Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đề thi cuối học kỳ I môn Địa lý 10 sách kết nối tri thức theo chương trình 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.46 KB, 14 trang )

SỞ GD & ĐT

MA TRẬN VÀ ĐỀ THI CUỐI HKI

TRƯỜNG

MÔN: ĐỊA LÝ 10
Năm học:

I. Mục đích kiểm tra:
- Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh
căn cứ trên yêu cầu cần đạt của chủ đề Khí quyển và Thủy quyển, các phẩm chất và năng lực
chung, năng lực đặc thù của khoa học Địa lí.
- Đánh giá các kỹ năng môn học như làm việc với tranh ảnh, bản đồ, bảng số liệu và biểu đồ
nhằm khai thác thơng tin các đối tượng Địa lí.
- Đánh giá khả năng vận dụng tri thức, kỹ năng có trong chủ đề vào tình huống giả định.
- Cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của học sinh và
sự tiến bộ của người học để hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy học phù hợp.
- Ghi nhận kết quả học tập, rèn luyện của học sinh sau quá trình học tập từ giữa học kỳ I đến
cuối kỳ I đối với môn Địa lý lớp 10.
II. Ma trận đề kiểm tra:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (CUỐI HKI)
MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

1


T
T

Mạch nội


dung

1

Khí
quyển.
Các yếu
tố khí hậu
(4 tiết)

2

Thủy
quyển.
Nước trên
lục địa
(2 tiết)

3

Nước
biển và
đại dương
(2 tiết)

4

Thực
hành kỹ
năng Địa


(2 tiết)

Đặc tả yêu cầu cần đạt theo mạch nội dung

Nhận biết
CH TG

Hiểu: Trình bày được sự phân bố nhiệt độ khơng khí trên Trái Đất theo vĩ
độ địa lí; lục địa, đại dương; địa hình.
Hiểu: Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất; một số loại gió
địa phương.
Hiểu: Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
Vận dụng: Trình bày được sự phân bố mưa trên thế giới.
Biết: Nêu được khái niệm, thành phần và vai trị thuỷ quyển.
Hiểu: Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
Hiểu: Phân biệt được các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.
Hiểu: Trình bày được đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước
ngầm.
Vận dụng: Nêu được các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt.
Hiểu: Trình bày được tính chất của nước biển và đại dương.
Hiểu: Giải thích được hiện tượng sóng biển và thuỷ triều.
Hiểu: Trình bày được chuyển động của các dòng biển trong đại dương.
Vận dụng: Nêu được vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh
tế - xã hội.
Vận dụng: Liên hệ được thực tế địa phương về chênh lệch thời gian giữa
các địa điểm trên Trái Đất (Tính giờ GMT).
Vận dụng: Nhận xét được biểu đồ một số kiểu khí hậu.
Vận dụng cao: Nhận xét được bảng số liệu về một số yếu tố của khí quyển
(nhiệt độ, khí áp, gió, mưa).

Tổng
%tổng điểm

Tỉ lệ chung

2

4

4

2

2

Mức độ nhận thức
Thông hiểu Vận dụng
CH TG CH TG

VD cao
CH TG

Số CH

TG

%tổng
điểm

TN


12

12

2

2,5

14

14,5

35%

2

2

1

1,25

7

5,25

17,5%

6


6

1

1,25

7

7,25

17,5%

8

10

12

18

30%

40
100
100%

45

100


20
20
10%
50%
60%

4

8

12
15
4
8
30%
10%
40%


Lưu ý:
- Câu hỏi của bài kiểm tra định kỳ là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, trong
đó có 04 phương án trả lời và chỉ có duy nhất 01 đáp án đúng.
- Các câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn ở các cấp độ: biết, hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/01 câu; tổng điểm tối đa là 10 điểm.
*Dưới đây là đề minh họa; đáp án và hướng dẫn chấm (theo ma trận trên)
3. Đề kiểm tra:

3



SỞ GD & ĐT
TRƯỜNG

BÀI KIỂM TRA CUỐI HKI

Mơn: ĐỊA LÍ 10
NĂM HỌC

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề thi 001

Họ và tên học sinh:……………………………………………..
Lớp:……………………………………………………………..
Hãy khoanh tròn vào chữ cái cho ý trả lời đúng nhất của các câu hỏi dưới đây.
Câu 1. Thủy quyển là
A. toàn bộ lớp nước biển và đại dương.
B. toàn bộ lớp nước bên dưới lịng đất.
C. tồn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất.
D. toàn bộ lớp nước trên lục địa Trái Đất.
Câu 2. Thành phần chủ yếu chiếm tỉ trọng lớn nhất trong thủy quyển là
A. nước ngầm.
B. nước băng tuyết.
C. nước mặt và nước khác
D. nước mặn.
Câu 3. Do tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng ấm lên tồn cầu, thành phần nào
của thủy quyển có khả năng bị suy giảm?
A. nước ngầm.

B. nước mặn.
C. nước băng tuyết.
D. nước mặt và nước khác.
Câu 4. Nhận định nào sau đây khơng đúng về vai trị chủ yếu của thủy quyển đối với sự
sống trên Trái Đất?
A. Giữ ổn định nhiệt độ bề mặt đất.
B. Nơi diễn ra hiện tượng thời tiết.
C. Giúp duy trì sự sống ở trên cạn.
D. Tạo thành vịng tuần hồn nước.
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây không đúng về các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước
sơng?
A. Có 2 nhóm nhân tố là nguồn cung cấp nước và đặc điểm bề mặt lưu vực.
B. Hồ đầm, thực vật có tác dụng điều tiết và điều hịa dịng chảy của sơng.
C. Chế độ mưa và băng tuyết tan quy định chế độ nước của các con sơng.
D. Sơng có nhiều chi lưu ở vùng hạ lưu sẽ tạo điều kiện cho lũ chồng lũ.

4


Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây không đúng về nước ngầm?
A. Nước ngầm tồn tại ở dưới bề mặt đất và do nước trên mặt thấm xuống.
B. Phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, địa hình, đất đá, bốc hơi và lớp phủ.
C. Là nguồn nước ngọt quan trọng của con người trong sản xuất và sinh hoạt.
D. Tuy nhiên nước ngầm hiện nay đang bị suy giảm do biến đổi khí hậu.
Câu 7. Sự phân bố nhiệt độ khơng khí trên Trái Đất biểu hiện rõ rệt theo
A. vĩ độ địa lý, lục địa – đại dương, sông hồ.
B. lục địa – đại dương, địa hình, dịng biển.
C. vĩ độ địa lý, lục địa – đại dương, địa hình.
D. lục địa – đại dương, địa hình, sơng hồ.
Câu 8. Biểu hiện nào dưới đây không phải của sự phân bố nhiệt độ khơng khí theo vĩ độ

địa lý?
A. Nhiệt độ trung bình năm cao ở xích đạo, chí tuyến; giảm dần về cực.
B. Biên độ nhiệt độ ở xích đạo nhỏ nhất (1,8 độ C) và tăng dần về cực.
C. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ đại dương vào sâu trong lục địa.
D. Sự hình thành các vịng đai nhiệt: nóng, ơn hịa, lạnh và băng giá.
Câu 9. Phát biểu nào dưới đây không đúng về sự phân bố nhiệt độ khơng khí theo lục địa
– đại dương?
A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
B. Biên độ nhiệt độ ở đại dương nhỏ, ngược lại ở lục địa lớn.
C. Do khả năng truyền nhiệt của mặt nước chậm hơn mặt đất.
D. Do Trái Đất có dạng hình cầu chênh lệch về góc nhập xạ.
Câu 10. Nếu ở chân núi Phan-xi-pang (độ cao 3143m), người ta đo được nhiệt độ là
22,9oC. Vậy, ở đỉnh núi Phan-xi-pang sẽ có nhiệt độ là bao nhiêu độ C?
A. 3 độ C.
B. 4 độ C.
C. 4,5 độ C.
D. 3,5 độ C.
Câu 11. Gió thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo, có tính chất khơ là loại gió
nào?
A. Gió fơn.
B. Gió Đơng cực.
C. Gió Tây ơn đới.
D. Gió Mậu dịch.
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây khơng phải của gió mùa?
A. Có hai mùa gió trái ngược nhau về hướng và tính chất.
B. Phạm vi hoạt động chủ yếu ở các khu vực thuộc đới nóng.
C. Thổi xen kẽ với các loại gió thường xuyên trên Trái Đất.
D. Xuất hiện do sự nóng lên khơng đều giữa lục địa - đại dương.
5



