Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Tiềm năng và giải pháp phát triển nông lâm kết hợp tại xã quảng chu huyện chợ mới –tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.23 KB, 65 trang )

1
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
TRONG KHOÁ LUẬN
1 Nông lâm kết hợp NLKH
2 Khoa học kỹ thuật KHKT
3 Đơn vị tính ĐVT
4 Uỷ ban Nhân Dân UBND
5 Số thứ tự STT
6 Tổ chức nông lương thuộc Liên hợp quốc FAO
7 Rừng- Vườn- Ao- Chuồng- Ruộng R-VAC-Rg
8 Rừng - Vườn- Chuồng- Ruộng R-VC-Rg
9 Rừng - Vườn - Ruộng R-V-Rg
10 Rừng - Chuồng - Ruộng R-C-Rg
11 Rừng - Vườn - Chuồng R-VC
1
2
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
2
3
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Trang
3
4
MỤC LỤC
Trang
4
5
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề


Việt nam là một nước đang phát triển với nền nông nghiệp chiếm chủ
yếu trên 70%. Với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 330.000 km
2
trong đó
chiếm 3/4 là đất dốc (Hội thảo Chnh sch Lâm nghip Vit Nam[4]. Chính vì
vậy việc canh tác trên đất dốc chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc phát
triển nền nông nghiệp. Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng đã có rất nhiều mô hình phương pháp canh tác trên đất dốc một cách
bền vững, điển hình hơn cả là hệ thống mô hình Nông lâm kết hợp (NLKH)
trong những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ, tạo nhiều chuyển biến tích
cực trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, tạo điều kiện để từng bước
phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân NLKH đặc biệt phát huy
hiệu quả trên đất dốc do khả năng hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, ổn định và cải
thiện độ phì đất. Vì vậy phát triển NLKH là một hướng đi mới tiến tới sản
xuất bền vững. Qua nghiên cứu trên thế giới cũng như thực tiễn sản xuất thì
NLKH là một phương thức quản lý sử dụng tài nguyên đất một cách tổng hợp
nó thoả mãn yếu tố phát triển bền vững nông thôn miền núi. Ngày nay dưới
áp lực của sự gia tăng dân số nhanh thì sức ép lại càng lớn đối với nguồn tài
nguyên rừng và đất rừng, chính vì thế để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực
phẩm người dân sông ven rừng đã mở rộng diện tích đất canh tác bằng cánh
phá rừng, đốt nương làm rẫy một cách bừa bãi làm diện tích rừng bị suy thoái
nghiêm trọng dẫn đến sự sói mòn diễn ra mạnh mẽ làm đất bị mất dinh dưỡng
hạn chế khả năng canh tác. Và to lớn hơn nó làm ảnh hưởng xấu tới khí hậu
và môi trường.
NLKH là một phương thức canh tác bền vững, là một hướng đi mới mà
nay được rất nhiều địa phương áp dụng để phát triển kinh tế. Nó đảm bảo nhu
cầu lấy ngắn nuôi dài, hiệu quả của mô hình NLKH rất đa dạng như cung cấp
nguồn lương thực, thực phẩm, tạo ra các sản phẩm từ gỗ…Và to lớn hơn nó
tạo ra thêm công ăn việc làm cho người dân, tăng thêm thu nhập cho hộ gia
đình, làm giảm rủi ro trong sản xuất và mức an toàn lương thực.

5
6
Quảng Chu là một xã miền núi thuộc huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn,
với nền nông ngiệp là chủ yếu và phần lớn diện tích đất là đồi núi và đất dốc.
Do các đặc điểm về địa hình, khí hậu, kinh tế xã hội trong nhiều năm qua đã
dẫn đến nền sản xuất nông nghiệp trên khu vực này gặp nhiều khó khăn. Sản
xuất nông nghiệp của xã Quảng Chu còn mang tính tự cung tự cấp cao, sản
xuất hàng hoá còn chưa phát triển, cơ cấu cây trồng còn mang tính đơn điệu,
đời sống người dân còn gặp phải nhiều khó khăn.
Nhận thấy Quảng Chu là một xã vùng cao của huyện Chợ Mới có tiềm
năng phát triển các mô hình NLKH. Vậy việc tìm hiểu thực trạng phát triển
kinh tế, phát triển các mô hình NLKH của người dân trên địa bàn xã. Nhằm
góp phần cải thiện các mô hình NLKH sẵn có, tạo tiền đề cho việc xây dựng
và mở rộng các mô hình giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân là việc
làm hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của nhà trường, của ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp và giáo viên hướng dẫn tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Tiềm năng và giải pháp phát triển Nông Lâm Kết Hợp tại xã Quảng
Chu – huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phát hiện được tiềm năng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho việc
phát triển NLKH.
- Đề xuất được những giải phù hợp chủ yếu nhằm cải thiện nâng cao
hiệu quả của các mô hình NLKH có tại địa phương. Nhằm xây dựng các mô
hình NLKH theo hướng bền vững.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức đã học.
+ Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên
cứu khoa học, vận dụng lý thuyết vào thực tế, biết cách tích lũy, thu thập,

