Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

Nhap mon TCNH c6 đạo đức nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.3 KB, 15 trang )

LOGO

NHẬP MƠN
NGÀNH
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Chương 6
Giới thiệu về Đạo đức nghề nghiệp

1


Nội dung

 Tại sao cần có đạo đức
 Giới thiệu các quy chuẩn đạo đức TCNH
 Giới thiệu khuôn khổ đạo đức thực tế
 Tổn thất đối với rủi ro đạo đức
 Lưu ý đối với sinh viên

2


Tại sao cần có đạo đức

1.Đạo đức vs đạo đức nghề nghiệp?
2.Nếu con người khơng có đạo đức?
3.Chuẩn mức đạo đức và Rủi ro đạo đức

3



Đạo đức vs đạo đức nghề nghiệp

1.Đạo đức: là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. Đạo là
con đường, đức là tính tốt hoặc những cơng trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực
hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.

2.Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát
hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được  vận dụng vào hoạt động kinh doanh.
Đạo đức khơng phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh

3.Đạo đức nghề nghiệp là một nhánh trong hệ thống đạo đức xã hội, là một loại đạo đức đã được thực tiễn hoá.
Lương tâm nghề nghiệp là sự tự phán xét, tự ý thức về trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp. Nghĩa vụ đạo đức nghề
nghiệp và lương tâm nghề nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau. Đánh mất ý thức về nghĩa vụ đạo đức là đánh
mất ý thức về bản thân mình, làm mất ý nghĩa làm người cũng như giá trị động lực của lao động. Do vậy, giáo dục
đạo đức nghề nghiệp chính là để hình thành nhân cách nghề nghiệp của mỗi chủ thể; hướng con người vươn tới
những giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề nghiệp.
4


Chuẩn mực đạo đức và rủi ro

1.Chuẩn mực đạo đức là hệ thống quy tắc xác định mẫu hành vi mà con người phải tuân theo. Trước hết là một quan niệm về
chuẩn mực. Chuẩn mực đạo đức là tiêu chuẩn chung hướng dẫn con người hoạt động để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chuẩn mực
đạo đức là những lý tưởng, luân lý đạo đức được công nhận là đúng và được các thành viên xã hội thừa nhận. Do vậy, “chuẩn mực
đạo đức là những nguyên tắc, quy tắc đạo đức được mọi người thừa nhận trở thành những mực thước, khuôn mẫu để xem xét
đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội

2.Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng để chỉ một loại rủi ro phát sinh khi đạo đức của 
chủ thể kinh tế bị suy thoái. Rủi ro đạo đức là một kiểu thất bại thị trường nảy sinh trong môi trường thông tin phi đối xứng.
Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thơng tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên

hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thơng
tin. Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu thế thơng tin được bên kém ưu thế thông tin cho là không đứng đắn, là
một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình

5


Các quy chuẩn đạo đức trong TCNH

1.

Tính chuyên nghiệp:

-Am hiểu về luật pháp: phải am hiểu các quy định, quy tắc, các luật hiện hành đang được áp dụng với mọi tổ chức, tất cả
các quy định của các tổ chức. Trong trường hợp mâu thuẫn xảy ra, các thành viên phải tuân thủ nghiêm túc các quy định
này, tuyệt đối không được cố ý vi phạm hoặc tiếp tay cho các sai phạm, tuyệt đối tách bạch hoạt động của mình ra khỏi các
sai phạm đó.
-Tính độc lập và khách quan: các thành viên luôn đưa ra các nhận định để đảm bảo sự độc lập và khách quan trong tất cả
hoạt động. Các thành viên tuyệt đối tránh sự gạ gẫm, khơng được nhận q tặng, bất kì sự bù đắp, hoặc những lời đề nghị,
thỏa hiệp làm ảnh hưởng đến sự độc lập và khách quan.
-Sự báo cáo sai: Thành viên không được cố ý đưa ra những báo cáo sai phạm liên quan đến các nghiên cứu, khuyến nghị,
hoạt động.
-Hành vi sai trái: thành viên tuyệt đối không tham gia vào bất ký các hoạt động bất chính, gian lận gây ảnh hưởng xấu đến
uy tín, đến sự chính trực, ảnh hưởng đến năng lực hành vi.

