Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

VHAT AN DO sì cho em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÀNH VIỆT NAM HỌC

BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ
MƠN VĂN HÓA ẨM THỰC
MÃ MH: 303118
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA ẨM THỰC ẤN ĐỘ

GVGD: Huỳnh Thị Ánh Hồng
Nhóm thực hiện: nhóm 6
Đậu Nguyễn Khánh Linh - 32001037
Đặng Huỳnh Ngọc Thi - 32000368
Trương Thị Mỹ Duyên - 32001008
Thị Phương Thảo - 32000774


TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 03/2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
TP.Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm 202


MỤC LỤC


I. Khái quát ẩm thực Ấn Độ

1.1. Quá trình hình thành

Dù có lịch sử rất dài và tính chất đặc thù rõ ràng, ẩm thực Ấn Độ không thể tránh khỏi
những ảnh hưởng đến từ các nền văn hóa khác. Thời Cổ đại, người Aryan đến từ Tây Á mang
nhiều ảnh hưởng đến ẩm thực Ấn Độ thông qua cách chế biến những đồ lên men như bánh mì,
sữa chua, pho mát, bơ, một số gia vị như nghệ tây (saffron) và cumin. Người Hồi giáo gốc
Mông Cổ (Mughal) đến Ấn Độ vào thế kỉ 11, xâm lược và thống nhất đất nước vào thế kỉ 14
đã đem văn hóa Trung Á cùng cách nấu nướng của họ vào đây và để lại dấu ấn rõ rệt trong ẩm
thực miền Bắc.
Đế quốc Ba Tư (Iran ngày nay) buôn bán với Ấn Độ và đã giới thiệu rất nhiều loại

nguyên liệu mới như nước hoa hồng, hạt cười (pistachio), nho khô và hạnh nhân. Cuối cùng
và rất quan trọng là ảnh hưởng của phương Tây, người Bồ Đào Nha và người Anh đã đem ớt,
khoai tây, cà chua, súp lơ vào Ấn Độ, làm thay đổi diện mạo rất nhiều món ăn mà ta nhìn thấy
ngày nay. Trà có nguồn gốc Trung Quốc, thông qua người Anh cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến
văn hóa Ấn Độ.
Lãnh thổ Ấn Độ sở hữu nhiều dạng địa hình từ đồng bằng cho đến đồi núi cùng nhiều
miền khí hậu khác nhau đã làm nên sự đa dạng trong ẩm thực. Ở Ấn Độ, sự phân hóa về văn


hóa ẩm thực diễn ra mạnh mẽ giữa Bắc Ấn và Nam Ấn. Hầu hết nguyên liệu sử dụng trong
chế biến món ăn thể hiện bản sắc dân tộc, những kiêng kị theo từng tôn giáo khác nhau.
1.2. Những đặc điểm cơ bản của ẩm thực Ấn Độ
1.2.1. Quê hương của gia vị
Điều đặc trưng nhất của ẩm thực Ấn Độ là cách sử dụng gia vị trong nấu ăn. Hàng chục
loại gia vị khác nhau được sử dụng để tạo kích thích mạnh mẽ về cả thị giác, khứu giác và vị
giác. Gia vị từ Ấn Độ đã trở thành món hàng xa xỉ ở phương Tây trong một thời gian dài và là
một trong những động lực để phát triển thương mại giữa châu Âu và châu Á bên cạnh Ti trù
chi lộ – Con đường tơ lụa giữa châu Âu và Trung Quốc.

Một khay gia vị cơ bản của nhà hàng Ấn Độ (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới): bột
tiểu đậu khấu (cardamom), bột nghệ (turmeric), muối trắng (salt), lá húng tây khô (basil), hạt
mù tạt (black mustard seed), bột ớt cựa gà (paprika), ớt khơ (chili pepper), hạt thì là Ai Cập
(cumin), hạt điều (cashew nut), lá bạc hà khơ (mint). Ngồi ra cịn có tiêu đen, tiêu trắng, tiêu
xanh, tiêu hồng, gừng, tỏi, quế, hồi, đinh hương, nhục đậu khấu, me, nghệ tây, lá cà ri, hạt rau
mùi, các loại không dịch được ra tiếng Việt như asafoetida, bay, fenugreek, ajwain. . .


