất
16


sang nước khác và trái cây tiêu thụ trong nước với những yêu
cầu về khoảng cách cụ thể. Nhũng quy định này không quá
khó đối với Việt Nam, tuy nhiên để đáp ứng được các yêu cầu
này, đòi hỏi cần nỗ lực hơn trong khâu quản ly, bên cạnh đó
chi phí kho bãi cũng sẽ tăng thêm.
d.


Thách thức về thủ tục kiểm định thực vật

của bộ Nông nghiệp Australia.


Nội dung
Khi hàng đến cảng đầu tiên của Úc, Bộ Nông nghiệp Úc sẽ

tiến hành kiểm tra từng lô hàng đồng thời kiểm tra các Giấy
chứng nhận kiểm dịch thực vật quốc tế gốc của lô hàng và
các chứng từ, giấy tờ liên quan trước khi cho phép giải phóng
hàng.
Các nhân viên của Bộ Nông nghiệp Úc sẽ tiến hành kiểm
tra đối với rệp sáp, ruồi đục quả, ruồi giấm và các loại sinh vật
gây hại khác thuộc đối tượng của kiểm dịch Úc cũng như các
chất gây ô nhiễm.
Nếu các lô hàng bị phát hiện không đáp ứng các quy định
kiểm dịch của Úc thì nhà nhập khẩu sẽ được phép áp dụng
các biện pháp xử ly tại chỗ (nếu các biện pháp xử ly đó là phù
hợp với việc diệt trừ các sinh vật gây hại đã được phát hiện)
hoặc tái xuất hoặc tiêu hủy lô hàng.
Nếu phát hiện có các sinh vật gây hại còn sống trong lô
hàng vải tươi thì Bộ Nông nghiệp Úc có thể đình chỉ không
chấp nhận đơn vị cung cấp dịch vụ xử ly và các cơ sở đóng
gói và yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật tiến hành điều tra và áp
dụng các biệp pháp khắc phục.

17



Bộ Nông nghiệp Úc có quyền tiến hành kiểm tra hệ thống
quản ly rủi ro đối với trái vải của Việt Nam nhằm đảm các biện
pháp khắc phục đã được thực hiện trước khi cho phép thương
mại mặt hàng này tiếp tục.
Nếu phát hiện một sinh vật nào đó ở trái vải tươi từ Việt
Nam nhưng Báo cáo cuối cùng lại chưa có đánh giá về sinh
vật đó thì cần phải tiến hành đánh giá để xác định tình trạng
kiểm dịch đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm dịch nếu
thấy cần.
Nếu phát hiện một sinh vật gây hại nào đó gây quan ngại
ở góc độ kiểm dịch, nhưng chưa được nêu trong Báo cáo cuối
cùng thì có thể phải tiến hành rà soát lại thương mại mặt
hàng này nhằm đảm bảo rằng các biện pháp hiện đang được
áp dụng vẫn cho phép Úc duy trì hàng rào bảo vệ bằng biện
pháp kiểm dịch ở mức độ phù hợp.


Thách thức đối với phía Việt Nam
Australia là quốc gia có những quy định rất khắt khe về

vấn đề kiểm dịch đối với trái vải thiểu Việt Nam khi xuất khẩu
sang thị trường này. Công tác kiểm dịch của Australia khi đối
với quả vải thiều cũng rất khắt khe, nhiều thủ tục khiến cho
tời gian quả vải phải lưu kho kéo dài, tăng chi phí bảo quản và
gián tiếp làm tăng tỉ lệ quả hư hỏng.
e.Rào cản về hạn ngạch
Ngành trồng vải thiều của Úc đã phát triển từ một ngành
non trẻ vào giữa năm 70 của thế kỷ trước cho đến nay đã có
hơn 300 người trồng vải thiều trên diện tích hơn 800 ha, với

