Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NAM THÀNH

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC BẢO TỒN TẠI KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LNG, TỈNH THANH HĨA

CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐẮC MẠNH

Hà Nội, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2019


Tác giả

Hà Nam Thành


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Lâm
nghiệp đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp tơi hồn thành các mơn học trong
chương trình đào tạo Thạc sĩ - Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng, khóa
học 2016 - 2018.
Để đánh giá tổng kết khóa học, tơi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với
đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp giáo dục bảo tồn
tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lng, tỉnh Thanh Hóa”. Trong q trình
thực hiện và hồn thành luận văn, ngồi sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn trực tiếp từ thầy Nguyễn Đắc Mạnh và các thầy/cô
giáo khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường. Tôi xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ q báu đó.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Luông, Ủy ban nhân dân xã Lũng Cao và người dân bản Kịt đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thu thập số liệu.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song vì hạn chế về thời gian và điều kiện
nghiên cứu cũng như năng lực bản thân, nên kết quả khơng tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Tơi rất mong nhận được sự bổ sung đóng góp ý kiến của
thầy cơ và bạn bè để luận văn được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2019
Tác giả


Hà Nam Thành


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
1.1. Lược sử phát triển của giáo dục môi trường và giáo dục bảo tồn ..... 3
1.2. Đặc điểm cơ bản của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông ................ 10
1.2.1. Đặc điểm địa hình, địa chất ................................................................. 11
1.2.2. Đặc điểm khí hậu - thủy văn ............................................................... 11
1.2.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng ..............................................................12
1.2.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật ...........................................................14
1.2.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội......................................................................14
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 16
2.1.1. Mục tiêu chung......................................................................................16
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................16
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................... 16
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................16
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................16
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 17
2.4.1. Các phương pháp điều tra thu thập số liệu.........................................17

2.4.2. Các phương pháp xử lý số liệu ............................................................22


iv

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................25
3.1. Thực trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng ............. 25
3.2. Đặc trưng năng lực của các bên liên quan đến công tác quản lý tài
nguyên thiên nhiên tại bản Kịt ................................................................ 29
3.2.1. Đánh giá kiến thức - kỹ năng - thái độ của người dân bản Kịt .........29
3.2.2. Đánh giá kiến thức - kỹ năng - thái độ của các bên liên quan ngoài
cộng đồng ........................................................................................................34
3.3. Thực trạng công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Kịt và
các lý do khách quan hạn chế sự tham gia của các bên liên quan .......... 42
3.3.1. Thực trạng công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Kịt .......42
3.3.2. Các lý do khách quan hạn chế sự tham gia của các bên liên quan đối
với công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Kịt ...............................44
3.4. Thảo luận .......................................................................................... 45
3.4.1. Cơ chế duy trì hành vi không thân thiện với động thực vật hoang dã ở
khu vực bản Kịt ...............................................................................................45
3.4.2. Định hướng biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục bảo tồn đa
dạng sinh học ở khu vực bản Kịt....................................................................48
KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ ........................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................53
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Diện tích và dân số của các xã thuộc KBTTN Pù Luông............... 15
Bảng 2.1. Mẫu bảng phân tích SWOT thực trạng cơng tác quản lý TNTN.... 22
Bảng 2.2. Mẫu bảngcâu hỏi thiết kế chương trình giáo dục bảo tồn .............. 23
Bảng 3.1. Phân tích SWOT về công tác quản lý TNTN tại bản Kịt ............... 43
Bảng 3.2. Các rào cản bên ngoài đã hạn chế sự tham gia của các bên ........... 44


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí của Pù Lng và các khu bảo vệ khác trong tỉnh Thanh Hóa .......10
Hình 3.1. Tịch thu Súng kíp của thợ săn làng Nủa trong vùng rừng bản Kịt ..............25
Hình 3.2. Bẫy kiềng được bán cơng khai ở chợ phố Địn, huyện Bá Thước...............25
Hình 3.3. Các thanh gỗ để ốp vách nhà sàn được xẻ ở núi Khầm khìa gần bản Kịt 26
Hình 3.4. Quan tài được đục thủ công từ một cây gỗ lớn lấy ở trong rừng .................26
Hình 3.5. Người dân bản Kịt bày bán rau quả rừng tại chợ phố Địn ..........................27
Hình 3.6. Người dân bản Kịt bày bán mật ong rừng, hạt Sẻn gai (Mắc khén) ............27
Hình 3.7. Mõ đeo vào cổ Trâu để chủ nhân dễ tìm chúng trong rừng..........................27
Hình 3.8. Chăn thả Trâu ở xóm Hang, bản Kịt ...................................................27
Hình 3.9. Khai thác vàng ở khu vực Hang Bương ........................................................28
Hình 3.10. Ý tưởng khai thác sử dụng đá vơi ở bản Hang ............................................28
Hình 3.11. Biểu đồ mối liên hệ giữa độ tuổi với nhận thức/kiến thức của người dân 29
Hình 3.12. Biểu đồ mối liên hệ giữa giới với nhận thức/kiến thức của người dân ....30
Hình 3.13. Biểu đồ mối liên hệ giữa học vấn với nhận thức/kiến thức của người dân .30
Hình 3.14. Biểu đồ mối liên hệ giữa độ tuổi với quan điểm/thái độ của người dân.31
Hình 3.15. Biểu đồ mối liên hệ giữa giới với quan điểm/thái độ của người dân ......31
Hình 3.16. Biểu đồ mối liên hệ giữa học vấn với quan điểm/thái độ của người dân..32
Hình 3.17. Biểu đồ mối liên hệ giữa độ tuổi với lựa chọn/kỹ năng của người dân ...33
Hình 3.18. Biểu đồ mối liên hệ giữa giới với lựa chọn/kỹ năng của người dân..........33
Hình 3.19. Biểu đồ mối liên hệ giữa học vấn với lựa chọn/kỹ năng của người dân ...34

