Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Nghiên cứu lựa chọn một số hình thức tập luyện nhằm nâng cao hiệu quả môn học tự chọn bóng đá cho học sinh trường THPT đô lương i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.61 KB, 41 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, thời kì cơng nghiệp
hố hiện đại hố đất nước đem lại cuộc sống tươi đẹp, dân giàu, nước mạnh,
xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh thì yếu tố con người có ý nghĩa quyết
định. Để đáp ứng nguồn nhân lực ngày càng cao phục vụ cho yêu cầu xã hội
phát triển và hội nhập vai trò của giáo dục là then chốt.
Vấn đề đổi mới phương pháp trong dạy học đáp ứng yêu cầu nguồn
nhân lực ngày càng cao luôn được các nhà giáo dục quan tâm
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục tồn diện là bộ phận khơng
thể tách rời của giáo dục chung. Đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục
thể chất là nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
Trong chương trình dạy mơn thể dục thì mơn học tự chọn là nội dung
bắt buộc của học sinh THPT. Qua quan sát và phỏng vấn các giáo viên ở
trường THPT cho thấy công tác dạy học môn học tự chọn nói chung ở các
trường THPT cơ bản vẫn chưa đáp ứng còn thực hiện dạy học theo phương
pháp truyền thống. Việc đổi mới phương pháp dạy thực hành môn tự chọn
đang còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khâu tổ chức tập luyện cho học sinh.
Nhiều nơi việc tổ chức tập luyện cho học sinh chưa đựoc chú trọng, giờ tập
học sinh chưa tự giác tích cực, hình thức tổ chức tập luyện đơn điệu dẫn tới
hiệu quả còn thấp. Để đổi mới phương pháp dạy học môn học tự chọn góp
phần nâng cao chất lượng dạy học thì một trong những yếu tố cơ bản quyết
định đó là khâu tổ chức tập luyện hợp lí khoa học. Xuất phát từ lí do trên tơi
tiến hành chọn đề tài: ''Nghiên cứu lựa chọn một số hình thức tổ chức tập
luyện nhằm nâng cao hiệu quả mơn học tự chọn bóng đá cho học sinh
trường THPT Đô Lương I”. Thông qua cơ sơ lí luận và thực tiễn, thơng qua


2


các phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài tíên hành giải quyết hai mục tiêu
sau:
1. Cơ sở khoa học nghiên cứu một số hình thức tổ chức tập lụyên nhằm
nâng cao hiệu quả mơn học tự chọn bóng đá cho học sinh trừơng THPT Đô
Lương I - Nghệ An
2. Hiệu quả ứng dụng mơt số hình thức tổ chức tập luỵên mơn học tự
chọn bóng đá cho học sinh trừơng THPT Đô Lương I - Nghệ An


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Các quan điểm của đảng ta về GDTC trong trường học
Trung thành với học thuyết Mác - Lê nin về giáo dục con người toàn
diện, quan điểm giáo dục tồn diện cả về đức, trí, thể, mĩ, và lao động khơng
chỉ là tư duy lí luận mà trở thành phương châm chỉ đạo thực tiễn của đảng và
nhà nước ta. GDTC là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu, là một bộ phận
quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Những nguyên lí GDTC và tư tưởng, quan điểm của đảng và nhà nứơc ta
đã quán triệt trong đừơng lối GDTC và TDTT qua từng giai đoạn cách mạng.
- Chỉ thị 17/CT-TW ngày 23/10/2002 về việc phát triển TDTT đến năm
2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX nêu rõ: "Đẩy mạnh cơng tác
TDTT trường học, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục thể chất”
- Giáo dục thể chất là một nội dung bắt buộc trong hiến pháp nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiến pháp năm 1992 có ghi"...việc dạy
và học TDTT trường học là bắt buộc”.
- Nghị quýêt hội nghị TW Đảng lần IV khoá VII về giáo dục và đào tạo
đã khẳng định mục tiêu"…nhằm xây dựng con ngưịi phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.

