Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Nghiên cứu khu hệ chim ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.48 MB, 208 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

HONG NGC HNG

Nghiên cứu khu hệ chim ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,
tỉnh Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn

LUN N TIN S SINH HC

H NI - 2020


B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

HONG NGC HNG

Nghiên cứu khu hệ chim ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,
tỉnh Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn
Chuyờn ngnh: ng vt hc
Mó s: 9.42.01.03

LUN N TIN S SINH HC

Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS NGUYN LN HNG SN
2. TS. NGUYN C

H NI - 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là kết quả
nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong
công trình này là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với
bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Tác giả luận án


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – Nơi tôi
được học tập và nghiên cứu trong suốt quá trình đào tạo. Tôi xin cảm ơn phòng sau
Đại học, khoa Sinh học và Bộ môn Động vật học đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn,
TS. Nguyễn Cử đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực địa, phân
tích số liệu, công bố các công trình khoa học và hoàn thiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Hồng Đức
đã tạo mọi điều kiện trong quá trình công tác cũng như học tập.
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của các nhà khoa học: PGS.TS. Lê Đình Thuỷ, PGS.TS. Ngô Xuân Tường,
PGS.TS. Nguyễn Hữu Dực, PGS.TS. Đồng Thanh Hải, TS. Trần Đức Hậu, PGS.TS.
Bùi Minh Hồng, PGS.TS. Trần Thị Thanh Bình, TS. Lê Trung Dũng. Tôi xin trân
trọng cảm ơn.
Cảm ơn PGS.TS. Hoàng Ngọc Thảo, TS. Đậu Quang Vinh đã hỗ trợ tôi

trong quá trình khảo sát thực địa và phân tích số liệu nghiên cứu.
Cảm ơn Ban quản lý, các cán bộ Kiểm lâm của KBTTN Pù Luông, lãnh đạo
người dân các xã vùng đệm KBT đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Đề tài nghiên cứu được hỗ trợ một phần kinh phí bởi Quỹ Phát triển KHCN
Quốc gia Nafosted trong đề tài - mã số 106-NN.05-2015.34, đề tài cấp Bộ KH-CN mã số B2017-SPH-26, đề tài cấp cơ sở tại Trường Đại học Hồng Đức mã số... Một
số thiết bị thực địa được tài trợ bởi tổ chức Idea Wild (Hoa Kỳ).
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong công tác, học
tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án.
Tôi xin được tỏ lòng biết ơn tới gia đình và người thân đã hết lòng động viên,
chia sẻ công việc gia đình để tôi có thể hoàn thành đề tài này.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
TÁC GIẢ

Hoàng Ngọc Hùng


iii

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 4
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu chim ở vùng Bắc Trung Bộ và khu vực
nghiên cứu .................................................................................................................. 4
1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ....................................... 11
1.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 11
1.2.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................... 12
1.2.3. Đặc điểm địa chất ................................................................................... 13

1.2.4. Khí hậu và thủy văn................................................................................ 13
1.2.5. Hệ thực vật ............................................................................................. 14
1.2.6. Hệ động vật............................................................................................. 17
1.3. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội các xã vùng đệm và trong
ranh giới KBTTN Pù Luông................................................................................... 18
1.3.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ................................................. 18
1.3.2. Hoạt động kinh doanh - sản xuất ............................................................ 20
1.3.3. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 20
CHƢƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 22
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 26
2.2.1. Phương pháp điều tra đa dạng thành phần loài chim ............................. 26
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu sự phân bố chim theo sinh cảnh, tầng tán
rừng và các mùa trong năm ................................................................................ 29
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu, đánh giá các mối đe doạ tác động đến
khu hệ chim KBTTN Pù Luông và đề xuất một số giải pháp bảo tồn ............. 29
2.2.4. Phương pháp xác định khu vực ưu tiên giám sát và bảo tồn khu hệ
chim ở KBTTN Pù Luông ................................................................................ 30
2.2.5. Phân tích, xử lý số liệu ........................................................................... 31
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 32
3.1. Đa dạng thành phần loài chim KBTTN Pù Luông ....................................... 32
3.1.1. Thành phần loài ...................................................................................... 32


iv

3.1.2. Đặc điểm cấu trúc trong các bậc phân loại............................................. 49
3.1.3. Các loài chim bổ sung cho KBTTN Pù Luông và vùng Bắc Trung Bộ ...... 54
3.1.4. Các loài chim có ý nghĩa quan trọng đối với bảo tồn ......................... 59
3.1.5. Thông tin ghi nhận một số loài chim có ý nghĩa bảo tồn ở KBTTN

Pù Luông ........................................................................................................... 62
3.1.6. Tính đa dạng và độ phong phú khu hệ chim KBTTN Pù Luông................. 67
3.1.7. Mối quan hệ khu hệ chim KBTTN Pù Luông với các khu hệ chim
nằm trong vùng Bắc Trung Bộ ......................................................................... 69
3.2. Đặc điểm phân bố chim ở KBTTN Pù Luông ............................................... 73
3.2.1. Đặc điểm phân bố chim theo các dạng sinh cảnh chính......................... 73
3.2.2. Đặc điểm phân bố chim theo tầng tán thực vật rừng ở KBTTN
Pù Luông .......................................................................................................... 83
3.2.3. Sự biến động thành phần loài chim theo mùa trong năm ....................... 92
3.3. Nguyên nhân, các mối đe doạ tác động đến khu hệ chim KBTTN Pù Luông ...... 95
3.3.1. Các mối đe doạ tác động đến khu hệ chim ............................................. 95
3.3.2. Nguyên nhân gây ra các mối đe doạ..................................................... 104
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý, bảo tồn và phát triển bền
vững nguồn tài nguyên chim tại KBTTN Pù Luông .......................................... 107
3.4.1. Đề xuất các khu vực cần ưu tiên giám sát và bảo tồn .......................... 107
3.4.2. Một số loài chim cần ưu tiên giám sát và bảo tồn ................................ 109
3.4.3. Một số giải pháp khác nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển bền
vững nguồn tài nguyên chim tại KBTTN Pù Luông ...................................... 112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................. 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 125
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1PL