Hiện nay, Ấn Độ là nước sản xuất gia vị hàng đầu thế giới. Những gia vị này đã được
sử dụng ở Nam Á từ thời cổ đại, còn phương Tây mới được biết đến từ thời Trung Cổ và tiếp
tục sử dụng cho đến ngày nay. Người Ấn Độ có thói quen phơi khơ các gia vị rồi nghiền thành

bột để bảo quản được lâu. Họ trộn nhiều loại khác nhau thành các gia vị hỗn hợp gọi là
Masala. Có nhiều loại masala phổ biến được đóng gói và xuất khẩu như garam masala hay
chaat masala. Bột cà ri (curry powder) cũng chính là một gia vị tổng hợp như thế, để tiện lợi
trong sử dụng và một người có thể tự nấu cà ri ngon mà khơng cần mua tất cả các loại gia vị
khác.
1.2.2. Nền văn hóa bơ sữa

Khác với Việt Nam, Ấn Độ có truyền thống sử dụng rộng rãi sản phẩm bơ sữa từ lâu
đời. Người Aryan đến Ấn Độ vào khoảng những năm 1500 đến 1000 trước Cơng Ngun đã
có thói quen uống sữa và dùng các món ăn chế biến từ sữa như sữa chua và ghee.
Sản lượng sữa trâu và sữa dê của Ấn Độ đứng hàng đầu thế giới. Sữa trâu nhiều axít
béo và đạm. Sữa dê có thành phần giống với sữa mẹ nhiều hơn so với sữa bò, hàm lượng chất
béo thấp nên rất bổ dưỡng (thực ra sữa bò phổ biến ở phương Tây, phần còn lại của thế giới
dùng sữa dê). Pho mát làm từ sữa dê (tiếng Pháp: chèvre) là một trong những chế phẩm từ sữa
sớm nhất trong lịch sử.
Sữa và sữa chua có vơ vàn biến thể, đơn giản là lassi (mặn thì pha với muối, cumin,
ngọt thì trộn hoa quả xay nhuyễn, thường là xồi, pha thêm ít nước, đường, thành đồ uống giải
khát) hay raita (sữa chua trộn cùng dưa chuột, cà rốt bào nhỏ, đường, gia vị) ăn kèm cơm,


chua dịu dễ ăn và tốt cho tiêu hóa. Nhờ sử dụng các sản phẩm từ sữa mà đồ tráng miệng của
Ấn Độ rất đa dạng.
1.2.3. Ảnh hưởng của tôn giáo lên ẩm thực
Ấn Độ là một đất nước rất sùng đạo từ quan chí dân. Là nơi khởi nguồn của bốn tôn
giáo lớn, những triết lý và tư tưởng của các tôn giáo này ảnh hưởng sâu nặng lên thói quen ăn
uống của người dân.
Ăn chay là phương pháp dinh dưỡng xuất hiện ở Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại với mục đích
thanh lọc tinh thần. Tuy nhiên sau khi châu Âu theo đạo Thiên Chúa, thói quen này đã bị từ
bỏ, cịn ở Ấn Độ thì tiếp tục được duy trì và phát triển. Nguồn gốc của ăn chay xuất phát từ
khái niệm ahimsa (bất hại) của đạo Jain, một tơn giáo cổ xưa mà Thích-ca Mâu-ni dựa trên

những tư tưởng của nó để sáng tạo ra đạo Phật.

Ảnh: các món ăn chay
Những người theo đạo Jain quan điểm không sát sinh dù trực tiếp hay gián tiếp để tránh
tạo karma (nghiệp chướng), vì vậy khơng chỉ ăn chay (khơng ăn hành, tỏi) họ cịn kiêng kị đến
mức tuyệt đối: khơng ăn cả các loại củ vì khi nhổ lên sẽ làm chết những vi sinh vật sống nhờ
vào rễ những cây đó, động vật chết tự nhiên cũng khơng ăn vì làm phương hại đến những vi
sinh vật phân hủy cái xác, mật ong, trứng sữa đương nhiên sẽ bị cấm.


