Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

(Luận án tiến sĩ) Kiến thức, tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp 2016 - 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 237 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

TỐNG LÊ VĂN

KIẾN THỨC, TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
NÔNG NGHIỆP VÀ KẾT QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
CAN THIỆP (2016 – 2017)

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

TỐNG LÊ VĂN

KIẾN THỨC, TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
NÔNG NGHIỆP VÀ KẾT QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
CAN THIỆP (2016 – 2017)
Chuyên ngành: Quản lý y tế
Mã số: 9 72 08 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC


Hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Hoàng Hải

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác. Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm.
Tác giả luận án

Tống Lê Văn


MỤC LỤC

Trang phụ bìa...................................................................................................

Trang

Lời cam đoan...................................................................................................
Mục lục............................................................................................................
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................
Danh mục bảng................................................................................................
Danh mục biểu đồ; Danh mục hình................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................


1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN......................................................................................

4

1.1. Một số khái niệm và nội dung chung về bệnh đái tháo đường...............

4

1.1.1. Khái quát sơ lược về đái tháo đường..............................................

4

1.1.2. Định nghĩa về bệnh đái tháo đường................................................

4

1.1.3. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường.....................................................

5

1.1.4. Phân loại đái tháo đường................................................................

6

1.1.5. Triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường......................................

6


1.1.6. Biến chứng của đái tháo đường......................................................

6

1.1.7. Điều trị đái tháo đường týp 2..........................................................

7

1.1.8. Các thơng số kiểm sốt đái tháo đường và biến chứng đái tháo

9

đường...............................................................................................
1.1.9. Quản lý đái tháo đường ngoại trú và mục tiêu của chương trình

11

quản lý đái tháo đường ngoại trú.....................................................
1.2. Tình hình đái tháo đƣờng trên thế giới và ở Việt Nam.......................

13

1.2.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới...........................................

13

1.2.2. Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam...........................................

15



1.3. Một số nghiên cứu về kiến thức và tuân thủ điều trị của bệnh

16

nhân đái tháo đƣờng týp 2...................................................................
1.3.1. Tầm quan trọng, vai trò của kiến thức và tuân thủ điều trị đối với

16

bệnh nhân đái tháo đường nói chung và đặc thù của bệnh nhân
đái tháo đường ngoại trú..................................................................
1.3.2. Một số nghiên cứu về thực trạng kiến thức và tuân thủ điều trị của

22

bệnh nhân đái tháo đường týp 2.......................................................
1.4. Một số nghiên cứu can thiệp về giáo dục nâng cao kiến thức thức,

30

tuân thủ điều trị để đạt đƣợc mục tiêu điều trị đái tháo đƣờng týp 2
1.4.1. Một số nghiên cứu can thiệp trên thế giới.......................................

30

1.4.2. Một số nghiên cứu can thiệp ở Việt Nam........................................

33


1.5. Một số nét khái quát về quản lý ngƣời bệnh đái tháo đƣờng tại

35

Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp.......................................................
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................

37

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu…………...........................................................

37

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu………………….........

37

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu........................................

38

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................................

38

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………...

38

2.2.2. Thời gian nghiên cứu……………………………………………...


39

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………........................

39

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………….

39

2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu…………………………………

39

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu............................…………………...

42

2.3.4. Biến số nghiên cứu..........................................................................

45

2.3.5. Các phương pháp áp dụng trong nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá...

47

2.3.6. Bộ công cụ nghiên cứu....................................................................

54



2.3.7. Nghiên cứu can thiệp……………………………………………...

56

2.4. Tổ chức thực hiện và nhân lực tham gia nghiên cứu…....................

58

2.4.1. Tổ chức thực hiện nghiên cứu…………………………………….

58

2.4.2. Nhân lực tham gia nghiên cứu…………………………………....

60

2.5. Các biện pháp khống chế sai số…………………..............................

60

2.6. Xử lý, phân tích số liệu........................................................................

61

2.7. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................

61


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................

63

3.1. Thực trạng kiến thức và tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo

63

đƣờng týp 2 điều trị ngoại trú có đăng ký tham gia sinh hoạt câu
lạc bộ tại Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp năm 2016......................
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu........................................

63

3.1.2. Kiến thức về bệnh đái tháo đường....................................................

64

3.1.3. Kiến thức, thực hành về dinh dưỡng.................................................

67

3.1.4. Thực hành về tập luyện thể dục hàng ngày.........................................

73

3.1.5. Thực trạng tuân thủ dùng thuốc trong điều trị đái tháo đường và

74


kiểm soát đường máu.......................................................................
3.1.6. Thực trạng các chỉ số theo mục tiêu điều trị đái tháo đường týp 2

77

3.1.7. Nguồn thông tin về bệnh đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu

79

3.2. Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện kiến thức và tuân thủ điều trị

80

của bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện đa khoa Nông nghiệp (2016 – 2017)...........................................
3.2.1. Kết quả cải thiện kiến thức về bệnh đái tháo đường của đối tượng

80

nghiên cứu........................................................................................
3.2.2. Kết quả cải thiện kiến thức, thực hành về dinh dưỡng...........................

