Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tài liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.98 KB, 15 trang )

NÓI VỚI CON
Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày, sinh và lớn lên ở vùng đất non cao,
với tư duy mộc mạc, giản dị những vần thơ của ông cũng chân thành
như chính tâm tư, tình cảm của con người nơi đây. Nhắc đến Y
Phương là nhắc đến bài thơ Nói với con nổi tiếng về tình cảm gia
đình thiêng liêng sâu nặng
Nói với con được Y Phương sáng tác khi đứa con đầu lịng của ơng ra
đời. Bởi vậy bài thơ chứa đựng niềm hạnh phúc dạt dào của một
người lần đầu được làm cha. Không chỉ vậy, bài thơ còn cho thấy ý
thức của người cha muốn vun đắp, muốn cho con hiểu rõ cội nguồn
của bản thân và ln tự hào về nơi mình sinh ra. Trước hết, bài thơ
cho người con thấy nguồn cội mình được sinh ra chính là tình u
thương của cha mẹ và sự đùm bọc của những người đồng mình.
Mở đầu bài thơ là mười một câu thơ đầy tình yêu thương, ấm áp của gia
đình.
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời."
Đứa con sinh ra và suốt một thời thơ ấu của nó được sống trong vịng tay
đùm bọc của bố và mẹ. Bước đi chập chững đầu tiên của một con người thật
trang trọng, bởi lần đầu đứa trẻ đi bằng chính đơi chân của mình, cịn cảm
động vì nó có thể n tâm, tin cậy trong vòng tay của bố và mẹ. Đứa trẻ ấy
sinh ra trong hạnh phúc và lớn lên bằng sự đùm bọc dắt dìu.


"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ"
Câu thơ tưởng như chỉ là kể, tả mà xiết bao trìu mến, thân thương. Tấm lịng
của mẹ, của cha là để con hướng tới. Sự lớn lên của đứa trẻ rất đỗi hồn


nhiên. Tiếng nói, tiếng cười là cái phía đơng rạng rỡ. Hình ảnh cụ thể mà giàu
chất thơ là ở cách đo đếm chiều dài
"Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"
Hai thao tác tư duy không cùng một hệ thống thật đáng u. Câu thơ có cái
ríu rít, ngọt ngào, một thứ âm vang mà những người làm bố, làm mẹ ai không
bồi hồi, xao xuyến. Tuy vậy, dù tấm lịng cha mẹ có bao dung rộng lớn đến
đâu, đứa con rất cần nhưng vẫn chưa là đủ. Phải có cả q hương ni lớn
con từng ngày
"Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"
Những hoạt động thật bình dị, thường nhật của dân tộc Tày "đan lờ, ken" mà
sao lại thiêng liêng vơ cùng. "Người đồng mình u lắm con ơi". Từ "người
đồng mình" nghe sao thật gần gũi, thương yêu. Những người dân làng mình
u lắm con ơi. Ta dù có nghèo khó nhưng chỉ cần tình cảm vẫn có thể gắn
kết yêu thương. Dù vậy người dân làng mình vẫn sống hòa quyện cùng với
thiên nhiên, núi rừng bạt ngàn Tây Bắc. Vì vậy nên "rừng cho hoa, con đường
cho những tấm lịng". Rừng ni sống con người ta, từng con đường cho ta
tấm lòng bao dung, rộng mở .


Ngày cưới là ngày trọng đại nhất đối với mỗi con người. Và nó sẽ trở nên ý
nghĩa hơn khi tình u đơi lứa được bắt nguồn từ tình u q hương.Người
con được sinh ra và lớn lên từ chính tình yêu của bố mẹ và sự nghĩa tình của
mảnh đất quê hương. Quê hương được tạo nên bởi những con người giàu ý
chí, nghị lực:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa ni chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh


Sống trong thung khơng chê thung nghèo đói
Sống như sơng như suối
Lên thác xuống ghềnh
Khơng lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con “.
Để ý thấy rằng “người đồng mình” từ “yêu lắm con ơi” sang “thương lắm con
ơi” càng thêm trìu mến, thân thương khơng chỉ trong con mà cịn trong chính
chúng ta. Cách nói, cách cảm, cách nghĩ của người miền núi được thể hiện
vơ cùng rõ nét qua những dịng thơ thơ sơ, mộc mạc: “núi cao” thì “đo nỗi
buồn”, “con đường xa” thì “ni chí lớn” bởi cuộc sống lam lũ, vất vả, nhọc
nhằn.
Nhưng chính hình ảnh ấy đã hun đúc ni dưỡng ý chí, nghị lực của con
người, cho con người biết vượt qua mọi khó khăn. Từ đó người cha mong
muốn đứa con của mình biết đồng cảm, sẻ chia, u thương, gắn bó hơn với
bn làng. Điệp từ, điệp cấu trúc câu “sống trên đá, sống trong thung”, “không
chê” như một lời khẳng định, một lý mà người cha muốn nhắc nhở con về thái

