Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu tuyển chọn đánh giá cây trội Trám đen (Canarrium nigrum Swingle) tại xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN DƢ

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN ĐÁNH GIÁ CÂY TRỘI
TRÁM ĐEN (Canarrium nigrum swingle) TẠI XÃ
HOÀNG VÂN, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ TIẾN HƢNG
TS. HOÀNG THANH LỘC

Hà Nội, 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.
Một số nội dung nghiên cứu kế thừa số liệu từ nhiệm vụ KH CN Qu
gen cấp quốc gia: Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Trám


đen Hoàng Vân (Canarium nigrum Swingle) tại một số tỉnh Trung du miền
núi phía Bắc”, đã đƣợc sự đồng ý của Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Hồng Thanh
Lộc.
Nếu nội dung nghiên cứu của tơi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tn thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học./.
Hà Nội, tháng 05 năm 2020
Người cam đoan

Nguyễn Văn Dƣ


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hồn thành theo chƣơng trình đào tạo Cao học hệ chính
quy tập chung niên khóa K26A (2018 – 2020), tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp
Việt Nam.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Vũ Tiến Hƣng và
TS. Hoàng Thanh Lộc đã dành nhiều thời gian, công sức truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả
trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa đào tạo Sau đại học,
các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ tác giả
trong quá trình nghiên cứu luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Viện Cải
thiện giống và Phát triển Lâm sản, các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ về
tinh thần, vật chất và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thiện
luận văn.
Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhƣng do trình độ cịn hạn chế, nên đề tài
sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận

đƣợc những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô giáo, các nhà khoa học, các
đồng nghiệp quan tâm đến vấn đề nghiên cứu và xin chân thành tiếp thu mọi ý
kiến đóng góp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
.Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2020
Học viên

Nguyễn Văn Dƣ


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT.................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, CÁC BIỂU ..................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 2
1.1. Tình hình nghiên cứu cây Trám đen trên thế giới ....................................... 2
1.1.1. Phân loại và phân bố ............................................................................ 2
1.1.2. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng ..................................................... 2
1.1.3. Nghiên cứu về phân tử các loài Trám ................................................... 2
1.1.4. Thu hái, sơ chế và bảo quản.................................................................. 3
1.2. Các nghiên cứu về cây Trám đen ở Việt Nam ............................................ 4
1.2.1. Phân loại và phân bố ............................................................................ 4
1.2.2. Cây Trám đen Hồng Vân..................................................................... 5
1.2.3. Đặc điểm hình thái ................................................................................ 5
1.2.4. Đặc điểm sinh thái ................................................................................. 6

1.2.5. Công dụng và giá trị kinh tế .................................................................. 6
1.2.6. Chọn giống lấy quả, nhân giống, kỹ thuật lâm sinh, sâu bệnh và khai
thác nhựa ......................................................................................................... 7
1.2.7. Thu hái, sơ chế, bảo quản quả trám ...................................................... 9
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 13
2.1. Mục tiêu ..................................................................................................... 13
2.2. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu ............................................ 13


iv
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc
Giang ............................................................................................................ 13
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: 42 tháng (10/2016-05/2020)........................... 13
2.2.3. Đối tượng nghiên cứu: Cây Trám đen (Canarium nigrum
Swingle), ....................................................................................................... 13
2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 14
2.3.1. Nghiên cứu chọn lọc 20 cây trội Trám đen. ........................................ 14
2.3.2. Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng di truyền 20 cây trội Trám đen. ... 14
2.3.3. Nghiên cứu thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thịt
quả của 20 cây trội Trám đen. ...................................................................... 14
2.3.4. Nghiên cứu tính n định, biến động về năng suất quả, khối lượng quả,
kích thư c quả và tỉ lệ thịt quả của 20 cây trội Trám đen. ........................... 14
2.4. Phƣơng phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................. 14
2.4.1. Phương pháp luận ............................................................................... 14
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 15
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 19
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 22
3.1. Kết quả nghiên cứu chọn lọc cây trội Trám đen tại xã Hồng Vân, huyện
Hiệp Hóa, tỉnh Bắc Giang................................................................................. 22

3.1.1. Kết quả nghiên cứu xác định năng suất quả và một số chỉ tiêu sinh
trưởng theo cấp tu i để làm cơ sở cho chọn cây trội dự tuyển .................... 22
3.1.2. Kết quả nghiên cứu chọn lọc cây trội dự tuyển theo cấp tu i............. 28
3.1.3. Kết quả nghiên cứu chọn lọc cây trội Trám đen chính thức ............... 35
3.2. Kết quả nghiên cứu đánh giá tính đa dạng di truyền 20 cây trội Trám đen
tại xã Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang........................................ 37
3.3. Kết quả nghiên cứu thành phần và hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng trong
thịt quả của 20 cây trội Trám đen tại Hồng Vân, Hiệp Hịa, Bắc Giang ........ 42
3.3.1. Hàm lượng trung bình các chất trong thịt quả của các cây trội qua 2
vụ quả trong 2 năm........................................................................................ 42


v
3.3.2. Tính biến động về hàm lượng các chất trong thịt quả của các cây trội45
3.4. Kết quả nghiên cứu tính biến động và tính ổn định tƣơng đối về năng suất
quả, khối lƣợng quả, kích thƣớc quả và tỉ lệ thịt quả của 20 cây trội Trám đen
tại xã Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang........................................ 49
3.4.1. Tính biến động và tính n định tương đối về năng suất quả của các
cây trội qua 3 vụ quả trong 3 năm. ............................................................... 49
3.4.2. Tính biến động và tính n định về khối lượng quả, kích thư c quả và
tỉ lệ thịt quả của 20 cây trội qua 3 vụ quả trong 3 năm ............................... 51
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 59
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT
STT


Ký hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

OTC

Ô tiêu chuẩn

2

NSQ

Năng suất quả

3

N/ha

Mật độ cây/hecta

4

D 1 .3

Đƣờng kính ngang ngực (cm)

5


Hvn

Chiều cao vút ngọn (m)

6

Hdc

Chiều cao dƣới cành (m)

7

Dt

Đƣờng kính tán (m)

