ÔN TẬP SINH 11CB HỌC KÌ I
A. ĐỀ CƯƠNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở
A. dạ dày. B. ruột non. C. thực quản. D. miệng.
Câu 2: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở :
A. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non. B. Chỉ diễn ra ở dạ dày.
C. Miệng, dạ dày, ruột non. D. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
Câu 3: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở :
A. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non. B. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
C. Miệng, dạ dày, ruột non. D. Chỉ diễn ra ở dạ dày.
Câu 4: Loài nào ống tiêu hóa có manh tràng phát triển?
A. Chó, mèo. B. Gà, vit. C. Trâu, bò. D. Thỏ, hổ.
Câu 5: Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là:
A. Miệng, thực quản, dạ dày. B. Dạ dày, ruột non, ruột già.
C. Thực quản, dạ dày, ruột non. D. Miệng, dạ dày, ruột non.
Câu 6: Nơi nào trong ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật có sự hiện diện của hệ vi sinh vật?
A. Miệng, thực quản. B. Dạ cỏ, manh tràng.
C. Dạ múi khế, manh tràng. D. Dạ dày, ruột già.
Câu 7: Tiêu hóa là
A. quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.
B. quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
C. quá trình biến đổi chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
D. quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Câu 8: Trong dạ dày cơ của chim có tìm thấy cả những viên sỏi, điều này được giải thích:
A. Sỏi có hình dạng giống các loại hạt, chim ăn nhầm.
B. Sỏi là một trong các nguồn bổ sung chất khoáng cho chim
C. Dạ dày cơ của chim rất khỏe, có thể nghiền nát cả sỏi.
D. Chim nuốt các hạt sỏi vào để tăng hiệu quả nghiền hạt
Câu 9: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?
A. Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế.
B. Dạ cỏ → Dạ lá sách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế.
C. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong
D. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách
Câu 10: Quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá là:
A. Tế bào trên thành túi tiết enzym tiêu hoá ngoại bào sau đó các chất dinh dưỡng tiêu hoá dang dở tiếp tục được
tiêu hoá nội bào.
B. Thức ăn được tiêu hoá nội bào rồi tiếp tục được tiêu hoá ngoại bào.
C. Tế bào trên thành túi tiết enzym vào khoang tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn thành các chất đơn giản.
D. Thức ăn được đưa vào từng tế bào của cơ thể rồi tiết enzym tiêu hoá nội bào.
Câu 11: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?
a/ Trong ống tiêu hoá của người có ruột non. b/ Trong ống tiêu hoá của người có thực quản.
c/ Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày. d/ Trong ống tiêu hoá của người có diều.
Câu 12: Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật :
A. Không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.
B. Được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản.
C. Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.
D. Được tiêu hóa nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.
Câu 13: Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?
a/ Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.
b/ Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.
c/ Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.
d/ Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.
Câu 14: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá?
a/ Diều được hình thành từ tuyến nước bọt. b/ Diều được hình thành từ khoang miệng.
c/ Diều được hình thành từ dạ dày. d/ Diều được hình thành từ thực quản.
Câu 15: Thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn vì:
A. Thức ăn ngheo chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa nên phải ăn số lượng thức ăn lớn mới đáp ứng được nhu cầu cơ
thể.
B. Thành phần thức ăn chủ yếu là xenlulô khó tiêu hóa.
C. Thức ăn nghèo chất dinh dưỡng, nhiều các vitamin
D. Cơ thể động vật ăn thực vật thường lớn, dạ dày to.
Câu 16: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn?
a/ Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò. b/ Ngựa, thỏ, chuột.
c/ Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. d/ Trâu, bò, cừu, dê.
Câu 17: Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?
a/ Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. b/ Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
c/ Ngựa, thỏ, chuột. d/ Trâu, bò, cừu, dê.
Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ?
a/ Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn. b/ Ruột dài. c/ Manh tràng phát triển. d/ Ruột ngắn.