Hình 3.20. Biểu đồ mối liên hệ giữa đơn vị công tác với nhận thức/kiến thức của các
bên liên quan ngồi cộng đồng.........................................................................................35
Hình 3.21. Biểu đồ mối liên hệ giữa độ tuổi với nhận thức/kiến thức của các bên liên
quan ngồi cộng đồng .......................................................................................................36
Hình 3.22. Biểu đồ mối liên hệ giữa giới với nhận thức/kiến thức của các bên liên
quan ngoài cộng đồng .......................................................................................................36


vii

Hình 3.23. Biểu đồ mối liên hệ giữa trình độ chuyên môn với nhận thức/kiến thức
của các bên liên quan ngồi cộng đồng ...........................................................................37
Hình 3.24. Biểu đồ mối liên hệ giữa đơn vị công tác với quan điểm/thái độ của các
bên liên quan ngồi cộng đồng.........................................................................................37
Hình 3.25. Biểu đồ mối liên hệ giữa độ tuổi với Quan điểm/Thái độ của các bên liên
quan ngồi cộng đồng .......................................................................................................38
Hình 3.26. Biểu đồ mối liên hệ giữa giới với quan điểm/thái độ của các bên liên quan
ngồi cộng đồng.................................................................................................................38
Hình 3.27. Biểu đồ mối liên hệ giữa trình độ chun mơn với quan điểm/thái độ của
các bên liên quan ngồi cộng đồng ..................................................................................39
Hình 3.28. Biểu đồ mối liên hệ giữa đơn vị công tác với lựa chọn/kỹ năng của các
bên liên quan ngoài cộng đồng.........................................................................................40
Hình 3.29. Biểu đồ mối liên hệ giữa độ tuổi với lựa chọn/kỹ năng của các bên liên
quan ngoài cộng đồng .......................................................................................................40
Hình 3.30. Biểu đồ mối liên hệ giữa giới với lựa chọn/kỹ năng của các bên liên quan
ngoài cộng đồng.................................................................................................................41
Hình 3.31. Biểu đồ mối liên hệ giữa trình độ chuyên môn với lựa chọn/kỹ năng của
các bên liên quan ngoài cộng đồng ..................................................................................41



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa, khi sinh sống bằng hái lượm và săn bắn, con người đã biết
bảo vệ rừng và săn bắn theo quy luật; các kiến thức về bảo vệ thiên nhiên đó
ngày càng được phát triển và biểu hiện là việc thành lập hệ thống các khu bảo
tồn/vườn quốc gia ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đến nay con người đã
áp dụng nhiều phương thức nhằm phịng chống sự suy thối và phục hồi tài
nguyên thiên nhiên; các phương thức này đều tuân theo một trong hai quan
điểm về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Quan điểm thứ nhất cho rằng phải bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên một cách nghiêm ngặt, nghĩa là không được phép
khai thác bằng bất cứ hình thức nào, vì bất cứ lý do gì; phải cơ lập tài ngun
thiên nhiên với con người, phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng đội ngũ
kiểm lâm có vũ trang. Quan điểm thứ hai cho rằng người dân địa phương phải
tham gia vào việc bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên trong khu vực họ
sinh sống (Michael và cộng sự, 2004). Trên thực tế; cho dù những can thiệp
bảo tồn được xây dựng theo quan điểm nào cũng đều nhằm vào hành vi của
con người và tác động của con người đến tài ngun thiên nhiên; do đó cơng
tác giáo dục bảo tồn đóng một vai trị then chốt trong giải quyết các nguyên
nhân sâu xa về kinh tế - xã hội khiến con người có cách ứng xử khơng thân
thiện với động thực vật hoang dã.
Do có tầm quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo
tồn thiên nhiên Pù Luông (KBTTN Pù Luông) được xem là một bộ phận của
cảnh quan ưu tiên bảo tồn Pù Luông - Cúc Phương và hệ sinh thái rừng núi đất
đai thấp còn lại ở miền Bắc Việt Nam (Furey, N. và Infield, 2005). Hầu hết các
kết quả điều tra nghiên cứu đa dạng sinh học tại KBTTN Pù Luông đã chỉ ra
các hoạt động của con người làm suy thối tài ngun mơi trường; tuy nhiên,
hành vi của con người lại thường ít được xem xét hoặc thậm chí bỏ qua. Bởi



