Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Từ thế giới quan Phật giáo đến sự triển hiện khách thể thẩm mỹ trong văn chương Tuệ Trung Thượng sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.13 KB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN TRƢỜNG SINH

TỪ THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO
ĐẾN SỰ TRIỂN HIỆN KHÁCH THỂ THẨM MỸ
TRONG VĂN CHƢƠNG TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN TRƢỜNG SINH

TỪ THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO
ĐẾN SỰ TRIỂN HIỆN KHÁCH THỂ THẨM MỸ
TRONG VĂN CHƢƠNG TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Kim Sơn


Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả đƣợc nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Tơi là ngƣời chịu trách nhiệm chính đối với mọi vấn đề liên quan
đến luận văn này này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Trường Sinh


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng tri ân sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Kim Sơn, ngƣời đã luôn
kiên nhẫn, tận tình chỉ bảo để tơi có thể hồn thành luận văn, đồng thời cũng là ngƣời
có ảnh hƣởng lớn đến lựa chọn nghề nghiệp và giúp tôi cảm thấy vững tin trên con
đƣờng mà mình đang đi.
Cảm ơn các thầy cơ, anh chị đồng nghiệp tại phịng Văn học Việt Nam cổ trung
đại – Viện Văn học, đặc biệt là TS. Trần Hải Yến, đã luôn tạo điều kiện cũng nhƣ giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn; TS. Phạm Ngọc Lan, Th.s
Quách Thu Hiền đã đọc và góp ý cho bản thảo luận văn.
Cảm ơn bạn Nguyễn Thị Thanh Thùy đã sẵn lòng đọc giúp bản thảo ngay từ
những ngày đầu.
Cảm ơn bố Nguyễn Thanh Bình và mẹ Nguyễn Thị Luyến cùng những ngƣời
thân trong gia đình đã ln ủng hộ con đƣờng mà tôi đã chọn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Trường Sinh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 6
3. Định hƣớng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu ............................................................. 11
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 12
5. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 13
NỘI DUNG .................................................................................................................... 14
CHƢƠNG 1: THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO .............. 14
1.1. Thế giới quan và một số khái niệm có liên quan .............................................. 14
1.2. Thế giới quan Phật giáo .................................................................................... 17
1.2.1. Thế giới quan Phật giáo nguyên thủy .................................................................. 17
1.2.2. Thế giới quan Phật giáo Đại thừa ....................................................................... 26
1.2.3. Thế giới quan Thiền tông ..................................................................................... 30

1.3. Thế giới quan trong tƣ tƣởng Tuệ Trung Thƣợng sĩ ........................................ 33
CHƢƠNG 2: SỰ TRIỂN HIỆN KHÁCH THỂ THẨM MỸ TRONG VĂN
CHƢƠNG TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ .................................................................. 39
2.1. Hệ thống hình tƣợng thể hiện khách thể thẩm mỹ trong văn chƣơng Tuệ Trung
Thƣợng sĩ ................................................................................................................. 39
2.1.1. Các hình tượng biểu thị thế giới tính khơng ........................................................ 39
2.1.2. Các hình tượng gợi dẫn và biểu trưng cho thế giới bản thể ................................ 47

2.2. Thời gian và sự thể hiện thời gian trong văn chƣơng Tuệ Trung Thƣợng sĩ ... 57
2.2.1. Thời gian của sự cảm nhận nhân sinh ................................................................. 59
2.2.2. Thời gian không thời gian .................................................................................... 65

2.3. Không gian và sự thể hiện không gian trong văn chƣơng Tuệ Trung Thƣợng sĩ

................................................................................................................................. 72
2.3.1. Không gian vô thường, biến ảo ............................................................................ 72
2.3.2. Không gian vượt bỏ các giới hạn ......................................................................... 77

1


CHƢƠNG 3: SỰ NHẤT THỂ CHỦ - KHÁCH THỂ VÀ CƠ CHẾ THẨM MỸ
CỦA VĂN CHƢƠNG TUỆ TRUNG....................................................................... 82
3.1. Từ vấn đề nhận thức của Thiền đến quá trình sáng tạo của văn học............... 82
3.1.1. “Tam vô” và phương pháp nhận thức của Thiền ................................................ 82
3.1.2. Sự nhất thể khách – chủ thể và tác động của nó đến các quá trình của văn học 87

3.2. Dấu ấn và quan hệ với chủ thể trong việc thể hiện khách thể của Tuệ Trung
Thƣợng sĩ ................................................................................................................. 93
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 100
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 103

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHQG

:

Đại học Quốc gia

ĐHSP


:

Đại học Sƣ phạm

ĐHKHXH&NV :

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

CTQG

:

Chính trị Quốc gia

GD

:

Giáo dục

H

:

Hà Nội

KHXH

:


Khoa học xã hội

Nxb

:

Nhà xuất bản

Sđd

:

Sách đã dẫn

SCN

:

Sau Công nguyên

TCN

:

Trƣớc Công nguyên

Tp. HCM

:


Thành phố Hồ Chí Minh

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, giới nghiên cứu dƣờng nhƣ đã dành sự quan tâm đúng mức
hơn đối với các vấn đề của Phật giáo Việt Nam nói chung, trong đó có Phật giáo thời
Lý – Trần, thể hiện qua số lƣợng các nghiên cứu, các chuyên khảo, cũng nhƣ luận án,
luận văn hƣớng đến giải quyết nhiều vấn đề, ở các mức độ đậm nhạt khác nhau, từ
nhiều nhiều phƣơng diện: triết học – tƣ tƣởng, lịch sử, văn hóa hay văn học. Ở lĩnh vực
văn chƣơng, các cơng trình chủ yếu tập trung vào tiếp cận, luận giải các vấn đề của văn
học Thiền thuộc thời kỳ khởi đầu của văn học viết dân tộc. Trong các cơng trình đó,
nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau đã đƣợc các nhà nghiên cứu ứng dụng: Lịch
sử xã hội, Loại hình học hay Thi pháp học… Những phƣơng pháp này nhìn chung đều
có điểm khả thủ, trong nhiều trƣờng hợp đã giúp ngƣời nghiên cứu chỉ ra đƣợc các vấn
đề đặc trƣng, bản chất của văn học Thiền. Tuy nhiên, các tác phẩm văn chƣơng Thiền
học, cụ thể là thơ Thiền về bản chất là một loại văn học chức năng, tồn tại với tƣ cách là
một loại cơng cụ để trình bày, tổng kết giáo lý hoặc “ngoại hóa” những trạng thái cảm
xúc, lạc thú hay trạng thái diệu ngộ đạt đƣợc trong cuộc thể nghiệm nội tâm của bậc tu
hành. Dấu ấn của các tƣ tƣởng Phật giáo cũng nhƣ các phƣơng diện mỹ học Thiền, với
tƣ cách là cội nguồn triết học trong các tác phẩm đó là điều khó có thể phủ nhận; khiến
cho việc khám phá, luận giải, thƣởng thức thơ Thiền đơi khi phải xuất phát từ chính
những yếu tố thuộc về quan niệm thẩm mỹ đã ảnh hƣởng đến đối tƣợng và ở mức độ
nhất định yêu cầu sự tiếp cận ở chiều sâu văn bản. Do vậy, thao tác cắt đứt mối liên hệ
giữa văn bản thơ với các yếu tố ngoài văn bản nhƣ Thi pháp học, hay tập trung sự chú ý
vào các yếu tố lịch sử xã hội nhƣ phƣơng pháp Lịch sử xã hội, hoặc thực hiện các thao
tác phân loại nhƣ Loại hình học trong nhiều trƣờng hợp lại chƣa thể giúp ngƣời nghiên
cứu nắm bắt đƣợc các giá trị thẩm mỹ ngầm ẩn. Trong bối cảnh nhƣ vậy, chúng tôi cho

rằng, hƣớng tiếp cận từ các bình diện thẩm mỹ của văn học là hƣớng đi đáng chú ý, hứa
hẹn những phát hiện. Và thực chất, luận văn là một thử nghiệm, đặt vấn đề nghiên cứu