- Chỉ thị 133/TTG ngày 07/03/1995 của thủ tướng chính phủ về việc
xây dựng và quy hoạch và phát triển ngành TDTT và GDTC trong trừơng học
đã ghi rõ"...bộ GD & ĐT cần coi trọng việc GDTC trong trường học, quy
định tiêu chuẩn rèn luyện thể thao cho học sinh ở các cấp, có quy chế bắt
buộc đối với các trưòng"


4

- Nghị quýêt đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996
đã khẳng định "…GD_ĐT cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở
thành quốc sách hàng đầu".Và đã nhấn mạnh đến việc chăm lo giáo dục thể
chất con người: "muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh nhưng chỉ có
thể phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức lối sống, mà cịn có con người
cường tráng về thể chất, chăm lo cho con ngừơi là trách nhiệm của toàn xã hội
và các cấp đoàn thể.
- Chỉ thị 112/CT ngày 9/5/1999 của HDBT về cơng tác TDTT trong
những năm trứơc mắt có ghi:"Đối với học sinh, sinh viên trước hết phải thực
hịên nghiêm túc vịêc dạy học môn TDTT".
- Nghị quyết đại hội TW II khốVII có ghi "…GDTC trong các nhà
trường là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục đào tạo, đồng thời là một
nội dung của GD toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm tạo nguồn tri thức mới có
năng lực thể thao, có sức khoẻ thích ứng với điều kiện phức tạp và cừơng độ
lao động cao. Đó là lớp ngừơi phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể
chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Mục tiêu chiến lược này
thể hiện rõ những yêu cầu mới bức bách về sức khoẻ và thể lực của lớp ngươì
lao đơng mới trong nền kinh tế tri thức, nhằm phục vụ công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước.
1.2. Đặc điểm giải phẩu sinh lí lứa tuổi học sinh THPT
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đầu thamh niên là thời kì đạt được

sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự
phát triển cơ thể của người lớn. Có nghĩa ở lứa tuổi này cơ thể các em đang
phát triển mạnh. Khả năng hoạt động của các bộ phận cơ thể được nâng cao
cụ thể là:
- Hệ vận động


5

+ Hệ xương: ở lứa tuổi này cơ thể các em phát triển mạnh mẽ về chiều
dài, bề dày, hàm lượng các chất hữu cơ trong xương giảm do hàm lựơng
magiê, phốt pho, can xi trong xương tăng. quá trình cốt hố xương ở các bộ
phận chưa hồn tất chỉ xuất hịên sự cốt hoá ở một số bộ phận như mặt. Các tổ
chức sụn đựơc thay thế bằng mô xương nên cùng vơi sự phát triển của xương
cột sống khơng giảm, trái lại tăng lên có xu hứơng cong vẹo. Vì vậy mà trong
quá trình giảng dạy cần tránh cho học sinh tập luyện với dụng cụ có trọng
lượng quá nặng và các họat động gây chấn thương quá mạnh.
+ Hệ cơ: ở lứa tuổi này cơ của các em phát triển nhanh để đi đến hoàn
thiện nhưng phát triển không đều và chậm hơn so với hệ xương, cơ to phát
triển nhanh hơn cơ nhỏ, cơ co phát triển nhanh hơn cơ duổi, khối lựơng cơ
tăng lên rất nhanh, đàn tính cơ khơng đều chủ yếu là nhỏ và dài. Do vậy khi
hoạt động cơ chóng mệt mỏi, vì vậy khi tập luyện giáo viên giảng dạy cần chú
ý phát triển cơ bắp cho các em.
+ Hệ tuần hoàn: ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển
mạnh để kịp thời phát triển toàn thân, tim lớn hơn khả năng co bóp của cơ tim
phát triển mạnh, do đó nâng cao khá rõ lưu lượng máu trên phút. Buồng tim
đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, mạch đập bình thường của nam là 70-80
lần/phút, nữ là 75-85 lần/phút. Nhưng khi vận động căng thì tần số nhanh hơn
phản ứng của hệ tuần hoàn tương đối rõ rệt trong hệ vận động, nhưng sau vận
động mạch và huyêt áp tăng tương đối nhanh chóng, tim trở nên hoạt động

dẻo dai hơn.
+ Hệ thần kinh: ở lứa tuổi này hệ thống thần kinh tiếp tục đựơc phát
triển để đi đến hồn thiện , hoạt động phân tích trên vỏ não về tri giác có định
hướng sâu sắc hơn. Kích thứơc của não và hành tuỷ đạt đến mức của ngừơi
trưởng thành. Khả năng tư duy phân tích tổng hợp của não tăng lên, tư duy
trừu tượng được phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho vịêc hình thành nhanh


