Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN HỒNG HẠNH

THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ
CỦA NHÀ BÁO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN HỒNG HẠNH

THU THẬP VÀ XỬ LÝ THƠNG TIN KINH TẾ
CỦA NHÀ BÁO
Chun ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Bá Dung

Hà Nội - 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi,
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Bá Dung. Những số liệu trong luận văn là
trung thực. Kết luận khoa học của luận văn chưa từng được cơng bố trong bất
cứ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hồng Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các giảng viên khoa Báo chí và
Truyền thơng, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy trong thời gian tôi học tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Bá Dung đã
tận tâm hướng dẫn tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo, nhà báo, phóng viên của Báo Đầu
tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Báo Quân đội
nhân dân và các cơ quan báo chí khác, cùng người thân, bạn bè đã giúp đỡ tơi
trong q trình hồn thiện luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hồng Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................. 8
7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH
TẾ CỦA NHÀ BÁO – TIẾP CẬN TỪ LÝ THUYẾT................................ 10
1.1. Khái niệm ................................................................................................ 10
1.1.1. Thông tin và thông tin kinh tế ............................................................... 10
1.1.2. Thu thập thông tin kinh tế ..................................................................... 11
1.1.3. Xử lý thông tin kinh tế ........................................................................... 12
1.1.4. Kỹ năng ................................................................................................. 13
1.2. Đặc trƣng loại hình báo in ..................................................................... 15
1.3. Kỹ năng thu thập thông tin kinh tế của nhà báo ................................ 17
1.3.1. Kỹ năng giao tiếp .................................................................................. 17
1.3.2. Kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản .................................................... 20
1.3.3. Kỹ năng quan sát ................................................................................... 23
1.3.4. Kỹ năng phỏng vấn................................................................................ 28
1.4. Kỹ năng xử lý thông tin kinh tế của nhà báo ...................................... 31
1.4.1. Tập hợp, hệ thống hố thơng tin theo từng vấn đề, lĩnh vực ................ 31
1.4.2. Phân tích và kiểm tra độ chính xác của thơng tin, tính hợp lý của tài
liệu, số liệu ...................................................................................................... 32
1.4.3. Thống kê số liệu, tính tỷ lệ, tính xác suất, sử dụng ngơn ngữ thông tin
phi văn tự ......................................................................................................... 34
1.4.4. Chuyển thuật ngữ chun ngành kinh tế sang ngơn ngữ báo chí ......... 38
1.5. Mối quan hệ giữa hai kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế ... 39


Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 41

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO........................................................................... 42
2.1. Khái quát về hai tờ báo khảo sát .......................................................... 42
2.1.1. Báo Đầu tư ............................................................................................ 42
2.1.2. Thời báo Kinh tế Việt Nam.................................................................... 43
2.2. Thực trạng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo .................... 44
2.2.1. Kỹ năng thu thập thông tin kinh tế ........................................................ 44
2.2.2. Kỹ năng xử lý thông tin kinh tế ............................................................. 66
2.3. Đánh giá chung về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của
nhà báo ........................................................................................................... 86
2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................. 86
2.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 89
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 93
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN
NÂNG CAO KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH
TẾ CỦA NHÀ BÁO ...................................................................................... 94
3.1. Một số giải pháp ..................................................................................... 94
3.1.1. Nâng cao kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm và nghiệp vụ báo chí .......... 94
3.1.2. Nâng cao kiến thức chuyên ngành kinh tế .......................................... 100
3.1.3. Nâng cao trách nhiệm xã hội của người làm báo ............................... 106
3.1.4. Minh bạch hố thơng tin ..................................................................... 110
3.2. Một số kiến nghị ................................................................................... 116
3.2.1. Đối với cơ quan báo chí ...................................................................... 116
3.2.2. Đối với Hội Nhà báo Việt Nam ........................................................... 121
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 123
KẾT LUẬN .................................................................................................. 124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 128
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 134



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mức độ sử dụng kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản để thu thập
thông tin kinh tế............................................................................................... 53
Bảng 2.2: Về thông tin mà nhà báo quan tâm khi nghiên cứu văn bản .......... 55
Bảng 2.3: Mức độ sử dụng kỹ năng quan sát để thu thập thông tin kinh tế ... 59
Bảng 2.4: Về mức độ sử dụng kỹ năng kiểm tra độ chính xác của thơng tin,
tính hợp lý của tài liệu, số liệu ........................................................................ 70
Bảng 2.5: Về phương pháp chuyển thuật ngữ chuyên ngành kinh tế sang ngơn
ngữ báo chí (người trả lời chọn nhiều đáp án) ................................................ 83


