Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tìm hiểu SEO và một số hình thức marketing online.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.63 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 3
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐI THỰC TẾ VÀ THỰC TẬP 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SEO 5
1.Khái niệm SEO - quảng bá Web 5
2.Cơ bản về SEO 5
3. Search Engine Optimizer, chuyên gia tư vấn SEO 6
4.Lịch sử SEO 6
5.SEO và những điều cần lưu ý 6
CHƯƠNG II: CÁC ADDON HỮU ÍCH TRONG QUÁ TRÌNH LÀM SEO 7
add-on 7
CHƯƠNG III: CÁC BƯỚC LÀM SEO CHO MỘT WEBSITE 13
TRÊN GOOGLE 13
1.Bước 1: Chọn từ khóa 13
a.Xác định từ khóa chủ đạo 13
b.Xác định từ khóa phụ 13
c.Một số lưu ý khi xây dựng từ khóa 15
2.BƯỚC 2: CHỌN TÊN MIỀN 15
a.sử dụng những tên miền ngắn 15
b.Tên miền dễ nhớ 15
d.Sử dụng từ khóa trong tên miền nếu có thể 16
e.Dùng nhiều tên miền khác nhau 16
3.Bước 3: onpage 16
CHƯƠNG IV: Tìm hiểu về đánh giá độ khó từ khóa và tiến hành đánh giá độ khó của từ khóa
“lắp đặt mạng cáp quang CMC” 21
Những thu hoạch từ tìm hiểu thực tế và thực tập 22
1
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại bộ phận Marketing Online –SEO


của quý công ty TNHH đầu tư và hỗ trợ dự án, được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô
hướng dẫn và sự giúp đỡ quý báu của ban giám đốc cùng các anh chị bộ phận SEO, tôi đã
hoàn thành tốt thời gian thực tập tại công ty với các công việc được giao: Tìm hiểu SEO
và một số hình thức marketing online.
Để có được thời gian thực tập quý báu và hoàn thành công việc được giao, cho
phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới TS.Hồ Cẩm Hà đã tận tình hướng đãn giúp đỡ tôi
trong quá trình thực tập.
Xin chân thành cảm ơn ban giám đốc và các anh chị trong công ty TNHH đầu tư
và hỗ trợ dự án,
Mặc dù đã có nhiều cố gắng học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian thực tập
qua, song do thời gian có hạn và chưa hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của công ty nên
kiến thức thu được qua kỳ thực tập còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong được sự góp ý của
thầy cô giáo và những ai quan tâm đến lĩnh vực marketing này!
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐI THỰC TẾ VÀ THỰC TẬP
Thời gian từ 17/2 đến 12/4
Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Ánh Ngọc
Lớp: K60B Điện thoại: 01667797082 Email:
Cơ sở thực tập:
Tên cơ quan: công ty TNHH đầu tư và hỗ trợ dự án
Địa chỉ: 259 Tân Mai , quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: 043.864.9704
Người giao nhiệm vụ thực tập: Trần Danh Hoà
Điện thoại:

Di động: 0986166426
Email:
Nơi công tác: công ty TNHH đầu tư và hỗ trợ dự án
Giáo viên theo dõi (là giáo viên trong khoa): TS.Hồ Cẩm Hà
Điện thoại: Nhà riêng: ………………Di động:
Email:
Những nhiệm vụ chính được giao:
Tìm hiểu về SEO và một số hình thức Marketing online khác
Thực hiện dự án SEO cho VNXOSO.COM
Loại hình:
Phát triển Ứng dụng [ ] Nghiên cứu [ ]
Tìm hiểu Công nghệ [ ] Khác [ X]
3
Nội dung công việc và kết quả:
- Công việc 1 : tìm hiểu về SEO và đưa ra các khái niệm cơ bản về SEO
- Công việc 2 : tìm hiểu các addon hữu ích quá trình SEO
- Công việc 3 : vạch ra các bước tổng quan xây dựng SEO cho một Website
trên google
- Công việc 4 : Tiến hành SEO cho website vnxoso.com.
- Công việc 5: Tìm hiểu về đánh giá độ khó từ khóa và tiến hành đánh giá độ khó
của từ khóa “lắp đặt mạng cáp quang CMC”.
4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SEO
1.Khái niệm SEO - quảng bá Web
SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (SEO) tạm dịch là tối ưu
hóa Website cho công cụ tìm kiếm, trong cộng đồng Webmaster Việt Nam mọi người
thường ngầm hiểu SEO là một phần của quá trình quảng bá Web. SEO thường gồm hai
quá trình : Tối ưu hóa các yếu tố trên trang (on Page SEO) và tối ưu hóa các yếu tố ngoài
trang (off page SEO).
Thứ nhất, SEO là quá trình tối ưu hóa mã nguồn website, giúp website thân thiện

