Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Các giải pháp chống độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 182 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ LAN

CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG ĐỘC QUYỀN BẢN QUYỀN CHƢƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ LAN

CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG ĐỘC QUYỀN BẢN QUYỀN CHƢƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo Chí Học
Mã số:60320101

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Chí Trung

Hà Nội-2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các giải pháp chống độc quyền bản quyền
chương trình truyền hình trả tiền ở Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của cá
nhân tôi. Các số liệu, dẫn chứng trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung
thực. Nếu có điều gì gian dối tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Các giải pháp chống độc quyền bản quyền chương trình truyền
hình trả tiền ở Việt Nam” là kết quả sau quá trình học tập, nghiên cứu của cá
nhân tôi tại trường Đại học Khoa học xã hộ và nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội cũng như trong thực tiễn.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, đặc biệt là Tiến sĩ Bùi
Chí Trung người đã tận tình hướng dẫn tơi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ơng Đỗ Q Dỗn- ngun Thứ
trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, ông Huỳnh Nam- nguyên Tổng giám đốc
Đài phát thanh và Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh cùng tồn thể các
chun gia báo chí, luật sư, các đồng nghiệp trong và ngoài nước đã quan
tâm, tạo điều kiện tốt nhất để tơi có thể hồn thành luận văn của mình.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn cũng sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp từ các
thầy cơ và mọi người để luận văn của tơi có thể hồn chỉnh hơn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ Thông tin và Truyền thông

: Bộ TT&TT

Chương trình truyền hình

: CTTH

Đài truyền hình

: ĐTH

Giải bóng đá ngoại hạng Anh

: EPL

Giải bóng đá vơ địch quốc gia Việt Nam

: V-League

Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam

: VnpayTV

Liên đồn bóng đá Việt Nam

: VFF


Nhà báo

: NB

Truyền hình trả tiền

: THTT

Tiến sĩ

: TS

Phát thanh truyền hình

: PTTH

Phó giáo sư tiến sĩ

: PGS.TS


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ thuê bao của các loại hình truyền thơng năm 2009 ........... 33
Biểu đồ 1.2 Thị phần( thuê bao) của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình năm 2013 .. 35
Bảng 1.3: Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền Việt Nam .. 35
Bảng 1.4 Doanh thu truyền hình trả tiền ( Triệu USD ) .................................. 37
Sơ đồ 2.1: Giá mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam qua các
năm (Đơn vị triệu USD) .................................................................................... 51
Hình 2.2 Khán giả phản đối K+ độc quyền ..................................................... 53
Biểu đồ 2.3 Đường đi của bản quyền truyền hình ........................................... 64

Biểu đồ 2.4: Số tiền K+ thua lỗ qua các năm 2010-2014 ................................. 81


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 4
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9
5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................. 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .............................................................. 11
7. Bố cục luận văn......................................................................................................... 12
Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢN QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN BẢN
QUYỀN TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN. ................................. 13
1.1 Khái quát về bản quyền và bản quyền truyền hình ............................................ 13
1.1.1. Khái niệm về bản quyền và bản quyền truyền hình truyền hình .................. 13
1.1.2. Phân loại bản quyền truyền hình...................................................................... 17
1.1.3 Vi phạm bản quyền trong hoạt động truyền hình ........................................... 21
1.2. Độc quyền và độc quyền bản quyền truyền hình ............................................... 27
1.2.1 Hiện tƣợng độc quyền và độc quyền bản quyền .............................................. 27
1.2.2. Các dạng độc quyền ........................................................................................... 29
1.3 Khái quát chung về truyền hình trả tiền.............................................................. 32
1.3.1 Khái niệm chung về truyền hình trả tiền .......................................................... 32
1.3.2 Lĩnh vực truyền hình trả tiền trong hoạt động kinh tế truyền hình .............. 36
1.4 Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay ..................................................... 39
Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................................... 42
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN BẢN QUYỀN TRUYỀN HÌNH TẠI
VIỆT NAM ................................................................................................................... 44
2.1. Sơ lƣợc về các hệ thống truyền hình trả tiền thực hiện khảo sát AVG, K+,

VTC ............................................................................................................................... 44
2.1.1. Truyền hình An Viên (AVG)............................................................................. 44
2.1.2. Truyền hình số vệ tinh K+ ................................................................................ 44
2.1.3. Đài truyền hình kỹ thuật số VTC ..................................................................... 45
2.2. Những biểu hiện độc quyền bản quyền truyền hình trong hoạt động kinh tế
truyền hình tại Việt Nam ............................................................................................. 47
2.2.2 Độc quyền kênh truyền hình .............................................................................. 58