2

vậy, cần thiết phải xây dựng một chương trình giáo dục bảo tồn hướng đến xóa
bỏ các rào cản dẫn đến cách ứng xử không thân thiện với động thực vật hoang
dã, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Xuất phát từ bối cảnh trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu cơ sở
khoa học đề xuất các giải pháp giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Luông, tỉnh Thanh Hóa”, với mong muốn cung cấp căn cứ khoa học để triển
khai các hoạt động giáo dục bảo tồn tại khu vực nghiên cứu.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lƣợc sử phát triển của giáo dục môi trƣờng và giáo dục bảo tồn
Giáo dục mơi trường (GDMT) đã hình thành ở nước Anh vào cuối thế kỷ
XIX. Sir Patrick Geddes, một giáo sư thực vật học người Scotland, là người
đầu tiên chỉ ra mối liên hệ quan trọng giữa chất lượng môi trường với chất
lượng giáo dục vào khoảng năm 1892. Gedes cũng là người đi đầu trong việc
giảng dạy những chiến lược tạo cơ hội cho người học tiếp xúc trực tiếp với môi
trường xung quanh. Bước sang thế kỷ XX khái niệm GDMT phát triển rất
nhanh, các nhà nghiên cứu có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về GDMT và
tìm hiểu xem GDMT thực hiện như thế nào? Kết quả dự định là gì? Nhiều hội
nghị quốc tế đã diễn ra như: Hội nghị quốc tế về GDMT trong chương trình
học đường do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada, Mỹ năm 1970; Hội nghị
tồn cầu lần thứ nhất về Mơi trường nhân văn tại Stockholm, Thuỵ Điển năm
1972; Hội nghị quốc tế về GDMT ở Belgrade năm 1975… Nhưng phải đến Hội
nghị liên Chính phủ lần thứ nhất về GDMT tại Tbilisi, Grudia năm 1977 mới
chính thức tán thành trên quy mơ tồn cầu định nghĩa: “Giáo dục mơi trường là

một q trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đối
với môi trường, sao cho mọi người đều có đầy đủ kiến thức, thái độ, ý thức và
kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp, nhằm tìm ra giải
pháp cho những vấn đề môi trường hiện tại và ngăn chặn những vấn đề tiêu
cực có thể nảy sinh trong tương lai”. Cũng tại Hội nghị này đã đưa ra các mục
đích chính của GDMT như sau:
- Tăng cường nhận thức đầy đủ và sự quan tâm đến các mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế, xã hội, chính trị và sinh thái tại các khu vực
thành thị cũng như nông thôn;


4

- Cung cấp cho mọi người những kiến thức, quan điểm về giá trị, thái độ,
ý thức và các kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường;
- Tạo ra các mơ hình về hành vi bảo vệ mơi trường cho các cá nhân,
cộng đồng và tồn xã hội;
- Khuyến khích, củng cố và phát huy những thái độ và hành vi tích cực
đối với mơi trường hiện có.
GDMT tập trung vào các mục tiêu sau:
1. Kiến thức: GDMT nhằm cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng
những kiến thức cũng như sự hiểu biết cơ bản về môi trường và mối quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và môi trường;
2. Nhận thức: GDMT thúc đẩy các cá nhân, cộng đồng xã hội tạo dựng
nhận thức và sự nhạy cảm đối với môi trường cũng như các vấn đề môi trường;
3. Thái độ: GDMT khuyến khích các cá nhân, cộng đồng xã hội tơn
trọng và quan tâm tới tầm quan trọng của môi trường;
4. Kỹ năng: GDMT cung cấp các kỹ năng trong việc xác định, dự đoán,
ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường;
5. Sự tham gia: GDMT cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng xã hội

cơ hội tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường cũng như
đưa ra các quyết định môi trường đúng đắn.
Để đạt được mục tiêu trên, một hệ thống các nguyên tắc hướng dẫn cho
những người làm công tác GDMT đã được thiết lập. Đó là:
 GDMT

phải coi mơi trường là một tổng thể hoàn chỉnh về mặt tự nhiên

hay nhân tạo, kỹ thuật hay xã hội (bao gồm các mặt như kinh tế, kỹ thuật, văn
hoá - lịch sử, đạo đức và thẩm mỹ);
 GDMT

là một quá trình lâu dài và mang tính liên tục, bắt đầu từ cấp

học mầm non và tiếp diễn qua tất cả mọi hình thức giáo dục chính quy hoặc
khơng chính quy;


5

 GDMT

cần mang tính liên ngành. Nó có thể được xây dựng từ những

nội dung cụ thể của mỗi môn học, ngành học để hình thành nên những quan
điểm hồn chỉnh và cân bằng;
 GDMT

cần xem xét các vấn đề môi trường cơ bản trên quan điểm địa


phương, quốc gia, khu vực và quốc tế nhằm giúp học sinh hiểu được điều kiện
môi trường của các vùng địa lý khác nhau;
 GDMT

cần chú trọng đến các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai,

đồng thời có tính đến các bối cảnh lịch sử;
 GDMT

phải đề cao giá trị và sự cần thiết của việc hợp tác ở cấp địa

phương, quốc gia và quốc tế trong việc ngăn chặn và giải quyết các vấn đề mơi
trường;
 GDMT

cần có tác dụng hỗ trợ các lĩnh vực khác xem xét thấu đáo các

phương diện mơi trường trong q trình hoạch định phát triển;
 GDMT

phải tạo điều kiện để người học thực hành những điều được học

và giúp họ có cơ hội tự ra quyết định cũng như chịu trách nhiệm với các quyết
định đó;
 GDMT

phải bao gồm các nội dung về sự nhạy cảm môi trường, kiến

thức cũng như kỹ năng giải quyết các vấn đề môi trường và phân loại các giá
trị môi trường;

 GDMT

cần giúp người học nhận biết các hiện tượng và nguyên nhân

sâu xa của các vấn đề môi trường;
 GDMT

cần nhấn mạnh mức độ phức tạp của các vấn đề môi trường và

sự cần thiết phải phát triển kỹ năng suy nghĩ thấu đáo cũng như kỹ năng giải
quyết các vấn đề môi trường;
 GDMT

cần sử dụng môi trường học tập đa dạng với nhiều cách tiếp cận

đối với việc dạy và học về môi trường, trong (thơng qua) mơi trường và vì mơi
trường; tập trung vào các hoạt động thực hành và kinh nghiệm thực tế.