6


Các quy chuẩn đạo đức trong TCNH


2. Tính tồn vẹn của thị trường vốn:
Giao dịch nội gián: thành viên có được các thơng tin mật có khả năng ảnh hưởng đến các khoản đầu tư tuyệt đối không hành
động dựa trên các thơng tin đó.
Lũng đoạn thị trường: thành viên tuyệt đối không tham gia các hoạt động như làm giá, tạo nên các giao dịch ảo với khối lượng
lớn nhằm lừa dối các cá nhân tham gia thị trường.

7


Các quy chuẩn đạo đức trong TCNH

3. Trách nhiệm với khách hàng
-Trung thành, cẩn trọng tận tâm: trung thành với khách hàng, ln hành động vì lợi ích của khách hàng với sự quan tâm hợp lý, luôn cẩn trọng
khi đưa ra nhận xét, ln đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, lên trên lợi ich cá nhân.
Công bằng trong đối xử: phải công bằng và khách quan với tất cả khách hàng, không phân biệt đối xử khi cung cấp cách dịch vụ, đưa ra các
khuyến nghị hoặc các quyết định đầu tư.
-Sự phù hợp: khi đưa ra những lời tư vấn cho khách hàng luôn phải phù hợp với tiêu chí về mức sinh lời, mức độ rủi ro, thời gian đầu tư để đưa
ra lời khuyến nghị, hoặc các quyết định đầu tư. Phải luôn theo dõi, đánh giá lại một cách thường xuyên. Luôn xác định những khoản đầu tư
hợp lý với từng khách hàng, phù hợp với tiêu chí, cũng như hạn chế trước khi đưa ra khuyến nghị hoặc quyết định đầutư. Đưa ra nhận xét hợp
lý dành cho danh mục khách hàng.
-Sự trình bày hiệu quả: trong quá trình trao đổi với khách hàng, luôn cố gắng thuyết phục bằng sự cơng bằng, chính xác.
-Bảo mật thơng tin: ln ln bảo mật thông tin hiện tại, những thông tin trong quá khứ đối với khách hàng hiện tại và ngay cả với khách
hàng tiềm năng, ngoại trừ những thông tin liên quan tới các hoạt động bất hợp pháp của khách hàng, buộc phải cung cấp thông tin cho cơ
quan hành pháp hoặc được sự cho phép của khách hàng.

8


Các quy chuẩn đạo đức trong TCNH


4.Trách nhiệm với đồng nghiệp
Trung thực trong tất cả các mối quan hệ với đồng nghiệp, ln quan tâm đến lợi ích của họ và không được tước đoạt công
sức, thành quả lao động, khơng tiết lộ các thơng tin nhạy cảm hoặc có hành động làm tổn hại đến đồng nghiệp.
Liên quan tới việc bù đắp: thành viên không được nhận quà tặng, tiền bồi dưỡng, bù đắp hoặc những lời đề nghị gây ra
những xung đột về lợi ích ngoại trừ có sự đồng ý của các bên liên quan.
Trách nhiệm của quản lý: luôn cố gắng phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm các quy định, quy tắc, pháp luật hiện
hành, vi phạm các quy tắc và tiêu chuẩn mà tổ chức đề ra.

9


Các quy chuẩn đạo đức trong TCNH

5.Phân tích, khuyến nghị và quyết định đầu tư
-Chăm chỉ và có nền tảng cơ bản: chăm chỉ, tận tâm, có kiến thức cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, giúp
khách hàng phân tích, đưa ra những đề xuất hợp lý trước các quyết định đầu tư.
-Trong quan hệ đầu tư, ln đưa ra các tiêu chí, lựa chọn, xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả cho khách hàng.
Luôn phát triển và duy trì lưu trữ các thơng tin nhằm hỗ trợ cho việc đầu tư của khách hàng

10


Các quy chuẩn đạo đức trong TCNH

6.Mâu thuẩn và lời ích
-Luôn đảm bảo sự công bằng trong tất cả các tình huống đảm bảo sự độc lập và khách quan, không can thiệp, lạm
dụng quyền hạn gây ảnh hưởng tới khách hàng và đồng nghiệp.
-Những giao dịch ưu tiên: phải giao tách bạch các giao dịch của khách hàng và nhân viên với tiêu chí lợi ích khách
hàng là lớn nhất.
-Phí mơi giới: ln tiết lộ phí mơi giới, hoa hồng hoặc bất kì các loại phí nào phải trả, phải thu khi khách hàng sử dụng

dịch vụ.