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL
CITES

DLST
ĐDSH
EBA
EN
HST
IUCN
KBT
KBTTN
KVNC
LR
NT
Nxb
SĐVN
ST&TN
UBND
VCQT
VGR
VQG
VU

Ban quản lý
Convention of International Trade of Endangered species
(Công ước quốc tế về buôn bán các loài hoang dã nguy cấp)
Du lịch sinh thái
Đa dạng sinh học
Endemic Bird Area - Vùng chim đặc hữu
Endangered - Nguy cấp
Hệ sinh thái
International Union for the Conservation of Nature
(Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên)

Khu bảo tồn
Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu vực nghiên cứu
Lower risk - Loài ít nguy cấp, phụ thuộc bảo tồn
Near threatened - Loài sắp bị đe dọa
Nhà xuất bản
Sách Đỏ Việt Nam 2007
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Uỷ ban nhân dân
Vùng chim quan trọng
Vùng giáp ranh
Vườn quốc gia
Vulnerable - Sẽ nguy cấp


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các KBTTN, VQG vùng Bắc Trung Bộ ................................. 6
Bảng 1.2. Các dân tộc sinh sống trong ranh giới KBTTN Pù Luông .....................18
Bảng 1.3. Tình hình dân cư sống trong vùng đệm của KBTTN Pù Luông ............19
Bảng 1.4. Tình hình kinh tế của người dân thuộc các xã sống trong ranh giới
và vùng đệm của KBTTN Pù Luông ......................................................19
Bảng 2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu chim tại KBTTN Pù Luông .................22
Bảng 3.1. Thành phần loài chim KBTTN Pù Luông ..............................................32
Bảng 3.2. Số lượng giống, loài trong các họ, bộ chim KBTTN Pù Luông ............49
Bảng 3.3. Danh sách các loài chim ghi nhận mới cho KBTTN Pù Luông và
vùng Bắc Trung Bộ ................................................................................55
Bảng 3.4. Các loài chim không ghi nhận lại được so với các nghiên cứu trước ..........58
Bảng 3.5. Các loài chim có giá trị bảo tồn ở KBTTN Pù Luông............................59

Bảng 3.6. Số lượng loài chim ở KBTTN Pù Luông và các khu vực lân cận ..........69
Bảng 3.7. Chỉ số tương đồng thành phần loài chim giữa KVNC với một số
VQG và KBTTN vùng Bắc Trung Bộ....................................................71
Bảng 3.8. Sự phân bố về thành phần loài chim theo các dạng sinh cảnh ...............73
Bảng 3.9. Sự phân bố thành phần loài chim theo tầng tán rừng .............................83
Bảng 3.10. Thống kê các vụ bắt giữ, xử lý việc khai thác, vận chuyển lâm sản
trái phép ở KBTTN Pù Luông ................................................................96
Bảng 3.11. Hoạt khai thác tài nguyên rừng của người dân ở KBTTN Pù Luông ..........97
Bảng 3.12. Một số các loài chim thường bị săn bắt và mục đích sử dụng .............100
Bảng 3.13. Tổng hợp điểm đánh giá, xếp loại các khu vực cần ưu tiên giám
sát và bảo tồn các loài chim ở KBTTN Pù Luông ...............................107
Bảng 3.14. Các loài chim cần ưu tiên giám sát và bảo vệ tại KBTN Pù Luông .....110


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ các tỉnh và vùng phân bố của chim Việt Nam ...............................5
Hình 1.2. Sơ đồ vị trí dải núi đá vôi Pù Luông - Ngọc Sơn, Ngổ Luông - Cúc Phương ......12
Hình 2.1. Bản đồ thảm thực vật và địa điểm nghiên cứu chim ở KBTTN Pù Luông .....25
Hình 3.1. Biểu đồ sự đa dạng về họ trong các bộ chim ở KBTTN Pù Luông .......52
Hình 3.2. Biểu đồ sự đa dạng về giống trong các họ chim ở KBTN Pù Luông .....53
Hình 3.3. Biểu đồ sự đa dạng về loài trong các họ chim ở KBTTN Pù Luông .....54
Hình 3.4. Biểu đồ đường cong phát hiện các loài chim tại KBTTN Pù Luông .....67
Hình 3.5. Sơ đồ thể hiện sự tương đồng thành phần loài chim giữa KVNC
với một số VQG và KBTTN vùng Bắc Trung Bộ..................................72
Hình 3.6. Biểu đồ phân bố chim theo các dạng sinh cảnh chính ở KBTTN Pù Luông .......75
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện sự phân bố chim theo số lượng sinh cảnh ....................................81
Hình 3.8. Biểu đồ sự phân bố thành phần loài chim theo tầng tán rừng ................89
Hình 3.9. Hình vẽ minh họa sự phân bố của chim theo tầng tán rừng ở KBTTN

Pù Luông.................................................................................................90
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện sự phân bố chim theo số lượng tầng tán rừng .............91
Hình 3.11. Biểu đồ sự biến động thành phần loài chim theo các mùa trong năm .........92
Hình 3.12. Sơ đồ các khu vực cần ưu tiên ưu tiên giám sát và bảo tồn .................109
Hình 3.13. Sơ đồ tuyến du lịch sinh thái xem chim tại KBTTN Pù Luông ...........115


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh Hóa là tỉnh có vùng đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, trong đó
diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch rừng đặc dụng là 84.682,35 ha [80].
Các khu rừng đặc dụng của Thanh Hóa nằm trong khu vực giao nhau của hệ sinh
thái rừng nhiệt đới Ấn Độ - Malai với cận nhiệt đới Vân Nam - Trung Quốc và ôn
đới núi cao Hymalaya [67]. Vì vậy, khu hệ động - thực vật nơi đây phong phú, đa
dạng với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm; đây là nơi bảo vệ và phát triển bền vững
nguồn tài nguyên sinh vật có giá trị cao.
KBTTN Pù Luông nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, trên địa phận
hai huyện Quan Hóa và Bá Thước với diện tích quy hoạch 17.171,53 ha [80]. Rừng
tự nhiên KBTTN Pù Luông là điểm đầu của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi Pù
Luông - Ngọc Sơn - Ngổ Luông - Cúc Phương và là một trong 16 vùng sinh thái
quan trọng (rừng á nhiệt đới Bắc Bộ). Liên khu này tạo ra các khu vực biên giới
chung của các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa [16]. Hệ sinh thái rừng tự
nhiên nơi đây có giá trị ĐDSH cao, còn tồn tại nhiều loài động, thực vật đặc hữu và
có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ là hang động, thác nước và các dòng sông ngầm
được hình thành do quá trình kiến tạo núi đá vôi [24]. Do vậy trong những năm gần
đây KBTTN Pù Luông là một trong những điểm DLST dẫn đối với du khách trong
và ngoài nước [7].
KBTTN Pù Luông nằm trong vùng Bắc Trung Bộ là một trong 221 vùng