8

TB

Trung bình

9

Sd

Sai tiêu chuẩn mẫu

10


V%

Hệ số biến động

11

Rx

Phạm vi biến động

12

Xmax

Giá trị lớn nhất

13

Xmin

Giá trị nhỏ nhất

14

%

Tỷ lệ phần trăm

15


r

Hệ số tƣơng quan

16

CTDT

Cây trội dự tuyển

17

Ne

Số lƣợng alen hiệu quả trên một locus

18

Na

Số lƣợng alen quan sát trung bình

19

Ne

Số lƣợng alen hiệu quả trên một locus

20


PPB

Phần trăm số phân đoạn đa hình

21

I

Chỉ số đa dạng di truyền theo Shannon

22

He

Hệ số gen dị hợp tử mong đợi

23

Ho

Hệ số gen di hợp tử quan sát

24

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
No table of figures entries found.Bảng 3.1. Địa điểm thu thập số liệu năng suất quả và
sinh trƣởng theo cấp tuổi của quần thể Trám đen tại xã Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa,
tỉnh Bắc Giang............................................................................................................... 22
Bảng 3.2. Năng suất quả và sinh trƣởng theo cấp tuổi của quần thể Trám đen tại xã
Hoàng Vân..................................................................................................................... 24
Bảng 3.3. Trị số tối thiểu về năng suất quả và sinh trƣởng theo cấp tuổi để chọn cây
trội dự tuyển................................................................................................................... 27
Bảng 3.4. Năng suất quả và sinh trƣởng của 40 cây trội dự tuyển Trám đen ...... 28
Bảng 3.5. Năng suất quả và sinh trƣởng của 20 cây trội Trám đen tại xã Hồng Vân,
huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang.................................................................................. 35
Bảng 3.6. Nguồn gốc và ký hiệu 20 cây trội Trám đen Hoàng Vân dùng trong nghiên
cứu đa dạng di truyền .................................................................................................... 37
Bảng 3.7. Một số thông số di truyền của 25 chỉ thị SSR ............................................. 38
Bảng 3.8. Hàm lƣợng trung bình 21 chất trong thịt quả của 20 cây trội Trám đen qua
2 vụ quả trong 2 năm..................................................................................................... 43
Bảng 3.8 (tiếp theo). Hàm lƣợng trung bình 21 chất trong thịt quả của 20 cây trội
Trám đen qua 2 vụ quả trong 2 năm............................................................................. 44
Bảng 3.9. Hệ số biến động trung bình và mức biến động của 21 chất trong thịt quả
của các cây trội .............................................................................................................. 46
Bảng 3.10. Tƣơng quan hàm lƣợng 21 chất trong thịt quả của 20 cây trội qua 2 vụ
quả trong 2 năm ............................................................................................................. 48
Bảng 3.11. Các đặc trƣng thống kê về tính biến động của năng suất quả của các cây
trội qua 3 vụ quả trong 3 năm ...................................................................................... 50
Bảng 3.12. Tƣơng quan về năng suất quả của các cây trội qua 3 vụ quả trong 3 năm51
Bảng 3.13. Các đặc trƣng thống kê về tính biến động của khối lƣợng quả, kích thƣớc
quả, tỉ lệ thịt quả của các cây trội qua 3 vụ quả trong 3 năm ...................................... 52
Bảng 3. 14. Tƣơng quan về khối lƣợng quả, kích thƣớc quả và tỉ lệ thịt quả của các
cây trội qua 3 vụ quả trong 3 năm ................................................................................ 54



viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, CÁC BIỂU
Hình 3.1. Biểu đồ năng suất quả theo các cấp tuổi của cây Trám đen tại xã Hồng
Vân, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang......................................................................... 25
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trƣởng đƣờng kính D1.3 theo các cấp tuổi của cây Trám đen tại
xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang........................................................ 25
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trƣởng chiều cao Hvn theo các cấp tuổi của cây Trám đen tại
xã Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang........................................................ 26
Hình 3.4. Biểu đồ sinh trƣởng đƣờng kính tán lá theo các cấp tuổi của cây Trám đen
tại xã Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang ................................................... 27
Hình 3.5. Biểu đồ độ vƣợt năng suất quả trung bình của các cây trội dự tuyển so với
cấp tuổi cây Trám đen tại xã Hồng Vân, Hiệp Hịa, Bắc Giang................................ 31
Hình 3.6. Biểu đồ độ vƣợt về năng suất quả so với cấp tuổi của 20 cây trội Trám đen
tại xã Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang ................................................... 36
Hình 3.7. Biểu đồ hình cây theo phƣơng pháp của Dice và kiểu phân nhóm UPGMA
với giá trị bootrap lặp lại 1000 lần thể hiện mối quan hệ di truyền của 20 cây trội
Trám đen Hồng Vân phân tích với chỉ thị SSR.......................................................... 40
Hình 3.8. Biểu đồ đa chiều thể hiện mối quan hệ di truyền của 20 cây trội Trám đen41


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Trám đen (Canarrium nigrum Swingle) phân bố khá rộng ở các
tỉnh phía Bắc và phía Nam của nƣớc ta. Cây Trám đen có từ lâu đời tại xã
Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang. Quả Trám đen đƣợc trồng tại
xã Hoàng Vân là nguồn thực phẩm sạch, bổ dƣỡng, là món ăn ngon có tiếng ở
Việt Nam từ xƣa. Hạt trám đƣợc ngƣời Anh, ngƣời Pháp sử dụng để chiết
xuất dầu dùng trong công nghiệp, dầu thực phẩm, m phẩm, họ ví dầu Trám
giống nhƣ dầu cây ơliu (Hồng Thanh Lộc, 2012) [5]. Hiện nay, tại xã Hồng

