Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu mối quan hệ giữa công bố thông tin phát triển bền vững và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 229 trang )

BỘ CÔNG THƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN LINH
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG BỐ THÔNG TIN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội – Năm 2022


BỘ CÔNG THƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN LINH
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG BỐ THÔNG TIN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. ĐẶNG NGỌC HÙNG
2. TS. TẠ QUANG BÌNH

Hà Nội – Năm 2022



LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả,
các dữ liệu, số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực,
khách quan, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án tiến sĩ này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ
Thầy/Cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên, tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, Ban Giám hiệu Trường Đại
học Công nghiệp Hà Nội, cảm ơn Thầy/Cô của Trung tâm Sau đại học đã giúp đỡ
tôi trong công tác và các thủ tục cần thiết trong suốt quá trình học tập và bảo vệ
luận án tiến sĩ.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, Bộ môn HTTTKT, cảm
ơn PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nga; TS. Nguyễn Thị Thanh Loan; TS. Trương Thanh
Hằng; TS. Nguyễn Thị Lan Anh; TS. Hồng Thị Việt Hà; cùng q thầy/cơ và đồng
nghiệp trong khoa Kế tốn – Kiểm tốn đã tận tình giảng dạy hướng dẫn tơi hồn
thành các học phần trong chương trình đào tạo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi

trong học tập và công tác tại khoa.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quý thầy/cô đã tham dự cũng như đọc
và chỉnh sửa luận án về mặt chuyên môn giúp tôi trong tất cả các buổi hội thảo
cũng như hội đồng bảo vệ chuyên đề, cơ sở và phản biện độc lập.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và đồng nghiệp Phòng TCKT,
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi hồn thành
việc báo cáo luận án.
Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đặng Ngọc
Hùng và TS. Tạ Quang Bình, là hai Thầy hướng dẫn khoa học của tôi. Trong suốt
những năm qua, hai Thầy đã tận tình dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn tơi thực hiện luận
án. Ngồi những nhận xét, đánh giá của hai thầy về chuyên môn, đặc biệt là những
gợi mở về hướng giải quyết các vấn đề của tiến trình nghiên cứu trong suốt những
năm tháng thực hiện luận án, thực sự đây là những bài học vô cùng quý giá đối với
tôi không riêng cho việc thực hiện luận án tiến sĩ mà cả trong chuyên môn công việc
và cuộc sống của tôi. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS
Đặng Ngọc Hùng – người thầy có ảnh hưởng nhất tới con đường học tập, nghiên
cứu khoa học của tôi.

ii


Cuối cùng, con xin gửi tấm lịng ân tình tới Bố mẹ, anh chị em và gia đình.
Trong suốt những năm qua, gia đình ln là nguồn cổ vũ và chia sẻ cùng con trong
những giai đoạn khó khăn nhất cuộc đời. Cảm ơn Vợ đã ln khuyến khích, động
viên, hỗ trợ chồng trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả mọi người và chúc cho mọi điều tốt lành tới
Thầy/Cô, bạn bè, đồng nghiệp và Gia đình tơi!

iii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH .................................................................................... xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... xii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của Luận án nghiên cứu ...................................................................1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của Luận án .........................................................4
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án ........................................................................4
2.2. Câu hỏi nghiên cứu của Luận án ..........................................................................4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................5
5. Bố cục của Luận án ..................................................................................................5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................6
1.1. Lịch sử và sự phát triển của Công bố thông tin phát triển bền vững ...................6
1.2. Mối quan hệ giữa Công bố thông tin phát triển bền vững và Hiệu quả tài chính
của doanh nghiệp.......................................................................................................11
1.2.1. Các nghiên cứu ảnh hƣởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. ........................................................................12
1.2.2. Các nghiên cứu ảnh hƣởng của hiệu quả tài chính tới công bố thông tin phát
triển bền vững của doanh nghiệp. .............................................................................18
1.2.3. Các nghiên cứu mối quan hệ giữa công bố thông tin phát triển bền vững và
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. ........................................................................22
1.3. Mối quan hệ của từng khía cạnh phát triển bền vững và Hiệu quả tài chính ............24
1.4. Mối quan hệ giữa cơng bố thơng tin phát triển bền vững và hiệu quả tài chính
tiếp cận theo phƣơng pháp Meta-Analysis ................................................................25
1.5. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................39
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG BỐ THÔNG

TIN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH .............................40
2.1. Cơ sở lý luận về công bố thông tin phát triển bền vững ....................................40
iv


2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................40
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững ................................................................40
2.1.1.2. Khái niệm về báo cáo phát triển bền vững ...................................................43
2.1.2. Lợi ích và chi phí khi cơng bố thơng tin phát triển bền vững .........................45
2.1.2.1. Lợi ích của công bố thông tin phát triển bền vững ......................................46
2.1.2.2. Chi phí khi cơng bố thơng tin phát triển bền vững ......................................49
2.1.3. Nội dung công bố thông tin phát triển bền vững ............................................49
2.1.4. Mức độ công bố thông tin phát triển bền vững ...............................................54
2.1.5. Công bố thông tin phát triển bền vững theo hƣớng dẫn của Tổ chức sáng kiến
Toàn cầu (GRI) .........................................................................................................57
2.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính ....................................................................60
2.2.1. Khái niệm ........................................................................................................60
2.2.2. Đo lƣờng hiệu quả tài chính ............................................................................62
2.3. Các lý thuyết đƣợc sử dụng ................................................................................65
2.3.1. Các lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa công bố thông tin phát triển bền
vững và hiệu quả tài chính ........................................................................................65
2.3.2. Lựa chọn lý thuyết..........................................................................................66
2.3.3. Xác định các biến đƣợc giải thích bởi các lý thuyết .......................................67
2.3.3.1. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) ......................................67
2.3.3.2. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ............................................................67
2.3.3.3. Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory)..........................................................68
2.3.3.4. Lý thuyết kinh tế chính trị (Political - Economy Theory) ...........................69
CHƢƠNG 3: MƠ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................71
3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................71
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính ....................................................................73