83

3.2.3. Kết quả cải thiện về thực hành tập luyện thể dục.............................

92


3.2.4. Kết quả cải thiện thực hành tuân thủ dùng thuốc trong điều trị đái


93

tháo đường và kiểm soát đường máu................................................
3.2.5. Kết quả cải thiện các chỉ số trong mục tiêu điều trị đái tháo đường

97

týp 2..................................................................................................
3.2.6. Kết quả cải thiện một số chỉ số về kiến thức và tuân thủ điều trị.....

100

CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN..................................................................................

101

4.1. Thực trạng kiến thức và tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo

101

đƣờng týp 2 điều trị ngoại trú có đăng ký tham gia sinh hoạt câu
lạc bộ tại Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp........................................
4.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu........................................

101

4.1.2. Kiến thức chung về bệnh đái tháo đường.........................................

103


4.1.3. Kiến thức, thực hành về dinh dưỡng.................................................

108

4.1.4. Thực hành về tập luyện thể dục........................................................

114

4.1.5. Thực trạng tuân thủ dùng thuốc trong điều trị đái tháo đường và

116

kiểm soát đường máu.......................................................................
4.1.6. Thực trạng các chỉ số trong mục tiêu điều trị đái tháo đường týp 2

119

4.2. Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện kiến thức và tuân thủ điều trị 124
của bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện đa khoa Nông nghiệp (2016 – 2017)...........................................
4.2.1. Kết quả cải thiện kiến thức về bệnh đái tháo đường..........................

124

4.2.2. Kết quả cải thiện kiến thức, thực hành về dinh dưỡng...........................

125

4.2.3. Kết quả cải thiện thực hành tập luyện thể dục..................................


127

4.2.4. Kết quả cải thiện thực hành tuân thủ dùng thuốc trong điều trị đái

127

tháo đường và kiểm soát đường máu...............................................
4.2.5. Kết quả cải thiện chỉ số trong mục tiêu điều trị đái tháo đường.....

128

4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu........................................................

129


KẾT LUẬN....................................................................................................

131

KIẾN NGHỊ...................................................................................................

135

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.....................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................
PHỤ LỤC.......................................................................................................



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Viết tắt

Viết đầy đủ

1

ADA

American Diabetes Association (Hiệp hội đái tháo đường Mỹ)

2

ACTH

Adrenocorticotropic Hormone (hormon kích thích vỏ thượng
thận)

BN

Bệnh nhân

BMI

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thế)

4

BV


Bệnh viện

5

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

6

CLB

Câu lạc bộ

7

CVD

Cardiovascular Disease (Bệnh tim mạch)

8

CS

Cộng sự

9

CSHQ


Chỉ số hiệu quả

10

DASH

Dietary Approaches to Stop Hypertension (Chế độ ăn lành

3

mạnh)
11

DME

Diabetic Macular Edema (Phù hoàng điểm do đái tháo đường

12

DSME

Diabetes Self-Management Education (Chương trình giáo dục
tự chăm sóc đái tháo đường)

13

DR

Diabetic Retinopathy (Bệnh võng mạc do đái tháo đường)


14

ĐTĐ

Đái tháo đường

15

ĐTV

Điều tra viên

16

GGT

Gamma Glutamyl transferase (là một loại men gan)

17

ESC

European Society of Cardiology (Hội tim mạch Châu Âu)

18

HA

Huyết áp


19

HATT

Huyết áp tâm thu

20

HATTr

Huyết áp tâm trương


TT Viết tắt
21

HDL-c

Viết đầy đủ
High Density Lipoprotein Cholesterol (cholesterol lipoprotein
tỉ trọng cao).

22

HbA1c

hemoglobin A1c (glycated hemoglobin) (một loại hemoglobin
đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và glucose)


23

HQCT

Hiệu quả can thiệp

24

IDF

International Diabetes Federation (Liên đoàn Đái tháo đường
Quốc tế)

25

IGT

Impaired glucose tolerance (Rối loạn dung nạp glucose)

26

IFG

Impaired Fasting Glucose tolerance (Suy giảm dung nạp
glucose máu lúc đói)

27

KTC


Khoảng tin cậy

28

LDL-c

Low density lipoprotein cholesterol (lipoprotein cholesterol tỷ
trọng thấp)

29

OGTT

Oral Glucose Tolerance Test (Đường huyết sau dung nạp 2
giờ, sau khi thử nghiệm dung nạp đường uống)