Đạo Hindu khơng bắt buộc nhưng khuyến khích tín đồ ăn chay nên nhiều người Ấn Độ
tránh ăn thịt. Con bị là lồi vật linh thiêng trong đạo Hindu nên chỉ ở Ấn Độ mới thấy bò
hoang chạy đầy đường, thịt bị thì người theo đạo Hindu khơng ăn.
Thịt lợn thì người theo đạo Hồi khơng được ăn, ni lợn lại tốn kém hơn những lồi ăn
cỏ, phần đơng người Hindu ăn chay, nên thịt lợn cũng không phổ biến ở Ấn Độ. Người theo
đạo Sikh được ăn cả hai loại thịt trên nhưng vì người Ấn Độ ít ăn nên họ cũng khơng quen,
khơng thích và khơng biết nấu. Vì vậy, ở Ấn Độ, thịt cừu, thịt dê, thịt gà, thủy sản là những
thực phẩm chủ yếu.

Ảnh: Mansaf – món ăn truyền thống của người Hồi Giáo
1.3. Tập quán và khẩu vị ăn uống
1.3.1. Tập quán và khẩu vị trong ăn

Nguyên liệu và gia vị sử dụng trong chế biến
Ở phía Bắc và phía Tây, lương thực chính là gạo, hạt kê, bột nguyên cám và đa phần
người Ấn độ ăn chay nên thực phẩm chính là các loại đậu khác nhau, đặc biệt món masoor có
nhiều đậu lăng đỏ, đậu vùng Bengal, đậu xanh hoặc vàng, đậu đen… Ngồi ra thì cịn có rau,
dưa, sữa, vừng, lạc. Do ảnh hưởng mạnh của tôn giáo nên ở Ấn Độ khơng ăn thịt bị và thịt
lợn. Thực phẩm từ động vật chủ yếu là thịt cừu, dê, gia cầm và các loại thủy hải sản. Đặc biệt,
với dân cư sống gần biển Ấn Độ Dương, cá chiếm vị trí quan trọng trong bữa ăn.



Ảnh: Nguyên liệu chính
Loại gia vị đặc trưng khi ở Ấn Độ phải kể đến là cà ri và bột cà ri. Nó được coi là gia vị
quốc hồn của món ăn. Đây là loại bột được kết hợp từ loại gia vị khác như: Bột nghệ, hạt mù
tạt, bột ớt, hạt thì là, đinh hương. Các loại gia vị được sấy khô, rang và nghiền thành bột mịn
trộn đều thành bột cà ri. Ngoài ra, họ sử dụng nhiều gia vị cay như ớt, tiêu, gừng, hạt cẩm
chướng, thì là, nghệ, tỏi, hành, đào lộn hột, hạnh nhân...

Ảnh: cari Ấn Độ
Sự độc đáo trong món ăn của miền bắc Ấn Độ được thể hiện qua việc sử dụng hài hòa
các nguyên liệu thực phẩm như: Sữa, sữa chua, bơ sữa. Các món ăn được chế biến từ sữa chua
rất phổ biến vào mùa hè, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.


Ở miền Trung Ấn Độ, người dân ở đây luôn sử dụng các loại gia vị mạnh, như: Cay,
mặn, ngọt, chua, thậm chí có thể được dùng trong cùng một món ăn.
Phương pháp chế biến
Các món ăn được chế biến đa số ở dạng khơ hoặc sền sệt, có nhiều cà ri và nổi vị cay
của ớt. Cách nấu cơm của người Ấn cũng rất đặc biệt. Trước khi nấu, gạo sẽ được xào qua với
dầu hoặc bơ rồi mới đổ nước vào nấu. Khi cơm gần chín, họ sẽ bỏ thêm các gia vị như quế
hồi, hạt thì là, tiêu, lá bạc hà… cùng các loại thịt, cá, rau củ quả vào nấu kèm. Ẩm thực Ấn
Độ, các món ăn thường có màu sắc rất rực rỡ, bắt mắt bởi các món ăn được tẩm ướp với các
loại bột gia vị. Cách trang trí đồ ăn cũng rất cầu kỳ.
1.3.2. Tập quán và khẩu vị trong uống
Đồ uống của Ấn Độ chủ yếu là trà đặc nóng (trà đen có pha sữa, đơi lúc có thêm một
chút gừng), cà phê. Trước khi ăn sáng, họ thường uống trà với sữa dê hoặc sữa trâu