4


cho một hƣớng đi nhƣ vậy. Thơng qua q trình “đọc sâu” văn bản, nhằm khám phá và
luận giải các “mã thẩm mỹ” trong tác phẩm, chúng tôi hi vọng có thể thấy đƣợc cái đặc
sắc của thơ Thiền, cũng nhƣ cơ chế sáng tạo của các tác gia – Thiền sƣ.
Theo định hƣớng nhƣ vậy, việc nghiên cứu thơ Thiền từ các bình diện thẩm mỹ
quan tâm đến một số vấn đề chính, trong đó có sự thể hiện khách thể (trong quan hệ với
chủ thể). Tuy nhiên, khách thể đƣợc thể hiện trong thơ Thiền so với các bộ phận văn
chƣơng khác của thời Trung đại lại tƣơng đối loại biệt; mà những đặc điểm loại biệt đó
lại xuất phát từ sự cảm giác, tri giác, nhận thức về thế giới, tức là thế giới quan. Ở đó,
sự thể hiện khách thể vừa có phƣơng diện chung là trình bày một quan niệm, một nhãn
kiến về thế giới, vừa có điểm riêng là nó khơng phải sự “sao chụp”, tái hiện hay bắt
chƣớc tự nhiên1 nhƣ cách lý giải của lý luận phản ánh. Khi nhìn nhận thực tại từ góc độ
nhận thức thì nó thuộc về thế giới quan; nhƣng khi đi vào nghệ thuật, đƣợc thể hiện
thơng qua hình thức và phƣơng tiện của thi ca thì nó lại là khách thể thẩm mỹ. Câu hỏi
đặt ra là: Quá trình từ thế giới quan đến sự triển hiện khách thể thẩm mỹ, các tác gia Thiền sƣ lựa chọn mô tả những phƣơng diện nào? Đặc tính, cấu trúc của các phƣơng
diện đó đƣợc thể hiện trong tác phẩm nhƣ thế nào? Sự thể hiện đó cho thấy ý nghĩa gì?
Phƣơng thức, cơ chế của nó là nhƣ thế nào? Nghiên cứu, giải đáp những vấn đề nêu
trên, theo chúng tôi là công việc cần thiết và có ý nghĩa khoa học.
Đối với trƣờng hợp của Tuệ Trung Thƣợng sĩ, ông đƣợc coi là một trong những
nhà Thiền học nổi bật của Thiền thời Lý – Trần và có ảnh hƣởng lớn về mặt tƣ tƣởng
đối với Điều Ngự Giác Hồng Trần Nhân Tơng cũng nhƣ Thiền phái Trúc Lâm. Do
vậy, việc nghiên cứu tƣ tƣởng cũng nhƣ các sáng tác của ơng có thể giúp ngƣời nghiên
cứu sơ bộ thấy đƣợc những đặc điểm chung của tƣ tƣởng và sáng tác Thiền học thời kỳ
này. Mặt khác, trong tình trạng tƣ liệu bị tàn khuyết của văn học thời Lý – Trần thì so
với các tác giả khác, di sản của Tuệ Trung khá đáng kể và tƣơng đối tập trung. Tính khả

tín của tƣ liệu cũng cao hơn so với nhiều tác giả cùng thời đại. Hơn nữa, trong số các
Nhà triết học Hi Lạp cổ đại Aristotle khi bàn về nghệ thuật của thơ ca cho rằng: “Sử thi, bi kịch thi cũng nhƣ hài
kịch và thơ ca tụng tửu thần, đại bộ phận nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền – tất cả những cái đó, nói chung đều là
những nghệ thuật mơ phỏng (mimesis)”. Aristotle (2007), Nghệ thuật thi ca, Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái
Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Báy dịch, Nxb Lao Động – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, H, tr. 11.
1

5


tác phẩm hiện cịn vừa có các cơng án, kệ, tụng thuộc phần ngữ lục (bộ phận mang tính
thuyết lý), vừa có bộ phận thơ tụng (là các sáng tác biểu đạt Thiền ý bằng hình ảnh,
hình tƣợng). Tức là, ta vừa có thể tìm thấy ở đó những phát ngơn, trình bày về thế giới
quan một cách trực tiếp, lại cũng vừa có thể tìm thấy các vấn đề của thế giới quan qua
tâm lý, tình cảm đƣợc thể hiện thơng qua các q trình văn học. Sự đa dạng của tƣ liệu
cho phép ngƣời quan sát thực hiện các thao tác nghiên cứu, hi vọng tìm ra những đặc
sắc trong sáng tác của ông. Nhƣ vậy, nhằm trả lời những câu hỏi vừa nêu, đồng thời
xem xét vai trò của đối tƣợng nghiên cứu trong bối cảnh văn học đƣơng thời, cũng nhƣ
cân nhắc tình hình tƣ liệu, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài: Từ thế giới quan Phật
giáo đến sự triển hiện khách thể thẩm mỹ trong văn chương Tuệ Trung Thượng sĩ.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Việc đặt vấn đề nghiên cứu hiện tƣợng, tác phẩm của văn học cổ điển nói chung,
trong đó có thơ Thiền từ phƣơng diện thẩm mỹ, hay “nội thẩm mỹ” trong thực tế đƣợc
đề xuất bởi giới nghiên cứu Trung Quốc nhằm đi tìm “cái thẩm mỹ”, dựa trên nền tảng
lý luận của Thuyên thích học (Hermeneutics), sau khi nhận thấy sự kém tƣơng thích
cũng nhƣ mức độ hiệu quả của việc tiếp nhận và ứng dụng các lý thuyết phƣơng Tây
vào giải quyết các vấn đề của mỹ học phƣơng Đông. Do vậy, các nghiên cứu cụ thể
theo hƣớng tiếp cận nhƣ vậy hiện nay mới chỉ đƣợc thực hiện bởi giới nghiên cứu nƣớc
này hoặc các học giả gốc Trung Quốc trong cộng đồng nghiên cứu Anh ngữ. Ở Việt
Nam, từ nhiều năm trƣớc, rải rác có một số tác giả nhƣ Đỗ Văn Hỷ trong “Câu chuyện

Huyền Quang và cách đọc thơ Thiền” [47], từ việc phê phán các luận giải của Kiều Thu
Hoạch [38] và Trần Thị Băng Thanh [104] xung quanh nghi án Huyền Quang và nàng
Điểm Bích (vốn đƣợc ghi chép trong Tam Tổ thực lục) và trƣờng hợp bài thơ Xuân nhật
tức sự, đã trình bày một cách đọc khác, xuất phát từ cội nguồn triết học cũng nhƣ các
đặc trƣng thẩm mỹ của văn học Thiền. Tuy nhiên, đó chỉ là một kiến giải từ thực tế
nghiên cứu mà chƣa phải là sự tiếp nhận lý thuyết một cách có chủ đích. Những năm
gần đây, một số nhà nghiên cứu, qua các cơng trình của mình, cho thấy rõ nét hơn cách
đọc, cách tiếp cận văn học trung đại, trong đó có thơ Thiền, từ các bình diện thẩm mỹ
nhƣ Nguyễn Kim Sơn trong “Sự đan xét các khuynh hướng thẩm mỹ trong thơ Huyền
6