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng kỹ năng giao tiếp để thu thập thông tin kinh tế ......45
Biều đồ 2.2: Những yếu tố cần thiết để duy trì và phát triển mối quan hệ với
nguồn tin nhằm thu thập thông tin kinh tế .................................................................51
Biểu đồ 2.3: Mức độ sử dụng kỹ năng phỏng vấn để thu thập thông tin kinh tế ...61
Biểu đồ 2.4: Những yếu tố cần thiết để thu thập thông tin kinh tế thành công nhà
báo trong phỏng vấn (người trả lời chọn nhiều đáp án) ...........................................64
Biểu đồ 2.5: Mức độ sử dụng kỹ năng tập hợp, hệ thống hố thơng tin theo từng
vấn đề, lĩnh vực ............................................................................................................67
Biểu đồ 2.6: Về tin, bài được nhà báo phân tích, kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý
của thơng tin..................................................................................................................71
Biểu đồ 2.7: Phương pháp kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thơng tin kinh tế
(ơng/bà có thể chọn nhiều đáp án) ..............................................................................72
Biểu đồ 2.8: Mức độ sử dụng kỹ năng tính tỷ lệ, tính xác suất, sử dụng ngơn ngữ
thơng tin phi văn tự ......................................................................................................76
Biểu đồ 2.9: Trường hợp nhà báo sử dụng kỹ năng tính tỷ lệ, tính xác suất, ngơn
ngữ thơng tin phi văn tự trong xử lý thông tin kinh tế (người trả lời chọn nhiều
đáp án) ...........................................................................................................................77
Biểu đồ 2.10: Mức độ sử dụng kỹ năng chuyển thuật ngữ chuyên ngành kinh tế

sang ngơn ngữ báo chí .................................................................................................82
Biểu đồ 3.1: Các giải pháp để nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế
của nhà báo (người trả lời chọn nhiều đáp án) ........................................................112


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

CPI

Consumer Price Index
Chỉ số giá tiêu dùng

EU

European Union
Liên minh châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội


Nxb

Nhà xuất bản

ODA

Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức

QĐND

Quân đội nhân dân

TBKTSG

Thời báo Kinh tế Sài Gòn

TBKTVN

Thời báo Kinh tế Việt Nam

TPP

Trans-Pacific Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập và tồn cầu hố, hoạt động kinh tế thực sự là
động lực quan trọng của bất kỳ nền kinh tế với quy mô và thể chế nào. Vấn đề
thông tin kinh tế cần phải được lan toả và kiểm chứng thơng qua nhiều hoạt
động khác nhau, trong đó, kênh báo chí ln được đánh giá là một kênh
truyền thơng khách quan, kịp thời và có sức mạnh thực sự, góp phần minh
bạch hơn những vấn đề khác nhau trong hoạt động kinh tế của các chủ thể và
khách thể liên quan.
Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, thông tin kinh tế
luôn xuất hiện dày đặc và thường xuyên trên các trang nhật báo, các kênh
truyền hình và đài phát thanh. Cơng chúng ln có nhu cầu lớn về thơng tin
kinh tế bởi nó có tầm quan trọng trong đời sống. Và các cơ quan báo chí cũng
tìm mọi cách để thỏa mãn cơng chúng. Tuy nhiên, nhà báo nào và cơ quan
báo chí nào thường xuyên có được tin kinh tế sốt dẻo đúng nhu cầu của cơng
chúng? Để có được thơng tin kinh tế đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của công
chúng địi hỏi nhà báo phải có kỹ năng về thu thập và xử lý thông tin kinh tế.
Thế nhưng, không phải nhà báo nào cũng có được kỹ năng thu thập và xử lý
thông tin kinh tế thành thục. Bởi lẽ đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu về kỹ
năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo có tính cấp thiết và có
nhiều ý nghĩa không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn.
Việt Nam gia nhập WTO (năm 2006), tiếp đó là ký kết các hiệp định

thương mại tự do với Hàn Quốc, Nga... Đặc biệt là Hiệp định xuyên Thái
Bình Dương (TPP), bên cạnh thách thức đã mở ra cơ hội để nền kinh tế nước
nhà cất cánh. Nước ta đang ngày càng hịa nhập sâu vào kinh tế thế giới.
Trong đó, thông tin về kinh tế không chỉ là nhu cầu cần thiết cho giới lãnh
đạo tham khảo đưa ra quyết sách phù hợp, mà đã trở thành nhu cầu không thể
thiếu với các doanh nghiệp và doanh nhân nước nhà. Và tầng lớp công chúng
1