11


Quy chuẩn nghề nghiệp thực tế

Tuy chưa có một chuẩn mực đạo đức chung cho ngành Tài chính- Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, nhưng với tốc độc phát
triển của ngành Tài chính- Ngân hàng và để bắt kịp xu hướng của thế giới trong quá trình hội nhập thì các ngân hàng, cơng
ty chứng khốn, các cơng ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư… hầu hết đã xây dựng chuẩn mực về ứng xử và đạo đức nghề
nghiệp cho tổ chức mình. Mặc dù tổ chức nào cũng có xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhưng vi phạm vẫn thường
xảy ra, hậu quả vẫn rất nghiêm trọng, sau đây là nội dung những quy tắc này tại một ngân hàng TM- ngân hàng Việt Nam
thịnh vượng (VPBanhk) và một cơng ty chứng khốn đại diện- cơng ty cổ phần chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HSC).

12


Tổn thất rủi ro đạo đức

Những vụ án, tổn thất nêu chỉ là các ví dụ điển hình về các sai phạm trong lĩnh vựa tài chính, vi phạm các nguyên tắc đạo
đức nghề nghệ cốt lõi như lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm sai các quy trình, giả mạo chứng từ, lợi dụng lịng tin của
khách hàng… Tuy nhiên, đây chỉ là những con số thống kê được từ các vụ vi phạm bị xử lý, trên thực tế còn rất nhiều
trường hợp chưa phát hiện và tiềm ẩn nhiều rủi ro, tổn thất

13


Lưu ý sinh viên

1. Nắm vững, chắt các quy định pháp lý có liên quan

2. Nắm vững các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
3. Nóm rõ các quy định tại tổ chức và tính tn thủ
4. Khơng làm giáu bất chấp, phi pháp, phi đạo đức

14


Tình huống

1.

Huy đang làm việc tại ABC, cơng ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Huy biết cuối tuần sau công ty ABC sẽ công bố
báo cáo tài chính được kiểm tốn. Với báo cáo này, Huy biết chắc nhà đầu tư sẽ rất thất vọng và giá của cổ phiếu ABC vì thế sẽ giảm khi
thị trường đóng nhận thơng tin này. Ba mẹ người yêu sắp cưới của Huy là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. 2 bác cũng nắm giữ
một số lớn cổ phiếu ABC. Vậy Huy sẽ làm thế nào để thông báo cho bố mẹ người yêu biết để họ bán cổ phiếu ABC trước khi cổ phiếu bị
rớt giá sâu?

2.

Lan đang làm cho cơng ty chứng khốn ABBA. ABBA vừa mới đưa ra một gói dịch vụ mới với nhiều tiện ích hấp dẫn nhưng chi phí cao
hơn. Sếp của Lan yêu cầu Lan khuyến nghị khách hàng hiện tại chuyển qua sử dụng gói dịch vụ mới để tăng doanh thu cho công ty. Theo
bạn, nếu Lan làm theo u cầu của sếp mình, Lan có vi phạm đạo đức nghề nghiệp không?

3.

Minh gần đây gia nhập công ty quản lý quỹ ABC. Để hỗ trợ Minh trong việc phát triển mạng lưới khách hàng, cả ba và anh của Minh đều
mở 2 tài khoản trả phí mới tại cơng ty. Minh tn thủ theo các quy trình của công ty trong việc ghi chú mối quan hệ với cả ba và anh trai
của mình trong việc xây dựng chính sách đầu tư cho họ. Sau vài năm, số lượng khách hàng của Minh ngày càng tăng lên, nhưng anh ta
vẫn quản lý các tài khoản cũ của ba và anh trai. Có đợt IPO của 1 cơng ty XYZ lên sàn đang diễn ra và cổ phiếu này hồn tồn phù hợp
với chính sách đầu tư được xây dựng cho ba và anh trai mình. Minh đã không phân bổ bất kỳ cổ phiếu nào của công ty XYZ đợt IPO cho

tài khoản của ba và anh trai mình nhằm tránh sự xuất hiện xung đột về mặt lợi ích với tài khoản của ba và anh trai.

15



×