Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Tìm hiểu điển lệ triều Nguyễn qua Quốc triều yếu điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

THÁI TRUNG SỬ

TÌM HIỂU ĐIỂN LỆ TRIỀU NGUYỄN QUA
QUỐC TRIỀU YẾN ĐIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN CÔNG VIỆT

HÀ NỘI – 2008


MC LC
phần mở đầu ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 3
2. Đối t-ợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4
2.1. Đối t-ợng nghiên cứu ..................................................................................... 4
2.1. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 4
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5
6. Đóng góp chủ yếu của đề tài ................................................................................. 5
7. Bố cục luận văn ..................................................................................................... 5
ch- ơng i: những cơ sở quan trọng cho việc xây Dựng và ban
hành hệ thống điển lệ d- ới triều nguyễn ........................................ 6
1. Khái niệm Điển Lệ: ............................................................................................... 7
2. Cở sở từ việc phân định và quản lý các đơn vị hành chính.................................... 8
2.1. Việc phân định đơn vị quản lý hành chính d-ới triều Gia Long ................... 8


2.2. Những thay đổi về địa hạt hành chính d-íi triỊu Minh MƯnh ..................... 10
3. C¬ së tõ viƯc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà n-ớc ................................... 12
3.1. Tổ chức bộ máy hành chính d-ới thời Gia Long .......................................... 12
3.2. Tổ chức bộ máy hành chính d-íi triỊu Minh MƯnh ..................................... 13
3.2.1. C¬ cÊu tỉ chøc bộ máy quản lý nhà n-ớc ở trung -ơng ........................ 14
3.2.2. Các cơ quan chính quyền ở địa ph-ơng ................................................ 21
3.3. Những nguyên tắc hoạt động cơ bản của bộ máy nhà n-ớc ......................... 25
3.4. Vấn đề đào tạo và sư dơng quan l¹i d-íi triỊu Ngun ............................... 29
3.4.1. ChÕ ®é nhiƯm cư .................................................................................... 29
3.4.2. ChÕ ®é khoa cư ...................................................................................... 29
3.4.3. Chế độ tiến cử (Bảo cử) ......................................................................... 30
3.5. Vấn đề xây dựng và ban hành văn bản pháp luật ......................................... 31
Ch- ơng 2: Tìm hiểu những điển lệ quan träng cđa triỊu
ngun trong Qc triỊu u ®iĨn .................................................... 33
1. Khảo sát tác phẩm ............................................................................................... 33
1.1. Giới thiệu một số sách biên soạn theo thể điển lệ của triều Nguyễn. .......... 33
1.1.1. Sách đ-ợc biên soạn theo chỉ dụ của Hoàng đế: .................................. 33
1.1.2. Sách do tổ chức, cá nhân tổ chức biên soạn. ........................................ 34
1


2. Khảo sát văn bản Quốc triều yếu điển. ................................................................ 35
2.1. Vấn đề tác giả và niên đại Quốc triều yếu điển............................................ 35
2.2. Những vấn đề về văn bản.............................................................................. 35
2.3. Bố cục của tác phẩm: .................................................................................... 35
3. Tìm hiểu điển lƯ qua triỊu Ngun qua t¸c phÈm Qc triỊu u điển ............... 36
3.1. Một số văn bản quản lý nhà n-íc triỊu Ngun xt hiƯn trong Qc triỊu
u ®iĨn ............................................................................................................... 36
3.2. Hệ thống điển lệ phân loại theo Lục bộ ....................................................... 38
3.2.1. Những điển lệ thuộc lĩnh vực của Bộ Lại .............................................. 38

3.2.2. Những điển lệ thuộc lĩnh vực của Bộ Hộ .............................................. 64
3.2.3. Những điển lệ thuộc lĩnh vực của Bộ Binh ............................................ 66
3.2.4. Những điển lệ thuộc lĩnh vực của Bộ Công ............................................... 81
3.2.5. Những điển lệ thuộc lĩnh vực của Bộ Lễ ............................................... 82
3.2.6. Những điển lệ thc lÜnh vùc cđa Bé H×nh ........................................... 87
KÕt ln.............................................................................................................. 91
Th- mục tài liệu tham khảo .................................................................... 92
Phụ lục ................................................................................................................ 94
Tuyển dịch một số phần trong Quốc triều yếu điển .................. 94

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề nghiên cứu về triều Nguyễn ngày càng đƣợc chú trọng. Trong thời
gian vừa qua đã có nhiều bài nghiên cứu, nhiều cuộc thảo hội thảo khoa học nhằm
đánh giá lại vai trò của các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn trong lịch sử phát
triển của dân tộc, mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhƣng về cơ bản đã có sự
thống nhất ở một số điển nhƣ vai trò của nhà Nguyễn trong việc mở rộng cƣơng
giới lãnh thổ.
Một trong những thành tựu lớn của triều Nguyễn là để lại cho hậu thế nguồn
tƣ liệu Hán Nôm cực kỳ đồ sộ. Hệ thống tƣ liệu này ghi chép lại tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội nhƣ văn học, luật pháp, lịch sử… là nguồn tƣ liệu quan trong
cho quá trình nghiên cứu lịch sử dân tộc nói chúng và lịch sử triều Nguyễn nói
riêng.
Trọng hệ thống thƣ tịch Hán Nơm của triều Nguyễn hiện có một phần rất lớn
là các văn bản ghi chép lại những điển lệ, tìm hiểu nghiên cứu các văn bản này có
ý nghĩa quan trọng cho việc nghiên cứu về điển chƣơng chế độ của nhà Nguyễn.
Quốc triều yếu điển 國 朝 要 典 là văn bản ghi chép lại những điển lệ quan

trọng của triều Nguyễn, từ Gia Long nguyên niên (1802) đến Tự Đức thứ 20
(1867). Tìm hiểu điển lệ trong Trong Quốc triều yếu điển sẽ góp phần làm sáng rõ
các điển chƣơng chế độ của nhà Nguyễn, là cơ sở cho quá trình nghiên cứu các vấn
đề khác về triều Nguyễn.
Với ý nghĩa đó chúng tơi đã chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là
Tìm hiểu điển lệ triều Nguyễn qua Quốc triều yếu điển.

3


2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hệ thống điển lệ của triều Nguyễn từ năm
Gia Long thứ nhất (1802) đến năm Tự Đức thứ 20 (1867) qua văn bản Quốc triều
yếu điển. Hệ thống điển lệ này
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ đi tƣợng nghiên nghiên cứu chúng tôi xác định phạm vi nghiên
cứu của đề tài đi sâu vào những điển lệ quan trọng có tính phổ quát anh hƣởng trực
tiếp đến đời sống xã hội của triều Nguyễn mà thể hiện chủ yếu của nó là các điển
lệ thuộc lĩnh vực của Lục bộ. Vì thế chúng tôi lấy các điển lệ thuộc lĩnh vực của
Lục bộ làm phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu điển lệ triều Nguyễn thông qua việc phân loại các điển lệ theo lĩnh
vực, nội dung và hình thức của nó, từ đó thấy đƣợc những vấn đề quan trọng đƣợc
nhà Nguyễn đặc biệt chú trọng trong quá trình cai trị đất nƣớc của mình.