Quang: Nghiên cứu trường hợp sáu bài thơ vịnh cúc” [88], “Giải mã thơ Thiền từ góc
độ tư duy nghệ thuật” [83], “Sự nhất thể giữa Thiền lạc và thi hứng hay tiếng hoan hỉ
của Tâm không: Luận về ba bài thơ cảnh chiều tà của Trần Nhân Tông” [90]; hay Lê
Thị Thanh Tâm trong luận án “Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý – Trần (Việt Nam) và
thơ Thiền Đường – Tống (Trung Quốc)” [100], “Giảng dạy văn học Phật giáo Thiền
tơng từ góc độ Mỹ học – Một hướng đi nhiều triển vọng” [101]. Những bài viết của các
tác giả này là những gợi mở quan trọng cho việc ứng dụng hƣớng nghiên cứu từ các
bình diện thẩm mỹ vào tìm hiểu các vấn đề của văn học Trung đại nói chung, thơ Thiền
nói riêng.
2.2. Nhƣ đã trình bày, trong những thập niên gần đây, cùng với xu hƣớng ngày càng
chú ý tới việc tìm hiểu văn học thời Lý – Trần, giới nghiên cứu cũng hết sức quan tâm
tới việc tìm hiểu các phƣơng diện tƣ tƣởng và trƣớc tác văn học của Tuệ Trung Thƣợng
sĩ với nhiều cơng trình đặt vấn đề tiếp cận từ các góc độ khác nhau. Đó trƣớc hết là
những cơng trình nghiên cứu lịch sử tƣ tƣởng, lịch sử triết học, lịch sử phật giáo: “Việt
Nam Phật giáo sử lược” [109] của Mật Thể, “Việt Nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn
Lang [55], “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” của Nguyễn Đăng Thục [120], “Lịch sử Phật
giáo Việt Nam” của Nguyễn Tài Thƣ [121], “Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt
Nam” [29], “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam” [30] của Nguyễn Hùng Hậu hay

“Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần” [11] của Trƣơng Văn Chung.
Điểm chung trong các cơng trình của các tác giả nêu trên là cùng với việc nghiên cứu
dƣới góc nhìn lịch đại các vấn đề tƣ tƣởng Việt Nam và triết học Phật giáo, các cơng
trình cũng nghiên cứu tƣ tƣởng của Tuệ Trung Thƣợng sĩ nhƣ là một đại diện tiêu biểu
của tƣ tƣởng Việt Nam dƣới thời Lý Trần, hoặc với tƣ cách là một “ngƣời thầy tƣ tƣởng
vĩ đại của thiền phái Trúc lâm Yên Tử” [29, tr.85]. Tuy nhiên, do những quy ƣớc và
mục đích nghiên cứu của đề tài, các cơng trình mới chỉ nghiên cứu tƣ tƣởng và trƣớc
tác Tuệ Trung với tƣ cách là một thành tố biểu hiện của lịch sử triết học. Vì vậy, việc
nghiên cứu về căn bản mới dừng lại ở việc chỉ ra những yếu tố cơ bản về tƣ tƣởng của
ông.

7


Cơng trình nghiên cứu tƣơng đối hệ thống và trực diện về tƣ tƣởng của Thƣợng
sĩ trên phƣơng diện này phải kể đến luận án “Tư tưởng triết học của Tuệ Trung Thượng
sĩ” [17] của Nguyễn Đức Diện. Trong công trình, tác giả luận án chủ yếu nghiên cứu từ
các góc độ: quan niệm về bản thể, về thế giới hiện tƣợng và nhận thức luận. Về bản thể
luận, thông qua việc chiết tự thuật ngữ bản thể và sự hiện diện của các dạng thức của
thuật ngữ này trong các trƣớc tác Thiền học thời Lý – Trần, tác giả đi đến khẳng định
“tƣ tƣởng này thƣờng đƣợc gắn với một khái niệm trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam mà
ơng là ngƣời đầu tiên nêu lên, đó là khái niệm “Bản thể”1 [17, tr.40]. Đồng thời cho
rằng: “Bản thể trong triết học Phật giáo nói chung, trong triết học Tuệ Trung nói riêng
là “khơng” – là tính khơng” [17, tr.51]. Về quan niệm đối với thế giới hiện tƣợng, tác
giả khảo sát trên các quan niệm về sinh tử, vô thƣờng, nhân quả cũng nhƣ mối quan hệ
giữa bản thể và vạn pháp. Từ đó, luận án đi đến kết luận quan trọng: “Trong triết học
của Tuệ Trung, thế giới hiện tƣợng là do tâm, nhờ Tâm mà có, nhƣ thế ơng đã đi theo
khuynh hƣớng Duy thức (Vijnanavadina) với quan điểm “vạn pháp duy tâm”, “nhất
thiết Duy tâm tạo”. Khuynh hƣớng Duy thức có kế thừa học thuyết nghiệp cảm duyên
khởi của Tiểu thừa (Hynayana). […] ông cịn cho các pháp là do nhân dun, đó là

quan điểm của Phật giáo nguyên thủy. Nhƣng khi đề cập đến vũ trụ (giới tự nhiên) quan
điểm của ông lại mang sắc thái của Lão Trang” [17, tr.78]. Đối với nhận thức luận, tác
giả xuất phát từ việc làm rõ quan điểm của Thƣợng sĩ đối với “giới”, với vấn đề “vong
nhị kiến”, “phá chấp” để qua đó luận giải con đƣờng nhận thức, cũng nhƣ con đƣờng tu
tập và phƣơng thức ứng xử bất nhị “hỗn tục hòa quang” của ông. Mặc dù, ở một vài

Thực chất, việc khẳng định Tuệ Trung là ngƣời đầu tiên nêu ra thuật ngữ bản thể thông qua thao tác triết tự chữ
Hán đã đƣợc Nguyễn Hùng Hậu trình bày trong bài viết: “Tìm hiểu một số tƣ tƣởng triết học của Tuệ Trung
Thƣợng sĩ” trên Tạp chí Triết học, số 1, 1994 và các cơng trình đã nêu trên của ơng. Việc cả Nguyễn Hùng Hậu,
và tác giả luận án xác định đến việc Tuệ Trung là “ngƣời đầu tiên” đề cập đến khái niệm bản thể đã tự ngầm định
một sự đối chiếu với khái niệm ontology trong triết học phƣơng Tây. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi cho rằng, khái
niệm bản thể (ontology) là một khái niệm có nguồn gốc từ phƣơng Tây và có bối cảnh của nó trong lịch sử, văn
hóa, tƣ tƣởng của phƣơng Tây. Do đó, việc tiếp cận thuật ngữ này không thể xuất phát từ việc chiết tự thuật ngữ,
vốn có thể coi là một cách dịch của ontology. Hơn nữa, “bản thể” – nhƣ chính các tác giả đã chỉ ra – thƣờng đƣợc
gọi cách khác là thể (với một ý nghĩa đôi khi khơng hồn tồn trùng khớp với nội hàm của ontology, chẳng hạn
nhƣ trong sự hình dung về thể và dụng), đã đƣợc dùng phổ biến trong triết học Trung Quốc. Do vậy, việc căn cứ
trên văn tự để khẳng định, theo chúng tôi, là cần phải xem xét lại.
1