30

OTC

Over The Counter drug (thuốc không kê đơn)

31

RCT

Randomized controlled clinical trial (Thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên có đối chứng)

32


RR

Relative Risk (nguy cơ tương đối)

33

SGOT

Glutamic-oxaloacetic transamine (là một men gan
Transamine)

34

SGPT

Serum glutamic pyruvic transaminase (là một loại men gan)

35

SL

Số lượng

36

STDR

DR sight-threatening-STDR (DR đe dọa thị giác)


37

THA

Tăng huyết áp

38

THCS

Trung học cơ sở


TT Viết tắt

Viết đầy đủ

39

THPT

Trung học phổ thông

40

TL

Tỷ lệ

41


USD

United States dollar (Đô la Mỹ)

42

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

43

WPRO

Western Pacific Regional Office (Văn phòng khu vực Tây
Thái Bình Dương)


DANH MỤC BẢNG
Bảng
1.1.

Tên bảng

Trang

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường, tiền đái tháo đường

5


týp 2...........................................................................................
1.2.

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường và rối loạn đường máu.

5

1.3.

Mục tiêu điều trị đái tháo đường...............................................

8

1.4.

Các thông số xét nghiệm đối với bệnh nhân đái tháo đường....

10

1.5.

Mục tiêu điều trị cho BN ĐTĐ ở người trưởng thành, khơng

12

có thai........................................................................................
1.6.

Thực trạng bệnh đái tháo đường theo nhóm tuổi trên thế giới


14

năm 2019 và ước tính năm 2045...............................................
1.7.

Mười quốc gia có số người mắc bệnh đái tháo đường cao nhất

14

năm 2019 và ước tính đến năm 2045.........................................
1.8.

Số lượt bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được quản lý, điều trị

36

tại Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp từ năm 2016 đến năm
2021...........................................................................................
2.1.

Phân chia năng lượng cho các bữa ăn trong ngày.....................

48

2.2.

Phân độ huyết áp.......................................................................

51


2.3.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa vào BMI.............

52

2.4.

Mục tiêu điều trị đái tháo đường...............................................

54

3.1.

Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...............................

63

3.2.

Tỷ lệ đối tượng biết các triệu chứng cơ bản của bệnh đái tháo

64

đường.........................................................................................
3.3.

Tỷ lệ đối tượng biết các biến chứng của bệnh đái tháo đường


65

3.4.

Tỷ lệ đối tượng biết các biện dự phòng biến chứng loét bàn

65

chân do đái tháo đường..............................................................


Bảng
3.5.

Tên bảng

Trang

Tỷ lệ đối tượng biết các biện pháp điều trị, dự phòng và đánh

66

giá kiến thức chung về bệnh đái tháo đường............................
3.6.

Hiểu biết của đối tượng về lựa chọn thực phẩm phù hợp cho

67

người đái tháo đường.................................................................

3.7.

Tỷ lệ đối tượng biết cách thức ăn trái cây để không làm tăng

68

cao lượng đường trong máu.......................................................
3.8.

Cách phân bố bữa ăn, chế độ ăn bữa chính, bữa phụ và phần

69

cơm mỗi bữa trong ngày của đối tượng....................................
3.9.

Thói quen sử dụng thực phẩm của đối tượng trong vịng 6

70

tháng qua....................................................................................
3.10. Thói quen ăn các loại quả chín hàng ngày của đối tượng trong

71

6 tháng qua.................................................................................
3.11. Thói quen ăn thịt hàng ngày và khẩu vị ăn của đối tượng

72


trong 6 tháng qua.......................................................................
3.12. Thói quen hoạt tập luyện thể dục và làm việc, nghỉ ngơi tĩnh

73

tại hàng ngày của đối tượng.......................................................
3.13. Chế độ sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường của đối tượng

74

nghiên cứu.................................................................................
3.14. Thực trạng quên thuốc của đối tượng nghiên cứu trong vịng 6

75

tháng qua....................................................................................
3.15. Kiểm sốt đường máu tại nhà và khám định kỳ tại bệnh viện

76

trong vòng 6 tháng qua..............................................................
3.16. Chỉ số khối cơ thể BMI) và chỉ số huyết áp..............................

77

3.17. Chỉ số HbA1c và chỉ số glucose máu lúc đói............................

78

3.18. Mức độ các chỉ số lipid máu......................................................


78


Bảng

Tên bảng

3.19. Nguồn thông tin về bệnh đái tháo đường của đối tượng nghiên

Trang
79

cứu.............................................................................................
3.20. Kết quả cải thiện kiến thức đúng về các triệu chứng cơ bản

80

của bệnh đái tháo đường............................................................
3.21. Kết quả cải thiện kiến thức đúng về về các biến chứng của

80

bệnh đái tháo đường..................................................................
3.22. Kết quả cải thiện kiến thức đúng về các biện dự phòng biến

81

chứng loét bàn chân do đái tháo đường.....................................
3.23. Kết quả cải thiện kiến thức đúng về biện pháp điều trị và dự


82

phòng bệnh đái tháo đường.......................................................
3.24. Đánh giá kết quả cải thiện kiến thức về bệnh đái tháo đường

83

của đối tượng nghiên cứu..........................................................
3.25. Kết quả cải thiện kiến thức về lựa chọn thực phẩm phù hợp...