Vân diện tích trồng Trám khoảng 40 ha, với 1.253 cây Trám đen cho thu
hoạch quả. Trong đó, có 118 cây Trám cổ thụ trên 100 năm tuổi và 216 cây từ
70 -100 năm tuổi. Cây sai quả đạt tới 160 kg/năm, cây ít quả 20-25kg/năm.
Hàng năm, xã Hồng Vân cung cấp ra thị trƣờng từ 50-60 tấn quả trám tƣơi.
Giá quả Trám đen năm 2016 là 80.000 đồng/kg, tƣơng đƣơng với mỗi vụ quả
ngƣời dân địa phƣơng thu đƣợc 4 – 4,5 tỷ đồng (Hoàng Thanh Lộc, 2016).
Kết quả điều tra, khảo sát của Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản
tháng 10 năm 2016 cho thấy, cây Trám đen hầu hết đƣợc ngƣời dân trồng tự phát.
Cây giống đem trồng chủ yếu là cây hạt, có một số trồng cây ghép, nhƣng cây
ghép khơng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Dẫn đến năng suất quả, đặc biệt chất
lƣợng quả rất khác nhau. Trên địa bàn, có một số cây Trám đen ở giai đoạn 40-60
năm tuổi, năng suất quả cao, chất lƣợng quả ngon đƣợc bán với giá cao, đem lại
giá trị kinh tế hơn hẳn những cây khác. Hơn nữa, số lƣợng cây Trám đen cổ thụ,
có năng suất và chất lƣợng quả ngon đang dần bị sâu bệnh, cây già cỗi.
Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tuyển chọn đánh giá cây trội Trám
đen (Canarrium nigrum Swingle) tại xã Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa, tỉnh
Bắc Giang” đƣợc thực hiện nhằm chọn lọc đƣợc cây trội có năng suất quả
cao, chất lƣợng cảm quan của quả tốt làm nguồn vật liệu cho công tác bảo tồn
và phát triển nguồn gen cây Trám đen tại xã Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa,
tỉnh Bắc Giang. Đồng thời tạo cơ sở khoa học ban đầu cho công tác cải thiện
giống cây Trám đen tại xã Hoàng Vân theo hƣớng nâng cao hàm lƣợng các
chất dinh dƣỡng trong thịt quả ở các giai đoạn sau.


2
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu cây Trám đen trên thế giới
1.1.1. Phân loại và phân bố
Canarium là chi thực vật gồm 75 loài thuộc họ Burseraceae. Họ

Burseraceae có phân bố tự nhiên ở các nƣớc nhiệt đới và á nhiệt đới từ Châu
Phi, Nam Á, Đơng Nam Á đến Australia. Các lồi trong chi Canarium phân
bố từ phía nam Nigeria đến phía đơng Madagasca, Maritus, Ấn Độ, nam
Trung Quốc, các nƣớc Đông Dƣơng, Indonesia và Philippine. Chi này gồm
các loài thực vật thân gỗ, có thể cao tới 30- 40m, lá kép lơng chim mọc cách
(Nguyễn Tiến Bân, 2003) [12].
1.1.2. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng
Các tác giả Trung Quốc ở Hội thực vật chí (1976) giới thiệu Trám đen
cho trồng rừng. Theo các tác giả Trám đen cao 15- 25 m, đƣờng kính 20- 120
cm, có phân bố chủ yếu ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, một phần ở tỉnh
Phúc Kiến và Đài Loan. Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã có những
nghiên cứu về phân bố, hình thái, đặc tính sinh học, giá trị sử dụng, k thuật
trồng rừng và phòng trừ sâu bệnh.
1.1.3. Nghiên cứu về phân tử các loài Trám
Nghiên cứu di truyền quần thể các lồi Trám phục vụ cho cơng tác bảo
tồn, phát triển và khai thác cũng đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ở Trung Quốc,
Malaysia và Nhật Bản quan tâm (Zhang et al., 2009; Shamsudin, 2008; Li,
1997) [32]. Zhang và cộng sự (2009) sử dụng chỉ thị SSR để phân tích cấu
trúc di truyền cho loài Canarium album và loài Canarium pimela. Kết quả
phân tích đã chỉ ra mức độ đa dạng di truyền bị suy giảm cao liên quan đến
khả năng tăng hệ số đồng hợp tử trong các quần thể nhỏ và hẹp đồng thời
cũng nói lên sự di nhập gen đáng kể giữa các vùng sinh thái. Từ các kết quả
nhận đƣợc đã giúp các nhà tạo giống đƣa ra một số biện pháp hiệu quả để


3
phục hồi nguồn gen cho hai loài trám này (Zhang et al., 2009) [32]. Cũng theo
hƣớng này, Shamsudin (2008) [29] đã sử dụng chỉ thị RAPD có sự hỗ trợ của
enzyme giới hạn để nghiên cứu cấu trúc di truyền quần thể loài Canarium
odontophyllum thu đƣợc từ 2 vùng Sarikei và Sibu thuộc Malaysia. Kết quả phân

nhóm cho thấy có sự giao thoa di truyền giữa hai quần thể (Shamsudin, 2008) [29].
So với các lồi cây thực phẩm khác, thì nghiên cứu giải mã một số
vùng gen bảo thủ cho mục đích phân loại, nhận dạng một số quần thể Trám
đen cũng đã đƣợc quan tâm ở Trung Quốc và Sri-Lanka (chƣa có trình tự
nucleotide nào cơng bố cho lồi Trám đen của Việt Nam). Theo công bố của
ngân hàng Genbank (2016) hiện đang lƣu giữ 532 trình tự nucleotide cho các
loài thuộc chi Canarium tập trung vào vùng gen chính là gen nhân (ITS) (9
trình tự), gen lục lạp (cpDNA) và gen chức năng (NIA). Trong đó vùng gen
lục lạp tập trung chủ yếu là vùng rbcL (93 trình tự), matK (25 trình tự), trnLtrnF (32 trình tự), psbA-trnH (15 trình tự), rpoC1 (1 trình tự),…
1.1.4. Thu hái, sơ chế và bảo quản
a. Kỹ thuật thu hái
Trên thế giới hiện nay thu hái quả trám chủ yếu theo phƣơng pháp thủ
cơng, các nƣớc hiện đại có sử dụng máy. Có một số loại máy điều khiển bộ
phận thu quả lên tới các độ cao khác nhau của tán cây để cắt các cành có quả.
Quả khi rơi xuống đất và có thể đƣợc thu thập bằng tay hoặc bằng máy
(Roberto E. Coronel, 2011) [27].
b. Chế biến và sản phẩm của quả trám
Trám đƣợc trồng nhiều nơi trên thế giới, nhƣng đƣợc trồng tập trung
nhiều nhất ở Trung Quốc, Philipine. Từ năm 1980- 1996, tại một số huyện
của tỉnh Phúc Kiến sản lƣợng quả trám tăng từ 4,5 -12,5 lần. Tới khoảng năm
1998, riêng tại Phúc Kiến đã có tới 150 xƣởng chế biến lớn nhỏ với hơn hai
mƣơi loại sản phẩm khác nhau.
Một trong những sản phẩm quan trọng từ quả trám là nhân hạt. Hƣơng vị