3.2.1. Đối tƣợng xin ý kiến .......................................................................................74
3.2.2. Kết quả xin ý kiến nhà khoa học, chuyên gia và quản lý ................................75
3.3. Mơ hình nghiên cứu ...........................................................................................76
3.4. Các giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................78
3.4.1. Mối quan hệ giữa công bố thông tin phát triển bền vững và hiệu quả tài chính
của doanh nghiệp.......................................................................................................78
v


3.4.2. Quy mô của doanh nghiệp và công bố thông tin phát triển bền vững, hiệu quả
tài chính của doanh nghiệp. .......................................................................................78
3.4.3. Địn bẩy tài chính và cơng bố thơng tin phát triển bền vững, hiệu quả tài chính
của doanh nghiệp.......................................................................................................79
3.4.4. Pháp luật và mức độ công bố thông tin phát triển bền vững ..........................79
3.4.5. Chất lƣợng kiểm toán (Big4) mối quan hệ với mức độ công bố thông tin phát
triển bền vững............................................................................................................80
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng .................................................................80
3.5.1. Dữ liệu nghiên cứu và thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................80
3.5.1.1. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................80
3.5.1.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................................................81
3.5.2. Phân tích nội dung, đánh giá mức độ công bố thông tin phát triển bền vững
của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam...................81
3.5.3. Phân tích dữ liệu ..............................................................................................83
3.5.3.1.Phƣơng pháp hồi quy thực hiện trong nghiên cứu ........................................84
3.5.3.2.Trình tự thực hiện nghiên cứu định lƣợng ....................................................85
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................88
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................89
4.1. Tổng kết về công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp tại
Việt Nam hiện nay ....................................................................................................89
4.2. Kết quả phân tích thống kê mơ tả ......................................................................92

4.3. Kết quả phân tích tƣơng quan ............................................................................95
4.4. Kết quả phân tích hồi quy ..................................................................................98
4.4.1. Kết quả hồi quy mơ hình tổng qt 1 ............................................................98
4.4.1.1. Mơ hình với biến phụ thuộc HQTC là biến ROA ........................................98
4.4.1.2. Mơ hình với biến phụ thuộc HQTC là biến ROE ......................................106
4.4.1.3. Mơ hình với biến phụ thuộc HQTC là biến Tobin‟Q ................................109
4.4.2. Kết quả hồi quy mơ hình tổng qt 2 ............................................................113
4.5. Kết quả các kiểm định ......................................................................................116
4.5.1. Kết quả kiểm định sự khác biệt về CBTT PTBV theo chất lƣợng kiểm toán
(Big4) ......................................................................................................................116

vi


4.5.2. Kết quả kiểm định sự khác biệt về CBTT PTBV theo ngành nghề kinh doanh
(sản xuất – Phi sản xuất) .........................................................................................116
4.5.3. Kết quả kiểm định sự khác biệt về CBTT PTBT theo năm và thời điểm trƣớc,
sau khi có thông tƣ số 155/2015/TT-BTC ..............................................................117
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................119
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..........................................................................120
5.1.1. Thảo luận về thực trạng công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện nay..........................120
5.1.2. Thảo luận về mối quan hệ giữa công bố thông tin phát triển bền vững và hiệu
quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
.................................................................................................................................122
5.1.3. Thảo luận về ảnh hƣởng của quy mơ doanh nghiệp, địn bẩy tài chính, pháp
luật, và chất lƣợng kiểm tốn (Big4) đến cơng bố thơng tin phát triển bền vững của
doanh nghiệp ...........................................................................................................124
5.1.4. Thảo luận về ảnh hƣởng của quy mơ doanh nghiệp, địn bẩy tài chính đến
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp .......................................................................125

5.2. Khuyến nghị .....................................................................................................126
5.2.1. Đối với Nhà nƣớc ..........................................................................................126
5.2.2. Đối với doanh nghiệp niêm yết .....................................................................130
5.2.3. Đối với các nhà đầu tƣ ..................................................................................132
5.2.4. Đối với các bên liên quan khác .....................................................................133
5.3. Những đóng góp của luận án ...........................................................................136
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và định hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................137
KẾT LUẬN .............................................................................................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................141
PHỤ LỤC 01 PHIẾU XIN Ý KIẾN NHÀ KHOA HỌC, CHUYÊN GIA VÀ QUẢN
LÝ............................................................................................................................148
PHỤ LỤC 02 BẢNG TỔNG HỢP XIN Ý KIẾN NHÀ KHOA HỌC, CHUYÊN
GIA VÀ QUẢN LÝ ................................................................................................158
PHỤ LỤC 03 BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG BỐ THÔNG TIN PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP THEO HƢỚNG DẪN GRI 4 TẠI VIỆT
NAM........................................................................................................................171
vii


PHỤ LỤC 04 KẾT QUẢ MƠ HÌNH VỚI BIẾN PHỤ THUỘC ROA ..................176
PHỤ LỤC 05 KẾT QUẢ MƠ HÌNH VỚI BIẾN PHỤ THUỘC ROE ...................191
PHỤ LỤC 06 KẾT QUẢ MÔ HÌNH VỚI BIẾN PHỤ THUỘC Tobin‟Q .............194
PHỤ LỤC 07 KẾT QUẢ MƠ HÌNH VỚI BIẾN PHỤ THUỘC SR ......................197
PHỤ LỤC 08 DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN TTCK
VIỆT NAM .............................................................................................................210