2.2.3 Độc quyền nguồn bán, độc quyền mua ............................................................. 63
2.3. Nguyên nhân của độc quyền bản quyền truyền hình tại Việt Nam.................. 67
2.3.1. Do sự chênh lệch về tiềm lực kinh tế ................................................................ 68
2.3.2. Thiếu quy định kiểm soát độc quyền trong báo chí, truyền hình .................. 70
2.3.3. Phụ thuộc vào đối tác bán bản quyền .............................................................. 72
2.3.4. Sự cạnh tranh không lành mạnh ...................................................................... 74
2.4. Tác động của độc quyền bản quyền truyền hình ............................................... 75
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................................... 82
Chƣơng 3: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG ĐỘC QUYỀN BẢN
QUYỀN TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM .............................................. 85
3.1.Giải pháp chống độc quyền nói chung trên thế giới ........................................... 85
3.2.Thuận lợi và khó khăn khi chống độc quyền bản quyền truyền hình Việt
Nam................................................................................................................................ 88
3.2.1. Thuận lợi ............................................................................................................. 88
3.2.2. Khó khăn ............................................................................................................. 89
3.3. Đề xuất giải pháp cho chống độc quyền bản quyền truyền hình ở Việt Nam . 92
3.3.1.Tăng cƣờng nhận thức về chống độc quyền bản quyền truyền hình ............. 92
3.3.2.Bổ sung, hồn thiện Luật cạnh tranh và chống độc quyền Luật cạnh
tranh .............................................................................................................................. 93
3.3.3.Quy định mức giá biên độ giá, Công khai giá .................................................. 94
3.3.4.Xây dựng cơ chế hợp tác chia sẻ nội dung ........................................................ 96

3.3.5. Xây dựng các cơ quan chuyên trách, hiệp hội về chống độc quyền bản
quyền truyền hình tại Việt Nam ................................................................................. 98
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................ 104
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 110
I.PHỤ LỤC NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Truyền hình Việt Nam với những bước phát triển mạnh mẽ đã thực sự có
nhiều đóng góp trong sự phát triển chung của xã hội, phục vụ nhu cầu thông
tin của đông đảo quần chúng. Bên cạnh truyền hình quảng bá thì truyền hình
trả tiền trở thành một món ăn tinh thần của đơng đảo khán giả. Hiện nay lĩnh
vực truyền hình trả tiền đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ về nội dung cũng như
chất lượng dịch vụ. Theo số liệu thống kê từ Sách Trắng về công nghệ thông
tin năm 2014 của Bộ Thơng tin và Truyền thơng thì “Số lượng th bao
truyền hình cáp năm 2013 tăng hơn 1,1 triệu thuê bao, nâng tổng doanh thu
truyền hình trả tiền năm 2013 lên 276,443 triệu USD, tăng 38% so với năm
2012”[4, tr.12]. Bên cạnh những kết quả tích cực thì sự phát triển của truyền
hình đã kéo theo những vấn đề tiêu cực do tình trạng cạnh tranh thiếu lành
mạnh và đặc biệt là sự xuất hiện của độc quyền bản quyền chương trình
truyền hình ăn khách giữa các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền ngày
càng trở nên gay gắt.
Bản quyền truyền hình khơng chỉ là thương hiệu của nhà cung cấp dịch vụ
truyền hình trả tiền, của đơn vị cung cấp dịch vụ mà còn đem lại một nguồn
thu tài chính lớn từ việc mua bán quyền sử dụng, phát sóng, phân phối hay
việc quảng cáo đi kèm, tăng lượng khán giả cho nhà cung cấp dịch vụ truyền
hình trả phí. Nhiều doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền

hoạt động trong lĩnh vực mua bán bản quyền truyền hình cho rằng “bản quyền
là một giỏ táo xanh mà ai cũng muốn có” (Phỏng vấn sâu, Bà Nguyên
Hạnh,GĐ Công ty Qnet). Nhận biết được tầm quan trọng và lợi ích từ việc có
trong tay những bản quyền truyền hình hấp dẫn, nhiều nhà cung cấp dịch vụ
truyền hình trả tiền và các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền Việt đã
huy động nhiều nguồn lực để mua được những bản quyền được khán giả quan
tâm. Tuy nhiên việc mua bán bản quyền hiện đang cịn có những vấn đề tiêu
1


cực của sự cạnh tranh thiếu bình đẳng do một số đơn vị độc quyền bản quyền
gây ra.
Một trong những sự việc độc quyền bản quyền truyền hình được sự quan
tâm của đông đảo dư luận là việc Liên doanh truyền hình K+ mua độc quyền
giải bóng đá Ngoại hạng Anh và phát sóng độc quyền tại Việt Nam những
năm vừa qua. Nhờ mua bản quyền các chương trình độc quyền quốc tế ăn
khách nhất, kết thúc năm 2014, K+ đã tăng lượng thuê bao lên gần gấp 2 lần,
đạt hơn gần 800.000 thuê bao”[31]. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc K+
độc quyền không đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với mức kinh phí bỏ ra. Có
nhiều thơng tin khơng chính thức về con số thua lỗ của K+. Vấn đề mà dư
luận quan tâm hiện nay là việc đổ hàng chục triệu USD để mua bản quyền
phát sóng EPL sẽ khiến khách hàng Việt Nam chịu ảnh hưởng từ việc nâng
giá, mua đầu thu, các nhà cung cấp dịch vụ khác khơng có cơ hội cạnh tranh
bình đẳng.
Với lĩnh vực truyền hình trả tiền, sự độc quyền đang diễn biến rất
phức tạp với nhiều phương thức khác nhau. Phải nói rằng việc xuất hiện
truyền hình trả tiền là điều đương nhiên, phù hợp với xu thế phát triển chung
của thị trường, đem lại nguồn lực để tái sản xuất và nâng cao chất lượng
chương trình, chất lượng thông tin phục vụ người xem. Tuy nhiên, quá trình
cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền kinh doanh loại

hình này đang nảy sinh những bất cập bởi sự xuất hiện của độc quyền bản
quyền. Từ một sở hữu cá nhân được pháp luật cơng nhận và bảo vệ đến q
trình trở thành một loại hàng hóa và vận động theo cơ chế thị trường, bản
quyền truyền hình đã trở thành một sản phẩm độc quyền của một số nhà cung
cấp dịch vụ truyền hình trả tiền dẫn đến việc người dân mất đi quyền lựa
chọn, quyền được tiếp cận thông tin, phải trả một cái giá cao bất thường để
xem các chương trình truyền hình trả tiền. Mặt khác, độc quyền bản quyền
truyền hình cịn dẫn dến sự cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các đơn vị hoạt
2


động trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. Bởi sự lạm dụng quyền độc quyền để
lũng đoạn thị trường khiến các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khác
khơng có cơ hội để cạnh tranh.
Vấn đề chống độc quyền ở nước ta còn khá mới mẻ, đặc biệt trong lĩnh
vực báo chí truyền hình. Ngồi Chỉ thị 11/2000/CT-BTM triển khai soạn thảo
Luật cạnh tranh và chống độc quyền do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
thì hiện chưa có những quy định cụ thể và một cơ quan chuyên trách nào theo
dõi và giám sát các hành vi liên quan đến chống độc quyền về bản quyền
truyền hình tại Việt Nam.
Tình trạng khơng có một đơn vị chun trách cụ thể trong việc đàm phán
mua bản quyền, không có quy định chặt chẽ trong việc độc quyền truyền hình
đã khiến cho hành vi độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền
được một số nhà cung cấp dịch vụ được mặc định như “những thỏa thuận
thương mại” dẫn đến việc độc quyền ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra
nhiều bức xúc không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch
vụ này mà cịn ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyền lợi của người tiêu dùng. Hiện
nay người sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền Việt ln phải chịu thiệt thịi
khi có sự độc quyền vì giá dịch vụ cao bất hợp lý so với giá thị trường nói
chung và khơng có sự lựa chọn sản phẩm mình u thích, phù hợp với túi

tiền, với khẩu vị của mình.
Có thể nói, việc nghiên cứu về bản quyền truyền hình ở Việt Nam nói
chung và bản quyền chương trình truyền hình trả tiền tại Việt Nam vẫn đang
là một lĩnh vực còn bỏ ngỏ đòi hỏi những nghiên cứu có hệ thống và tồn
diện, đặc biệt là nghiên cứu về độc quyền bản quyền chương trình truyền hình
trả tiền. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về độc quyền bản quyền chương trình
truyền hình trả tiền, luận văn sẽ tìm hiểu thực trạng của vấn đề độc quyền bản
quyền truyền hình ở Việt Nam hiện nay như thế nào, những nguyên nhân dẫn
đến độc quyền, khó khăn trong việc hạn chế sự độc quyền bản quyền truyền
3


hình từ đó đề ra những giải pháp hợp lý để người kinh doanh, các nhà cung
cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có thể vẫn có lợi ích từ việc kinh doanh bản
quyền đồng thời cũng hạn chế được sự độc quyền trong thị trường kinh tế
truyền hình Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra những giải pháp tích cực, phù
hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và hoạt động truyền hình trả tiền của Việt
Nam để phòng ngừa và xử lý những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh,
thể hiện rõ nhất là sự độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trên các
kênh truyền hình trả tiền Việt Nam.
Thơng qua những giải pháp này luận văn góp phần nâng cao nhận thức
của người dân Việt Nam nói chung và người tiêu dùng nói riêng về hoạt động
kinh doanh báo chí, nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham
gia thị trường truyền hình trả tiền. Mặt khác qua luận văn, các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực truyền hình trả tiền có thể tìm thấy những giải pháp
riêng cho mình để hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động thơng tin báo
chí có một hướng đi đúng, có lợi cho cả đôi bên người hưởng thụ dịch vụ và

người cung cấp dịch vụ. Các nhà quản lý, hoạch định chính sách có thể có
thêm nhiều cái nhìn mới về vấn đề độc quyền và thêm những giải pháp để
quản lý chặt chẽ hơn nữa loại hình này tại Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận chung về độc quyền bản quyền truyền hình nhằm hệ
thống hóa các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Khảo sát thực trạng hoạt động độc quyền bản quyền chương trình truyền
hình tại Việt Nam, đặc biệt trên ba đối tượng chính đã được lựa chọn là hệ
thống truyền hình trả tiền AVG, K+ và VTC. Phân tích những tác động của
độc quyền đến hoạt động kinh tế truyền hình, lợi ích của người tiêu dùng.
4


