Đề 11: Đánh giá qui định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng dân sự.
[Type text] Page 1
I. Khái quát chung về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng
1. Khái niệm hợp đồng dân sự
Điều 388, BLDS 2005 định nghĩa về hợp đồng dân sự như sau: “ Hợp đồng dân
sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự.” Như vậy, có thể thấy HĐDS mang các đặc điểm như sau:
Thứ nhất, HDDS là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Sự
thỏa thuận được hiểu là hành vi bàn bạc, trao đổi hay chấp nhận một vấn đề nào
đó và đi đến sự nhất trí giữa các bên. Sự thỏa thuận đó phải có sự tham gia của
ít nhất 2 bên chủ thể và phải được thể hiện ra bên ngoài bằng một hình thức
nhất định.
Thứ hai, mục đích, nội dung các thỏa thuận trong HDDS “không vi phạm điều
cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.” ( điểm b, khoản 1, điều 122
BLDS). Khi mục đích và nội dung thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các
quy định của pháp luật cũng như không trái đạo đức xãhội thì nó được thừa
nhận như luật đối với các bên giao kết hợp đồng, các bên phải thực hiện các
quyền và nghĩa vụ dân sự của mình như đã thỏa thuận. Ngược lại, nếu nội dung
của HĐDS vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội thì nó đương
nhiên bị vô hiệu tuyệt đối.
Thứ ba, khi HĐDS được thiết lập và có hiệu lực, nó mang đến cho các bên chủ
thể tham gia quan hệ hợp đồng các quyền và nghĩa vụ dân sự. Các bên chủ thể
bị ràng buộc bởi những cam kết của mình trong hợp đồng. Bên có nghĩa vụ có
trách nhiệm tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền. Nếu bên
có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng thì bị coi là vi
phạm hợp đồng và phải chịu TNDS trước bên có quyền. Do đó, nghĩa vụ dấn sự
luôn là cái có trước, còn TNDS là cái có sau. Nghĩa vụ dân sự chỉ phát sinh khi
[Type text] Page 2
HDDS được ký kết và có hiệu lực, còn TNDS chỉ phát sinh khi có hành vi vi
phạm nghĩa vụ theo hợp đồng.
II. Trách nhiệm dân sự, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng
II.1. Khái niệm trách nhiệm dân sự
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học của trường Đại học Luật Hà Nội, “
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối
với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần
cho người bị thiệt hại.” Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 không có một điều khoản
nào định nghĩa về trách nhiệm dân sự mà chỉ quy định cụ thể các loại trách
nhiệm dân sự được áp dụng trong những trường hợp cụ thể.
Dù được định nghĩa bằng cách nào, TNDS vẫn được hiểu là một loại trách
nhiệm pháp lý vì vậy, nó mang những đặc tính chung của trách nhiệm pháp lý
như luôn đi kèm với chế tài, phải được nhà nước quy định trong các văn bản
pháp luật, ngoài ra, với tính cách là một TNDS, đương nhiên nó phải mang
những đặc trưng riêng của dân sự:
- Căn cứ phát sinh TNDS phải là hành vi vi phạm pháp luật dấn sự, cụ thể hơn
là việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự;
- Chủ thể chịu TNDS ngoài người vi phạm nghĩa vụ còn có thể là người khác
như người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, pháp nhân, cơ
quan, tổ chức…
- Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu có thể là việc
phải thực hiện nghĩa vụ, thwujc hiện đúng và thực hiện đủ nghĩa vụ và nếu
có thiệt hại thực tế xảy ra từ sự vi phạm đó thì sẽ phát sinh thêm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại.
II.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng
[Type text] Page 3
Trong từ điển thuật ngữ luật học hay trong giáo trình luật dân sự cũng như
BLDS việt nam 2005 không có một định nghĩa rõ ràng về trách nhiệm dân sự
do vi phạm hợp đồng. Ở BLDS 1995 và 2005 đã quy định về TNDS nói chung
đã bao gồm cả những quy định về TNDS ngoài hợp đồng và trong hợp đồng.
Và TNDS do vi phạm nghĩa vụ. Cần hiểu là TNDS do vi phạm nghĩa vụ ở đây
là trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng ( vì hợp đồng là
nguồn cơ bản và chủ yếu để làm phát sinh các nghĩa vụ). Nên chúng ta sẽ áp
dụng những quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ để điều chỉnh
các trường hợp vi phạm hợp đồng.
TNDS do vi phạm hợp đồng là một loiaj trách nhiệm pháp lý, TNDS nói chung,
vì vậy, nó màg đầy đủ những đặc điểm của TNDS nói chung, bên cạnh đó còn
có một số đặc điểm riêng biệt:
- Vì là trách nhiệm dân sự trong hợp đồng nên tất yếu giữa hai bên trong quan
hệ phải tồn tại một hợp đồng cụ thể và hợp đồng này phải có hiệu lực. nếu
hợp đòng vô hiệu thì không thể có trách nhiệm dân sự phát sinh và nếu có
phát sinh thì sẽ là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
- TNDS do vi phạm HĐ chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ.
Bất kể đó là nghĩa vụ gì thì chỉ cần bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình trước bên có quyền đều bị coi là
hành vi vi phạm hợp đồng và phải ganh chịu những hậu quả pháp lý phát
sinh do hành vi vi phạm của mình gây ra.
- TNDS do vi phạm HĐ chỉ phát sinh giữa những chủ thể nhất định, đó là
giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng( trừ hợp đồng dc ký kết vì lợi ích
củ ngừi thứ 3). Các bên có nghĩa vụ thường là bên phải gánh chịu nghĩa vụ
dân sự sau này, và bên có quyền thường là bên bị vi phạm.
- Mức độ phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi của bên vi phạm trước bên bị
vi phạm không chỉ phụ thuộc vào các quy định của pháp luật , vào thiệt hại
[Type text] Page 4
thực tế xảy ra mà còn phụ thuộc vao thỏa thuận trong HĐ. Tùy theo sự thỏa
thuận giữa các bên và hậu quả của sự vi phạm mà có các chế tài khác nhau
được áp đặt lên người chịu TNDS. Cơ bản nhất, khi có sự vi phạm nghĩa vụ
trong hợp đồng, chế tài buộc phải thực hiện , thực hiện đúng và th đầy đủ
nghĩa vụ ngay lập tức sẽ được áp đặt, trong trường hợp có phát sinh thêm
thiệt hại thì chế tài bồi thường thiệt hại được áp đặt. Còn nếu 2 bên thỏa
thuận về việc phạt HĐ thì chỉ cần có sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng,
chế tài phạt HĐ sẽ phát sinh.
Theo quan điểm của tôi, việc có những quy định riêng về TNDS do vi phạm
hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Vì sâu
xa, mục đích của việc áp đặt chế tài lên người vi phạm những nghĩa vụ trong
HĐ là để khôi phục lại những quyền mà bên bị vi phạm nghĩa vụ sẽ được
hưởng theo HĐ, nghĩa là chế định này có nhiệm vụ bảo vệ những quan hệ HĐ
do luật dân sự điều chỉnh, góp phần củng cố pháp luật HĐ. Như vậy, TNDS do
vi phạm hợp đồng có thể được hiểu như sau: “ TNDS do vi phạm hợp đồng là
một loại trách nhiệm pháp lý mang tính chất tài sản do quy định của pháp luật
hoặc thỏa thuận trong HĐ áp dụng cho bên vi phạm nghĩa vụ trong HĐ nhằm
đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bên bị vi phạm.”
III. Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng.
[Type text] Page 5