với các công cụ tìm kiếm. Thứ hai, SEO xây dựng hệ thống liên kết, quảng bá Internet
hay các mạng xã hội để tăng lượng truy cập qua từ khóa tìm kiếm từ đó tăng traffic
website - số lượng người truy cập tới một website.
2.Cơ bản về SEO
Một website được SEO tốt, đồng nghĩa với việc website đó luôn xuất hiện ở thứ
hạng cao khi người truy cập sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm nội dung mà họ cần. SEO
cũng có thể bao gồm nhiều loại mục tiêu khác nhau khi tìm kiếm như: tìm ảnh, tìm từ
khóa, tìm theo quốc gia và một số loại SEO khác. Nhưng mục đích cuối cùng của SEO,
mà rất người nhầm lẫn, không phải là đứng thứ hạng cao với từ khóa tìm kiếm nào đó,
mà là mang lại khách hàng tiềm năng và thực hiện các giao dịch thương mại.
Cũng giống như việc tiếp thị sản phẩm trên thị trường, SEO là một phương pháp
tốt nhất để quảng bá website trên internet. Những website này khi SEO, luôn phải cân
nhắc cách mà những cỗ máy tìm kiếm làm việc và mọi người đang tìm kiếm điều gì.
Năng lực SEO có thể phụ thuộc vào nhiều thứ: phương pháp lập trình, thiết kế Web, giao
diện, cấu trúc và nội dung website của bạn. Để SEO tốt website của bạn cần sử dụng các
kỹ thuật thân thiện với công cụ tìm kiếm, tránh dùng các phương pháp SEO “mũ đen” vì
những cỗ máy tìm kiếm hiện đại có thể phát hiện ra công nghệ SEO này và có thể loại bỏ
chúng từ dữ liệu đã được đánh chỉ mục.
5
3. Search Engine Optimizer, chuyên gia tư vấn SEO
Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu
hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimizer). Đó là những nhà tư vấn, các chuyên
gia SEO, đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng. Một số người
phân loại SEO thành “SEO mũ trắng” (các phương pháp bình thường như xây dựng nội
dung website và nâng cao chất lượng của nó) và “SEO mũ đen” (dùng các thủ đoạn như
cloaking và spamdexing).
Các công cụ tìm kiếm hiển thị một số dạng danh sách trong trang kết quả tìm kiếm
(SERP) bao gồm danh sách trả tiền, danh sách quảng cáo, danh sách trả tiền theo click và
danh sách tìm kiếm miễn phí. Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao thứ
hạng của danh sách tìm kiếm miễn phí theo một số từ khóa nhằm tăng lượng và chất của

khách viếng thăm đến trang. SEO đôi khi là một dịch vụ độc lập hay là một phần của dự
án tiếp thị và có thể rất hiệu quả ở giai đoạn phát triển ban đầu và giai đoạn thiết kế
website.
4.Lịch sử SEO
SEO xuất hiện vào giữa những thập nên 90, khi mà các webmaster muốn submit
nội dung hoặc url của họ lên các chuyên mục trên web. Ban đầu cách dễ nhất mà các
công cụ tìm kiếm tìm thấy website của họ là khuyến khích các nhà phát triển website nên
SEO bằng cách sử dụng các thẻ Meta trong phần tiêu đề của site
Hiện nay, SEO đã trở thành một loại hình dịch vụ và có nhiều công ty đặt chân lên
mảnh đất màu mỡ này. Ở Việt Nam cũng xuất hiện nhiều website cung cấp giải pháp
SEO cho các website cần quảng bá
Nếu bạn có website và bạn cần tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) trên những cổ
máy tìm kiếm lớn nhất hiện nay như: Google, Yahoo, Live Search, Ask.com thì đầu tiên
bạn hãy xây dựng cấu trúc và nội dung website của bạn phong phú và sau đó hãy nghiên
cứu các thủ thuật tối ưu hóa website. SEO sẽ giúp làm cho Website của bạn có nhiều
người dùng biết đến hơn.
5.SEO và những điều cần lưu ý
Khi làm SEO, bạn nên chú ý tiếp cận các kiến thức đúng và được cập nhật. Bởi vì
thuật toán của máy tìm kiếm thay đổi liên tục, nên các kỹ thuật SEO cũng trở nên lỗi thời.
Các kỹ thuật SEO “mũ trăng” hôm qua có thể lại trở thành kỹ thuật SEO “mũ đen” hôm
nay và vô hình chung, không những không mang lại hiệu quả cho chiến dịch quảng bá
Web của bạn, mà lại còn tác động xấu tới quảng bá Website. Luôn luôn cập nhật, thử
nghiệm và rút ra kinh nghiệm là một cách tốt. Ngoài ra bạn có thể theo dõi các bài viết tại
các nguồn tin chính xác. Ở Việt Nam có khá nhiều Website chuyên đề SEO và bạn hãy
tìm cho mình một Website tin cậy nhé.
6
CHƯƠNG II: CÁC ADDON HỮU ÍCH TRONG QUÁ TRÌNH LÀM SEO
Có rất nhiều add-on của Firefox add-on cho bạn tùy biến để mở rộng chức năng chính
của trình duyệt. Có cả kho tiện ích khổng lồ cung cấp cho bạn, từ những công cụ như
theo dõi lượng thời gian bạn tiêu tốn trên Internet, cho tới các công cụ truyền thông xã

hội giúp bạn thuận tiện trong việc dùng các dịch vụ thông dụng cho trình duyệt như
Twitter và Facebook.
Dưới đây mình xin đưa ra 10 addon mà mình đã tìm hiểu và thấy hữu ích nhất
trong quá trình SEO với các bạn

1. Web Developer

add-on

Add-on

Add-on Web Developer là một gói công cụ thiết kế web khổng lồ với nhiều
chức năng hữu ích sẽ giúp những nhà thiết kế web thực hiện công việc hiệu quả
hơn. Mặc định, nó sẽ hiển thị như một thanh công cụ ở trên cùng của trình duyệt
với các menu khác nhau như Resize, CSS và Cookie.

Thậm chí bạn có thể kiểm tra CSS của trang, nghiên cứu thông tin của một
trang web (chẳng hạn như có thể thấy tất cả các thuộc tính alt của hình ảnh trên
trang web), có thể nhanh chóng đánh giá được một mẫu thiết kế web có tuân thủ
theo chuẩn W3C hay không hoặc đo lường những phạm vi thiết kế, Web
Developer là một công cụ hữu ích cho bạn.

7
2. Firebug


Firebug là add-on nổi tiếng về việc hỗ trợ phát triển giao diện website trên
firefox (xem mục 5). Nếu bạn hỏi một nhà thiết kế web hoặc một nhà phát triển
web, add-on nào của firefox mà họ không thể sống thiếu nó, câu trả lời sẽ là
Firebug.