4
của nhân trám khi rang thơm, hấp dẫn và giòn gần giống hạnh nhân. Nhân trám
cũng đƣợc sử dụng trong quá trình chế biến socola, kem và bánh nƣớng. Về mặt
dinh dƣỡng, nhân hạt chứa 71,1% chất béo, 11,4% protein và 8,4%
carbohydrate, giàu canxi, phốt pho và kali. Lipid trong nhân quả trám có thể so

sánh chất lƣợng với dầu ô liu, chứa tới 59% glycerides oleic và 32-59%
glycerides palmitic (Orwa et al.2009) [26]. Nhân quả trám là một thành phần
chính trong một món ăn Trung Quốc là bánh trung thu”. Tuy nhiên, nhân hạt
của một số giống trám có thể bị đắng, xơ hoặc có mùi nhựa thơng.
Từ sau năm 1980, chế biến trám cũng nhƣ thị trƣờng tiêu thụ trám đƣợc
mở rộng rất nhanh nhƣng vẫn không đủ phục vụ nhu cầu của thị thƣờng
Trung Quốc và phục vụ xuất khẩu, giá cả tăng dần, đặc biệt là các sản phẩm
mứt trám.
Vài năm gần đây các loại mứt trám truyền thống đã cải thiện đƣợc các
chỉ tiêu cảm quan nhƣ hƣơng vị, màu sắc. Sản phẩm có tên gọi là Trám dẹt”
đang đƣợc sản xuất nhiều với các loại mẫu mã khác nhau và đang đƣợc thị
trƣờng rất ƣa chuộng.
Ngoài mứt trám là mặt hàng truyền thống, các nghiên cứu và sản xuất
thử đã và đang bắt đầu đƣa ra thị trƣờng các sản phẩm khác nhƣ các loại kem
trám, tƣơng trám, rƣợu trám, nƣớc giải khát phức hợp có Trám.
1.2. Các nghiên cứu về cây Trám đen ở Việt Nam
1.2.1. Phân loại và phân bố
Cây Trám đen có tên khoa học là Canarrium nigrum Swingle thuộc chi
Canarium, họ Burseraceae, bộ Sapindale; chi Trám ở nƣớc ta gồm có 8 lồi,
trong đó 2 lồi đƣợc trồng ăn quả là Trám trắng và Trám đen, lồi có thể ăn
quả song ít giá trị hơn là Trám 3 cạnh hay Trám hồng (C. bengalensis)
(Nguyễn Tiến Bân và cs.2003) [12].
Trám đen có phân bố khá rộng ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam Việt
Nam. Các tỉnh phía Bắc có nhiều Trám đen mọc nhất là: Bắc Giang, Phú Thọ,


5
Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An,
Quảng Bình. Các tỉnh phía Nam có Trám đen mọc là Quảng Nam, Đăk Lăk và
Khánh Hòa (Dự án Hỗ trợ Chuyên nghành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam- Pha

II. Hà Nội, 6.2007). Trám đen phân bố ở độ cao 500m trở xuống.
1.2.2. Cây Trám đen Hoàng Vân
Cây Trám đen đƣợc trồng từ lâu đời tại xã Hoàng Vân, huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang. Xã nằm dọc theo tả ngạn sông Cầu, đất đai chủ yếu
thuộc loại đất phù sa cổ, không đƣợc bồi đắp hàng năm. Đất có tầng canh tác
dày, có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng. Hiện nay, toàn xã Hoàng
Vân có khoảng 1.200 cây Trám đen cho thu hoạch quả, tƣơng đƣơng với diện
tích 40 ha, trong đó có khoảng hơn 100 cây Trám cổ thụ trên 100 năm tuổi và
hơn 200 cây từ 70 -100 năm tuổi. Cây sai quả đạt tới 160 kg/năm, cây ít quả
20-20kg/năm. Quả Trám đen tại Hồng Vân ăn ngon có tiếng ở Việt Nam từ
bao đời nay. Đƣợc dùng nhƣ một nguồn thực phẩm bổ dƣỡng. Hàng năm,
Hoàng Vân cung cấp ra thị trƣờng khoảng 50- 60 tấn quả trám tƣơi
(http://thong tinkhcn.com.vn/tin-tuc/detail). Giá quả Trám đen năm 2015 là
80.000đ/kg; với giá đó, ngƣời dân tại địa phƣơng thu đƣợc 4 tỷ đồng/vụ/năm.
Do đó, cây Trám đen là lồi cây có tiềm năng trở thành một loài cây trồng
giúp ngƣời dân giảm nghèo.
1.2.3. Đặc điểm hình thái
Trám đen là cây gỗ lớn, cao 25 -30m, đƣờng kính tới 90 cm; thân thẳng,
phân cành cao. Vỏ màu nâu nhạt khi đẽo ra có nhựa mủ màu đen; tồn thân có
mùi thơm hắc; gỗ nhẹ, mềm, màu xám trắng. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, khơng
có lá kèm. Lá chét hình thn dài, dài 6- 12 cm, rộng 3- 6 cm, phiến lá cứng,
giòn, mặt trên bóng, mặt dƣới hơi sẫm, đầu và đi lá lệch, gân bên 8-10 đôi.
Cuống là chét dài 0,5 cm. Hình dáng lá của cây con thay đổi nhiều, từ lá xẻ
thùy đến lá đơn, cuối cùng mới sinh lá kép nhƣ cây trƣởng thành. Hoa tự
chùm hình viên chùy, thƣờng dài hơn lá, hoàn toàn nhẵn. Hoa màu trắng nhạt,