Câu 13. Loại gió nào đang hoạt động làm cho miền Bắc Việt Nam có thời tiết lạnh, rét
dưới 18 độ C như hiện nay?
A. Gió Tây ơn đới.
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió fơn.
D. Gió mùa.
Câu 14. Các loại gió nào dưới đây mang mưa nhiều cho vùng có gió hoạt động?
A. Gió Tây ơn đới và gió fơn.
B. Gió Mậu dịch và gió fơn.
C. Gió Tây ơn đới và gió mùa.
D. Gió Mậu dịch và gió Tây ơn đới.
Câu 15. Phát biểu nào dưới đây không đúng về hoạt động của gió ảnh hưởng đến lượng
mưa?
A. Vùng nằm sâu trong lục địa mưa ít do khơng có gió từ đại dương.
B. Vùng có gió Mậu dịch hoạt động thường khơ ráo và ít có mưa.
C. Vùng có gió mùa hoạt động thường độ ẩm cao, mưa nhiều.
D. Vùng có gió Đơng cực hoạt động thường ẩm cao, mưa khá nhiều.
Câu 16. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố nhỏ dần theo vĩ độ lần lượt là
A. vùng xích đạo, vùng chí tuyến, vùng ơn đới, vùng cực.
B. vùng xích đạo, vùng ơn đới, vùng chí tuyến, vùng cực.
C. vùng ôn đới, vùng xích đạo, vùng cực, vùng chí tuyến.
D. vùng xích đạo, vùng ơn đới, vùng cực, vùng chí tuyến.
Câu 17. Bảng tin dự báo thời tiết của VTV vào ngày 25/06/2022: “Các tỉnh Bắc Trung Bộ
trong ngày có nhiệt độ trên 37 độ C và độ ẩm tương đới rất thấp do ảnh hưởng của gió Tây
Nam vượt dãy Trường Sơn, gây mưa ở sườn đón gió bên Lào và gây hiện tượng khơ nóng ở
sườn khuất gió bên nước ta. Người dân chú ý khi đi ra ngoài trong khoảng 10h sáng đến 3h
chiều và thời tiết dễ gây phát sinh hỏa hoạn, cháy nổ.”
Hiện tượng khô nóng được VTV dự báo ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong bảng tin
trên là do hoạt động của loại gió địa phương nào?

A. Gió đất, gió biển.
B. Gió fơn.
C. Gió thung lũng.
D. Gió Tây ơn đới.
Câu 18. Sự đối lập về cảnh quan thiên nhiên ở hai bên bờ Nam Mỹ: bờ đông (rừng rậm
Amazon) và bờ tây (hoang mạc Atacama) là do
A. sự khác biệt về nhiệt độ do hoạt động của gió thường xuyên.
B. sự khác biệt về lượng mưa do ảnh hưởng của gió mùa.
C. sự khác biệt về nhiệt độ do ảnh hưởng của áp thấp, áp cao.
6