Ảnh: trà sữa Masala Chai


Ảnh: Trà đen Ấn Độ


1.4. Cách cư xử, nghi thức trong ăn uống
Văn hóa ăn uống của người Ấn Độ rất nghiêm ngặt với nhiều nguyên tắc. Dưới đây là
những điều cần lưu ý khi ăn uống tại đất nước Ấn Độ:
- Hãy dùng hết phần ăn của mình, tránh lãng phí vì đây được xem là một hành vi bất kính,
khơng tơn trọng người khác.
- Không ăn quá nhanh hoặc quá chậm, tốc độ ăn rất quan trọng.
- Không để thức ăn rơi xuống trong khi đưa thức ăn lên miệng nếu để rơi coi như đĩa thức ăn
đó là bỏ đi
- Khi uống nước, họ khơng ngậm miệng vào cốc mà rót thẳng nước vào miệng. Nước họ uống
là nước lã chứ không phải là nước đun sôi.
- Không ăn bằng tay trái vì đây là hành vi bị xem là dơ bẩn.
- Hãy rửa sạch tay trước và sau khi ăn, chú ý rửa sạch các móng tay.
- Khơng ăn uống trước mặt người Hồi giáo trong tháng ăn chay Ramadam vì điều này chứng
tỏ bạn khơng tơn trọng họ và bạn sẽ gặp rắc rối nếu phạm phải điều này

Ảnh: Bữa ăn của người Ấn Độ
1.5. Văn hóa ăn bằng tay
Khác với những nước sử dụng dao, nĩa, thìa hay đũa khi ăn, người Ấn sẽ ăn uống bằng
tay. Họ dùng tay để vo, trộn và đưa thức ăn lên miệng. Đây là một trong những nét đặc trưng
trong văn hóa ăn uống của người Ấn Độ hay người ta cịn gọi là “Văn hóa bốc”. Người Ấn Độ


thường ăn cơm, bánh chapati làm bằng bột mà các loại rau củ, nước trái cây thậm chí những
món ăn lỏng như cà ri đều phải bốc bằng tay. Người dân Ấn quan niệm rằng đây là một hành
động thiêng liêng và chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh trong đời sống của họ. Sở dĩ là do quan
niệm cho rằng hạt gạo là ngọc thực ở đời, được trời ban cho mới có mà dùng. Cho nên ngồi
sự tiếp xúc trực tiếp, khơng có thứ gì có thể xứng đáng để chạm vào hạt gạo. Dân gian Ấn Độ

quan niệm 5 ngón tay đại diện cho 5 yếu tố giúp tạo thành vũ trụ gồm: đất, lửa, nước, khơng
khí và trời. Người Ấn Độ tin rằng nếu 5 yếu tố này kết hợp với nhau khi bạn ăn, sẽ giúp bạn
cảm thấy ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn. Khi ăn bằng tay cần phải nắm những nguyên tắc
như rửa tay thật sạch sẽ, kỹ lưỡng và người Ấn Độ thường dùng tay phải để ăn vì họ cho rằng
bàn tay trái không đủ tinh khiết để cầm đồ ăn vì nó thường được sử dụng khi làm vệ sinh cơ
thể.

