Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thu thập, đánh giá chứng cứ trong luật tố tụng hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN DUY ĐỨC

Thu thËp, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự

(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk L¾k)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN DUY ĐỨC

Thu thËp, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự

(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk L¾k)
Chun ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TUÂN

HÀ NỘI - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Duy Đức


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ
CHỨNG CỨ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM...... 8
1.1.
Khái niệm và các thuộc tính của chứng cứ ...................................... 8
1.1.1. Khái niệm chứng cứ ............................................................................. 8
1.1.2. Các thuộc tính của chứng cứ .............................................................. 10
1.1.3. Nguồn chứng cứ ................................................................................. 13
1.2.
Khái niệm, mục đích và ý nghĩa thu thập, đánh giá chứng cứ .... 16
1.2.1. Khái niệm thu thập, đánh giá chứng cứ ............................................. 16
1.2.2. Mục đích, ý nghĩa thu thập, đánh giá chứng cứ ................................. 26

1.3.
Chủ thể, trình tự, thủ tục và phương pháp thu thập, đánh giá
chứng cứ ............................................................................................. 27
1.3.1. Chủ thể thu thập, đánh giá chứng cứ .................................................. 27
1.3.2. Trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ và phương pháp thu thập,
đánh giá chứng cứ .............................................................................. 30
1.4.

Thu thập và đánh giá chứng cứ trong luật tố tụng hình sự của
một số nước trên thế giới ................................................................. 32

Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH
SỰ VỀ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK...................... 35
2.1.

Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thu thập,
đánh giá chứng cứ ............................................................................ 35


2.1.1. Thu thập, đánh giá chứng cứ là vật chứng ......................................... 35
2.1.2. Thu thập, đánh giá chứng cứ là lời khai của người làm chứng,
người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo....................................................................................... 38
2.1.3. Thu thập, đánh giá chứng cứ là biên bản hoạt động điều tra, xét
xử và các tài liệu, đồ vật khác ............................................................ 41
2.1.4. Thu thập, đánh giá chứng cứ là kết luận giám định ........................... 43
2.2.

Thực tiễn áp dụng việc thu thập, đánh giá chứng cứ trên địa

bản tỉnh Đắk Lắk.............................................................................. 45
2.2.1. Tình hình giải quyết vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây......................... 45
2.2.2. Những kết quả đạt được trong việc áp dụng quy định của pháp
luật tố tụng hình sự về thu thập, đánh giá chứng cứ trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk ...................................................................................... 47
2.2.3. Những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng quy định của pháp luật
tố tụng hình sự về thu thập, đánh giá chứng cứ trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk và nguyên nhân .................................................................... 53
Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THU THẬP, ĐÁNH GIÁ
CHỨNG CỨ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ .................... 63
3.1.
3.2.

Cải cách tư pháp và sự cần thiết nâng cao hiệu quả thu thập,
đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự .............................. 63

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu thập, đánh giá
chứng cứ trong tố tụng hình sự ....................................................... 69
3.2.1. Hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự về thu thập, đánh giá chứng
cứ trong tố tụng hình sự ..................................................................... 69
3.2.2. Các giải pháp khác ............................................................................. 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 99


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Thống kê số liệu về việc giải quyết các vụ việc hình
sự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong năm 2014

46

Bảng 2.2: Tổng hợp số liệu án hủy và sửa của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 đến 2014

48


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu tranh phịng chống tội phạm là nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa
to lớn mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra. Để thực hiện nhiệm vụ này, Nhà
nước đã áp dụng nhiều biện pháp, trong đó việc ban hành Bộ luật tố tụng hình
sự hồn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm là một
yêu cầu cấp thiết đặt ra. Ở phương diện pháp lý tố tụng hình sự, việc phát
hiện, khám phá chính xác, nhanh chóng, kịp thời mọi hành vi phạm tội khơng
để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân có ý nghĩa quan trọng trong tình hình nước ta hiện nay,
nhằm duy trì trật tự xã hội và phát triển đất nước. Muốn thực hiện tốt được
vấn đề này thì cần phải có chứng cứ. Nói cách khác, chứng cứ được coi là
phương tiện duy nhất được các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng để xác định
sự thật khách quan của vụ án. Bởi chứng cứ được coi là một trong những chế
định quan trọng trong Luật tố tụng hình sự. Chế định này vừa mang tính lý

luận, vừa mang tính thực tiễn cao. Để giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án
hình sự thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải xác định sự việc
phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội. Quá trình thực hiện hành vi
phạm tội là quá trình đã xảy ra trong quá khứ. Do vậy, muốn hình dung và tái
hiện được diễn biến của nó thì cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa vào chứng
cứ của vụ án. Vì vậy, xét về bản chất thì chứng cứ là những thơng tin, tài liệu
hay những gì có thật được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, kiểm tra và
đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng
đắn vụ án hình sự.
Thực tế hiện nay đã và đang xảy ra rất nhiều vụ án hình sự có tính chất
phức tạp, có tổ chức chặt chẽ, có tính đồng phạm cao, có sự móc nối liên hệ