6
cuống lá bắc dạng vảy, cuống hoa dài 1,5- 2 cm. Quả hạch hình trứng hẹp, dài
3,5- 4,5 cm, rộng 2- 2,5 cm, khi chín quả Trám đen có màu đen sẫm vì thế

gọi là Trám đen. Hạt hóa gỗ rất cứng, có 3 ơ, mỗi ơ có 1 nhân màu trắng.
1.2.4. Đặc điểm sinh thái
Trám đen là cây ƣa sáng mọc nhanh, ƣa đất sét pha, tầng đất dày, độ ẩm
trung bình, mọc nhiều ở những nơi có độ dốc thấp, cá biệt có thể sống trên cả
đất sỏi. Khả năng tái sinh hạt mạnh dƣới tán rừng có độ tàn che 0,3- 0,4.
Trám đen thƣờng mọc rải rác trong rừng, hỗn giao với các loài Lim
xanh, Xoan đào, Lim xẹt; nhƣng cũng có khi mọc thành loại hình Trám chiếm
ƣu thế rõ. Cây Trám đen có thể trồng theo phƣơng thức nông lâm kết hợp,
trong 2- 3 năm đầu, xen cây nông nghiệp nhƣ lạc, đỗ, sắn.
1.2.5. Công dụng và giá trị kinh tế
Gỗ Trám đen dùng xẻ ván, làm nhà, đóng dụng cụ thơng thƣờng. Nhựa
cây trám đen thơm ngát, dễ cháy, dùng để chế biến sơn, vecni, xà phòng, dầu
thơm và làm hƣơng. Quả cây trám đen ăn ngon, dùng để kho cá, kho thịt, đồ
xôi, có thể muối để ăn dần, làm ơ mai khơ để giải độc, chống ho, tiêu chảy.
Ngồi ra cịn dùng quả Trám đen để chữa mắt có mộng. Hạt ép dầu và làm
nhân bánh.
Quả trám là một loại quả dùng làm thực phẩm có tác dụng bổ dƣỡng
đối với sức khỏe con ngƣời và có tác dụng chữa bệnh tốt, khơng độc. Thành
phần hóa học của thịt quả trám chứa protid, chất béo, đƣờng, hydrat carbon,
beta-caroten, xit oleanoic, khoáng chất: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn...và một số
vitamin, đáng chú ý là vitamin C.
Cây Trám đen trồng từ hạt trên đất tốt sau 7- 8 năm sẽ cho thu hoạch
quả, cây thành thục 25 -35 năm tuổi có thể đạt 100- 200 kg quả/cây; cây có
thể cho thu hoạch quả trong thời gian khoảng 40- 50 năm.


7
1.2.6. Chọn giống lấy quả, nhân giống, kỹ thuật lâm sinh, sâu bệnh và khai
thác nhựa
a. Chọn giống trám theo hư ng lấy quả

Nghiên cứu về chọn giống Trám trắng lấy quả đã đƣợc Hoàng Thanh
Lộc (2001- 2005) [6] tiến hành tại 2 tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, đã chọn
đƣợc 30 cây trội sai quả trong đó có một số cây 30 năm tuổi nhiều quả nhất
đạt 250 kg quả/năm. Các cây ghép của các cây trội này đã đƣợc trồng thành
vƣờn tập hợp giống tại khu vƣờn ƣơm của Công ty cổ phần giống lâm nghiệp
vùng Bắc Bộ; sau 3 năm trồng đã cho quả bói, đến năm thứ tƣ bắt đầu cho thu
hoạch quả.
Nghiên cứu về chọn giống Trám đen lấy quả tại tỉnh Hịa Bình, Hồng
Thanh Lộc (2009 -2011) [7], đã chọn đƣợc 20 cây trội Trám đen tại hai huyện
Kim Bôi và Cao Phong, đã phân tích thành phần và hàm lƣợng của 12 chất
dinh dƣỡng có trong thịt quả Trám đen, đã xác định tính ổn định về năng suất
quả và hàm lƣợng một số chất dinh dƣỡng trong quả Trám đen qua ba năm
theo dõi, phân tích; đã xây dựng đƣợc 2 ha vƣờn tập hợp giống kết hợp với
khảo nghiệm giống bằng cây ghép tại tại xã Bình Thanh, huyện Cao Phong,
tỉnh Hịa Bình.
b. Nhân giống Trám đen bằng phương pháp ghép cành
Ghép Trám đen rất khó vì nhựa Trám đen nhanh khơ, lớp tƣợng tầng
mỏng. Hiện tại, ở các đơn vị sản xuất cây giống, tỉ lệ sống ghép Trám đen chỉ
đạt khoảng 15 -20%. Kết quả khảo sát ngày 18/4/2016 của Viện cải và Phát
triển lâm sản tại vƣờn ƣơm của Cơng ty Đầu tƣ và phát triển Hồng Kim ở xã
Hồng An, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang cho thấy Cơng ty này chun sản
xuất cây ghép các lồi cây ăn quả: vải thiều, cam, quýt, táo, nhãn, bƣởi, mít; tỉ
lệ sống cây ghép của tại vƣờn của các loài trên đạt 60- 85%; riêng với Trám
đen, ghép cây chỉ đạt tỉ lệ sống 20%; cụ thể đợt ghép ngày 25/2/2016 (tức
ngày 15 tháng giêng năm 2016 âm lịch) đến ngày 18/4/2016, tức sau gần 2


8
tháng tỉ lệ cây ghép sống chỉ đạt gần 19%. Với cây lấy quả, đặc biệt là cây
thân gỗ cao to nhƣ cây trám, cần nghiên cứu k thuật ghép một cách có hệ

thống để tìm ra các biện pháp k thuật nâng cao tỉ lệ sống của cây ghép là rất
cần thiết.
c. Kỹ thuật lâm sinh, sâu bệnh và khai thác nhựa
Trần Đức Mạnh (2007) [8] đã nghiên cứu k thuật trồng rừng Trám đen
phục vụ mục tiêu lấy gỗ lấy quả, nhƣng mới chỉ nghiên cứu chọn cây mẹ, k
thuật ghép cây và phƣơng thức trồng mà chƣa nghiên cứu chọn giống một
cách đầy đủ và khảo nghiệm giống theo các quy định cần thiết, việc trồng
rừng theo phƣơng thức hỗn giao để lấy gỗ nên vẫn không mang lại kết quả
mong muốn về chọn giống lấy quả.
Nguyễn Huy Sơn (2014) [10] đã xác định chọn đất, nơi trồng và thời vụ
trồng Trám đen: Trám đen có thể trồng đƣợc ở những nơi có độ cao trung
bình dƣới 800m so với mực nƣớc biển, thích hợp nhất là dƣới 400m. Có thể
trồng đƣợc trên nhiều loại đất khác khau, nhƣng tầng đất dày (độ sâu tầng đất
> 80cm, giàu mùn, ẩm thƣờng xun, thốt nƣớc. Thích hợp nhất là loại đất
sét hoặc sét pha, đất dốc tụ hoặc đất bồi tụ, đất phù sa ven sông; không nên
trồng trên đỉnh đồi, độ dốc không quá 30 độ. Thời vụ trồng Trám đen ở các
tỉnh vùng núi phía Bắc thích hợp nhất là vụ xuân- hè (từ tháng 2 - 4), hoặc vụ
hè thu (từ tháng 6 - 8), các tỉnh miền Trung thƣờng trồng vào vụ thu thu đông (từ tháng 8 -12), khi đất đủ ẩm và có mƣa thƣờng xuyên, chọn những
ngày râm mát hoặc mƣa nhỏ để trồng.
Trám đen sau khi trồng 5- 6 năm bắt đầu ra hoa, cây ra hoa vào tháng
4- 5, thu hái quả tháng 9 - 11. Số lƣợng quả Trám đen trong 1kg là 90- 150
quả, số lƣợng hạt là 270-350 hạt/kg, tỉ lệ nảy mầm của hạt giống sau khi thu
hái quả đạt 60- 70%. (Công ty giống và phuc vụ trồng rừng 1995) [1].
Nghiên cứu phòng trừ sâu đục ngọn Trám đã phát hiện đƣợc sâu Vòi
voi đục búp trám thuộc họ Curculionidate thuộc bộ Coleoptera và đã đƣa ra
hình thái, tập tính sinh học và phịng trừ nhƣ dùng bẫy đèn lúc 6- 7 giờ tối,