6

Trước đây, GDMT thường chú trọng đến việc giáo dục về môi trường,
nghĩa là mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức và nhận thức về môi trường
cho học sinh trong khuôn khổ trường học. Từ những năm 1970, GDMT đã dần
đi theo hướng tiếp cận hoàn thiện hơn cả về nội dung và đối tượng giáo dục.
Ngày nay, GDMT nhằm tạo ra những con người không những có kiến thức mà
cịn có thái độ tích cực và sẵn sàng hành động vì mơi trường. Có ba cách tiếp
cận để thực hiện GDMT đã được thừa nhận là:
Giáo dục về môi trường: Cung cấp cho người học những kiến thức thực
tế về môi trường và những tác động của con người tới môi trường;

1. Giáo dục trong môi trường: Sử dụng môi trường như một giáo cụ hay
một phịng thí nghiệm tự nhiên nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng bảo vệ
môi trường. Điều này giúp phát triển các quan điểm về giá trị và hình thành
những thái độ tích cực;
2. Giáo dục vì mơi trường: Xây dựng ý thức và sự quan tâm sâu sắc đến
môi trường sống của con người, đồng thời tăng cường trách nhiệm của con
người trong việc chăm sóc và bảo vệ môi trường. Mục tiêu của cách tiếp cận
này là tạo dựng thái độ và kiến thức nhằm tác động vào mọi người khiến họ
đồng loạt hành động nhằm mang lại lợi ích cho trái đất.
Sự kết hợp của cả ba cách tiếp cận này sẽ tạo ra một phương pháp tiếp
cận toàn diện, cho phép các cá nhân và cộng đồng có được những kiến thức,
quan điểm về giá trị, thái độ, ý thức và kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải
thiện môi trường.
Năm 1980, Chiến lược Bảo tồn Thế giới nhấn mạnh bản chất độc lập của
tất cả các hợp phần trong sinh quyển, trong đó có lồi người, từ đó trực tiếp
liên hệ tương lai của các hệ thống hỗ trợ cuộc sống trên hành tinh với hành vi
của con người và các quyết định phát triển. Chiến lược kêu gọi cần có một
“đạo lý” mới trong xã hội loài người để chung sống hài hoà với thế giới tự


7

nhiên mà con người vốn vẫn phải phụ thuộc để sinh tồn và phát triển. “Cuối
cùng, phải thay đổi cách ứng xử của tồn thể xã hội đối với mơi trường nếu
muốn đảm bảo đạt được các mục tiêu bảo tồn, nhiệm vụ lâu dài của GDMT là
nuôi dưỡng hay củng cố những thái độ và hành vi phù hợp với đạo lý mới”
(IUCN, 1980).
GDMT để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (hay giáo dục bảo tồn) ngày
càng trở thành một thách thức, đặc biệt với việc thừa nhận rằng mỗi người đều
có vai trị nhất định trong bảo tồn và bảo vệ môi trường. Các cộng đồng nông

thôn hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào việc sử dụng tài ngyên thiên nhiên, cần
học tập để có thể quản lý những tài nguyên này một cách bền vững, đồng thời
nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là một thách thức đối với các nhà bảo tồn,
với việc giới thiệu khái niệm bảo tồn sinh quyển để bảo tồn đa dạng sinh học,
đã xuất hiện sự cần thiết phải giáo dục người dân để họ hiểu tại sao cần bảo tồn
các hệ sinh thái ở vùng lõi, tại sao chỉ có thể khai thác có hạn ở vùng đệm và
làm thế nào có thể tiếp tục sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập ở
những vùng khác (vùng chuyển đổi). Để đạt được việc này, người dân phải học
cách xác định giá trị cho những tài nguyên thiên nhiên của họ, tiếp thu kiến
thức về môi trường tự nhiên, sự vận động của các hệ sinh thái, các cơng nghệ
thay thế (trong đó có các phương pháp truyền thống), phát triển các kỹ năng
quản lý và tạo thu nhập mới. Việc đương đầu với thách thức này có được đà
mới nhờ điều hoà bảo tồn và phát triển ngay trước Hội nghị thượng đỉnh về
Trái đất năm 1992, và nhờ ở chương trình nghị sự 21 khuyến nghị mạnh mẽ
việc phân cấp quản lý tài nguyên thiên nhiên và nêu bật vai trò của GDMT
trong việc đảm bảo sự tham gia đầy đủ của mọi tầng lớp trong cộng đồng vào
bảo tồn. Kể từ Hội nghị này nhiều dự án về việc sử dụng tài nguyên hoang dã
đã được triển khai như: Dự án lửa trại ở Zimbabwe, Dự án Quản lý tài nguyên
thiên nhiên ở Botswana. Những dự án này tạo cơ hội tập trung GDMT vào các
hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên.