Firebug là một tiện ích mã nguồn mở cung cấp cho các nhà thiết kế web
những công cụ mạnh mẽ để kiểm tra(inspect) và gỡ lỗi(debug) 1 bản thiết kế web.
Nó có thể giúp bạn tìm ra những style CSS ảnh hưởng đến một số thành phần của
web (trong trường hợp bạn đang gặp rắc rối với một style rule không đúng, làm
ảnh hưởng đến layout của web), kiểm tra mô hình các đối tượng văn bản (DOM)
để tìm hiểu về cấu trúc của trang web, xác định các thuộc tính như màu sắc, độ
rộng, chiều cao của HTML và nhiều thứ khác nữa.

Những phần bổ sung/mở rộng có thể mất một thời gian để tìm hiểu (hãy tin
rằng thời gian luôn có giá trị của nó), và những nhà sáng lập ra nó sẽ có những tài
liệu hữu ích để giúp bạn khởi đầu.
3. MeasureIt


Add-on Firefox này có một mục đích duy nhất: mang lại cho bạn một thước
đo mà bạn có thể sử dụng trên bất kỳ trang web nào để đo lường các item. Từ đó
đánh giá được thiết kế web dựa trên kích thước thích hợp của các thành phần thiết
kế, đây là một công cụ có giá trị để bạn thêm vào bộ sưu tập add-on cho firefox.
8

4. ColorZilla


Có một thứ mà các nhà thiết kế web thường xuyên tiếp xúc, đó là màu sắc.
Tiện ích này gồm một bảng màu (giống như trong Photoshop) và công cụ eye
dropper mắt một công cụ để bạn có thể lấy mẫu và xác định được các màu sắc đã
sử dụng trên bất kỳ trang web nào. Một add-on Firefox tương tự để kiểm tra
những thứ đó là Rainbow Color Tools.


5. CSS Usage


CSS Usage là phần mở rộng cho firebug (vì thế, đòi hỏi bạn phải cài
firebug), giúp bạn phát hiện ra những CSS style rule nào không dùng tới. Nó hoạt
động bằng cách xác định CSS bạn sử dụng và không sử dụng, chỉ ra những phần
không cần thiết có thể được loại bỏ để giữ cho các tập tin CSS của bạn nhẹ nhất có
thể.

9
6. Page Speed


Tốc độ của 1 website là điều quan trọng đối với người dùng có kinh nghiệm.
Nghiên cứu cho thấy người truy cập website rất ghét những trang web load chậm, vì vậy
giải pháp tốt nhất mà bạn có thể làm là thiết kế các trang web load thật nhanh.

Page Speed là một phần mở rộng (cho trình duyệt Firefox và Chrome) phát triển
bởi Google, giúp phân tích một trang web và cho bạn biết những cải tiến có thể áp dụng
được để tăng tốc trang web. Đó là một công cụ tuyệt vời để thử nghiệm khả năng tăng tốc
cho mẫu thiết kế web của bạn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Page Speed Online, là một
add-on cho các nền tảng web. Bạn cũng có thể sử dụng YSlow, chức năng tương tự như
Page Speed.

7. HTML Validator


Add-on Firefox này tiện lợi trong việc đảm bảo bạn đang viết một HTML
đúng chuẩn. Nó kiểm tra đánh dấu những lỗi mà bạn chưa loại bỏ bằng cách tuân
thủ theo những tiêu chuẩn nhất định như (HTML5, XHTML 1.0 (3 loại), HTML

4,3,2, XHTML 1.1, XHTML Basic, ), tiện ích này sẽ cho bạn biết nguyên nhân
mắc phải lỗi để bạn có thể cập nhật code nhanh chóng.
10

8. IE Tab 2


Các nhà thiết kế web luôn lo ngại về khả năng tương thích của web với các
trình duyệt. IE Tab 2 là một add-on Firefox cho phép bạn xem bất kỳ trang web
nào bằng cách mở một tab Internet Explorer trong lòng của trình duyệt firefox mà
không cần chuyển sang trình duyệt IE. Bạn chỉ cần click phải vào một trang web,
và sau đó chọn "View Page in IE Tab" trong contextual menu.

9. Screengrab


Lấy ảnh chụp màn hình trong trình duyệt là một nhiệm vụ chung cho các
nhà thiết kế web. Screengrab là một công cụ đơn giản để chụp ảnh màn hình toàn
bộ hoặc một phần của trang web. Bạn có thể sao chép các ảnh chụp màn hình vào
clipboard của bạn, hoặc lưu nó vào ổ đĩa cứng như là một tập tin ảnh.

11
10. SEO Doctor


Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) nên bắt đầu trong giai đoạn thiết kế,
khi HTML của trang web vẫn còn dễ uốn và dễ thay đổi. SEO Doctor là một công
cụ tiện ích để kiểm tra SEO của bất kỳ trang web nào.