D. sự khác biệt về lượng mưa do hoạt động của dịng biển.

Câu 19. Phát biểu nào dưới đây khơng đúng về độ muối của nước biển và đại dương?
A. Là thành phần quan trọng nhất của nước biển và đại dương.
B. Độ muối trung bình của biển và đại dương là 35 phần nghìn.
C. Phụ thuộc vào: lượng mưa, lượng bốc hơi và lượng nước sông.
D. Cao nhất ở xích đạo, đến chí tuyến và cực, nhỏ nhất ở ôn đới.
Câu 20. Sự phân bố có quy luật của nhiệt độ bề mặt của nước biển và đại dương là
A. Giảm dần từ cực về xích đạo.
B. Giảm dần từ xích đạo về cực.
C. Tăng dần từ xích đạo về cực.
D. Tăng dần từ ôn đới về hai cực.
Câu 21. Sóng thần là thảm họa thiên nhiên tàn khốc, gây thiệt hại lớn. Nguyên nhân chủ
yếu sinh ra sóng thần là
A. do chênh lệch về nhiệt độ, độ muối giữa các đại dương.
B. do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, lực li tâm của Trái Đất.
C. do gió là chủ yếu, gió thổi càng to thì sóng càng lớn.
D. do các hoạt động động đất, núi lửa lớn dưới đáy biển.

Câu 22. Đặc điểm nào dưới đây không đúng về hiện tượng thủy triều trên Trái Đất?
A. Là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp có quy luật hằng ngày.
B. Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.
C. Triều cường xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất thẳng hàng.
D. Ngày khơng trăng và trăng trịn là các ngày có thủy triều kém nhất.
Câu 23. Đặc điểm chuyển động của dịng biển nóng là
A. chảy từ vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp.
B. dâng cao và hạ thấp có quy luật hằng ngày.
C. sự dao động theo phương thẳng đứng.
D. chảy từ vùng vĩ độ thấp về vùng vĩ độ cao.
Câu 24. Xích đạo là khu vực mưa nhiều nhất trên thế giới là do
A. có áp thấp, dải hội tụ, diện tích đại dương, dịng biển nóng, gió mùa.
B. có áp cao, frơng, diện tích đại dương, dịng biển lạnh, gió Tây ơn đới.
C. có áp cao, dải hội tụ, diện tích đại dương, dịng biển lạnh, gió Đơng cực.
7


D. có áp thấp, frơng, diện tích đại dương, dịng biển nóng, gió Tây ơn đới.
Câu 25. Miền Tây Bắc châu Phi ven Đại Tây Dương cùng nằm ở vĩ độ như nước ta có khí
hậu nhiệt đới khơ, cịn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều chủ yếu là do
A. Tây Bắc châu Phi có hoang mạc Sahara; Việt Nam rừng rậm nhiệt đới gió mùa ẩm.
B. Tây Bắc châu Phi có gió Mậu dịch hoạt động; Việt Nam có dịng biển nóng ven bờ.
C. Tây Bắc châu Phi có áp cao, dịng biển lạnh; Việt Nam có gió mùa, dải hội tụ, frơng.
D. Tây Bắc châu Phi có áp thấp, hoang mạc; Việt Nam có gió Mậu Dịch, rừng nhiệt đới.

Câu 26. Một trong những giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt không phải là
A. Nâng cao ý thức của mỗi người sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
B. Giữ sạch nguồn nước, tránh xả rác thải, trực tiếp ra sông, suối, hồ.
C. Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn ở các con sơng, suối lớn.
D. Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong hoạt động nông nghiệp.

