Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

khái niệm, ví dụ, thành phần... CHỨNG QUYỀN LÀ GÌ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.89 KB, 4 trang )

CHỨNG QUYỀN
1. Khái niệm:
Luật chứng khoán số 70/2006/QH 11 quy định tại Khoản 6 Điều 6: “Chứng quyền là
loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu
ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khốn được quyền mua một số cổ phiếu phổ
thơng nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định.”
 Chứng quyền thường đi kèm với Trái phiếu hoặc cổ phần ưu đãi cho phép công ty phát
hành chỉ phải trả lãi hoặc cổ tức thấp hơn mức bình thường. Thơng thường những
loại chứng quyền này có thể được tách riêng ra và được bán riêng không liên quan đến
Trái phiếu và cổ phần.
 Chứng quyền rất giống với hợp đồng quyền chọn mua (xem CALL OPTIONS),
nhưng chứng quyền được phát hành và bảo đảm bởi cơng ty, cịn hợp đồng quyền chọn là
cơng cụ không được phát hành bởi công ty. Thời gian hiệu lực của chứng quyền kéo dài
hàng năm còn các hợp đồng quyền chọn chỉ được tính theo tháng.
Ví dụ : Cơng ty chứng khốn MBS phát hành quyền mua cổ phiểu HPG giá 3.000 đồng
trong khoảng thời gian 3 tháng với giá cam kết 35.000đ / CP được hiểu là : nhà đầu tư bỏ
ra 3000 đồng “đặt chỗ” để được mua 1 cổ phiếu HPG với giá 35.000 đồng vào 3 tháng
sau đó.

2. Một số thành phần của chứng quyền:
 Chứng khoán cơ sở: Cổ phiếu, chỉ số, tiền tệ.
 Giá thực hiện là giá mà bạn mua/bán chứng khoán cơ sở vào ngày đáo hạn.
 Tỷ lệ hoán đổi (parity): Là số lượng chứng quyền cần thiết để thực hiện quyền

mua hay quyền bán chứng khốn cơ sở.
Ví dụ: Tỷ lệ hoán đổi của một chứng quyền mua là 10/1 thì bạn phải mua 10 chứng
quyền để có thể mua 1 chứng khoán cơ sở vào ngày đáo hạn.
Ví dụ: Call warrant (Chứng quyền mua) kiểu châu âu cổ phiếu XYZ


o Giá thực hiện 100.000 vnđ


o Ngày đáo hạn: 28/09/N. Tỷ lệ hoán đổi: 50/1. Số lượng chứng quyền 10.000
 Ở ví dụ trên, bạn phải mua 1000 chứng quyền hoặc bội số của 1000

(2000,3000….). Phải mua 50 chứng quyền thì mới có quyền mua chứng khốn
vào ngày đáo hạn.
o Vào ngày đáo hạn bạn được quyền mua tối thiểu là 10.000 : 50 = 200 chứng
khoán cơ sở với mức giá 100.000 đ/1cp. Nếu giá XYZ tại ngày đáo hạn cao hơn
giá mua ghi trên chứng quyền thì bạn lời một khoản bằng với chênh lệch giá mua
trừ đi quyền phí. Nếu giá XYZ vào ngày đáo hạn thấp hơn 100.000/1cp thì bạn có
thể lựa chọn khơng thực hiện quyền, mức lỗ của bạn lúc này là quyền phí.
3. Các loại Chứng quyền

Có 3 loại chứng quyền:
 Loại 1: Truyền thống (traditional): Chứng quyền truyền thống được phát hành

để đi kèm với Trái phiếu (còn được gọi là warrant-linked bond), và đại diện cho
quyền được mua cổ phiếu của tổ chức phát hành Trái phiếu trên. Nói cách khác,
cơng ty phát hành chứng quyền truyền thống cũng là công ty phát hành cổ phiếu.
Chứng quyền có tác dụng như “chất xúc tác” để việc bán Trái phiếu trở nên dễ
dàng hơn, và làm giảm tỷ lệ lãi suất mà công ty bán Trái phiếu sẽ phải dành cho
khách hàng.
 Loại 2: Chứng quyền khơng có Trái phiếu đi kèm (Naked warrants): Được
phát hành mà khơng cần phải có Trái phiếu đi kèm, và giống như chứng quyền
truyền thống, naked warrants cũng được giao dịch trên Sở giao dịch Chứng
khoán. Loại chứng quyền này thường được phát hành bởi ngân hàng hay các cơng
ty Chứng khốn. Hiện ở Việt Nam loại này chưa có nên bạn đọc cũng chưa cần
lưu ý tới.
 Loại 3: Chứng quyền do Chính phủ phát hành: Khi một cơ quan Nhà nước

phát hành Séc mà lại khơng có khả năng trả bằng tiền mặt (do thiếu tiền mặt),

nhưng cơ quan đó lại có thể trả được trong tương lai cùng với một mức lãi suất
nhất định, thì loại Séc như thế cũng được gọi là chứng quyền. Hình thức này
khơng có ở Việt Nam nên Duy Nghĩa chỉ giới thiệu qua mà không đi vào cụ thể.
4. Các kiểu Chứng quyền.