Ảnh: văn hóa ăn bằng tay của người Ấn Độ

II. Đặc trưng ẩm thực miền Bắc Ấn Độ
2.1. Ảnh hưởng của khí hậu lên ẩm thực
Bắc Ấn Độ có khí hậu khắc nghiệt - mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Khu vực bao gồm
các bang sau: Jammu & Kashmir, Himachal Pradesh, Punjab, Uttaranchal, Uttar Pradesh,
Haryana, Bihar, Jharkhand, Chattisgarh và Madhya Pradesh. (10 bang)
Chính vì sự có sự phân hóa rõ rệt đó của khí hậu giữa hai mùa nên Ấn Độ có rất nhiều
trái cây và rau quả tươi theo mùa. Nổi bật nhất trong số đó là xoài - xoài ở Ấn Độ được mệnh
danh là vua của các loại trái cây. Từ xồi người Ấn có thể chế biến rất nhiều món ăn khác


nhau như món xồi ngâm đến từ bang miền bắc Uttar Pradesh và món này thường được ăn với
bánh

mì parathas nhồi và sữa chua, nghe tên gọi khá đơn giản nhưng thực ra q trình chế biến món
ăn này vơ cùng kì cơng, xồi phải phơi nắng đủ ba tuần để đạt đến độ dẻo và mùi thơm nhất
định sau đó được trộn lẫn với rất nhiều các gia vị chua cay mặn ngọt khác tạo ra món ăn đặc
sắc. Các món ăn tráng miệng từ xồi cũng rất nổi tiếng ở miền Bắc Ấn Độ, trong đó có món
Aamras puri


Trong tiếng Hindi, aam nghĩa là xoài, ras là nước trái cây. Thành phần chính làm nên

món ăn ngon ngọt, màu vàng ươm này chính là xồi chín xay nhuyễn. Tùy vào khẩu vị của
mỗi người mà xồi chín có thể được nấu cùng nghệ tây, sữa hoặc đường bột. Hỗn hợp này sẽ
được ướp lạnh và dùng kèm một loại bánh mì chiên giịn tên là puri.
2.2. Ảnh hưởng của vị trí địa lý lên du lịch
Vị trí địa lý của miền bắc ấn độ liên quan đến phần cịn lại của Tiểu lục địa có nghĩa là
khu vực này của đất nước đã có ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Á cả về văn hóa và thức ăn
của nó. Các món ăn nổi tiếng như Samosa (một loại bánh của ấn độ, nó có hình dáng cách làm
khá giống với bánh gối của Việt Nam tuy nhiên phần nhân của bánh samosa được làm hoàn
toàn từ các loại gia vị và rau củ như: hành tây, khoai tay, đậu hà lan, ớt xanh… được chiên
vàng giòn để thưởng thức)


hay trà Masala (thức uống được yêu thích được nấu từ các loại gia vị khô: tiêu, hoa hồi, quế,
gừng cùng với sữa tươi và đường..) đều được các thương nhân đến từ Trung Á đem vào ở
những năm thuộc thế kỷ thứ 13 hoặc 14 và bây giờ được sử dụng phổ biến và trở nên đặc
trưng ở Ấn Độ.

2.3. Phong cách nấu ăn
Ở bắc Ấn Độ nổi tiếng với kiểu nấu ăn Mughlai và Kashmiri. Mughlai là một loại ẩm
thực xuất phát từ sự cai trị của người Mughal ở Ấn Độ từ năm 1426 đến 1857. Với phong cách
nấu ăn này thức ăn rất phong phú và nấu với gia vị thơm, quả hạch và hoa quả khơ. Hương vị
của Mughlai có thể từ nhẹ đến cay và chúng rất phổ biến ở những nơi như Uttar Pradesh và
Delhi ở miền bắc Ấn. Việc chuẩn bị thức ăn Mughlai có thể tốn nhiều thời gian và rất liên
quan đến số lượng nước sốt có hương vị và cà ri bơ và các nguyên liệu thực phẩm như: sữa,
sữa chua,... Các món ăn phổ biến có hương vị Mughlai thường bao gồm kebab (thịt nướng),
kofta (thịt viên, thịt xiên que được tẩm ướt với những loại gia vị đặc trưng của phong cách nấu
ăn mughlai )

Pulao
(món

cơm được nấu chung với các loại gia vị khô, sữa chua,

rau củ và có thể


dùng kèm với cà ri và biryani (là một món cơm gà đặc trưng của ấn độ cũng được nấu chung
với các loại gia vị khô, sữa chua, rau củ ăn kèm với thịt gà đã được xào qua).