4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong q trình tìm hiểu chúng tơi thấy, đã có một số cơng trình nghiên cứu
về điển lệ dƣới những góc độ khác nhau. Trong cuốn Lược khảo Hoàng Việt luật lệ

tác giả Nguyễn Q. Thắng đã lƣợc khảo cuốn sách và giới thiệu một số điều luật
quan có ý nghĩa trong việc xây dựng pháp luật của chúng ta hiện này. Trong cuốn
Văn bản quản lý nhà nước thời Nguyễn (giai đoạn 1802-1884) tác giả Nguyễn Thị
Phụng đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề văn bản hành chính nhà Nguyễn và có đề
cập đến một số chế độ của nhà Nguyễn. Trong cuốn Cải cách hành chính dưới
triều Minh Mệnh tác giả Nguyễn Minh Tƣờng cũng có đề cập đến một số quy định
trong việc tuyển chọn quan lại dƣới triều Minh Mệnh. Song nguồn tƣ liệu để các
tác giả tiến hành nghiên cứu chủ yếu dựa vào các bộ sách hội điển lớn nhƣ, Hoàng

4


Việt luật lệ, Đại Nam hội điển sự lệ, Minh Mệnh chính u…,chƣa có cơng trình
lấy Quốc triều yếu điển là nguồn tƣ liệu để nghiên cứu và cũng chƣa thấy có cơng
trình nào lấy điển lệ triều nguyễn làm đối tƣợng chuyên biệt để nghiên cứu cả.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi đã vận dụng kết hợp nhiều phƣơng
pháp: phƣơng pháp nghiên cứu văn bản học, phƣơng pháp thống kê, phân loại, so
sánh, tổng hợp...

6. Đóng góp chủ yếu của đề tài
Với đề tài này chúng tơi thấy có những đóng góp chủ yếu nhƣ sau:
Lần đầu tiên điển lệ của triều Nguyễn trong Quốc triều yếu điển đƣợc tìm
hiểu một cách chuyên biệt, có hệ thống các điển lệ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm nguồn tƣ liêu bổ trợ cho việc nghiên cứu
các vấn đề liên quan đến triều Nguyễn.

7. Bố cục luận văn
Bố cục luận văn gồm 3 phần:

- Phần mở đầu
- Chương I: Những cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và ban hành hệ
thống điển lệ dƣới triều nguyễn.
Ở chƣơng này chúng nghiên cứu nhƣng cơ sở cơ bản cho việc xây dựng và
ban hành điển lệ dƣới triều Nguyễn. Chúng tơi đi sau tìm hiểu 2 yếu tố cơ bản, một
là việc phân định và quản lý các đơn vị hành chính, vấn để tổ chức và vạn hành của
bộ máy nhà trƣớc dƣới triều Nguyễn.
- Chương II: Tìm hiểu điển lệ triều Nguyễn qua Quốc triều yếu điển
Ở chƣơng này chúng tôi tiến hành khảo sát văn bản, phân loại điển lệ theo
lĩnh vực từ đó rút ra những kết luận.
- Phần kết luận
- Phần phụ lục gồm 2 phục lục.

5


CHƢƠNG I:

NHỮNG CƠ SỞ QUAN TRỌNG CHO VIỆC XÂY DỰNG VÀ
BAN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỂN LỆ DƢỚI TRIỀU NGUYỄN
Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng và cũng là mẫu hình chế độ
quân chủ chuyên chế tuyệt đối ở Việt Nam. Xung quanh vấn đề về triều đại này
còn có nhiều quan điểm khác nhau, song khi đánh giá về những thành tựu của triều
đại này thì đa số các ý kiến trùng khớp nhau.
Một trong những thành tựu lớn mà triều Nguyễn đã để lại là xây dựng đƣợc
một hệ thống pháp luật tƣơng đối hoàn chỉnh làm phƣơng tiện cho hoạt động quản
lý và điều hành đất nƣớc.
Ngay từ khi mới lên ngôi, Gia Long đã nhận thấy vai trò quan trọng của
pháp luật trong hoạt động quản lý và điều hành đất nƣớc, vì thế ơng đã cho biên
soạn bộ Hoàng Việt luật lệ. Đặc biệt dƣới triều Minh Mệnh, với ý thức muốn xây

dựng nhà Nguyễn trở thành một triều đại quân chủ chuyên chế tập quyền tuyệt đối,
Minh Mệnh đã từng bƣớc tiến hành cuộc cải cách hành chính trên quy mơ rộng
lớn. Bởi thế vấn đề kiện toàn hệ thống văn bản luật, phƣơng tiện quan trọng cho
q trình cải cách hành chính, ngày càng đƣợc chú trọng đề cao. Minh Mệnh rất
chú trọng cơng việc sƣu tập và hệ thống hố luật lệ, tiếp tục cho biên soạn những
bộ sách luật quan trọng nhƣ Minh Mệnh chính yếu và Khâm định Đại Nam hội điển
sự lệ chính biên,….
Mục đích của việc xây dựng hệ thống pháp luật nhằm phục vụ cho hoạt động
quản lý nhà nƣớc. Trong quá trình xây dựng pháp luật, các cơ quan nhà nƣớc vừa
là chủ thể ban hành, vừa là ngƣời triển khai thực hiện nó. Bởi thế muốn tìm hiểu hệ
thống điển lệ, chúng ta cũng cần phải nắm rõ tổ chức, nguyên tắc hoạt động của bộ
máy nhà nƣớc triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1866).
Hệ thống điển lệ sau khi đƣợc ban hành sẽ đƣợc đƣợc chuyển giao từ cơ
quan trung ƣơng đến địa phƣơng và ngƣợc lại để thi hành. Quá trình này liên quan

6


đến vấn đề phân định và tổ chức các đơn vị hành chính của triều Nguyễn, chính vì
thế trong q trình tìm hiểu điển lệ triều Nguyễn chúng ta cũng cần quan tâm vấn
đề này.
Đây chính là lý do để có chƣơng viết này.

1. Khái niệm Điển Lệ:
Theo Từ nguyên, Điển có những nghĩa chính sau đây: 1. Thƣờng đạo, chuẩn
tắc; 2. Chế độ, phép tắc; 3. Nghi tiết trọng đại; 4. Sổ sách ghi chép lại những điển
trọng yếu của phép tắc, điển chƣơng chế độ…
Lệ có nghĩa là ví, điều lệ quy trình, phép tắc chuẩn mực phỏng theo.
Theo Từ điển Hán Việt Đào Duy Anh, lệ có nghĩa là lấy cái này làm mẫu
mực cho cái kia gọi là lệ.

Vậy theo nghĩa gốc của từ điển chúng ta có thể tạm hiểu Điển lệ là hệ thống
điển pháp, quy chuẩn quan trọng về điển chương chế độ của nhà nước được ghi
chép vào sách vở mà mọi người lấy đó làm mẫu mực làm theo. Nói một cách ngắn
gọn hơn thì Điển lệ là những quy định do nhà nước ban bố được ghi chép vào sách
vở.
Mục đích của đề tài là tìm hiểu Điển lệ, đối tƣợng để tìm hiểu là văn bản
Quốc triều yếu điển. Quốc triều yếu điển là văn bản ghi lại các điển lệ quan trọng
của triều Nguyễn từ Gia Long nguyên niên đến Tự Đức thứ 19.
Nhƣ vậy phạm vi tìm hiểu của luận văn này là rất rộng, gồm tất cả những
quy định mà triều Nguyễn đã ban bố trong giai đoạn từ năm Gia Long nguyên niên
điến năm Tự Đức thứ 19 đƣợc ghi chép trong Quốc triều yếu điển.
Những quy định triều Nguyễn ban bố lại đƣợc thể hiện dƣới nhiều thể loại
văn bản quản lý nhà nƣớc, có thể là Luật, Chiếu, Lệ, Chỉ, Du… Đó là những văn
bản quản lý nhà nƣớc và đều đã đƣợc biên soạn, ghi chép lại trong những bộ sách
lớn của triều Nguyễn, nhƣ Hồng Việt luật lệ, Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam
thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ…
Trong lịch sử phong kiến nƣớc ta, các triều đại đều chú trọng xây dựng cho
mình một hệ thống điển lệ, theo sự phân loại hiện nay có thể gọi nó là hệ thống văn
7


bản quy phạm pháp luật, làm công cụ cho hoạt động quản lý nhà nƣớc, nhằm điều
chỉnh các mối quan hệ trong xã hội.