khoảng 4.000 cây vải thiều, sản xuất khoảng 2.000 - 3.000

18


tấn vải, trị giá khoảng 10 - 15 triệu AUD mỗi năm. Sản lượng
dự báo vẫn ở mức tương tự trong vòng 5 năm tới.
Tuy là một ngành nhỏ với sản lượng và kim ngạch xuất
khẩu không đáng kể so với các ngành hoa quả khác nhưng
ngành trồng vải của Australia đang hoạt động khá bài bản.
Vụ mùa thu hoạch vải thiều của Australia bắt đầu từ cuối
tháng 10 đến giữa tháng 3.
Australia cũng là quốc gia trồng vải, tuy sản lượng nhỏ
nhưng cũng là ngành đem lại giá trị kinh tế. Để đảm bảo lợi
ích cho người trồng vải, Chính phủ Australia chỉ chấp nhận
nhập khẩu vải thiều của các nước khác ngoài thời gian thu
hoạch vải của nước mình. Điều này hạn chế sản lượng vải
thiều Việt Nam có thể xuất khẩu sang Australia, khiến lợi
nhuận kinh tế bị hạn chế.
5.3.2.

Các thách thức đến từ phía Việt Nam

a.Bị cạnh tranh với nhiều nước khác
Tính đến nay, Australia chấp nhận nhập khẩu trái vải tươi
của 5 nước bao gồm có Việt Nam. Mặc dù trái vải tươi của Việt
Nam có chất lượng tốt tuy nhiên lại khó cạnh tranh về giá so
với các đối thủ do phải chịu rất nhiều chi phí.
Cụ thể vào năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu vải vào thị
trường Australia, tổng giá thành trái vải tươi của Việt Nam cập

cảng hàng không Australia là 8 AUD/kg trong khi vải Trung
Quốc chỉ khoảng 2,5 - 3AUD/kg. Nên mặc dù vải Việt Nam
được người tiêu dùng Australia đánh giá có chất lượng cao
hơn, ngon hơn nhưng giá đắt hơn nên lượng tiêu thụ rất
chậm.

19


Một trong những nguyên nhân khiến giá vải thiều Việt
Nam đi Australia đội giá cao là do chi phí vận chuyển và chiếu
xạ. Trong khi vải thiều được thu mua hoàn toàn ở các tỉnh
miền Bắc nhưng các doanh nghiệp phải vận chuyển vào thành
phố Hồ Chí Minh để chiếu xạ dù Hà Nội cũng có trung tâm
chiếu xạ.
Doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu vải cũng gặp rất
nhiều khó khăn do vướng quá nhiều thủ tục. Trong đó vướng
mắc lớn nhất là trung tâm chiếu xạ tại Hà Nội từ chối yêu cầu
kiểm tra, giám sát an ninh, dán tem an ninh trên từng kiện
hàng sau khi chiếu xạ và yêu cần doanh nghiệp tự liên hệ với
các cơ quan chức năng để được giải quyết.
Chi phí vận tải vận tải quá cao cũng là một trong những
nguyên nhân khiến cho giá thành trái vải tươi xuất khẩu sang
Australia bị đội giá. Để đảm bảo độ tươi của quả vải, doanh
nghiệp ưu tiên sử dụng dịch vụ của Vietnam Airlines do có
nhiều đường bay thẳng. Tuy nhiên chi phí xử ly đối với quả vải
tươi (hàng mau hỏng) của Vietnam Airlines cao hơn từ 30 – 40
cent/kg so với hàng hoá thông thường và so với các hãng bay
khác (Thai Airways thu 10 cent/kg). Năm 2005 – năm đầu tiên
Australia chấp nhận nhập khẩu quả vải tươi của Việt Nam,

nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận thua lỗ để tiếp thị quả vải
do cước vận chuyển chiếm hơn 2/3 giá thành quả vải.
b.