1


phạm tội bằng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại... đã và đang gây
khơng ít khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Mặc dù hiện nay, Bộ
luật tố tụng hình sự nước ta đã có khái niệm về chứng cứ, quy định về thu
thập, đánh giá chứng cứ một cách rõ ràng, chặt chẽ theo một trình tự thủ tục
tố tụng nghiệm ngặt. Qua đó, các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến
hành tố tụng phải tn theo. Tuy nhiên, trong khơng ít một số vụ án hình sự
thì vẫn cịn để xảy ra oan, sai hay bỏ lọt tội phạm, mà nguyên nhân bắt nguồn
từ việc thu thập và đánh giá chứng cứ không khách quan, đầy đủ, không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nguyên tắc kiểm tra chứng cứ trong quá
trình chứng minh của các cơ quan tiến hành tố tụng, hoặc đánh giá chứng cứ
một cách phiến diện.
Cho đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, các bài viết liên
quan đến vấn đề này, nhưng hầu hết những cơng trình nghiên cứu đó chỉ
mang tính chất về mặt lý luận mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về mặt thực tiễn
trong các giai đoạn tố tụng. Hiện nay, trên địa bàn cả nước nói chung, địa bàn

tỉnh Đắk Lắk nói riêng, các cơ quan tiến hành tố tụng cịn mắc những sai sót
nhất định trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ vụ án hình sự. Do đó, việc
nghiên cứu, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ án được tiến hành trên cơ sở
của các chứng cứ và chỉ bằng cách dựa vào các chứng cứ mới làm sáng tỏ
được những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự. Thơng qua việc phát
hiện chứng cứ, xem xét và ghi nhận chứng cứ về mặt thủ tục tố tụng, kiểm tra
tính xác thực của những loại chứng cứ được bắt từ nguồn chứng cứ nào, đánh
giá chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng có thể nghiên cứu đầy đủ và tồn diện
các tình tiết của vụ án, xác định sự phù hợp của chúng với hiện thực từ đó tìm
ra chân lý khách quan của vụ án. Chính vì vậy, ở một góc độ nào đó việc chưa
đánh giá, xem xét đầy đủ, toàn diện, khách quan của chứng cứ dẫn đến hiệu
quả đấu tranh phòng và chống tội phạm còn chưa cao.

2


Với những lý lẽ trên, học viên nhận thấy cần phải nghiên cứu một cách
tồn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc thu thập,
đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự là một yêu cầu cấp thiết nhằm hiểu rõ
và tạo cơ sở cho việc thu thập và đánh giá chứng cứ.
Vì vậy, từ những lý do đã nêu trên, học viên quyết định chọn đề tài:
"Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự (Trên cơ sở số
liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy đã có một số cơng trình nghiên
cứu trực tiếp và gián tiếp về chứng cứ trong vụ án hình sự theo pháp luật tố
tụng hình sự trên các sách báo pháp lý hình sự ở trong và ngồi nước. Cịn
riêng ở Việt Nam, đáng chú ý là một số cơng trình tiêu biểu sau đây:
1/ TS. Nguyễn Ngọc Chí. Chương VII. Chứng cứ. Trong sách: Giáo
trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tập thế tác giả do TS Nguyễn Ngọc Chí chủ biên. NXB Đại học Quốc gia, Hà
Nội, 2001.
2/ TS. Trần Quang Tiệp, Chế định chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
3/ PGS. TS. Nguyễn Thủ Thanh (chủ biên). Giáo trình khoa học điều
tra hình sự. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2003.
4/ GS. TS. Đỗ Ngọc Quang, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam
(dành cho hệ đào tạo sau đại học). Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 2003.
5/ Vương Văn Bép, Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định
chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Luận án tiến sỹ Luật học,
Khoa Luật, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2013.
6/ Đỗ Văn Đương. Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự, NXB
tư pháp Hà Nội, 2007.

3


7/ Nguyễn Văn Cừ, chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam,
NXB tư pháp Hà Nội, 2005.
Tuy nhiên, ngồi những cơng trình tiêu biểu nói trên, cịn nhiều các
cơng trình khác nghiên cứu về chứng cứ nhưng cho đến nay việc nghiên cứu
về thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự cả về mặt lý luận và thực
tiếp áp dụng, cũng như đánh giá thực tiễn áp dụng trên địa bàn một tỉnh cụ thể
còn hạn chế và chưa thật sự mang tính thực tiễn cao, đặc biệt, đối với một tỉnh
có tình hình an ninh, trật tự rất cần ổn định là địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy,
việc học viên lựa chọn đề tài "Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố
tụng hình sự trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm luận
văn thạc sĩ luật học của mình là có tính cấp bách.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn có mục đích góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận các quy
định về thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự và việc áp dụng vào
thực tiễn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó đưa ra kiến nghị hồn thiện lý luận
về việc thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự, cũng như kiến nghị
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực tiễn áp dụng các hoạt động thu
thập, đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
1) Làm rõ khái niệm chứng cứ, thu thập, đánh giá chứng cứ, phân tích
các đặc điểm cơ bản của chứng cứ, thu thập, đánh giá chứng cứ.
2) Những căn cứ về thu thập, đánh giá chứng cứ trong luật tố tụng hình
sự Việt Nam;
3) Nghiên cứu so sánh với luật tố tụng hình sự một số nước trên thế
giới để rút ra nhận xét, đánh giá về thu thập, đánh giá chứng cứ;