SEO Doctor cung cấp cho bạn một điểm số từ 0 đến 100% và tô sáng

những vùng trong trang web có thể được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm. Một
tính năng gọn gàng, giúp bạn có thể xuất dữ liệu ra các bảng tính để phân tích và
mổ xẻ.
12
CHƯƠNG III: CÁC BƯỚC LÀM SEO CHO MỘT WEBSITE
TRÊN GOOGLE
1. Bước 1: Chọn từ khóa
Một khi bạn bắt đầu cho công việc làm SEO của mình. Điều đầu tiên bạn
cần hướng đến tất nhiên sẽ là các từ khóa (keywords). Bài viết này tôi sẽ chia sẻ
cách để lựa chọn và xác định từ khóa nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bạn.
Đầu tiên các bạn cần xác định từ khóa cho website của mình và đặt nó vào
các vị trí quan trọng của website như: tiêu đề, nhấn mạnh trong nội dung, đường
dẫn url, và tên hình ảnh. Thẻ title và các thẻ header là nơi đặt từ khóa tốt nhất cho
website của bạn. Từ khóa chủ đạo tất nhiên sẽ liên quan đến lĩnh vực chính của
bạn hoặc những từ mang ý nghĩa chủ lực cho nội dung website của bạn muốn
hướng tới người dùng.
a. Xác định từ khóa chủ đạo
Thông thường, các từ khóa chủ đạo mang tính cạnh tranh cao. Do đó, nếu
như từ khóa chủ đạo của bạn có tính cạnh tranh quá cao, thì sau khi xác định từ
khóa chủ đạo, bước tiếp theo của bạn là cần xác định từ khóa phụ. Bạn cần phải
xác định từ khóa phụ bởi vì một khi bạn chưa thật sự am hiểu nhiều về SEO sẽ
làm cho bạn khó khăn và tốn thời gian hơn để thu được kết quả đối với từ khóa
chủ đạo.
Đối với những từ khóa có tính cạnh tranh cao, rất khó để cho website của
bạn có thể tăng hạng trong một thời gian ngắn. Điều này sẽ khiến cho bạn khó
theo dõi được tính hiệu quả của những công việc mình đã làm.
Để xác định từ khóa chủ đạo, ở đây tôi xin phép lấy ví dụ về việc làm SEO
cho website www.vnxoso.com
Vnxoso.com được xác định dịch vụ chủ đạo sẽ là “kết quả xổ số”. Do đó,
từ khóa chủ đạo mà tôi xác định sẽ là: kết quả ,xổ số, sổ kết quả. Một trong những

khó khăn cho việc SEO tiếng Việt là mỗi từ khóa mà bạn muốn làm SEO thì phải
làm cả từ không dấu và có dấu. Tuy nhiên, thông thường thì từ không dấu được
tìm kiếm nhiều hơn.
b. Xác định từ khóa phụ
Từ khóa chủ đạo đã được xác định, việc tiếp theo của bạn là xác định từ
khóa phụ cho nó. Cách xác định từ khóa phụ có 2 cách như sau:
- Từ khóa phụ bao gồm từ khóa chủ đạo
Loại từ khóa phụ bao hàm từ khóa chủ đạo sẽ các từ khóa phụ thông
thường là những cụm từ có bao gồm từ khóa chính. Tôi xin phép lấy từ “kết quả
xổ số” làm ví dụ. Lúc này, từ khóa phụ sẽ có thể là: kết quả ,xổ số, sổ kết quả, …
- Từ khóa phụ được tách ra từ từ khóa chính
13
Đây là loại từ khóa được tách ra từ các từ khóa chính. Điển hình với từ “kết
quả xổ số ” thì sẽ có từ khóa phụ bao gồm: kết quả và xổ số.
Tuy nhiên, vì sao bạn lại cần phải xác định từ khóa phụ dạng 2 này khi
thông thường nó lại có tính cạnh tranh cao hơn cả từ khóa chủ đạo. Đó là bởi vì
việc tách ra như vậy có thể sẽ tạo thêm cho bạn nhiều lựa chọn hơn để hướng đến
mục đích cuối cùng là từ khóa chủ đạo. Tôi lấy ví dụ, đối với việc tách từ khóa
như trên, tôi sẽ có thêm hai lựa chọn nữa là từ kết quả và xổ số. Từ hai lựa chọn
mới này bạn lại tiếp tục sinh ra những từ phụ cho nó như: loto , ket qua, xoso,…
Sau khi đã có danh sách các từ khóa được xác định, bạn cần phân tích và so
sánh tìm hiểu cân đối giữa từ khóa nào được tìm nhiều nhất, từ khóa nào có tính
cạnh tranh cao để có lựa chọn hiệu quả nhất cho mình. Bạn có thể dùng Google
Keywords Tool để biết được các thông số cần thiết và đưa ra thứ tự ưu tiên cho
công việc bạn cần làm. Ngoài ra, công cụ này cũng có thể hỗ trợ bạn trong quá
trình xác định các từ khóa phụ từ những gợi ý đưa ra.
Có lẽ sẽ còn rất nhiều cách khác để hỗ trợ cho việc SEO từ khóa của bạn,
nhưng một trong những cách khá dễ mà bạn hàng ngày tiếp xúc với nó chính là
Google Suggestion. Google Suggestion có hai dạng, dạng thứ nhất là khi bạn đang
gõ trên ô tìm kiếm bạn sẽ thấy một danh sách xổ xuống. Hay khi bạn đã nhận

được trang kết quả từ Google, bạn sẽ thường nhìn thấy những gợi ý từ khóa khác
nằm ớ dưới cùng trang đầu tiên.
Đối với những người làm SEO lâu năm và kinh nghiệm, có nhiều kiến thức
về SEO thì họ sẽ có đủ tự tin để bắt đầu với những từ khóa có tính cạnh tranh cao.
Tuy nhiên, nếu như bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu và làm SEO thì tôi khuyên
bạn nên chọn từ có tính cạnh tranh thấp nhằm dễ dàng theo dõi được hiệu quả.
Để xác định được tính cạnh tranh cao hay thấp của một từ khóa thì có rất
nhiều yếu tố bạn cần thu thập và có thể sử dụng các công cụ để hỗ trợ bạn. Tuy
nhiên, theo quan điểm của tôi thì đa phần các công cụ không thật sự chính xác
lắm.
Sau khi đã có một danh sách từ khóa với những mức độ ưu tiên, bạn đã có
thể bắt tay vào làm SEO và xây dựng nội dung cho website của bạn.
Bạn nên lưu ý là trong quá trình làm SEO và xây dựng nội dung, mỗi từ
khóa chính xác chỉ nên hướng đến 1 trang. Cụ thể từ ket qua, xoso, loto, mỗi từ
chỉ nên hướng đến 1 trang tương ứng. Ngược lại bạn không nên liên kết một từ
chính xác đến nhiều trang, cụ thể là từ thiet ke web lúc thì link đến trang A, lúc thì
link đến trang B. Cái này có lẽ tôi không cần phải giải thích nhiều bởi vì thay vì
làm như thế tại sao bạn lại không tập trung hết một ý nghĩa cho một trang xác định
(thông qua từ khóa), tập trung vào một trang sẽ làm cho trang đó của bạn được
đánh giá mạnh hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp với các từ khá giống nhau
vẫn có thể hướng tới nhiều trang VD như :kết quả, ket quả…
14
c. Một số lưu ý khi xây dựng từ khóa
Một điều khá quan trọng bạn cần lưu ý là không nên đặt quá nhiều
keywords cho nội dung một trang web (ở đây tôi muốn nhấn mạnh để tránh làm
bạn hiểu nhầm là trang web hay web page chứ không phải website là bao gồm
nhiều trang web). Việc đặt quá nhiều keywords cho nội dung sẽ bị xem là spam,
những con robot của các bộ máy tìm kiếm được lập trình khá tốt để nhận biết được
việc bạn lạm dụng từ khóa. Hãy sử dụng từ khóa của bạn một cách khôn ngoan và
khéo léo để website của bạn có mật độ từ khóa bạn hướng đến một cách vừa đủ và