chim đặc hữu của thế giới và là một trong 4 vùng chim đặc hữu (EBA) của Việt
Nam [101]. KBTTN Pù Luông được đánh giá là nơi có thành phần loài chim đa
dạng, phong phú và có nhiều loài đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi.
Cảnh quan KBTTN Pù Luông tạo nên một phần của vùng chim đặc hữu đất thấp
Trung Bộ của Việt Nam [102].
Tuy nhiên, KBTTN Pù Luông vẫn còn thiếu những nghiên cứu mang tính
hệ thống toàn diện về khu hệ chim để làm cơ sở khoa học tin cậy cho việc quy


2

hoạch, quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững giá trị tài nguyên chim ở nơi đây.
Với những lí do trên, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khu hệ chim
ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp
quản lý, bảo tồn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được sự đa dạng về cấu trúc thành phần loài, nét đặc trưng của
khu hệ chim KBTTN Pù Luông, phân tích một số mối quan hệ sinh thái của khu
hệ chim nơi đây. Trên cơ sở đó đánh giá hiện trạng và đề xuất một số các giải
pháp quản lí, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên chim ở KVNC.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu sự đa dạng về thành phần loài khu hệ chim KBTTN Pù Luông.
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của khu hệ chim ở KBTTN Pù Luông; xác
định vùng phân bố của một số loài chim quý, hiếm có giá trị bảo tồn.
- Nghiên cứu hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khu hệ chim làm cơ sở
đề xuất các giải pháp quản lí, bảo tồn bền vững nguồn tài nguyên chim ở khu bảo tồn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của Luận án cung cấp dẫn liệu khoa học mới về đa
dạng khu hệ chim KBTTN Pù Luông đến thời điểm hiện tại. Đáng chú ý là sự đa

dạng về cấu trúc thành phần loài, đặc điểm phân bố chim theo sinh cảnh, tầng tán
rừng, theo mùa trong năm và xác định các loài có giá trị bảo tồn, các mối đe dọa
và áp lực lên khu hệ chim, cùng với những đề xuất liên quan về DLST và quản lý
bảo tồn chim ở KBTTN Pù Luông.
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm quy hoạch bảo
tồn ĐDSH của tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng yêu cầu đối với việc thực hiện Chiến lược
Quốc gia về ĐDSH của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Theo Quyết định
số 1250/QĐ - TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ) [28].


3

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học đáng tin cậy, có giá trị đối
với KBT cũng như địa phương trong việc quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững
ĐDSH dạng sinh học nói chung, tài nguyên chim nói riêng. Kết quả nghiên cứu
trong Luận án cũng là cơ sở để đề xuất xây dựng một số tuyến DLST xem chim ở
KBTTN Pù Luông góp phần thu hút khách du lịch, tạo thêm sinh kế cho người dân
địa phương, qua đó góp phần giáo dục cộng đồng và giảm sức ép lên tài nguyên
chim. Ngoài ra, Luận án cũng là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác đào

tạo sinh viên ngành Sinh học, Lâm nghiệp.
5. Những điểm mới của luận án
Có thể khẳng định đây là lần đầu tiên Khu hệ chim KBTTN Pù Luông,
Thanh Hóa được điều tra nghiên cứu, bổ sung và chỉnh lý một cách đầy đủ nhất về
cấu trúc thành phần loài cùng với những đặc điểm về phân bố, sinh học và sinh thái
học từ trước đến nay:
- Cấu trúc thành phần loài, đặc biệt là các loài mới được bổ sung cho khu hệ
chim KBT: Tính đến thời điểm hiện tại đã xác định được ở KBTTN Pù Luông có
252 loài chim, 58 họ và 15 bộ; ghi nhận bổ sung 74 loài cho danh lục chim ở KBT so

với những nghiên cứu trước đây và bổ sung 30 loài chim cho vùng Bắc Trung Bộ so với
tài liệu “Danh lục chim Việt Nam” của Võ Quý và Nguyễn Cử (1999) [61].
- Các đặc điểm phân bố và mối quan hệ sinh thái giữa các nhóm loài/chủng
quần: Phân tích đánh giá được mối quan hệ sinh thái của quần xã chim ở 5 sinh
cảnh sống chủ yếu được xác định cho KBT, gồm: rừng nguyên sinh; rừng thứ sinh;
trảng cỏ và cây bụi thứ sinh; rừng trồng; nương rẫy, đồng ruộng và làng bản; phân
tích mối quan hệ của quần xã chim theo tầng tán rừng và nhận xét sự biến động số
lượng loài chim ở KBTTN Pù Luông theo mùa trong năm.
- Xác định các loài và nhóm loài phục vụ chương trình giám sát, đánh giá
khu hệ chim và kế hoạch quản lý bảo vệ của KBT sau này, đặc biệt là các loài và
nhóm loài quan trọng đối với bảo tồn.
- Bổ sung và xác định lại các địa điểm, tuyến DLST kết hợp du lịch xem chim
tại KBT: Dựa trên các kết quả điều tra nghiên cứu của Luận án, đề xuất xây dựng 4
tuyến DLST thái kết hợp du lịch xem chim tại KBTTN Pù Luông.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu chim ở vùng Bắc Trung Bộ và khu vực
nghiên cứu
Theo Võ Quý và Nguyễn Cử (1999) [61], vùng phân bố chim Việt Nam
được chia làm 6 vùng (Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam
Trung Bộ và Nam Bộ). Trong đó, vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An và Hà Tĩnh. Vùng này có ranh giới: Phía Bắc giáp với các tỉnh Hòa
Bình, Ninh Bình, Sơn La; phía Tây là sườn đông dãy Bắc Trường Sơn giáp với
Lào; phía Đông hướng ra biển Đông; phía Nam giáp với tỉnh Quảng Bình (Hình
1.1). Theo cách phân chia này thì KBTTN Pù Luông nằm trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa và thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam.