83

3.26. Kết quả cải thiện kiến thức đúng về cách thức ăn trái cây để

85

không làm tăng cao lượng đường trong máu.............................
3.27. Thay đổi sự phân bố bữa ăn trong ngày và chế độ ăn mỗi bữa

86

của đối tượng nghiên cứu..........................................................
3.28. Thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm của đối tượng trong

87

vòng 6 tháng qua........................................................................
3.29. Thay đổi thói quen phần cơm ăn mỗi bữa trong ngày của đối


88

tượng trong vòng 6 tháng qua....................................................
3.30. Thay đổi thói quen ăn rau xanh/củ/quả hàng ngày của đối

89

tượng trong vịng 6 tháng qua....................................................
3.31. Thay đổi thói quen ăn các loại quả chín hàng ngày của đối
tượng trong vịng 6 tháng qua....................................................

90


Bảng

Tên bảng

3.32. Thay đổi thói quen ăn thịt và khẩu vị ăn hàng ngày của đối

Trang
91

tượng trong vòng 6 tháng qua....................................................
3.33. Thay đổi thói quen tập luyện thể dục và làm việc, nghỉ ngơi,

92

giải trí tĩnh tại hàng ngày trong vòng 6 tháng qua ...
3.34. Kết quả cải thiện thực hành tuân thủ điều trị đái tháo đường


93

của đối tượng nghiên cứu trong 6 tháng qua.............................
3.35. Thay đổi tình trạng quên thuốc của đối tượng nghiên cứu

94

trong vòng 6 tháng qua..............................................................
3.36. Kết quả cải thiện thói quen kiểm sốt đường máu và khám

96

định kỳ của đối tượng nghiên cứu trong 6 tháng qua......
3.37. Mức độ cải thiện chỉ số khối cơ thể (BMI) và chỉ số huyết áp..

97

3.38. Mức độ cải thiện chỉ số HbA1c và glucose máu lúc đói...........

98

3.39. Mức độ cải thiện các chỉ số lipid máu.......................................

99

3.40. Tổng hợp một số chỉ số thay đổi về kiến thức và tuân thủ điều

100


trị...............................................................................................


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1.

Ước tính về tỷ lệ bệnh đái tháo đường trên tồn cầu ở nhóm

13

tuổi 20 – 79 từ năm 2000 – 2019 (đơn vị: triệu người).........
1.2.

Dự đoán về tỷ lệ bệnh đái tháo đường trên toàn cầu ở nhóm

13

tuổi 20 – 79 (đơn vị: triệu người)...........................................
2.1.

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu.......................................................

41


2.2.

Sơ đồ nghiên cứu can thiệp....................................................

42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường týp 2 hiện nay được công nhận là “đại dịch” của
thế kỷ 21 [1]. Theo Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2011 thế giới
có 366 triệu người mắc đái tháo đường, ước tính sẽ tăng lên 552 triệu người
mắc (10,2% dân số) vào năm 2030 [2], và sẽ tăng lên 629 triệu người (khoảng
10,9% dân số) vào năm 2045 [3]. Bệnh đái tháo đường phát triển nhanh trên
tồn cầu khơng chỉ làm tăng gánh nặng bệnh tật và chi phí y tế mà còn làm
giảm sức lao động và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội [3]. Việt Nam
đang trong giai đoạn chuyển dịch dịch tễ học với các bệnh không lây nhiễm,
đặc biệt là bệnh đái tháo đường đang có xu hướng ngày càng gia tăng [4].
Điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy số người mắc đái tháo
đường tăng 201%, từ 2,7% dân số (năm 2002) lên 5,42% dân số (năm 2012)
[5]. Dự báo vào năm 2030, có khoảng 3,42 triệu người đái tháo đường (mỗi
năm có khoảng 88 nghìn trường hợp mắc mới) [6].
Đái tháo đường týp 2 là bệnh mạn tính cần phải được kiểm soát, điều trị
đúng, đủ, thường xuyên và kéo dài suốt cuộc đời của bệnh nhân. Quá trình
điều trị lâu dài làm tăng gánh nặng bệnh tật và chi phí y tế cho gia đình và xã
hội [3]. Để có thể kiểm sốt được đường máu và ngăn ngừa các biến chứng
nặng, nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tổn thương mắt, thận, thần
kinh ngoại vi... từ đó kéo dài tuổi thọ và giảm tỷ lệ tử vong, bệnh nhân cần
phải có kiến thức cơ bản về bệnh đái tháo đường, hoạt động thể lực và nhất là