phân tích, xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc với cộng
đồng thôn bản và người dân.
+ Là cơ hội để sinh viên cọ sát với thực tiễn sản xuất, bước đầu áp dụng
những kiến thức đã học vào thực tiễn phát triển NLKH trên địa bàn nghiên
6
7
cứu. Học tập thêm kiến thức, kinh nghiệm sản xuất nông lâm nghiệp của
người dân địa phương.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
+ Qua việc thực hiện đề tài các tiềm năng về điều kiện tự nhiên, xã hội
được làm sáng tỏ, là căn cứ để phát triển NLKH một cách bền vững.
+ Giúp đưa ra một số giải pháp, xây dựng nhằm cải thiện và thúc đẩy
giúp người dân có các mô hình NLKH có được hiệu quả bền vững.
+ Việc nghiên cứu đề tài đóng góp vào thực tiễn giúp thúc đẩy sự phát
triển NLKH của thôn, xã.
7
8
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu
* Sự ra đời của Nông lâm kết hợp
Ở Việt Nam tập quán canh tác NLKH đã có từ rất lâu đời, như các hệ
thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào dân tộc ít người, hệ sinh
thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên cả nước. Xét ở mô hình và kỹ
thuật thì NLKH ở việt nam đã phát triển không ngừng. Từ những năm 1960,
hệ sinh thái Vườn - Ao - Chuồng (VAC) được nông dân các tỉnh miền Bắc
phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước với nhiều cải tiến khác nhau để
thích hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể. Sau đó là hệ thống Rừng - Vườn –
Ao - Chuồng (R-VAC) và vườn đồi được phát triển mạnh mẽ ở các khu vực
dân cư miền núi, các hệ thống rừng ngập mặn nuôi trồng thuỷ sản cũng được

phát triển mạnh mẽ vùng duyên hải các tỉnh miền Trung và miền Nam, các dự
án ODA cũng giới thiệu các mô hình canh tác trên đất dốc theo đường đồng
mức (SALT) ở một số khu vực miền núi.
Xét ở góc độ nhận thức về NLKH thì nó có quá trình lịch sử phát triển
như sau: Nông lâm kết hợp trên địa bàn thực chất là sự sắp xếp hợp lý các loại
hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp, cây nông nghiệp dài ngày
và cây lâm nghiệp trên một địa bàn đất đai cụ thể của một huyện, một xã, một
đội sản xuất, thậm chí trên một quả đồi.
Trong thời kỳ kinh tế tập trung, trước đây việc kết hợp nông lâm
nghiệp đã đóng góp cho nền kinh tế tự cung tự cấp. Trong thời kỳ kinh tế thị
trường hiện nay, việc trao đổi hàng hoá và tiếp thị là yếu tố cơ bản trong nền
kinh tế. Sự kết hợp nông nghiệp và lâm nghiệp trên địa bàn sẽ phát triển hàng
loạt sản phẩm và tạo ra thu nhập cho cộng đồng. Hiện nay nhiều vùng núi hẻo
lánh của nước ta, NLKH đã tạo ra sản phẩm lương thực tại chỗ nhằm duy trì
cuộc sống của đồng bào địa phương. Và ở nhiều vùng, sản phẩm NLKH đã
trở thành hàng hoá, cần được chế biến, tiêu thụ nhăm nâng cao thu nhập của
người dân. Mặt khác sự phát triển đòi hỏi những chính sách thích hợp của
Chính phủ nhằm khuyến khích sản xuất và các chính sách thuận tiện cho xây
8
9
dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, bến bãi và mối giao lưu tới các thị trường
mọi miền. Có như vậy mới phát triển được sản xuất, cải thiện đời sống vật
chất cũng như văn hoá xã hội của nông dân sống ở vùng nông thôn miền núi.
(Sản xuất NLKH ở Vit Nam)[3].
Đối với Việt Nam nhiều năm gần đây Chính Phủ đã rất quan tâm tới
vấn đề phát triển rừng. Nhà nước đã đầu tư vốn, đưa nhiều chương trình dự
án, đề ra hướng sản xuất cho người dân nhằm mục đích tạo công ăn, việc làm,
tăng thu nhập nâng cao đời sống nhân dân, giúp nhân dân ổn định cuốc sống,
tránh phá rừng bừa bãi để tăng độ che phủ của rừng tránh ô nhiễm môi trường
sinh thái, mặc dù vậy nhưng những kết quả đem lại vẫn còn hạn chế.