8


trƣờng hợp, luận án có khuynh hƣớng tuyệt đối hóa đối tƣợng nghiên cứu 1, nhƣng nhìn
chung đây là cơng trình đáng chú ý về khi nghiên cứu Thiền học Tuệ Trung trên
phƣơng diện triết học.
Ngoài ra, đầu những năm 90, hội thảo Tuệ Trung Thượng sĩ với Thiền tông Việt
Nam đƣợc tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh dƣới sự chủ trì của giáo sƣ Trần Khuê.
33 tham luận tại hội thảo sau đó đƣợc Nxb Đà Nẵng in trong “Tuệ Trung Thượng sĩ với
Thiền tông Việt Nam” [72] và đƣợc tái bản nhiều lần. Từ báo cáo đề dẫn của giáo sƣ
Trần Khuê, có thể thấy rằng, mục tiêu chính của hội thảo là thảo luận về những vấn đề

thuộc về tƣ tƣởng của Tuệ Trung Thƣợng sĩ, “chất Thiền Đại Việt”, “đặc điểm của đạo
Phật Việt Nam” – thực chất là bàn tới các vấn đề tƣ tƣởng của Việt Nam. Các báo cáo ở
những mức độ khác nhau, hầu hết chú ý thảo luận về tƣ tƣởng, Thiền học của Tuệ
Trung, qua đó khẳng định đặc sắc, vị trí, vai trị của ơng trong Thiền học Lý Trần cũng
nhƣ lịch sử tƣởng dân tộc.
Trên phƣơng diện văn học cũng đã xuất hiện nhiều bài viết trực tiếp hoặc gián
tiếp tìm hiểu các vấn đề trong văn chƣơng Tuệ Trung từ các góc độ khác nhau. Bài viết
tƣơng đối sớm đặt vấn đề nghiên cứu hành trạng cũng nhƣ sáng tác của ông là bài viết
“Tuệ Trung Thượng sĩ – một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền Việt Nam” [8] của
Nguyễn Huệ Chi. Trong bài viết, bên cạnh việc trình bày các luận giải về thân thế của
ông, tác giả đã bƣớc đầu chú ý đến việc trình bày các kiến giải đối với tác phẩm thơ
Thiền của Thƣợng sĩ, đồng thời lần đầu định danh ông là “gƣơng mặt lạ” của làng
Thiền. Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Phạm Hùng, khi nghiên cứu
thơ Thiền và văn học thời Lý – Trần trên các vấn đề thể loại, khuynh hƣớng văn học,
lịch sử và tƣ tƣởng nghệ thuật, cũng quan tâm nghiên cứu “vần thơ cuồng phóng” của
Tuệ Trung [40], [41], [42]. Nhƣng cũng giống nhƣ các tác giả trên, do tính chất của
cơng trình, Nguyễn Phạm Hùng mới chỉ đề cập tới các sáng tác của Trần Tung với tƣ
cách là một phƣơng diện vấn đề mà chƣa nghiên cứu một cách tồn diện.

Ví dụ nhƣ việc so sánh vai trò và tầm ảnh hƣởng của Tuệ Trung với Duy Ma Cật theo hƣớng khẳng định vai trò
của Thƣợng sĩ, theo chúng tôi, là cần phải cân nhắc lại. [17, tr. 142]
1

9


Từ một phƣơng diện khác, luận án của Lê Thị Thanh Tâm đã đề cập ở trên, trong
khi nghiên cứu sự thể hiện “núi non, sông suối và cảm thức nguồn cội” dƣới điểm nhìn
bản thể trong thơ Thiền Lý Trần và Thiền Đƣờng Tống đã thực hiện việc so sánh thơ
Tuệ Trung với Tô Thức. Mặc dù, việc so sánh chỉ dừng lại ở việc đối chiếu tác phẩm

của hai tác gia lớn của hai nền Thiền học dƣới một góc độ cụ thể, nhƣng lại có tính gợi
mở đối việc tiếp cận đối tƣợng trên các bình diện thẩm mỹ.
Ngoài ra, luận văn cao học của Nguyễn Thị Thanh Chung: Nghiên cứu thơ ca
của Tuệ Trung Thượng sĩ – Trần Tung, thực hiện tại ĐHSP HN cũng là một cơng trình
đáng chú ý. Trong luận văn, ngồi việc đƣa tới một diện mạo và tình hình văn bản của
Thượng sĩ ngữ lục, tác giả luận văn cũng thực hiện việc nghiên cứu sáng tác của Tuệ
Trung trên những tiêu chí của văn học. Điều này, trƣớc đó dƣờng nhƣ chƣa đƣợc nhiều
học giả lƣu ý khi nghiên cứu sáng tác của ơng. Theo đó, tác giả luận văn tiến hành
nghiên cứu thơ Tuệ Trung từ các khuynh hƣớng cảm hứng và những đặc sắc nghệ thuật
trong thơ Tuệ Trung. Trong các khuynh hƣớng cảm hứng, luận văn phân tích: Khuynh
hƣớng cảm hứng tơn giáo, khuynh hƣớng cảm hứng thiên nhiên, khuynh hƣớng cảm
hứng cá nhân. Trong nghệ thuật thơ Tuệ Trung, luận văn chú ý tới ngôn từ, câu thơ và
thể loại. Chúng tôi cho rằng hƣớng đi đó về cơ bản là đúng đắn. Tuy nhiên, việc đƣa ra
khuynh hƣớng cảm hứng thiên nhiên trong các khuynh hƣớng cảm hứng ở thơ Tuệ
Trung là một vấn đề cần phải thảo luận lại. Bởi trong các sáng tác của Thiền gia nói
chung, của Tuệ Trung Thƣợng sĩ nói riêng, thiên nhiên chỉ tồn tại với tƣ cách là một
loại “cơng cụ ngoại hóa” cho việc giải thốt, ẩn dụ cho những nội dung giáo lý. Mặc dù
thiên nhiên vẫn xuất hiện trong thơ Thiền, nhƣng các Thiền gia, đặc biệt là Tuệ Trung
rất ít khi miêu tả trực tiếp thiên nhiên1. Vì vậy, rất khó để khẳng định có một khuynh
hƣớng cảm hứng thiên nhiên trong thơ ơng.
Cho tới nay, những cơng trình nghiên cứu tƣ tƣởng và trƣớc tác của Tuệ Trung
một cách tồn diện nhất có thể kể tới Tuệ Trung: Nhân sĩ – Thượng sĩ – Thi sĩ [34] của
Ở đây, chúng tôi cho rằng, ngay cả trong thơ Thiền cảnh, việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên cũng nhằm hƣớng
đến thể hiện cảnh giới tâm linh, trạng thái tinh thần của chủ thể. Thiên nhiên đƣợc mơ tả ở đó khơng giống với
cảm hứng về thiên nhiên nhƣ trong thơ Nho gia hay Đạo gia. Sự hiện hữu của nó trong sáng tác Thiền không phải
một sự hiện hữu tự thân.
1

10



Nguyễn Duy Hinh. Trong cơng trình này, tác giả tiếp cận đối tƣợng trên cả ba phƣơng
diện: tiểu sử, hành trạng; tƣ tƣởng Thiền học và sáng tác văn học. Về thân thế, tác giả
dựa trên sử liệu của Đại Việt sử ký toàn thư, Thượng sĩ hành trạng và Ngọc phả tại đền
Trần xác định “Tuệ Trung là một nhân sĩ thời Trần Thánh Tông – Trần Nhân Tông, mất
năm 1291, thọ 62 tuổi” [34, tr.49]. Về tƣ tƣởng, Nguyễn Duy Hinh nghiên cứu các vấn
đề: bản thể, Phật pháp và Tâm, trong đó nhấn mạnh: “bản thể luận của Tuệ Trung là
Tâm của Thiền tông cùng với thành tố trung đạo của Trung Quan phái và vô vi của Lão
Trang” [34, tr.103]. Về sáng tác văn học của Tuệ Trung, Nguyễn Duy Hinh tập trung
phân loại các tác phẩm thơ thành thơ Thiền lý, Thiền thú và Thiền cảnh, đồng thời luận
giải nội dung các bài thơ để đi tới kết luận: “Tuệ Trung cũng thừa hƣởng thơ Đƣờng
Tống nhƣ các nhà thơ Việt Nam và Trung Quốc khác, cũng tinh thông Thiền tông và cả
Nho, Đạo giáo nhƣ họ, nhƣng tự Tuệ Trung có một tâm hồn riêng, phong cách riêng”
[34, tr.254]. Đó là một cơng trình có những phân tích sắc sảo và tồn diện về tƣ tƣởng
của Tuệ Trung Thƣợng sĩ. Điều đáng tiếc là, trên phƣơng diện văn học, cơng trình mới
chỉ dừng lại ở việc phân loại và luận giải tác phẩm mà chƣa có những đánh giá sâu hơn.
3. Định hƣớng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu
Luận văn sẽ xuất phát từ việc giới thuyết các khái niệm nền tảng, trong đó chú ý
đến các khái niệm thế giới quan, khách thể và cùng với đó là khái niệm chủ thể. Đồng
thời, luận văn cũng chú ý đến việc trình bày một số phƣơng diện chính yếu trong thế
giới quan Phật giáo, thế giới quan Thiền học đƣợc trình bày trong hệ thống giáo lý và
các kinh văn cũng nhƣ nghiên cứu các vấn đề về thế giới quan của Tuệ Trung Thƣợng
sĩ, coi đó là cơ sở cho các quan sát tiếp theo.
Đối với việc nghiên cứu sự triển hiện khách thể thẩm mỹ trong văn chƣơng Tuệ
Trung, chúng tôi nhận thấy bản thân khái niệm khách thể đƣợc tiếp cận từ rất nhiều
phƣơng diện. Tuy nhiên, trong khung khổ và điều kiện của một luận văn thạc sĩ, chúng
tôi sẽ chỉ quan sát sự triển hiện nó trên một số phƣơng diện mà theo chúng tơi là có thể
bao quát đƣợc các vấn đề khác: các vấn đề thuộc về hệ thống hình tƣợng, sự thể hiện
khách thể thơng qua sự thể hiện không gian và thời gian, sự nhất thể giữa chủ thể và