khác cũng đang nhận được sự quan tâm lớn. Do đó, thơng tin kinh tế đang có
vai trị rất quan trọng trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập hiện nay.
Nhà báo kinh tế không chỉ cần biết rõ các thông tin cơ bản của tình
hình kinh tế nói chung, mà họ còn phải dự báo được các sự kiện kinh tế như
một kịch bản sắp xảy ra theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực, có biện pháp
tiếp cận khai thác thơng tin hợp lý. Đồng thời có năng lực tiếp cận với những
nhân vật quan trọng trong lĩnh vực mà mình phụ trách, để viết được những bài
báo hay, súc tích, chính xác, hấp dẫn bạn đọc có thể cạnh tranh với những nhà
báo khác.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cịn khơng ít những nhà báo kinh tế dù đã
làm việc lâu năm nhưng do tinh thần trách nhiệm chưa cao, không thường
xuyên trau dồi bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, hoặc không đam mê nghề
nghiệp, thờ ơ khơng bám sát theo dịng sự kiện của ngành mình theo dõi và
phụ trách, dẫn đến hệ lụy: Không bao quát được và hiểu vấn đề mà mình viết,
năng lực phân tích, bình luận vấn đề cịn yếu, dẫn đến những hậu quả đáng
tiếc cho cả xã hội và cho chính bản thân nhà báo.
Do vậy, nghiên cứu về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế đối
với nhà báo là một việc làm cần thiết. Nhất là với hồn cảnh hiện nay, khi báo
chí ngày càng phải thể hiện vai trị thơng tin và định hướng của mình trong xã
hội hiện đại. Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về công tác thu thập và khai
thác thơng tin kinh tế đối với nhà báo, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục

hạn chế đang tồn tại hiện nay, học viên đã quyết định chọn đề tài “Thu thập và
xử lý thông tin kinh tế của nhà báo” làm đề tài luận văn cao học của mình.
Để thực hiện luận văn này, tác giả cũng gặp khơng ít khó khăn. Bản
thân tác giả luận văn đang làm việc tại Trung tâm Tư liệu, Đài Truyền hình
Việt Nam nên kiến thức và thực tế làm việc không có nhiều liên quan đến kỹ
năng của nhà báo. Tuy nhiên, tác giả nghiêm túc, cầu thị với mong muốn
mang lại kết quả tốt nhất.
2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới đã có một số cơng trình nghiên cứu về các kỹ năng cần
thiết đối với nhà báo như:
Cuốn “Nhà báo - Bí quyết kỹ năng - nghề nghiệp” (Nxb Lao động,
1998) do Nguyễn Văn Dững và Hoàng Anh biên dịch, dựa theo tác phẩm
“Nhà báo và Thông tin” của tác giả Vootsxkobonhicop và Iyview, trình bày
một cách tỉ mỉ và sinh động các kinh nghiệm xử lý thông tin, xử lý văn bản
của phóng viên, nhà báo và biên tập viên.
Cuốn “Mười bí quyết kỹ năng nghề báo” (Nxb Lao động, 2002) của
Eric Fikhtelius, đưa ra 10 lời khuyên về các vấn đề lý luận báo chí, kỹ năng
làm báo, những yêu cầu đối với người làm báo, kỹ thuật ghi chép, phỏng vấn,
dàn dựng.
Cuốn “Hướng dẫn tìm kiếm trên Internet và viết báo của hãng thông
tấn AP” (Nxb Thơng tấn, 2007) của Frank Bass, ngồi việc chỉ ra cách tìm
kiếm thơng tin nhanh và hiệu quả nhất, còn hướng dẫn các nhà báo cách tạo,
sắp xếp và lưu cơ sở dữ liệu của mình với sự hỗ trợ của một vài phần mềm
trên máy tính.
Cuốn “Kỹ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo” (Nxb Thông tấn,
2007) của Sally Adams và Wynford Hicks, đưa ra những lời khuyên về cách
xử lý với từng đối tượng được phỏng vấn, những mách nước về các phương

pháp ghi chép và ghi âm…
Cuốn “Nhà báo hiện đại” (Nxb Trẻ, 2009). Đây là bản dịch tiếng Việt
đầu tiên của giáo trình nổi tiếng News Reporting and Writing của ban biên
soạn The Missouri Group thuộc Khoa báo chí Đại học Missouri, đề cập đầy
đủ những kỹ năng làm báo hiện đại trên thế giới, giúp người cầm bút trong
nước cùng sánh vai với sự trui rèn của các đồng nghiệp khắp năm châu.
Ở Việt Nam, lĩnh vực này cũng đã thu hút sự quan tâm của các nhà
khoa học:
3


Cuốn “Công việc của người viết báo” (Nxb Giáo dục, 1997) của nhà
báo Hữu Thọ, trình bày chi tiết những kĩ năng, những vấn đề cơ bản nhất để
công việc của người viết báo nói chung và đặc biệt là cơng việc của một
phóng viên diễn ra được sn sẻ, mang lại hiệu quả cao nhất cho từng sản
phẩm báo chí.
Cuốn “Kỹ năng cho người làm báo” (Nxb Thơng tấn, 2014) cung cấp
những thông tin cơ bản, những kinh nghiệm cần thiết để có được một bài
báo thu hút độc giả, biến những nguyên liệu sự kiện thành những “món ăn”
thông tin thỏa mãn nhu cầu của độc giả đang ngày càng trở nên khó tính và
khắt khe hơn.
Cuốn “Lao động nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” (Nxb Chính
trị - Hành chính, 2010) của TS. Lê Thị Nhã, giới thiệu những kỹ năng cơ bản
về phương pháp thu thập thơng tin, tư liệu và quy trình sáng tạo tác phẩm
báo chí.
Cuốn “Ngơn ngữ báo chí” (Nxb Thông tấn, 2012) của PGS. TS. Vũ
Quang Hào, với cách viết ngắn gọn, súc tích, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý
luận và thực tế, tác giả cho bạn đọc hiểu rõ hơn những vấn đề cần thiết, cơ
bản nhất của ngơn ngữ báo chí.
Cuốn “Viết tin, bài đăng báo” (Nxb Trẻ, 2014) của nhà báo Ngọc Trân,