độ sống phóng khống, mạnh mẽ cho dù có phải “lên thác xuống ghềnh”- một
thành ngữ chỉ những khó khăn, thử thách mà con người phải đối mặt trên
cuộc đời.
Trong hình ảnh ấy, con sẽ học được cách tự chủ bản thân, vững vàng trước
sóng gió, cũng như những con người của quê hương chúng ta không bao giờ
nhỏ bé, nghèo hèn mà luôn giàu nghị lực. Tôi ấn tượng nhất với hai câu thơ:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương
Cịn q hương thì làm phong tục”
Với cách nói giàu hình ảnh, giàu sức liên tưởng và suy ngẫm nhưng vẫn tốt
lên chất mộc mạc trong cách nói của người miền núi: những con người quê
hương bao đời nay ln cần cù, chịu thương chịu khó, tự mình xây đắp giá trị
tinh thần, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Quê hương và những truyền thống tốt đẹp chính là nền tảng, là điểm tựa tinh
thần vững chắc giúp con người vươn lên. Tiếng gọi thân thương, trìu mến của
người cha “con ơi” cứ lắp đi lặp lại trong suốt mạch cảm xúc. Tiếng gọi ấy cất
lên ở nửa cuối bài thơ có phần nghiêm nghị:


“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
Cách nói ấy một lần nữa khẳng định sự chân chất mộc mạc, giản dị của
“người đồng mình”. “Lên đường” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ con đường đời, con
đường đi tới tương lai, khi đó, con phải thật mạnh mẽ, vững vàng, không
được phép yếu mềm bng xi trước thách thức của cuộc đời.
Cách nói “nghe con” như một lời cầu khiến thể hiện sự chân thành, vừa là
một lời khun chí tình dành cho con, cũng như thế hệ trẻ của buôn làng. Rất
tự nhiên mà sâu sắc, bài thơ đã động vào dây đồng cảm của chúng ta, khiến
ta phải suy nghĩ về trách nhiệm, bổn phận của mình với q hương, đất

nước.
Có thể nói, tác phẩm đã đem đến một định nghĩa mới lạ cho tình phụ tử của
dân tộc Tày. Với thể thơ tự do, câu dài câu ngắn rất phù hợp với cuộc sống
gập ghềnh của người dân vùng núi. Hình ảnh thơ mang đậm chất của núi
rừng, sơng suối. Kết hợp với mạch cảm xúc tự nhiên, nhẹ nhàng, khơng chỉ
đơn thuần là những lời khun chân tình với con mình, đó cịn là lời nhắn nhủ
với tất cả chúng ta về truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

SANG THU
Cũng như mùa xuân, mùa thu luôn là đề tài gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân. Mỗi
người lại có cách nhìn, cách miêu tả rất riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân của mình.
Có nhà thơ, mùa thu là dáng liễu buồn, là màu áo mờ phai, là tiếng đạp lá vàng của
con nai ngơ ngác. Hữu Thỉnh cũng góp vào tuyển tập thơ mùa thu của dân tộc một
cái nhìn mới mẻ. Ơng là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống
ở nông thôn, về mùa thu. Những vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng,
vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Điều này thể hiện
rõ qua bài "Sang thu" được ông sáng tác cuối năm 1977.
Bài thơ diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng trước cảnh đất trời đang chuyển biến giao mùa
từ hạ sang thu.
Không như những nhà thơ khác, cảm nhận mùa thu qua sắc vàng của hoa cúc, của
lá ngô đồng hay qua tiếng lá vàng rơi xào xạc. Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu với một
hương vị khác: Hương ổi.
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"


"Bỗng nhận ra" là một trạng thái chưa được chuẩn bị trước, như là vơ tình, sửng sốt
để cảm nhận, giữa những âm thanh, hương vị và màu sắc đặc trưng của đất trời lúc
sang thu. Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió nhè nhẹ, lành
lạnh se khô mang theo hương ổi. "Phả" là một động từ mang ý tác động được dùng

như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian: "hương ổi", một
mùi hương không dễ nhận ra, bởi hương ổi không phải là một mùi hương thơm
ngào ngạt, nồng nàn mà chỉ là một mùi hương thoảng đưa êm dịu trong gió đầu thu,
nhưng cũng đủ để đánh thức những cảm xúc trong lịng người.
Khơng chỉ cảm nhận mùa thu bằng khứu giác, xúc giác mà nhà thơ còn cảm nhận
màn sương thu trong phút giao mùa. Màn sương hình như cũng muốn tận hưởng
trọn vẹn khoảnh khắc vào thu nên chùng chình chưa muốn dời chân:
"Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
Từ láy tượng hình "chùng chình" gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng, làm ta
như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả, yên
bình. "Chùng chình" là sự ngắt quãng nhịp nhàng, chuyển động chầm chậm hay
cũng chính là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ? Một chút ngỡ ngàng, một chút
bâng khuâng, nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của khơng gian mùa thu. "Hình
như" là một từ tình thái diễn tả tâm trạng của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của
mùa thu. Sự góp mặt của màn sương buổi sáng cùng với hương ổi đã khiến cho
nhà thơ giật mình thảng thốt. Khơng phải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa
mà là chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Có lẽ với Hữu Thỉnh, làn hương ổi rất quen với
người Việt Nam, mà rất lạ với thơ được tác giả đưa vào một cách hết sức tự nhiên.
Rồi mùa thu được quan sát ở những không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội và
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Nếu ở khổ một, mùa thu mới chỉ là sự đốn định với ít nhiều bỡ ngỡ, thì ở khổ thơ
này, tác giả đã có thể khẳng định: Thu đến thật rồi. Thu có mặt ở khắp nơi, rất hiện
hình, cụ thể. Dịng sơng khơng cịn cuồn cuộn dữ dội như những ngày mưa lũ mùa
hạ mà trôi một cách dềnh dàng, thanh thản. Mọi chuyển động dường như có phần
chậm lại, chỉ riêng lồi chim là bắt đầu vội vã. Trời thu lạnh làm cho chúng phải
chuẩn bị những chuyến bay chống rét khi đông về. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận

ra sự bắt đầu vội vã trong những cánh chim bay bởi mùa thu chỉ vừa mới chớm, rất
nhẹ nhàng, rất dịu dàng. Điểm nhìn của nhà thơ được nâng dần lên từ dịng sơng,
rồi tới bầu trời cao rộng:
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Cảm giác giao mùa được Hữu Thỉnh diễn tả thật thú vị. Đây là một phát hiện rất mới
và độc đáo của ông. Mùa thu mới bắt đầu vì thế mây mùa hạ mới thảnh thơi, duyên
dáng "vắt nửa mình sang thu". Đám mây như một dải lụa mềm trên bầu trời đang


còn là mùa hạ, nửa đang nghiêng về mùa thu. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở
nên sinh động và giàu sức biểu cảm.
Ở khổ cuối, khoảnh khắc giao mùa khơng cịn được nhà thơ diễn tả bằng cảm nhận
trực tiếp mà bằng sự suy ngẫm, chiêm nghiệm:
"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đang nhạt dần. Những ngày giao mùa
này đã vơi đi những cơn mưa rào ào ạt. Vẫn là nắng, vẫn là mưa, sấm như mùa hạ
nhưng mức độ đã khác rồi. Lúc này, những tiếng sấm bất ngờ cùng những cơn mưa
rào khơng cịn nhiều nữa. Hai câu thơ cuối gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú
vị.
"Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là gượng kể, là sự cảm
nhận mà còn là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cụm từ "hàng cây đứng tuổi" gợi cho
người đọc nhiều liên tưởng. Đời người như một loài cây, cũng non tơ, trưởng thành
rồi già cỗi. Phải chăng, cái đứng tuổi của cây chính là cái đứng tuổi của đời người.
Hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng. Vẻ chín chắn, điềm

tĩnh của hàng cây trước sấm sét, bão giông vào lúc sang thu cũng chính là sự từng
trải, chín chắn của con người khi đã đứng tuổi. Phải chăng mùa thu của đời người là
sự khép lại những ngày tháng sôi nổi bồng bột của tuổi trẻ, để mở ra một mùa mới,
một không gian mới thâm trầm, điềm đạm, vững vàng hơn. Ở tuổi "sang thu", con
người khơng cịn bất ngờ trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của
cuộc đời.
Xưa nay, màu thu thường gắn liền với hình ảnh lá vàng rơi ngồi ngõ, lá khơ kêu
xào xạc... Và ta ngỡ như chỉ những sự vật ấy mới chính là đặc điểm của mùa thu.
Nhưng đến với "Sang thu" của Hữu Thỉnh, người đọc chợt nhận ra một làn hương
ổi, một màn sương, một dịng sơng, một đám mây, một tia nắng. Những sự vật gần
gũi thế cũng làm nên những đường nét riêng của mùa thu Việt Nam và chính điều
này đã làm nên sức hấp dẫn của "Sang thu".
Bài thơ kết câu theo một trình tự tự nhiên. Đó cũng là diễn biến mạch cảm xúc của
tác giả vào lúc sang thu. Bài thơ gợi cho ta hình dung một bức tranh thiên nhiên tươi
đẹp vào thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn Bắc Bộ. Những câu thơ của
Hữu Thỉnh như có một chút gì đó thâm trầm, kín đáo, rất hợp với cách nghĩ, cách
nói của người thơn q. Bài thơ giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha, tâm hồn
tinh tế của nhà thơ giàu lòng yêu thiên nhiên của nhà thơ.
Bài thơ ngắn với thể thơ năm chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị mà ý nghĩa sâu sắc,
hình ảnh đơn sơ mà gợi cảm. Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh thiên nhiên
tuyệt đẹp bằng nhiều cảm xúc tinh nhạy. Đọc thơ Hữu Thỉnh ta càng cảm thấy yêu


quê hương đất nước hơn, càng cảm thấy mình cần phải ra sức góp phần xây dựng
quê hương ngày càng giàu đẹp.

Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu của mảnh đất cố đô xinh đẹp, ông nổi tiếng với
những vần thơ mượt mà, sâu lắng mang đậm văn hóa con người xứ Huế. Mùa
xuân nho nhỏ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. Bài thơ được ơng

viết vào năm 1980, trong khung cảnh hịa bình, trong cơng cuộc xây dựng đất
nước. Một hồn thơ trong trẻo. Một điệu thơ ngân vang Đất nước vào xuân vui
tươi rộn ràng.
Mở đầu với bức tranh thiên nhiên của mùa xuân, âm thanh quen thuộc, giản dị
từ đồng quê đã được tác giả vẽ nên một cách có chọn lọc và gợi hình, gợi cảm.
Cảm xúc của tác giả về mùa xuân dường như có sự tươi mới, khơng gian dường
như rộng lớn hơn.
Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Từ đoạn thơ trên, ta có thể hình dung một bơng hóa tím tím biếc dân dã đang
soi mình dưới bóng nước xanh. Tiếng chim chiền chiện vang lên giữa bầu trời
rộng lớn báo hiệu tin vui sắp tới. Một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn
người đang dần dần hiện ra trước mắt.
Thán từ “ơi” mà tác giả bật lên đã thể hiện niềm vui khôn xiết trước đất trời mùa
xuân. Hai tiếng “hót chi” là giọng nói quen thuộc của người dân xứ Huế, tác giả
đã đưa hai tiếng này vào để thể hiện cảm xúc thiết tha, thân thương giữa người
và vật trong cuộc sống.
Nhìn ngắm dịng sơng, bơng hoa, tiếng chim hót ngây ngất, nhà thờ xúc động:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng


Tiếng chim chiền chiện được tác giả thấy như từng giọt long lanh rơi trên bầu
trời xuân kia. Từ cảm nhận của người đọc, chúng ta cũng có thể thấy tâm hồn thi
sĩ, lòng yêu mến cuộc sống của nhà văn Thanh Hải dành cho cuộc đời tươi đẹp.
"Tôi đưa tay tôi hứng" là một cử chỉ trân trọng và đón nhận những điều tốt đẹp.

Nhờ đó, nhà văn đã vẽ nên một bức tranh xuân tươi đẹp và sống động vô cùng một vẻ đẹp khi vào xuân của đất nước.
Từ cảm nhận về mùa xuân của đất trời, thiên nhiên đến mùa xuân của đất nước
là sự chuyển nhịp rất hợp lý. Vì mùa xuân là mùa lộc của tất cả mọi người.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Từ "Lộc" ở câu thơ “Lộc giắt đầy trên lưng” mang ý nghĩa là sức mạnh dân tộc mà
người chiến sĩ đang mang trên mình. “Lộc” trong "lộc trải dài nương mạ" là sự hối
hả, tấp nập chuẩn bị cho một mùa màng mới của người dân. Chiến sĩ và nơng
dân là hai lực lượng chính trong dựng xây Tổ quốc và bảo vệ dân tộc.
Câu thơ mang một ý nghĩa sâu sắc rằng người ra trận thì phải đổ máu, người ra
đồng thì phải đổ mồ hơi nước mắt mới có thể giữ lấy tự do, bình n và ấm no
cho dân tộc.
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Trong bốn ngàn năm dựng và giữ nước, ông cha ta đã đổ không biết bao nhiêu
xương máu, mồ hôi mới có được. Với tâm thế là một người đọc, khi phân tích bài
thơ mùa xn nho nhỏ, chúng tơi vơ cùng thấu hiểu cảm nhận và được niềm tự
hào mãnh liệt mà tác giả Thanh Hải dành cho đất nước.
Đất nước vượt qua mọi khó khăn, vươn lên về phía trước. Từ “cứ” thể hiện một
chân lý thiêng liêng là dù khó khăn thế nào thì đất nước cũng sẽ mạnh mẽ gánh
gồng. Đoạn thơ đã thể hiện lòng tự hào, tin yêu và lạc quan vào đất nước, dân
tộc của tác giả.


Khi phân tích bài mùa xn nho nhỏ, có lẽ người đọc sẽ ấn tượng nhất với đoạn
thơ thể hiện ước nguyện chân thành của bản thân với đất nước:

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào họa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Làm "con chim hót" để gọi xuân về, để mang tiếng hót yên vui cho mọi người,
mọi nhà. Làm “một cành hoa" để điểm tô cho sắc đẹp núi sông, làm “một nốt
nhạc trầm xao xuyến” để góp vui, khích lệ mọi người.
Chữ "tơi" đã được thay thế bằng chữ "ta" đầy sảng khoái đã thể hiện tư thế tự
do, khí thế ngất trời và cùng hịa mình vào cuộc sống, vào mùa xn đang tới
trên mọi nẻo đường.
Mỗi người chỉ cần cống hiến "một mùa xn nho nhỏ" của mình là đã góp phần
tạo nên cả một mùa xuân dân tộc trọn vẹn.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dà là khi tóc bạc
Dù chúng ta ở tuổi nào thì cũng đều có thể cống hiến cho đất nước theo nhiều
cách khác nhau. Từ “nho nhỏ” và “lặng lẽ” thể hiện cách nói khiêm tốn và chân
thành của tác giả khi cống hiến cho đất nước. Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu
thương của tác giả:
Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế
“Câu Nam ai, Nam Bình” là hai giai điệu vơ cùng nổi tiếng và đặc trưng của xứ
Huế từ xa xưa tới nay. Câu hát ấy đi mãi cùng trái tim một người con dù ở giây
phút cuối của cuộc đời vẫn muốn cống hiến hết mình cho đất nước, cho quê
hương.
Nhngsaoxaxoi



Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước. Các tác phẩm của bà thường viết về những người thanh niên trên tuyến
đường Trường Sơn, trong đó tiêu biểu là tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. Đến với
truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi", ta không chỉ được chứng kiến những năm
tháng chiến tranh ác liệt nhất mà cịn thấy được tình cảnh đồng đội thắm thiết và cả
những người nữ thanh niên xung phong với tính cách trong sáng, tràn đầy lạc quan.
“Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm viết về “tổ trinh sát mặt đường” gồm Nho, Thao
và Phương Định, làm việc trên một trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn máu
lửa. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô chứa đựng đầy những gian khổ, vất
vả và nguy hiểm. Bởi tuyến đường này là nơi quân Mỹ tập trung đánh phá ác liệt
nhất mà nhiệm vụ của các cô gái ấy lại là san lấp những hố bom, đánh dấu những
trái bom chưa nổ và khi cần thì phá bom. Cơng việc hết sức nguy hiểm, ln phải
đối mặt với “thần chết rình rập” khi họ phải “chạy trên cao điểm giữa ban ngày” và
máy bay địch thì có thể ập tới bất cứ lúc nào. Người ta có thể thấy ngay được sự
nguy hiểm của tuyến đường này khi nhìn vào mức độ mà giặc Mỹ đánh phá nó
“Ðường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường khơng có lá xanh.
Chỉ có những thân cây bị tước khơ cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc”. Có thể
thấy rằng cơng việc của những người trinh sát ấy không chỉ là sự hiểm nguy về thể
xác khi có thể bị bom vùi bất cứ lúc nào mà còn đòi hỏi ở họ sự tập trung cao độ, sự
bình tĩnh, gan dạ và chính xác hết mực.
Thế nhưng, ba cơ gái ấy, Nho, Thao, Phương Định dù trong gian khổ, hiểm nguy vẫn
luôn mang trong mình vẻ đẹp, sự trong sáng của những cơ gái tuổi mười bảy. Họ có
những điểm chung, những điểm riêng khác biệt làm nổi bật lên hình ảnh của những
đoá hồng nơi chiến trường bom đạn mịt mù.
Ở Nho, Thao và cả Phương Định nữa, ta thấy được rằng họ có chung một lí tưởng
sống cao đẹp. Lí tưởng ấy đã dẫn dắt họ, để họ trở thành những người đồng đội
gắn bó thân thiết trên cao điểm này. Họ đại diện cho lớp thanh niên yêu nước vào
những năm 70 của thế kỉ trước, sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân phơi phới của

mình cho sự nghiệp cứu quốc hào hùng. Công việc của những cô gái ấy là “Khi có
bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và
nếu cần thì phá bom” – một cơng việc chứa đựng sự nguy hiểm vô cùng, vậy mà chỉ
cần nghe tiếng máy bay địch và nghe tiếng bom nổ là họ sẵn sàng lao ngay ra cao
điểm để thực hiện nhiệm vụ của mình. Điều đó cho ta thấy được sự can đảm, kiên
cường, dũng cảm và gan dạ, không hề sợ hãi trước nguy hiểm của những cô gái
thanh niên xung phong ấy. Họ có nghĩ đến cái chết nhưng chỉ là cái chết “mờ nhạt
và không cụ thể”. Bởi trên tất cả điều họ mong muốn là bom nổ, thông đường và
những chuyến xe của những người lính sẽ lăn bánh qua những con đường an tồn.
Ba cơ gái trẻ ấy cịn khiến chúng ta bất ngờ bởi tinh thần trách nhiệm rất cao trong
công việc của mình. Hình ảnh của chị Thao và Nho quyết đốn chạy ngay ra ngoài
để đo khối lượng bom vừa được thả xuống. Hay Phương Định khi cô phá quả bom
nằm một mình trên đồi vắng. Họ đều thực hiện rất nghiêm túc cơng việc của mình
mà khơng hề sợ hãi, hay có bất cứ băn khoăn nào. Bởi họ ý thức được cơng việc
của mình quan trọng như thế nào đối với tiền tuyến, và tuyến đường này là tuyến
đường xương máu, dù có hi sinh cũng phải giữ cho đường được an tồn. Ý chí,
lịng u nước của những cô gái ấy khiến ta phải cúi đầu khâm phục.


Ở những cơ gái kiên cường này cịn tốt lên tinh thần đồng đội sâu sắc. Sống chung
với nhau lâu ngày, cùng nhau chiến đấu, Nho, Thao, Phương Định dường như đã
coi nhau như chị em ruột thịt thân thiết. Họ hiểu nhau, biết nhau thích gì, sợ gì, quan
tâm đến đồng đội của mình từng chút một. Khi đồng đội bị thương, họ cũng chăm
sóc cho nhau, lo lắng cho nhau. Đó là tình đồng đội ấm áp, vững chắc mà chắc hẳn
chỉ có cùng nhau chiến đấu mới có thể khăng khít đến nhường ấy.
Và cuối cùng, ở họ, những cô gái trinh sát, ta thấy được một tâm hồn lạc quan, phơi
phới mộng mơ, dù đang ở trong chiến tranh ác liệt nhất. Họ giữ trong mình những
sở thích như ăn kẹo ngọt, thêu thùa, hát,… và bộc lộ khát khao về hồ bình, nơi
khơng cịn thấy khói lửa chiến tranh và họ sẽ được làm những cơng việc mà họ mơ
ước.