kiến thức về chế độ ăn để làm cơ sở và tạo niềm tin cho bệnh nhân thay đổi
lối sống và thực hành tuân thủ tốt chế độ điều trị (dinh dưỡng, hoạt động thể
lực, dùng thuốc, kiểm soát đường máu và khám sức khỏe định) theo khuyến
cáo và hướng dẫn của nhân viên y tế.
Nghiên cứu ở Bangladesh đã cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa
kiến thức, thái độ, thực hành về đái tháo đường và việc kiểm soát đường máu


2

ở bệnh nhân đái tháo đường [7]. Nghiên cứu ở bệnh viện Pehaswar, Pakistan
đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa kiến thức và thực hành tuân thủ chế độ
ăn của bệnh nhân đái tháo đường (p-value=0,019) [8]. Mặc dù kiến thức và
tuân thủ điều trị của chính bản thân bệnh nhân đóng một vai trị hết sức quan
trọng trong việc kiểm soát đường máu, tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ bệnh nhân
có kiến thức khơng đúng và không tuân thủ điều trị lại chiếm tỷ lệ khá cao.
Nghiên cứu tại một số bệnh viện ở vùng Amman, Jordan cho thấy có 56,1%
bệnh nhân đái tháo đường trả lời sai về các bữa ăn được khuyến cáo cho bệnh
đái tháo đường [9]. Mandewo W. và cộng sự năm 2014 cho thấy tỷ lệ không
tuân thủ sử dụng thuốc điều trị là 38,9%, chế độ ăn là 43,3% và tập thể dục là
26,0% [10]. Sontakke và cộng sự năm 2015 cho thấy có 70% bệnh nhân
khơng tn thủ lịch trình dùng thuốc, khơng dùng đúng liều lượng quy định
(34,0%), không dùng đúng thời gian quy định (25,33%) [11]. Bano A và cộng
sự tại bệnh viện Lahore, Pakistan năm 2017 cho thấy có 81,0% bệnh nhân có
kiến thức về chế độ ăn ở mức trung bình và kém [12]. Tại Việt Nam, nghiên
cứu về kiến thức và tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều
trị ngoại trú tại một số bệnh viện từ năm 2012 đến 2016 cho thấy, tỷ lệ có
kiến thức đúng về các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao cần tránh đạt
thấp (17,6% và 21,5%) [13]; kiến thức về chế độ ăn (77,9%); tuân thủ chế độ
ăn (58,1 - 79,0%), hoạt động thể lực (63,3 – 66,7%), dùng thuốc (69,2 78,1%), theo dõi glucose máu tại nhà (26,8 - 48,6%), khám sức khỏe định kỳ

(26,8 - 81,0%) [14], [15]. Nghiên cứu của Đoàn Thị Hồng Thúy và cộng sự
tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La năm 2019 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân đái
tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú có kiến thức về khơng tn thủ điều trị là
36,0% [16]. Nguyễn Thị Phương Thùy và cộng sự nghiên cứu tại Bệnh viện
đa khoa Đống Đa, Hà Nội năm 2021 cho thấy, tỷ lệ tuân thủ điều trị kém hoặc
không tuân thủ ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi là 22,8% [17].


3

Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, tại thời điểm năm 2016 quản lý và điều
trị cho hơn 5000 bệnh nhân đái tháo đường týp 2, trong đó trên 90% là bệnh
nhân điều trị ngoại trú. Năm 2016, 2017, trung bình mỗi ngày có khoảng 100
– 120 bệnh nhân đái tháo đường đến khám và điều trị. Tất cả các bệnh nhân
đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú đều được lập hồ sơ bệnh án để quản lý
theo dõi điều trị, được khám lâm sàng, cận lâm sàng, kê đơn cấp/bán thuốc
điều trị và được bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa nội tiết tư vấn, hướng dẫn
chế độ ăn, chế độ hoạt động thể lực, chế độ sử dụng thuốc điều trị, chế độ
kiểm tra theo dõi đường máu tại nhà và tái khám định kỳ. Tuy nhiên, cho đến
nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên nhóm đối tượng này. Câu hỏi
được đặt ra là thực trạng kiến thức, tuân thủ điều trị và công tác quản lý bệnh
nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện như thế nào? Biện
pháp nào là phù hợp và có hiệu quả cao trong việc nâng cao kiến thức và tuân
thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện đa khoa Nơng nghiệp? Vì vậy, chúng tơi nghiên cứu đề tài: “Kiến thức,
tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp
2016 - 2017”
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức và tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái

tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú có đăng ký tham gia sinh hoạt
câu lạc bộ tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp năm 2016.
2. Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện kiến thức và tuân thủ điều trị
của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Đa khoa Nông nghiệp (2016 – 2017).