4


4) Phân tích các quy định về thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng
hình sự Việt Nam hiện hành và đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp thu thập,
đánh giá chứng cứ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk của các cơ quan tiến hành tố
tụng, từ đó chỉ ra các tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân cơ bản;
5) Những yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu
thập, đánh giá chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là phương pháp thu thập, đánh giá
chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đã nêu, luận văn có phạm vi nghiên
cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về các quy định liên quan đến thu
thập, đánh giá chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự. (Các khái niệm,
nguyên tắc, cơ sở nghiên cứu về phương pháp thu thập, đánh giá chứng cứu,
kinh nghiệm trong hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ ở một số quốc gia),
đồng thời đánh giá thực tiễn áp dụng về biện pháp thu thập, đánh giá chứng
cứ trong một số vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó chỉ ra một số
tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân cơ bản để đưa ra những yêu cầu, giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp thu thập, đánh giá chứng
cứ trong vụ án hình sự. Đồng thời, đề xuất hoàn thiện một số quy định trong
Bộ luật tố tụng hình sự trong hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ.
5. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

5


nước ta trong đấu tranh phòng và chống tội phạm, giáo dục, cải tạo người
phạm tội. Đồng thời dựa trên những thành tựu của khoa học như: triết học,
luật hình sự, luật tố tụng hình sự, tội phạm học...
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ nội dung các biện pháp thu thập và đánh giá chứng cứ ở
cả phương diện lý luận và thực tiễn, luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở
phương pháp duy vật biện chứng. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ
thống… để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn
đề tương ứng được nghiên cứu. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào
thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự của các cơ quan tiến

hành tố tụng trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Dựa trên những phân tích, đánh giá về công tác thu thập và đánh giá
chứng cứ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và đưa ra những ngun nhân, khó khăn
cịn tồn tại, luận văn đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm hướng đến hồn
thiện về lý luận mà cụ thể là các quy định của pháp luật chưa phù hợp hiện
nay. Đồng thời thông qua những phân tích đó, luận văn cũng cho thấy rõ tình
hình thực tiễn, với những khó khăn vướng mắc trên địa bàn tỉnh, từ đó đưa ra
những kiến nghị nhằm đưa ra những phương án để nâng cao chất lượng cơng
tác đấu tranh phịng chống tội phạm của tỉnh Đắk Lắk.
7. Những điểm mới của luận văn
Với những phân tích, tổng hợp dựa trên những số liệu và tình huống
xảy ra thực tế ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk, luận văn đưa ra những đóng góp mới
về cải cách hệ thống tư pháp, sửa đổi và bổ sung những quy định của pháp
luật trong việc nâng cao vai trò của người thu thập và đánh giá chứng cứ trong
quá trình tố tụng.

6


8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm ba chương với tên gọi như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thu thập, đánh giá chứng cứ trong
Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Chương 2: Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thu thập,
đánh giá chứng cứ và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.
Chương 3: Những yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
việc thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự.


7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ
TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và các thuộc tính của chứng cứ
1.1.1. Khái niệm chứng cứ
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 nêu rõ mục đích chính của tố tụng
hình sự là “chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác,
nhanh chóng và xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt
tội phạm, không làm oan người vô tội” [20, Điều 1]. Để phát hiện và xử lý
chính xác tội phạm, việc chứng minh trong tố tụng hình sự nhằm làm sáng tỏ
các tình tiết của vụ án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Tố tụng hình sự của Nhà nước ta lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm
cơ sở của chứng cứ. Lý luận nhận thức khẳng định rằng: “Nhận thức là sự
phản ánh biện chứng tích cực, trong thế giới khách quan thì khơng có gì con
người khơng nhận thức được, chỉ có những điều chưa nhận thức được nhưng
dần dần cũng sẽ nhận thức được”. Chính vì vậy, trong vụ án hình sự, dù
người phạm tội có dùng mọi thủ đoạn tinh vi đến đâu để nhằm mục đích che
dấu hành vi của mình thì tội phạm cũng được phản ánh lại bằng những dấu
vết của nó, và trước sau dấu vết đó cũng bị phát hiện. Những dấu vết đó được
phản ánh qua các thơng tin, tài liệu phản ánh sự kiện phạm tội, phản ánh các
yếu tố khách quan, chủ quan của tội phạm và các yếu tố liên quan đến người
phạm tội. Hay nói cách khác, chứng cứ là phương tiện duy nhất được cơ quan
tiến hành tố tụng sử dụng để chứng minh trong tố tụng hình sự.
Với vai trị quan trọng như vậy trong hoạt động tố tụng, Bộ luật tố
tụng hình sự đã đưa ra khái niệm về chứng cứ như sau:


8


Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự,
thủ tục do Bộ luật này quy định mà cơ quan điều tra, viện kiểm
sát, toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay khơng hành vi
phạm tội cũng như tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết
đúng đắn vụ án [20, Điều 64, Khoản 1].
Theo đó, dựa vào chứng cứ, sự thật khách quan mới được làm sáng tỏ,
đồng thời loại bỏ những gì khơng có thật.
Như vậy, chứng cứ là những thơng tin có ý nghĩa đối với việc giải
quyết vụ án, được xác định bằng các vật chứng, lời khai của những người
tham gia tố tụng (nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng, người
bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt,
người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo), các kết luận giám định, biên bản
về hoạt động điều tra và xét xử, các tài liệu, đồ vật khác (theo khoản 2 Điều
64 Bộ luật tố tụng hình sự).
Chứng cứ vụ án phải đảm bảo được thu thập một cách kịp thời, khách
quan chẳng hạn việc xem xét hiện trường phải thể hiện được hiện trường còn
nguyên vẹn hay không nguyên vẹn, việc khám xét, khám nghiệm không được
bỏ sót dấu vết, đồ vật quan trọng liên quan đến vụ án, việc lấy dấu vết phải sử
dụng các phương tiện kỹ thuật đảm bảo không bị biến dạng, phân huỷ,… và
các chứng cứ này phải được thể hiện trên biên bản do người có thẩm quyền
đứng ra thiết lập. Các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tiếp nhận
những tài liệu, đồ vật lời khai do các tổ chức, cá nhân cung cấp và phải thể
hiện tài liệu xác định việc giao nhận, phản ánh; đồng thời phải chủ động tiến
hành xác minh, điều tra, thu thập để làm rõ vụ án.
Trong khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam, chứng cứ được phân
loại thành dựa trên các tiêu chí khác nhau:


9


* Dựa trên giá trị chứng minh của chứng cứ thì chứng cứ được chia
thành hai loại đó là: chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp;
* Căn cứ vào ý nghĩa pháp lý hình sự của chứng cứ gồm: chứng cứ
buộc tội và chứng cứ gỡ tội;
* Căn cứ vào xuất xứ của thông tin, tư liệu thu thập được, chứng cứ
được phân thành: chứng cứ gốc, chứng cứ thuật lại (hay còn gọi là chứng cứ
sao chép).
1.1.2. Các thuộc tính của chứng cứ
Xuất phát từ khái niệm chứng cứ được nêu ra trong Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003 có thể thấy các thuộc tính cần và đủ cho chứng cứ gồm: tính
khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp.
Thứ nhất, tính khách quan của chứng cứ: Đây là thuộc tính quan trọng
của chứng cứ. Chứng cứ là những gì có thật, có nghĩa rằng chứng cứ là
những thông tin, tài liệu, đồ vật tồn tại khách quan, độc lập, không phụ
thuộc vào ý thức chủ quan của con người, và những chứng cứ đó liên quan
trực tiếp đến các tình tiết của vụ án đang được chứng minh. Những người
tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng chỉ cung cấp, thu thập, nghiên cứu
chứng cứ chứ không tạo ra chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án. Tại
Điều 66 của Bộ luật tố tụng hình sự, tính khách quan của chứng cứ cịn được
gọi là tính xác thực của chứng cứ.
Trong quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
có quy định một trong các nguồn của chứng cứ là lời khai của người tham gia
tố tụng. Theo một số quan điểm cho rằng việc lấy chứng cứ là lời khai của
người tham gia tố tụng dù ít hay nhiều đều bị ảnh hưởng của những yếu tố
chủ quan, ý chí của người khai báo mà khơng thể phản ánh một cách chính
xác những thơng tin về tội phạm. Chính vì vậy các thơng tin này khơng đảm
bảo thuộc tính này của chứng cứ. Tuy vậy, về bản chất, việc cung cấp thông