viii


DANH MỤC BẢNG, BIỀU

Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu ảnh hƣởng của CBTT PTBV đến hiệu quả kinh
doanh ......................................................................................................................... 14
Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu ảnh hƣởng của hiệu quả kinh doanh đến CBTT
PTBV ......................................................................................................................... 19
Bảng 1.3: Các bài báo/báo cáo đƣợc sử dụng trong mẫu nghiên cứu mối quan hệ
giữa báo cáo bền vững và hiệu quả tài chính ……………………………………...29
Bảng 1.4: Biểu đồ forest plot phản ánh mối quan hệ báo cáo bền vững và hiệu quả
tài chính tổng thể …………………………………………………………………..32
Bảng 1.5: Biểu đồ forest plot phản ánh mối quan hệ báo cáo bền vững và hiệu quả
tài chính chia theo chiều hƣớng…………………………………………………....33
Bảng 1.6: Biểu đồ Funnel plot và kiểm định egger phản ánh mối quan hệ báo cáo
bền vững và hiệu quả tài chính ……………………………………………………34
Bảng 1.7: Biểu đồ forest plot phản ánh mối quan hệ báo cáo bền vững và hiệu quả
tài chính theo chỉ số của tạp chí …………………………………………………...35
Bảng 1.8: Biểu đồ forest plot cumulative phản ánh mối quan hệ báo cáo bền vững
và hiệu quả tài chính …………………………………………………………...….36
Bảng 2.1: Bảng so sánh khái niệm về phát triển bền vững ....................................... 42
Bảng 2.2: Đo lƣờng hiệu quả tài chính trong các nghiên cứu về mối quan hệ với
công bố thông tin phát triển bền vững ...................................................................... 63
Bảng 2.3: Tổng hợp các lý thuyết ............................................................................. 66
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp đối tƣợng xin ý kiến ......................................................... 75
Bảng 3.2: Bảng tính các biến trong mơ hình nghiên cứu……………………….….77
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập .................................................. 93
Bảng 4.2: Kết quả thống kê biến hiệu quả kinh doanh ............................................. 94
Bảng 4.3: Kết quả tƣơng quan giữa các biến ............................................................ 97
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mơ hình Pooled OLS của mơ hình với biến phụ thuộc là
ROA và biến độc lập là SR ....................................................................................... 98
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mơ hình FEM của mơ hình với biến phụ thuộc là ROA
và biến độc lập là SR ................................................................................................. 99
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mơ hình REM của mơ hình với biến phụ thuộc là ROA

ix


và biến độc lập là SR ................................................................................................. 99
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Hausman .................................................................. 100
Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra hệ số VIF ..................................................................... 100
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Wooldrige test .......................................................... 101
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Modifed Wald ........................................................ 101
Bảng 4.11: Kết quả kiểm tra các khuyết tật của mơ hình nghiên cứu 1 ................. 102
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mơ hình GLS của mơ hình với biến phụ thuộc là ROA
và biến độc lập là SR ............................................................................................... 102
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc ROA, biến độc lập SR .. 103
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy mơ hình với biến phụ thuộc ROA và các biến độc lập
SR-G, SR-E, SR-S................................................................................................... 105
Bảng 4.15: Kết quả hồi ảnh hƣởng của SR, SR-G, SR-E, SR-S tới ROA .............. 104
Bảng 4.16: Kết quả ảnh hƣởng của SR, SR-G, SR-E, SR-S tới ROE .................... 106
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy mơ hình với biến phụ thuộc ROE và các biến độc lập
SR-G, SR-E, SR-S................................................................................................... 108
Bảng 4.19: Kết quả hồi quy mơ hình với biến phụ thuộc Tobin‟Q, biến độc lập SR..... 109
Bảng 4.20: Kết quả hồi quy mơ hình với biến phụ thuộc Tobin‟Q và các biến độc
lập SR-G, SR-E, SR-S ............................................................................................. 111
Bảng 4.21: Kết quả hồi quy ảnh hƣởng công bố thông tin phát triển bền vững tới
hiệu quả kinh doanh ................................................................................................ 112
Bảng 4.24: Kết quả ảnh hƣởng của ROA, ROE, Tobin‟Q tới SR .......................... 113
Bảng 4.23: Kết quả khuyết tật của các mơ hình...................................................... 114
Bảng 4.22: Kết quả hồi quy mơ hình với biến phụ thuộc CBTT PTBV (SR) và các
biến độc lập ROA, ROE, Tobin‟Q .......................................................................... 115
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định sự khác biệt về CBTT PTBV theo Big4 ................ 116
Bảng 4.26: Kết quả kiểm định sự khác biệt về CBTT PTBV theo NNKD ............ 117
Bảng 4.27: Kết quả kiểm định sự khác biệt về CBTT PTBV theo năm …………117

Bảng 4.28: Kết quả kiểm định sự khác biệt về CBTT PTBV theo thông tƣ
155/2015/TT-BTC……………………………………………………………….. 118
Bảng 5.1: Bảng tổng hợp và so sánh kết quả với giả thuyết…………………… .. .122

x


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Hình 1.1. Lịch sử và phát triển của công bố thông tin phát triển bền vững ................6
Hình 1.2: Kim tự tháp trách nhiệm xã hội của (Carroll, 1991) ...................................8
Hình 2.1: Tham chiếu GRI tại Việt Nam – Nguồn ACCA 2019 ..............................58
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................72
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu dự kiến của đề tài …………………………………73
Hình 4.1: Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu theo ngành nghề kinh doanh ..............92
Hình 4.2: Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu theo địa chỉ niêm yết ..........................93
Hình 4.3: Kết quả thống kê dữ liệu ...........................................................................94
Hình 4.4: Kết quả thống kê biến công bố thông tin phát triển bền vững…………..95
Hình 4.5: Kết quả thống kê biến cơng bố thông tin PTBV theo nội dung…………95