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm và nội dung chung về bệnh đái tháo đường
1.1.1. Khái quát sơ lược về đái tháo đường
Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng giảm tiết insulin và kháng insulin
ngoại vi dẫn đến tăng glucose máu. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng
glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều và nhìn mờ. Biến
chứng muộn gồm bệnh mạch máu, bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh thận và dễ
nhiễm khuẩn. Chẩn đoán bằng định lượng glucose huyết tương. Điều trị gồm
chế độ ăn, tập luyện, và thuốc để giảm glucose máu, bao gồm insulin và thuốc
uống hạ glucose máu. Biến chứng có thể trì hỗn hoặc phịng tránh với kiểm
sốt đường máu đạt mục tiêu; bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong ở BN ĐTĐ [18].
1.1.2. Định nghĩa đái tháo đường
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ĐTĐ là “Một hội chứng có đặc
tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu/hoặc mất
hoàn tồn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt
động của insulin [19], [20].
Một định nghĩa khác cho rằng ĐTĐ là một rối loạn của hệ thống nội
tiết; bệnh có thuộc tính là tăng glucose máu. Mức độ tăng glucose máu phụ
thuộc vào sự mất hoàn toàn hay một phần khả năng khả năng bài tiết hoặc khả

năng hoạt động của insulin hoặc cả hai [21].
Theo Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (ADA), ĐTĐ: “Là một rối loạn mạn tính, có
các thuộc tính: (1) Tăng glucose máu; (2) Kết hợp với những bất thường về
chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein; (3) Bệnh luôn gắn liền với xu hướng
phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch
khác”. Năm 2002, Ủy ban chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ Mỹ lại đưa ra


5

định nghĩa mới về ĐTĐ “Là một nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc điểm lâm
sàng tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin hoặc cả hai.
Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức
năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần
kinh, tim và mạch máu” [22], [23].
1.1.3. Chẩn đoán đái tháo đường
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường, tiền đái tháo đường
Chẩn đoán
ĐTĐ
Rối loạn dung nạp
glucose (IGT)
Suy giảm dung nạp
glucose lúc đói (IFG)

Nồng độ glucose huyết tương tĩnh mạch
Glucose máu lúc đói ≥ 7,0mmol/l (126 mg/dl) hoặc
Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp ≥ 11,1 mmol/l
(200 mg/dl).
Glucose máu lúc đói: 5,6 - ≤ 6,9 mmol/l (110 –
125mg/dl hoặc

Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp ≥ 7,8 - ≤ 11,1
mmol/l (140 – 200 mg/dl).
Glucose máu lúc đói: 5,6 - ≤ 6,9 mmol/l (110 –
125mg/dl) hoặc
Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp < 7,8 mmol/l (140
mg/dl).

* Nguồn: Kosaka K (2002) [23]; ADA (2012) [24] và George K et al (2010) [25]

Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và rối loạn đường máu của WHO
năm 1999, Bộ Y tế Việt Nam có quyết định số 3280/QĐ-BYT ngày 9/9/2011
về tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và rối loạn đường máu (bảng 1.2) [17].
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường và rối loạn đường máu
Chẩn đốn

Nghiệm pháp
xác định

Bình thường
Đường máu lúc đói
Rối loạn dung nạp đường Đường máu lúc đói và
2 giờ OGTT
Tiền máu (IGT)
ĐTĐ Giảm dung nạp đường Đường máu lúc đói và
máu lúc đói (IFG)
2 giờ OGTT
Đường máu lúc đói
ĐTĐ
hoặc 2 giờ OGTT


Nồng độ Glucose
huyết tương
(mmol/L)
< 5,6
≥ 5,6 - < 7,0
và ≥ 7,8 - <11,1
≥ 5,6 - < 7,0
và < 7,8
≥ 7,0 hoặc ≥ 11,1

* Nguồn: Bộ Y tế, QĐ số 3280/QĐ-BYT (2011) [26]