10


tin là khách quan và trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan
tố tụng, vì vậy các cơ quan này cũng đồng thời phải có trách nhiệm phối hợp
việc điều tra và thu thập thông tin để xác định liệu thơng tin đó có chính xác
hay khơng. Mọi thông tin, sự vật thu thập được dù tồn tại trên thực tế, nhưng
bị xuyên tạc, bóp méo hay bị làm giả theo ý chí của chủ quan thì khơng cịn
mang tính khách quan. Và những thơng tin, tài liệu đó cũng khơng thể là
chứng cứ của vụ án.
Thứ hai, tính liên quan của chứng cứ: Tính liên quan của chứng cứ
được thể hiện ở mối liên hệ khách quan của các thơng tin, tài liệu với các tình
tiết của vụ án cần được xác định. Mối quan hệ này có thể là trực tiếp hoặc
gián tiếp. Mối quan hệ trực tiếp ở đây được hiểu là việc chứng cứ được dùng
làm căn cứ để giải quyết thực chất của vụ án, đó là những căn cứ quan trọng
và chủ yếu để xác định hành vi phạm tội, người phạm tội, lỗi của người phạm
tội, các tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với việc quyết định hình phạt,…
Mối quan hệ gián tiếp là trong trường hợp thông tin, tài liệu đó khơng thể làm
căn cứ để giải quyết thực chất vụ án, nhưng lại đóng góp một phần nhất định
vào việc chứng minh phạm tội. Chẳng hạn lời khai của người làm chứng rằng
vào thời điểm tội phạm xảy ra đã chứng kiến sự có mặt của người bị tạm giữ.
Như vậy, dù việc nhìn thấy sự có mặt của người bị tạm giữ khơng có ý nghĩa
trong việc quyết định liệu rằng người bị tam giữ có phải là người phạm tội
hay khơng, nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với các cơ quan điều tra
trong việc lập phương án điều tra làm sáng tỏ sự việc.
Trong hoạt động tố tụng, cơ quan điều tra cũng như viện kiểm sát, toà án
phải xem xét về tính liên quan của chứng cứ ở cả hai mối quan hệ này để xác
định một thông tin, tài liệu hay đồ vật liệu có được coi là chứng cứ hay khơng.
Thứ ba, tính hợp pháp của chứng cứ: Đó là sự phù hợp với các quy

định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ. Tính hợp pháp của chứng cứ

11


được thể hiện qua quá trình cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo quản theo
trình tự của pháp luật quy định. Nó được thể hiện ở các mặt sau:
* Chứng cứ được xác định bằng nguồn nhất định theo quy định của pháp
luật. Theo khoản 2 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, nguồn chứng cứ
bao gồm: (i) vật chứng; (ii) lời khai của người tham gia tố tụng; (iii) Kết luận
giám định; (iv) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật
khác. Các nguồn này phải được lưu giữ bằng nguồn tương ứng xác định.
Ví dụ: Kết quả giám định phải được thể hiện bằng văn bản, và trong
trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người phải ghi riêng ý kiến của mình
vào bản kết luận riêng (khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2003); các
trường hợp kết quả giám định thể hiện bằng ghi âm hay thu hình hoặc bằng
lời nói thì khơng được coi là chứng cứ. Trong khi đó, đối với lời khai của
người tham gia tố tụng được thể hiện trong các bản tự khai, biên bản lấy lời
khai, biên bản hỏi cung hoặc biên bản phiên toà; tất cả lời khai thu thập được
bằng cách ghi âm, ghi hình thì không được coi là chứng cứ.
* Chứng cứ phải được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật tố
tụng hình sự quy định. Tùy thuộc vào tính chất đặc điểm của chứng cứ mà Bộ
luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ để nhằm đảm
bảo được tính khách quan và giá trị chứng minh của chứng cứ.
Ví dụ: Điều 67 quy định lời khai của người làm chứng “không được
dùng làm chứng cứ những tình tiết do người bị hại trình bày, nếu họ khơng
thể nói rõ vì sao họ biết được tình tiết đó”. Hay đối với trường hợp quy định
về việc thu thập và bảo quản vật chứng, thì vật chứng phải được mơ tả đúng
thực trạng và được đưa vào hồ sơ vụ án (Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự).
Trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử có khơng ít các trường hợp

cơ quan tiến hành tố tụng thu giữ đồ vật, tài liệu khơng đúng thủ tục rồi sau
đó mới tiến hành hợp pháp hố các tài liệu đó để đưa vào hồ sơ vụ án, hoặc