xi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nội dung chữ viết tắt

1


ACCA

Hiệp hội kế tốn cơng chứng Anh

2

CBTT

Cơng bố thơng tin

3

CSI

Chỉ số doanh nghiệp bền vững

4

DNNY

Doanh nghiệp niêm yết
Hƣớng dẫn công bố thông tin phát triển bền vững theo

5

GRI

hƣớng dẫn của Tổ chức sáng kiến Tồn cầu


6

HQTC

Hiệu quả tài chính

7

NCKH

Nghiên cứu khoa học

8

PTBV

Phát triển bền vững

9

TTCK

Thị trƣờng chứng khoán

10

TNXH

Trách nhiệm xã hội


11

VCCI

Phịng thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam

12

AICPA

American Institute of CPAs

13

International Union for Conservation of Nature and
IUCN

Natural Resources

14

IIED

International Institute for Environment and Development

15

WBCSD

World Business Council for Sustainable Development


16

WCED

World Commission on Environment and Development

xii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Luận án nghiên cứu
Thế giới của chúng ta đang chứng kiến nhiều biến động khó lƣờng, cùng với
sự bùng nổ của cuộc cách mạng số đã đặt ra cho xã hội loài ngƣời nhiều thách thức
về những rủi ro. Đó là các vấn đề về đói nghèo, dịch bệnh, xung đột tơn giáo sắc
tộc, biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trƣờng,...Làm thế nào để vừa phát triển kinh tế
nhƣng cũng không gây hại tới mơi trƣờng sống? Đó là câu hỏi lớn mà chúng ta phải
trả lời và lời giải chỉ có thể là phát triển bền vững. Phát triển bền vững đang là xu
thế tất yếu hiện nay trên thế giới, đƣợc các tổ chức lớn nhƣ Liên hợp quốc, Liên
minh châu Âu, các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Anh, Đức, Nhật... các tập đoàn kinh tế
lớn của thế giới quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên ở các nƣớc chƣa phát triển hay
đang phát triển, các doanh nghiệp nhỏ hơn thì vấn đề họ quan tâm vẫn là tăng
trƣởng kinh tế, việc thực hiện trách nhiệm xã hội hay hƣớng tới phát triển bền vững
với họ có những xung đột nhất định. Vì vậy cần có những nghiên cứu, những điều
tra đánh giá về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh, hiệu quả tài chính và vấn đề
phát triển bền vững của các doanh nghiệp tại những khu vực này.
Tại các nƣớc đang phát triển, mà cụ thể là Việt Nam chúng ta thì hợp tác và
liên kết kinh tế đang là xu thế tất yếu. Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào năm
1995, ký hiệp định thƣơng mại song phƣơng với Hoa Kỳ vào năm 2000, gia nhập
WTO vào 2007, tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015, ký Hiệp định đối

tác xuyên Thái Bình Dƣơng CPTPP vào 2018, là chủ nhà của APEC 2008 và 2018,
hiện là đối tác chiến lƣợc của nhiều tổ chức và các nƣớc lớn trên thế giới, tham gia
nhiều hiệp định thƣơng mại tự do khu vực và song phƣơng. Đặc biệt từ 01/08/2020
Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực đƣợc
ví nhƣ tuyến đƣờng cao tốc mở ra cho hàng hóa Việt Nam vào Liên minh châu Âu.
Tại hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam –
EU diễn ra ngày 06/08/2020 chủ trì bởi chính phủ, cơ quan bộ ngành địa phƣơng và
hiệp hội các doanh nghiệp, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và TS. Vũ
Tiến Lộc chủ tịch Phịng thƣơng mại và cơng nghiệp Việt Nam chia sẻ về quá trình
đàm phán EVFTA khi hỏi Chủ tịch phòng thƣơng mại Châu Âu và đại sứ liên minh
châu Âu về thơng điệp gì Liên minh châu Âu với Việt Nam: “4 chữ Phát triển bền
1


vững – nếu Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững, doanh nghiệp Việt Nam
theo phát triển bền vững thì đấy là giấy thơng hành, là điều kiện quan trọng hàng
đầu cho việc làm ăn với Liên minh Châu Âu”.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội nhƣng cũng gặp
khơng ít thách thức. Các doanh nghiệp trong nƣớc khi tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu sẽ tận dụng đƣợc các tài nguyên phong phú của quốc gia, đƣợc hƣởng lợi
từ nguồn vốn và cơng nghệ từ nƣớc ngồi, tiếp cận đƣợc thị trƣờng rộng lớn của thế
giới. Tuy nhiên để có thể đáp ứng và tham gia vào hoạt động trên thị trƣờng thế giới
các doanh nghiệp Việt Nam đang thực sự gặp khó bởi các rào cản về các tiêu chuẩn
kỹ thuật, các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn về trách nhiệm đối với
xã hội của doanh nghiệp,...Có thể thấy khó khăn đó ở rất nhiều sự việc nhƣ trong
xuất khẩu hoa quả sang các thị trƣờng Mỹ hay châu Âu, Úc,..; hay việc các doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam bị Liên minh Châu Âu rút thẻ vàng về nghề cá; các
doanh nghiệp may mặc, giày dép Việt Nam gặp khó khi xuất khẩu sản phẩm;...Khi
lợi thế về giá nhân cơng rẻ và nguồn tài ngun khơng cịn chỉ riêng Việt Nam thì
để các doanh nghiệp có thể tham gia vào thị trƣờng toàn cầu và khu vực thì cần tìm

ra các năng lực cạnh tranh mới. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn với phát
triển bền vững có lẽ là cơng cụ đắc lực giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng
cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu vào các thị trƣờng này. Chính vì vậy cần có
những nghiên cứu cả về lý thuyết và thực nghiệm ở Việt Nam hơn nữa về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn với phát triển bền vững và hoạt động của doanh
nghiệp.
Trên thị trƣờng chứng khoán (TTCK), thông tin là yếu tố nhạy cảm, ảnh
hƣởng trực tiếp tới các quyết định của nhà đầu tƣ. Do vậy, công bố thông tin
(CBTT) là trách nhiệm và cũng là nghĩa vụ rất quan trọng đối với các tổ chức,
doanh nghiệp khi tham gia thị trƣờng nhằm đảm bảo tính hiệu quả và cơng bằng của
hoạt động tài chính, góp phần vào sự phát triển lành mạnh của TTCK. Yêu cầu của
các nhà đầu tƣ đối với việc CBTT đang ngày càng cao, không chỉ ở việc công bố
thông tin bắt buộc mà cịn cả với các thơng tin tự nguyện. Những năm gần đây vấn
đề tự nguyện CBTT đƣợc quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là các thông tin liên quan
tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, những thông tin liên quan tới phát triển
bền vững. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility 2