Đứng trước tình hình đó, đến đầu thế kỷ này người ta đã tìm ra hướng
chính là phát triển rừng dựa trên lợi ích của người dân sống gần rừng và cạnh
rừng, bên cạnh đó Lâm nghiệp xã hội ra đời với mục tiêu phát triển bền vững,
rừng sẽ được người dân bảo vệ, chăm sóc và phát triển theo hướng bền vững
đó. Nhà nước sẽ cung cấp, hỗ trợ cho người dân vốn, kỹ thuật, cùng người
dân tìm ra những khó khăn và các giải pháp để khắc phục.
Nông lâm kết hợp chính là một phương thức canh tác bền vững, hiệu
quả mà ngành Lâm nghiệp xã hội cung cấp chuyển giao cho bà con. Mặt khác
hệ thống NLKH có thể được sử dụng không những cho nông dân mà cả một
cộng đồng dân cư. Chính vì vậy mà sự ra đời của hệ thống NLKH đã mở ra
một hướng phát triển mới phù hợp với người dân. Hiện nay đã được người
dân tham gia sản xuất nhiều với quy mô ngày một rộng lớn.
* Định nghĩa Nông lâm kết hợp
Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học mới được đề xuất vào thập
niên 1960 bởi King (1969). Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau được
phát triển để diễn tả hiểu biết rõ hơn về NLKH. Dưới đây là một số khái niệm
được phát triển tới nay.
Theo quan điểm này NLKH là tên gọi chung của những hệ thống sự
dụng đất trong đó các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre hay cây ăn quả,
cây công nghiệp…) được trồng suy tính trên một đơn vị diện tích quy hoạch
đất với hoa màu hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo
thời gian. Trong các hệ thống NLKH có mối tác động tương hỗ qua lại cả về
mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng (Landgren và
Raintree, 1982)[11].
9
10
“ Nông lâm kết hợp là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây
lâu năm với hoa màu và vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện không gian
và thời gian để tăng sức sản xuất tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một
cách bền vững trên một đơn vị diện tích đất đặc biệt trong các tình huống có

kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn” (Nair, 1987)[12].
Hay nói cách khác một mô hình NLKH đầy đủ, bao gồm:
+ Hai hay nhiều hơn hai loại thực vật (hay động vật) trong đó có ít nhất
một loại cây gỗ lâu năm.
+ Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống.
+ Chu kỳ sản xuất thường lớn hơn 1 năm.
+ Đa dạng về sinh thái lớn hơn 1 năm.
+ Đa dạng về sinh thái (cấu trúc, nhiệm vụ) và kinh tế so với canh tác
độc canh.
+ Cần có một mối quan hệ tương hỗ có ý nghĩa giữa các thành phần cây
lâu năm cà thành phần khác. (Bài giảng Nông lâm kết hợp, 2002) [1].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nông lâm kết hợp là một phương thức sản xuất nông lâm nghiệp của
các hộ nông dân hình thành và phát triển từ khi các phương thức sản xuất
phong kiến thay cho phương thức sản xuất nguyên thủy, nó được hoàn thiện
dần theo thời gian và được cả thế giới áp dụng vào sản xuất với nhiều hình
thức khác nhau, đặc biệt là những nước ở vùng nhiệt đới như: Mianma.
Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc, Nêpan (Nguyễn xuân Qut, 1994) [8].
Đi sâu vào tìm hiểu cội nguồn lịch sử của NLKH, King (1987) khẳng
định rằng ở Châu Âu thời kỳ trung cổ người ta phát quang rừng, đốt cành
nhánh và canh tác lương thực. Kiểu canh tác này không phổ biến và tồn tại
lâu dài nhưng ở Phần Lan và Đức kiểu canh tác này tồn tại đến năm 1920.
Du canh được đánh giá là phương thức cổ xưa nhất, lúc này người ta đã
tích lũy được ít nhiều kiến thức sơ đẳng về tự nhiên. Loài người đã vượt qua
thời kỳ này bằng các cuộc cách mạng về kỹ thuật, chăn nuôi và trồng trọt
song không phải tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện được. Sau đó sự ra
đời của phương thức Taungya ở vùng nhiệt đới như là một sự báo trước cho
phương thức NLKH sau này (PKR, Nair.1987).
10

11
Theo Blafozd 1858, nguồn gốc của phương thức này là từ địa phương
của ngôn ngữ Myanma. Taung nghĩa là canh tác, Ya là đồi núi, như vậy
Taungya là phương thức canh tác trên đất đồi núi, điều đó cũng có nghĩa là
phương thức canh tác trên đất dốc.
Taungya được phát triển dựa trên cơ sở hệ thống của người Đức
“Waldffldbau” trong đó bao gồm canh tác các cây nông nghiệp ngay tại rừng,
lúc đó người ta tiến hành phục hồi rừng trên đất đã khai hoang bằng cách gieo
hạt Tếch. Hai thập kỷ sau hệ thống này được cải tiến hiệu quả cho thấy các rừng
Tếch (Tectonagrradis) có thể trồng với giá thành thấp nhờ phương thức này.
Cuối cùng hệ thống Taungya được đưa vào sử dụng sớm nhất ở Ấn Độ,
sau đó truyền bá rộng rãi sang các nước Châu Á, Châu Phi.
Ngày nay hệ thống Taungya được biết đến với những tên gọi khác
nhau, ở một số nước hệ thống này được gọi như là một sự bản tượng đặc biệt
của phương thức du canh, ở Inđônexia người ta gọi là Tumpanry, ở Philiphin
gọi là Alffaingya, ở Mailaixia gọi là Ladang…
Theo Von Hesner (1966,1970) và King (1973), hấu hết các rừng trồng
nhiệt đới được hình thành đều bắt đầu theo phương thức này, đặc biệt là ở
Châu Á, Châu Phi được xem như là những nơi “hàm ơn” phương thức
Taungya. Một điều rõ ràng NLKH là một cai tên mới chỉ phương thức canh
tác cũ (PKR, Nair. 1993). Bản thân thuật ngữ này đã cố gắng đạt đến sự diễn
tả xứng đáng có thể chấp nhận được trong hệ thống sử dụng đất trên thế giới
trong một thời gian ngắn nên không thể tránh khỏi những tồn tại. (Phạm Đức
Tuấn, 1992) [9].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam NLKH là phương thức canh tác đã được nhiều dân tộc ít
người ở trung du miên núi nước ta đưa vào sản xuất từ lâu đời như các hệ
thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ
sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước. Tuỳ theo
từng địa phương mang phương thức canh tác, cơ cấu luân canh cây trồng