Câu 19: Hô hấp bằng hệ thống ống khí diễn ra chủ yếu ở:
A. Côn trùng. B. Bò sát. C. Ruột khoang. D. Thân mềm.
Câu 20: Ở sâu bọ, sự trao đổi khí diễn ra ở
A. mang. B. phổi. C. hệ thống ống khí. D. màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể
Câu 21: Ý không đúng khi giải thích vì sao da giun đất đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của cơ thể?
A. Các tế bào tiếp xúc trực tiếp với không khí thông qua hệ thống ống khí.
B. Dưới lớp da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
C. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (tỉ lệ S/V) khá lớn.
D. Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuếch tán
Câu 22: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Phổi của động vật có vú. B. Phổi và da của ếch nhái.
C. Phổi của bò sát. D. Da của giun đất.
Câu 23: Đối với các động vật đơn bào và một số động vật đa bào bậc thấp như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp,
giun đốt, sự trao đổi khí diễn ra ở
A. mang. B. màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể. C. hệ thống ống khí. D. phổi.
Câu 24: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như
thế nào?
A. Hô hấp bằng mang. B. Hô hấp qua màng tế bào.
C. Hô hấp qua da. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Câu 25: Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?
A. Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn. B. Vì nắp mang chỉ mở một chiều.
C. Vì cá bơi ngược dòng nước. D. Vì cửa miệng, thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng
Câu 26: Phần lớn quá trình trao đổi khí ở lưỡng cư được thực hiện qua
A. da. B. phổi. C. ống khí. D. mang.
Câu 27: Bộ phận nào trong hệ dẫn truyền tim có khả năng tự phát xung điện:
A. Bó his B. Mang Puôckin C. Nút nhĩ thất D. Nút xoang nhĩ
Câu 28: Nhịp tim với khối lượng cơ thể
A. Tỉ lệ thuận B. Tỉ lệ nghịch C. Gần bằng D. A và C đúng
Câu 29: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?
A. Tim → Động Mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch → Tim.
B. Tim → Động Mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim.
C. Tim → Mao mạch → Động Mạch → Tĩnh mạch → Tim.
D. Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → Động Mạch → Tim.
Câu 30: Hệ tuần hoàn hở có ở động vật nào?
A. Đa số động vật thân mềm và chân khớp. B. Các loài cá sụn và cá xương.
C. Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp. D. Động vật đơn bào.
Câu 31: Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở?
A. Tim động mạch mao mạch tĩnh mạch Tim.
B. Tim động mạch khoang cơ thể tĩnh mạch Tim.
C. Tim tĩnh mạch khoang cơ thể động mạch Tim.
D. Tim động mạch khoang cơ thể Mao mạch Tĩnh mạch Tim.
Câu 32: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy cao.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 33: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 34: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
B. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
C. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
Câu 35: Vận tốc máu cao nhất ở:
A. Tĩnh mạch B. Động mạch C. Mao mạch D. Khoang cơ thể
Câu 36: Ý nào không phải đặc tính của huyết áp?
A. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.
B. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
C. Tim dập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập và yếu làm huyết áp hạ.
D. Càng xa tim huyết áp càng giảm.
Câu 37: Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O
2
và máu giàu CO
2
là:
A. Cá xương, chim, thú. B. Lưỡng cư, thú.
C. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú. D. Lưỡng cư, bò sát, chim.
Câu 38: Hệ tuần hoàn của lưỡng cư, tim có:
A. 2 ngăn. B. 3 ngăn C. 4 ngăn chưa hoàn toàn D. 4 ngăn hoàn toàn
Câu 39: Chu kì tim ở người trưởng thành kéo dài khoảng:
A. 0,8s B. 0,08s C. 0,4s D. 0,1s
Câu 40: Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là:
A. 0,08 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,02 giây, tâm thất co 0,03 giây, thời gian dãn chung là 0,05 giây.
B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
C. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,3 giây, tâm thất co 0,1 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
D. 1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
Câu 41: Huyết áp là gì?