- Đề ra các giải pháp cụ thể để chống lại sự độc quyền trong lĩnh vực
truyền hình trả tiền, hạn chế tác động của việc độc quyền của các nhà cung
cấp dịch vụ truyền hình trả tiền vừa đảm bảo được lợi nhuận nhưng đồng thời
người dân vẫn được hưởng quyền lợi thơng tin chính đáng của mình.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Về các cơng trình nghiên cứu, các tài liệu liên quan đến đề tài tác giả đã
hệ thống trên các nhóm chính như các nghiên cứu, tư liệu về truyền hình trả
tiền, về vấn đề bản quyền và độc quyền bản quyền bao gồm những nghiên
cứu trong và ngồi nước.
Trên thế giới truyền hình trả phí xuất hiện khá sớm, từ đầu những năm
1940. Loại hình này đã mở rộng và phát triển tại nhiều nước trên thế giới.
Trong sự phát triển đó, nhiều chuyên gia đã nhận thấy sự xuất hiện của độc
quyền, đặc biệt là truyền hình Cáp (cable). Cuốn sách Cable Television:The
Problem of Local Monopoly ( Tạm dịch Truyền hình cáp: Vấn đề độc quyền
địa phương) của tác giả R. A. Posner năm 1970 là một trong những cuốn sách
có sự phân tích cụ thể về vấn đề độc quyền trong truyền hình trả tiền để đưa
ra những kiến nghị trong việc điều chỉnh quy định về truyền hình cáp địa

phương. Tác giả đã đưa ra những tác động tiêu cực của độc quyền truyền hình
địa phương, từ đó đưa ra những giải pháp cho chính quyền thành phố để có
thể điều chỉnh giá thuê bao, áp đặt giá trần dịch vụ hoặc phát triển các dịch vụ
thay thế để ngăn ngừa giá độc quyền và để kiểm tra mức độ thực tế của vấn
đề độc quyền.
Cuốn sách American Television: New Directions in History and Theory
(Tạm dịch Truyền hình Hoa Kỳ: Hướng đi mới trong thực tiễn và lý luận) của
nhiều tác giả do Nick Browne biên soạn cũng quan tâm đến truyền hình trả
phí và vấn đề độc quyền. Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 1994 bởi nhà
xuất bản Harwood Academic tại Mỹ và Canada. Các tác giả đã trình bày về sự
hình thành phát triển của ngành cơng nghiệp truyền hình tại Mỹ, sự ra đời của
5


truyền hình trả phí và những mặt tích cực, tiêu cực được bộc lộ trong quá
trình phát triển của truyền hình. Vấn đề độc quyền được các tác giả đề cập
trong chương hai với những bài phân tích về kinh tế truyền hình. Tuy chưa đi
sâu vào vấn đề độc quyền nhưng cuốn sách là một tài liệu tốt về con đường
phát triển của truyền hình trả phí từ đó có thể dẫn giải những nguyên nhân, tác
động dẫn đến sự xuất hiện của độc quyền trong truyền hình.
Bài phân tích của tác giả Elim Noam với tiêu đề Is Cable Television a
Natural Monopoly? (Tạm dịch Truyền hình cáp là độc quyền tự nhiên?) trên
trang web của Viện Columbia đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao.Tác
giả Elim Noam từ sự phân tích thực tiễn từ sự phát triển của truyền hình cáp
của Mỹ, các quan niệm của chuyên gia kinh tế như John Stuart Mill, Richard
T. Ely, Kaysen và Turner đã thấy được diễn biến độc quyền của truyền hình
cáp. Tuy nhiên, bài phân tích của tác giả nghiêng nhiều về lý luận kinh tế,
chưa đề cập trực tiếp vào việc độc quyền bản quyền truyền hình trả tiền
nhưng đây cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả luận văn để thấy
được cách nhìn đa chiều về độc quyền trong truyền hình nói chung và những

cách phân tích khoa học về nguyên nhân kinh tế dẫn đến độc quyền truyền
hình.
Trên thực tế, truyền hình trả tiền mới xuất hiện tại Việt Nam hơn một thập
kỷ. Song có thể thấy vấn đề độc quyền bản quyền truyền hình trả tiền là một
đề tài sớm được nhiều nhà nghiên cứu báo chí quan tâm đề cập. Từ khi truyền
hình trả tiền ra đời tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành nhiều
khảo sát về truyền hình trả tiền, tuy nhiên lĩnh vực độc quyền bản quyền
truyền hình là địa hạt nghiên cứu khá mới mẻ. Số lượng cơng trình nghiên
cứu về vấn đề này được công bố không nhiều. Để nghiên cứu về vấn đề này,
tác giả đã tham khảo một số sách, luận văn nhiên cứu, liên quan đến vấn đề
độc quyền bản quyền truyền hình trong và ngồi nước.

6


Vấn đề độc quyền, thương mại hóa báo chí cũng đã được những nhà
nghiên cứu báo chí, những nhà quản lý đề cập đến trong các tác phẩm của
mình. Đầu tiên có thể kể đến cuốn sách Tìm hiểu kinh tế truyền hình [12]. của
tác giả Bùi Chí Trung. Tác giả khơng chỉ đem đến những cái nhìn cụ thể về
kinh tế học truyền thơng mà cịn phân tích rõ ràng các dạng cấu trúc của thị
trường truyền thông, trong đó có thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường
lũng đoạn và thị trường độc quyền. Từ những nghiên cứu này, chúng tơi có
thêm nhiều góc nhìn đa chiều về độc quyền trong kinh tế truyền hình nói
chung và độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền nói riêng.
Cuốn sách Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam[5] do
Ngun Thứ trưởng Bộ Thơng tin và Truyền thơng Đỗ Q Dỗn biên soạn
đã phân tích những điểm mạnh cũng như mặt tiêu cực trong sự phát triển của
báo chí truyền thơng, trong đó có truyền hình trả tiền. Thơng qua những số
liệu thống kê từ cuốn sách và những đánh giá xác đáng, tác giả đã trình bày
những vấn đề có liên quan đến ngun nhân xuất hiện sự cạnh tranh thiếu