CSR) và phát triển bền vững (Sustainable Development) của doanh nghiệp ngày
càng đƣợc các nhà đầu tƣ, khách hàng, cơ quan quản lý và các bên liên quan quan
tâm. Cùng với các thông tin liên quan đến quản trị hoạt động kinh doanh và quản trị
tài chính doanh nghiệp thì những thông tin về các hoạt động hƣớng đến xã hội, mơi
trƣờng cũng trở thành những vấn đề địi hỏi các doanh nghiệp phải minh bạch và
công khai để đánh giá hiệu quả và trách nhiệm xã hội trong hoạt động của mình.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thơng tin về vấn đề này, thực hiện báo cáo “phát triển bền
vững” (gọi tắt là báo cáo bền vững) đã trở thành một xu hƣớng công bố thông tin
của các doanh nghiệp đang đƣợc khuyến khích thực hiện trên tồn thế giới. Báo cáo
bền vững là thông lệ đo đếm, công bố và chịu trách nhiệm trƣớc các bên về các hoạt
động của doanh nghiệp nhằm hƣớng tới phát triển bền vững. Ngƣời đọc sẽ đƣợc
cung cấp các thông tin về mục tiêu, phƣơng thức và kết quả trong việc quản trị trách

nhiệm với môi trƣờng và xã hội tại các doanh nghiệp. Báo cáo bền vững của doanh
nghiệp có thể bao gồm thông tin dựa trên các chỉ số: chỉ số hoạt động kinh tế (hoạt
động kinh tế, hiện diện trên thị trƣờng, các ảnh hƣởng kinh tế gián tiếp), chỉ số môi
trƣờng (vật liệu, năng lƣợng, nƣớc, đa dạng sinh học, khí thải, nƣớc thải và chất
thải, sự tuân thủ, giao thông vận tải), chỉ số xã hội (thông lệ về lao động và việc làm
hợp thức, nhân quyền, trách nhiệm sản phẩm, xã hội và cộng đồng). Việc công bố
báo cáo bền vững đƣợc thực hiện thành một báo cáo độc lập hoặc công bố trong báo
cáo thƣờng niên của doanh nghiệp và có thể áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức
thuộc mọi loại hình, quy mơ và lĩnh vực.
Việc công bố thông tin phát triển bền vững tại các doanh nghiệp niêm yết trên
TTCK Việt Nam đang ở mức độ nhƣ thế nào và mối quan hệ của việc công bố
thông tin phát triển bền vững với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết
trên TTCK Việt Nam là thế nào thì chƣa có nghiên cứu nào đề cập tới vấn đề này.
Chính vì những lý do trên mà nghiên cứu “Mối quan hệ giữa công bố thông
tin phát triển bền vững và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam” là thực sự cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý
luận và thực tiễn.

3


2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án
Luận án này nghiên cứu mối quan hệ giữa công bố thông tin phát triển bền
vững và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể của Luận án:
- Hệ thống tiêu chí công bố thông tin phát triển bền vững và hệ thống chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam.

- Nghiên cứu ảnh hƣởng công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả
tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của hiệu quả tài chính đến cơng bố thông tin phát
triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam.
- Đánh giá vai trị của các yếu tố kiểm sốt (quy mơ doanh nghiệp, địn bẩy tài
chính, chất lƣợng kiểm tốn, pháp luật) trong mối quan hệ giữa công bố thông tin
phát triển bền vững và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK
Việt Nam.
- Trên kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các khuyến nghị có thể tham khảo cho
các đối tƣợng liên quan nhƣ hoạch định chính sách, quyết định quản lý và đầu tƣ.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu của Luận án
Từ mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án xác định các câu hỏi nghiên cứu:
1. Mức độ công bố thông tin phát triển bền vững và hệ thống tiêu chí phát
triển bền vững tại Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào?
2. Công bố thông tin phát triển bền vững có ảnh hƣởng đến Hiệu quả tài
chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam hay
khơng?
3. Hiệu quả tài chính có ảnh hƣởng đến Cơng bố thơng tin phát triển bền
vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam hay
khơng?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa công bố thông tin phát triển bền
4


vững và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong thời gian trong 5 năm 2015 – 2019
- Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tiến hành nghiên cứu các doanh nghiệp niêm

yết trên thị trƣờng chứng Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận án, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp (kết hợp
phƣơng pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng). Phƣơng pháp nghiên
cứu đƣợc trình bày cụ thể trong chƣơng 3 của luận án. Trong đó:
Nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia để
hoàn thiện bộ chỉ số đánh giá mức độ công bố thông tin phát triển bền vững tại Việt
Nam (tham chiếu GRI 4 và CSI 2019) và đƣa ra mơ hình nghiên cứu của Luận án.
Nghiên cứu định lƣợng, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích nội dung để
xem xét mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm
yết trên TTCK Việt Nam. Tiến hành phân tích thống kê mơ tả, tƣơng quan và hồi
quy để xem xét mối quan hệ giữa công bố thông tin phát triển bền vững và hiệu quả
tài chính (sử dụng phần mềm STATA 14). Trên cơ sở kết quả thu đƣợc, xem xét đối
chiếu với những nghiên cứu trƣớc đó để đƣa ra các khuyến nghị cho các đối tƣợng
có liên quan.
5. Bố cục của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận án đƣợc
chia làm 5 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa công bố thông tin phát triển bền
vững và hiệu quả tài chính
Chương 3: Mơ hình và phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử và sự phát triển của Công bố thông tin phát triển bền vững