không gây cho người đọc phải khó chịu. Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi thì mật
độ từ khóa vào khoảng 4% - 6% (tức cứ 100 từ thì có khoảng 4 đến 6 từ là từ
khóa) thì vừa đủ. Mặc dù vậy, bạn cũng không phải quá bận tâm về mật độ từ
khóa, bạn chỉ cần xác định chủ đề và viết nội dung thì thông thường mật độ từ
khóa cũng xấp xỉ con số mà tôi đưa ra.
2. BƯỚC 2: CHỌN TÊN MIỀN.
Tên miền cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển
website của bạn trên các công cụ tìm kiếm search engine, sau đây mình xin chia sẻ
kinh nghiệm mà mình đã học được trong quá trình thực tập về cách chọn tên miền
phù hợp với quá trình SEO.
a. sử dụng những tên miền ngắn
Để tìm được một tên miền ngắn quả là không dễ chút nào. Những tên miền có 3
đến 4 ký tự hầu như đã được đăng ký. Vì vậy, bạn không nên hi vọng sẽ đăng ký
được những tên miền như vậy vào thời điểm này mà hãy cố gắng tìm những tên
miền có từ 5 ký tự trở lên. Bạn cũng nên nhớ rằng, tên miền càng ngắn thì khách
hàng của bạn càng dễ nhớ hơn những tên miền dài. Tuy nhiên, tên miền cũng còn
phụ thuộc những yếu tố khác sẽ được đề cập dưới đây.
b. Tên miền dễ nhớ
Với tên miền dễ nhớ, bạn sẽ có nhiều cơ hội để khách hàng trở lại với website hơn
những tên miền khó nhớ. Điều này nói lên rằng, không phải tên miền ngắn là dễ
nhớ đối với khách hàng, mà nó cần phải làm cho khách hàng có khả năng nhớ lại
website của bạn khi họ cần tìm đến những sản phẩm mà bạn có khả năng cung
cấp.
Như vậy, bạn cũng nên tránh mua những tên miền có ít ký tự, là những ký tự dùng
để viết tắt cho một cụm từ nào đó. Khi sử dụng những tên miền dạng này, bạn
thường phải có thêm giảng giải cho người dùng ý nghĩa của tên miền.
Ví dụ, bạn là người kinh doanh Văn phòng phẩm tại hà nội, bạn nên đăng ký tên
miền nào trong danh sách tên miền sau: vanphongphamhanoi.com.vn;
vanphongphamhn.com.vn; vpphanoi.com.vn; vpphn.com.vn. Câu trả lời này thuộc
về bạn.

c. Ưu tiên tên miền quốc gia, hosting quốc gia.
15
Hiện nay đa phần các SEOER đều làm việc trên google.com.vn. Vì vậy
chúng họ thường chọn các tên miền theo quốc gia.
Giả sử chúng ta có 2 trang web có cùng từ khóa và cùng được SEO tốt như
nhau nhưng một trang có tên miền là .com và một trang là .vn thì khi tìm kiếm
trên google.com.vn website có tên miền .vn sẽ luôn được hiển thị bên trên website
có tên miền .com.
Chú ý: các máy tìm kiếm sẽ ưu tiên với các tên miền của chính phủ “.gov”
của giáo dục “.edu” hơn các website có tên miền khác.
d. Sử dụng từ khóa trong tên miền nếu có thể
Việc có được từ khóa chính trong tên miền rất có ý nghĩa, vì tên miền có
ảnh hưởng lớn đến kết quả tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm hiện nay. Ngoài ra,
nó cũng tạo cho khách hàng dễ nhớ đến tên miền của bạn hơn khi họ muốn tìm
thông tin liên quan đến dịch vụ của bạn.
e. Dùng nhiều tên miền khác nhau
Bạn cũng có thể sử dụng nhiều tên miền khác nhau để phục vụ cho một tên
miền chính. Ví dụ ngoài tên miền .com, bạn có thể mua thêm tên miền .net,
.info, .biz, .org, Điều này cũng làm tăng khả năng khách hàng tìm đến với các sản
phẩm, dịch vụ của bạn.
Khi đó, bạn có thể dùng cơ chế Redirect để chuyển các đường liên kết từ các tên
miền phụ về tên miền chính của bạn. Có rất nhiều Website hay blog giới thiệu về
Redirect như
/> /> />url.html
3. Bước 3: onpage.
SEO onpage là một phần quan trọng trong quy trình SEO
Seo Onpage là quá trình tối ưu hóa Website và nội dung các trang trong Website
nhắm giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với các SE(máy tìm kiếm). Điều này
có ý nghĩa quan trọng khi làm SEO vì các SE sẽ đánh giá cao trang web của bạn và gia
tăng vị trí xếp hạng trên các SERPs nếu bạn thực hiện Onpage tốt.