được thay đổi khác nhau. ở Miền Bắc hệ thống Vườn - Ao- Chuồng (VAC) đã
được phát triển mạnh mẽ và lan rộng trong những thập niên 60. Sau đó là hệ
thống Rừng - Vườn - Ao – Chuồng( RVAC) và vườn đồi được phát triển
mạnh ở các khu vực miền núi. Các hệ thống rừng ngập mặn phát triển ở các
11
12
khu vực miền Trung. Nhiều dự án đã bắt đầu quan tâm tới các vấn đề về kinh
tế - Xã hội - Môi trường và đã giới thiệu về các mô hình canh tác trên đất dốc
theo đương đồng mức (SALT) ở một số khu vực miền núi, như : Hệ thống
canh tác xen theo băng (SALT 1), hệ thống nông lâm đồng cỏ (SALT 2), hệ
thống canh tác nông lâm bền vững (SALT 3) và hệ thống nông lâm nghiệp
với cây ăn quả với quy mô nhỏ ( SALT 4)(Vi Xuân Hồng, 2011)[10].
Từ khi đất nước tiến hành cải cách chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Đặc biệt sau Đại hội Đảng VI (12/1986) đã chỉ ra trong thời kỳ quá độ là phát
triển “nền kinh tế có có cơ cấu nhiều thành phần”. Đặc biệt từ sau khi các nghị
định của Thủ tướng Chính phủ như : Nghị định 327/CP(9/1992) về chủ trương
sử dụng đất trống đồi núi trọc, bãy bồi ven biển hay nghị định 64/CP(27/9/1993
và 02/CP(15/7/1994) quy định về việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức xã
hội, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp đã thúc đẩy hoạt động
kinh doanh NLKH phát triển mạnh.( Linh Thị Hương, 2010)[5].
- Có thể kể đến các mô hình NLKH ở Đoan Hùng - Phú Thọ đã hạn chế
xói mòn và đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Mỡ - Sắn ; Bạch đàn trắng - Sắn
- Cốt khí; Thông - Mỡ - Chè - Cốt khí - Lạc – Lúa.
- Hay các mô hình NLKH ở tỉnh Lạng Sơn như : Hồi - Chè dưới tán
rừng tự nhiên; Quýt - Rừng tái sinh; Cà phê – Chè – Dứa - Rừng trồng; Mận –
Hồng rừng tái sinh tự nhiên, (theo kết quả khảo sát của Nguyễn Đức Thi 1995)
- Các mô hình NLKH ở Sơn Dương - Tuyên Quang các mô hình được xây
dựng thuộc mô hình SALT. Trong đó cây trồng ăn quả được sử dụng như vải,
nhãn, mận, mơ, cây lâm nghiệp như : Trám, sấu, keo. Và các mô hình này cũng
được sử dụng ở một số địa phương khác. Đó là những tỉnh sớm áp dụng các mô

hình NLKH vào kinh doanh trong cả nước ( Nguyễn Hoàng Yến, 1999) [6].
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị tr địa lý
Xã Quảng Chu có một vị trí địa lý tương đối thuận lợi về giao thông, có
diện tích tự nhiên là 5035.35 ha với 13 thôn (bản), dân số 3.789 nhân khẩu.
- Phía Bắc giáp xã Như Cố, xã Yên Đĩnh.
- Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên.
12
13
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp tỉnh Thái Nguyên. (Bo co thuyết minh số liu kiểm
kê đất đai, 2010)[2].
2.3.1.2.Địa Hình
Xã Quảng Chu là một xã có vùng đồi núi cao và độ dốc lớn. Các tuyến
đường liên xã tuy đã làm nhưng chưa hoàn thiện gây khó khăn cho việc giao
lưu buôn bán với các địa phương khác [2].
2.3.1.3. Kh Hậu
Theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Kạn, xã Quảng Chu
mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi vùng cao phía bắc, được chia
thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thời tiết nắng nóng,
mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thời tiết hanh khô, lạnh
và ít mưa.Lượng mưa trung bình của năm 1.369 mm, nhiệt độ trung bình của
năm 22.8
0
C, độ ẩm trung bình năm từ 82- 84% [2].
2.3.1.4.Thuỷ Văn
Trên địa bàn xã có hệ thống Sông Cầu chảy qua với diện tích 108.23 ha
đất mặt nước sông suối. Nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và
sản xuất của nhân dân. Ngoài ra Sông Cầu còn là nơi nông dân khai thác cát,