lành mạnh trong thị trường truyền hình trả tiền Việt, bao gồm cả vấn đề độc
quyền bản quyền truyền hình.
Bên cạnh đó, nhiều luận văn, khóa luận báo chí và kinh tế cũng đã đề cập
đến vấn đề độc quyền ở nhiều phương diện và mức độ khác nhau. Gần đây, có
thể thấy một vài cơng trình đề cập đến việc chống vi phạm bản quyền báo chí
như khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Phương Uyên về “Vấn đề vi phạm bản
quyền trên báo điện tử Việt Nam hiện nay”. Đây là một khóa luận được đánh
giá cao về nội dung. Tác giả đã đi vào phân tích tình trạng vi phạm bản quyền
trên báo điện tử, đưa ra những tác động của việc phát triển công nghệ truyền
thông, sự cạnh tranh khốc liệt của xã hội thông tin hiện đại, việc thương mại
hóa các sản phẩm báo chí…Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp
nhằm khắc phục tình trạng vi phạm bản quyền trên báo điện tử.

7


Có thể thấy những nghiên cứu về bản quyền truyền hình được tiếp cận
chủ yếu dưới góc độ kinh tế học hoặc Luật học. Dưới nhiều góc nhìn khác
nhau, các tác giả đã phân tích thị trường cạnh tranh khơng lành mạnh, độc
quyền trong thương mại và đưa ra các khuyến nghị về luật cạnh tranh, chống
độc quyền nói chung chứ khơng nghiên cứu chun sâu về lĩnh vực truyền
hình nói chung và vấn đề độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả
tiền tại Việt Nam nói riêng như Luận án Tiến sĩ kinh tế về “Pháp luật về kiểm
sốt độc quyền và chống cạnh tranh khơng lành mạnh ở Việt Nam” của tác
giả Đặng Vũ Huân năm 2002. Vấn đề độc quyền được tác giả phân tích khá
cụ thể dưới góc độ luật học. Tác giả luận văn cũng đã đề cập đến vấn đề độc
quyền trong kinh tế truyền thông tại chương 2 của luận văn nhưng chỉ như là
một luận chứng chứ chưa đi vào nghiên cứu, phân tích cụ thể.
Trong luận án Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt
Nam, tác giả Lê Anh Tuấn đã nghiên cứu so sánh và nêu lên một số mơ hình

lập pháp về cạnh tranh khơng lành mạnh, trong đó có vấn đề độc quyền và xu
hướng phát triển của pháp luật về chống cạnh tranh khơng lành mạnh ở các
nước trên thế giới.
Ngồi ra cịn có một số bài viết của các tác giả như ông Lê Quốc Vinh,
Chủ tịch Tập đoàn Truyền thông Le Media JSC với bài tham luận, đề xuất
"Gói giải pháp liên hồn để giải quyết bài tốn bảo vệ tác quyền báo chí" tại
hội thảo về “Vấn đề bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số” ngày 28/1/2015
diễn ra tại Hà Nội. Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và qua việc nghiên cứu,
ơng Lê Quốc Vinh đã phân tích cụ thể về khái niệm bản quyền báo chí,
nguyên nhân của việc vi phạm bản quyền báo chí tại Việt Nam và từ đó đưa
ra những giải pháp cụ thể để hạn chế việc vi phạm bản quyền báo chí nói
chung, trong đó có truyền hình.
Bài phân tích chun sâu của tác giả Nguyễn Thanh Tâm về Thực trạng
pháp luật Việt Nam về chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc
8


quyền liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại
trên Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 11/2004. Đây là một bài nghiên cứu
sâu về hoạt động độc quyền tại Việt Nam nói chung. Trong đó tác giả đã chỉ
rõ hạn chế, tác động tiêu cực của việc độc quyền đến thị trường như thế nào
và đề xuất một số giải pháp để kiểm soát độc quyền trong thương mại.
Như vậy có thể thấy vấn đề tìm kiếm giải pháp chống độc quyền bản
quyền chương trình truyền hình trả tiền tại Việt Nam là một hướng đi còn khá
mới mẻ và chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, địi hỏi những nghiên
cứu có hệ thống và chuyên sâu hơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn
đề chống độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh tế truyền hình trên hệ thống

truyền hình trả tiền Việt Nam từ năm 2010- 2015 (tập trung vào ba hệ thống
truyền hình trả tiền tại Việt Nam là AVG, K+ và VTC).
5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở:
- Lý luận về báo chí truyền hình, truyền hình trả tiền và hoạt động độc
quyền bản quyền chương trình truyền hình
- Lý luận về kinh tế học truyền thông và lý luận một số khoa học liên
ngành.
5.2. Cơ sở thực tiễn
- Thực tế các hoạt động độc quyền về nội dung bản quyền chương trình
truyền hình trả tiền, kênh truyền hình trả tiền tại Việt Nam.
5.3. Phương pháp luận
- Quan điểm duy vật biện chứng
- Quan điểm hệ thống
9