Vùng Bắc Trung Bộ được đánh giá là nơi có nguồn tài nguyên sinh vật đa
dạng, phong phú, là một trong 4 vùng có tính ĐDSH cao của Việt Nam. Khu hệ
chim Bắc Trung Bộ nằm trong vùng chim đặc hữu đất thấp Trung Bộ, nơi sinh sống
của các loài, phân loài chim có vùng phân bố hẹp như Gà so trung bộ (Arborophila
merlini), Gà lôi lam mào đen (Lophura imperialis), Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura
hatinhensis), Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi) và Khướu đá
mun (Stachyris herberti) [45]. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chứng minh
Gà lôi lam mào đen là con lai giữa Gà lôi lam mào trắng và Gà lôi trắng [90]; Gà lôi
lam đuôi trắng được coi là một biến thể được tạo ra bởi giao phối cận huyết [91].


5

KBTTN Pù Luông

Hình 1.1. Sơ đồ các tỉnh và vùng phân bố của chim Việt Nam
(nguồn: Nguyễn Cử và cộng sự, 2005)


6

Hiện nay, theo cách phân chia vùng phân bố chim Việt Nam của Võ Quý và
Nguyễn Cử [61], vùng Bắc Trung Bộ có 06 KBTTN, 03 VQG. Căn cứ Quyết định
số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy
hoạch hệ thống rừng, đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
[30], các VQG, KBT nằm vùng chim Bắc Trung Bộ có diện tích như Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Danh sách các KBTTN, VQG vùng Bắc Trung Bộ
TT

Các khu BTTN, VQG


Tỉnh

Diện tích (ha)

1

Vườn quốc gia Vũ Quang

Hà Tĩnh

52,741,50

2

Khu BTTN Kẻ Gỗ

Hà Tĩnh

21.768,80

3

Vườn quốc gia Pù Mát

Nghệ An

93.524,70

4


Khu BTTN Pù Hoạt

Nghệ An

34.589,89

5

Khu BTTN Pù Huống

Nghệ An

40.186,50

6

Vườn quốc gia Bến En

Thanh Hoá

13.886,63

7

Khu BTTN Xuân Liên

Thanh Hoá

23.815,50


8

Khu BTTN Pù Hu

Thanh Hoá

22.688,37

9

Khu BTTN Pù Luông

Thanh Hoá
17.171,53
(Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014)

Nghiên cứu động vật, đặc biệt là chim ở vùng Bắc Trung Bộ cũng như
trên lãnh thổ Việt Nam đã được tiến hành từ rất lâu và gắn liền với các mốc sự
kiện lịch sử của đất nước. Vì vậy, lịch sử nghiên cứu chim ở vùng Bắc Trung Bộ
có thể tóm tắt làm ba giai đoạn chính: (1) trước năm 1945; (2) từ năm 1945 đến
năm 1956; (3) từ năm 1957 đến nay.
Trước năm 1945, hầu hết những nghiên cứu về chim ở Việt Nam và Đông
Dương được thực hiện bởi các nhà khoa học nước ngoài như Linné (1758),
Gmelin (1788), Oustalet (1899 - 1903). Đặc biệt, từ năm 1924 đến 1938, Delacour
và cộng sự đã tổ chức 7 đợt sưu tầm chim trên lãnh thổ Đông Dương trong đó có
vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 1931 trong 4 tập
“Chim Đông Dương”, nội dung mô tả 954 loài và phân loài kèm theo một số dẫn
liệu chung về đặc tính sinh học, phân bố của chúng [104], [105], [106], [107]; năm
1940, các tác giả đã bổ sung và xuất bản danh sách đầy đủ về chim Đông Dương

gồm 1010 loài và phân loài [108].


7

Từ năm 1945 đến năm 1956 do chiến tranh nên mọi hoạt động nghiên cứu
chim ở trên cả nước Việt Nam bị gián đoạn và chỉ được bắt đầu lại từ năm 1957.
Từ năm 1957, sau khi miền Bắc Việt Nam giành được độc lập, các nhà khoa
học trong nước bắt đầu tập trung nghiên cứu ĐDSH, trong đó có chim. Các công
trình nghiên cứu tiêu biểu trong giai đoạn này gồm:
Sách “Sinh học những loài chim thường gặp ở Việt Nam” xuất bản năm 1971
của Võ Quý [55], nội dung cuốn sách đã mô tả đặc điểm sinh học của 675 loài và
phân loài chim ở miền Bắc Việt Nam. Năm 1975, Võ Quý tiếp tục xuất bản tập 1
sách “Chim Việt Nam: Hình thái và phân loại” [57] và tập 2 năm 1981 [58]. Công
trình này đóng góp rất lớn cho nghiên cứu chim của Việt Nam, bao gồm khóa định
loại, mô tả đặc điểm hình thái và phân bố của 1.009 loài và phân loài chim Việt
Nam, trong đó tác giả đã đề cập đến các loài chim phân bố ở vùng Bắc Trung Bộ.
Năm 1995, Võ Quý và Nguyễn Cử xuất bản sách “Danh lục chim Việt Nam”
và được tái bản lần 2 năm 1999, đây được xem Danh lục đầy đủ nhất về chim ở Việt
Nam cho đến thời điểm đó là 828 loài thuộc 81 họ và 19 bộ cùng với đặc điểm về
phân bố, độ phong phú và đặc tính cư trú của các loài chim [61]. Cũng trong năm
này, Nguyễn Cử công bố về các loài chim đặc hữu và vấn đề bảo vệ ĐDSH chim tại
Việt Nam với danh sách gồm 100 loài và phân loài chim đặc hữu cùng với đặc điểm
phân bố và tình trạng bảo vệ của các loài này [34]; Nguyễn Cử và cộng sự kiến nghị
thành lập khu bảo vệ các loài Trĩ gồm Gà lôi lam mào đen (Lophura imperialis) và
Gà lôi lam mào trắng (Lophura hatinhensis) ở khu vực EBA rừng núi thấp miền trung
[37]; Trương Văn Lã thực hiện đề tài nghiên cứu về 12 loài chim Trĩ và đặc điểm
sinh học, sinh thái của Gà rừng tai trắng (Galluss gallus gallus), Trĩ bạc (Lophura
nycthemera nycthemera), Công (Pavo muticus imperrator) ở Việt Nam và biện pháp
bảo vệ chúng”, trong đó có vùng Bắc Trung Bộ [49].