6

chóng phản xạ có đìêu kiện. Khả năng nhận hiểu cấu trúc động tác và tái hiện
chính xác hoạt động vận động được nâng cao. Ngay từ tuổi thíêu niên đã dĩên
ra q trình hồn thiện cơ quan phân tích và những chức năng vận động quan
trọng nhất, nhất là cảm giác bản thể trong đìêu kiện động tác. ở lứa tuổi học
sinh không chỉ các phần động tác đơn lẽ như trứơc mà chủ yếu từng bứơc
hoàn thiện ghép những phần đã học trứơc thành các liên hợp động tác tương
đối hoàn chỉnh ở điều kiện khác nhau phù hợp với từng học sinh.
Mặt khác do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên
làm cho tính hưng phấn cao của hệ thần kinh chiếm ưu thế, gĩưa hưng phấn và
ức chế không cân bằng ảnh hưởng tới hoạt động thể lực, đặc biệt đối vớ nữ,
tính nhịp điệu giảm nhanh, khả năng chịu lựơng vận động yếu. Vì vậy khi
giảng dạy cần phải thay đổi nhiều hình thức tập luyện, vận dụng các hình thức
trị chơi thi đấu để hoàn thành tốt những bài tập đề ra.
- Hệ hô hấp: ở lứa tuổi này, phổi các em phát triển mạnh nhưng chưa
đều khung ngực còn nhỏ, hẹp nên các em thở nhanh và lâu khơng có sự ổn
định của dung tích sống, khơng khí, vịmg ngực trung bình của nam 67-77
cm, nữ 69-74 cm. Lúc 15 tuổi dung lựơng phổi là 2- 2,5 lít khi 16-18 tuổi là
3-4 lit, Tần số hô hấp gần với người lớn, tuy nhiên các cơ hơ hấp cịn yếu nên
sức co giãn của lồng ngực ít, chủ yếu cơ giãn cơ hồnh, đây chính là ngun
nhân làm tần số hơ hấp của các em tăng nhanh khi hoạt động và gây nên hiện

tượng thiếu oxi dẫn đến mệt mỏi.
1.3. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
Xã hội công nghiệp hố hiện đại hố hịên nay địi hỏi nguồn nhân lực
phát triển tồn diện để đáp ứng nhu cầu đó Đảng và nhà nước ta không ngừng
đổi mới trong mọi lĩnh vực đặc bịêt là đổi mới GD.


7

Xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay theo đừơng hướng:
lấy người học làm trung tâm thì nguyên tắc “tương tác đa chiều, đa đối tượng"
tỏ rõ tính ưu việt của nó "tương tác đa chiều đa đối tượng" là sự tác động qua
lại không chỉ một chiều giữa thầy với trị (thầy - trị) mà cịn có sự tác động
trở lại của trò với thầy. Và giữa người học với nhau (trị - trị) mà cịn có sự
tác động trở lại của trò và thầy (trò - thầy) và giữa nhiều học trò với nhau (trò
- trò) trong q trình giáo dục nói chung và trong giảng dạy một mơn học cụ
thể nói riêng.
Nhà trường chú trọng: đầu tư, khuyến khích cho giáo viên cải tiến
phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh cải tiến cách học của học sinh, sinh viên.
Phương pháp học tích cực chủ động sáng tạo, yêu cầu đối với người
học trong đổi mới phương pháp giảng dạy.
Người học nhìn người dạy để tìm ra cách học cho chính mình theo
định hướng đổi mới PPGD. Phát huy tích cực chủ động của học sinh, giáo
viên phải có trách nhiệm hơn với học sinh.
Quan điểm đổi mới PPGD theo quan điểm lấy người học làm trung tâm
đang phát triển, là yếu tố khách quan phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Phải phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh tự giác và
hứng thú học tập.
Phải làm cho người học nắm đựơc kiến thức cơ bản, khoa học, thực tiển
hiểu bài và biết vận dụng những kiến thức đó để đưa vào thực tiễn.