Đó là điểm chung của những cô gái trong “tổ trinh sát mặt đường” trên tuyến đường
Trường Sơn. Vậy những điểm riêng của họ là gì? Điều gì khiến họ trở nên khác biệt
so với những cô gái khác?
Ở Phương Định, ta thấy được cô là một người con gái hết sức đặc biệt và để lại ấn
tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Phương Định là con gái Hà Nội, vừa rời ghế nhà
trường đã xung phong ngay vào nơi chiến trường trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ.
Phương Định mới chỉ mười bảy tuổi, tâm hồn cơ vẫn cịn những thơ ngây, những
mộng mơ, những nét hồn nhiên, tinh nghịch của tuổi học trò. Có lẽ bởi vậy điều mà
cơ thích nhất là hát: “dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng”, “Ca-chiu-sa của Hồng
qn Liên xơ” hay “dân ca Ý trữ tình”, “thường cứ thuộc điệu nhạc nào đó rồi bịa ra
lời mà hát”, dù rằng lời bịa ấy “lộn xộn mà ngớ ngẩn” đến mức chính cơ cịn “ngạc
nhiên, đơi khi bị ra mà cười một mình”. Ở tuổi mười bảy, Phương Định tự ý thức
được về bản thân mình, cơ nhận định mình rằng: “Tơi là một cơ gái khá. Hai bím tóc
dày, tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như lồi hoa loa kèn. Cịn mắt tơi thì
các anh lái xe bảo: “Cơ có cái nhìn sao mà xa xăm”. Chẳng vậy mà các anh lính lái
xe, pháo thủ luôn “hỏi thăm cô”và “viết những thư dài gửi đường dây” dù rằng cô và
họ gặp nhau mỗi ngày. Điều đó đã khiến cho Phương Định cảm thấy vui mừng và tự
hào, nhưng cơ ln giữ điều đó vào trong lịng mình. Điều cơ thích chỉ là ngắm mình
trong gương, “mím mơi thật chặt” làm điệu khi thấy các cơ gái khác chuyện trị cùng
anh bộ đội nào đó. Có thể nói, Phương Định là một người con gái Hà Nội hết sức
duyên dáng, nhạy cảm, biết quan tâm tới hình thức của mình nhưng cũng rất khiêm
tốn và kín đáo.
Và khơng chỉ có những điều đó, ta cịn thấy ở cô là người trinh sát vô cùng gan dạ,
và điều đó biểu hiện trong một lần cơ phá bom. Quả bom mà cô cần phá “nằm trên
đồi”, đây là một vị trí vơ cùng nguy hiểm bởi nó có thể thu hút máy bay địch bất cứ
lúc nào nên việc phá bom cần rất nhanh chóng và chính xác. Nhận nhiệm vụ từ tay
chị Thao, Phương Định chạy ngay lên đồi nơi mà “vắng lặng đến phát sợ. Cây cịn
lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ tùng cụm trong không trung”. Quả bom mà cô
cần phá “nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô”. Khi bước đến gần quả bom, cơ đã tự
nhủ với mình rằng “khơng đi khom” mà phải “đàng hồng” bước tới. Khi thực hiện

nhiệm vụ của mình, cơ cũng cảm thấy hồi hộp và căng thẳng, bởi công việc của cô
là đối mặt với tử thần khi bom có thể nổ bất cứ lúc nào. Nhưng khi tiến hành công
việc, cô càng cho thấy bản lĩnh tự tin và dũng cảm của mình, cơ khơng sợ chết bởi
cái chết với cơ “mờ nhạt và không cụ thể”. Và lần phá bom ấy đã chứng tỏ một bản