Đối với phong cách nấu ăn Kashmiri đã phát triển qua hàng trăm năm. Ban đầu ẩm
thực Kashmir chịu ảnh hưởng bởi các cuộc xâm lược của người Uzbekistan, sau đó nó bị tác
động bởi nền văn hóa của Trung Á, Ba Tư. Việc sử dụng tự do nhiều loại gia vị trong ẩm thực
Kashmiri là điều khiến món ăn trở nên ngon miệng. Chính vì có sự giao thoa văn hóa nên ẩm
thực Kashmir là sự pha trộn tuyệt vời giữa phong cách nấu ăn của người Ba Tư, người Hồi
giáo và người Mughal. Các gia vị món ăn thường sử dụng là sữa chua, dầu, nghệ, nhưng lại
tránh dùng hành, tỏi. Phần lớn các món ăn đặc trưng của kiểu nấu ăn này là các món ăn chay
và bên cạnh đó cũng có một số nguyên liệu được ưa chuộng ở kiểu nấu ăn này đó là thịt bị đỏ
và thịt cừu cho món mặn.


Goshtaba là một trong những món ăn đứng đầu trong danh sách ẩm thực Kashmir.
Món ăn này bao gồm những viên thịt cừu băm nhỏ được chế biến và nấu trong nước sốt sữa
chua có hương vị giống như một món cà ri. Thường được biết đến là món ăn dành cho Vua,
Goshtaba, với hương vị hoàng gia hấp dẫn người thưởng thức.

Kashmir Khatte Baingan là một món ngon thuần chay tuyệt vời với nguyên liệu chính
từ cà tím cùng với nước sốt có vị chua chua cay cay thơm ngon các loại gia vị như bột thì là
và bột gừng khơ. Và Món ăn này thường được phục vụ như một món ăn phụ trong các bữa
tiệc cũng như các buổi lễ của người Kashmiri.



Sự đặc sắc trong các món ăn của miền Bắc Ấn Độ Các món ăn ở đây thường khơng thể
thiếu nước sốt. Bên cạnh đó, cịn có một số các thành phần nguyên liệu khác được sử dụng
thường xuyên như: ớt, nghệ và quả hạch…
Ở miền Bắc Ấn Độ, lương thực chủ lực là lúa mì, khác với ở miền Nam là gạo. Và nếu
như ở miền Nam sử dụng nhiều các loại thực phẩm như: rau, hải sản, cà phê và có cả dừa nữa
thì ở miền Bắc: rau củ, phô mai, kem, gia vị khô, thịt gà và sữa chua đóng một vai trị quan
trọng trong việc nấu các món ăn mặn và ngọt. …. Ở miền Bắc Ấn người ta thường sử dụng
các loại bột làm từ ngô, lúa mạch, đậu để làm sánh đặc thức ăn hay lá cà ri (thường ở dạng lá
tươi, sấy khô hoặc xay nhuyễn thành bột) tạo hương thơm đặc trưng cho món ăn nơi đây. Nhờ
thực tế rằng một loạt các loại trái cây và rau quả phong phú có sẵn tại mọi thời điểm trong
năm, khu vực này tạo ra một loạt các món ăn chay rực rỡ.

2.4. Đồ uống
Ở miền bắc ấn độ, hầu hết các lại trà và sữa được ưa chuộng hơn cà phê
 Một trong những loại đồ uống rất nổi tiếng ở Ấn Độ đó là trà chai Masala. Loại thức uống
được du nhập từ Trung Ấn nhưng bây giờ đã trở thành một thức uống nổi tiếng và được ưa
chuộng bặc nhất ở Ấn Độ, đặc biệt là ở Old Delhi miền bắc Ấn Độ (trên kênh youtube của
Khoai Lang Thang anh cũng đã có một video dài gần 1 tiếng khi làm về những món ăn
đường phố nổi tiếng ở nơi đây, và thức uống trà Masala này rất đông khách…..). Trà được
nấu bằng nồi đồng lớn được đun sôi trên bếp củi. Ngta sẽ cho một ít nước vào nồi trước
sau đó cho sữa bị vào, lượng sữa được cho vào gấp 3 đến 4 lần lượng nước, sau đó một
nguyên liệu đặc biệt của món trà này sẽ được cho vào nồi chung với nước đó là gia vị khơ
bao gồm: cánh hoa hồng, lá nguyệt quế, bạch đậu khấu, đinh hương, hồi sao, một số loại
lá thơm đã được phơi khô và gừng tươi. Tất cả chúng sẽ được giã nhuyễn cùng nhau và
cho trực tiếp vào nồi sữa bị đang nấu. Sau đó, trà đen và đường cũng được cho vào nồi