Những yếu tố cơ bản cần tối ưu của 1 website :
- Thẻ Title (Tiêu đề)
16
Từ khóa chủ đạo đầu tiên, các từ khóa phụ ( title không quá dài, ko quá ngắn, ngăn
cách nhau bởi dấu | )
- Các thẻ META: Bao gồm 2 thẻ được ưu tiên hàng đầu:
* Meta keywords: Đây là thẻ với mục đích cung cấp từ khóa liên quan của trang
web với các cái Spider từ các SE
* Meta description: Thẻ này đóng vai trò như một lời giới thiệu với mọi người về
trang web của mình. Do các SE thường giới hạn trong khoảng 25 - 30 từ. Nên hãy viết
mô tả này một cách ngắn gọn, cô đọng và hướng tới nội dung của trang web.
- Nội dung phần Body: Viết lại nội dung sao cho chứa những từ khóa. Điều này sẽ giúp
các Spider dễ dàng xác định từ khóa mà trang web bạn muốn làm SEO.
* Lưu ý: Hạn chế nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào phần Body, vì các Spider đủ thông
minh để biết rằng hành động đó là spam. Mặt khác trách dùng những thủ thuật SEO đen
tối vì các SE mà đặt biệt là Google sẽ trừng phạt website của bạn.
- Các thẻ đề mục từ H1 - H6: Vì các SE xem các đề mục rất quan trọng này
- Liên kết: Các anchor text có chứa từ khóa rất quan trọng với những liên kết đến từ bên
ngoài tên miền của bạn (outbound link) cũng như các liên kết nội bộ (inbound link)
- Thuộc tính ALT của thẻ IMG: Theo các chuyên gia SEO, việc chèn từ khóa vào nội
dung của ALT sẽ làm gia tăng sự liên quan nội dung trang web với từ khóa.
- Ngoài ra Seo Onpage còn chú trọng đến việc tối ưu lại bố cục trang web bằng cách
hiệu chỉnh CSS và sửa lỗi cho đúng chuẩn của W3C đề ra. Các SE sẽ đánh giá cao các
trang web không có lỗi và sẽ giúp trang web của bạn có vị trí cao trên SERPs
Seo Onpage là phần quan trọng trong một chiến dịch Seo. Hãy tối ưu trang web bạn bằng
những phương pháp tốt nhất để chiến dịch này đạt được kết quả mong muốn.
4. BƯỚC 4: OFFPAGE.
Khi đã thực hiện Seo Onpage chuẩn, để website nhanh lên top bạn cần làm Seo
Offpage đây là bước quan trọng và mệt nhất đối với các Seoer.
Không thực hiện thủ thuật tối ưu trên trang web, ở Seo Offpage, điều bạn cần là xây

dựng các liên kết trỏ đến website mình, việc này được định nghĩa là link-building (xây
dựng liên kết), có vẻ như đây là điều dễ dàng nếu bạn có những nguồn link tốt, link trỏ
đến từ các trang có pagerank càng cao, độ tin cậy và thứ hạng của bạn cũng theo tỉ lệ
thuận. Tuy nhiên, nên lưu ý đến việc các link trỏ về này có rel là nofollow (hoặc external
nofollow) hay không. Nếu link trỏ đến có rel là nofollow thì việc xây dựng liên kết từ
trang đó gần như vô nghĩa (ít ra thì cũng tốt cho việc marketing)
- Đăng kí web với google. (Sử dụng link sau: />17
Do chúng ta làm SEO trên google.com.vn nên chúng ta phải đăng ký website của
chúng ta với google
Để sử dụng dịch vụ này, bạn đăng nhập trang
Tại đây, bạn cần dùng địa chỉ email để đăng
ký một tài khoản với Google. Việc đăng ký rất đơn giản, bạn chỉ cần cung cấp cho
Google địa chỉ email, thiết lập mật mã, chọn quốc gia .v.v.
Sau khi có tài khoản, bạn có thể đăng nhập vào tài khoản của mình và tiến hành
quản lý website của mình.
Đăng ký trang web với Google: Nhập địa chỉ trang web của bạn vào ô text box có
dòng “Click here to add a site” rồi nhấn nút “Add Site”. Như vậy trang web của bạn đã
được đăng ký với Website nhưng có rất nhiều chức năng chưa thực hiện được cho tới khi
bạn xác nhận với Google rằng trang web đó chính là trang web của bạn. Sau khi đăng ký
xong thì Google sẽ có thông báo yêu cầu bạn xác nhận đây là trang web của bạn như hình
dưới đây:
Nhấn vào liên kết “Verify your site” để tiến hành xác nhận. Google đề nghị bạn
thực hiện một trong 2 cách sau để tiến hành xác nhận: Add a meta tag, upload an html
file.
Nếu bạn chọn cách thứ nhất thì Google sẽ yêu cầu bạn thêm vào trang index của
bạn 1 dòng có dạng ngay trước thẻ . Sau khi đã thêm dòng này vào trang index, bạn nhấn
nút Verify bên dưới để Google kiểm tra.
Nếu bạn chọn cách thứ 2 thì Google yêu cầu bạn tạo ra một file html với tên do
Google quy định, có dạng googled327c78b0a0d6501.html rồi upload lên thư mục gốc
của trang web của bạn. Sau khi đã upload xong, bạn cũng nhấn nút Verify để Google tiến