- Quan điểm lịch sử
- Quan điểm thực tiễn
5.4. Phương pháp nghiên cứu
5.4.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đọc, xem và phân tích các tài liệu bằng văn bản về lý luận truyền hình,
bản quyền truyền hình và độc quyền trong kinh tế truyền hình…..và những
vấn đề khác có liên quan đến đè tài.
5.4.2. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh
Được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá về thoạt động độc quyền, hình thức
độc quyền và tác động của độc quyền trong lĩnh vực truyền hình trả tiền.
5.4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài này. Đối tượng

phỏng vấn là những người có tầm hiểu biết về lĩnh vực kinh tế truyền hình
như những nhà quản lý báo chí truyền thơng, các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ truyền hình trả tiền, các luật sư chuyên ngành sở hữu trí tuệ…Những câu
hỏi được đưa ra nhằm tìm hiểu ý kiến, đánh giá sâu để thấy rõ vai trị, vị trí và
ảnh hưởng của từng đối tượng đối với vấn đề độc quyền bản quyền. Từ đó đối
tượng nghiên cứu có thể được xem xét một cách đa chiều, khách quan.
- Phỏng vấn nhà quản lý, lãnh đạo nhà nước về Thơng tin truyền thơng:
Đây là nhóm đối tượng phỏng vấn có những góc nhìn khá cơng minh trong
việc tranh chấp, độc quyền bản quyền truyền hình. Từ đó có thể thấy được
đánh giá từ phía nhà nước, đơn vị quản lý hoạt động truyền hình tại Việt Nam
về nguyên nhân dẫn đến độc quyền và các giải pháp mà có thể có sự tham gia
từ phía nhà nước.
- Phỏng vấn luật sư chuyên về quyền sở hữu trí tuệ: Luật sư chun về
quyền sở hữu trí tuệ sẽ có những ý kiến dựa trên cơ sở pháp luật chính vì vậy
mà vấn đề độc quyền sẽ được nhìn nhận khách quan hơn. Bên cạnh đó đây là

10


nhóm đối tượng phỏng vấn có những giải pháp thiết thực, những khẳng định
chắc chắn dựa trên cơ sở luật pháp Việt Nam.
- Phỏng vấn nhà kinh doanh, cung cấp bản quyền truyền hình: Đây là
nhóm đối tượng phỏng vấn có tham gia vào hoạt động mua bán bản quyền
truyền hình. Những người có kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề cạnh
tranh, độc quyền bản quyền truyền hình Việt Nam. Do vậy ý kiến của họ
thường bám sát thực tiễn. Chính vì vậy mà vấn đề độc quyền sẽ được xem
xét khách quan, cơng bằng từ nhiều phía để có những giải pháp cân bằng
về lợi ích cho nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng.
- Phỏng vấn nhà báo, những người hoạt động trong lĩnh vực truyền
hình trả tiền tại Việt Nam: Phỏng vấn nhóm đối tượng này sẽ thấy được

vai trò của những người hoạt động báo chí truyền thơng trong việc chống
độc quyền bản quyền chương trình truyền hình. Họ cũng là những người
thấy rõ nhất diễn tiến của việc độc quyền và tác động của độc quyền bản
quyền truyền hình trả tiền trên thị trường.
5.4.4. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp quan
sát công khai, quan sát nhiều lần nhằm hỗ trợ thêm cho việc nghiên cứu.
- Quan sát chất lượng của các chương trình truyền hình trả tiền có bản
quyền nước ngồi tại Việt Nam, chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng
trước và sau khi phát sóng các chương trình bản quyền mới.
- Quan sát phản ứng của người tiêu dùng và doanh nghiệp dịch vụ trước
sự độc quyền bản quyền trong hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ
truyền hình trả tiền tại Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn góp phần hệ thống hóa các lý thuyết liên quan
đến đề tài như bản quyền truyền hình, độc quyền bản quyền, truyền hình trả
tiền...
11


Về mặt thực tiễn, thông qua việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về sự độc
quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền Việt Nam, nêu ra những
biểu hiện, tác động của độc quyền bản quyền truyền hình đến các nhóm đối
tượng khác nhau từ đó đề ra những giải pháp để khắc phục tình trạng độc
quyền, hạn chế những tác động tiêu cực của tình trạng này.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì
luận văn bao gồm 3 chương.
Chương 1: Lý luận chung về bản quyền và độc quyền bản quyền trong
lĩnh vực truyền hình trả tiền.

Chương 2: Thực trạng độc quyền bản quyền truyền hình tại Việt Nam.
Chương 3: Kiến nghị một số giải pháp chống độc quyền bản quyền truyền
hình trả tiền ở Việt Nam.