A. Là áp lực máu khi tác dụng lên thành mạch
B. Là tốc độ của máu khi di chuyển trong hệ mạch
C. Là khối lượng máu khi di chuyển trong hệ mạch
D. Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu của máu giữa các hệ thống mạch
Câu 42: Trật tự lan truyền xung điện trong hệ dẫn truyền tim:
1. Bó his 2. Mang Puôckin 3. Nút nhĩ thất 4. Nút xoang nhĩ
A. 1-> 2-> 3-> 4 B. 2-> 3 ->4 ->1 C. 3 ->1 ->2 ->4 D. 4 ->3 ->1->2
Câu 43: Vận tốc máu thấp nhất ở:
A. Tĩnh mạch B. Động mạch C. Mao mạch D. A và B đúng
Câu 44: Huyết áp cực tiểu xuất hiện ứng với kỳ nào trong chu kì hoạt động của tim?
A. Kì tim giãn B. Kì co tâm nhĩ
C. Kì co tâm thất D. Giữa hai kì co tâm nhĩ và co tâm thất
Câu 45: Huyết áp cực tiểu gọi là
A. Huyết áp tâm trương B. Huyết áp tâm thu C. Pha tâm nhĩ co D. Pha tâm thất co
Câu 46: Huyết áp cực đại gọi là
A. Huyết áp tâm trương B. Huyết áp tâm thu C. Pha giãn chung D. Kì tim giãn
Câu 47: Vận tốc máu biến đổi trong hệ mạch như sau:
A. mao mạch > động mạch > tĩnh mạch B. động mạch > mao mạch > tĩnh mạch
C. động mạch > tĩnh mạch > mao mạch D. tĩnh mạch > động mạch > mao mạch
Câu 48: Tổng tiết diện mạch giảm dần theo sơ đồ sau:
A. động mạch mao mạch tĩnh mạch B. tĩnh mạch mao mạch động mạch
C. mao mạch động mạch tĩnh mạch. D. mao mạch tĩnh mạch. động mạch
Câu 49: Mỗi chu kỳ hoạt động của tim diễn ra theo trật tự nào?
A. Pha co tâm nhĩ
→
pha co tâm thất
→
pha dãn chung.
B. Pha co tâm thất
→
pha co tâm nhĩ
→
pha dãn chung.
C. Pha co tâm nhĩ
→
Pha dãn chung
→
pha co tâm thất.
D. Pha dãn chung
→
pha co tâm thất
→
pha co tâm nhĩ.
Câu 50: Huyết áp cao nhất trong và máu chảy chậm nhất trong
A. Các tĩnh mạch các động mạch B. Các động mạch các mao mạch
C. Các động mạch các tĩnh mạch D. Các tĩnh mạch các mao mạch
B. ĐỀ CƯƠNG TỰ LUẬN
Câu 1: Cho biết sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào
- Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu
hóa nhờ hệ thống enzim do lizoxom cung cấp.
- Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu
hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa.
Câu 2: Ống tiêu hóa phân thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
Giúp quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả cao.
Câu 3: Tại sao nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?
Thức ăn được tiêu hóa bên ngoài tế bào, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong long ống tiêu hóa.
Câu 4: Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa.
- Trong ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa, dịch tiêu hóa bị hòa loãng với
rất nhiều nước.
- Nhờ thức ăn đi theo 1 chiều nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng
khác nhau như tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học, hấp thụ thức ăn. Trong khi đó, túi tiêu hóa không có sự
chuyên hóa như trong ống tiêu hóa.
Câu 5: Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn
thực vật.
a. Khác nhau về cấu tạo: Khác nhau về răng, khớp hàm, dạ dày 4 túi, chiều dài của ruột, ruột tịt.
b. Khác nhau về quá trình tiêu hóa
+ Thú ăn thịt xé thịt và nuốt; thú ăn thực vật nhai nghiền nát thức ăn, một số loài nhai lại thức ăn.