Câu 27. Phát biểu nào dưới đây khơng phải là vai trị chủ yếu của biển và đại dương đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội?
A. Cung cấp tài nguyên sinh vật.
B. Cung cấp tài nguyên khoáng sản.
C. Phát triển các ngành kinh tế biển.
D. Cung cấp nguồn nước sinh hoạt.
Câu 28. Khi ở Việt Nam (GMT+7) là 10 giờ ngày 20/11/2022 thì cùng lúc đó ở
A. Nhật Bản (GMT+9) là 08 giờ cùng ngày.
B. Đức (GMT+1) là 14 giờ cùng ngày.
C. Ấn Độ (GMT+5) là 12 giờ cùng ngày.
D. Anh (GMT 0) là 0 giờ cùng ngày.
Câu 29. Khi ở Berlin (Đức) (GMT +1) 12h00 ngày 1/7/2022 thì cùng lúc đó ở
A. Hà Nội (Việt Nam) (GMT +7) là 06 giờ cùng ngày.
B. Seoul (Hàn Quốc) (GMT +9) là 22 giờ cùng ngày.
C. Sydney (Úc) (GMT +11) là 0 giờ ngày 02/07/2022.
D. Los Angeles (Mỹ) (GMT -8) là 03 giờ ngày 02/07/2022.
Câu 30. Trận đấu chung kết World Cup 2022 dự kiến diễn ra lúc 18h00 ngày 18/12/2022 ở
sân vận động Lusail (Qatar) (GMT +3), vậy cùng lúc đó ở Việt Nam (GMT +7) truyền
hình trực tiếp trận đấu vào lúc
A. 08h00 ngày 18/12/2022.
B. 16h00 ngày 18/12/2022.
8


C. 21h00 ngày 18/12/2022.
D. 22h00 ngày 18/12/2022
Câu 31. Một người bạn của A ở thành phố Los Angeles (Hoa Kỳ) (GMT -8) nhắn tin với A
lúc 21h ngày 30/11/2022: “Tớ đang ở sân bay quốc tế Los Angeles , khoảng 15 tiếng nữa tớ
đến Nội Bài. Cậu ra đón tớ nhé!”. A đinh ninh rằng 12h trưa mai (ngày 01/12/2022) sẽ đi
đón bạn nhưng A đến sân bay Nội Bài thì bạn vẫn chưa hạ cánh. Em hãy giúp A biết

chính xác lúc mấy giờ, ngày nào bạn của A sẽ hạ cánh? Biết Việt Nam thuộc múi giờ GMT
+7.
A. 19h ngày 01/12/2022.
B. 11h ngày 01/12/2022.
C. 06h ngày 02/12/2022.
D. 21h ngày 02/12/2022.

Câu 32. Nhận xét nào dưới đây không đúng về biểu đồ nhiệt
độ, lượng mưa của trạm khí tượng Hà Nội?
A. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là khoảng 30 độ C
vào tháng 7.
B. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1694mm; mưa nhiều
nhất vào tháng 7.
C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là khoảng 18 độ C
vào tháng 1.
D. Chênh lệch nhiệt độ tháng cao nhất và tháng thấp nhất
khoảng 10 độ C.
Câu 33. Nhận xét nào dưới đây không đúng về biểu đồ nhiệt
độ, lượng mưa của trạm khí tượng U-pha (Nga)?
A. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là khoảng 20 độ C
vào tháng 8.
B. Tổng lượng mưa trung bình năm là 584mm; mưa nhiều
nhất vào tháng 7.
C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là khoảng -5 độ C
vào tháng 12.
D. Chênh lệch nhiệt độ tháng cao nhất và tháng thấp nhất
khoảng 15 độ C.

9



Câu 34. Nhận xét nào dưới đây đúng nhất về biểu đồ nhiệt
độ, lượng mưa của trạm khí tượng Va-len-ti-a?
A. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là khoảng 20 độ C
vào tháng 8.
B. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1416mm; mưa nhiều
nhất vào tháng 1.
C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là khoảng 8 độ C
vào tháng 1.
D. Chênh lệch nhiệt độ tháng cao nhất và tháng thấp nhất
khoảng 8 độ C.

Câu 35. Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ và lượng mưa các tháng trong năm ở trạm khí tượng Láng (TP. Hà Nội)
Tháng

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

Nhiệt độ
(oC)

16,
5

17

19,9

23,7

27,3

28,8

28,9

28,3


27,3

24,6

21,4

18,3

Lượng
mưa
(mm)

18,8

26,7

45,7

88,2

191,3

240,2

286,4

313,6

258,3


135

52,5

17,7

Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa các tháng trong năm ở trạm
khí tượng Láng (Hà Nội)?
A. Cột ghép.
B. Đường.
C. Tròn.
D. Cột và đường.
Câu 36. Cho bảng số liệu sau:
Vĩ độ địa lý và nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm ở nước ta