lĩnh dũng cảm, kiên cường của một cô gái trẻ, tiêu biểu cho những tấm gương thanh
niên lên đường cứu quốc.
Phương Định là một cơ gái có tâm hồn đa cảm, dễ xúc động. Là người con gái của
Hà thành vào nơi đây chiến đấu, vậy nên lúc nào Phương Định cũng mơ về Hà Nội
của mình. Ở nơi Hà Nội xa xơi ấy có mẹ của cơ, có căn gác nhỏ mà cơ hay ngồi hát,
có “những ngơi sao to trên bầu trời”, “vòm tròn của nhà hát”, bà bán kem”,… Những
điều đó gợi cơ nhớ về Hà Nội thân u, nơi có những phồn hoa mà cơ đã phải rời xa
để tiến bước vào nơi chiến trường này! Chỉ một cơn mưa đá chợt đến, chợt đi cũng
đủ để gợi dậy trong lòng Phương Định bao nhiêu xúc cảm.
Còn ở Thao, người ta thấy chị là một người chị cả, người đội trưởng rất quyết đoán,
mạnh mẽ trong công việc nhưng trong cuộc sống chị lại rất dịu dàng và hay làm
dáng. Khi thấy tiếng “máy bay trinh sát rè rè”, “phản lực gầm gào” thì Thao đã biết
chúng sắp thả xuống đây những đợt bom mới. Chị chỉ “móc bánh quy trong túi,
thong thả nhai. Sự “bình tĩnh đến phát bực” của người đội trưởng Thao có lẽ là
được tôi luyện trong những năm tháng sống trên cao điểm này. Cuộc sống nơi đây
đã dạy cho chị bản lĩnh, sự điềm tĩnh, gan dạ của một người chị cả. Khi tiếng bom
nổ, chị đã phân công công việc hết sức rõ ràng và quyết đoán, khiến cho Phương
Định phải thốt lên mà công nhận rằng “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo”.
Vậy nhưng chị Thao ngoài công việc lại là một người chị cả rất dịu dàng. Chị hay
làm điệu “Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị hay tỉa đôi lông mày của
mình, tia nhỏ như cái tăm”. Và cũng như những người con gái trẻ khác, chị sợ máu
và vắt, “thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét”.
Với Nho, người em út của cả nhóm thì cịn rất ngây thơ, rất trẻ con. Là một người
lính trên tuyến đường máu lửa, ác liệt nhất trong kháng chiến chống Mỹ thế nhưng

Nho lại mang trong mình sự ngây thơ, đáng yêu đến nỗi Phương Định coi Nho như
là em gái của mình, dù rằng cả hai cơ gái đều đang ở độ tuổi mười bảy. Nho thích
ăn kẹo nên lúc nào Phương Định cũng phần sẵn cho cô trong túi áo. Với Phương
Định, Nho như một “cây kem” mát mẻ giữa cái nóng “bức người” nơi chiến trường
này. Trẻ con là thế nhưng khi trúng bom bị thương, cô cũng thể hiện bản lĩnh của
một chiến sĩ. Bị mất máu, bị đau thế nhưng Nho không hề kêu than một lời, cô chỉ im
lặng để đồng đội băng bó vết thương cho mình.
Về nội dung, truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đã cho chúng ta thấy được cuộc
sống và chiến đấu đầy gian khổ và hiểm nguy của những cô gái thanh niên xung
phong Nho, Thao, Phương Định trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm
tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Thế nhưng dù ở trong hoàn cảnh như thế, ta
vẫn thấy được tinh thần lạc quan, dũng cảm, tâm hồn mơ mộng, hồn nhiên của các
cơ gái ấy. Đó là những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Về nghệ thuật, truyện được kể theo ngơi thứ nhất, thơng qua con mắt nhìn của
Phương Định, vậy nên khiến người đọc cảm thấy hết sức chân thực và sinh động.
Ngôn ngữ đối thoại súc tích, ngắn gọn, bộc lộ sự quyết đốn, mạnh mẽ của các
nhân vật trong cơng việc của mình. Việc lựa chọn miêu tả những hình ảnh tiêu biểu
cũng đã giúp lột tả được vẻ đẹp cũng như bản lĩnh của những người con gái nơi
đây. Hình tượng các nhân vật được xây dựng chỉ bằng vài nét chấm phá, thế nhưng


ta vẫn có thể cảm nhận được tồn bộ nội tâm cũng như tính cách của nhân vật.
Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật cũng rất tinh tế, khéo léo.
Lê Minh Khuê đã xây dựng lên một câu chuyện về những người nữ thanh niên xung
phong gan dạ trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ hết sức thành cơng.
Họ là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng ấy và sẽ
mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo.

Phân tích nv pd

Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Những tác phẩm đầu tay của bà
ra đời vào những năm 70 đều viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ Việt Nam trên
tuyến đường Trường Sơn. "Những ngôi sao xa xôi" là tác phẩm tiêu biểu của bà.
Truyện đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định với tâm hồn trong sáng, hồn
nhiên, mơ mộng, với lòng dũng cảm, kiên cường, bất khuất.
Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" được Lê Minh Khuê viết năm 1971 khi cuộc
kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Truyện viết về cuộc sống chiến đấu của
ba nữ thanh niên xung phong tại vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn. Nổi
bật nhất là Phương Định - nhân vật chính - người kể chuyện. Dường như tác giả đã
gửi vào nhân vật bao vẻ đẹp, bao ước mơ khát vọng và cả những gian khổ, hi sinh
của những cô gái thanh niên xung phong lúc bấy giờ.
Phương Định là một cô gái Hà Nội trẻ trung, xinh đẹp. Cơ tự hào về vẻ đẹp của
mình: "Nói một cách khiêm tốn, tơi là một cơ gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối
mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Cịn mắt tơi thì các anh lái xe
bảo: "Cơ có cái nhìn sao mà xa xăm!"." Vẻ đẹp của cô hấp dẫn bao người: "Không
hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những
thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể
chào nhau hằng ngày."
Phương Định cũng là một cô thanh niên xung phong dũng cảm, kiên cường. Cô
cùng Nho và chị Thao sống trong một cái hang dưới chân cao điểm tại một vùng
trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn - nơi tập trung nhiều bom đạn, sự hiểm
nguy, khốc liệt. Nơi đây dường như khơng có sự sống: "đường bị đánh lở lt, màu
đất đỏ, trắng lẫn lộn, khơng có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy".
Công việc chiến đấu của cô đặc biệt nguy hiểm và lặng lẽ: "khi có bom nổ thì chạy