12


Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢN QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN
BẢN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN.
1.1 . Khái quát về bản quyền và bản quyền truyền hình
1.1.1. Khái niệm về bản quyền và bản quyền truyền hình truyền hình
Trong tiếng Latinh, Bản quyền là copyright và được ký hiệu bằng chữ cái
C nằm trong vòng tròn dùng chỉ cho quyền sở hữu, sao chép tác phẩm của
mình (copy tức là sao chép, right tức là quyền). Quyền này tương tự như
quyền tác giả với tiếng Pháp là droit d'auteur; tiếng Đức là Urheberrecht.
Theo Từ điển tiếng Việt do Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện ngơn
ngữ học biên soạn thì bản quyền có nghĩa là “ quyền tác giả hay nhà xuất bản
về một tác phẩm, được luật pháp quay định” [14,tr.45].
Nếu nhìn nhận dưới góc độ luật học thì “Bản quyền là quyền tác giả,
quyền liên quan, được quy định trong pháp luật. Nó được quy định là một
dạng quyền độc quyền. Nó thuộc về một cá nhân, một tổ chức. Người sáng tạo
ra tác phẩm, tổ chức là người sở hữu các sản phẩm đó. Thường cái tổ chức
sở hữu là đơn vị cấp kinh phí để tạo ra tác phẩm đó”. (Phỏng vấn sâu, LS.
Quách Minh Trí, Hội Luật gia Việt Nam)
Dưới góc độ thương mại thì “Việc xác định quyền sở hữu với sản phẩm
của mình được gọi là bản quyền. Bản quyền nếu xét dưới góc độ thương mại
thì cũng là một loại hàng hóa mà khi mua nó thì anh mua quyền sử dụng,
quyền phân phối và những quyền khác từ người sáng tạo ra đã đăng ký bản
quyền của mình”.(Phỏng vấn sâu, GĐ. Nguyên Hạnh, Qnet)
Quyền tác giả tại Việt Nam đã được quy định chi tiết trong Bộ luật Dân sự

2005, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 100/NĐ*CP/2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở
hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. Theo đó, Quyền tác giả là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu,
bao gồm các quyền sau đây [37]:
13


- Quyền Nhân thân: Đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh
trên tác phẩm; Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố,
sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác cơng bố tác phẩm; Bảo
vệ sự tồn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc
xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và
uy tín của tác giả.
- Quyền tài sản: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công
chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác
phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho
thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Tác
phẩm được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả là các tác phẩm trong lĩnh vực
văn học, khoa học và nghệ thuật.
Như vậy có thể thấy rằng bản quyền là một tài sản xác định được sở hữu
bởi một cá nhân cụ thể và cá nhân này là chủ thể có quyền định đoạt với tài
sản do mình tạo ra. Để được luật pháp bảo vệ, chủ tài sản phải đăng ký bản
quyền theo quy định của pháp luật.Việc sử dụng ký hiệu bản quyền sẽ thông
tin cho công chúng biết tác phẩm được bảo hộ bản quyền, xác định chủ sở
hữu bản quyền, và thể hiện năm xuất bản đầu tiên. Sử dụng ký hiệu bản quyền
là trách nhiệm của chủ sở hữu bản quyền và không bắt buộc phải có sự cho
phép trước hoặc đăng ký với Cục Bản quyền.
Về nguồn gốc của bản quyền, từ khi con người có sự sở hữu về mặt vật

chất thì việc xác định quyền sở hữu đã trở thành một việc quan trọng và
đương nhiên. Những vật dụng quen thuộc như dụng cụ sinh hoạt hàng ngày
hay những sản phẩm có tính trí tuệ cao đều mang dấu ấn cá nhân của người
tạo ra nó. Tuy nhiên, ln có những cá nhân vì ngun nhân chủ quan hoặc
khách quan, do vơ tình hay cố ý đã chiếm đoạt những sản phẩm không thuộc
sở hữu của họ. Và những việc làm này được quy vào tội trộm cắp và bị xử
14


phạt rất nặng. Đây cũng có thể coi là một hình thức “bản quyền” sơ khai được
cơng nhận bởi cộng đồng và những vi phạm về “bản quyền” này cũng được
xử lý bởi cả cộng đồng chứ không riêng chủ sở hữu tài sản. Theo Bộ luật
Hồng Đức, tội trộm cắp tài sản là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cao trong các tội phạm xảy ra trong xã hội phong kiến. Người phạm tội trộm
cắp tài sản trong một số trường hợp cụ thể bị đe dọa áp dụng hình phạt cao
nhất là chém đầu.
Trong chương “Đạo tặc” của Bộ luật Hồng Đức, tội trộm cắp tài sản được
quy định sau các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự nhân phẩm con người như các tội mưu làm phản, tội mưu
đại nghịch, tội phản nước theo giặc, tội giết người, tội làm người bị thương,
tội hiếp dâm [58]. Như vậy, theo cách sắp xếp này thì tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của tội trộm cắp tài sản chỉ thấp hơn các tội xâm phạm
an ninh quốc gia và các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân
phẩm con người. Có thể thấy việc xác định quyền sở hữu cá nhân là điều hết
sức quan trọng trong cộng đồng, xã hội.
Trên thế giới, khởi nguồn của bản quyền được cho là xuất hiện ở Vương
quốc Anh. Theo Kard Erick Tallo, tác giả cuốn sách về lịch sử truyền hình
The History of Copyright: A Critical Overview thì năm 1709 Quốc hội Anh
ban hành Điều lệ Anne một đạo luật cho Khuyến khích học tập, bằng cách
trao bản quyền của sách cho tác giả hoặc người mua bản quyền này. Tên của