11


khách thể để qua đó thấy đƣợc đặc điểm, cơ chế cũng nhƣ nét đặc sắc của văn chƣơng
Tuệ Trung.
Về phạm vi tƣ liệu: Chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát các tác phẩm thơ tụng
của ông đƣợc tập hợp trong Thượng sĩ ngữ lục. Trong đó, hai tác phẩm “Đề dã thự” và
“Tứ sơn khả hại” đã đƣợc xác định lần lƣợt là của Trần Quang Khải và Trần Thái Tông
nên bị loại ra khỏi phạm vi nghiên cứu. Ngoài ra, đối với trƣờng hợp hai bài kệ đƣợc
các tác giả Thơ văn Lý Trần thêm vào thay cho hai bài thơ nêu trên, chúng tôi cho rằng
nên đƣa trở lại Thượng sĩ hành trạng bởi chúng cần phải đƣợc đặt trong cuộc đối thoại
mang tính chất thoại đầu giữa Tuệ Trung và Trần Nhân Tơng mới có thể hiểu đƣợc hết
ý nghĩa. Do vậy, về phạm vi tƣ liệu, chúng tôi sẽ khảo sát trên 47 đơn vị tác phẩm thuộc
phần thơ Tụng và nhiều trƣờng hợp sẽ xem xét cả phần đối cơ và tụng cổ để làm rõ các
luận điểm.
Về văn bản: Hiện nay Thượng sĩ ngữ lục có bốn bản dịch và chú giải khác nhau.
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi sử dụng bản dịch của các tác giả Thơ văn Lý –
Trần [69] làm bản chính, có đối chiếu với văn bản Hán văn ký hiệu A. 1932 (VHc.
02584) lƣu tại viện Hán Nơm [148]. Ngồi ra, trong khi khảo sát chúng tôi cũng tham
khảo các bản dịch Ngữ lục [124] của Trúc Thiên, bản chú giải Thượng sĩ ngữ lục giảng
giải [125] của Thích Thanh Từ và Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục dịch giải [14] của Lý
Việt Dũng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đối với đối tƣợng nghiên cứu tƣơng đối đặc biệt nhƣ văn học Thiền nói chung,
thơ Thiền Tuệ Trung nói riêng chúng tơi lựa chọn hƣớng tiếp cận từ các bình diện thẩm
mỹ, thơng qua việc đọc sâu văn bản, luận giải các “mã thẩm mỹ” để chỉ ra những nét
đặc trƣng, đặc sắc cũng nhƣ cơ chế của văn chƣơng Tuệ Trung trong việc triển hiện
khách thể.
Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng phổ biến các thao tác nghiên cứu: thống kê, mơ
tả nhằm đƣa ra cách hình dung chung về đối tƣợng trƣớc khi đi vào xem xét các vấn đề

cụ thể. Phân tích, tổng hợp để luận giải các trƣờng hợp trong khi nghiên cứu. Và cuối
cùng, thao tác so sánh, đối chiếu nhằm đặt đối tƣợng trong bối cảnh thơ ca Phật giáo
12


thời Lý – Trần, với các sáng tác thơ Thiền trƣớc và sau ông để làm rõ các đặc điểm.
Việc so sánh, đối chiếu cũng cần thiết khi cần đối chiếu những đặc trƣng thẩm mỹ của
thơ Tuệ Trung – với tƣ cách là sáng tác thuộc bộ phận văn học Thiền so với các bộ
phận văn chƣơng khác.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 99 trang chính văn, gồm có ba phần: Phần Mở đầu, Nội dung và
Kết luận. Phần nội dung của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Thế giới quan và thế giới quan Phật giáo
Chƣơng 2: Một số phƣơng diện của khách thể đƣợc thể hiện trong văn chƣơng Tuệ
Trung Thƣợng sĩ
Chƣơng 3: Sự nhất thể chủ – khách thể và cơ chế thẩm mỹ của văn chƣơng Tuệ Trung.

13


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO
1.1. Thế giới quan và một số khái niệm có liên quan
Thế giới quan (worldview hay world outlook) mới chỉ nổi lên nhƣ một khái niệm
quan trọng trong triết học, triết học về khoa học, nhân loại học, lịch sử và tôn giáo...
trong một vài thập niên gần đây, cho dù những nỗ lực truy nguyên cho thấy nó có vài
nguồn gốc về mặt thuật ngữ xuất hiện khá sớm, liên quan đến truyền thống văn hóa và
tƣ tƣởng phƣơng Tây. Một trong số đó xuất phát từ triết học Đức: Weltanschauung vốn
là từ ghép của Welt (thế giới) và Anschauung (quan điểm, điểm nhìn) trong tiếng Đức,
đƣợc Immanuael Kant sử dụng lần đầu trong tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán

(The Critiqua of Judgment) xuất bản năm 1790 để chỉ “trực giác của chúng ta về thế
giới” (our intuition of the world)1. Thuật ngữ này sau đó đƣợc nhiều nhà triết học khác
sử dụng nhƣ Keirkergaard, Hegel hay Dilthey. Tuy nhiên, nó lại dƣờng nhƣ “bị sao lãng
cho tới đầu và giữa thế kỷ XX” [144, pg.16]; và do vậy, “lịch sử của thuật ngữ vẫn
đang đƣợc viết”2. Trên thực tế, nhiều từ điển triết học ở phƣơng Tây chƣa có mục từ
riêng cho khái niệm này, mà thƣờng trình bày nó trong mục từ về Wilhelm Dilthey với
những thảo luận tƣơng đối ngắn gọn và sơ sài3. Trong các từ điển Anh ngữ, cho đến
những thập niên cuối của thế kỷ XX, Oxford English Dictionary mới có mục riêng cho
từ vay mƣợn Weltanschauung với ý nghĩa “một triết lý hoặc quan điểm riêng về cuộc
sống; một ý niệm về thế giới của một cá nhân hay một cộng đồng” 4, kèm theo ghi chú
từ vựng tƣơng đƣơng trong tiếng Anh: worldview. Vì vậy, việc xác định nội hàm của
khái niệm mới chỉ đƣợc thực hiện một cách rải rác và chƣa thực sự nhất quán. Hunter
Mead trong Types and Problems of Philosophy (Các dạng thức và vấn đề của triết học)
1