lên đo khối lượng đất cần san lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá
bom". Cô phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày: "trên đầu thì có máy bay ì ầm,
dưới chân có những quả bom chưa nổ nhưng nhất định sẽ nổ". Mỗi lần phá bom là
mỗi lần phải đối diện với Thần Chết. Hồn cảnh sống khó khăn, cơng việc nguy

hiểm, vậy mà Phương Định đã sống và làm công việc ấy được ba năm - ba năm
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tác giả miêu tả tâm lí nhân vật trong một lần phá
bom để giúp người đọc thấy rõ những gian khổ, hi sinh cũng như lòng dũng cảm,
kiên cường của cô gái thanh niên xung phong. Dù phá bom là công việc đã trở
thành thường xuyên nhưng mỗi lần phá bom là mỗi lần phải đối diện với Thần Chết,
sự căng thẳng bao trùm: thần kinh như căng ra, thời gian, không gian như ngừng
lại,... rồi đồng đội bị thương... Có những khi họ cũng nghĩ đến cái chết - một cái chết
mờ nhạt, thoáng qua. Nhưng quan trọng hơn "liệu bom có nổ, mìn có nổ khơng?
Khơng thì làm cách nào để châm mìn lần hai?" Từ lo lắng cho tính mạng nhanh
chóng chuyển sang lo lắng cho nhiệm vụ. Hồn thành nhiệm vụ ln được đặt lên
trên hết. Cơ sẵn sàng hi sinh cả tính mạng để hồn thành nhiệm vụ.
Phương Định cịn là người có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng. Cô gái trẻ
tâm hồn mơ mộng, thích làm đẹp cho mình và cho cuộc sống dù ngay giữa chiến
trường ác liệt: "thích ngắm mắt mình trong gương". Cơ có những ước mơ, khát vọng
về tương lai. Cơ có những kỉ niệm về một thời học sinh vô tư bên mẹ trong một căn
gác nhỏ nơi cuối phố - đó vừa là hành trang, vừa là niềm khao khát làm dịu mát tâm
hồn cô nơi chiến trường bom đạn. Phương Định hát hay, thuộc nhiều và cũng hay
hát. Cơ thích ngồi bó gối mơ màng và hát - tiếng hát của tâm hồn lạc quan phơi
phới. Sau những căng thẳng về nhiệm vụ, rồi đồng đội bị thương, cơn mưa đá bất
chợt đã đem niềm vui thích con trẻ trở lại với Phương Định, biết bao kỉ niệm về quê
hương lại dội về.
Không chỉ vậy, ở Phương Định cịn có tình đồng đội u thương, gắn bó. Cơ gắn bó
với đồng đội của mình như chị em: quan tâm, lo lắng cho nhau, hiểu rõ tính cách,
tâm trạng của chị Thao cũng như phát hiện ra vẻ đẹp của Nho. Cơ cịn dành tình
cảm yêu mến, cảm phục đối với tất cả những người chiến sĩ trên đường ra mặt trận.
Đặc biệt, khi Nho bị thương, Phương Định cùng chị Thao cứu chữa, chăm sóc: moi
đất, bế Nho lên, rửa vết thương, băng bó vết thương, pha đường sữa cho Nho,...
thành thạo như một cơ y tá thành thục. Phải chăng chính tình đồng đội yêu thương
đã giúp Phương Định trưởng thành?



Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" đã khắc họa thành cơng hình ảnh nhân vật
Phương Định với cách sử dụng ngơi kể hợp lí: truyện kể theo ngơi thứ nhất, Phương
Định - nhân vật chính - người kể chuyện làm cho câu chuyện hiện lên sâu sắc và đi
sâu miêu tả thế giới nội tâm nhân vật. Cách kể chuyện sinh động, ngôn ngữ kể trẻ
trung kết hợp linh hoạt các kiểu câu khi kể chuyện tạo sức cuốn hút cho tác phẩm.
Với những nét nghệ thuật ấy, "Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê đã khắc họa
thành cơng hình ảnh Phương Định nói riêng và hình ảnh những cô gái thanh niên
xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng chống Mĩ ác liệt
nói chung với vẻ đẹp của tâm hồn trong sáng, mộng mơ và tinh thần dũng cảm.
Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm "Xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai".
"Những ngôi sao xa xôi" đã thể hiện những tài năng nghệ thuật cũng như sự từng
trải trên chiến trường của Lê Minh Khuê. Từ hình ảnh Phương Định, truyện cổ vũ
thanh niên hôm nay và mai sau quyết tâm đứng lên xây dựng, bảo vệ và gìn giữ đất



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×