Năm 1999, Nguyễn Cử và Nguyễn Thái Tự Cường nghiên cứu về chim ở
khu vực Bắc và Trung Trung Bộ, kết quả đã chỉ ra 82 loài và phân loài đặc hữu cho
khu vực, các loài bị đe dọa, sự phân bố và hiện trạng của chúng [36].


8

Năm 2000, Nguyễn Cử và cộng sự đã xuất bản sách "Chim Việt Nam" và
được tái bản năm 2005 [38]. Cuốn sách giới thiệu hơn 500 loài chim, có hình vẽ
màu kèm theo. Đồng thời xác định danh lục chim Việt Nam đến thời điểm đó có
850 loài, trong đó vùng Bắc Trung Bộ có 370 loài chim thuộc 73 họ và 18 bộ.
Năm 2009, Nguyễn Cử đã công bố 52 loài mới bổ sung cho danh lục chim
Việt Nam, nâng tổng số loài chim hiện biết lên 880 loài, trong đó ghi nhận được 8
loài mới cho vùng Bắc Trung Bộ [35];
Năm 2011, Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân đã kế thừa kết quả
nghiên cứu của Võ Quý và Nguyễn Cử trước đây, chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật
thông tin mới về danh lục chim Việt Nam, nâng tổng số loài chim hiện biết ở nước
ta lên 887 loài thuộc 88 họ, 20 bộ [64]; Lê Mạnh Hùng nghiên cứu về chim ăn thịt
ban ngày ở Việt Nam và đã ghi nhận được 52 loài thuộc 21 giống và 3 họ, trong đó
có 34 loài phân bố ở vùng Bắc Trung Bộ [47].
Năm 2017, Hoàng Ngọc Thảo và Nguyễn Kim Tiến công bố thành phần loài
chim ở khu vực Pu Xai Lai Leng, tỉnh Nghệ An với 147 loài, 34 họ, 13 bộ và sự
phân bố của chúng theo độ cao địa hình, sinh cảnh sống [66].
Ngoài ra, tại các KBTTN, VQG nằm trong vùng Bắc Trung Bộ còn có những
điều tra ĐDSH để làm cơ sở khoa học cho việc tiếp tục xây dựng hệ thống rừng đặc
dụng, cũng như tăng cường việc quản lý bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
chim. Một số công trình nghiên cứu về chim ở các khu rừng đặc dụng vùng Bắc
Trung Bộ như:
+ Vườn quốc gia Vũ Quang
Năm 1999, dự án nghiên cứu khả thi thành lập KBTTN Vũ Quang đã điều tra

và lập được danh lục 253 loài chim thuộc 45 họ, 16 bộ, trong đó có 28 loài có giá trị
bảo tồn [40]. Năm 2000, Vũ Văn Dũng và cộng sự đã thống kê được 273 loài chim và
khái quát tình trạng ghi nhận của 19 loài chim có phân bố hẹp hoặc bị đe dọa [44].
Năm 2005, Lê Mạnh Hùng và Nguyễn Cử khảo sát chim ăn thịt di cư ở một số khu vực
của Việt Nam (trong đó có VQG Vũ Quang), kết quả đã ghi nhận được 21 loài [92].


9

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ
Năm 1996, Lê Trọng Trải, Nguyễn Huy Dũng và cộng sự công bố kết quả
khảo sát khu hệ chim KBTTN Kẻ Gỗ có 270 loài chim thuộc 61 họ và 17 bộ [71];
Tordoff A.W. và cộng sự đã thực hiện điều tra về chim và một số lĩnh vực liên quan
tại KBTTN Kẻ Gỗ. Kết quả điều tra được công bố dưới các hình thức khác nhau ở
trong và ngoài nước [69]. Trong các nghiên cứu, đáng chú ý là kết quả nghiên cứu
khả thi thành lập KBTTN Kẻ Gỗ.
+ Vườn quốc gia Pù Mát
Nghiên cứu chim tại VQG Pù Mát có Kemp N. và cộng sự (1995); Trương
Văn Lã, Timmins R. J. (1998), Round P. D. (1998, 1999) [41]. Kết quả nghiên cứu
đã công bố 295 loài chim và đưa ra một số dẫn liệu về sự phân bố của 43 loài chim.
Năm 2003, Lê Trọng Trải và cộng sự đã ghi nhận được 185 loài chim, bổ sung 10
loài cho VQG Pù Mát so với các điều tra trước đó [70]. Năm 2008, Ngô Xuân
Tường, Lê Đình Thuỷ đã công bố thành phần loài chim ở VQG Pù Mát với 317 loài
thuộc 49 họ, 14 bộ [76]; năm 2009, các tác giả này đã giới thiệu thành phần loài
chim di cư ở VQG Pù Mát với 72 loài thuộc 22 họ, 6 bộ [77]. Năm 2012, Ngô Xuân
Tường đã ghi nhận đến thời điểm đó ở VQG Pù Mát có 325 loài chim thuộc 45 họ
và 15 bộ [75]. Năm 2017, Lý Ngọc Tú và Bùi Tuấn Hải công bố dẫn liệu bước đầu
về thành phần loài chim tại khu rừng Khe Choăng thuộc VQG Pù Mát với 62 loài
chim thuộc 53 giống, 30 họ và 10 bộ [74].
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

So với các VQG, KBT khác trong khu vực, các nghiên cứu về chim tại đây
còn rất ít. Đáng chú ý nhất là kết quả thực hiện dự án điều tra, lập danh lục khu hệ
động, thực vật rừng tại KBTTN Pù Hoạt năm 2013. Kết quả đã xác định danh lục
chim có 372 loài, 54 họ, 17 bộ [4].
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống
Năm 1996, Kemp N. và Dilger M. xác định được 148 loài chim [96]. Năm
2002, trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng, Ban quản lý
KBTTN Pù Huống đã thống kê có 176 loài chim thuộc 44 họ, 14 bộ [6]. Năm 2011,