Immanuael Kant (1987), The Critiqua of Judgment: Including the First Introduction, trans and intro. Werner S.
Pluhar. Dẫn theo David K. Naugle, [144, pg.23]
2
James Orr (1887), The Christian View of God and the World. Dẫn theo David K. Naugle, [144, pg.16]
3
Xem Dagobert D. Runes (Editor), Dictionary of Philosophy [145]; Rober Audi (general editor), The Cambridge
Dictionary of Philosophy [138]
4
Từ điển Oxford English Dictionary. Dẫn theo David K. Naugle, [144, pg.30]. Hoặc xem thêm:
/>
14


định nghĩa Weltanschauung là “một thuật ngữ có phần thi vị để chỉ hệ thống bản lề của
triết học hay một quan điểm hầu nhƣ vô thức đối với cuộc sống và thế giới” 1. Hay từ

điển The Cambridge Dictionary of Philosophy cho rằng “một thế giới quan tạo thành
một cái nhìn tồn diện về cuộc sống mà vốn tổng kết những gì chúng ta biết về thế giới,
chúng ta đánh giá nó cảm tính nhƣ thế nào, chúng ta đối đãi với nó một cách lý trí ra
sao” [138, pg.236]. H. P. Rickman trong mục từ Wilhelm Dilthey của The Encyclepedia
of Philosophy cũng ghi nhận: “Có một xu hƣớng bền bỉ ở loài ngƣời nhằm đạt đƣợc
một sự giải thích tồn diện, một thế giới quan (Weltanschauung), hoặc triết học mà ở đó
bức tranh về thực tại đƣợc kết hợp với một ý thức về ý nghĩa và giá trị của nó cùng với
các nguyên tắc hành động”2. Hoặc Từ điển Triết học do nhóm học giả Liên Xơ biên
soạn: “hệ thống quan điểm, khái niệm và quan niệm về tồn bộ thế giới chung quanh
mình. Theo nghĩa tổng qt, đó là tồn bộ những quan điểm về hiện tƣợng trong tự
nhiên và trong xã hội: các quan điểm triết học, xã hội và chính trị, luân lý, mỹ học, khoa
học...” [80, tr.789 – 790]. Nhƣ vậy, có thể thấy, trong các định nghĩa nêu trên, khái
niệm thế giới quan có nội hàm tƣơng đối rộng bao gồm trong đó khơng chỉ những quan
điểm, cách nhìn về thế giới hiện tƣợng (với tƣ cách là những tồn tại khách quan bên
ngồi) mà chứa đựng trong đó cả các vấn đề của con ngƣời, của nhân sinh quan. Nó đặt
ra và trả lời cho một loạt những câu hỏi: Bản chất tối hậu của thực tại là gì? Chân lý là
gì? Cái gì là nguồn gốc của vũ trụ, nguồn gốc của cuộc sống, của con ngƣời? Tri thức là
gì? Điều gì là nền tảng cho tri thức? Con ngƣời là gì? Vị trí của con ngƣời trong vũ
trụ?… Nói cách khác, sự triển khai của nó có liên quan tới rất nhiều lĩnh vực: Siêu hình
học (metaphysics), nhận thức luận (epistemology), vũ trụ luận (cosmology), thần học
(theology), nhân chủng học (anthropological) và thuyết giá trị (axiology) 3. Tuy nhiên, ở
đây, khi đề cập tới khái niệm với tƣ cách là nền tảng cho những quan sát sâu hơn đối
với các vấn đề của triết học Phật giáo nói chung và Tuệ Trung Thƣợng sĩ nói riêng, luận
văn chú trọng hơn tới các phƣơng diện siêu hình học, vũ trụ luận và nhận thức luận
trong nội hàm của khái niệm. Theo đó, chúng tơi tạm thời đƣa ra một nhận thức chung
Hunter Mead, Types and Problems of Philosophy. Dẫn theo Henneth H. Frunk [140]
H. P. Rickman, The Encyclepedia of Philosophy. Dẫn theo Henneth H. Frunk [140]
3
Xem thêm: Kenneth H. Funk, Sđd [140]
1


2

15


về nội hàm của thuật ngữ với ý nghĩa trên phƣơng diện tổng thể là hệ thống những quan
niệm về thế giới, về xã hội cùng các vấn đề của con ngƣời, vốn là kết quả của quá trình
nhận thức và hoạt động thực tiễn của một cá nhân hay một cộng đồng, đƣợc giới hạn
bởi các điều kiện lịch sử, tri thức, tình cảm, niềm tin và kinh nghiệm của cá nhân hay
cộng đồng đó. Thế giới quan trong ý nghĩa nhƣ vậy sẽ không chỉ trả lời những câu hỏi
có tính siêu hình về nguồn gốc, bản chất của thực tại, luật tắc cũng nhƣ sự vận hành của
thế giới mà cũng giải đáp những câu hỏi về cuộc sống nhân sinh, về chính sự tồn tại và
vai trò của con ngƣời trong thế giới.
Trong thực tiễn, thế giới quan là phạm trù mang tính lịch sử và là kết quả của
quá trình nhận thức cũng nhƣ hoạt động thực tiễn của một cá nhân, một cộng đồng hay
thậm chí của một thời đại đối với các hiện tƣợng bên ngồi cá nhân, cộng đồng và thời
đại đó. Nghĩa là nó gắn liền với các hoạt động tri nhận từ tầng cảm giác đến tầng tri
giác của chủ thể đối với các hiện tƣợng, mà thế giới đƣợc triển hiện ở đó đƣợc xác định
trên ba phƣơng diện chính yếu: các tồn tại khách quan bên ngồi chủ thể, bản thân chủ
thể và mối quan hệ giữa chúng. Ở đây, việc nghiên cứu các vấn đề của thế giới quan
thực chất có liên quan tới hai khái niệm quan trọng thuộc nhận thức luận: khách thể và
chủ thể, trong đó khách thể có thể coi là một bức tranh về thế giới đƣợc xác lập trong sự
tƣơng tác với các hoạt động thực tiễn của chủ thể. Trong khi chủ thể luôn đƣợc hiểu
tƣơng đối xác định và thống nhất là “con ngƣời có ý thức và ý chí” [80, tr.192] thì cách
hiểu đối với khách thể phức tạp hơn, phụ thuộc vào việc nó đƣợc xem xét dƣới nhãn
quan duy tâm hay duy vật. Quan điểm duy vật khi định nghĩa khái niệm khách thể
thƣờng xác định trên hai cấp độ: theo nghĩa rộng, khách thể đƣợc hiểu là toàn bộ thế
giới khách quan, tồn tại độc lập với ý thức của con ngƣời; hoặc theo nghĩa hẹp, nó
khơng bao gồm tồn bộ thực tại, mà chỉ thuần túy là đối tƣợng nhận thức của chủ thể.

Trong khi đó các nhà duy tâm coi khách thể bắt nguồn từ hoạt động tinh thần của chủ
thể. Ở đó quá trình triển hiện khách thể là quá trình đi từ trong ra ngoài, từ sự quán
chiếu nội tại trong tinh thần chủ thể đến sự kiến tạo các tồn tại ngoại giới. Tuy nhiên,
điều cần lƣu ý là dù giải thích trên lập trƣờng duy tâm hay duy vật thì hai khái niệm nêu
trên cũng khơng thể xem xét một cách biệt lập. Việc nhiều từ điển triết học thƣờng thảo
16