sỏi làm nguyên vật liệu xây dựng, góp phần làm tăng thu nhập và giải quyết
việc làm lúc nông nhàn [2].
2.3.1.5.Đất đai
Tình hình đất đai của xã Quảng Chu được thể hiện qua bảng 2.1.
13
14
Bảng 2.1. Diện tích đất đai và cơ cấu đất đai của xã Quảng Chu
Loại đất
Tổng diện tích đất tự nhiên
I. Nhóm đất nông nghiệp
1. Nhóm đất sản xuất nông nghiệp
1.1. Đất trồng cây hàng năm
1.1.1. Đất trồng lúa
1.1.2. Đất trồng cây hàng năm khác
1.1.3. Đất trồng cây lâu năm
2. Đất lâm nghiệp
2.1. Đất rừng sản xuất
2.1.1. Đất rừng phòng hộ
3. Đất nuôi trồng thủy sản
II. Đất phi nông nghiệp
2.1. Đất ở
2.2. Đất chuyên dùng
2.2.1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình
2.2.2. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
2.2.3. Đất sử dụng vào mục đích công cộng
2.2.4. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng
2.2.5. Đất sử dụng vào tôn giáo, tín ngưỡng
2.3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
2.4. Đất suối và mặt nước chuyên dùng
2.5. Đất phi nông nghiệp khác

III. Đất chưa sử dụng
3.1.Đất bằng chưa sử dụng
3.2.Đất dốc đồi núi chưa sử dụng
3.3.Núi đá không có rừng cây
* Nhận xét: Qua bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất của xã Quảng
Chu ta thấy điều kiện đất đai của xã rất lớn. Chủ yếu được bà con sử dụng
phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, trong đó thì đất dốc sử dụng vào mục đích
sản xuất cây lâm nghiệp chiếm một tỉ lệ lớn tới 51,4 %, ngoài ra thì diện tích
đất bằng được bà con sử dụng trồng lúa và một số loại hoa màu.
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2.1.Tình hình dân số, lao động của xã Quảng Chu
14
15
- Theo số liệu thống kê của thì tính đến 01/04/2009 toàn xã có 3410
khẩu, 870 hộ, lao động chủ yếu là nông nghiệp, nguồn thu nhập chính của
người dân là làm ruộng.
- Thành phần dân tộc gồm: Quảng Chu có 7 dân tộc anh em như : Dao,
Tày, Kinh, Nùng, Sắn Chỉ, Cao Lan, H

Mông, Phân bố trên 13 thôn (bản).
Dân số phân bố không đều, đông nhất là thôn Đèo Vai. Những năm gần đây
do làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tỷ lệ tăng dân số giảm dần. Chủ
yếu là lao động nông, lâm nghiệp, một số ngành nghề khác chiếm một phần
rất nhỏ. Phần lớn là lao động chưa qua đào tạo.
Hiện nay, việc làm cho người lao động đang là vấn đề được chính
quyền cũng như nhân dân rất quan tâm, đặc biệt là lao động nông nhàn lúc kết
thúc mùa vụ. Để giải quyết việc làm cho người lao động cần phải kết hợp
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động
phổ thông, gắn mục tiêu giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế,
ổn địnhh đời sống nhân dân và trật tự, an toàn xã hội.

- Trình độ dân trí: Nhìn chung so với mặt bằng xã hội hiện nay còn thấp.
Song đa số nhân dân trong xã có ý thức về pháp luật và áp dụng khoa
học kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống sinh hoạt. Trong những năm gần
đây, có những nhân tố mới dám đầu tư vào thâm canh sản xuất và chuyển
hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ trong
phạm vi hẹp, chưa thành hệ thống phong trào [2].
Tình hình dân số, lao động của xã được thể hiện qua bảng 2.2
15
16
Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của xã Quảng Chu
TT Thôn
Số nhân khẩu Số lao động Số hộ
Số nhân
khẩu
(người)
%
Lao
động
(người)
% Số hộ %
1 Làng Điền 447 11,79 237 11,7 104 11,45
2 Bản Đén 1 226 5,96 130 6,4 60 6,60
3 Bản Đén 2 309 8,15 142 7 74 8,14
4 Nà Lằng 178 4,69 121 6 57 6,27
5 Bản Nhuần 1 335 6,49 128 6,3 59 8,84
6 Bản Nhuần 2 195 5,14 115 5,7 52 5,72
7 Đèo Vai 1 390 10,24 210 10,4 93 10,29
8 Dèo Vai 2 303 7,99 192 9,5 79 8,70
9 Nà Choọng 115 3,035 73 3,6 26 2,86
10 Làng Chẽ 421 11,11 216 10,6 109 12,00