Phải làm cho học sinh có khả năng vừa học tập vừa nghiên cứu, có thói
quen và kỹ năng tự học, đọc sách tham khảo tài liệu.


8

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gồm 60 học sinh lớp 10 trường THPT Đơ lương I. Trong đó ở nhóm
thực nghiệm (10T5) 30 học sinh (15 nam, 15 nữ) ở nhóm đối chứng (10T6):
30 học sinh (15 nam,15nữ )
- Các hình thức tổ chức tập luyện mà đề tài nghiên cứu ứng dụng.
2.2. Phương pháp tổ chức nghiên cứu
Để giải quyết nhịêm vụ trên của đề tài chúng tôi sử dụng các phương
pháp sau :
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu là q trình tham khảo các
tài liệu chung và chun mơn liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
Trên cơ sở đọc và phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài, phương
pháp này chúng tôi sử dụng trong q trình nghiên cứu nhằm mục đích tìm
hiểu cơ sở khoa học của các hình thức tổ chức tập luỵên trong mơn học tự
chọn Bóng Đá cho học sinh trừơng THPT Đô lương I - Nghệ An.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm
Chúng tôi sử dụng phuơng pháp này để phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp
phiếu hỏi các giáo viên thể dục của trừơng THPT: Đô lươngI, Đô lương II,
Đô lương III, Tân Kỳ I các vấn đề phỏng vấn tập trung vào việc tìm hiểu một
số hình thức tổ chức tập luyện mơn học tự chọn Bóng Đá thơng qua đó thu
thập số liệu cần thiết làm cơ sở cho việc lựa chọn các hình thức tổ chức tập
luyện, các tést đánh giá về khả năng phối hợp vận động để áp dụng vào



9

nghiên cứu, nội dung cụ thể của phiếu phỏng vấn được chúng tơi trình bày
tại phần phụ lục.
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thơng tin về q trình giáo
dục dựa trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động của giáo viên, học sinh và
cán bộ quản lí giáo dục.
Trong quá trình học tập tại trừơng đã sử dụng quan sát sư phạm dự giờ
các thầy cô giáo trong môn Bóng đá, qua đó rút ra được những kinh nghiệm
thực tiễn kết hợp với cơ sở lí luận để xác định áp dụng hình thức tổ chức tập
lụn mơn học tự chọn Bóng đá làm căn cứ cho viêc tổ chức thực nghiệm sư
phạm.
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Là phương pháp nghiên cứu có hệ thống và logic một hiện tượng, một
quá trình giáo dục nhằm trả lời câu hỏi “nếu q trình đó được thực hiện trong
điều kiện đã được khống chế, phát triển, về tính liên hệ giữa nguyên nhân và
kết quả”.
Để giải quyết nhiệm vụ đề tài, thực hiện phương pháp này bằng cách
thực thực nghiệm song song. Trong quá trình nghiên cứu đã phân thành hai
nhóm, mổi nhóm 30 học sinh có cùng lứa tuổi, giới tính, cùng địa bàn dân cư,
tương đương nhau về sức khoẻ, thành tích.
Nhóm đối chứng: gồm 30 em trong đó có 15 nam 15 nữ trong q trình
học tập thực hiện theo giáo án bình thường (lớp 10T6)
Nhóm thực nghiệm gồm 30 em trong đó có 15 nam 15 nữ (lớp 10T5)
tập theo mẩu giáo án riêng của đề tài với các hình thức tổ chức tập luyện đã
đựơc lựa chọn. Thời gian tập mổi tuần 2 buổi được thực hiện theo 8 tuần
2.2.5. Phương pháp toán học thống kê



10

Phương pháp này chúng tơi sử dụng trong q trình nghiên cứu nhằm
mục đích để xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu.
Để xử lý kết quả nghiên cứu, chúng tơi sử dụng các cơng thức tốn học
thống kê sau:
- Số trung bình cộng:
X=