10


Nhận xét nào dưới đây đúng nhất về bảng số liệu trên?
A. Nhiệt độ trung bình năm nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. Bảng số liệu thể hiện sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ địa lý.
C. Nhiệt độ trung năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.
D. Nhiệt độ trung bình năm nước ta tăng dần từ Nam ra Bắc.
Câu 37. Cho bảng số liệu sau:
Bảng. Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc

Nhận xét nào dưới đây không đúng về bảng số liệu trên?
A. Nhiệt độ trung bình năm nhìn chung giảm dần từ xích đạo về cực.
B. Biên độ nhiệt độ năm có xu hướng tăng dần từ xích đạo về cực.
C. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở xích đạo, thấp nhất ở cực.

D. Biên độ nhiệt độ thấp nhất ở xích đạo, cao nhất ở cực và cận cực.

11


Câu 38. Cho bảng số liệu sau:
Bảng. Lượng mưa trung bình năm ở các vĩ độ khác nhau trên thế giới

Nhận xét nào dưới đây không đúng về bảng số liệu trên?
A. Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều theo vĩ độ.
B. Khu vực Xích đạo (từ 0 – 20o hai bán cầu) mưa nhiều nhất.
C. Khu vực ôn hòa (khoảng 30 – 60o hai bán cầu) mưa nhiều.
D. Khu vực chí tuyến mưa rất ít và hầu như khơng có mưa.

Câu 39. Cho bảng số liệu sau:
Bảng. Nhiệt độ và lượng mưa các tháng trong năm của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
12


Trạm

Hà Nội

TP. Hồ
Chí
Minh

Tháng

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt
độ (oC)

16,
5

17


19,
9

23,
7

27,3

28,8

28,9

28,3

27,3

24,6

21,4

18,3

Lượng
mưa
(mm)

18,
8


26,7

45,
7

88,2

191,
3

240,2 286,4

313,
6

258,
3

135

52,5

17,7

Nhiệt
độ (oC)

25,
8


26,7

27,
9

28,9

28,3

27,5

27,1

27,1

26,8

26,7

26,4

25,
7

Lượng
mưa
(mm)

13,
8


4,1

10,
5

50,
4

218,4

311,7

293,
7

269,8

327

266,7

116,5

48,
3

Sự khác biệt lớn nhất về nhiệt độ của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là
A. Hà Nội có biên độ nhiệt độ năm thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội có nhiệt độ tháng thấp nhất cao hơn TP. Hồ Chí Minh.

C. Hà Nội có nhiệt độ tháng cao nhất cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
D. Hà Nội có biên độ nhiệt độ năm cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
Câu 40. Đọc bảng số liệu trên (câu 39), nhận xét nào dưới đây khơng đúng về bảng số
liệu?
A. Hà Nội có nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, có lượng mưa lớn nhất vào tháng 8.
B. Mùa mưa Hà Nội từ tháng 5 đến 10, TP. Hồ Chí Minh từ tháng 5 đến tháng 11.
C. TP. HCM có nhiệt độ cao nhất vào tháng 4, có lượng mưa lớn nhất vào tháng 7.
D. Hà Nội có 04 tháng nhiệt độ dưới 18oC, TP. HCM trung bình các tháng trên 25oC.

13


4. Đáp án
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
TRƯỜNG THCS-THPT HÀ THÀNH
Môn: ĐỊA LÝ 10
NĂM HỌC 2022 – 2023
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
(Đáp án gồm 01 trang)
Mã đề thi 001
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án


1
C

2
D

3
C

4
B

5
D

6
D

7
C

8
C

9
D

10
B


11
D

12
D

13
D

14
C

15
D

16
B

17
B

18
D

19
D

20
B


21
D

22
D

23
D

24
A

25
C

26
D

27
D

28
A

29
D

30
D


31
D

32
D

33
A

34
B

35
D

36
A

37
C

38
D

39
D

40
C


14



×