8

Tình hình phát triển GDMT ở Việt Nam cũng đã bắt kịp tình hình phát
triển GDMT trên tồn thế giới. Những thành tích GDMT quan trọng trong
những năm gần đây chính là đã thực hiện thành cơng những chương trình
GDMT thường được hỗ trợ bởi các tổ chức như: ENV, PanNature, WWF, dành
cho những nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau, ví dụ: Tổ chức GDMT cho
khách tham quan và cán bộ công nhân viên các vườn quốc gia, học sinh hay cư

dân sinh sống trong vùng đệm của các vườn quốc gia, khu bảo tồn; hỗ trợ cho
các câu lạc bộ bảo tồn và các nhà lãnh đạo ở tất cả các cấp. Câu lạc bộ giáo dục
bảo tồn thường được tổ chức thành các “câu lạc bộ xanh”, “câu lạc bộ bảo tồn”,
hay “câu lạc bộ môi trường”. Những câu lạc bộ như thế này thu hút được hàng
nghìn học sinh tham gia. Mặc dù hoạt động của các câu lạc bộ này có thể khác
nhau giữa vùng này với vùng khác, mỗi một cuộc họp của câu lạc bộ nhìn
chung thường tập trung vào một chủ đề và những hoạt động như vẽ, kể chuyện,
tổ chức trò chơi, thảo luận về những vấn đề liên quan đến chủ đề buổi họp.
Những hoạt động định hướng bảo tồn mà các câu lạc bộ hay tổ chức là múa rối,
tổ chức tham quan các khu bảo tồn, trồng cây, thi vẽ, thi vấn đáp, tổ chức nói
chuyện. Ngồi ra, những tài liệu và vật dụng đặc biệt như tranh áp phích, video,
áo phơng, mũ… mang thơng điệp bảo tồn cũng được thiết kế và phân phát rộng
rãi. Tại vùng đệm của các vườn quốc gia, khu bảo tồn, các chương trình thường
được tổ chức với cộng đồng. Việc thực hiện các hoạt động này thường có sự
cộng tác của các dự án khác hay các đoàn thể địa phương như đồn thanh niên
hay chi hội phụ nữ. Mục đích của những chương trình này là khuyến khích
phát triển kinh tế hài hồ với mơi trường, như các chương trình tổ chức ở vườn
quốc gia (VQG) Ba Bể, VQG Cúc Phương, VQG Cát Bà, VQG Bạch Mã, khu
bảo tồn Na Hang, khu bảo tồn Pù Mát. Các chương trình này sử dụng những
công cụ như phim ngắn, phim đèn chiếu, hay biểu diễn kịch ngắn mang thông
điệp bảo tồn đến người dân.


9

GDMT tại Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy
nhiên, thái độ và quan điểm về cách tiếp cận GDMT đang thay đổi tích cực từ
việc tập trung vào hoạt động tuyên truyền thông tin sang q trình giáo dục có
sự tương tác. Cùng với sự thay đổi về quan điểm này, các tổ chức chính phủ và
phi chính phủ ngày càng đánh giá và nhận thức được GDMT là một công cụ

quan trọng để tiến đến các mục tiêu bảo tồn thông qua sự tham gia của cộng
đồng người dân. Để nâng cao hiệu quả của các hoạt động GDMT trong công
tác bảo tồn, một phương pháp tiếp cận mới đó là GDMT dựa trên cơ sở cộng
đồng và được đặc trưng bởi những yếu tố sau:
- Giáo dục phi chính quy;
- Giáo dục đối với người lớn trong cộng đồng nhằm đề cập đến những đe
doạ, vấn đề môi trường cụ thể;
- Tập trung vào những hành vi là nguyên nhân cho những vấn đề mơi trường.
- Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng hướng tới việc
thay đổi hành vi của cộng đồng;
- Tập trung vào nhu cầu cụ thể trong cộng đồng: thông tin, thái độ, lựa
chọn, kỹ năng…; ngồi cộng đồng: chính sách, kỹ thuật, kinh tế;
- Khơng chỉ giáo dục mà truyền thơng và vận động chính sách cũng được
sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu của chương trình GDMT với cộng đồng.
Chương trình này được xây dựng lấy cộng đồng làm trung tâm, bắt đầu
bằng việc tìm hiểu người dân địa phương, cùng làm việc với họ để biết được
đâu là nhu cầu của họ khi bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và cần phải làm gì để
đáp ứng nhu cầu đó. Trong q trình này người cán bộ giáo dục bảo tồn đóng
vai trị là người hỗ trợ cho cộng đồng xây dựng lập kế hoạch và thực hiện các
chương trình giáo dục riêng cho họ, để đáp ứng nhu cầu của họ đồng thời đáp
ứng yêu cầu của các tổ chức bảo tồn.


10

1.2. Đặc điểm cơ bản của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc tỉnh Thanh Hố cách thành phố
Thanh Hố 125km về phía Tây Bắc, cách đường Hồ Chí Minh theo đường 15A
đi vào từ huyện Cẩm Thuỷ khoảng 25 km. Khu bảo tồn trải dài từ 200 21' đến
200 34’ vĩ độ Bắc và từ 1050 02’ đến 1050 20’ kinh độ Đơng. Phía Bắc, Đơng

Bắc của khu bảo tồn giáp với các huyện Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn của
tỉnh Hồ Bình. Phía Tây ngăn cách với KBTTN Pù Hu bởi sơng Mã và đường
15A (Hình 1-1).