đạo luật được đặt theo tên của nữ hoàng Anh , Scotland và Ireland- Anne
người đăng quang vào ngày 08-03- 1702[105,tr.10]. Anne là đạo luật đầu tiên
cung cấp cho bản quyền theo quy định của chính phủ và tịa án, chứ khơng
phải do các bên tư nhân. Đạo luật này có hiệu lực vào ngày 10-04-1710. Đạo
luật Anne quy định những vi phạm bản quyền phải trả tiền phạt một xu cho
mỗi tờ của cuốn sách, số tiền phạt được trích một nửa cho tác giả còn lại sung
vào ngân quỹ quốc gia. Tuy nhiên, vì cho rằng các đạo luật chủ yếu nhằm
15


khuyến khích học tập cộng đồng và để điều chỉnh thương mại bản quyền sách,
nên lợi ích của tác giả vẫn chưa được thực sự coi trọng.
Trong suốt thế kỷ XVIII, các đạo luật như vậy phần lớn đều nhằm khuyến
khích các nhà sách, chứ khơng phải là tác giả, trong khi bản quyền có nguồn
gốc từ quyền tác giả cho các sản phẩm của lao động của mình.
Theo sự phát triển của kinh tế xã hội với những biến động, thăng trầm của
lịch sử thì quyền sở hữu tài sản cá nhân vẫn luôn được coi trọng, không chỉ
với những sản phẩm hữu hình mà cịn đối với những sản phẩm trí tuệ vơ hình
cũng được xác định là một“ bản quyền” và được luật pháp bảo vệ.
Bản quyền truyền hình nói riêng cũng mang đầy đủ những đặc trưng của
bản quyền nói chung về việc xác định quyền sở hữu, sử dụng với tác phẩm
của cá nhân, tổ chức. Bên cạnh đó, “bản quyền truyền hình bao gồm bản
quyền về kênh truyền hình và bản quyền về nội dung của chương trình truyền
hình như chương trình phim chuyện, ca nhạc, thể thao, game show…Cá nhân,
tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng do mình thực
hiện hoặc là người được ủy quyền để phát sóng chương trình tại một tần số
sóng truyền hình trên một địa bàn cụ thể. (Phỏng vấn sâu,Ông Nguyễn Đức
Hùng, GĐ Kênh Thể thao 24h)
Cũng có ý kiến cho rằng bản quyền thực chất là một từ để chỉ đến quyền
sở hữu, dấu ấn cá nhân của người sáng tạo ra tác phẩm và có sự bảo hộ của

pháp luật hiện hành: “Bản quyền thể hiện dấu ấn cá nhân của tác giả tạo ra
tác phẩm, thể hiện quyền sở hữu của tác giả được pháp luật bảo vệ”. (Phỏng
vấn sâu, Nguyên Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, Bộ TT&TT)
Theo Luật sư Qch Minh Trí thì bản quyền truyền hình được bảo hộ bao
gồm các quyền:
+ Quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;
+ Quyền phân phối đến cơng chúng chương trình phát sóng
+ Quyền định hình chương trình phát sóng của mình;
16


+ Quyền sao chép chương trình phát sóng của mình.
Với bản quyền truyền hình, dấu ấn bắt đầu từ vụ kiện Betamax tại Mỹ
những năm 1980 khi Sony phát triển một lọai máy sử dụng cho băng video ở
nhà. Loại máy đó sử dụng kỹ thuật Betamax, và đạt được doanh thu cao vào
năm 1975. Năm 1979, Universal Studios và Disney đã kiện hợp pháp Sony
với lý do là Betamax đã xâm phạm bản quyền của những nhà sản xuất phim
của hãng này[109,tr.90]. Một số nhà chuyên môn cho rằng sự kiện đó đã gây
một ấn tượng bất lợi cho việc Sony tiếp tục tiếp thị sản phẩm Betamax của
mình, Betamax nhanh chóng đánh mất sự yêu mến của người tiêu dùng. Vấn
đề bản quyền lúc đó đã được nhìn nhận một cách nghiêm túc và được sự ủng
hộ của nhiều người dân.
Bản quyền truyền hình là vấn đề then chốt trong kinh tế truyền hình và
suy cho cùng “vấn đề kết nối nội dung chương trình truyền hình thực chất là
vấn đề bản quyền”[100]. Chính vì vậy mà hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều có những quy định riêng để bảo hộ quyền tác giả, trong đó có quyền sở
hữu của tác phẩm báo chí truyền hình.
1.1.2. Phân loại bản quyền truyền hình
1.1.2.1. Bản quyền chương trình truyền hình
Bản quyền nội dung chương trình truyền hình được xác định dựa trên đặc

trưng của từng chương trình cụ thể. Mỗi một dạng chương trình được phát
trên sóng truyền hình có những đặc điểm riêng, tuy nhiên đều bao gồm các
yếu tố như âm nhạc, hình ảnh và lời bình. Đây cũng chính là ba tiêu chí chung
nhất khi xác định bản quyền cho một chương trình truyền hình. Ngồi ra, các
chương trình sau khi được phát sóng sẽ được đăng ký tại một tần số nhất định,
một địa bàn cụ thể. Dựa vào format (kết cấu chương trình) để tạo nên thương
hiệu riêng của nó. Mỗi chương trình game show, ca nhạc hay phim truyện nếu
đã đăng ký bản quyền theo quy định hiện hành của luật pháp quốc gia, quốc tế
đều có quyền giữ, sử dụng chương trình của mình. Các cá nhân, tổ chức khác
17


×