+ Thú ăn thực vật nhai kĩ hoặc nhai lại thức ăn, vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tham gia
vào quá trình tiêu hóa
Câu 6: Hãy liệt kê các hình thức hô hấp của động vật ở nước và ở cạn
Có 4 hình thức hô hấp chủ yếu đó là: hô hấp qua bề mặt cơ thể, hô hấp bằng hệ thống ống khí, hô hấp bằng
mang và hô hấp bằng phổi. Động vật sống dưới nước hô hấp bằng mang và qua bề mặt cơ thể. Động vật sống
trên cạn hô hấp bằng phổi, hệ thống ống khí và qua bề mặt cơ thể. Một số động vật có vú thích nghi với môi
trường nước như cá heo, cá voi vẫn hô hấp bằng phổi. Sau vài chục phút trong nước, chúng phải ngoi lên mặt
nước để hít thở không khí.
Câu 7: Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở động vật đơn bào và động vật đa bào có tổ chức thấp
được thực hiện như thế nào?
Động vật đơn bào trao đổi khí qua màng tế bào. Động vật đa bào có tổ chức thấp trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
Khí O
2
khuếch tán vào cơ thể và CO
2
khuếch tán từ trong cơ thể ra ngoài là do có chênh lệch về phân áp O
2
và
CO
2
. Quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O
2
làm cho phân áp O
2
trong tế bào thấp hơn bên
ngoài cơ thể. Quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể cũng liên tục sinh ra CO
2
làm cho phân áp CO
2
trong tế bào
luôn cao hơn bên ngoài cơ thể.
Câu 8: Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết. tại sao?
Để lên mặt đất khô ráo, giun đất sẽ nhanh chết do khí O
2
và CO
2
không khuếch tán qua da được vì da bị khô.
Câu 9: Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được thực
hiện như thế nào?
Chim hô hấp nhờ phổi và hệ thống túi khí. Phổi của chim cấu tạo từ hệ thống ống khí trong phổi, bao quanh các
ống khí là hệ thống mao mạch dày đặc. Hệ thống túi khí giúp cho không khí lưu thông qua phổi. Phổi luôn giàu
O
2
cả khi hít vào và thở ra. Phổi chim không thay đổi thể tích khi hít vào và thở ra.
Câu 10: Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim và thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát?
Vì nhu cầu trao đổi khí ở chim và thú cao hơn lưỡng cư và bò sát. Chim và thú là động vật hằng nhiệt nên cần
năng lượng để giữ cho thân nhiệt ổn định. Hơn nữa, chim và thú hoạt động tích cực nên nhu cầu về năng lượng
cao hơn. Vì vậy, bề mặt trao đổi khí của chim và thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát để đáp ứng được nhu
cầu trao đổi khí.
Câu 11: Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?
Vì có 1 đoạn máu đi ra khỏi mạch máu, đi vào khoang cơ thể.
Câu 12: Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín?
Vì máu lưu thông liên tục trong mạch kín ( qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và về tim)
Câu 13: Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm?
Tim đập nhanh, mạnh sẽ bơm 1 lượng máu lớn lên động mạch. Lượng máu lớn gây ra áp lực mạnh lên động
mạch, kết quả là huyết áp tăng lên. Tim đập chậm và yếu thì lượng máu được bơm lên động mạch ít.Lượng máu
ít nên áp lực tác dụng lên thành động mạch yếu, kết quả là huyết áp giảm.
Câu 14: Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?
Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch.Tốc độ máu thấp nhất trong mao mạch và tăng dần
từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
Câu 15: So sánh tổng tiết diện của các loại mạch
Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. Tổng tiết diện lớn
nhất ở mao mạch. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
Câu 16: Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch
Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch. Tổng tiết diện càng lớn thì tốc độ máu càng giảm, ngược lại
tổng tiết diện càng giảm thì tốc độ máu càng tăng. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tốc độ
máu giảm dần. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy với tốc độ chậm nhất.Trong hệ thống tĩnh
mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tốc độ máu tăng dần.