Hình 1.1. Vị trí của Pù Luông và các khu bảo vệ khác trong tỉnh Thanh Hóa


11

1.2.1. Đặc điểm địa hình, địa chất
Khu bảo tồn là một phần của dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương,
bao gồm hai dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và ngăn
cách với nhau bởi thung lũng ở giữa (đường 15C đi qua thung lũng).
Hai dãy núi có kiểu địa mạo tương phản một cách rõ ràng do khác nhau
về nền địa chất. Dãy nhỏ hơn ở phía Tây Nam được hình thành chủ yếu từ đá
lửa và đá biến chất, dãy này bao gồm các đồi bát úp có rừng che phủ và các
thung lũng nơng. Dãy lớn hơn ở phía Đơng Bắc lại hình thành bởi những vùng
đá vơi bị chia cắt mạnh, đây là một phần của dãy núi đá vôi liên tục chạy từ
Vườn Quốc gia Cúc Phương đến tỉnh Sơn La. Độ cao của khu vực biến động từ
60 m đến 1667 m, đỉnh cao nhất là núi Pù Lng.
1.2.2. Đặc điểm khí hậu - thủy văn
KBTTN Pù Lng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, và có gió mùa Đông
Bắc từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, gió mùa Đơng Nam từ tháng 3 đến tháng
10. Gió Lào khơ nóng thổi từ hướng Tây xuất hiện vào giữa tháng 4 và tháng 5
(Anon, 1998).
Nhiệt độ trung bình hàng năm biến động trong khoảng từ 20-250C. Nhiệt
độ tối đa đạt xấp xỉ 370C đến 390C, trong khi nhiệt độ tối thiểu trong khoảng từ
5-100C. Nhiệt độ trên các vùng cao như khu vực Son- Bá- Mười có thể xuống
tới điểm đóng băng. Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối thấp, từ 1.5001.600 mm. Lượng mưa tối đa ước đạt 2.540 mm, tập trung từ tháng 7 đến tháng
9 (chiếm 65-70%). Mưa phùn tập trung vào mùa xuân (từ tháng 12 đến tháng 2

năm sau). Lượng mưa tối thiểu khoảng 1.000 mm (Anon, 1998).
Chế độ thủy văn ở dãy núi đá vôi tương đối phức tạp, ở đây có rất ít hay
gần như khơng có mặt nước thường xuyên. Dãy núi phía Tây Nam, các mạch
nước nổi phổ biến hơn và các khe suối có mực nước ít thay đổi theo mùa hơn.
Tuy nhiên, đặc trưng chính của hệ thống thuỷ văn trong khu vực nằm ở vùng
thung lũng. Thung lũng này không liên tục nhưng vùng yên ngựa ở điểm giữa


12

của thung lũng lại là nơi xuất phát của hai sông nhỏ, một chảy về hướng Tây
Bắc dọc theo thung lũng rồi đổ vào sông Mã ở khu vực xã Phú Lệ, con sơng
cịn lại cũng chạy dọc theo thung lũng nhưng theo hướng Đông Nam và đổ vào
sông Mã ở vùng hạ lưu.
1.2.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng
Thảm thực vật rừng tại KBTTN Pù Luông được xác định là rừng kín
thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Dựa vào độ cao, chất đất nền và tác động của
con người được chia ra làm 5 kiểu chính và 3 kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Cụ
thể như sau:
+ Rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi: Phân bố ở độ cao dưới 700 m trên
các sườn và đỉnh núi đá vơi bị bào mịn mạnh, tập trung ở khu vực xã Cổ Lũng
và xã Phú Lệ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng tán, cây lá rộng. Aglaia
sp.,Anogeissus acuminata,Heritiera macrophylla là những lồi cây điển hình
tại những nơi ẩm ướt; trong khi Burretiodendron hsienmu và Millettia
ichthyochtona là những loài phổ biến tại những sườn khô và dốc. Đôi khi, một
số cây thuộc loài Anogeissus acuminata, Heritiera macrophylla và một vài loài
thuộc chi Ficus đạt tới độ cao 50-55 m với đường kính ngang ngực tới 2 m và
những rễ chống cao tới 3 m (Averyanov L.V và cộng sự, 2003).
+ Rừng lá rộng đất thấp trên đá phiến và đá cát: Phân bố từ độ cao 400
– 700 m. Kiểu rừng này trước đây phân bố rộng khắp trong khu bảo tồn, nhưng

hiện nay chỉ cịn sót lại ở chân các ngọn núi phía Bắc, tại khu vực xã Cổ Lũng.
Những cây gỗ to lớn như Heritiera macrophylla và 2 loài thuộc chi Ficus cao
tới 45-50 m là những cây điển hình, ưu thế. Các lồi thực vật phụ sinh nhìn
chung là phổ biến nhưng không đa dạng (Averyanov L.V và cộng sự, 2003).
+ Rừng lá rộng núi thấp trên đá vôi: Phân bố rộng rãi ở khu vực xã Cổ
Lũng và xã Phú Lệ từ độ cao 700- 950m. Kiểu rừng này mọc phần lớn ở các
sườn núi cao và đường đỉnh núi đá vơi trong khu vực, chúng ít bị tàn phá hơn
nhiều so với các kiểu rừng khác. Tầng cây gỗ có các lồi như Eriobotrya