2. Cở sở từ việc phân định và quản lý các đơn vị hành chính
2.1. Việc phân định đơn vị quản lý hành chính dưới triều Gia Long
Dƣới triều vua Gia Long, đất nƣớc Việt Nam đã đƣợc thống nhất về mặt
lãnh thổ từ Mục Nam quan đến Mũi Cà Mau. Song do những điều kiện lịch sử nhất
định mà trong một thời gian dài, triều Nguyễn đã áp dụng "chế độ quân quản" thể
hiện ở chỗ chế độ hành chính nhiều cấp. Từ trung ƣơng phải qua 2 trấn thành Gia

Định và Bắc Thành rồi mới đến tỉnh, trấn. Ở mỗi trấn, dinh lại phải qua phủ huyện
làm trung gian rồi mới đến tổng, xã. Nhiều nơi giữa tổng và xã lại có một đơn vị
trung gian nữa rồi mới đến làng, thôn, trang, ấp…
Riêng từ Thanh Hố đến Bình Thuận đơn vị hành chính lại đƣợc phân chia
theo kiểu quân khu, lấy Quảng Đức, nơi đóng đơ của triều đình trung ƣơng làm
trung tâm rồi đặt 2 cánh Tả, Hữu (Tả dực, Hữu dực). Hữu dực có Quảng Bình,
Quảng Trị; Tả dực có Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tả dực, Hữu dực kết hợp với
Quảng Đức tạo thành 5 tỉnh Trực lệ. Trong 5 Trực lệ thì Quảng Đức là trung tâm,
4 Trực lệ cịn lại đƣợc chia thành Tả trực (Nam – Ngãi) và Hữu trực (Bình - Trị).
Ngồi 5 tỉnh Trực lệ, thời kỳ này cịn có Tả kỳ và Hữu kỳ. Tả kỳ gồm những
tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận; Hữu kỳ gồm các tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh.
Việc phân chia địa hạt hành chính có đƣợc nâng thêm bột bƣớc nhƣng về cơ
bản gần nhƣ giữ nguyên theo cách tổ chức của chúa Nguyễn ở miền Nam và của
triều Lê – Trịnh ở miền Bắc.
Địa hạt hành chính của cả nƣớc về cơ bản đƣợc chia làm 3 vùng khác nhau
là khu vực Kinh kỳ, Bắc Thành và Gia Định thành. Ngồi Kinh kỳ ra cịn lại tồn
bộ đất nƣớc đƣợc chia làm 23 doanh, trấn. Đứng đầu mỗi doanh là 1 Lƣu Thủ, phụ
tá Lƣu Thủ có các chức Cai Bạ, Ký Lục, đứng đầu mỗi trấn là Trấn Thủ, giúp việc
Trấn Thủ có các chức Hiệp Trấn và Tham Hiệp.

8


Năm Mậu Thìn (1808), Gia Long cho đổi Gia Định trấn làm Gia Định thành
trong đó doanh Phiên Trấn đổi thành trấn Phiên An, doanh Trấn Biên đổi thành
trấn Biên Hoà, doanh Vĩnh Trấn đổi làm trấn Vĩnh Thanh, doanh Trấn Định đổi
thành trấn Định Tƣờng.
Mỗi trấn, doanh bao gồm nhiều phủ, mỗi phủ chia thành từ 4 đến 7 huyện,
mỗi huyện chia thành từ 8 đến 14, 15 xã. Riêng đối với vùng dân tộc thiểu số miền
núi và vùng biên giới vẫn chia thành các châu nhƣ trƣớc kia và giao cho các Tù

trƣởng thiểu số nắm giữ. Mỗi phủ có Tri phủ, mỗi huyện có Tri huyện, ở châu có
Tri châu và tại mỗi xã có Xã trƣởng cai trị.
Đứng đầu mỗi trấn là một viên võ quan chức Trấn thủ, giúp việc có 2 viên
quan văn chức Hiệp trấn và Tham hiệp. Ở mỗi trấn cũng nhƣ Thừa Thiên phủ có 2
Ty: Tả thừa và Hữu thừa. Hai Thừa này chia thành 6 phòng: 3 phòng thuộc Ty Tả
thừa là Lại – Binh – Hình; 3 phòng thuộc Ty Hữu thừa là Hộ – Lễ – Công. Đứng
đầu Ty là chức Thông phán, Kinh lịch; thuộc viên có Câu kê 1 ngƣời, Cai hợp 1
ngƣời, Thủ hợp 3 ngƣời và 25 Thƣ lại.
Trong 27 doanh trấn cả nƣớc đƣợc phân bố địa hạt quản lý nhƣ sau: Triều
đình Trung ƣơng trức tiếp nắm đất Kinh kỳ (gồm 4 doanh) và 7 trấn là: Thanh
Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Khƣơng và Bình Thuận.
Ngoài ra thiết lập 2 thành là Bắc Thành và Gia Định Thành. Bắc Thành lại đƣợc
chia làm 5 nội trấn là Sơn Nam Thƣợng, Sơn Nam Hạ, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải
Dƣơng và 6 ngoại trấn là Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, An
Quảng, Hƣng Hoá. Gia Định Thành đƣợc chia làm 5 trấn là Phiên An, Biên Hoà,
Vĩnh Thanh, Định Tƣờng và Hà Tiên.
Việc phân bố địa hạt quản lý hành chính dƣới thời Gia Long (từ 1801 trở đi)
đƣợc khái quát nhƣ bảng sau:
Triều đình Trung ương

Trấn Bắc Thành

Trấn Gia Định Thành

- Kinh kỳ (4 doanh):

- 5 Nội trấn:

- 5 trấn:


1. Quảng Bình

1. Sơn Nam Thƣợng

1. Phiên An

2. Quảng Trị

2. Sơn Nam Hạ

2. Biên Hoà

9


3. Quảng Đức

3. Kinh Bắc

3. Vĩnh Thanh

4. Quảng Nam

4. Sơn Tây

4. Định Tƣờng

- 7 trấn:

5. Hải Dƣơng


5. Hà Tiên

1. Thanh Hoá

- 6 Ngoại trấn:

2. Nghệ An

1. Thái Nguyên

3. Quảng Ngãi

2. Lạng Sơn

4. Bình Định

3. Tuyên Quang

5. Phú Yên

4. Cao Bằng

6. Bình Khƣơng

5. An Quảng

7. Bình Thuận

6. Hƣng Hố


Mỗi thành đặt dƣới quyền 1 viên Tổng trấn, giúp việc Tổng trấn có 1 Hiệp
Tổng trấn, sau đổi thành Phó Tổng trấn.
Viên Tổng trấn có quyền lực rất lớn, "Phàm những việc cắt cử bãi quan, xử
kiện tụng, đều đƣợc tuỳ tiện mà làm rồi sau đó mới tâu lên"
Tại trấn Bắc Thành, năm 1802 bên cạnh việc đặt chức Tổng trấn, Gia Long
cho thiết lập 4 Tào: Hộ, Binh, Hình, Cơng chuyên phụ trách riêng về các mặt kinh
tế, chiến tranh, pháp luật. Còn ở Gia Định Thành mãi đến năm 1813 mới đặt 4 Tào
này.
2.2. Những thay đổi về địa hạt hành chính dưới triều Minh Mệnh
Việc phân định các địa hạt hành chính dƣới triều Gia Long ngày càng bộ lộ
nhiều hạn chế, ảnh hƣởng đến việc cai trị của nhà Nguyễn. Chế độ Tổng trấn tạo
cho các viên quan Trổng trấn có một quyền hành rất lớn trong tay, đó là nguy cơ
cho việc tiếm quyền, cục bộ. Hoạt động quản lý nhà nƣớc từ trung ƣơng đến đến
các địa phƣơng ở Bắc thành và Gia Định thành vì thế mà bị hạn chế. Bộ máy hành
chính nặng tính qn quản ngày càng tỏ ra khơng phù hợp với những biến đổi của
hoàn cảnh mới. Những yếu tố trên đã đƣa đến một cuộc cải cách quy mô lớn trong
việc phân chia lại các đơn vị hành chính của Minh Mệnh.
Một trong những nội dung cải cách quan trọng của Minh Mệnh là việc từng
bƣớc bỏ đi chế độ cai trị trung gian nhiều cấp. Những năm đầu Minh Mệnh bỏ dần
10