Cũng như quyền chọn, chứng quyền cũng có 2 kiểu chính là: chứng quyền kiểu châu Âu
và chứng quyền kiểu Mỹ.
 Kiểu Châu Âu: Là chứng quyền mà bạn chỉ được thực hiện quyền của mình ở thời
điểm đáo hạn của chứng quyền
 Kiểu Mỹ: Là loại chứng quyền mà bạn có thể thực hiện quyền của mình ở bất cứ
thời gian nào từ khi bạn sở hữu chứng quyền cho đến khi chứng quyền đáo hạn.
5. Đặc điểm chính.
 Với tư các là người sở hữu chứng quyền, nhà đầu tư khơng có quyền cổ đơng

trong cơng ty khơng được nhận cổ tức và khơng có quyền biểu quyết. các điều
khoản của chứng quyền được ghi rõ trên tờ chứng chỉ chứng quyền: Số cổ phiếu
được mua theo mỗi chứng quyền (thường là 1:1) ;giá thực hiện (mua) đối với cổ
phiếu và ngày đáo hạn hiệu lực của mỗi chứng quyền
 Tại thời điểm phát hành chứng quyền, giá mua cổ phiếu ghi trong chứng quyền
bao giờ cũng cao hơn giá thị trường của cổ phiếu từ 10% trở lên. Giá đó có thể cố
định hoặc tăng lên định kỳ.
 Phần lớn chứng quyền có thời hạn từ 5-10 năm, tuy nhiên có một vài dạng chứng
quyền có thời hạn vĩnh viễn (Ở Việt Nam chưa có cơng ty nào đủ tầm vóc để phát
hành loại chứng quyền này).
 Càng đến gần thời gian hết hạn, giá trị chứng quyền càng giảm dần và giá trị
chứng quyền sẽ bằng khơng (0) khi chứng quyền đến hạn.
6. Chứng quyền có lợi ích gì cho các bên tham gia?.
 Thứ nhất, bạn sẽ có quyền mua trước hay đặc quyền mua cho phép bạn được


mua một số cổ phiếu nhất định trong đợt phát hành mới của công ty tại một mức
giá xác định hoặc thấp hơn mức giá chào bán ra công chúng trong một thời hạn
nhất định.
 Thứ 2, đối với bên phát hành chứng quyền: Đảm bảo quyền kiểm soát với một tỷ

lệ cổ phiếu mới bằng với cổ phiếu trước khi phát hành thêm, tức là đảm bảo được
tỷ lệ kiểm soát, tránh được việc bị mất kiểm sốt do lỗng cổ phiếu.
 Chứng quyền cịn nhằm mục đích đảm bảo tài sản của chủ sở hữu chứng khốn

(những cổ đơng) vì khi phát hành thêm cổ phiếu, cổ phiếu trên thị trường của
công ty phát hành này có xu hướng giảm giá, người nắm giữ quyền này có thể


dùng để mua cổ phiếu mới ưu tiên trước những nhà đầu tư khác với giá ưu đãi
hoặc bán quyền trên thị trường chứng khoán.
 Chứng quyền là một sản phẩm phái sinh nên nó mang trong mình tính địn bẩy
cao trong khi chi phí ban đầu bỏ ra lại thấp bằng một phần nhỏ so với chứng
khoán cơ sở. Chỉ một thay đổi nhỏ về giá chứng khoán cơ sở cũng có tác động lớn
đến giá chứng quyền, qua đó đem lại cơ hơi kiếm tiền nhanh và hấp dẫn cho nhà
đầu tư.
 Lợi nhuận thu được không hạn chế trong khi mức lỗ tối đa lại bằng chi phí bỏ ra

mua chứng quyền.
 Tính thanh khoản rất cao.
7. Một số hạn chế.

Chứng quyền mang đặc tính như một công cụ vay nợ của công ty nên người sở hữu
chứng quyền khơng có các quyền lợi của một cổ đông sở hữu cổ phần như quyền nhận cổ
tức, quyền biểu quyết…… Địn bẩy tài chính q cao sẽ là rủi ro lớn nếu nhà đầu tư quản
lý danh mục khơng hiệu quả.

Kết luận: Thị trường chứng khốn càng phát triển thì các cơng cụ trên thị trường ngày
càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên nhà đầu tư cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức
để có thể thích nghi và tận dụng các cơ hội từ các sản phẩm này. Chứng quyền cũng là
một trong số đó – là sản phẩm tất yếu của thị trường, tuy mang trong mình những hạn chế
nhất định, song nếu bạn được rèn luyện tốt thì hạn chế trở thành cơ hội để bạn gia tăng lợi
nhuận đầu tư của mình.



×