10

Hoàng Ngọc Thảo công bố kết quả nghiên cứu khu hệ chim nơi đây với 265 loài
thuộc 51 họ, 15 bộ; trong đó có 41 loài chim quý hiếm có giá trị bảo tồn và nêu lên
đặc điểm phân bố của các loài chim theo sinh cảnh cũng như đề xuất một số giải
pháp bảo tồn chim ở KBTTN Pù Huống [65].
+ Vườn quốc gia Bến En
Kết quả nghiên cứu chim ban đầu đã xác định tại VQG Bến En có 183 loài
chim, 48 họ và 18 bộ. Năm 1998, trong đợt điều tra động vật có xương sống của
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã bổ sung cho danh lục chim thêm 12 loài, 5 họ,
nâng tổng số loài chim lên 195 loài thuộc 53 họ và 18 bộ [103]. Năm 2013, Báo cáo
kết quả dự án điều tra, lập danh lục khu hệ động, thực vật rừng thống kê được 277
loài chim, ghi nhận thêm 16 loài so với các nghiên cứu trước đây, đồng thời xây dựng
bộ mẫu 36 tiêu bản chim [17].
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
Năm 1998, Viện Điều tra Quy hoạch rừng và tổ chức Bảo tồn chim quốc tế
BirdLife tại Việt Nam phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa đã tiến
hành xây dựng nghiên cứu khả thi thành lập KBTTN Xuân Liên. Kết quả của đợt
điều tra đã công bố 134 loài chim thuộc 30 họ, 12 bộ [86]; Năm 2011, Nguyễn
Lân Hùng Sơn và Hoàng Ngọc Hùng công bố dẫn liệu mới về thành phần loài

chim ở nơi đây có 189 loài phân bố trong 14 bộ, 53 họ và 132 giống [63]. Năm
2015, Ngô Xuân Tường, Lê Đình Thủy và cộng sự công bố kết quả điều tra khảo
sát khu hệ chim Xuân Liên với 186 loài thuộc 40 họ của 15 bộ, trong đó có 10 loài
cần được ưu tiên bảo tồn [78].
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu
Từ tháng 3/2012 đến tháng 9/2013 dự án điều tra, lập danh lục khu hệ động,
thực vật rừng ở KBTTN Pù Hu đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên động, thực vật,
xác định các loài quý hiếm, các loài có nguy cơ tuyệt chủng và vùng phân bố của
chúng, xây dựng được hệ thống tiêu bản các loài động, thực vật rừng. Kết quả nghiên
cứu được Ngô Xuân Nam, Nguyễn Quốc Huy công bố vào năm 2015 với 186 loài
chim thuộc 124 giống, 46 họ và 14 bộ. Trong đó, có 161 loài có giá trị bảo tồn [53].


11

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Năm 1997, Lê Trọng Trải trong đợt điều tra khảo sát thành phần loài chim nơi
đây đã xác định khu hệ chim Pù Luông có 169 loài chim thuộc 41 họ, 13 bộ [72]. Năm
2013, Dự án điều tra, lập danh lục khu hệ động, thực vật rừng KBTTN Pù Luông đã
ghi nhận 117 loài chim. Đồng thời cũng xác định được 93 loài chim có giá trị bảo tồn
và thu được 24 mẫu tiêu bản chim [10]. Bên cạnh những kết quả về điều tra thành phần
loài chim, ở KBTTN Pù Luông còn có một số kết quả điều tra, nghiên cứu phục vụ
công tác bảo tồn như: điều tra tình hình săn bắt động vật hoang dã trái phép và thu hái
lâm sản ngoài gỗ của Hoàng Liên Sơn và cộng sự (2003) [62]; dự án phối hợp quản lý
và bảo tồn - chiến lược quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại
KBTTN Pù Luông của Apel, U., Maxwell (2002) [1].
Từ những phân tích trên cho thấy các VQG, KBTTN nằm trong vùng Bắc
Trung Bộ nói chung và KBTTN Pù Luông nói riêng sau điều tra để lập dự án khả
thi thành lập các KBT đều đã ít nhiều tiến hành điều tra bổ sung dữ liệu về thành
phần loài chim. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng danh

lục loài còn chưa đi sâu vào các nghiên cứu về sinh học, sinh thái của khu hệ chim
cũng như phân tích những nét đặc trưng về khu hệ ở khu vực nghiên cứu.
1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý
KBTTN Pù Luông có toạ độ địa lý 20 0 21’- 20 0 34’ vĩ độ Bắc, 105 0 02’ 105 0 20’ kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, trên địa phận các
xã Cổ Lũng, Lũng Cao, Thành Lâm, Thành Sơn huyện Bá Thước; xã Phú Lệ, Phú
Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân và Phú Nghiêm huyện Quan Hóa. Ranh giới KBT:
phía Đông giáp huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình; phía Tây tiếp giáp phần đất còn lại
của các xã Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân huyện Quan Hóa; phía Nam
giáp xã Phú Nghiễm huyện Quan Hóa và xã Ban Công, Hạ Trung huyện Bá Thước;
phía Bắc giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình. Vị trí KBTTN Pù Luông
được thể hiện qua Hình 1.2.


12

Hình 1.2. Sơ đồ vị trí dải núi đá vôi Pù Luông - Ngọc Sơn, Ngổ Luông - Cúc Phương
(nguồn: Google earth, 2018; Huong D. T. et al., 2017)
1.2.2. Địa hình, địa mạo
KBTTN Pù Luông là khu vực rừng núi đá vôi đất thấp lớn nhất còn lại ở
miền Bắc Việt Nam và là điểm đầu của hệ sinh thái rừng trên dải núi đá vôi Pù
Luông - Ngọc Sơn - Ngổ Luông - Cúc Phương (Hình 1.2) [46]. Pù Luông có cấu tạo
gồm 2 dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc -Đông Nam được ngăn cách với
nhau bởi một thung lũng rộng lớn ở giữa là nơi tập trung các làng bản và đất nông
nghiệp của đồng bào dân tộc Thái và Mường. Dãy núi đất nhỏ nằm phía Tây Nam
được tạo thành chủ yếu từ Macma phun trào và đá biến chất. Dãy núi lớn nằm phía
Đông Bắc trên các xã Cổ Lũng, Lũng Cao với địa hình sườn dốc đóng vai trò chủ
đạo trong vùng, được hình thành từ những núi đá vôi bị chia cắt mạnh tạo nên nhiều
hệ thống hang động, dòng sông ngầm. Khu vực có nhiều đỉnh cao trên 1.000 m, cao
nhất là đỉnh Pù Luông có độ cao 1.700 m. Thấp nhất là khu vực xã Cổ Lũng có độ

cao 60 m. Địa thế khu vực nghiêng dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Độ dốc bình
quân 300, nhiều nơi độ dốc trên 450 [24].