các Trực kỳ, Trực lệ. Đến năm Minh Mệnh 15-16 ông đã tiến hành bớt dần và đi
đến bỏ hẳn chế độ quan Tổng trấn, 2 trấn thành Gia Định và Bắc Thành khơng cịn;
tách Kinh đơ Huế ra khỏi đất Kinh kỳ, đổi dinh Quảng Đức thành phủ Thừa Thiên,
hạn chế dần quyền lực của các viên Tổng trấn. Đến năm 1831, Minh Mệnh chia
phía Bắc từ Quảng Trị trở ra làm 18 tỉnh. Năm 1832 tiến hành đặt lại tỉnh ở phía
Nam. Từ tháng 10 năm 1832 cả nƣớc, trừ phủ Thừa Thiên đƣợc chia thành 30 tỉnh
(có quyền hạn nhƣ nhau và đều trực thuộc trung ƣơng triều định Huế) bao gồm:

Từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc có 18 Từ Thừa Thiên Huế trở vào Nam có 12
tỉnh

tỉnh.

1. Quảng Trị

1. Quảng Nam

2. Quảng Bình

2. Quảng Ngãi

3. Hà Tĩnh

3. Bình Định

4. Nghệ An

4. Phú n

5. Thanh Hố

5. Bình Thuận

6. Ninh Bình

6. Khánh Hồ

7. Nam Định


7. Biên Hồ

8. Hà Nội

8. Gia Định

9. Hƣng Yên

9. Vĩnh Long

10. Hải Dƣơng

10. Định Tƣờng

11. Quảng Yên

11. An Giang

12. Sơn Tây

12. Hà Tiên

13. Bắc Ninh
14. Thái Nguyên
15. Tuyên Quang
16. Hƣng Hoá
17. Cao Bằng
18. Lạng Sơn
Ngoài ra, dƣới thời Minh Mệnh cấp Tổng vẫn đƣợc duy trì (cấp hành chính

trung gian giữa Huyện và Xã).

11


Ở những vùng miền núi xa xôi, Minh Mệnh cũng tiến hành những cải cách
tƣơng tự, đó là việc thay đổi các đơn vị cƣ trú truyền thống của ngƣời Mƣờng ở
Hồ Bình vốn có thế lực mạnh nhƣ "Bi – Vang – Thàng - Động", chia thành các
đơn vị hành chính nhỏ hơn, hoặc đổi tồn bộ các động, sách cũ thành xã để thống
nhất đơn vị hành chính cấp cơ sở trên phạm vi tồn quốc.
Tóm lại, việc thay đổi các đơn vị quản lý hành chính triều Nguyễn giai đoạn
1802 đến 1884 có thể chia làm 2 thời kỳ lớn. Thời kỳ thứ nhất từ năm Gia Long
lên ngôi 1802 đến những năm đầu Minh Mệnh. Thời kỳ thứ hai từ những năm đầu
Minh Mệnh đến năm 1884. Trong 2 thời kỳ này thì thời kỳ đầu cuộc cải cách đơn
vị hành chính diễn ra chập chạp, về cơ bản các đơn vị hành chính vẫn giữ nguyên
theo cách tổ chức của chúa Nguyễn ở miền Nam và của triều Lê – Trịnh ở miền
Bắc. Thời kỳ thứ 2, đặc biệt dƣới triều Minh Mệnh là thời kỳ cải cách mạnh mẽ với
những thay đổi lớn về việc phân chia lại địa hạt các đơn vị hành chính nhằm mục
đích thuận lợi cho việc quản lý nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Các triều
đại tiếp theo nhƣ Thiệu Trị, Tự Đức cũng có một số thay đổi nhƣng về cơ bản vẫn
giữ nguyên theo những cải cách dƣới triều Minh Mệnh.

3. Cơ sở từ việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc
3.1. Tổ chức bộ máy hành chính dưới thời Gia Long
Sau khi Gia Long lên ngôi (1802), về thực chất đất nƣớc mới chỉ thống nhất
trên phƣơng diện lãnh thổ địa lý và quân sự, còn trên các phƣơng diện khác nhƣ
chính trị, tổ chức hành chính thì ở trong tình trạng lỏng lẻo, rời rạc.
Cơ quan hành chính ở trung ƣơng vẫn đƣợc tổ chức theo mơ hình nhà Lê
thiết lập đủ 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Cơng. Đứng đầu mỗi bộ là Thƣợng Thƣ,
giúp việc cho Thƣợng Thƣ có Tả, Hữu Tham tri. Bên dƣới có các chức Thiêm sự,

Câu kê, Cai hợp... Tổ chức dƣới bộ có một số cơ quan chun trách. Ngồi 6 bộ
cịn có 2 Tự, đứng đầu mỗi tự là Tự khanh.
Bên cạnh 6 bộ và 2 tự, triều đình cịn đặt những cơ quan để phụ trách những
công việc chuyên môn là: Nội Hàn viện, Quốc Tử giám, Khâm Thiên giám, Thái y

12


viện, Từ Tế ty, Tƣợng Y viện… Cơ quan giúp việc quan trọng cho nhà vua là Thị
Thƣ viện, giữ việc văn thƣ, sổ sách, thảo các văn, án, luật lệ.
Bộ máy hành chính ở địa phƣơng gần nhƣ giữ nguyên theo cách tổ chức của
của chúa Nguyễn ở miền Nam và của triều định Lê – Trịnh ở miền Bắc đồng thời
có một số thay đổi nhƣ: ngồi việc đặc thêm một số cơ quan chuyên trách giúp
việc cho hồng đế nhƣ đã trình bày ở trên, triều đình còn cử hai viên Tổng trấn để
quản lý Gia Định thành và Bắc thành, củng cố hệ thống quan lại ở các địa phƣơng.
Các cơ quan hành chính ở trấn thành đƣợc tổ chức nhƣ một triều đình thu nhỏ, có 6
tào: Lại, Hình, Lễ, Hộ, Cơng, Binh đƣợc tổ chức nhƣ 6 bộ ở trung ƣơng.
3.2. Tổ chức bộ máy hành chính dưới triều Minh Mệnh
Với việc tổ chức bộ máy hành chính dƣới triều Gia Long ngày càng bộc lộ
nhiều bất cập, không thể tập chung mọi quyền hành vào tay ơng vua chun chế
đƣợc mà cịn dẫn dễ đến việc tiếm quyền, cục bộ với chế độ quan Tổng trấn. Trƣớc
tình hình đó, khi lên ngơi, Minh Mệnh đã từng bƣớc tiến hành cuộc cải cách hành
chính với quy mô lớn, làm thay đổi về cơ bản tổ chức bộ máy nhà nƣớc. Ông đã
tiến hành cải tổ bộ máy nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Ở trung ƣơng bộ
máy hành chính đƣợc cải tổ với mục đích ngày càng tập trung quyền lực vào tay
hồng đế với những nội dung chính là cải tổ và đổi mới cơ quan văn phịng của nhà
vua, hồn thiện lục Bộ, lục Tự, và các cơ quan chuyên biệt khác nhƣ giám, phủ,
đài, viện… ở địa phƣơng trên cơ sở phân chia lại địa hạt quản lý hành chính ở các
cấp tỉnh, phủ, huyện, xã, Minh Mệnh đã thiết lập một hệ thống chức quan và các
cơ quan cai trị cho phù hợp. Những cải tổ đó đã làm cho tổ chức bộ máy nhà nƣớc