luận về nội hàm của hai thuật ngữ trong một mục từ cho thấy, xét trên phƣơng diện
nhận thức, thực chất chúng không phải là những khái niệm riêng rẽ, mà là hai mặt của
một vấn đề. Khách thể đƣợc xác định trong quan hệ với chủ thể, và ngƣợc lại.
Trong việc minh định nội hàm khái niệm khách thể, sẽ là vội vàng khi xác quyết
Phật giáo dựa trên lập trƣờng duy tâm hay duy vật bởi cũng giống nhƣ nhiều hệ thống
triết học khác ở phƣơng Đông, bản thân ngƣời sáng lập – Phật Thích Ca khơng đặt
thành vấn đề đối với câu chuyện duy tâm – duy vật nhƣ các triết gia phƣơng Tây. Hơn
nữa, Phật giáo có một lịch sử phát triển rất dài và phức tạp; sau khi đức Phật nhập Niết
Bàn khoảng 100 năm, trong giáo phái xuất hiện sự phân chia bộ phái, thực chất là các
trƣờng phái chuyên chú luận giải tƣ tƣởng của đức Phật với các khuynh hƣớng hết sức
đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, trong cách hình dung chung, có thể thấy Phật giáo có
xu hƣớng nhấn mạnh vai trò của tâm đối với vật, sự tác động của các hoạt động tinh
thần nội tại của chủ thể đối với khách thể. Điều này cần đặc biệt chú ý khi chúng đƣợc
thể hiện trong các tác phẩm văn chƣơng Phật giáo. Do vậy, mặc dù luận văn đặt vấn đề
nghiên cứu sự triển hiện khách thể trong văn chƣơng Tuệ Trung, nhƣng trên thực tế lại
không thể không quan sát nó trong sự đối chiếu với vai trị của chủ thể trong tác phẩm.
Mặt khác, bản thân khái niệm khách thể trong triết học cũng nhƣ văn học vốn đƣợc tìm
hiểu trên rất nhiều phƣơng diện, nhƣng trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ chú
ý tới một số phƣơng diện mà theo chúng tơi có thể bao quát đƣợc các vấn đề khác. Đó
là sự triển hiện khách thể thẩm mỹ thơng qua hệ thống hình tƣợng, sự thể hiện khơng
gian và thời gian, nhằm tìm ra đƣợc những đặc sắc của văn chƣơng Phật giáo – Thiền
học nói chung, trƣờng hợp Tuệ Trung nói riêng.

1.2. Thế giới quan Phật giáo
1.2.1. Thế giới quan Phật giáo nguyên thủy
Một trong những vấn đề đáng lƣu ý khi nghiên cứu các vấn đề thuộc về thế giới
quan Phật giáo nguyên thủy là việc Phật giáo thời kỳ này với tƣ cách là một hệ thống
triết học, tƣ tƣởng dƣờng nhƣ “thiếu vắng” một nền tảng siêu hình học. Nói cách khác,
Phật giáo sơ kỳ trong cách tiếp cận các vấn đề của thế giới, của thực tại tỏ ra coi trọng
thực tiễn hơn là đặt ra và trả lời những câu hỏi có tính siêu hình về bản chất của tồn tại,
17


nguyên lý cũng nhƣ nguồn gốc của vũ trụ. Những ghi chép trong các kinh tạng cho
thấy, ngƣời sáng lập giáo phái, đức Phật Thích Ca Mâu Ni thời tại thế thƣờng bày tỏ
thái độ phê phán đối với những ý niệm tƣơng tự đƣợc khởi lên ở các đệ tử hoặc từ chối
xác quyết các luận chấp vƣợt ra ngồi phạm vi đạo đức và mục đích cứu khổ của ngƣời
ngoại đạo. Kinh Tiễn dụ ghi lại sự kiện đức Phật đối với những ý niệm có tính siêu hình
của Tơn giả Man Đồng Tử về tính hữu biên hay vô biên, vô thƣờng hay hữu thƣờng của
thế giới; sinh mạng tức thân hay khác thân; sự tuyệt diệt hay khơng tuyệt diệt của Nhƣ
Lai, đã ví chúng với thí dụ ngƣời trúng tên độc, đau đớn cùng cực, thay vì tìm cầu y sĩ
nhổ tên lại nêu lên những thắc mắc khơng có ích với sự tồn vong của anh ta. Nghĩa là,
đối những vấn đề nêu trên, Ngài không khẳng định hay phủ định, đồng thời coi đó là sự
“mê mờ”, “khơng tƣơng ƣng với cứu cánh, không tƣơng ƣng với pháp, không phải căn
bản Phạm hạnh, khơng đƣa đến trí, khơng đƣa đến giác, khơng dẫn đến Niết Bàn” [21,
tr.746]. Những trƣờng hợp đức Phật giữ “im lặng” nhƣ vậy tƣơng đối phổ biến trong
các kinh điển nguyên thủy, đƣợc các luận sƣ đời sau tập hợp và phân loại trong “thập tứ
vô ký”. Các “vô ký” bao gồm mƣời bốn câu hỏi của ngƣời ngoại đạo, có thể chia thành
bốn loại vấn đề tƣơng tự nhƣ các luận chấp đã đƣợc đề cập ở Tiễn dụ kinh, trong đó yêu
cầu xác quyết về sự hiện hữu của Nhƣ Lai với ý nghĩa là “con ngƣời toàn mỹ” thực chất
là nhu cầu xác lập “một yếu tính tối hậu của vũ trụ” [63, tr.69]. Do vậy, việc ngƣời sáng
lập giáo phái bày tỏ sự “không bằng lịng” với chúng cho thấy Phật giáo thời kỳ này
khơng coi siêu hình học là nền tảng cho những tiếp cận đối với thế giới cũng nhƣ các

vấn đề của thực tại. Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc khẳng định rằng đức
Phật không biết đến các vấn đề siêu hình, hay là ngƣời theo thuyết bất khả tri. Thực tế,
cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn chƣa thể đi đến một sự thống nhất đối vấn đề đang
đƣợc đề cập. Các nghiên cứu xung quanh các vấn đề đƣợc đặt ra trong “vô ký” mới chỉ
dừng lại ở phạm vi khẳng định và phủ định, phần nhiều mang tính tƣ biện 1, hoặc đƣa ra
một cách tiếp cận khác có phần trung dung hơn khi vừa khẳng định tính thực tiễn của
hệ thống giáo lý Phật giáo, vừa chỉ ra các yếu tố siêu hình vốn tồn tại trong tƣ tƣởng
Xem O. O. Rozenberg, Phật giáo những vấn đề triết học [79], T.R.V. Murti, Tánh không cốt tủy triết học Phật
giáo [63]
1

18


đức Phật nhƣ là các khuynh hƣớng, sẽ đƣợc các bộ phái tiếp tục phát triển, hoàn thiện ở
giai đoạn sau [97]. Nhƣng cho dù có thể xác quyết về sự hiện hữu siêu hình học, hoặc
thừa nhận việc tồn tại các khuynh hƣớng thì căn cứ trên những ghi chép của kinh văn và
hệ thống giáo lý, có thể thấy rằng, siêu hình học khơng phải phƣơng diện chính yếu
trong những thảo luận của đức Phật và các đệ tử. Những điều ngài xác quyết: “Đây là
khổ. Khổ tập, khổ diệt, Khổ đạo tích” [21, tr.747] thực chất lại gắn liền với các vấn đề
thực tiễn, nhân sinh. Điều này, xét từ góc độ thế giới quan cho thấy đƣờng hƣớng cũng
nhƣ phƣơng pháp tiếp cận với thế giới của Phật giáo thời kỳ đầu. Đó là một thế giới
quan lấy nhân sinh quan làm căn cứ, nền tảng để luận giải các vấn đề khác của tồn tại.
Những thảo luận tiếp theo về bản thể, về nguồn gốc của vũ trụ – tức là các vấn đề siêu
hình nếu có – cũng nhằm giải quyết những vấn đề nhân sinh.
Cũng nhƣ nhiều tôn giáo đƣơng thời, Phật giáo trong cách hình dung thế giới
cũng đi đến thuyết minh cho quan niệm về hai hình thức của thực tại: thực tại thƣờng
nghiệm của hiện tƣợng trong tƣơng quan với một tồn tại chân thực, siêu nghiệm có tính
chất lý tƣởng. Tuy nhiên, ở các phƣơng diện cụ thể thuộc thế giới quan, Phật giáo
nguyên thủy, xuất phát từ sự phê phán truyền thống tƣ tƣởng Ấn Độ cổ đại, đã đƣa ra