∑ xi
(n = 1,2,..n)
n

- So sánh hai số trung bình mẫu bé (n<30) được tính theo cơng thức:
t=

XA − XB

δ 2A δ 2B
+
nA
nB

- Tính phương sai:
δ2 =

2
2

∑ ( X A − X A ) 2 + ∑( X B − X B ) 2
n A + nB − 2

(n < 30)

2.3. Địa điểm nghiên cứu
Để giải quyết đề tài này tiến hành nghiên cứu tại trường Đại Học Vinh
và trường THPT Đô lương I - Nghệ An
2.4. Thiết kế nghiên cứu
Đối tượng 60 học sinh lớp 10 trường THPT Đô lương I - Nghệ An phân
thành 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm A(n=30), nhóm đối chứng B(n=30). Sau 2
tháng tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm.
Tuần thứ nhất chúng tôi tiến hành, tham khảo tài lịêu, quan sát, phỏng
vấn để tìm ra các hình thức tổ chức tập luyện cho mơn học tự chọn bóng đá và
trình độ ban đầu (thể lực, kĩ thuât và thành tích chun mơn) của học sin
trường THPT Đơ lương I - Nghệ An.
Đánh giá trình độ ban đầu thơng qua 2 test:
Test 1: Đá bằng lòng bàn chân.


11

Test 2: Đá bóng bằng nu trong bàn chân.
Tiến hành áp dụng cho nhóm thực nghiệm bắt đầu từ tuần thứ nhất đến
tuần thứ 8 tiến hành kiểm tra lại 2 test và lấy số liệu sau đó xử lí số liệu bằng
phương pháp toán học thống kê

Học sinh lớp 10

- Các

Test 1: Đá
bằng lịng
bàn chân
Test 2: Đá
bóng bằng
mu trong
bàn chân

Nhóm thực
nghiệm n=30

Nhóm đối
chứng n=30

phương
pháp
nghiên cứu
- Các hình
thức tổ
chức tập
luyện

Mục tiêu nghiên cứu
- Kết quả
1. Cơ sở khoa học nghiên cứu một số hình thức tổ
nghiên cứu
chức tập lụyên nhằm nâng cao hiệu quả mơn học tự
chọn Bóng Đá cho học sinh trường THPT Đô
lương I - Nghệ An
2. Hiệu quả ứng dụng mơt số hình thức tổ chức tập

luỵên mơn học tự chọn Bóng Đá cho học sinh
trường THPT Đơ lương I - Nghệ An.
.
Sơ đồ 2.1. Mơ hình nghiên cứu


12

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Cơ cở khoa học nghiên cứu một số hình thức tổ chức tập lụyên nhằm
nâng cao hiệu quả môn học tự chọn Bóng Đá cho học sinh trừơng THPT
Đơ lương I - Nghệ An
3.1.1. Đặc điểm của mơn Bóng Đá và tác dụng của hình thức tổ chức tập luyện
Mơn bóng đá do những u cầu dụng cụ thiết bị khơng địi hỏi phức
tạp, nên có thể tổ chức tập luyện và thi đấu ở trường, ở gia đình, phù hợp với
lứa tuổi thanh thíêu niên.
Bóng đá là một mơn thể thao phổ biến được quần chúng ưa thích tập
luyện trong đó có học sinh phổ thơng mà đặc biệt là học sinh nam.
Tập luyện Bóng Đá thừơng xuyên đối với lứa tuổi học sinh sẽ tạo điều
kiện rèn luyện cho học sinh khả năng họat động, nhanh nhẹn, họat bát của đơi
chân, tay, và tồn thân, đặc biệt cịn góp phần phát triển các tố chất: sức
nhanh, mạnh, bền, khéo léo và mềm dẻo.
Trong quá trình tập luyện học sinh đã hình thành khả năng phán đốn
tốc độ nhanh, chậm của bóng bay tới, tầm cao, cảm giác cần ra sức, gắng sức
của cổ chân và toàn thân để tạo cho bóng bay xa, bay cao và trúng đích mong
muốn. Những phản xạ có điều kiện được hình thành trong khi chơi sẽ tạo cho
học sinh khả năng phản ứng linh hoạt, phối hợp vận động, khéo léo thực hiện
các kĩ thuật tâng bóng, xút bóng, kĩ thuật đập tường, và các kĩ chiến thuật,
chiến thụât đơn giản khác.