Công bố thông tin phát triển bền vững (CBTT PTBV) hiện đã trở thành thông
lệ quen thuộc giữa các công ty trên tồn thế giới và nó trở thành một yếu tố quan
trọng đối với doanh nghiệp. Việc mở rộng cơng bố thơng tin về tính bền vững là do
sự gia tăng lợi ích của các bên liên quan tới hoạt động môi trƣờng, xã hội và quản
trị của các công ty. Áp lực của các bên liên quan này thúc đẩy các công ty vƣợt ra
khỏi báo cáo tài chính hàng năm và tiết lộ thơng tin về mơi trƣờng, xã hội và quản
trị doanh nghiệp qua các báo cáo riêng hoặc đƣợc tích hợp cùng báo cáo tài chính.
Từ góc độ lịch sử, báo cáo phát triển bền vững đã trải qua bốn giai đoạn nhƣ
hình 1.1 sau đây:
Giai đoạn 1

Thập
niên
1950

Báo cáo
xã hội

Giai đoạn 2

Thập
niên
1980

Báo cáo
môi trƣờng

Giai đoạn 3

Thập

niên
1990

Báo cáo
Phát triển
bền vững

Giai đoạn 4

2010

Báo cáo
tích hợp

Hình 1.1. Lịch sử và phát triển của công bố thông tin phát triển bền vững
Giai đoạn 1: Báo cáo Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) đƣợc chính thức định hình
lần đầu vào năm 1953, khi H. R. Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề
“Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Bowen & Johnson, 1953) nhằm mục đích
tuyên truyền và kêu gọi ngƣời quản lý tài sản không làm tổn hại đến quyền và lợi
ích của ngƣời khác, kêu gọi lịng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại mà các
doanh nghiệp gây ra cho xã hội. Từ đó tới nay đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên
cứu về vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tuy nhiên vấn đề này còn rất
nhiều tranh luận trong nhiều nghiên cứu.
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đƣợc bắt đầu tại Mỹ và nhanh chóng lan tỏa
ra tồn cầu nhƣ hiện nay, tuy nhiên đã có rất nhiều tranh cãi về vấn đề này mà
chúng ta có thể cảm nhận rõ ràng có sự đối lập khá lớn giữa Mỹ (hay nói chung là
các nƣớc Anglo-saxon) và Châu Âu (đặc biệt là các nƣớc Âu châu lục địa nhƣ Anh,
6



Pháp, ...). Sự khác biệt này nằm ở nguồn gốc đạo đức và tôn giáo trong quan niệm
của ngƣời Mỹ, với tính chính trị trong quan niệm về trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp của Châu Âu vì nó đƣợc xây dựng dựa trên quan niệm về sự phát triển bền
vững. Điều này có thể là do xã hội Mỹ ít nhạy cảm hơn trƣớc những nguy cơ mang
tính tập thể nhƣ xã hội Châu Âu. Tại Mỹ ngƣời ta quan niệm trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp hay công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là hoạt
động tự nguyện và trách nhiệm xã hội đƣợc gói gọn trong các hoạt động từ thiện.
Những hoạt động này thể hiện qua hệ thống các quỹ xã hội do các doanh nghiệp
thành lập – có thể quy mơ đáng kể nhƣng vẫn ln là những hoạt động ngồi các
hoạt động kinh tế và khơng nằm trong hoạt động chính của doanh nghiệp. Ngƣợc lại
tại Châu Âu, ngƣời ta có khuynh hƣớng cho rằng các hoạt động từ thiện không nằm
trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và đƣợc đánh giá đặt trong khuôn
khổ các hoạt động thông thƣờng của doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp hay công bố thông tin trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ và trách nhiệm của
doanh nghiệp, có tính chất bắt buộc hơn là tự nguyện. Đặc biệt tại Pháp trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp còn đƣợc quy định trong luật về báo cáo xã hội từ năm
1977 (Law on Social Reporting, Article L. 438-1). Việc tranh luận thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tự nguyện hay mang tính bắt buộc phụ thuộc
nhiều vào quan điểm của ngƣời lãnh đạo khi xem xét giữa hiệu quả tài chính, tối đa
hóa lợi nhuận là trong ngắn hạn hay dài hạn, cùng với việc tính tốn chi phí và các
áp lực từ bên trong, bên ngoài về việc thực hiện trách nhiệm xã hội.
(Friedman, 1970) dựa trên lý thuyết cổ đông, Friedman đã cho rằng các nhà
lãnh đạo doanh nghiệp khơng có trách nhiệm nào khác ngồi trách nhiệm tạo ra
càng nhiều tiền càng tốt cho các cổ đông của mình. Tuy nhiên ơng cũng đã cẩn
trọng hơn khi cho rằng nếu việc thực hiện và công bố trách nhiệm xã hội giúp
doanh nghiệp tối đa hóa đƣợc lợi nhuận thì doanh nghiệp nhất định phải đi theo con
đƣờng này. Tƣơng tự, (Carroll, 1991) đã phát triển một khuôn khổ đƣợc gọi là “kim
tự tháp của trách nhiệm xã hội” các khuôn khổ bao gồm trách nhiệm của công ty:
kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Nền tảng của kim tự tháp là trách nhiệm kinh

tế: có lợi nhuận là điều cốt lõi trách nhiệm của một công ty; Lớp thứ hai của kim tự
tháp là trách nhiệm pháp lý, công nhận tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật
của các công ty nếu họ muốn tiếp tục vận hành; Tầng thứ ba của kim tự tháp là
7


trách nhiệm đạo đức – hoạt động theo đạo đức bằng cách làm những gì đúng và
cơng bằng; Tầng trên cùng của kim tự tháp là trách nhiệm từ thiện, chỉ ra rằng các
cơng ty nên đóng góp một số nguồn lực của họ cho cộng đồng.