13

1.2.3. Đặc điểm địa chất
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu địa chất và khoáng sản - Bộ
Tài nguyên và Môi trường (2003): địa chất KBTTN Pù Luông có nét rất đặc biệt, là
có nhiều kiểu địa hình karst nhiệt đới do sự có mặt của nhiều kiểu loại đá vôi khác
nhau, tạo nên nhiều dạng địa hình karst và karst-xâm thực, như cao nguyên karst,
thung lũng karst-xâm thực, cánh đồng karst,... Tuy nhiên, các dạng địa hình xâm
thực và kiến tạo như sườn xâm thực, bề mặt san bằng, pediment, rãnh xói phát triển
trên các loại đá magma và lục nguyên [24].
Địa chất KBTTN Pù Luông có 60% diện tích là đá vôi, 37% là đá mácma
phun trào và chỉ có 3% là đá lục nguyên. Núi đá vôi nằm ở phía Đông Bắc của
KBT, phân bố độ cao từ 60 - 1.000 m, núi đất được hình thành từ đá macma phun
trào và đá biến chất nằm ở phía Tây Nam của KBT, ở độ cao từ 400 - 1.650 m [24].
1.2.4. Khí hậu và thủy văn
- Khí hậu ở KBTTN Pù Luông chịu ảnh hưởng bởi nhiệt đới gió mùa và gió
mùa đông bắc (từ tháng 11 đến tháng 02); gió mùa đông nam (từ tháng 03 đến tháng
10). Ngoài ra, từ tháng 04 đến tháng 05 nơi đây còn chịu gió thổi từ nước Lào sang
mang khí hậu khô và nóng [7].
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 200 C - 250 C, nhiệt độ tối đa từ 370 C - 390
C, nhiệt độ tối thiểu từ 50 C - 100 C. Đặc biệt vào mùa đông, khu vực bản Son - Bá Mười và đỉnh núi Pù Luông nhiều năm nhiệt độ xuống thấp dưới 20 C [7].
- Lượng mưa bình quân năm tương đối thấp, từ 1.500 - 1.600 mm, tối thiểu
1.000 mm. Mưa tập trung vào tháng 7, 8, 9 chiếm 65 - 68% lượng mưa trong năm [7].
- Hệ thống thuỷ văn: do đặc điểm cấu tạo địa hình có đường yên ngựa nằm
giữa các xã Phú Lệ và Thành Sơn nên hệ thống nước chảy nơi đây bị phân theo hai
hướng: Phụ lưu Pung (chảy theo hướng Tây Bắc) và Cham (chảy theo hướng Đông

Nam) trước khi chảy ra sông Mã. Sông Mã bao quanh vùng đệm KBT về phía Tây,
phía Nam và Đông Nam. Ngoài ra vùng núi đá vôi còn có hệ thống sông ngầm rộng
lớn thông với nhau. Phần núi, đồi thấp cao trung bình 300 - 800 m, chủ yếu gồm đá
carbonat và lục nguyên, tương đối giàu nước với nhiều nguồn nước mặt và nước


14

mưa bổ sung cho nguồn nước dưới đất. Các đỉnh núi cao 800 - 1667 m, do ở độ cao
tương đối lớn, địa hình dốc, mức độ nứt nẻ lại thấp nên mức độ chứa nước hơi
nghèo, nguồn nước chảy có lưu lượng nhỏ từ 0,1 - 0,2 l/s [7].
1.2.5. Hệ thực vật
1.2.5.1. Đặc trưng thảm thực vật
Khu BTTN Pù Luông nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, thuộc khu vực
có sinh khí hậu nhiệt đới mưa mùa đan xen giữa các đặc điểm của vùng Bắc Trung
Bộ và Tây Bắc Bộ. Mặt khác, do ảnh hưởng của quy luật phân đai địa hình các khu
vực có độ cao dưới 700 m có sinh khí hậu là nhiệt đới ẩm mưa mùa; trên 700 m là á
nhiệt đới ẩm trên núi. Theo nghiên cứu của Averyanov L., Nguyễn Tiến Hiệp, Phan
Kế Lộc (2005) [2], Thái Văn Trừng (2000) [73] và Đậu Bá Thìn (2013) [67] thảm
thực vật KBTTN Pù Luông mô phỏng tại Hình 2.1 và được phân thành các dạng
chính như sau:
(1) Rừng nguyên sinh
Diện tích rừng nguyên sinh ở KBTTN Pù Luông đã bị suy giảm mạnh do hoạt
động khai thác của người dân nên chỉ còn khoảng 5% diện tích rừng trong KBT.
Rừng nguyên sinh trên núi đá vôi phân bố ở độ cao 400 - 950 m nằm xen lẫn
rừng thứ sinh thuộc các xã Cổ Lũng, Lũng Cao và Phú Lệ. Đại diện là các quần xã cây
lá kim hoặc rừng hỗn giao với cây lá rộng trên đỉnh và đường đỉnh ưu thế như Thông
pà cò (Pinus kwangtungensis), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Bi tát (Pistacia
weinmanifolia), Trường mật (Pometia pinnata), Trai lý (Garcinia fagraeoides),…
Rừng nguyên sinh trên núi đất trước đây phân bố từ độ cao 800 - 1700 m

thuộc địa phận xã Thành Lâm, Thanh Sơn và Phú Lệ. Tuy nhiên do bị ảnh hưởng bởi
hoạt động khai thác gỗ của con người, hiện nay kiểu rừng này chỉ còn phân bố ở độ
cao trên 1200 m. Trên các đỉnh núi, rừng nguyên sinh có cấu trúc dạng rừng lùn điển
hình, không phân tầng, sương mù bao phủ quanh năm tạo cho khu rừng có độ ẩm cao
và luôn ẩm ướt. Các loài thực vật ưu thế là Còng núi (Calophyllum balansae), Sơn trà
(Eriobotrya bengalensis), Dẻ giáp (Castanopsis armata), Thích bắc bộ (Acer
tonkinense), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus)...