vào sau khi nồi trà sơi và để có một ly trà malasa thơm ngon ngta sẽ tiến hành lọc bỏ các
loại gia vị, bã trà và rót trà vào ly làm bằng đất nung cho khách hàng thưởng thức. (uống

bằng ly làm từ chất liệu đặc biệt + mùi thơm từ gừng, các gia vị khô và tuy dùng sữa bị
nhưng trà k có vị béo mà vị rất thanh nhẹ…). Đối với người Ấn Độ, trà sữa Masala Chai
khơng chỉ có cơng dụng giải khát mà cịn được xem là một vị thuốc giúp làm ấm cơ thể,
lưu thông máu huyết, giảm đường huyết và cholesterol trong máu, hỗ trợ tiêu hóa, trí nhớ,
trị viêm khớp và các bệnh đau đầu.

 Sharbat-e-mohabbat là một thức uống với nguyên liệu chính là sữa được nấu sơi với
đường và sau đó là được làm mát trong một chiếc nồi lớn, đặc biệt sữa này sẽ được trộn
chung với dưa hấu cắt nhỏ và siro tạo ra một màu hường rất đẹp mắt

III. Kết Luận
Ấn Độ là quốc gia chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của tơn giáo, có thể chính vì vậy
những món ăn ở Ấn Độ cũng phần nào chứa
đựng nhiều giá trị ẩm thực, đa dạng về cách
trình bày với các nhiều tông màu chủ đạo sặc sỡ được chế biến từ các nguyên liệu khác nhau.


Điều này đã giúp những món ăn của người Ấn có nét thu hút riêng với những tín đồ đam mê
khám phá ẩm thực. Ngoài ra, mỗi khu vực ở Ấn Độ, đặc biệt là Bắc Ấn và Nam Ấn đều có
những đặc trưng về món ăn và các kỹ thuật nấu ăn khác nhau. Kết quả là, phong cách ấm ở
đây đa dạng theo vùng, phản ánh cơ cấu nhân khẩu khác nhau của tiểu lục địa Ấn Độ đa dạng
về sắc tộc. Ẩm thực Ấn Độ được biết đến với những món ăn có hương liệu và gia vị cay nồng,
điển hình là món cà ri, đất nước này cũng nổi tiếng về các món chay. Tuy nhiên, ẩm thực trên
khắp Ấn Độ cũng đã tiến hóa do sự tương tác văn hóa quy mơ lớn của tiểu lục địa này đồi với
các nước khác như: Hy Lạp cổ đại, Ba Tư, Mông Cổ và Tây Á, khiến cho ẩm thực quốc gia
này có một nét độc đáo pha trộn của các nền ẩm thực khác nhau trên khắp châu Á.

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
ST

T

HỌ VÀ TÊN

MSSV

CÔNG VIỆC

ĐÁNH GIÁ

1

Đậu Nguyễn Khánh Linh

32001037

Tìm các thơng
tin liên quan,
phân cơng, đóng
góp ý kiến,
thuyết trình

Hồn thành tốt

2

Đặng Huỳnh Ngọc Thi

32000368


Tìm các thơng
tin liên quan,
đóng góp ý kiến,
thuyết trình

Hồn thành tốt

3

Trương Thị Mỹ Dun

32001008

Tìm các thơng
tin liên quan,
đóng góp ý kiến,
thuyết trình

Hồn thành tốt

4

Bùi Thị Phương Thảo

32000774

Làm
powerpoint,
đóng góp ý kiến,


Hồn thành tốt


thuyết trình,
tổng hợp



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×