TRÁCH NHIỆM TỪ THIỆN
Hãy là cơng dân doanh nghiệp tốt.
Đóng góp nguồn lực cho cộng
đồng; cài thiện chất lƣợng cuộc
sống.

TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC
Có đạo đức. Có nghĩa vụ thực hiện
theo quyền, cơng bằng và văn minh.
Tránh xa cái xấu.

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

Tuân thủ pháp luật. Pháp luật là bộ quy tắc ứng xử về
điều đúng và điều sai. Thực hiện đúng theo pháp luật.

TRÁCH NHIỆM KINH TẾ
Có lợi nhuận. Nền tảng dựa trên những giá trị nghỉ
ngơi của ngƣời khác.


Hình 1.2: Kim tự tháp trách nhiệm xã hội của (Carroll, 1991)
Cùng quan điểm này cịn có các nghiên cứu (Pomering, 2009), (Lima
Crisóstomo, de Souza Freire, & Cortes de Vasconcellos, 2011), (Inoue & Lee,
2011), (Rhou, Singal, & Koh, 2016).
Nhóm các nhà nghiên cứu có quan điểm dựa vào lý thuyết các bên liên quan
của Freeman từ năm 1984 (Freeman, 2010). Theo quan điểm của nhóm này khi
doanh nghiệp ra quyết định và thực hiện các hoạt động theo lợi ích cổ đơng thì cần
quan tâm tới các đối tƣợng khác nhƣ khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, cộng
đồng. Các hoạt động trách nhiệm xã hội sẽ cải thiện giá trị công ty, hiệu quả tài
chính thơng qua tiết kiệm chi phí, tăng cƣờng danh tiếng. Cùng quan điểm này cịn
có các nghiên cứu (Sandra A. Waddock & Samuel B. Graves, 1997), (Zhongfu,
Jianhui, & Pinglin, 2011), (Mustafa, Othman, & Perumal, 2012), (Waworuntu,
Wantah, & Rusmanto, 2014), (Laskar, 2019), (Hull & Rothenberg, 2008), (Barnett
& Salomon, 2006), (Zahid, Rahman, Khan, Ali, & Shad, 2020), (Herremans,
8


Akathaporn, & McInnes, 1993), (Mishra & Suar, 2010), (Inoue & Lee, 2011),
(Platonova, Asutay, Dixon, & Mohammad, 2016), (Mishra & Suar, 2010), (Saleh,
Zulkifli, & Muhamad, 2011).
Giai đoạn 2: Báo cáo Môi trƣờng
Vào đầu những năm 1980, khái niệm bền vững đã đƣợc mở rộng trọng tâm từ
báo cáo trách nhiệm xã hội sang cả báo cáo về môi trƣờng. Điều này là do sự phát
triển của các thách thức môi trƣờng mà các doanh nghiệp phải đối mặt, chẳng hạn
nhƣ ô nhiễm, suy thoái đất và sự cố tràn dầu (Deegan, 2014). Với sự gia tăng nhận
thức của các bên liên quan về tác động của doanh nghiệp đối với môi trƣờng, một số
doanh nghiệp bắt đầu công bố các vấn đề môi trƣờng trong các báo cáo của họ. Báo
cáo tự nguyện về các vấn đề môi trƣờng trong báo cáo hàng năm cho phép các công
ty công bố thông tin về các hoạt động môi trƣờng của họ và bỏ qua những cơng bố
bất lợi có thể ảnh hƣởng đến quyết định của các bên liên quan (Deloitte & Staden,

2011). Do đó, các cơng ty có các hoạt động môi trƣờng đƣợc công bố nhƣ một
chiến thuật hợp pháp để ảnh hƣởng đến các quyết định của họ tới các bên liên quan.
Giai đoạn 3: Báo cáo phát triển bền vững
Năm 1987, trong Báo cáo “Tƣơng lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế giới về
Môi trƣờng và Phát triển (World Commission on Environment and Development –
WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” đƣợc định nghĩa là “Sự phát triển
đáp ứng đƣợc nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thƣơng khả năng cho việc đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai”. Những năm 1990, các cơng ty bắt đầu cơng
bố cả ba khía cạnh của tính bền vững: xã hội, mơi trƣờng và kinh tế. Một khn khổ
đƣợc gọi là ba dịng dƣới cùng (TBL) đƣợc phát triển bởi Elkington (Elkington,
1994) gồm xã hội, mơi trƣờng và các yếu tố tài chính. Các thông lệ báo cáo về kết
quả hoạt động xã hội, môi trƣờng và kinh tế của một công ty đƣợc gọi là báo cáo
phát triển bền vững. Việc công bố các báo cáo bền vững ban đầu là tự nguyện, khi
những thách thức về tính bền vững ngày càng tăng thì càng có nhiều nhu cầu về báo
cáo bền vững từ các bên liên quan khác nhau, chẳng hạn nhƣ cổ đông, các cơ quan
quản lý và cộng đồng xã hội. Do đó, những năm 1990 chứng kiến sự phát triển của
báo cáo bền vững, tuy nhiên chất lƣợng của thơng tin báo cáo bền vững và cách nó
đƣợc quản lý và hệ thống còn nhiều những vấn đề tranh cãi.