6

1.1.4. Phân loại đái tháo đường
Theo ADA, bệnh ĐTĐ được chi làm 3 nhóm chính: ĐTĐ týp 1, ĐTĐ
týp 2 và một số loại ĐTĐ đặc biệt khác.
- ĐTĐ týp 1: gây ra do tổn thương tế bào  tuyến tụy đưa đến sự thiếu
Insulin tuyệt đối, nguy cơ nhiễm toan ceton cao.
- ĐTĐ týp 2: chiếm phần lớn trường hợp ĐTĐ ở người cao tuổi, đặc
trưng bởi tình trạng rối loạn hoạt động hoạt tiết insulin: có thể thay đổi từ đề
kháng insulin chiếm ưu thế với thiếu insulin tương đối đến giảm tiết insulin
chiếm ưu thế kèm theo đề kháng insulin hoặc không.
- Các týp đặc hiệu khác của ĐTĐ: rối loạn chức năng tế bào  hoặc
giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết một số gen; bệnh lý tụy ngoại tiết;
bệnh nội tiết; do sử dụng một số thuốc... Một số phụ nữ mang thai mắc ĐTĐ
thai kỳ [27].
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường
Bệnh thường khởi phát ở người trên 30 tuổi và thường diễn tiến tiềm

tàng trong một thời gian dài. Các triệu chứng rầm rộ thường ít gặp, trừ giai
đoạn mất bù, các triệu chứng điển hình của bệnh gồm: (1) Đái nhiều, uống
nhiều; (2) Gầy sút nhiều (giảm cân), mệt mỏi nhiều; (3) Ăn nhiều và cảm thấy
đói; (4) Mắt nhìn mờ; (5) Chậm liền các vết thương hoặc vết loét [28].
1.1.6. Biến chứng của đái tháo đường
- Biến chứng cấp tính:
+ Nhiễm toan ceton acid: BN phải nhập viện để điều trị, trường hợp
nhiễm toan nặng có thể dẫn đến hôn mê và tử vong [28], [29], [30], [31].
+ Tăng áp lực thẩm thấu: là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose nặng,
glucose máu tăng cao. Áp lực thẩm thấu > 320-330 mOsm/kg, nước bị kéo ra
khỏi các nơ ron của hệ thần kinh trung ương và gây ra tình trạng rối loạn ý
thức từ nhẹ lơ mơ đến nặng hôn mê và tỷ lệ tử vong cao (30-50%) [28], [29].


7

+ Hạ glucose máu: Là một trong những biến chứng rất nguy hiểm và có
thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời [32].
+ Tăng glucose máu: có thể xảy ra ở những người mắc bệnh ĐTĐ týp 2,
có thể dẫn đến mất nước sâu và mất điện giải và tiềm ẩn nguy cơ mắc biến
chứng khác. Tỷ lệ tử vong từ 10 - 20% [33].
+ Nhiễm toan acid lactic: Đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa nặng, tỷ
lệ tử vong rất cao (trên 50% các trường hợp) [34].
- Biến chứng mạn tính:
+ Biến chứng tim mạch (CVD) trên tim và mạch máu: Nguy cơ cao bị
tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế
[32], [35], [36].
+ Biến chứng thần kinh ngoại biên: Có thể gây loét bàn chân dẫn đến cắt
cụt chi gây tàn phế cho BN [37], [38], [39], [40], [41].
+ Biến chứng thận: Có thể dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối và BN

phải chạy thận nhân tạo [42].
+ Biến chứng mắt: Có thể dẫn đến phù hồng điểm ĐTĐ (DME), đục
thủy tinh thể và tăng nhãn áp, nhìn đơi [23]. Nặng có thể gây tổn thương giác
mạc và võng mạc là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa [43].
1.1.7. Điều trị đái tháo đường týp 2
* Mục đích điều trị: Kiểm soát ổn định lượng glucose máu khi đói,
glucose máu sau ăn đến gần mức độ sinh lý. Đưa được HbA1c về mức lý
tưởng để giảm thiểu được các biến chứng của bệnh, giảm tỷ lệ tử vong do
ĐTĐ týp 2. Duy trì cân nặng, giảm cân với người béo phì duy trì cân nặng
chuẩn; đưa chỉ số BMI, huyết áp (HA) và các chỉ số lipid máu về mức hợp lý
chấp nhận được [44].
* Nguyên tắc điều trị: Phải kết hợp giữa các loại thuốc điều trị ĐTĐ týp
2, chế độ ăn và luyện tập. Kết hợp kiểm soát đường huyết với điều chỉnh các
lipid máu, đạt mức HA hợp lý... [29].


8

Dùng Insulin khi cần thiết, đặc biệt là trong các đợt cấp của các bệnh lý
mạn tính, bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh lý tim mạch nặng...
Việc điều trị ĐTĐ týp 2 dựa trên chế độ ăn thích hợp, hoạt động thể chất
đều đặn, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tự theo dõi đường máu, thăm
khám định kỳ và giáo dục BN thực hiện các biện pháp trong tuân thủ điều trị.
* Mục tiêu điều trị cụ thể: (bảng 1.3)
Bảng 1.3. Mục tiêu điều trị đái tháo đường
Đơn vị