15

(2) Sinh cảnh rừng thứ sinh
Rừng thứ sinh là rừng rậm hoặc rừng thưa mọc lại sau khi đã khai thác chọn lọc.
Kiểu rừng này chiếm phần lớn diện tích của KBTTN Pù Luông. Trên núi đất, rừng thứ
sinh phân bố ở độ cao 200 - 600 m, nhiều nơi lên đến khoảng 700 m với các loại thực
vật điển hình như Màng tang (Litsea cubeba), Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica), Linh
bắc bộ (Eurya tonkinensi), Long não (Cinnamomum spp.), Trai lí (Garcinia
fagraeoides), Xén mủ (Garcinia mackeaniana)…; Trên núi đá vôi, do khả năng giữ
nước kém, bề mặt phong hóa nên vào mùa khô nhiều loài thực vật bị rụng lá, tạo thành
rừng thứ sinh nửa rụng lá, quần xã thực vật Trường mật (Pometia pinnata), Trường vân
(Toona sureni), gồm Gội (Aphanamixis polystachya)…
(3) Sinh cảnh trảng cỏ và cây bụi
Trảng cỏ cây bụi thường gặp ở vùng giáp ranh giữa rừng với nương rẫy, bản
làng, rừng trồng hoặc rừng tái sinh sau khai thác kiệt. Sinh cảnh này nằm ở khu vực đồi
núi có độ dốc thấp, thảm thực vật chủ yếu là cây có độ cao dưới 10 m, thỉnh thoảng có
trảng trống và cây gỗ rải rác mọc xen lẫn cùng với lớp cây bụi thứ sinh. Thành phần
thực vật chiếm ưu thế là ở trảng cỏ là các loài Lau (Erianthus arundinaceus), Chít
(Thysanolaena maxima), Chè vè (Miscanthus japonica), Cỏ tranh (Imperata
cylindrica), Thao kén (Helicteres angustifolia)… Trảng cây bụi gồm Thành ngạnh
(Cratoxylum cochinchinense), Bọt ếch trung (Glochidion pilosum), Đuôi chồn (Uraria

crinita), Cơm nguội (Ardisia spp.), Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis)...
(4) Sinh cảnh rừng trồng
Theo thống kê từ Ban quản lý KBTTN Pù Luông, trong diện tích rừng thuộc
KBT quản lý ngoài diện tích rừng tự nhiên còn có 220 ha rừng trồng theo quy hoạch.
Trong đó, rừng Lát hoa xen Trầm đã quy hoạch có 20 ha thuộc địa phận làng Leo, xã
Thành Lâm, huyện Bá Thước. Rừng Lát hoa xen Keo tai tượng đã quy hoạch có 40
ha tại làng Đanh, làng Cóc, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước. Rừng thuần Keo tai
tượng có 20 ha tại làng Đông, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước. Rừng Thông đuôi gà
có 20 ha tại thôn Đồng Điểng, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước. Còn lại khoảng 120
ha rừng trồng được Ban quản lý KBTTN Pù Luông giao cho các hộ gia đình tại địa
phương quản lý và họ có quyền lựa chọn loại cây lâm nghiệp phù hợp để trồng và
chăm sóc như Luồng thanh hóa (Dendrocalamus membranaceus), các loài Keo


16

(Acacia spp.), Bạch đàn (Eucalyptus spp.), Giổi nhiều hoa (Michelia floribunda),
Xoan (Melia azedarach), Lát (Chukrasia tabularis).
(5) Sinh cảnh nƣơng rẫy, đồng ruộng, bản làng
Các thôn, bản và đất canh tác nằm trong KVNC phân bố dọc theo thung lũng
giữa hai dãy núi ở KBT. Khu vực này cũng là nơi tập trung dân cư sinh sống và sản
xuất nông nghiệp của 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước. Đất trồng lúa nước của người
dân quanh khu bảo tồn có diện tích 583,5 ha nằm tiếp giáp với các khu dân cư. Sinh
cảnh nương rẫy, cây trồng chính là lúa, ngô, khoai, sắn, mía; khu dân cư người dân
trồng chủ yếu các loài cây như: Dừa (Cocos nucifera), Mít (Artocarpus
heterophyllus), Xoài (Mangifera spp.), Đu đủ (Carica papaya), các loài cam,
chanh và bưởi (Citrus spp.), Chuối (Musa spp.), Mãng cầu (Annona reticulata), Na
(Annona squamosa), Vải (Litchi sinensis), Hồng xiêm (Manilkara zapota), Trứng
cá (Muntingia calabura)… cùng một số loài cây trồng khác như Bàng (Terminalia
catappa), Bạch đàn (Eucalyptus spp.), Keo (Acacia spp.), Nứa (Schizostachyum

dulloua), Gạo (Bombax anceps), Cọ xẻ (Livistona chinensis)…
1.2.5.2. Cấu trúc phân tầng thực vật
Cấu trúc phân tầng của quần xã thực vật được phân bố theo chiều thẳng đứng
tạo thành nhiều tầng cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng.
Rừng nguyên sinh, thực vật được phân thành 5 tầng (tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh
thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và thảm tươi), rừng thứ sinh có cấu trúc 4 tầng như
trên nhưng không có tầng vượt tán:
(1) Tầng vƣợt tán: Các loài thực vật điển hình là Gội nước hoa to
(Aphanamixis grandifolia), Đa bắp bè (Ficus nervosa), Dẻ giáp (Castanopsis
armata), Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus yunnanensis) và Kim giao núi đất (Nageia
wallichiana) có chiều cao tới 30 - 40 m, nhiều cây có chiều cao từ 40 - 50 m như Thông
lông gà (Dacrycarpus imbricatus). Chò nhai (Anogeissus acuminata), Nghiến
(Excentrodendron tonkinense).
(2) Tầng ƣu thế sinh thái: Cấu trúc tầng ưu thế sinh thái có ở rừng
thường xanh cây lá rộng, rừng thứ sinh. Rừng thường xanh cây lá rộng, thực vật
ưu thế là Vàng anh (Saraca dives), Lim vàng (Peltophorum dassyrachis), Lòng


×