hành kiểm tra. Nếu kiểm tra thành công thì bây giờ bạn có thể xem hết các chức năng của
nó. Nhưng thông thường ngay tại thời điểm này thì bạn chưa có thông tin gì vì Google
cần có thời gian để tiến hành xem xét nội dung trang web của bạn.
Nếu bạn chưa xác nhận trang web mà thoát ra thì lần sau vẫn có thể tiến hành xác
nhận bằng cách nhấn vào liên kết “Verify your site”.
Một số chức năng quan trọng của Google WebmasterOverview: Thông tin chung
về website Tại đây bạn có thể thấy được những báo cáo chung về website của bạn như
thông báo xem Google đã vào xem xét trang web bạn thành công lần gần đây nhất là lúc
nào; Index status : cho biết trang web của bạn đã được Google ghi nhận (indexed) chưa;
báo cho bạn biết một số lỗi của web như lỗi không tìm ra trang web, hoặc lỗi địa chỉ một
trang nào đó trong web bạn có vấn đề .v.v.
Statistics: Thống kê Tại đây bạn nên quan tâm vào một số mục như: Top search
queries, Index stats
Top search queries: liệt kê những từ khóa mà trang web của bạn xuất hiện khi có
ai đó tìm kiếm trên Google. Bảng thống kê gồm 2 phần, phần bên trái là thể hiện các từ
khóa mà trang web bạn xuất hiện, phần bên phải là các từ khóa mà web bạn xuất hiện và
người dùng đã click vào trang web của bạn để xem. Lưu ý cột “Position” là vị trí trang
web bạn đã xuất hiện. Ví dụ như trong hình thể hiện khi người nào đó search chữ
photofunia thì trang web của bạn sẽ đứng thứ 13.
Index Stats: thống kê cho biết trang web của bạn có bao nhiêu trang được Google
ghi nhận vào chỉ mục (index). Chỉ khi nào trang của bạn được Google ghi vào chỉ mục
18
(indexed) thì mới có khả năng tìm thấy trên mạng.
Links – liên kết:mục này có 3 mục con là external Links, Internal Links và Site
Links. External Link liệt kê tất cả các trang web liên kết đến trang của bạn. Internal Links
liệt kê những liên kết trong nội bộ trang web của bạn.e.
Sitemap: là khu vực cho phép bạn đăng ký với Google một bản đồ web của bạn,
giúp Google dễ dàng hơn trong việc dò tìm và index trang của bạn.(link: Hướng dẫn cách
tạo sitemap cho Google ) Khi muốn thêm một bản đồ web (sitemap), bạn có nhấn vào nút
“Add site map”, chọn một trong 5 cách mà Google đề nghị, rồi upload file Sitemap lên

thư mục gốc của trang web. Bạn có thể dùng notepad để tạo ra một sitemap hoặc dùng
các phần mềm chuyên dụng để tạo ra site map. Sau khi thêm một sitemap thì bạn cần để
cho Google khoảng vài ngày để tìm kiếm và index các trang bạn nêu trong sitemap.
Tools: cung cấp một số công cụ giúp bạn theo dõi và quản lý website.Analyze
robots.txt: phân tích xem có file robots.txt trên hosting chưa và test thử xem các bot của
google của thể tìm được trang web của bạn hay không?Generate robots.txt: nếu phần
phân tích ở trên không đạt yêu cầu, bạn có thể tiến hành tạo ra file robots.txt ở phần này.
Bạn thực hiện từng bước theo yêu cầu của Google để tạo ra một file dạng robots.txt.
Download file này về và upload lên thư mục gốc trên trang web của bạn.Set
geographic target: xác định khu vực mà web bạn sẽ xuất hiệnManage site verification:
quản lý phần xác thực của bạn lúc nãySet preferred domain: thông thường web của bạn
có thể truy cập dưới 2 dạng www.yourwebsite.com và yourwebsite.com. Như vậy, bạn
nên quy định lại thành 1 dạng để người dùng khi truy cập web thì số lượng truy cập
không bị chia nhỏ ra. Ngoài ra, Google Web Master Tools còn có nhiều chức năng khác
mà bạn có thể tự tìm hiêu thêm.
Đăng kí web với google analytics.
Google Analytics nhằm cho phép bạn thiết lập và định cấu hình nhanh một tập
hợp báo cáo thành công cho một cấu hình. Đây là một bước nhỏ nhưng cũng khá quan
trọng trong việc phát triển SEO.
Tạo backlink
Back-link đơn thuần là một link từ site khác tới site của bạn. Tạo ra 1 back-link là
công việc đơn giản nhưng bạn không chỉ cần 1 mà là hàng nghìn back-link và thêm nhiều
link mới mỗi tháng. Tạo ra 1 back-link chỉ cần vài phút nhưng tạo ra hàng trăm hàng
nghìn link mất rất nhiều thời gian và công sức.
Back-link là một phần tất yếu trong thế giới SEO. Nếu muốn site của bạn đứng trong top
của các công cụ tìm kiếm thì site của bạn phải có rank cao. Muốn có rank cao, bạn sẽ cần
tạo rất rất nhiều back-link. Công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức nhưng
kết quả thu được rất đáng giá với những gì bạn bỏ ra. Cứ mỗi giây Google nhận được
3,000 truy vấn search hay 180,000 mỗi phút. Nếu bạn muốn có mặt thậm chí là xếp cao
trong danh sách kết quả tìm kiếm này, bạn cần phải chăm chỉ và khéo léo.