11 Con Kiến 153 4,03 94 4,6 40 4,04
12 Đồng Luông 476 10,79 240 11,8 98 12,56
13 Cửa Khe 241 6,27 129 6,4 57 6,36
14 Tổng 3789 100 2027 100 908 100
(Nguồn: UBND xã Quảng Chu)
2.3.2.2. Tình hình kinh tế
Qua số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy quá trình phát triển
sản xuất có sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, diện tích, sản lượng, sản phẩm
hàng hoá chính bao gồm: Trồng trọt: Lúa, Ngô, Đỗ tương, Lạc, Mía….
Sản phẩm đã không những đủ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân mà còn
được đem ra trao đổi hàng hoá với các vùng lân cận để lấy các sản phẩm khác
để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân [2].
2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng
Chưa có sự đầu tư thích hợp nên các công trình cơ sở hạ tầng kém cả về
số lượng và chất lượng.
16
17
- Về giao thông: Quảng Chu với các tuyến giao thông liên xã đã được
nhà nước đầu tư, mở mới và mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ
thương mại phát triển. Các tuyến đường giao thông liên thôn (bản) đã được
đầu tư xây dựng nên việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vào mùa
mưa. chủ trương của Đảng uỷ, UBND xã trong giai đoạn tới sẽ mở rộng và
nâng cấp toàn bộ các tuyến đường liên thôn (bản) trên địa bàn.
- Về thuỷ lợi: Hệ thống kênh mương nội đồng đã được bê tông hoá
6100 m, chủ động tưới tiêu khoảng 100 ha diện tích đất canh tác. Nhìn chung
hệ thông thuỷ lợi của xã chưa đáp ứng được quá trình tưới, tiêu cho diện tích
nông nghiệp trong xã, trong thời kỳ quy hoạch cần đầu tư xây dựng, kiên cố
hoá kênh mương để thâm canh tăng vụ nâng cao năng suất cây trồng vật
nuôi[2].
- Cc công trình văn ho phúc lợi:

+ Giáo dục- đào tạo: Quảng Chu có 2 trường tiểu học, 1 trường mầm
non và 1 trường phổ thông cơ sở được xây dựng trên địa bàn xã.Trường tiểu
học có tổng số là 60 học sinh, tỷ lệ lên lớp đạt 100%.
+ Y tế: Có 1 trạm y tế với 10 giường bệnh. Nhìn chung công tác chăm
sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và thực hiện các trương trình y tế Quốc
gia như: Tiêm chủng 6 loại vác xin cho trẻ dưới 1 tuổi, tiêm phòng viêm não
Nhật Bản. Bên cạnh đó, y tế xã tham gia tích cực công tác dân số, kế hoạch
hoá gia đình chương trình phòng chống sốt rét, chống biếu cổ, tư vấn tuyên
truyền phòng chống HIV/AIDS.
+ Văn hoá: Hoạt động văn hoá tuyên truyền các chủ trương của đảng,
chính sách, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương
đến người dân. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới trong
các khu dân cư và bài trừ các tệ nạn xã hội đã được nhân dân đồng tình ủng
hộ, phong trào xây dựng “Nếp sống văn minh, gia đình văn hoá” đã triển khai
rộng khắp và thu được những kết quả đáng khích lệ.
+ Thể dục thể thao: Nhìn chung phong trào thể dục, thể thao trên địa bàn
xã phát triển rộng khắp thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia tập
luyện. Hiện nay trong xã đã thành lập được đội bóng đá, bóng chuyền, cầu lông
và cờ tướng…Thường xuyên tham gia các giải đấu do huyện, tỉnh tổ chức.
17
18
+ Nguồn điện: Đến nay xã đã có mạng điện lưới quốc gia, gần 80%
người dân đã sử dụng điện lưới quốc gia, tuy nhiên mạng điện lưới như hiện
nay chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, một số tuyến đi quá xa làm
tổn thất điện năng. Trong những năm tới cần cải tạo lại hệ thống điện để đảm
bảo an toàn lưới điện và đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân.
+ Bưu chính viễn thông: Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhu
cầu về thông tin liên lạc của người dân ngày càng được nâng cao, để đáp ứng
kịp thời yêu cầu đó, ngành Bưu Chính Viễn Thông không ngừng cải tạo cơ sở
vật chất, trang thiết bị kỹ thuật [2].