Chỉ số
Glucose máu: - Lúc đói
- Sau ăn

HbA1c

mmol/l

HA

mmHg

BMI
Cholesterol tồn phần
HDL-c
Triglycerid

kg/(m)2
mmol/l
mmol/l
mmol/l

LDL-c

mmol/l

%

Tốt
4,4 – 6,1
4,4 – 7,8
≤ 7,0
≤ 130/80**
≤ 140/80

18,5 - 23
< 4,5
> 1,1
1,5
<2,5
< 1,7***

Chấp nhận
Kém
≤ 6,5
> 7,0
7,8 ≤ 9,0
> 9,0
> 7,0 đến ≤ 7,5
> 7,5
130/80 > 140/90
140/90
18,5 – 23
≥ 23
4,5 - ≤ 5,2
≥ 5,3
≥ 0,9
< 0,9
≤ 2,3
> 2,3
< 3,4
≥ 3,4
≤ 2,0***

* Nguồn: Bộ Y tế, QĐ số 3879/QĐ-BYT (2014) [44]


Ghi chú: * Mức HbA1c được điều chỉnh theo thực tế lâm sàng của từng đối tượng.
Như vậy, sẽ có những người cần giữ HbA1c ở mức 6,5% (người bệnh trẻ, mới chẩn đoán
ĐTĐ, chưa có biến chứng mạn tính, khơng có bệnh đi kèm); nhưng cũng có những đối
tượng chỉ cần ở mức 7,5% (người bệnh lớn tuổi, bị bệnh ĐTĐ đã lâu, có biến chứng mạn
tính, có nhiều bệnh đi kèm; ** Hiện nay hầu hết các hiệp hội chuyên khoa đã thay đổi mức
mục tiêu: HA <140/80 mmHg khi khơng có bệnh thận ĐTĐ và <130/80 mmHg cho người
có bệnh thận ĐTĐ; *** Người có tổn thương tim mạch, LDL-c nên dưới 1,7 mmol/l).

Như vậy, ĐTĐ là một bệnh lý chuyển hóa mạn tính, tồn tại suốt cuộc
đời của BN và BN có thể mắc những biến chứng rất nặng nề đe dọa đến tính
mạng. Do đó, việc điều trị ĐTĐ cũng phải là điều trị suốt đời. Hiện nay chưa
có phương pháp điều trị khỏi hẳn bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, bệnh có thể được
kiểm sốt để BN duy trì cuộc sống tương đối bình thường. Điều trị ĐTĐ tập
trung vào 2 mục tiêu: giữ cho mức đường máu bình thường và dự phòng các
biến chứng. Theo dõi cẩn thận chế độ ăn uống, luyện tập thể lực và mức


9

đường máu cũng quan trọng tương đương với chế độ dùng thuốc. Chế độ ăn
và luyện tập vừa phải là biện pháp điều trị đầu tiên cho bệnh ĐTĐ, đồng thời
phải thường xuyên khám định kỳ (duy trì chế độ tái khám định kỳ theo lịch
hẹn của bác sĩ), theo dõi các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng theo chỉ định của
bác sĩ và kiểm tra đường máu thường xuyên tại nhà.
Các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 đường uống bao gồm metformin, nhóm
sulfonylureas, acarbose, glitazone, ức chế men DPP-4, ức chế men SGLT-2.
Việc lựa chọn thuốc dựa trên đặc điểm của từng BN. Tiêm insulin được chỉ
định cho tất cả BN ĐTĐ týp1 và một số BN ĐTĐ týp 2 khi các thuốc đường
uống khơng thể kiểm sốt được đường máu.

1.1.8. Các thơng số kiểm sốt đái tháo đường và biến chứng đái tháo đường
Theo Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30/12/2020 của Bộ Y tế ban
hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 đã quy định các thơng số
kiểm sốt ĐTĐ và biến chứng ĐTĐ gồm:
* Các thông số khám thực thể lâm sàng: (cần đặc biệt chú trọng)
- Đo chiều cao, cân nặng và BMI, vòng eo.
- Đo huyết áp
- Khám tim mạch: nhằm phát hiện các biến chứng về mạch máu lớn
(mạch vành, mạch cảnh, động mạch chủ bụng, động mạch chi dưới)
+ Cơ năng: Đau thắt ngực, đau cách hồi hay tê bì chân.
+ Xét nghiệm: đo điện tim, siêu âm tim, siêu âm Doppler động mạch
cảnh, động mạch chi, chụp Động mạch chi nếu cần.
+ Khám mắt: phát hiện có đục thủy tinh thể, soi đáy mắt, chụp vi mạch
động mạch võng mạc bằng Fluorescen nếu có chỉ định.
- Khám các tuyến nội tiết khác: nhằm phát hiện đa nội tiết tự miễn nếu
có chỉ định.
- Khám da: tìm dấu gai đen, các thay đổi da do ĐTĐ kiểm soát kém,
khám các vùng tiêm chích (nếu BN dùng insulin).


×