Đối với học sinh phổ thơng tập luyện bóng đá hình thành được ý thức
tập thể, mối quan hệ lành mạnh giữa các bạn khi chơi, tạo nên khơng khí vui
tươi hoạt bát ...


13

Mơn bóng đá là một nộị dung hoạt động tập thể bổ ích, có thể sử dụng
trong các giờ vui chơi sinh hoạt tập thể, hoạt động thể thao giữa giờ, giữa
buổi học, tạo cho học sinh vận động phù hợp vừa sức, giải trí, giải toả mệt
mỏi sau những giờ học căng thẳng. Đây là môn thể thao được sử dụng bổ trợ
có hiệu quả cho việc tập luyện, giải trí và thi đấu trong những “ngày hội
khoẻ”tồn lớp hay tồn trường.
Hiệu quả của GDTC khơng những chỉ phụ thuộc vào việc lựa chọn các
phương tiện thích hợp, vận dụng các nguyên tắc và phương pháp giảng dạy
khoa học, mà cịn phải biết tổ chức các hình thức tập luyện sinh động hợp với
các đặc điểm tâm-sinh lí lứa tuổi và hoàn cảnh cụ thể.
Với tư cách là một mặt của giáo dục toàn diện, GDTC trong nhà trường
là một quá trình lâu dài, đa dạng về nội dung và được thực hiện thông qua các
bài tập khác nhau theo một hệ thống nhất định. Trong đó mổi giờ học có tính
độc lập tương đối và giữa các khâu của giờ học đó có liên quan chặt chẽ với
nhau. Tuỳ thuộc vào nhiệm vụ nội dung cụ thể, vào phương tiện, phương
pháp giảng dạy và giáo dục, các hình thức tổ chức TDTT rất phong phú.
Lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản nhất của quá trình GDTC trong nhà
trường. Cũng như các hình thức tổ chức lên lớp khác, giờ thể dục có đặc điểm
là do giáo viên tổ chức, lãnh đạo, điều khiển một tập thể học sinh cùng lứa
tuổi và trình độ. Giờ thể dục được tiến hành một cách chặt chẽ theo quy định.
Nó là hình thức tổ chức vừa đem lại hiệu quả cao nhằm thực hiện nhiện vụ
GDTC nói chung, cũng như trong việc chuẩn bị thể lực nghề nghiệp và cả
việc chuyên môn sớm trong thể thao.

Giờ thể dục gồm các mặt về nội dung, cấu trúc và tổ chức giữa chúng
có liên quan.
Nội dung của giờ thể dục được biểu hiện trong sự thống nhất giữa các
mặt hoạt động chủ yếu của giờ học và chúng quy định chất lượng của buổi tập
đó. Các mặt hoạt dộng chủ yếu này liên quan chặt chẽ với nhau và chúng bao


14

gồm: các bài tập thể chất, các hoạt động của học sinh nhằm thực hiện các
nhiệm vụ đã đề ra, các hoạt động của giáo viên, các quá trình tâm- sinh lí và
sự biến đổi trong cơ thể của học sinh.
Hình thức của buổi tập chính là phương thức tương đối ổn định liên kết
các chi tiết của nội dung thành một chỉnh thể xét tới hình thức của buổi tập
tức là xét tới tương quan giữa các phần của buổi tập, đặc điểm phối hợp giữa
những người cùng tập.
Hình thức tổ chức tập luyện phải phù hợp với nội dung buổi tập đó là
điều kiện cơ bản để tiến hành buổi tập có chất lượng, hình thức ảnh hưởng
tích cực đến nội dung của nó, khi hình thức phù hợp với nội dung sẽ tạo điều
kiện hợp lí hố các hoạt động của người tập, thường xuyên xử dụng một loại
hình thức sẽ đẫn đến kìm hãm quá trình hồn thiện thể lực người tập, thay đổi
hình thức hợp lí sẽ tạo ra khả năng giáo dục thể chất có hiệu quả hơn.
3.1.2. Thực trạng học sinh trường THPT Đô lương I - Nghệ An
Đô lương là một huyện miền núi nên trình độ dân trí chưa thật cao do
đó việc chú trọng học tập cho học sinh chỉ phát triển ở khu vực thị trấn, phần
đông học sinh thường một buổi đến trường một buổi đi làm do nghành nghề
chính của vùng là nơng nghiệp.
Trường THPT Đơ lương I - Nghệ An cũng như các trường THPT trên
cơ sở giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ cho xã hội, là một ngơi trường có bề dày
truyền thống 50 năm và là trường chuẩn quốc gia trong giảng dạy và giáo dục