12


thu thập lời khai bằng cách đánh đập, đe doạ, mớm cung… Điều này dẫn đến
các chứng cứ thu thập được bị thiếu tính hợp pháp, khơng có giá trị chứng
minh trong tố tụng hình sự, và đơi khi dẫn đến các trường hợp án oan, xác
định sai tội phạm, người phạm tội.
Tóm lại, tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp là các thuộc
tính quan trọng của chứng cứ, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ và cũng độc
lập với nhau trong việc thể hiện các khía cạnh của chứng cứ. Khi xem xét bất
cứ vật chứng, tài liệu gì để sử dụng làm chứng cứ cho vụ án thì cũng cần phải
xem xét đầy đủ ba thuộc tính này, nếu thiếu đi bất kỳ thuộc tính nào đều ảnh
hưởng nghiêm trọng đến giá trị chứng minh của chứng cứ.
1.1.3. Nguồn chứng cứ
Nguồn chứng cứ là một chế định quan trọng và cần thiết trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự, việc hiểu đúng và đầy đủ về khái niệm
nguồn chứng cứ là tiền đề nghiên cứu nguồn chứng cứ, những quy định
trong lý luận và thực tiễn.
Theo từ điểm tiếng Việt năm 1992 của Viện khoa học xã hội Việt Nam
– Viện ngôn ngữ thì nguồn được hiểu: “Là nơi bắt đầu, nơi phát ra hoặc nơi
có thể cung cấp”. Theo đó có thể nói, nguồn chứng cứ là nơi chứa đựng
chứng cứ, từ đó chứng cứ được rút ra để giải quyết một vấn đề nào đó cần
được làm sáng tỏ trong vụ án hình sự. Cũng giống như chứng cứ, nguồn
chứng cứ tồn tại song song với việc đấu tranh chống tội phạm, nó đóng vai trị
hết sức quan trọng là cung cấp chứng cứ, cung cấp thông tin để giải quyết mọi
vụ án. Đó là cách hiểu chung nhất trong phạm vi rộng lớn về nguồn chứng cứ.
Đặc biệt, trong từng quốc gia, theo từng hệ thống pháp luật... nguồn chứng cứ

được thể hiện như thế nào, bản chất ra sao, bao gồm nội dung nào? Các vấn
đề này được thể hiện khác nhau.
Hiện nay, trong khoa học pháp lý tố tụng hình sự, mặc dù nguồn

13


chứng cứ được đề cập, sử dụng từ rất lâu và đã được quy định trong Bộ luật
tố tụng hình sự nhưng chưa có một khái niệm hồn chỉnh về nguồn chứng
cứ. Để tạo nên một cách hiểu thống nhất mang ý nghĩa khoa học mà vẫn có
nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này. Nêu lên nguồn,
nói về nguồn mà khơng đưa ra khái niệm nguồn chứng cứ là gì? Hoặc có
đưa ra nhưng khơng hồn chỉnh, nhìn từ góc độ khác nhau thể hiện một cách
đơn lẻ, khơng chính xác.
Trong khoa học nói chung, khoa học pháp lý tố tụng hình sự nói riêng,
khi nói đến khái niệm thì phải nói đến tính khái quát của nó, thể hiện cho
được khái niệm đó cái gì ta cần nói. Ngun nhân của vấn đề này còn tồn tại
đến ngày nay ở chỗ nguồn chứng cứ là một khái niệm còn mới mẻ, là một vấn
đề khó, chưa được đầu tư nghiên cứu thích đáng, chưa đi vào chiều sâu của
nó, chưa thấy được vai trị, vị trí cực kỳ quan trọng của nguồn chứng cứ trong
tố tụng hình sự như thế nào.
Nguồn chứng cứ được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
Chứng cứ được xác định bằng:
* Vật chứng;
* Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
* Kết luận giám định;
* Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu đồ vật
khác [20, Điều 64, Khoản 2].

`Các nguồn chứng cứ này được dùng để nhằm mục đích tìm ra sự thật
khách quan của vụ án. Như đã phân tích, chứng cứ trong vụ án hình sự là
những gì có thật liên quan đến vụ án hình sự mà dựa vào nó, các cơ quan tiến
hành tố tụng dùng làm căn cứ để xác định có hay khơng hành vi phạm tội,

14


mức độ, tính chất của hành vi. Cịn nguồn chứng cứ chính là hình thức, nơi
chứa đựng những gì có thật liên quan đến vụ án. Nói cách khác, chứng cứ
chính là nội dung, cịn nguồn chứng cứ là hình thức chứa đựng những nội
dung đó. Chính vì vậy, nguồn chứng cứ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan
trọng để giải quyết vụ án hình sự một cách khách quan, chính xác và tuân
theo pháp luật.
Giữa chứng cứ và nguồn chứng cứ ln có mối quan hệ mật thiết
và chặt chẽ.
- Thứ nhất: Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nguồn chứng cứ
là nơi chứa đựng, cung cấp chứng cứ nên nguồn là cái chung, hay cịn gọi là
hình thức, cái bao trùm với chứng cứ. Chứng cứ là cái riêng, hay còn gọi là
nội dung, chứng cứ luôn chứa đựng trong nguồn, từ cái thật, cái thực chất có
trong nguồn. Đó là cách hiểu chung nhất giữa chứng cứ và nguồn chứng cứ.
Nguồn chứng cứ được phân thành nhiều loại, chứng cứ có thể được rút ra rừ
một nguồn hoặc nhiều nguồn khác nhau, một nguồn có thể được rút ra nhiều
chứng cừ. Trong một nguồn có thể rút ra nhiều loại chứng cứ, chứng cứ trực
tiếp hoặc chứng cứ gián tiếp; chứng cứ gốc hay chứng cứ sao chép lại, thuật
lại; chứng cứ buộc tội hay chứng cứ gỡ tội.
- Thứ hai: Nguồn chứng cứ là tiền đề của chứng cứ. Muốn có chứng
cứ trước hết phải có nguồn chứng cứ. Tức là trên thực tế phải có nguồn
chứng cứ được phản ánh lại và nguồn chứng cứ đó phải được pháp luật tố
tụng hình sự quy định. Nếu những thơng tin, tài liệu nào được rút ra ngoài

những nguồn mà luật tố tụng hình sự quy định thì khơng phải là chứng cứ
pháp lý. Nói như vậy, khơng có nghĩa có nguồn chứng cứ là có chứng cứ,
điều đó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết, nguồn đó có được phát
hiện thu thập hay không và chứng cứ được rút ra từ nguồn có đảm bảo ba
đặc điểm của nó hay không.