ngày càng trở lên chặt chẽ hơn. Cho nên, cơ cấu tổ chức nhà nƣớc dƣới triều Minh
Mệnh đƣợc coi là khuôn mẫu và đƣợc duy trì về cơ bản cho các đời vua tiếp theo
nhƣ Thiệu Trị, Tự Đức…
Dƣới đây chúng tôi xin lƣợc trình bày cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý
nhà nƣớc thời kỳ đầu triều Nguyễn:

13


3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở trung ương
* Hoàng đế (vua):
Là ngƣời đứng đầu bộ máy nhà nƣớc nắm giữ các quyền lực tối cao về lập
pháp, hành pháp và tƣ pháp theo nguyên tắc quân chủ trung ƣơng tập quyền. Về
mặt lập pháp, hồng đế là ngƣời duy nhất có quyền ban hành luật lệ. Về hành pháp
hoàng đế là ngƣời Trực tiếp nắm các Bộ, Viện ở Trung ƣơng và các quan đứng đầu
tỉnh; Thâu tóm quyền hành chi phối tồn bộ các cơ quan từ Trung ƣơng đến địa
phƣơng.
* Cơ mật viện (Các cố vấn đại thần):
Gồm một số viên quan có hiểu biết sâu rộng về những lĩnh vực nhất định,
đƣợc nhà vua thƣờng xuyên trao đổi để đƣa ra những quyết định. Cơ quan này gồm
4 viên quan gọi là Phụ chính đại thần. Bốn viên quan này cộng với vua tạo thành
Cơ mật viện, có nhiệm vụ giúp nhà vua dự bàn những việc cơ mƣu trọng yếu.
*. Nội các (Văn phòng giúp việc nhà vua):
Nội các là cơ quan mà tiền thân của nó đã có từ thời Gia Long với tên gọi
lúc đầu là Thị Thƣ viện. Năm 1820 vua Minh Mệnh cho đổi Thị Thƣ viện thành
Văn Thƣ phòng. Đến năm 1929, vua Minh Mệnh lại quyết định đổi Văn Thƣ
phòng thành Nội các. Chức năng khởi thảo, phân phát, coi giữ các chiếu, dụ, văn
bản, biên chép các lời phê đáp, tấu văn. Có thể thay mặt vua giải quyết một số
công việc của các trấn nếu đƣợc nhà vua uỷ quyền. Lƣu giữ châu bản. Nhƣ vậy
Nội các có vai trị nhƣ một văn phòng tổng hợp, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của nhà

vua.
* Đô sát viện:
Đây là cơ quan quan trọng có chức năng theo dõi việc thi hành phát luật từ
trung ƣơng đến địa phƣơng. Nếu thấy có biểu hiện vi phạm, Đơ Sát viện có quyền
làm bản tâu lên thẳng nhà vua; có quyền đàn hạch (buộc tội) đối với các cơ quan
và bản chức có vi phạm.
Về tổ chức, Đô Sát viện đƣợc tổ chức làm 6 khoa: Lại khoa, Lễ khoa, Binh
khoa, Hình khoa, Hộ khoa, Cơng khoa. Mỗi khoa có nhiệm vụ trực tiếp theo dõi và

14


kiểm tra một Bộ, do một viên quan Cấp Sự trung phục trách. Ngồi ra cịn có 16
Giám sát Ngự sử chuyên lo việc theo dõi, kiểm tra các cơ quan ở địa phƣơng.
Đô sát viện cùng với Đại Lý tự và Bộ Hình hợp lại thành Tam Pháp ty.
* Tổ chức Lục Bộ:
Dƣới triều Nguyễn, cơ quan điều hành chính bộ máy nhà nƣớc là Lục bộ.
Khi sét về mối quan hệ giữa các tổ chức trong triều, vua Minh Mệnh đã khẳng định
vai trò quan trọng về mặt hành pháp của Lục Bộ rằng: Chính sự của Nhà nước
phần nhiều thuộc về Lục Bộ
Theo ghi chép Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ chức năng của Lục Bộ
đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:
- Bộ Lại: Coi giữ những chính sự thăng giáng về quan văn trong kinh và ở
các tỉnh, chỉnh đốn phƣơng pháp làm quan để giúp chính sự trong nƣớc.
- Bộ Hộ: Nắm giữ các chính sách về điền thổ, hộ khẩu, tiền thóc trong nƣớc
bình chuẩn1. Việc phát ra thu vào, để điều hoà nguồn của cải nhà nƣớc.
- Bộ Lễ: Coi giữ trật tự 5 lễ2.
- Bộ Binh: Chuyên coi việc bổ nhiệm, tuyển dụng các chức võ trong ngạch,
khảo duyệt khí giới, lƣơng thực để giúp việc chính trị trong nƣớc.
- Bộ Hình: Giữ việc pháp luật, án từ để nghiêm phép nƣớc.

- Bộ Công: Coi giữ việc thợ thuyền, đồ dùng trong thiên hạ, phân biệt vật
hạng, xét rõ tài liệu để sửa sang việc nƣớc.
Trong Lục Bộ, mỗi Bộ là một cơ quan cao nhất về hành pháp trực tiếp làm
việc với vua, nhận mọi chủ trƣơng, chính sách bằng đƣờng lối sẵn hoặc chỉ dụ, có
hệ thống ngành dọc từ tỉnh, phủ, đến huyện xã, thơn, có chức năng riêng và tổ chức
thích hợp.
Mỗi Bộ có chức Thƣợng Thƣ đứng đầu (hàm Chánh Nhị phẩm Văn giai)
cùng 2 Tham tri (Tả, Hữu), 2 Thị lang (Tả, Hữu), một số Lang trung, Viên Ngoại
lang, Chủ sự, Tƣ vụ và 1 số Thƣ lại giúp việc.
Bình chuẩn: Cơng bằng giá cả, lúc rẻ thì mua vào, lúc đắt thì bán ra.
5 lễ là: 1. Lễ cát: những lễ về việc tế tự; 2. Lễ hung: những lễ về việc tang ma; 3. Lễ quân: những lễ về quân sự; 4.
Lễ tân: những lễ về việc tiệp khách; 5. lễ gia: lễ đến tuổi đội mũ và lễ kết hôn.
1