đúc kết các nguyên tắc, kỹ năng để giúp những người muốn viết báo có thể
tác nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn.
Cuốn "Tác nghiệp báo chí trong mơi trường truyền thơng hiện đại"
(Nxb Thơng tin và Truyền thông, 2014) của nhà báo, TS. Nguyễn Thành Lợi,
giới thiệu những nét khái quát nhất về những vấn đề mới mẻ đang được
nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm qua như truyền thông xã hội, các
lý thuyết truyền thơng, hội tụ truyền thơng, tịa soạn hội tụ, đồng thời trình
bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi
trường hội tụ truyền thông.
4


Ở phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, một số học viên cao học và sinh viên
tại Học viện Báo chí và Tun truyền, khoa Báo chí – Truyền thơng trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã có một số luận văn thạc sĩ, khoá luận
tốt nghiệp về những đề tài liên quan đến hoạt động sáng tạo của nhà báo như:
Luận văn thạc sĩ của Káp Thành Long (Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008) “Kỹ năng xử lý đề tài
pháp luật trên báo in hiện nay” trình bày cơng việc của một phóng viên theo
dõi mảng đề tài pháp luật; các vấn đề đặt ra đối với phóng viên khi xử lý
thơng tin về đề tài pháp luật; các cơ sở pháp lý ràng buộc và có ảnh hưởng
đến cơng việc của phóng viên.
Luận văn thạc sĩ của Sầm Vũ Thăng (Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010) “Phương thức thực hiện đề
tài pháp luật trên báo mạng điện tử” nghiên cứu thực tiễn thực hiện đề tài
pháp luật trên báo mạng điện tử qua việc khảo sát trường hợp Vietnamnet và
VTCnews.
Luận văn thạc sĩ của Ngô Bá Thành (Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010) “Thơng tin kinh tế trên Đài
Truyền hình kỹ thuật số VTC” phân tích được thực trạng thơng tin kinh tế trên

sóng Truyền hình kỹ thuật số VTC; Rút ra những ưu điểm, hạn chế của hoạt
động thông tin kinh tế trên Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC; Từ đó đề xuất
một mơ hình Kênh thơng tin kinh tế ưu việt hơn so với thực tại, nhằm nâng
cao hiệu quả truyền tải thơng tin kinh tế trên sóng của Đài truyền hình kỹ
thuật số VTC.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hữu Tuấn (Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) “Việc tiếp cận thơng tin
tài chính của nhà báo Việt Nam hiện nay” tìm hiểu, đánh giá thực trạng vấn
đề tiếp cận và xử lý thông tin về lĩnh vực tài chính của đội ngũ nhà báo trong
giai đoạn hiện nay. Từ đó, phát hiện những vấn đề đang được đặt ra, thảo
5


luận, kiến nghị và đưa ra giải pháp nhằm giúp nhà báo tiếp cận và xử lý thông
tin về lĩnh vực tài chính đạt được hiệu quả tốt nhất.
Khố luận tốt nghiệp của Đỗ Thị Lan Anh (Học viện Báo chí và Tun
truyền, 2007), “Hoạt động xử lý thơng tin của biên tập viên tại các toà soạn
báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” tìm hiểu về hoạt động xử lý thông tin
của các biên tập viên tại các tồ soạn báo mạng điện tử tại Việt Nam thơng
qua quá trình khảo sát ba tờ báo mạng điện tử điển hình: Vietnamnet,
VnExpress và Hà Nội mới điện tử. Từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý thông tin của biên tập viên tại các tờ báo
mạng điện tử.
Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thanh Tâm (Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, 2008) “Khai thác, xử lý tin trong chương trình Thời sự Đài
Phát thanh - Truyền hình Hải Phịng” khảo sát về hoạt động khai thác và xử
lý tin của đội ngũ phóng viên, biên tập viên của đài. Rút ra những thành công
và hạn chế về nghiệp vụ khai thác, xử lý tin. Từ đó, đóng góp một số đề xuất
và kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng khai thác, xử lý tin và nâng cao chất
lượng tin trong chương trình Thời sự.

Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu trên đây đã có những đóng
góp đáng kể đối với hoạt động tác nghiệp của nhà báo. Song qua khảo sát,
chưa có một nghiên cứu cụ thể và riêng biệt về kỹ năng thu thập và xử lý
thông tin chuyên ngành đối với nhà báo viết về lĩnh vực kinh tế, nên đề tài
nghiên cứu sẽ khơng có sự lặp lại với những cơng trình nghiên cứu khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu, đánh giá kỹ năng thu
thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo. Trong luận văn này, tác giả tập
trung vào kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của báo in.
Từ những mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ cụ
thể như sau:
6


Làm rõ một số thuật ngữ, khái niệm cũng như những vấn đề có tính
phương pháp luận có liên quan đến đề tài.
Đánh giá thực trạng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo qua
các báo khảo sát.
Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao kỹ
năng thu thập và xử lý thông tin đối với nhà báo kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Để bao quát hết những gì mà tên đề tài đặt ra
cần đề cập đến những vấn đề như xác định nguồn thu thập, phương pháp thu
thập, yêu cầu trong thu thập và xử lý, những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
thu thập và xử lý thông tin kinh tế. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu trong
luận văn này, tác giả luận văn chỉ tập trung vào kỹ năng thu thập và xử lý
thông tin kinh tế của nhà báo, còn những vấn đề khác đã được nhắc đến ở trên
sẽ được nghiên cứu trong một cơng trình ở tầm cao hơn. Theo đó, tác giả luận
văn tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thu thập và xử lý thông
tin của nhà báo kinh tế. Từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao

hiệu quả thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát trong phạm vi các nhà
báo và các bài báo chuyên ngành kinh tế ở Thời báo Kinh tế Việt Nam và Báo
Đầu tư. Đây là hai tờ báo chuyên về kinh tế hàng đầu và có uy tin ở nước ta hiện
nay. Ngồi ra tác giả cũng khảo sát, tham khảo một số cơ quan báo chí khác như
Thời báo Kinh tế Sài Gịn, Qn đội nhân dân, Kinh tế đơ thị, Tuổi trẻ…
Về thời gian khảo sát từ tháng 03/2015 đến tháng 03/2016. Đây là
khoảng thời gian mà kinh tế nước ta có nhiều sự kiện nổi bật. Đặc biệt là Việt
Nam ký các Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Nga… và Hiệp định
kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Để có thể hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành phỏng vấn
sâu 10 nhà báo chuyên viết về kinh tế bao gồm Thời báo Kinh tế Việt Nam,
7


Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Báo Quân đội nhân dân để tìm hiểu
cách thu thập và xử lý thông tin chuyên ngành của nhà báo.
Bên cạnh đó, tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với 294 nhà
báo kinh tế tại các cơ quan báo chí thuộc các loại hình khác nhau để làm rõ
hơn vấn đề.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản, quan sát trên các tác phẩm
báo chí (để tìm hiểu cách thu thập và xử lý thông tin, đánh giá độ xác thực của
thông tin).
Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận văn phỏng vấn 10 nhà báo
chuyên viết về kinh tế của Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tư, Thời báo
Kinh tế Sài Gòn và Báo Quân đội nhân dân.
Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket với các nhà báo
chuyên viết về kinh tế. Kết quả: Tổng số 350 phiếu phát ra, thu về được 294

phiếu hợp lệ. Để xử lý kết quả thu được, tác giả sử dụng phần mềm SPSS
(Statistical Package for the Social Sciences). SPSS được sử dụng rộng rãi
trong công tác thống kê xã hội. Đây là phần mềm chuyên dụng và phổ biến để
phân tích các kết quả điều tra trong mọi lĩnh vực, từ xã hội, giáo dục, kinh tế,
sản xuất kinh doanh...
Phương pháp thống kê - phân tích – tổng hợp.
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Luận văn khẳng định tầm quan trọng và hệ thống hóa
lý thuyết về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin chuyên ngành đối với nhà
báo. Từ đó, bổ sung vào lý luận báo chí.
Về mặt thực tiễn: Thơng qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá ưu điểm
và hạn chế của kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo, luận

8


văn cung cấp tài liệu tham khảo có cơ sở khoa học, góp phần giúp nhà báo có
thêm kiến thức và rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin kinh tế.
Đới với các cơ quan báo chí, luận văn có ý nghĩa trong việc tham khảo
các giải pháp để nâng cao trình độ thu thập và xử lý thông tin kinh tế của các
nhà báo.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo Tiếp cận từ lý thuyết.
Chương 2: Thực trạng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao kỹ năng
thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo.