Khâu bảo quản và tiêu thụ vải thiều còn

nhiều bất cập
Vải thiều là một loại quả khó bảo quản, lại chín rộ trong
thời gian ngắn nên vấn đề tiêu thụ là khâu rất quan trọng.
Hiện nay vấn đề tiêu thụ của người dân còn khá thụ động,
20


chưa kết nối được giữa các miền cũng như các bạn hàng.
Phương thức mua bán vẫn theo hình thức cổ điển, chủ yếu là
chờ các thương lái Trung Quốc đến mua tại vườn nên hiệu quả
rất thấp. Bên cạnh đó, việc phụ thuộc hoàn toàn vào thương
lái Trung Quốc sẽ để xảy ra tình trạng được mùa nhưng mất
giá do thương lái Trung Quốc không sang thu mua.
Các khâu thu hái, bảo quản, chiếu xạ cũng đang có rất
nhiều bất cập khiến cho lợi nhuận kinh tế bị ảnh hưởng. Trong
hơn 40 tấn vải được đưa sang Australia trong năm đầu tiên
thử nghiệm, không phải tất cả đều giữ được chất lượng, màu
sắc tươi ngon cùng giá thành rẻ. Nguyên nhân là có rất ít lô
hàng vượt qua được sự kiểm duyệt do việc bảo quản, cắt gốc,
chiếu xạ chưa đạt yêu cầu dẫn đến bị hư hỏng rất nhiều và bị
từ chối nhập hàng.
c. Vấn đề bảo vệ và nhận diện thương hiệu vải
thiều Việt Nam chưa được chú trọng
Thương hiệu vải thiều Việt Nam chưa thực sự được nhận

dạng ở nước ngoài. Những năm đầu tiên trái vải tươi được
chấp nhận xuất khẩu sang Australia, Thương vụ Việt Nam tại
Australia đã chạy chiến dịch “Người Việt Nam dùng hàng Việt
Nam” để quảng bá trái vải Việt Nam trên đất Australia. Tuy
nhiên việc này chỉ có thể quảng bá thương hiệu vải thiều Việt
Nam đến người Việt – những người đã quen thuộc với trái vải
Việt Nam. Trong khi đó nếu như có thể làm tốt vấn đề quảng
bá thương hiệu vải thiều Việt Nam đến nhiều đối tượng hơn
nữa thì việc tiêu thụ sẽ được cải thiện đáng kể.
6.
21

KẾT LUẬN


Hoạt động xuất khẩu vải thiều đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho Việt Nam và Australia là thị trường giàu tiềm năng mà
Việt Nam có khả năng khai thác.
Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang
Australia đang gặp phải rất nhiều thách thức, xuất phát từ
phía Việt Nam và phía Australia. Các thách thức xuất phát từ
phía Việt Nam là các vấn đề về năng lực cạnh tranh thấp, vấn
đề bảo quản chưa tối ưu và vaasn đề về bảo vệ vào nhận diện
thương hiệu rất kém. Đối với phíc Australia, các thách thức nổi
bật là các hàng rào phi thuế quan cùng với hạn chế về hạn
ngạch xuất khẩu.
Để thAustralia đẩy hoạt động xuất khẩu vải thiều Việt
Nam sang thị trường Australia cần nâng cao năng lực cạnh
tranh bằng việc tối ưu hoá giá thành trái vải thiều:
 Đầu tư hoàn thiện các trung tâm chiếu xạ miền Bắc

để giải quyết vấn đề chi phí bảo quản, vận chuyể khi phải
chiếu xạ tại trung tâm chiếu xạ ở thành phố Hồ Chí Minh. Việc
đưa vào hoạt động các trung tâm chiếu xạ ở miền Bắc sẽ giúo
cho doanh nghiệp xuất khẩu giảm được chi phí từ 15 -16 triệu
đồng/tấn, rút ngắn được thời gian và tiết kiệm được chi phí do
giá chiếu xạ ở miền Bắc rẻ hơn so với miền Nam một nửa,
 Các doanh nghiệp xuất khẩu nên đàm phán với
hãng hàng không, cụ thể là hãng hàng không sẽ giảm 30%
cước vận chuyển quả vải tươi trên các đường bay thẳng tới
Australia đối với các doanh nghiệp có cam kết sử dụng dịch
vụ trong thời gian dài, góp phần hạ giá thành, tăng sức cạnh
tranh cho quả vải thiều Việt Nam.
 Kiểm tra, rà soát thật cẩn thận tất cả các khâu từ
cây trồng cho đến thu hái, cắt gốc, chiếu xạ theo đúng yêu

22


cầu của phía Australia, tránh tình trạng hàng bị trả về do
không đúng quy định hoặc bị hư hỏng nhiều.

23



×