9
dùng vợt và giỏ tre đi rung từng cây hứng sâu trƣởng thành và bắt giết, dùng

thuốc bột thấm nƣớc 666 loại 6% nồng độ từ 1/200- 1/250 phun vào búp hoặc
dùng thuốc sữa DDT 5% nồng độ 1/150 phun ƣớt búp ngọn trám (Đặng Văn
A, 1968) [4].
Nghiên cứu về khai thác và chế biến nhựa trám đã đƣa ra phƣơng pháp
khai thác dƣỡng sinh với nguyên tắc thƣợng hành tức là cắt dần từ dƣới lên để
đón dịng nhựa luyện từ trên xuống, sản lƣợng nhựa thu đƣợc phụ thuộc vào
sự sinh trƣởng và phát triển của từng cây (Bùi Minh Thanh, 1965) [5].
1.2.7. Thu hái, sơ chế, bảo quản quả trám
a. Thời điểm thu hái
Ở nƣớc ta, quả Trám đen chín vào cuối tháng 8 đến hết tháng 10. Tuy
nhiên, theo yêu cầu k thuật đối với từng loại sản phẩm chế biến mà ngƣời ta
chọn thời điểm thu hái thích hợp. Trong thời vụ thu hoạch của quả trám ngƣời
ta chia ra làm 3 thời điểm thu hái chính:
- Thu hái s m: Thời điểm thu hái đƣợc diễn ra vào tháng cuối tháng 8
hàng năm. Lúc này vỏ quả có màu tím nhạt, hạt vẫn có màu trắng hơi nâu
chƣa chuyển sang mầu nâu. Trám thu hoạch vào thời điểm này thích hợp cho
q trình chế biến mứt. Với thời điểm thu hoạch này sẽ có lợi cho dƣỡng cây
và đảm bảo năng suất cho mùa quả năm sau..
- Thu hái giữa mùa: Thời điểm thu hái vào tháng 9 hàng năm. Thời
điểm này quả đã phát triển tƣơng đối hồn chỉnh về kích thƣớc cũng nhƣ
thành phần hoá học. Quả đƣợc thu hái vào thời điểm này thích hợp cho mục
đích bảo quản tƣơi.
- Thu hái muộn: Thời điểm thu hái vào tháng 10 hàng năm. Lúc này
quả đã già, thành phần các chất trong quả đã đạt tới mức cao nhất, nên hƣơng
vị và màu sắc của trám rất đặc trƣng. Vì vậy độ già này rất thích hợp cho mục
đích chế biến kem, mứt nhuyễn, rƣợu và các loại nƣớc giải khát từ trám.


10
b. Kỹ thuật thu hái

Trám là cây gỗ lớn, chiều cao cây đạt tới 25 -30m, đƣờng kính 80- 90
cm; thân thẳng, phân cành cao, tán cây rộng. Vì vậy, việc thu hoạch quả trám
gặp nhiều khó khăn; hơn nữa do quả trám có kích thƣớc nhỏ nằm ẩn trong các
bụi lá, đứng ở dƣới đất không thể quan sát thấy hết dẫn đến thu hoạch không
đƣợc triệt để. Ở nƣớc ta hiện nay bà con nông dân đang tiến hành thu hoạch
theo hai cách:
- Cách thủ công: Cách này thƣờng đƣợc bà con nông dân dùng sào tre
để đập. Với phƣơng pháp thu hoạch này tuy có giảm cơng thu hái nhƣng làm
cho quả sau thu hoạch hay bị dập nát, giảm rất nhiều giá trị cảm quan cũng
nhƣ giá trị dinh dƣỡng, hơn nữa việc dùng sào đập trong lúc thu hái ảnh
hƣởng lớn đến sự phát triển của cây sau này cũng nhƣ năng suất quả của các
năm sau. Ngồi ra, cũng có thể thu hái bằng cách dùng thang, sào, móc đeo
giỏ để thu hái; phƣơng pháp này tuy có giảm đƣợc mức độ hƣ hỏng quả và
cây nhƣng rất tốn cơng, từ đó dẫn đến giá thành quả cao.
- Cách sử dụng hoá chất:
+ Thứ nhất là đục lỗ nhỏ rồi cho muối vào thân cây trám để quả rụng
đồng loạt.
+ Thứ hai là sử dụng Ethryl 40% đƣợc pha loãng ra 300 lần (chế phẩm
thƣơng phẩm bán ngoài thị trƣờng là thuốc giấm các loại quả thông thƣờng
nhƣ chuối, hồng....) phun lên tán lá cây. Phƣơng pháp thu hái này dựa trên
nguyên tắc của sự hấp thu Ethryl của lá qua khí khổng và giải phóng ra
Ethylene, một chất điều hồ sinh trƣởng nội sinh có tác dụng đẩy nhanh q
trình lão hố và kích thích hình thành tầng rời gây rụng lá, rụng quả. Sau bốn
ngày phun tỷ lệ rụng quả đạt 99 -100%. Sử dụng Ethyl là phƣơng pháp mới,
có hiệu quả cao và có lợi về nhiều mặt do ngồi tác dụng thu hoạch (gây rụng
quả) nó cịn có tác dụng phụ là kích thích cây sớm ra quả và tăng mạnh số
lƣợng chùm hoa năm sau.