18
19
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu những yếu tố điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
xã hội tại địa phương.
- Đề tài nghiên cứu các mô hình NLKH của người dân có tại địa bàn
nghiên cứu.
- Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, và phát triển kinh tế hộ theo
mô hình NLKH.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu
- Địa điểm: Tại xã Quảng Chu – huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn.
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2012.
3.3. nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát, điều tra, phân loại, đánh giá một số mô hình NLKH tại xã.
Điều tra đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh tế của một số mô hình
NLKH.
- Mô tả phân tích kinh tế các hộ điển hình theo mô hình NLKH trên địa
bàn xã.
- Khảo sát hệ thống cây trồng, vật nuôi trên địa phương về khả năng
sinh trưởng phát triển, và những khó khăn hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp thế mạnh phát triển, xây dựng các dạng mô
hình NLKH tại địa phương.
19
20
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu

* Công tác ngoại nghiệp
+ Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn
- Thu thập kế thừa các tài liệu có sẵn tại địa phương như: Điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội, báo cáo của các phòng ban của xã về các hoạt động sản
xuất nông lâm nghiệp.
+ Đánh giá thực tiễn, phân tích tiềm sẵn có tại địa phương
- Thực hiện vẽ lát cắt hiện trạng sử dung dụng đất, cơ cấy cây trồng vật
nuôi của một số mô hình NLKH đã điều tra trên địa bàn xã.
- Thực hiện đánh giá, lựa chọn cây trồng, vật nuôi được thực hiện qua
các tiêu chí.
+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)
- Thực hiện điều tra quan sát địa bàn thực tế.
+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)
- Tổ chức các buổi họp thôn, tìm hiểu lịch sử hình và phát triển các mô
hình NLKH.
- Cùng với người dân quan sát trực tiếp các mô hình về cấu trúc, sinh
trưởng, phát triển của các thành phần trong mô hình, tham gia đánh giá và
phân loại các mô hình theo bảng hỏi.
Phiếu điều tra mô hình Nông Lâm kết Hợp hộ gia đình
(Đối tượng phỏng vấn là người dân)
A. Thông tin chung
1. Họ và tên chủ hộ :…………… Tuổi:…….Dân tộc
2. Trình độ văn hóa:…………… Giới tính………………
3. Tổng số nhân khẩu:………Lao động chính:…… Lao động phụ………….
4. Địa chỉ:……………………………………………………………………
B. Nội dung phỏng vấn
1. Cô (chú ) hãy cho biết một số thông tin cơ bản về hộ gia đình và hiệu quả
kinh tế của mô hình NLKH ?
Loại đất sử dụng Số lượng Thu nhập Chi phí Hiệu quả
20

21
Tổng diện tích đât hệ
thống NLKH
1.Diện tích đất NN
2.Diện tích đất cây trông
lâu năm
3.Diên tich đất trồng cây
LN
4. Đất thổ cư, chăn nuôi
5. Đất chưa sử dụng
2. Năm bắt đầu xây dựng mô hình?
3. Thuận lợi, khó khăn của cô chú gặp phải khi xây dựng và hoạt động mô
hình NLKH.?
4. Cô (chú) thấy hiệu quả kinh tế của loại sản phẩm nào là lớn nhất?
5. Loại cây lâm nghiệp nào mang lại hiểu quả kinh tế lớn nhất?
6. Loại cây nông nghiệp nào mang lại hiểu quả kinh tế lớn nhất?
7. Loại cây công nghiệp, ăn quả nào mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất?
8.Loại vật nuôi nào mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất ?
9. Cô (Chú) có đề nghị hay giải pháp gì để nhân rộng phát triển các mô hình
NLKH đó?
21
22
PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN
( Đối tượng phỏng vấn cn bộ địa phương)
I. Thông tin cơ bản đối tượng điều tra
1. Họ và tên:………………………… ……Nam,(Nữ)……… Tuổi……
2. Trình độ………………………………….Chức vụ……… ………
3. Địa chỉ:………………………………………… …………………
II. Nội dung
1.Anh (chị) hãy cho biết hiện nay trên địa bàn xã (thôn) ta có những mô hình

NLKH nào?
2.Khi thực hiện các mô hình, hoạt động đó người dân có nhận được sự hỗ trợ
giúp đỡ gi?
3. Theo anh (chị) những mô hình hoạt động nào trong các mô hình hoạt động
kể trên có hiệu quả, nên duy trì và nhân rộng?
4.Anh ( Chị) cho biết xã ta những năm gần đây có chương trình dự án nào về
quản lý sử dụng đất nông lâm nghiệp không? Nếu có thì xã ta đã thực hiện
như thế nào? Kết quả ra sao?
5. Theo anh (chị) để duy trì và phát triển các mô hình hoạt động tạo thu nhập
cho người dân, địa phương ta có điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức gì?
6.Anh (chị) có đề xuất hay giải pháp gì để việc phát triển và nhân rộng các mô
hình, hoạt động sản xuất tạo thu nhập cho người dân có hiệu quả cao trong
thời gian tới?
* Công tác nội nghiệp
+ Tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin thu thập và bảng biểu.
+ Nghiên cứu và thiết kế mẫu bảng một cách khoa học để tổng hợp số liệu.
+ Sử dụng phương pháp toán học để sử lý các số liệu thu thập được về
thu, chi từ các mô hinh NLKH điều tra.
22
23
- Tính hiệu quả kinh tế của một mô hình NLKH/ năm.
H = T – C
H là hiệu quả kinh tế /năm
Trong đó : T là thu nhập/ năm
C là chi phí/ năm
(T = Thu nhập cây nông nghiệp + Thu nhập cây lâm nghiệp + Thu
nhập cây ăn quả + Thu nhập chăn nuôi).
(C = Chi phí cây nông nghiệp + Chi phí cây lâm nghiệp + Chi phí cây
ăn quả + Chi phí chăn nuôi).
- Tính tổng thu nhập các loại sản phẩm của mô hình : Cộng tổng thu