13

bengalensis, Pistacia weinmanifolia, Platycarya strobilacea,Schefflera pes-avis
và Sinosideroxylon wightianum, đặc biệt lồi Thơng nàng (Dacrycarpus
imbricatus) khá phổ biến trên các sườn núi hướng Nam tại khu vực xã Cổ Lũng.
Tầng cây bụi và cỏ phát triển rất mạnh (Averyanov L.V và cộng sự, 2003).
+ Rừng thông núi thấp trên đá vôi: Phân bố ở một vài đỉnh núi thuộc khu
vực xã Cổ Lũng. Pinus kwangtungensis là loài ưu thế, đặc trưng trong tầng tán
của kiểu rừng này. Ngoài ra; ở một vài địa điểm Taxus chinensis là loài đồng
ưu thế trong tầng tán. Thực vật sống bám rất phát triển, chúng nhiều vơ số và
thường phủ kín 100% bề mặt các thân cây và các hịn đá. Các lồi lan như:
Coelogyne fimbriata, Dendrobium dentatum, Epigeneium chapaense và Eria
thao xuất hiện khá phổ biến (Averyanov L.V và cộng sự, 2003). Kiểu rừng này
có tính nhạy cảm cao và rất dễ bị đe doạ tuyệt chủng.
+ Rừng lá rộng núi thấp trên đá bazan tại các sườn núi và đường đỉnh:
Trong KBT, đá bazan chỉ có tại dãy núi Pù Lng, ở độ cao trên 900 m. Trước
đây khu vực này được che phủ hoàn toàn bởi các khu rừng nguyên sinh. Hiện
nay rừng nguyên sinh chỉ còn ở độ cao trên 1.200m, những sườn núi thấp hơn
thì được che phủ bởi rừng thứ sinh có chất lượng khác nhau.
Kiểu rừng này có rất nhiều lồi thực vật cổ xưa có từ thời kỳ phấn trắng

muộn. Đó là các lồi thuộc các họ: Actinidiaceae, Annonaceae, Chloranthaceae,
agaceae,

Hamamelidaceae,

Lardizabalaceae,

Lauraceae,

Magnoliaceae,

Menispermaceae và Theaceae cũng như một số chi hiếm thuộc ngành hạt trần
như:

Amentotaxus

(Cephalotaxaceae),

Cephalotaxus

(Cephalotaxaceae),

odocarpus và Nageia (Podocarpaceae). Kiểu rừng này có tính đa dạng thực vật rất
cao và có cả yếu tố đặc hữu(Averyanov L.V và cộng sự, 2003).
+ Rừng phục hồi sau khai thác: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Kiểu phụ
này phân bố rải rác trong khu bảo tồn và là sản phẩm của hình thức khai thác
chọn. Bao gồm các trạng thái rừng: IIIA1, IIIA2.


14


+ Rừng phục hồi sau nương rẫy: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Kiểu phụ
này phân bố gần các khu dân cư, trước đây là nương rẫy nhưng đã được
khoanh nuôi bảo vệ. Bao gồm các trạng thái rừng: IIA, IIB
+ Rừng tre nứa: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Trước đây là kiểu phụ rừng
phục hồi sau khai thác hoặc sau nương rẫy nhưng tầng cây gỗ không tái sinh,
phát triển được do bị các loài tre nứa xâm lấn. Đến nay các loài tre nứa đã
chiếm ưu thế.
1.2.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật
KBTTN Pù Lng có hệ thực vật rất phong phú và có tính đa dạng cao.
Đến nay đã ghi nhận được 1.579 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 680 chi,
200 họ, 76 bộ, 12 lớp và 6 ngành (Đinh Văn Lâm và cộng sự, 2013). Ngành có
số lồi nhiều nhất là Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 1.396 loài được ghi
nhận.
Về khu hệ động vật, đến nay đã ghi nhận được 84 loài thú (gồm cả 24
loài Dơi), 162 loài chim, 40 loài bị sát và 26 lồi lưỡng cư, 67 lồi cá, 347
lồi cơn trùng, 177 lồi động vật đáy và 55 loài động vật nổi (Lê Trọng Trải
và Đỗ Tước, 1998; BirdLife International and FIPI, 2001; Mai Dinh Yen et
al, 2003; Vu Dinh Thong, 2003; Đặng Ngọc Cần, 2003, Trịnh Văn Hạnh và
cộng sự, 2013)
1.2.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Vùng lõi và vùng đệm KBTTN Pù Luông nằm trên địa giới hành chính của
9 xã thuộc 2 huyện. Có 18.572 nhân khẩu, 4.201 hộ dân sống trong vùng lõi và
vùng đệm của KBTTN Pù Luông thuộc 9 xã và 2 huyện. Mật độ dân số trung bình
là: 69,33 người/km2, mật độ cao nhất tại xã Thành Lâm (120 người/km2) và thấp
nhất tại xã Thanh Xuân (42 người/km2). Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên toàn khu vực là
0,98 % (Ban quản lý KBTTN Pù Luông, 2013).