2

15


Theo quan chế các viên đứng đầu Lục Bộ hợp với các viên đứng đầu 3 cơ
quan khác là Đô Sát viện, Đại Lý tự, Thơng Chính sứ ti tạo thành Cửu khanh – 9 vị
quan chức đại thần cao quý nhất.
Cũng theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ thì Lục Bộ dƣới triều Minh
Mệnh đƣợc tổ chức nhƣ sau:
- Bộ Lại gồm các Ty:
1. Ty Văn tuyển: chuyên giữ việc phẩm cấp quan chế, tuyên bổ chức hàm và
chƣơng sớ phiếu nghĩ, làm các bản danh sách hộ giá, bồi tế, dự yến, kiếm soát,
danh sách quan hầu và khoá lƣơng bổng từ Tam phẩm trở lên.
2. Ty Trung tƣ: Chuyên giữ các việc gia cấp kỷ lục thƣởng tƣ, giáng phạt,
cấp tuất, cho nghỉ, gia hạn, và làm danh sách mãn khoá, thăng thƣởng từ Tứ phẩm

trở xuống.
3. Ty Phong điển: Chuyên giữ việc phong tặng, tập ấm, làm những các bằng,
cấp phát trát thƣ và làm cả danh sách mãn khoá thăng thƣởng.
4. Ty Lại ấn: Kính giữ ấn triện của Bộ, chi dùng việc cơng, tiếp nhận các
chƣơng sớ và tƣ trình đƣờng quan, chuyển giao cho các ty chiếu làm theo từng
tháng mà báo trên.
5. Xứ3 Lại trực: Chuyên giữ viết phiếu bài trình lên và viết tinh tả phiếu nghĩ
để chầu đóng ấn vàng.
- Bộ Hộ gồm các Ty:
1. Ty Kinh trực: Chuyên giữ giấy sớ, sổ sách ở Kinh và Tả trực, Hữu trực.
2. Ty Nam kỳ: Chuyên giữ việc giấy sớ, sổ sách từ các tỉnh Bình Định trở
vào Nam.
3. Ty Bắc kỳ: Chuyên giữ giấy sớ, sổ sách từ Hà Tĩnh trở ra Bắc.
4. Ty Thƣởng lộc: Chuyên giữ việc chi cấp lƣơng bổng, thƣởng cấp tiền
lƣơng.
5. Ty Thuế hạng: Chuyên trách về thuế sản xuất, và kinh phí mua sắm đồ vật
ở các địa phƣơng.
3

Giống nhƣ phòng ban ngày nay.

16


6. Ty Hộ ấm: Nhiệm vụ giống với Ty Lại ấn của Bộ Lại.
7. Xứ Hộ trực: Nhiệm vụ giống với Xứ Lại trực của Bộ Lại.
- Bộ Lễ gồm các Ty:
1. Ty Nghi văn: Chuyên giữ việc Lễ gia, Lễ quan4 và giữ con dấu, tiếp nhận
tấu sớ, công văn, trình lên đƣờng quan, rồi chia giao các Ty làm.
2. Ty Nhân tự: Chuyên giữ việc tế tự.

3. Ty Tân hƣng: Chuyên giữ việc phong tặng các thần, cất nhắc hiền tài, lập
nhà học, nêu khen những ngƣời hiếu hạnh, tiết nghĩa.
4. Ty Thù ứng: Chuyên giữ việc lệ bang giao, triều cống.
5. Xứ Lễ trực: Chuyên giữ việc dâng soạn phiếu bài và hầu Kim bảo5.
- Bộ Binh gồm các Ty:
1. Ty Võ tuyển: Chuyên giữ quan chế về Võ giai trong ngạch, phẩm trật,
tuyển bổ, cấp các sắc, xem xét bổ quan lại, cùng các việc tham cứu sung vào đủ
môn lệ, khảo công, xét thƣởng.
2. Ty Kinh kỳ: Chuyên lo cất bổ quan chức ban võ trong Kinh, hầu giá khi
vua tuần du, điểm duyệt diễn tập, đồn trú, tuần phòng, phân phối, sai phái biền
binh cùng các việc ấn triện công nhu ở Bộ đƣờng.
3. Ty Trực tỉnh: Chuyên lo cất bổ quan chức võ ban ở các tỉnh thuộc triều
đình quản lý và các việc khảo duyệt, diễn tập, sai phái biền binh.
4. Ty Khảo công: Chuyên lo việc cất nhắc, thăng thƣởng, xử trí, kiểm xét
các ống thƣ ở trạm dịch và kiểm tra các việc làm của Đội trƣởng.
5. Xứ Binh trực: Nhân viên các xứ này do các Ty cắt cử phái đến chuyên lo
việc viết, dâng phiếu bài, hầu đóng ấn vàng.
- Bộ Hình gồm các Ty:
1. Ty Kinh Trực kỳ: Phàm những chƣơng sớ, hồ sơ việc án ở Kinh sƣ và phủ
Thừa Thiên, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi về Tả Trực kỳ; tỉnh Quảng Trị, Quảng
Bình, về Hữu Trực kỳ đều do Ty này phụ trách.

4
5

Lễ gia (sđd)
Kim bảo: Đóng dấu bằng vàng của nhà vua.

17



2. Ty Nam hiến: Các chƣơng sớ, hồ sơ việc án của các tỉnh từ Bình Định trở
vào Nam chó đến Nam kỳ đều do Ty này trông coi.
3. Ty Bắc hiến: Các chƣơng sớ, hồ sơ việc án của các tỉnh từ Hà Tĩnh trở về
Bắc cho đến Bắc kỳ đều do Ty này trơng coi.
4. Xứ Hình trực: Các nhân viên và chức giữ cũng giống nhƣ bộ Lại.
- Bộ Công gồm các Ty:
1. Ty Quy chế: Phàm có làm lăng tẩm, thành trì, đồn luỹ, đê điều, cầu đƣờng
và bắt cấp thợ nung ngói gạch, xem xét đơn bằng, các việc đều giữ cả.
2. Ty Doanh thiện: Coi giữ tất cả những việc sửa, làm cung điện, nhà cửa,
kho tàng, giải vũ.
3. Ty Tu tạo: Coi việc sửa chữa, làm các loại thuyền.
4. Ty Công ấn:
5. Xứ Công trực: Nhân viên và chức cũng giống nhƣ Bộ Lại.
* Tổ chức Lục tự
Để giúp Lục Bộ hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ các vua đầu triều
Nguyễn cho thiết lập hệ thống Lục tự. Lục tự là 6 tổ chức giúp nhà vua về pháp
luật, tế tự, thi cử… Dƣới triều Gia Long mới chỉ đặt 2 Tự là Thái Thƣờng tự và
Thái Bộc tự. Đến Minh Mệnh thiết lập thêm 4 tự nữa là: Đại Lý tự, Quang Lộc tự,
Thƣợng Bảo tự và Hồng Lô tự.
- Đại Lý tự:
Từ triều Minh Mệnh trở đi, cơ quan tƣ pháp tối cao ở Trung ƣơng là Đại Lý
tự (thành lập năm 1831).
Đứng đầu cơ quan này là 1 Tự khanh, có 1 Thiếu khanh phụ tá. Chức Tự
khanh là chức quan khơng chun đặt mà do hồng đế lựa chọn, lấy một chức quan
khác để sung vào.
Đại Lý tự hợp với Bộ Hình và Đơ Sát viện thành Tam pháp ty để xét xử
những vụ án quan trọng giúp việc hình trong nƣớc. Trên thự tế Tam pháp ty là một
pháp đình tối cao dƣới chế độ quân chủ nhà Nguyễn, nó có nhiệm vụ:
a. Xử phúc thẩm:


18


- Những bản án đã thành nhất định mà đƣơng sự chƣa phục tình tại các địa
phƣơng theo đơn khống tố của chính bị can hoặc thân nhân của bị can.
- Bản án từ hình "hỗn quyết" đã kết nghĩ, trƣớc khi đƣa ra hội đồng đình
thần họp thành phiên đặt biệt "thu thẩm"6.
b. Thụ lý:
Những vụ kiện tham tang, áp chế bức bách theo đơn tố cáo của công chúng.
- Thái Thƣờng tự:
Có nhiệm vụ giữ thứ tự trang trí, hình thức lễ nghi, để giúp việc lễ trong
nƣớc.
- Quang Lộc tự: Cơ quan chuyên lo cung cấp vật phẩm, lễ vật và chuẩn bị cỗ
bàn trong các dịp tế lễ và trong những nghi lễ lớn của triều đình.
- Thƣợng Bảo tự: Trong Khâm đinh Đại Nam hội điển sự lệ không thấy ghi
chức năng của cơ quan này. Nhƣng theo quan chế thời Nguyễn, Thƣợng Bảo tự
đƣợc đặt ra đảm nhiệm việc đóng ấn vào các quyển thi của sĩ tử trong kỳ thi Hội.
- Thái Bộc tự: Trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lễ cũng không thấy
ghi chức năng của cơ quan này. Nhƣng trong Lịch triều hiến chương loại chí của
Phan Huy Chú thì chức năng của cơ quan này là giữ gìn xe ngựa của nhà vua và
hồng hậu; coi sóc chuồng voi, chuồng ngựa của vua và kiểm sát tất cả mục súc
trong tồn quốc.
- Hồng Lơ tự:
* Các cơ quan khác
Để giúp việc Lục Bộ điều hành công việc trên phạm vi cả nƣớc, triều
Nguyễn đã thiết lập khá nhiều các cơ quan chuyên môn, đƣợc gọi chung là các
nha. Tất cả các cơ quan chun mơn này có thể tạm chia thành 3 nhóm căn cứ vào
chức trách nhiệm vụ của chúng:
- Nhóm 1: Các cơ quan có nhiệm vụ phục vụ đời sống sinh hoạt trong hoàng

cung, hoặc có những hoạt động liên quan đến Hồng tộc, nhóm này gồm một số cơ
quan nhƣ:
6

Các bản án đƣợc vua xét lại vào mùa thu hàng năm: Khi luận tội vào loại "Trảm giam hậu", "Giảo giam hậu".

19


+ Tôn Nhân phủ: Là một tổ chức đƣợc đặt ra để lo các công việc liên quan
đến những ngƣời trong hoàng tộc nhƣ: coi giữ sổ sách, phân chia bổng lộc, giải
quyết tranh chấp và lựa chọn ngƣời đề nghị nhà vua bổ nhiệm vào các chức quan
trọng trong bộ máy nhà nƣớc.
+ Cẩn Tín ty:
+ Thái Y viện:
- Nhóm 2: Thực chất là các kho chứa đồ đạc của Hoàng cung nhƣ:
+ Phủ Nội vụ: Là tổ chức lo quản lý vật báu, sản xuất vật dụng, cáp phát
cống phẩm trong cung.
+ Ty Võ khố:
+ Thƣơng trƣờng:
Hai nhóm này khơng thuộc vào loại cơ quan hành chính.
- Nhóm 3: Những cơ quan văn hố, giáo dục hoặc có những hoạt động liên
quan đến văn hoá nhƣ: Quốc Tử giám, Hàn Lâm viện, Quốc Sử quán, Táo Chánh
ty, Thông Chánh ty, Bƣu Chính ty.
1. Quốc Tử giám: Là cơ quan giáo dục cao nhất dƣời thời quân chủ. Cơ quan
này có trách nhiệm đào luyện nhân tài bổ sung cho bộ mày nhà nƣớc.
2. Hàn Lâm viện: Là cơ quan phụ trách việc từ hàn ở triều đình. Cơ quan
này có trách nhiệm soạn thảo các chiếu, sách, chế, cáo của nhà vua để ban bố cho
quần thần hoặc tồn dân. Hàn Lâm viện có nhiện vụ soạn thảo các biểu của trăm
quan dâng lên nhà vua chúc mừng nhân một việc gì đó, soạn thảo các thƣ từ ngoại

giao, sắc phong, văn bia.
3. Ty Thơng chính sứ: Có nhiệm vụ tiếp nhận văn bản do Ty Bƣu chính
chuyển đến và chuyển giao văn bản đến các cơ quan trung ƣơng.
4. Ty Bƣu chính: Có chức năng lo việc chuyển đệ cơng văn trong tồn quốc,
đƣợc đặt trực tiếp thuộc Bộ Binh
5. Quốc Sử quán: Là cơ quan nghiên cứu viết sử của triều đình.

20


6. Khâm Thiên giám: Là cơ quan lo việc xem xét thiên văn, địa lý để xác
định thời tiết và dự báo thiên tai; lo làm lịch cho cả nƣớc; chọn giờ để tiến hành
các nghi lễ lớn.
3.2.2. Các cơ quan chính quyền ở địa phương
Nhƣ đã trình bày, sau khi lên ngôi, Minh Mệnh đã từng bƣớc tiến hành cơng
cuộc cải cách hành chính làm thay đổ về cơ bản hệ thống chính quyền từ trung
ƣơng đến địa phƣơng theo hƣớng tập chung quyền lực và trung ƣơng nhằm mục
đích thuận tiện cho việc cai trị đất nƣớc. Những cải cách của Minh Mệnh về cơ bản
vẫn đƣợc các thời sau nhƣ Thiệu Trị, Tự Đức duy trì. Trên cớ sở đó có thể khái
qt bộ máy chính quyền ở địa phƣơng giai đoạn nửa đầu thời Nguyễn nhƣ sau:
- Chính quyền cấp tỉnh
Sau năm 1832, Minh Mệnh chi cả nƣớc ra làm 14 liên tỉnh, mỗi liên tỉnh
gồm 2 tỉnh (có liên tỉnh gồm 3 tỉnh), bao gồm:
1. Bình – Trị: Quảng Bình – Quảng Trị
2. An – Tĩnh: Nghệ An – Hà Tĩnh
3. Hà - Ninh: Hà Nội – Ninh Bình
4. Định - Yên: Nam Định – Hƣng Yên
5. Hải – An: Hải Dƣơng – Quảng Yên
6. Ninh – Thái: Bắc Ninh – Thái Nguyên
7. Lạng - Bình: Lạng Sơn – Cao Bằng

8. Sơn – Hƣng – Tun: Sơn Tây – Hƣng Hố - Tun Quang
9. Bình – PHú: Bình Định – Phú Yên
10. An – Biên: Phiên An – Biên Hoà
11. Long – Tƣờng: Vĩnh Long - Định Tƣờng
12. An – Hà: An Giang – Hà Tiên
13. Nam – Ngãi: Quảng Nam – Quảng Ngãi
14. Thuận – Khánh: Bình Thuận – Khánh Hồ
Riêng Thanh Hố vốn là đất phát tích của nhà Nguyễn nên khơng ghép với
tỉnh nào.
21


30 tỉnh lại đƣợc chia làm 3 loại, loại tỉnh lớn, loại tỉnh trung và loại tỉnh nhỏ.
Tỉnh lớn có Tuần Phủ đứng đầu hoặc có nơi Tổng Đốc kiêm nhiệm, giúp
việc có Bố chánh, Án sát với 2 Tả Ti, Hữu Thừa sau đổi làm Ty Phiên, Ty Niết.Ty
Phiên lo việc Hộ, Ty Niết lo việc Hình.
Tỉnh trung do một Tuần phủ hoặc một Bố chánh đứng đầu dƣới quyền giám
sát của Tổng đốc; một viên Án sát làm Phó tỉnh, cũng có 2 ty Phiên – Niết giúp
việc.
Tỉnh nhỏ có một Bố chánh đứng đầu, nằm dƣới quyền điều khiển của Tổng
đốc và cũng có Án làm Tỉnh phó.
Mỗi liên tỉnh trên đây đƣợc đặt dƣới quyền cai trị của 1 viên Tổng đốc. Tổng
đốc do chính quyền trung ƣơng đặc phái cử về cai trị địa phƣơng. Bởi thế chức
quan này có quyền hành rất lớn. Tổng đốc lo luôn việc quân sự , cũng kiêm quản
luôn Giám Sát ngự sử các tỉnh. Tổng đốc có 2 cơ quan giúp việc chính là 2 ty
Phiên – Niết. Ti Phiên do 1 Kinh lịch nắm với những thuộc viên giúp Bố chánh lo
việc Hộ trong tỉnh; Ty Niết do 1 Thông phán và nhiều thuộc viên giúp Án sát về
việc hình, đơi khi có viên Cấp sự trung ở Kinh phái về giúp sức.
Ngồi những cơ quan nói trên, ở mỗi tỉnh lại có một số cơ quan chun mơn
theo ngành dọc.