những kiến giải tƣơng đối mới mẻ và khác biệt. Trong khi Áo nghĩa thư cùng các hệ
thống triết học theo truyền thống Bà la mơn, vốn có ảnh hƣởng lớn trong đời sống tinh
thần thời Veda, trình bày quan niệm về thực tại nhƣ là “cái phổ quát, thực hữu và tĩnh
tại” [63, tr.34] thì Phật giáo lại quán chiếu sự tồn tại của vạn pháp trong sự vận động,
biến đổi, hoại diệt. Nghĩa là, thế giới hiện thực dƣới nhãn quan Phật giáo đƣợc nắm bắt
ngay trong trạng thái lƣu chuyển, tƣơng tục, gắn liền với các thuộc tính vơ thƣờng và vơ
ngã. Các thuộc tính này thực chất cũng chính là các dấu ấn pháp 1, xuất hiện trong các
kinh văn với ý nghĩa nhƣ là những đặc thù giáo lý của đức Phật, phân biệt với luận
thuyết ngoại đạo; cùng với thuyết nhân duyên hình thành nên một thế giới quan đặc thù.
Vơ thường
Tam pháp ấn bao gồm: Vô thƣờng, Vô ngã và Niết bàn. Đối với nội dung của Tam pháp ấn, các kinh điển Nam
truyền xác định bao gồm: Vô thƣờng, Vô ngã và Khổ.
1

19


Vơ thƣờng ở dạng thức triển khai của nó, vốn gợi nhắc đến ý niệm về sự không
chắc chắn, không thƣờng trụ, biến chuyển, cịn đƣợc phân tích cụ thể hơn trong giáo lý
nhà Phật theo hai dạng thức: nhất kỳ vơ thƣờng và sát na vơ thƣờng. Trong đó, nhất kỳ
vô thƣờng là biểu hiện thô sơ nhất chỉ sự hoàn tất một chu kỳ tồn tại của hiện tƣợng, mà
ở đó q trình vận động của chúng trải qua đầy đủ các giai đoạn: nảy sinh, phát triển,
thay đổi và hoại diệt. Dạng thức này thực tế tƣơng đối dễ hình dung khi quan sát sự sinh
diệt của các hiện tƣớng thế gian từ những tồn tại đƣợc cho là lâu dài, bền vững nhƣ vũ
trụ, sơn hà, đại địa cho tới sự luân chuyển của bốn mùa hay đến vòng đời sinh, lão,
bệnh, tử của con ngƣời… Tức là, ở sự triển khai này, hiện tƣợng cho dù có quy mơ lớn
hay nhỏ, dài lâu hay ngắn ngủi đều khơng có gì là tồn tại vĩnh viễn, khơng có gì là
thƣờng tại, cố định trong một trạng thái. Tuy nhiên, chúng sinh vì vơ minh, cho thế giới
là thƣờng còn, chấp vào sắc tƣớng giả tạm, tham sân si mà bị đày đọa mãi trong vòng
luân hồi. Do vậy, nhằm phá chấp triệt để1, nhà Phật thông q trình qn sát cịn đi xa

hơn khi thấy rằng các hiện tƣợng thế gian không chỉ sinh diệt biểu hiện rõ rệt qua các
quá trình, mà ngay trong từng khoảnh khắc, từng sát–na đều hàm chứa đầy đủ sự biến
chuyển. Hơn nữa bản thân sự vận động theo chu trình sinh, trụ, dị, diệt của sự vật cũng
khơng phải là sự lƣu chuyển cơ giới giữa các giai đoạn, mà ở ngay trong từng giai đoạn
cũng đã hàm tàng sự thay đổi. Theo đó, khi nói rằng sinh cũng đồng thời hàm nghĩa
hoại diệt. Ngƣợc lại, sự hoại diệt khơng đồng nghĩa với sự biến mất hồn tồn, mà chỉ
là sự vắng mặt ở trạng thái cũ để tiếp tục luân chuyển trong một trạng thái mới. Có thể
thấy, trong cách nhìn này, Phật giáo ngun thủy có xu hƣớng đi đến quán chiếu vô
thƣờng nhƣ là một đặc tính phổ quát của tồn tại. Kinh Đại Bát Niết Bàn ghi lời kệ của
đức Phật trƣớc khi nhập diệt:
“Chư hành vô thường
Thị sinh diệt pháp
Sinh diệt diệt dĩ
Tịch diệt vi lạc”
(Tất cả các hành là vô thƣờng
1

Trƣờng hợp này đƣợc hiểu là pháp chấp

20


Đều là pháp sinh diệt
Sinh diệt hết rồi
Tịch diệt là vui.)
Ở đây, “hành” hay “chư hành” vốn có nhiều nghĩa. Trong ý nghĩa ban đầu, nó chỉ hoạt
động “đi, nhƣ hành trụ tọa ngọa” [75, tr.476]; về sau đƣợc xem là sự “khởi dậy theo
nhân duyên của Pháp hữu vi, lƣu chuyển trong tam thế” [75, tr.475]. Ngoài ra, “hành”
trong hệ thống giáo lý nhà Phật cũng dùng để chỉ hoạt động tâm lý có tác dụng tạo tác,
gắn với thân khẩu ý nhƣ đƣợc trình bày trong giáo thuyết về ngũ uẩn, hay thập nhị nhân

duyên. Nhƣ vậy, “chư hành vô thường” cần đƣợc hiểu là tất cả các hiện tƣợng do duyên
sinh lƣu chuyển trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai, bao gồm không chỉ các hoàn
cảnh ngoại giới mà cả các hoạt động tinh thần, khơng có gì là thƣờng hằng, cố định mà
ln lƣu chuyển trong sinh diệt. Nghĩa là, ở bài kệ trên, đức Phật khi hình dung về hai
hình thức của thực tại đã cho rằng thực tại thƣờng nghiệm gắn liền với vơ thƣờng, thậm
chí coi đó là đặc tƣớng có tính tồn thể. Điều này xét trên phƣơng diện thế giới quan có
thể coi là một đóng góp của đức Phật. Bởi thực tế, bản thân ý niệm về vô thƣờng không
phải là kiến giải của riêng Ngài mà đã đƣợc thừa nhận rộng rãi trong các hệ thống triết
học theo truyền thống Bà la môn. Tuy nhiên, các trƣờng phái triết học này, trong khi
xác quyết về sự tồn tại của linh hồn, một tự thể nội tại, tồn tại siêu việt khỏi sự hoại diệt
của vật chất thông thƣờng đã giới hạn phạm vi của vô thƣờng nhƣ một quy luật có
ngoại lệ. Do đó, khi lời thuyết pháp của đức Phật đƣợc Tôn giả Ananda khẳng định:
“Sắc là vô thƣờng. Thọ, tƣởng, hành, thức là vô thƣờng. Tất cả các hành là vô thƣờng.
Tất cả các pháp là vô ngã. Niết Bàn tịnh tịch” [22, tr.511] thì vơ thƣờng trở thành một
yếu tính của hiện thực nhân sinh. Mặt khác, vô thƣờng trong ý nghĩa là khơng có gì
trong thực tại thƣờng nghiệm là cố định, lại là sự phủ nhận trực tiếp với vai trò của tự
thể – mang ý nghĩa nhƣ bản thể của vũ trụ, mà sự trình bày nó có liên quan đến thuộc
tính thứ hai của tồn tại theo nhãn kiến của Phật đà: Vô ngã
Vô ngã
Vô ngã, tiếng Phạn: anatman về mặt từ nguyên do tiếp đầu ngữ “an” (chỉ sự
vắng mặt, không hiện hữu) và “atman” (chỉ cái tôi, tự thể) tạo thành, cho thấy một ý
21


×