15


- Thứ ba: Mối quan hệ pháp lý tố tụng hình sự. Việc quy định nguồn
chứng cứ cũng như các hoạt động thu thập, bảo quản nguồn chứng cứ bởi cơ
quan tiến hành tố tụng chính là bảo vệ cho chứng cứ, để chứng cứ được rút ra
từ nguồn có giá trị pháp lý và giá trị chứng minh.
Từ những khái quát đặc điểm trên, tác giả có thể đưa ra khái niệm về
nguồn chứng cứ như sau: “Nguồn chứng cứ là nơi chứa đựng, cung cấp
chứng cứ để cơ quan tiến hành tố tụng rút ra là cơ sở cho việc giải quyết
vụ án hình sự”.
1.2. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa thu thập, đánh giá chứng cứ
1.2.1. Khái niệm thu thập, đánh giá chứng cứ
* Khái quát lịch sử những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam về thu thập, đánh giá chứng cứ
Gắn liền với luật tố tụng hình sự, hoạt động thu thập, đánh giá chứng
cứ ở nước ta đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, lịch sử thành văn
chứa đựng nhiều sử lược cho phép chúng ta khẳng định hoạt động thu thập,
đánh giá chứng cứ ở nước ta đã tồn tại trong các triều đại phong kiến cho đến
khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 được ban hành. Tuy nhiên, hoạt động
thu thập, đánh giá chứng cứ với tư cách là những bước quan trọng của quá
trình chứng minh sự thật khách quan của vụ án, được quy định cụ thể trong
các điều luật như ngày nay thì chưa có trong thời kỳ đó. Khái niệm và các quy
định về hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ đã dân được hoàn thiện qua

các giai đoạn và đến nay, được quy định trong các điều luật khác nhau chủ
yếu là luật hình sự và luật tố tụng hình sự.
Trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ra đời, việc thu thập, đánh
giá chứng cứ được tiến hành hoàn toàn bởi các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Người tham gia tố tụng, trong đó có luật sư thực hiện việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình bằng việc đọc hồ sơ, ghi

16


chép tài liệu, chứng cứ đã được ghi sẵn trong hồ sơ. Trong thời gian này, vai
trò của luật sư khá mờ nhạt, và chủ yếu việc thu thập, đánh giá chứng cứ được
thực hiện bởi một phía – đó chính là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền [31].
Ví dụ như trong thời kỳ phong kiến có nhiều bộ luật được ban hành để
duy trì quyền lực của giai cấp thống trị như: Hình Thư thời Lý, Hình
Thư thời Trần, Quốc Triều hình luật thời Lê, Hồng Việt luật lệ nhà
Nguyễn. Đặc biệt, là Quốc Triều hình luật thời Lê, Hồng Việt luật lệ
nhà Nguyễn thì giữa hai bộ luật này khơng có sự phân biệt giữa dân
luật và hình luật, tất cả sự vi phạm vào các điều luật đều bị coi là tội
phạm và bị chế tài hình sự, việc thu thập, đánh giá chứng cứ trong hai
bộ luật này khơng rõ ràng. Trong Quốc triều hình luật của nhà Lê, Điều
665 quy định: “...chỉ cần căn cứ vào lời khai của người làm chứng để
định tội...” Tức là căn cứ vào lời khai của người làm chứng để xác định
sự thật của vụ án trên cơ sở đó định tội danh, hoặc Điều 666 quy định:
“Khi lấy lời cung các phạm nhân, thì phải xét cẩn thận căn cứ vào lời
khai ban đầu...”
Năm 1954, đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam, đất nước ta tạm
thời chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng
tiến lên xã hội chủ nghĩa, miền Nam dưới sự thống trị của chế độ Mỹ - ngụy.
Đất nước lúc bấy giờ bị chia cắt thành hai miền, hai chế độ chính trị, hai pháp

luật khác nhau. Cho đến năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất và đến
năm 1976 đổi tên nước thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ
luật tố tụng hình sự Cộng hịa là Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên ở Việt Nam
do chính quyền Sài Gịn cũ ban hành với mục đích quy trì chế độ ngụy quyền
trên đất nước ta. Nhìn chung bộ luật này quy định việc thu thập hay đánh giá
chứng cứ nhưng cũng giống như các bộ luật trước đó chưa được quy định cụ
thể trong cùng một điều luật, ví dụ như Điều 181 quy định: “Vụ thẩm cứu xét