học sinh. Qua quan sát các giờ học của học sinh đặc biệt là các giờ học Bóng
Đá chúng tôi thấy rằng: đa số học sinh chưa nắm vững kĩ thuật động tác, các
hình thức tổ chức tập luyện tạo hứng thú tập luyện cho các em trong các giờ
học còn chưa cao, chưa tận dụng tối ưu thời gian.
3.1.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên và các điều kiện cơ sở vật chất giảng dạy
môn học thể dục trường Đô Lương I - Nghệ An


15

+Về đội ngũ giáo viên: tổ bộ môn thể dục hiện tại có 8 giáo viên với
trình độ chun mơn là: 8 giáo viên có bằng đại học, trong 8 giáo viên thì có 5
giáo viên có tuổi nghề từ 3 đến 10 năm và 3 giáo viên có 20 năm cơng tác.
Nhìn vào đội ngũ giáo viên của tổ ta thấy được sức trẻ chiếm ưu thế, nhưng
cũng vì thế mà kinh nghiệm cũng có phần hạn chế và trình độ của giáo viên
khơng đồng đều, chưa cao.
+Về cơ sở vât chất: Trường THPT Đô lương I - Nghệ An được sự đầu
tư của sở giáo dục và đào tạo về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học
thể dục, nên đã có một cơ sở vật chất, trang thiêt bị khá đầy đủ đảm bảo tốt
cho công tác dạy học.
+ Thực trạng thực hiện nội dung chương trình học tự chọn Bóng Đá
ở trường Đơ lương I - Nghệ An.
Vấn đề xây dựng chương trình môn học tự chọn cho học sinh THPT ở
nước ta còn chưa nhất quán, đồng bộ, các trường tự xây dựng chương trình tự
chọn chọn cho học sinh. Do vậy việc thực hiện môn học tự chọn ở bậc THPT
là khơng giống nhau: như bóng đá, bóng chuyền, bóng ném, bơi lội, thể dục,
đẩy tạ,…
Qua điều tra sơ bộ chưa đầy đủ tại các trường THPT tỉnh nghệ an thực
tế cho thấy phần lớn các trường THPT đã và đang đưa bộ mơn Bóng Đá vào
chương trình tự chọn cho học sinh. Mơn học Bóng đá là mơn thể thao phổ

biến hơn so với nhiều môn thể thao khác nên nó nhanh chóng được đơng đảo
các trường THPT hưởng ứng, bởi nó khá phù hợp với phù hợp với đặc điểm
tình hình của trường như: sân bãi, dụng cụ, đặc điểm lứa tuổi học sinh. Đặc
biệt môn học này đã được các em học sinh tiếp nhận một cách nhiệt tình và
hứng khởi. Cũng thơng qua đợt điều tra chưa đầy đủ ở một số trường THPT
thuộc tỉnh nghệ an, phần lớn các em học sinh đều chọn môn học Bóng đá.
Qua thời gian cơng tác tìm hiểu nghiên cứu tại trường chúng tơi có một
số nhận xét tình hình giảng dạy của đội ngũ giáo viên về cơ bản hoàn thành