nhập của từng loại sản phẩm trong mô hình.
- Tính cơ cấu chi phí các loại sản phẩm của mô hình : Cộng tổng chi
phí từng loại sản phẩm trong mô hình.
23
24
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát tình hình phát triển NLKH tại xã Quảng Chu
Quảng Chu là một xã miền núi của huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn, có
diện tích đất dốc chiếm một tỉ lệ lớn bao gồm cả đất nông nghiệp, lâm nghiệp
và đất chưa sử dụng, vì vậy việc canh tác trên đất dốc đã hình thành từ lâu
đời. Trong những năm gần đây được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà
nước và các cấp, các ban ngành trong huyện, xã một số hộ gia đình đã mạnh
dạn chuyền đổi từ sản xuất độc canh sang phương thức sản xuất NLKH là sự
kết hợp các loại cây trồng vật nuôi lại với nhau dựa trên nền tảng việc canh
tác truyền thống cùng với sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Đây là một
phương thức sản xuất kết hợp được nhiều thành phần như nông – lâm – ngư
nghiệp. Không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân mô hình
NLKH còn tận dụng triệt để nguồn tài nguyên đất đai, và giải quyết việc làm
cho một số lượng lớn lao động dư thừa đồng thời có tác dụng bảo vệ môi
trường. Nhận thấy được hiệu quả của việc phát triển các mô hình NLKH tại
xã người dân trong xã rất tích cực trong việc triển khai, thực hiện và nhân
rộng các mô hình NLKH có hiệu quả kinh tế cao, ủng hộ tham gia nhiệt tình
trong các buổi trao đổi kinh nghiệm, thảo luận tập huấn, tuyên truyền của cán
bộ Khuyến nông, Khuyến lâm xã về mô hình NLKH.
Mặc dù mới chỉ được phát triển hơn chục năm trở lại đây nhưng các hệ
thống NLKH bước đầu đã đem lại hiệu quả khá cao, góp phần vào sự phát
triển kinh tế của toàn xã, nâng cao mức sống của người dân trong xã lên một
cách đáng kể.
Bên cạnh những bước tiến mà mô hình NLKH đem lại thì vẫn tồn tại

những khó khăn, hạn chế trong việc phát triển mô hình như : Khả năng đầu tư
vốn và khoa học kỹ thuật chưa cao, cụ thể như hệ thống thuỷ lợi chưa được đầu
tư đúng mức, dịch bệnh và thiên tai thường xuyên sảy ra làm thiệt hại lớn cho
các hộ gia đình, các mô hình chưa phát huy được tối đa tác dụng của chúng.
24
25
4.2. Kết quả điều tra, phân loại và đánh giá các mô hình NLKH tại xã Quảng Chu
4.2.1. Kết quả điều tra các mô hình NLKH tại xã Quảng Chu
Qua điều tra 13 thôn trên địa bàn xã. Tôi đã thống kê được trên địa bàn xã hiện có 5 loại mô hình NLKH. Trong đó chủ yếu
người dân áp dụng theo mô hình ; R –V– Rg với 143 hộ và mô hình ; R –C– Rg với 103 hộ. Hai loại mô hình trên thu hút được
sự tham gia của ngưòi dân nhiều hơn cả là do yếu tố địa hình, và điều kiện kinh tế, lao động cũng như nguồn lực đất đai quyết
định. Còn các loại mô như ; R – VAC – Rg ; R – VC – Rg và R – VC. Có số hộ tham gia với tỉ lệ ít hơn. Và dưới đây là kết quả
điều tra các mô hình NLKH trên địa bàn xã.
Bảng 4.1. Các loại mô hình NLKH chủ yếu tại xã Quảng Chu
Xóm
Mô hình
Làng
Điền
Bản
Đén
1
Bản
Đén
2

Lằng
Bản
Nhuầ
n 1
Bản

Nhuần
2
Đèo
Vai
1
Dèo
Vai
2

Choọng
Làng
Chẽ
Con
Kiến
Đồng
Luôn
g
Cửa
Khe
Tổng
1. R-VAC-
Rg
2 3 4 2 3 4 2 2 3 2 6
33
2. R-VC-Rg 9 2 5 4 8 5 7 8 3 5 9 7 7 79
3. R-V-Rg 5 6 3 5 5 2 4 7 2 4 7 5 9 143
4. R-C-Rg 6 7 4 6 2 2 1 4 2 2 3 103
5. R-VC 4 5 2 1 2 4 5 6 3 1 4 76
Tổng 26 23 18 12 24 17 20 22 9 13 24 15 29 289
(Nguồn: Tổng hợp từ số liu điều tra)

25

×