17


có hay khơng có đủ tội chứng cấu thành tội trạng nếu các sự kiện không đủ
cấu thành trọng tội, khinh tội hay tội vi cảnh hoặc nếu không đủ chứng, dự
thẩm ra án lệnh miễn tố, bị can bị tạm giam phải được phóng khích...” Trên
cơ sở các chứng cứ thu thập được vụ thẩm nghiên cứu, xem xét có đủ cơ sở
cấu thành một tội cụ thể hay không. Như vậy, hoạt động đánh giá chứng cứ đã
được quy định trong luật tố tụng Cộng hòa, Điều 185 quy định: “Nếu thấy sự
kiện cấu thành trọng tội, vụ thẩm ra lệnh chuyển giao hồ sơ và kê khai tang
vật sang Biện Lý, để gửi ngay lên Chưởng Lý Hầu đưa ra phòng luận tội”.
Khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ra đời đã đánh dấu nhiều bước
quan trọng trong quá trình thu thập và đánh giá chứng cứ. Trong đó, tại Điều
48, 49 Bộ luật này đã thừa nhận cho phép “Chứng cứ có thể do người tham
gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất kỳ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài
liệu, đồ vật và trình bày đến những vấn đề liên quan trong vụ án”.
Hoặc tại Điều 50 của Bộ luật này quy định: “Điều tra viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xác định và đánh giá mọi chứng cứ
với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp,
khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ án”.
Đồng thời quy định cụ thể các trình tự, thủ tục về việc thu thập, và đánh
giá chứng cứ, cũng như quy định về trách nhiệm và thẩm quyền của các chủ thể.

Tuy vậy, do đã được xây dựng quá lâu và trên thực tế khơng cịn phù
hợp so với bối cảnh nền kinh tế - xã hội hiện nay. Chính vì vậy, Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 ra đời và thay thế Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988.
Theo đó, các quy định và các nguyên tắc cơ bản của thu thập và đánh giá
chứng cứ vẫn được giữ nguyên nội dung, chỉ thay đổi về mặt câu chữ để chặt
chẽ hơn. Tuy nhiên, trong lần sửa đổi này, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
đã có những quy định mới, cụ thể hơn trong trình tự, thủ tục tiến hành thu
thập và đánh giá chứng cứ.

18


* Về khái niệm thu thập chứng cứ
Về phương diện lập pháp, trong Bộ luật tố tụng hình sự khơng có khái
niệm thu thập chứng cứ. Mà Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định phương thức
pháp lý để thu thập chứng cứ, đó là triệu tập, hỏi và nghe người làm chứng
trình bày, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm... Vì thế,
dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về thu thập chứng cứ. Nhiều người cho
rằng, thu thập chứng cứ là thu giữ vật chứng, dấu vết, lời khai... tức là thu
nguồn chứng cứ. Hiểu theo quan điểm này tức là đồng nhất chứng cứ với
nguồn chứng cứ sẽ dẫn đến nhiều bất cập. Chẳng hạn, khi hiểu chứng cứ đồng
nhất với nguồn chứng cứ cho nên khi thu được các nguồn chứng cứ có nghĩa
là hoạt động thu thập chứng cứ đã kết thúc, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát
sẽ làm hồ sơ vụ án và ra quyết định truy tố một cách nhanh chóng và khơng
cần thiết phải thu thập thêm bất cứ một tình tiết, sự kiện nào khác. Tác hại của
nó là dễ bỏ sót các chứng cứ, trong khi các thơng tin có giá trị chứng minh
trong nguồn chứng cứ rất nhiều, nếu biết khai thác triệt để những thơng tin đó,
thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tìm được sự thật khách quan của vụ án.
Hiện nay có nhiều quan điểm về thu thập chứng cứ. Chẳng hạn, trong
giáo trình của trường Đại học Luật Hà Nội: “thu thập chứng cứ là tổng hợp

các hành vi phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ”. Như vậy,
hiểu theo nghĩa này thì hoạt động thu thập chứng cứ chỉ bao gồm hành vi phát
hiện, thu giữ và bảo quản chứng cứ, dễ dẫn đến bỏ sót các chứng cứ hoặc khi
phát hiện thì các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ đơn giản là ghi nhận chứng cứ,
thu giữ và bảo quản nó để sử dụng khi cần thiết mà không phải là kiểm tra
chứng cứ, củng cố chứng cứ để cho nó có giá trị chứng minh vững chắc trong
vụ án. Hay, có quan điểm khác đã hiểu hoạt động thu thập chứng cứ theo
nghĩa rộng hơn. Thu thập chứng cứ bao gồm phát hiện, thu giữ, củng cố
chứng cứ, kiểm tra chứng cứ và bảo vệ chứng cứ.

19


×