9



CHƢƠNG 1
KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ
CỦA NHÀ BÁO – TIẾP CẬN TỪ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm
1.1.1. Thông tin và thông tin kinh tế
Theo cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” (tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên
NXB Văn hóa – Thơng tin ấn hành năm 1999) thì thơng tin được hiểu rằng:
“Truyền tin, đưa tin, báo cho nhau biết tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế
giới xung quanh”. [44, tr. 16]
Khái niệm “thông tin” được bắt nguồn từ chữ Latinh là informetio, gốc
của từ tiếng Anh là information. Hai ông Philipppe và Serge Proulx trong
cuốn sách “Bùng nổ thơng tin” giải thích rằng: khái niệm này có liên quan
đến đặc trưng Rooma, biểu hiện sự mong muốn giảng dạy, truyền đạt.
Trong lý luận báo chí, khái niệm “thơng tin” cũng đang tồn tại hai cách
hiểu. Một là, tri thức tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc
sống. Hai là sự loan báo cho mọi người biết.
Trong hoạt động báo chí, khi tìm hiểu về khái niệm thơng tin cần đặt nó
trong mối liên hệ trực tiếp với vấn đề hiệu quả, tức là ảnh hưởng trực tiếp của
thông tin đến công chúng, hướng dẫn nhận thức và giáo dục đạo đức cho họ
để họ hành động đúng đắn. Vì vậy, có thể đồng tình với định nghĩa: “Thông
tin là phần tri thức được sử dụng để định hướng, tác động đến hành động tích
cực và quản lý xã hội, thực hiện mục đích giữ gìn những đặc điểm phẩm chất,
sự hoàn thiện và phát triển hệ thống”. [40; tr. 59]
Trong các thông tin được đăng tải trên báo chí, có một mảng rất quan
trọng, đó là thông tin kinh tế. Đầu tiên, cần hiểu kinh tế là gì? Đó là “tổng thể
nói chung các hoạt động sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất cho con
người và xã hội”. [35, tr. 693] Nó liên quan đến các hoạt động sản xuất, phân
phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế

10


đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế. Thông tin kinh tế là những
thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh tế như đã nói ở trên. Thông tin bắt
nguồn từ nhu cầu giao lưu kinh tế giữa các vùng, các quốc gia. Nó phản ánh
tình trạng và kinh doanh hiện thời của tổ chức kinh tế, tới tình trạng sản xuất,
trao đổi, phân phối và tiêu dùng các loại sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ. Vì
vậy, nó có vai trị quan trọng đối với doanh nghiệp vì tất cả các thơng tin này
sẽ liên quan tới tổ chức, quản lý, điều hành ra quyết định của một doanh
nghiệp. Qua đó có thể đánh giá nhịp sống và quy mô phát triển của doanh
nghiệp, triển vọng và nguy cơ tiềm ẩn của doanh nghiệp.
1.1.2. Thu thập thơng tin kinh tế
Thu thập là hoạt động có chủ đích của con người nhằm “tìm kiếm, góp
nhặt và tập hợp lại” một vật, vấn đề nào đó [35, tr. 1258]. Thu thập thơng tin
là q trình tìm kiếm, góp nhặt và tập hợp thơng tin theo những tiêu chí cụ
thể, xác định nhu cầu thơng tin, tìm nguồn thơng tin, thực hiện tập hợp thông
tin theo yêu cầu nhằm làm rõ những vấn đề, nội dung liên quan đến lĩnh vực
nhất định. Trong báo chí, thu thập thơng tin là một hoạt động nhằm tìm kiếm,
thu gom các sự kiện, thông tin từ nhiều nguồn phát sinh khác nhau để xây
dựng, hình thành nên tác phẩm báo chí.
Thu thập thông tin kinh tế là nhiệm vụ của các nhà báo kinh tế. Họ đi
tìm kiếm, thu thập các sự kiện, thơng tin có liên quan đến lĩnh vực kinh tế từ
nhiều nguồn khác nhau để xây dựng nên tác phẩm báo chí.
Thu thập thơng tin là hoạt động có tính mục đích. Q trình thu thập
thơng tin phải giải đáp cụ thể các câu hỏi: Thông tin này thu thập để làm
gì, phục vụ cho cơng việc gì, liên quan đến những khía cạnh nào của vấn đề?
Thu thập thơng tin có tính đa dạng về phương pháp, cách thức. Tùy
theo yêu cầu về thông tin, nguồn lực mà có thể áp dụng các phương pháp,
cách thức thu thập thông tin cho phù hợp.

11


Thu thập thơng tin có thể tìm kiếm từ các nguồn, kênh thơng tin khác
nhau. Mỗi kênh thơng tin có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp
với mỗi loại thông tin cần thu thập. Việc lựa chọn nguồn thơng tin thích hợp
bảo đảm hiệu quả q trình thu thập thông tin và chất lượng của thông tin.
Thu thập thơng tin là một q trình liên tục, nhằm bổ sung, hồn chỉnh
thơng tin cần thiết.
Thu thập thơng tin chịu tác động của nhiều nhân tố về kỹ năng thu thập
thông tin, kỹ năng sử dụng các phương pháp, cách thức thu thập thông tin.
Thu thập thông tin là một khâu trong q trình thơng tin của một tổ
chức. Thu thập thông tin gắn với yếu tố đầu vào của tổ chức. Thu thập thơng
tin khơng tách rời q trình xử lý thông tin, nhằm đảm bảo thông tin cho hoạt
động của tổ chức. [5]
1.1.3. Xử lý thông tin kinh tế
Từ khái niệm “xử lý là sắp xếp và giải quyết công việc hoặc nhiệm vụ
trong điều kiện cụ thể” [50, tr. 5] trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” có thể
hiểu thuật ngữ xử lý thơng tin là một hoạt động nghiệp vụ nhằm chỉnh sửa cả
về mặt nội dung lẫn hình thức thơng tin để đảm bảo độ chính xác và hấp dẫn
của tin. Cơng việc xử lý thơng tin là cơng việc địi hỏi cần có nhiều kinh
nghiệm, sự hiểu biết về xã hội cũng như về ngôn ngữ.
Xử lý thông tin kinh tế là việc sắp xếp, phân tích các dữ liệu kinh tế có
được theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể một cách khoa học, chính xác, khách quan
nhằm cung cấp những cơ sở để xem xét, giải quyết một vấn đề kinh tế. Đó là
quá trình đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý, biên tập thơng tin theo mục đích, u
cầu xác định. Đây là công việc bắt buộc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
sử dụng thông tin, tránh sự quá tải, nhiễu thơng tin. Thơng qua việc kiểm tra
tính chính xác, tính hợp lý của các tài liệu, số liệu; hệ thống hóa, phân tích tổng
hợp số liệu, tài liệu; chỉnh lý chính xác số liệu, tài liệu để chúng phản ánh được