11

Nhƣ vậy, với phƣơng pháp thủ công nhƣ cắt cành, dùng gậy đập;
khơng những gặp khó khăn trong q trình thu hái do cây trám cao to, cành
cây giòn dễ gãy mà phƣơng pháp này còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng quả sau
thu hái, quả bị tổn thƣơng do va đập, tuổi thọ của cây và khả năng ra hoa,
năng suất quả trám của các vụ tiếp theo. Với phƣơng pháp hiện đại hơn có sử
dụng hợp chất chứa Ethyl, phƣơng pháp này cho hiệu quả thu hái tốt hơn; tuy
nhiên, việc sử dụng hóa chất trên ở nồng độ thích hợp thì vẫn chƣa có nghiên
cứu thực tế đối với từng lồi cây cụ thể để có thể đƣa ra khuyến cáo.
c. Sơ chế, bảo quản và chế biến quả trám
- Về sơ chế và bảo quản quả trám: Hiện tại, ở nƣớc ta công nghệ sơ chế
và bảo quản quả trám chƣa đƣợc nghiên cứu; việc sơ chế và bảo quản quả
trám sau thu hoạch chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống là xử lý nƣớc
ấm, loại bỏ vỏ bằng cách chà xát thủ công và bảo quản bằng cách ngâm ủ
muối, ngâm mắm hoặc sấy khô.
- Về chế biến quả trám: Trong một số năm gần đây do thiết bị và
công nghệ chế biến thực phẩm phát triển mạnh đã giúp cho ngành chế biến
trong nƣớc đƣợc nâng cao sản phẩm nói chung và các sản phẩm về trám
nói riêng. Cơng ty TNHH Bắc Ninh đang sản xuất với khối lƣợng lớn sản
phẩm về quả trám; mặt hàng chính của cơng ty là trám dầm nƣớc mắm
đóng trong lọ thủy tinh và đƣợc suất khẩu sang các nƣớc châu Âu. Một số
xƣởng chế biến của tỉnh Lạng Sơn mỗi năm cũng tiêu thụ 30-40 tấn quả
vào việc chế biến mứt trám, tuy nhiên chất lƣợng sản phẩm, đặc biệt là các
chỉ tiêu an toàn thực phẩm chƣa cao nên các sản phẩm này chỉ đƣợc xuất
sang thị trƣờng Trung Quốc.
Nhƣ vậy, ở nƣớc ta hiện nay chƣa có nghiên cứu về cơng nghệ sơ chế
và bảo quản quả trám nói chung và Trám đen nói riêng. Quả trám sau khi thu
hoạch hiện nay chỉ đƣợc sơ chế, bảo quản theo kinh nghiệm truyền thống nên
thời gian bảo quản quả trám thƣờng ngắn, chất lƣợng giảm nhanh chóng trong



12
q trình bảo quản.
Đánh giá chung
Qua các cơng trình nghiên cứu, các thông tin trên thế giới và ở Việt
Nam cho thấy cây Trám đen là lồi có giá trị kinh tế cao nên đã đƣợc quan
tâm nghiên cứu và triển khai trong nhiều chƣơng trình và dự án trồng rừng
khác nhau, các cơng trình nghiên cứu từ việc mơ tả đặc điểm hình thái, phân
bố, sinh thái, giá trị sử dụng, k thuật nhân giống, k thuật gây trồng, thu hái,
sơ chế, bảo quản quả. Các thông tin này là cơ sở quan trọng cho công tác gây
trồng và phát triển cây Trám đen ở nƣớc ta.
Trong khi đó, quần thể Trám đen tại xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa,
tỉnh Bắc Giang cho năng suất, chất lƣợng quả cao. Đây là quần thể có thể phát
triển theo hƣớng sản xuất quả thành hàng hóa với quy mơ lớn. Điều cần thiết
là xây dựng các mơ hình trồng bảo tồn Trám đen tập trung theo hƣớng nâng
cao năng suất và chất lƣợng quả từ các cây trội có năng suất quả cao, đánh giá
thông tin đa dạng di truyền từ các cây trội, thành phần và hàm lƣợng các chất
dinh dƣỡng có trong quả, tính ổn định và biến động về kích thƣớc quả, năng
suất quả của các cây trội.
Đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn đánh giá cây trội Trám đen
(Canarrium nigrum Swingle) tại xã Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc
Giang” nhằm bƣớc đầu tạo cơ sở cho việc bảo tồn nguồn gen quần thể thực
vật quý có giá trị kinh tế cao, phát triển nguồn gen cây Trám đen theo hƣớng
tập trung, nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội tại xã Hồng Vân, huyện
Hiệp Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang và một số tỉnh miền núi phía bắc.


13
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung
- Bảo tồn và phát triển nguồn giống cây Trám đen (Canarium nigrum
Swingle) có năng suất quả cao, chất lƣợng quả tốt tại xã Hoàng Vân huyện
Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
b. Mục tiêu cụ thể
- Chọn lọc đƣợc 20 cây trội Trám đen tại xã Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa,
tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá đƣợc tính đa dạng di truyền của 20 cây trội Trám đen tại xã
Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá đƣợc thành phần và hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng trong thịt
quả của 20 cây trội Trám đen tại xã Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc
Giang.
- Đánh giá đƣợc tính ổn định, biến động về năng suất quả, khối lƣợng
quả, kích thƣớc quả và tỉ lệ thịt quả của 20 cây trội Trám đen tại xã Hoàng
Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
2.2. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: xã Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc
Giang
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: 42 tháng (10/2016-05/2020)
2.2.3. Đối tượng nghiên cứu: Cây Trám đen (Canarium nigrum Swingle),
thuộc chi Trám (Canarium), họ Trám (Burseraceae), bộ Bồ Hòn
(Sapindale).


