Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bollinger bands

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.76 KB, 5 trang )

Bollinger bands là gì?
Bollinger bands ,tác giả John Bollinger, là hai dải, một nằm trên (upper band)
và một nằm dưới (lower band) đường trung bình 20 ngày. Bollinger Bands là
một trong những cơng cụ phân tích kỹ thuật. Bollinger Bands có thể dùng
để phân tích kỹ thuật cổ phiếu hoặc thị trường. Sự lên xuống của hai dải này
được tính toán trên cơ sở độ lệch từ sự lên xuống của đường giá. Hai dải này
tự động mở ra khi độ biến động tăng lên (lúc thị trường lên hoặc xuống
mạnh) và hẹp lại khi độ biến động ít lại (lúc thị trường sideways hoặc giao
dịch trong biên độ thấp). Bollinger bands giúp xác định đỉnh chữ M và đáy
chữ W và giúp xác định độ mạnh của xu hướng.
Sơ lược cơng thức tính Bollinger bands:
* Dải trung bình = SMA(20)
* Dải trên = SMA(20) + (standard deviation 20 ngày x 2)
* Lower Band = SMA(20) - (standard deviation 20 ngày x 2)
Cơng thức tính Bollinger bands khá phức tạp và bài viết này khơng đào sâu
phần tính tốn, vì phần lớn các đồ thị đều hỗ trợ vẽ đường Bollinger bands
nên sẽ đi sâu vào phần ứng dụng.
Bollinger bands trên đồ thị:


Bollinger bands gồm dải giữa (middle band) đường màu tím đứt quãng ở
giữa và hai dãi trên và dưới là 2 đường biên màu tím (upper band và lower
band) bên ngồi. Dải giữa là đường trung bình SMA(20), hai dải trên và dưới
cũng tính dựa trên số liệu 20 ngày.
Đường giá thường nằm trong lịng 2 dải ngồi của bollinger bands.
Dấu hiệu đáy chữ W:
Bollinger bands được ứng dụng để xác định đáy chữ W. Đáy chữ W được
hình thành trong xu hướng giảm. Bollinger bands xem xét đáy chữ W với
đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng vấn nằm trong dãy Bollinger và khơng
thốt ra ngồi, tức là đường giá của 2 đáy không vượt ra thấp hơn dải dưới
của bollinger band. Có 4 bước để xác định đáy chữ W. Một là, đáy đầu tiên


hình thành có thể cao hơn hoặc thấp hơn dải Bollinger dưới (lower band).
Hai là, có sự bật lại về hướng dải giữa (middle band). Ba là, đáy thứ hai hình
thành và vẫn khơng thấp hơn dải Bollinger dưới. Đáy 2 không thấp hơn dải
dưới thể hiện sự yếu đi của xu hướng giảm. Bốn là, mơ hình được xác nhận
bằng một đợt tăng giá mạnh và vượt ra khỏi đường kháng cự. Nhìn lên hình
breakout là đã vượt được đường kháng cự neckline. Nhắc lại, chính vì đặc
điểm đáy sau khơng thấp hơn đường bollinger dưới nên chứng tỏ xu hướng
giảm đã yếu nên khi break lên được dường neckline kháng cự thì sẽ đảo
chiều.

Mặc dù đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng đáy sau không thấp hơn dải
bollinger dưới, cho thấy xu hướng giảm đã không thể trụ vững, và khi vượt


lên đường kháng cự neckline thì sẽ đi lên xa.
Dấu hiệu đỉnh chữ M:
Đỉnh chữ M còn gọi dấu hiệu 2 đỉnh. Thông thường 2 đỉnh không hẳn là
ngang bằng nhau, có đỉnh cao hơn, đỉnh thấp hơn. Đỉnh trước có thể cao hơn
và cũng có thể thấp hơn đỉnh sau. Trường hợp này cũng tương tự đáy chữ W
nhưng ở chiều ngược lại. Nếu đỉnh sau không vượt ra khỏi dãi bollinger trên
thì cho thấy xu hướng tăng đã yếu lại, chỉ cần vượt xuống được đường hỗ trợ
neckline thì sẽ xuống khá sâu.

Ở ví dụ sau đường giá sau khi vượt khỏi đường hỗ trợ neckline thì xu hướng
giá giảm bắt đầu và giảm khá sâu.


Mơ hình ở hình trên có thể gọi là mơ hình nhiều đỉnh cũng được. Nhưng vấn
đề khơng phải nằm ở bao nhiêu đỉnh, mà vấn đề là đỉnh sau khơng vượt ra
được dải bollinger phía trên và đường giá giảm xuống khỏi đường neckline

là báo hiệu sẽ giảm mạnh
Dấu hiệu vượt khỏi dải Bollinger và chạm dải Bollinger.

Trên hình ta thấy mỗi khi chạm dải Bollinger dưới thì giá đều hồi lại, rồi sau
đó sẽ tiếp tục giảm. Hoặc mỗi khi chạm dải Bollinger trên thì đều điều chỉnh


lại rồi lại tiếp tục tăng.
Tuy nhiên những khi mới tạo đáy chữ W vừa vượt lên kháng cự neckline rồi
lên tiếp chạm đường Bollinger trên thì có thể khơng điều chỉnh lại vì xu
hướng tăng khá mạnh. Hoặc khi tạo đỉnh chữ M vừa vượt xuống đường hỗ
trợ neckline thì giảm chạm dãi Bollinger dưới nhưng khơng hồi lại mà lại
giảm nhanh hơn. Ở đây chúng ta lưu ý mỗi khi tạo đáy hay tạo đỉnh và chạm
Bollinger thì có thể khơng đảo chiều vì xu hướng đi từ đáy hoặc đỉnh có thể
rất nhanh và mạnh.
Đường Bollinger Bands co lại
Khi dãi Bollinger dưới và Bollinger trên co hẹp lại gần với đường SMA(20),
điều này cho thấy thị trường đi ngang tích lũy hoặc phân phối. Sau một thời
gian đi ngang sẽ bung rất mạnh đi lên hoặc bung đi xuống.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×