tình hình, xác định đúng bản chất của các sự việc, các hoạt động, từ đó đưa ra

12


các giải pháp, phương án cho các vấn đề kinh tế dưới các hình thức kiến nghị,
đề xuất sáng kiến giải quyết. Đây là khâu then chốt, phản ánh nội dung trọng
tâm hoặc kết quả cần đạt tới của quy trình thơng tin, bởi lẽ kết quả của nó là tạo
lập những thông tin mới phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh tế. Chính điều đó
làm cho hoạt động xử lý thông tin khác biệt với hoạt động lưu trữ, thư viện, bảo
tàng, mặc dù trong mọi hoạt động này đều tiến hành công tác thu thập, xử lý,
bảo quản và tổ chức sử dụng thông tin. Trong thời đại ngày nay việc xử lý
thông tin không chỉ được thực hiện bằng mỗi trí tuệ con người, mà cịn được
trợ giúp bởi nhiều thiết bị kỹ thuật ngày càng hiện đại và “thơng minh hơn”.
Điều đó cũng địi hỏi, nhà báo phải đạt tới những trình độ nhất định và ngày
càng phải tự hồn thiện mình, nâng cao tri thức chuyên môn.
Kết quả của việc xử lý thông tin trong yêu cầu hiện nay là phải góp
phần tạo ra những quyết định đúng đắn và sự năng động của cơ quan, tổ chức
trong cạnh tranh. Nó phải giúp cho các cấp quản lý đạt tới sự sáng tạo, dự báo
vấn đề nảy sinh và giải quyết các vấn đề.
Việc xử lý thơng tin cịn có khả năng tạo ra những thông tin mới hoặc
bổ sung những thông tin mà trước đó chưa được biết đến.
Chất lượng thơng tin mà người xử lý cung cấp tới đối tượng tiếp nhận
có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như trình độ, sự nhạy bén trong phân tích,
thái độ khách quan...
1.1.4. Kỹ năng
Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và đưa ra nhiều cách
định nghĩa khác nhau về kỹ năng, những định nghĩa này thường bắt nguồn từ
góc nhìn chun mơn và quan niệm cá nhân của người viết. Cụ thể như sau:
Theo PGS. TS. Lưu Xuân Mới [32], kỹ năng là sự biểu hiện kết quả thực

hiện hành động trên cơ sở kiến thức đã có. Kỹ năng là tri thức trong hành động.
Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng, kỹ năng là khả năng thực hiện có kết
quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm
đã có để thực hiện hoạt động phù hợp với những điều kiện nhất định. Kỹ năng
13


không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà là biểu hiện về năng lực
của chủ thể hành động. [41, tr. 20]
Theo A.G. Covaliov, kỹ năng là những phương thức thực hiện hành
động thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, đặc biệt là năng lực của con người mà không đơn giản là cứ nắm
vững cách thức hành động thì sẽ có kết quả tương ứng. Ta nhận thấy quan
niệm trên xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động, coi kỹ
năng là cách thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của
hành động mà con người đã nắm được. [28, tr. 13]
V.A. Cruchetxki cho rằng, kỹ năng là phương thức thực hiện hành động
đã được con người nắm vững từ trước [55, tr. 78]. Còn V.X. Cudin cho rằng,
kỹ năng là phương thức hoạt động không cần sự củng cố bắt buộc bằng luyện
tập từ trước. [28, tr. 13]. Theo các tác giả này thì chỉ cần nắm vững phương
thức hành động là con người có được kỹ năng, cịn hoạt động có kết quả hay
khơng, việc thực hiện hành động có liên quan gì đến mục đích cũng như các
điều kiện thực hiện mục đích thì lại chưa nói rõ.
“Từ điển của tâm lý học” do Vũ Dũng chủ biên, tác giả đã có một cách
hiểu khác về kỹ năng: “Năng lực vận dụng có kết quả có tri thức hành động
đã được chủ thể lĩnh hội thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”. [12, tr. 195]
Có nghĩa kỹ năng hình thành qua luyện tập, kỹ năng là một trong những năng
lực mà cá nhân có thể rèn luyện và hình thành phát triển qua quá trình học tập
thực tiễn.
Từ các quan niệm trên, tác giả luận văn đi đến kết luận: Kỹ năng là năng

lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành
động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có,
kết hợp với thao tác tư duy, năng lực hành động của cá nhân trong những điều
kiện tâm lý nhất định nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Kỹ năng gồm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng:
14


Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong
cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo
nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và
đổi mới...
Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức, đúc kết và thực
hành có tính chất nghề nghiệp. Kỹ năng cứng được cung cấp thông qua các
mơn học đào tạo chính khóa, có liên kết logic chặt chẽ, và xây dựng tuần tự.
Thời gian để có được kỹ năng cứng thường rất dài, hàng chục năm, bắt đầu từ
những kiến thức - kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông và những kiến thức
kỹ năng này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua giảng
dạy, thực hành và tự học một cách hệ thống.
1.2. Đặc trƣng loại hình báo in
Trong luận văn này, tác giả tập trung vào kỹ năng thu thập và xử lý
thông tin của báo in. Sau đây là phân tích về đặc trưng loại hình báo in:
Báo in là ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thơng tin mang tính thời
sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội. Định kỳ của báo in có nhiều loại
khác nhau như: hàng ngày, thưa kỳ (2, 3, 5 ngày một số), hàng tuần. Định kỳ
của báo in chính là sự xuất hiện theo chu kỳ đều đặn và cố định của sản phẩm
báo. Chu kỳ xuất nhiện của báo in có ý nghĩa quan trọng đối với báo in vì nó
quy định thời điểm mà cơng chúng đón nhận sản phẩm báo in.
Tính thời sự của báo in được hiểu là sự phản ánh nhanh chóng những
sự kiện mới xảy ra, vấn đề mới nảy sinh hoặc vừa mới được phát hiện trong

đời sống xã hội. Mỗi tờ báo in có cơng chúng tiếp nhận khác nhau và công
chúng thực hiện phương thức tiếp nhận theo những hướng khác nhau.
Báo in chuyển tải nội dung thông tin thơng qua văn bản in gồm: chữ in,
hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ… Toàn bộ các yếu tố thể hiện nội dung
thông tin của các tác phẩm báo in xuất hiện đồng thời trước mắt người đọc
hầu như ngay trên cùng một trang báo. Sự đồng hiện của báo in được thể hiện
15


bằng những thông tin cùng xuất hiện đồng thời trên trang báo in thơng qua
việc trình bày tổ chức trang báo, bao gồm các phần: tên chuyên mục, tiêu đề,
tít, sapơ hoặc những dịng chữ gây chú ý, tít phụ cùng sự hỗ trợ của hình vẽ,
tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ… Cơng chúng đọc một bài báo in có thể do tít và
sapơ hấp dẫn hay cũng có thể do tranh ảnh, biểu đồ minh họa gây chú ý cho
họ. Cũng chính vì vậy mà có thể nói sự đồng hiện thông tin của bài viết trên
cùng một trang báo in là một trong những lợi thế nhất định của báo in. Cơng
chúng có thể cùng lúc lướt mắt trên tồn bộ bài báo và sau đó có thể tìm
những thơng tin thú vị hoặc cần thiết cho mình. Cũng chính sự đồng hiện các
yếu tố thể hiện của một bài báo trên một trang báo cũng làm ảnh hưởng lớn
đến cơng tác biên tập nội dung tít, sapơ và phần chính văn của một bài báo in.
Do phương thức thơng tin đặc thù trên, báo in có những đặc điểm ưu việt sau:
Thứ nhất, người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin
từ báo in. Sự chủ động bao gồm từ việc bố trí thời điểm đọc, lựa chọn trình tự
đọc đến việc chủ động về tốc độ đọc, cách thức đọc khi trong tay có một tờ
báo in cụ thể. Buổi sáng người ta có thể mua một tờ báo in của một cơ quan
báo chí nào đó, đọc lướt qua các tin tức, bình luận quan trọng rồi chiều tối về
nhà mới đọc tiếp những bài báo dài và đáng quan tâm như phóng sự, phản
ánh, các loại ký… Khi đọc các tờ báo in, người ta hồn tồn có thể đọc lướt
nhanh những nội dung quen thuộc, đọc kỹ hay đọc lại những nội dung phức
tạp mà đọc lần đầu chưa rõ. Đặc điểm này tạo cho báo in khả năng thông tin

những nội dung sâu sắc, phức tạp. Nhà báo có thể trình bày, lý giải các nội
dung thơng tin với những mối quan hệ đan chéo, những biểu hiện trên nhiều
bình diện, nhiều tầng lớp khác nhau. Những thơng tin có thể được tổ chức
theo nhiều cách khác nhau mà người đọc vẫn có thể hiểu, miễn là những
thơng tin, nội dung bài viết là bổ ích, đáp ứng được nhu cầu của người đọc.

16


×