15


Bảng 1.1. Diện tích và dân số của các xã thuộc KBTTN Pù Lng

1

Phú Lệ

Diện
tích
(km2)
43,3

2

Phú Xn

12,3

146

657

54

Thanh Xn

80,98

130


573

42

Hồi Xn
Phú
Nghiêm
Lũng Cao

30,3

204

913

109

9,2

121

505

51

76,4

1.119

4950


66

Thành Lâm

28,4

803

3.403

120

Cổ Lũng

49,01

917

3.798

77

Thành Sơn

38,4

546

2.499


62

4.201

18.572

TT


Huyện

Quan
Hóa

3
4
5
6
7


Thước

8
9
Tổng

2




9

Số hộ
dân

Số nhân
khẩu

Mật độ
(người/km2)

215

1.011

44

Cộng đồng dân cư thuộc KBTTN Pù Luông chủ yếu thuộc hai dân tộc
Thái, Mường (chiếm 98,5%), còn lại 1,5% là dân tộc Kinh. Hầu hết người dân
sống ở vùng đệm, nhưng có khoảng 387 hộ và 1.822 nhân khẩu sống trong
vùng lõi phía Đơng Bắc của khu bảo tồn tại 8 bản: Kịt, Cao Hoong, Thành
Công, Son, Bá và Mười của xã Lũng Cao và 2 bản: Hiêu, Khuyn của xã Cổ
Lũng (Ban quản lý KBTTN Pù Luông, 2013).
Hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân trong và xung quanh KBTTN
Pù Luông là trồng trọt và chăn ni. Các loại cây nơng nghiệp chính là lúa, ngô
và sắn. Bên cạnh việc trồng các cây lương thực, người dân địa phương cũng
trồng nhiều các cây lấy gỗ và tre luồng. Hiệu quả sản xuất còn hạn chế, giá trị
sản phẩm rất thấp, bình quân đầu người mới chỉ đạt khoảng 500.000

đồng/tháng, dưới mức đói nghèo theo tiêu chí mới. Để duy trì cuộc sống người
dân địa phương có xu hướng vào rừng để phát nương làm rẫy, khai thác lâm
sản và săn bắn động vật rừng trái phép, điều này gây tác động tiêu cực đối với
công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở KBTTN Pù Luông.


16

Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Cung cấp thông tin để triển khai các hoạt động giáo dục môi trường tại
khu vực nghiên cứu; đồng thời bổ sung cơ sở lý luận cho lĩnh vực giáo dục bảo
tồn trên cơ sở cộng đồng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
(1). Xác định cơ chế duy trì các hành vi khơng thân thiện với động thực
vật hoang dã;
(2). Định hướng biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục bảo tồn đa
dạng sinh học ở khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Cộng đồng dân cư bản Kịt và các hoạt động liên quan đến tài nguyên
thiên nhiên của họ
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này đặt ra ba nhóm câu hỏi nghiên cứu, liên quan đến ba vấn
đề chính phải xác định khi lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục bảo tồn:
2.2.2.1. Nội dung - hiện trạng muốn thay đổi: Những hành vi nào được đánh
giá là không thân thiện với động thực vật hoang dã?
2.2.2.2. Đối tượng tác động: Những hành vi không thân thiện với động thực vật

hoang dã được thể hiện bởi các nhóm người nào? Đặc trưng năng lực và vai trị
của từng nhóm người này trong cộng đồng?
2.2.2.3. Phương pháp tác động: Những rào cản nào cần xóa bỏ để thay đổi
từng hành vi không thân thiện với động thực vật hoang dã? Cách thức để xóa
bỏ từng rào cản này như thế nào?


17

2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều tra, đánh giá các hoạt động khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên của cộng đồngbản Kịt;
Nội dung 2: Điều tra, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên
thiên nhiên được triển khai tại bản Kịt;
Nội dung 3: Điều tra, đánh giá năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của
các bên liên quan và các rào cản đối với họ khi tham gia vào công tác bảo tồn
đa dạng sinh học;
- Đặc trưng năng lực của người dân bản Kịt và các rào cản đối với họ
- Đặc trưng năng lực của các bên liên quan ngoài cộng đồng và các rào
cản đối với họ
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Các phương pháp điều tra thu thập số liệu
2.4.1.1. Đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA)
Tiến hành họp dân bản Kịt với đầy đủ các thành phần, để tiến hành PRA
với nội dung thảo luận liên quan chặt chẽ tới vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học
rừng (Michael và cộng sự, 2004). Cụ thể tiến hành 6 công cụ PRA sau:
(I). Cây vấn đề
Thảo luận để xây dựng cây vấn đề: “Nguyên nhân suy giảm tài nguyên
thiên nhiên”. Trình tự các bước như sau:
(1). Trước tiên cho họ xem cây vấn đề mẫu và giải thích q trình lập nên nó;

(2). Hỏi những người tham gia xem những vấn đề lớn nhất hiện nay liên
quan đến tài nguyên thiên nhiên của địa phương là gì;
(3). Tiếp theo, yêu cầu nhóm xác định nguyên nhân trực tiếp của những
vấn đề đính trên giấy lật và ghi những nguyên nhân đó vào thẻ màu.;
(4). Đối với mỗi một nguyên nhân đính ở hàng thứ hai, hỏi lý do dẫn đến
nguyên nhân đó. “Tại sao lại xảy ra điều này?”. Ghi câu trả lời vào thẻ và đính
vào chỗ dưới hàng thứ hai tạo thành hàng thứ ba;
(5). Yêu cầu những người tham gia nối các cấp độ khác nhau của kim tự


×