Tạo được nhiều backlink là hết sức quan trọng nhưng hãy cẩn thận với những
phương pháp có những quảng cáo rất nhiều trên mạng. Nó là con dao hai lưỡi nó có thể
đưa website của bạn nên top nhanh nhưng nếu bị máy tìm kiếm phát hiện thì website của
19
ban có thể bị cho vào danh sách đen và vĩnh viễn không bao giờ được hiển thị trên danh
sách tìm kiếm.
Sau đây mình xin giới thiệu với các bạn một số phương pháp tạo Backlink truyền
thống và không bao giờ bị các máy tìm kiếm soi xét.
- Hoạt động trên các diễn đàn liên quan: Đây là cách hoạt động thương mại tốt
nhất. Bạn hãy tạo những bài viết rồi chèn các link về trang của mình vào các bài viết,
comment, và đặt chữ ký. Chỉ cần một câu comment nhỏ với link dẫn về website của bạn
hay chữ ký có chứa từ khóa và link thui bạn đã có thể tạo banklink và dẫn khách hàng về
với mình rùi.
- Viết bài chia sẻ (có link, ảnh) trên các mạng xã hội, forum, báo điện : những
banklink trên các trang báo điện tử có tác dụng khá tốt cho cả việc thương mại trực tiếp
cũng như SEO chỉ cần một link ở đây có thể bằng cả ngàn những link trên các diễn đàn.
Nhưng đặc điểm của phương pháp này là khá tốn kém về mặt tài chính nên chỉ thích hợp
với những dự án lớn và thời gian ngắn.
-Submit web lên các mạng xã hội, các blog: cũng là một công việc đơn giản nhưng
cần tính kiến trì cao. Bạn phải Submit web hàng ngày và càng nhiều thì càng có lợi cho
việc phát triển SEO của bạn.
- Trao đổi banklink với các website cùng thể loại hay những website có PR cao.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước SEO một website và hãy kiên nhẫn đợi
kết quả bạn nhé.
20
CHƯƠNG IV: Tìm hiểu về đánh giá độ khó từ khóa và tiến hành đánh giá độ khó của từ khóa
“lắp đặt mạng cáp quang CMC”.
Công việc của các SEOer cũng như các công ty chuyên làm SEO thuê đều
là làm sao cho trang web mình nhận SEO lên TOP google một cách nhanh và
vững chắc nhất điều đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kinh doanh cũng như

quảng bá thương hiệu của các công ty, công việc đó không hề dễ dàng một chút
nào. Bởi vậy cái mà họ nhận được nhất định phải phù hợp với công sức họ bỏ ra.
Tuy nhiên để đánh giá công sức bỏ ra là bao nhiều thì hẳn cũng rất khó. Và đã có
một cách đánh giá thay thế đó là “ĐÁNH GIÁ ĐỘ KHÓ CỦA TỪ KHÓA” bằng
cách đánh giá độ khó của từ khóa các SEOer và các công ty seo chắc hẳn sẽ dễ
dàng hơn trong việc xác định mức phí của hợp đồng SEO.
Sau đây là một số cách tính mà mình đã tham khảo được những người có kinh
nghiệm:
Với
Sv: Là lượng người tìm kiếm thông tin từ này trên google theo tháng
C: Số lượng website có chứa từ khóa này cạnh tranh với website của bạn
Xin lưu ý một điều : Hãy chọn ra 4-7 từ khóa có chỉ số KEI cao để thực
hiện tối ưu. Hơn thế từ 4-7 từ khóa này bạn có thể tạo ra 20-30 biến thể từ khóa để
việc SEO của bạn dễ dàng hơn.
Đây là những chỉ dẫn đầu tiên trong việc chọn lựa từ khóa phục vụ SEO
website của bạn, tuy nhiên, trên con đường trở thành một SEOer chuyên nghiệp
các bạn sẽ dần tích lũy kinh nghiệm và chắc hẳn sẽ có nhiều thông tin khác có thể
giúp bạn chọn lựa từ khóa phù hợp nhất, ví dụ như khi bạn đã SEO rất nhiều site
trong lĩnh vực “Thương mại dịch vụ” hẳn các bạn sẽ biết được đối thủ cạnh tranh
chính với webiste mình sắp thực hiện SEO là đối thủ như thế nào, các từ khóa của
họ dùng là gì, hướng phát triển từ khóa trong lĩnh vực này trong tương lai như thế
nào?…vv Và tất nhiên trong bất kỳ sân chơi nào việc biết rõ đối thủ và các trông
gai phía trước sẽ giúp bạn vững vàng và tự tin hơn trong thi đấu.
Đánh giá thành công từ khóa “ lắp đặt mạng cáp quang CMC ”
21
Những thu hoạch từ tìm hiểu thực tế và thực tập
1. Những điều thu hoạch được từ tìm hiểu thực tế ở cơ sở thực tập
Môi trường làm việc của công ty rất chuyên nghiệp. Nhân viên cũng như CEO có
tinh thần làm việc nhóm cũng như độc lập cao.
Hiện nay công ty cũng đang có nhu cầu tuyển thêm nhân viên có kinh nghiệm , có

khả năng học hỏi và có tinh thần sang tạo cao
2. Những kiến thức và kỹ năng đã vận dụng để hoàn thành nhiệm vụ
Cần vận dụng khả năng làm việc theo nhóm dưới sự phân công của nhóm trưởng.
Cần khả năng tự học hỏi tốt.
Yêu cầu có tinh thần sáng tạo.
Yêu cầu nắm vững những kiến thức đã học.
3. Những kiến thức và kỹ năng cần bổ sung, cần học hỏi thêm để đáp ứng được
nhu cầu thực tế.
Về chuyên môn, cần bổ xung kiến thức nhiều hơn nữa, học hỏi những kiến thức
phục vụ cho nhu cầu làm việc của nhà tuyển dụng.
Về kỹ năng giao tiếp và khả năng tổ chức kế hoạch làm việc cần được nâng cao,
nhanh nhẹn và tháo vát hơn trong công việc
4. Ba bài học có ý nghĩa nhất trong đợt đi thực tế và thực tập
Cần có tinh thần trách nhiệm cao
Biết quản lý thời gian tốt.
Môi trường làm việc trong thưc tế rất khác với môt trường học tập.
5. Những góp ý cho cơ sở thực tế và cho việc tổ chức đi thực tế, thực tập
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hà Nội, Ngày tháng năm
Cán bộ hướng dẫn trực tiếp
Cán bộ quản lý cấp cao
Người viết báo cáo
Giáo viên theo dõi thực tập
22

×