Về học chính có Đốc hocjtinhr, cùng với Giáo thụ, Huấn đạo phủ huyện làm
thành hệ thống học chính. Cơ quan lo về y tế theo ngạch dọc từ trung ƣơng xuống
tỉnh gọi là Ty Lƣơng y, có 1 Y sinh, Y thuộc trơng coi. Ty Chiêm hậu là tổ chức
ngành dọc của Khâm Thiên giám do 1 Linh Đài lang quản lý. Ty Lễ sinh tỉnh có
chƣcs Lễ Sinh hiệu.
Về quân sự mỗi tỉnh có 1 đơn vị thƣờng trực đồn trú nằm trong hệ thống
Ngũ quân. Ngoài ra tuỳ thuộc vào mức độ quan trong khác nhau về chiến lƣợc,
mỗi tỉnh có một số quân thƣơng trực mang tính chất địa phƣơng, biên chế đến vệ,
cơ, đội và nhiều khi có những quân đặc trƣng nhƣ tƣợng binh, pháo binh, thuỷ
qn... Ngồi ra có những đơn vị với những phiên hiệu khác nhau thuộc Thổ binh
lo thêm phục dịch, bảo vệ nơi quan trọng. Quân đội ở tỉnh do viên Đề đốc chỉ huy.

22


Sau này với lực lƣợng quân đội tại chõ giao cho 1 Lãnh binh và Phó Lãnh binh
đảm nhiệm tổ chức và chỉ huy.
Nhƣ vậy, về cơ bản ở mỗi tỉnh chúng ta thấy có các chức quan với những
chức năng và nhiệm vụ đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:
Tổng đốc: giữ việc cai trị quân và dân; trong coi cả quan văn và quan võ;
khảo hạch các quan lại và sửa sáng chốn biên cƣơng.
Tuần phủ: giữ việc tuyên bố ơn đức của nhà vua; phủ dụ yên dân; trơng coi
cả hành chính và giáo dục; chấn hƣng việc có lợi và trừ bỏ tục lệ.
Bố chánh sứ: coi việc thuế má, tiền của trong từng hạt; triều đình có ban ơn
huệ hoặc lệnh cấm thì tun đạt cho các chức dịch biết.
Án sát: giữ việc hình phạt trong toàn hạt; phát dƣơng kỷ cƣơng, phong tục;
xem xét việc quan lại trị dân và kiêm lý việc bƣu chính truyền đi trong hạt.
Lãnh binh: chuyên cai quản binh lính.
Ngồi ra, tuỳ vào địa hình cụ thể của mỗi tỉnh có thể đặt thêm các chức quan
nhƣ Thuỷ sƣ lãnh binh, quan Hà đê, và các tỉnh lớn đặt thêm chức Đốc học.

- Chính quyền cấp phủ – huyện:
Phủ là cấp hành chính trung gian giữa tỉnh và huyện. Mỗi phủ thƣờng gồm
nhiều huyện, nhƣng hãn hữu cũng có tỉnh chỉ gồm 2 huyện. Năm 1827, triều đỉnh
ra Nghị chuẩn phân loại các phủ huyện trong cả nƣớc ra thành 4 loại:
1. Loại tối yếu khuyết (rất nhiều việc)
2. Loại yếu khuyết (nhiều việc)
3. Loại trung khuyết (việc vừa)
4. Loại giản khuyết (ít việc).
Việc phân chia trên đây là cơ sở để triều đình thiết lập các chức quan ở phủ
và huyện.
Mỗi phủ có Tri phủ, phủ lớn có thêm một Đồng Tri phủ cùng chia vùng cai
quản hoặc quản hạt một số huyện trong phủ. Khi khơng có Đồng Tri phủ thì Tri
phủ cùng Tri huyện hội đồng bàn bạc coi nhƣ một Đồng Tri phủ. Cũng có trƣờng
hợp Tri phủ vừa quản hạt chung các huyện trong phủ lại trực tiếp làm Tri huyện

23


một huyện khi khiếm khuyết. Phủ cũng có bộ máy hành chính giúp việc nhƣng đơn
giản gồm có Lại mục, Thơng lại (cịn gọi là Thừa phái) cùng với 1 đội bảo vệ (gọi
là Lính lệ hoặc Lính giản) do 1 viên Lệ mục chỉ huy.
Huyện là cấp hành chính dƣới phủ và trên tổng. Huyện cũng có nhiều loại
tuỳ vào số tổng, xã phải quản lý. Mỗi huyện có Tri huyện và Huyện thừa (nơi
huyện có nhiều việc). Nơi huyện có diện tích lớn lại có 2 Tri huyện hợp thành 2 trị
ở 2 vùng gọi là Đông đƣờng và Tây đƣờng. Mỗi huyện lại có một bộ máy giúp việc
gồm 1 Lại mục, 1 đến 4 Thông lại (Thừa phái) và 1 tiểu đội lính Lệ do 1 viên Lệ
mục chỉ huy.
Ngồi ra ở mỗi phủ triều đình lại đặt thêm 1 viên Giáo thụ, mỗi huyện đặt
thêm 1 viên Huấn đạo để lo việc giáo dục, học hành, thi cử.
- Chính quyền cấp tổng và cấp xã:

Tổng là cấp hành chính trung gian giữa huyện và xã. Đứng đầu tổng là Cai
tổng hoặc Chánh tổng và một hoặc 2 Phó tổng do Lý trƣởng các xã trong tổng bầu
lên 3 năm 1 lần. Mỗi tổng thƣờng có nhiều xã. Hệ thống quan lại ở tổng đƣợc tổ
chức nhƣ sau:
Tổng nào có số đinh dƣới 5000 ngƣời, số điền dƣới 1000 mẫu thì chỉ đặt 1
viên Cai tổng.
Tổng nào có số đinh trên 5000 ngƣời, số điền trên 1000 mẫu, công việc bận
nhiều, đƣờng đi từ huyện lị đến tổng mất 2,3 đến 4, 5 ngày thì ngồi viên Cai tổng
cịn đặt thêm 1 Phó tổng.
Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nƣớc phong kiến Việt Nam cũng
nhƣ ở triều Nguyễn. Xã có một tổ chức hành chính và thể chế truyền thống mang
tính tự trị rất cao (gọi là Lệ làng) bên cạnh hệ thống pháp luật chung của nhà nƣớc.
Việc lựa chọn ngƣời đứng đầu ở xã đã đƣợc tiến hành theo chế độ dân bầu. Cai
tổng và Xã trƣởng phải là ngƣời địa phƣơng, do dân trong xã bầu ra 3 năm 1 lần và
đƣợc triều đình y chuẩn. Giúp việc cho xã trƣởng thƣờng có 3 viên Kỳ mục:
+ Hƣơng trƣởng: phục trách hành chính và kiểm tra tất cả mọi việc trong
làng xã.

24


×