14
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu chọn lọc 2 cây trội Trám đen.
2.3.2. Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng di truyền 2 cây trội Trám đen.
2.3.3. Nghiên cứu thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thịt

quả của 20 cây trội Trám đen.
2.3.4. Nghiên cứu tính n định, biến động về n ng suất quả, khối lượng
quả, kích thư c quả và tỉ lệ thịt quả của 20 cây trội Trám đen.
2.4. Phƣơng phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
- Tiếp cận hệ thống
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, thơng tin, đánh giá tính ƣu việt của
nguồn gen, tình hình gây trồng, thu hái, sơ chế, bảo quản và khả năng tiêu thụ
sản phẩm từ quả trám. Đề tài đã đƣa ra giải pháp tổng thể có tính định hƣớng
phát triển và ứng dụng một cách hệ thống, đƣợc thể hiện ở chỗ: Trên cơ sở
xác định đƣợc năng suất, đặc điểm sinh trƣởng của cây Trám đen ở các cấp
tuổi tại quần thể Trám đen Hoàng Vân, tuyển chọn 40 cây trội dự tuyển, tuyển
chọn đƣợc 20 cây trội chính thức có năng suất quả lớn hơn 15% so với năng
suất quả trung bình theo cấp tuổi của quần thể. Từ đó, đánh giá tính đa dạng
di truyền 20 cây trội Trám đen; Đánh giá thành phần và hàm lƣợng các chất
dinh dƣỡng trong thịt quả của 20 cây trội Trám đen ; Đánh giá tính ổn định,
biến động về năng suất quả, khối lƣợng quả, kích thƣớc quả và tỉ lệ thịt quả
của các cây trội Trám đen.
Các hoạt động nghiên cứu của đề tài sẽ đƣợc thiết kế mang tính hệ
thống, bổ trợ cho nhau, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa tiến bộ k
thuật mới với kiến thức/kinh nghiệm truyền thống, kế thừa các nghiên cứu,
ứng dụng của các cơng trình đã cơng bố trong và ngồi nƣớc để các kết quả
thu đƣợc của đề tài đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, đảm bảo tính khoa học và
logic. Mặt khác, các phƣơng pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu cũng sẽ


15
đƣợc tài liệu hóa một cách khoa học và hệ thống để có thể chuyển giao phổ
biến nhân rộng đƣợc thuận lợi.
- Tiếp cận lơgic

Trong q trình điều tra, đánh giá, bố trí thí nghiệm đến thực hiện các
thí nghiệm phải xác định đƣợc mục tiêu, đầu ra cần đạt, các hoạt động cần
làm, đầu vào cần có và tạo cơ sở tốt cho giám sát đánh giá, thực hiện những
điều chỉnh phù hợp trong quá trình thực hiện.
- Tiếp cận trên cơ sở kế thừa
Tổng quan tài liệu trong và ngồi nƣớc để tìm hiểu về sản phẩm cơng
nghệ, mẫu thiết bị của nƣớc ngồi từ đó phân loại đánh giá để có định hƣớng
chính xác hƣớng nghiên cứu phù hợp.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu
2.4.2.1. Nghiên cứu chọn lọc các cây trội Trám đen
a. Sử dụng phƣơng pháp kế thừa tài liệu, phƣơng pháp PRA: Phỏng vấn
cán bộ khuyến nơng xã, các hộ gia đình có vƣờn Trám đen trên địa bàn.
b. Áp dụng phƣơng pháp điều tra trên các ơ tiêu chuẩn điển hình, tạm
thời để điều tra các đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của cây Trám đen theo
các cấp tuổi. Tổng số OTC dự kiến là 14 OTC tại xã Hống Vân. Diện tích
các OTC là: 2000m2 (40  50m). Cách lập OTC tuân theo định lý Pitago, dùng
thƣớc dây khép góc sao cho: AB2 + AC2 = BC2.
Tại các OTC, điều tra các chỉ tiêu:
- Điều tra các chỉ tiêu sinh thái chủ yếu: khí hậu, địa hình, đất đai.
- Điều tra các chỉ tiêu sinh trƣởng: D1.3, Hvn,Dt, sâu bệnh hại.
+ Đo D 1.3 : dùng thƣớc dây 3 m, đo chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m, độ
chính xác đến mm. Sau đó quy đổi ra D1.3.
+ Đo Dt: dùng thƣớc dây đo theo hƣớng ĐT – NB, sau đó lấy trị số
trung bình.


16
+ Đo Hvn, Hdc: dùng thƣớc đo cao Bumley, đo từ mặt đất đến đỉnh sinh
trƣởng ở ngọn sau đó đo Hdc.
- Điều tra năng suất quả, độ tuổi ra hoa, kết quả.

- Chọn cây trội dự tuyển (trƣớc thu hoạch quả khoảng 1,5 tháng).
+ Phỏng vấn các Trƣởng thôn để xác định đƣợc các hộ gia đình có cây
có năng suất quả cao. (Cây trội dự tuyển: là những cây có sản lƣợng cao trong
3 năm trƣớc và trong năm chọn tuyển cũng có năng suất quả vƣợt tối thiểu
trên 15% so với năng suất trung bình theo cấp tuổi của quần thể. Ngoài ra, về
chất lƣợng cảm quan của quả thuộc loại tốt, bùi, thơm, ngon, không chát,
không sƣợng, tổng số cây trội dự tuyển là 40 cây).
+ Đo đếm các chỉ tiêu cho từng cây trội dự tuyển: D 1.3, Hvn, Hdc, Dt,
đánh giá tình trạng sâu bệnh hại, đánh số hiệu vào thân cây trội dự tuyển.
+ Xác định năng suất quả của từng cây trội dự tuyển trong năm tuyển
chọn: Vào mùa thu hoạch quả, nhóm điều tra đến từng hộ gia đình có cây trội
dự tuyển, cùng chủ hộ xác định năng suất quả bằng cách cho quả từng cây vào
bao bì gai, cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hịa (100kg), độc chính xác 0,01 kg.
- Chọn cây trội chính thức
+ Lập bảng tổng hợp các chỉ tiêu của 40 cây trội dự tuyển; đánh giá,
lựa chọn 20 cây có năng suất quả cao theo tứ tự từ trên xuống; cây trội đƣợc
chọn có năng quả trung bình trong 4 năm lớn hơn 15% so với suất trung bình
cây cùng cấp tuổi của quần thể, sinh trƣởng từ mức trung bình trở lên, khơng
bị sâu bệnh hại.
+ Treo biển, chụp ảnh, lập hồ sơ cho từng cây trội.
2.4.2.2. Nghiên cứu tính đánh giá tính đa dạng di truyền 20 cây trội Trám
đen
Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của 20 cây trội Trám đen nhằm mục
đích xác định đƣợc sự khác biệt về di truyền giữa các cây trội để làm cơ sở
cho bố trí các dịng vơ tính đƣợc nhân từ các cây trội trong sản xuất.


×