9


Một số sáng kiến đƣợc đƣa ra với mục đích cung cấp các hƣớng dẫn để nâng
cao tính minh bạch của các báo cáo phát triển bền vững. Gần đây nhất và toàn diện
là sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI), bao gồm 3 khía cạnh bền vững – xã hội, môi
trƣờng và kinh tế. Sáng kiến này đƣợc coi là một hƣớng dẫn toàn diện cho báo cáo
bền vững. Mục tiêu chính là phát triển các hƣớng dẫn thống nhất về tính bền vững
tự nguyện báo cáo, nâng cao trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp bằng cách
đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan, cộng đồng, nhà bảo vệ mơi trƣờng, lao động,
các nhóm cổ đơng, các nhà quản lý, đầu tƣ – có quyền truy cập vào tiêu chuẩn hóa,

có thể so sánh và nhất quán thơng tin tƣơng tự báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Năm 2000 GRI đã giới thiệu phiên bản đầu tiên của hƣớng dẫn báo cáo phát
triển bền vững, hai năm sau 2002 thế hệ thứ hai ra mắt. Năm 2006 GRI giới thiệu
phƣơng pháp phân loại đầu tiên cho các hƣớng dẫn thế hệ thứ ba. Năm 2013 các
hƣớng dẫn thế hệ thứ tƣ đã đƣợc giới thiệu cung cấp các nguyên tắc báo cáo. Vào
tháng 10/2016, GRI đã giới thiệu các tiêu chuẩn toàn cầu về báo cáo bền vững. Các
mục đích của hƣớng dẫn này đƣợc phát triển bởi Ban Tiêu chuẩn Báo cáo Bền vững
toàn cầu là để tất cả các công ty báo cáo về các tác động kinh tế, môi trƣờng và xã
hội của họ và báo cáo của họ đóng góp vào sự phát triển bền vững.
Giai đoạn 4: Báo cáo tích hợp
Năm 2004, dự án Kế tốn Bền vững của Hồng tử Nam Phi đƣợc thành lập,
một trong những mục tiêu của nó đang giải quyết là sự mất kết nối trong các báo
cáo bền vững giữa xã hội, kinh tế và tác động mơi trƣờng của cái mà nó gọi là “báo
cáo kết nối” (Hopwood & Unerman, 2010). Báo cáo tích hợp (IR) trong bối cảnh
Nam Phi có nguồn gốc từ các nguyên tắc quản trị liên quan đến tƣ duy tổng hợp có
trong Bộ nguyên tắc Quản trị của nhà vua Nam Phi năm 2009 (King III). Sau sự
thành lập của King III các yêu cầu trong các công ty niêm yết của JSE, các công ty
niêm yết đƣợc yêu cầu phát hành báo cáo tổng hợp cho các năm tài chính bắt đầu
vào hoặc sau ngày 1/3/2010 trên cơ sở áp dụng hoặc giải trình. Sau khi đƣa khái
niệm IR vào các nguyên tắc của King III, Tích hơp Uỷ ban báo cáo (IRC) đƣợc
thành lập dƣới sự chủ trì của Giáo sƣ Mervyn E. King SC, hiện cũng là chủ tịch của
IIRC (IIRC – Hội đồng Báo cáo tích hợp quốc tế).
IIRC đƣợc thành lập vào năm 2010 bởi các nhà lãnh đạo từ GRI, Liên đồn Kế
tốn quốc tế (IFAC), Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB), Môi trƣờng
10


Liên hợp quốc, Chƣơng trình (UNEP) sáng kiến tài chính, Hiệp ƣớc tồn cầu của
Liên hợp quốc, Cơng bố cacbon Ban tiêu chuẩn (CDSB), Tổ chức Quốc tế về Uỷ
ban Chứng khoán (IOSC) và Hội đồng doanh nghiệp Thế giới và Phát triển bền

vững (WBCSD). Ngày 25 tháng 1 năm 2011, IRC công bố hƣớng dẫn về IR, hƣớng
dẫn đầu tiên trên thế giới, nhƣ đƣợc khuyến nghị bởi King III trong bài thảo luận có
tiêu đề “Khn khổ để Tích hợp Báo cáo và Báo cáo tích hợp”.
IIRC đã xuất bản Dự thảo Tham vấn Quốc tế có tiêu đề “Hƣớng tới Tích hợp
báo cáo: Truyền đạt giá trị trong thế kỷ 21” vào ngày 12 tháng 9 năm 2011, và sau
đó là Khung Dự thảo Tham vấn đầu tiên của Báo cáo Tích hợp Quốc tế đã đƣợc
xuất bản. Sau khi tham khảo ý kiến rộng rãi và công khai, cuối cùng phiên bản đƣợc
xuất bản vào tháng 12 năm 2013. Trong khn khổ này, báo cáo tích hợp đƣợc định
nghĩa là một thông tin ngắn gọn về cách thức chiến lƣợc, quản trị của tổ chức, hiệu
suất kinh doanh và triển vọng trong bối cảnh môi trƣờng bên ngoài, tạo ra giá trị
trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (IIRC, 2013a, 2013b, 2013c, 2013d, 2013e,
2013f).
Mục tiêu của báo cáo tích hợp là tập trung vào cách thức công ty phân bổ vốn
và hành vi của công ty trong việc thực hiện các mục tiêu về ổn định tài chính và
phát triển bền vững. Từ khi phát hành Khung báo cáo tích hợp vào tháng 12/2013,
tốc độ và quy mô áp dụng của các tổ chức đã gia tăng đều đặn. Từ năm 2018, IIRC
dự kiến rằng việc áp dụng Báo cáo tích hợp sẽ bƣớc vào “giai đoạn áp dụng tồn
cầu” nhằm đặt nó vững chắc vào trung tâm quản trị doanh nghiệp và báo cáo của
công ty.
1.2. Mối quan hệ giữa Công bố thông tin phát triển bền vững và Hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp
Kể từ khi xuất hiện lần đầu vào năm 1987, khái niệm và nội dung nghiên cứu
về phát triển bền vững doanh nghiệp nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa
học, nhà nghiên cứu. Đặc biệt cùng với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các nguy cơ đe dọa tới sự tồn vong của xã hội lồi
ngƣời nhƣ chiến tranh, đói nghèo, ô nhiễm mỗi trƣờng và biến đổi xã hội,...điều đó
càng làm cho nhu cầu và yêu cầu phát triển bền vững trở thành xu hƣớng tất yếu của
hiện tại và tƣơng lai. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa công bố thông tin phát triển
bền vững và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp là một chủ đề đƣợc các nhà
11



×