16

đúng chương trình của bộ. Các giáo viên hăng say nhiệt tình trong cơng việc,
u nghề mến trẻ. Trong đó có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Q trình
lên lớp giáo án đầy đủ, hồ sơ. Song khi tiến hành lên lớp của mơn học tự chọn
Bóng đá đã không tránh khỏi sự lúng túng hạn chế một số mặt. Thông qua dự
giờ thăm lớp giáo án giảng dạy của giáo viên, hầu hết các giáo viên lên lớp
theo hình thức truyền thống đó là: giáo viên giới thịêu kỷ thuật sau đó thả nổi
cho học sinh tự tập luyện. Do vậy chưa khai thác được các hình thức tổ chức
tập luyện phong phú nhằm gây hứng thú, kích thích tập luyện khắc phục và
hạn chế nhàm chán trong tập luyện ở học sinh - rút ngắn thời gian cũng như
khả năng tiếp thu nhanh kỷ thuật động tác cho học sinh.
3.1.4. Nghiên cứu và lựa chọn các hình thức tổ chức tập luyện mơn học tự
chọn Bóng Đá cho học sinh trừơng THPT Đô Lương I - Nghệ An
Qua q trình phân tích tổng hợp tài liệu và quan sát sư phạm chúng tơi
thu thập được các hình thức tổ chức tập luỵên sau
1. Hình thức tổ chức tập luỵên theo nhóm
Đặc điểm của hình thức tổ chức này là học sinh được phân theo nhóm
về trình độ, kỷ thuật, giới tính,...mổi nhóm có nhiệm vụ riêng, tập luyện theo
yêu cầu, nội dung, vị trí khác nhau, giáo viên quán xuyến chung lần lượt chỉ

đạo cụ thể từng nhóm.
Có thể phân thành nhóm khơng chuyển đổi và nhóm chuyển đổi (theo
nội dung, vị trí và dụng cụ tập luyện...)
* Nhóm khơng chuyển đổi : Lớp học được phân thành một số nhóm.
Dứơi sự chỉ đạo thống nhất của giáo viên, các nhóm tập luyện theo yêu cầu,
nội dung và thứ tự dã được định trước
+ Ưu điểm: Giáo viên dễ theo dõi và quản lí việc tập luyện của học
sinh, thuận tiện cho việc sắp sếp nội dung và lượng vận động.


17

+ Nhược điểm: yêu cầu sân bãi, dụng cụ phải đầy đủ theo số lượng
học sinh.
* Nhóm chuyển đổi : Lớp học được phân thành một số nhóm, mổi
nhóm tập theo nội dung khác nhau. Sau một thời gian quy định, các nhóm
chuyển đổi (nội dung, vị trí) cho nhau.
+ Ưu điểm : Trong đìêu kiện sân bãi, dụng cụ thiếu thốn, học sinh vẫn
có nhiều cơ hội tăng số lần tập luyện ; có thể bồi dưỡng và rèn luyện năng lực
độc lập, giúp đỡ nhau trong tập luyện.
+ Nhựợc điểm: Giáo viên khó chỉ đạo tồn diện, việc sắp xếp nội dung
và thời gian tập luyện gặp khó khăn. Do đó, khi thực hiện kỉêu phân nhóm
này địi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị thật chi tiết, xử lí hợp lí mối quan hệ
giữa các nhóm nội dung mới và ơn tập, giữa nội dung khó và dễ, phải bố trí
sân bãi, dụng cụ một cách khoa học. Đặc biệt, phải biết phát huy vai trò tích
cực của cán bộ lớp trong nhóm.
2. Hình thức thi đấu
Các hình thức thi đấu đơn, đấu đơi, và giữa các nhóm với nhau nội
dung và cách thức thi đấu theo quy định chặt chẽ.
- Ưu điểm: giáo dục các tố chất vận động, các phẩm chất đạo đức, ý

chí, hoàn thiện kỹ năng, kỹ sảo vận động và năng lực sử dụng hợp lí chúng
trong những hồn cảnh phức tạp.
- Nhược điểm: yếu tố đua tranh và những quan hệ liên quan đến nó có
thể hình thành nên những nét tính cách ích kỉ, háo danh, hiếu thắng v.v..)
3. Hình thức trị chơi
Trị chơi tổ chức theo chủ đề, họat động của những người chơi được tổ
chức tương ứng vơi các chủ đề giả định bổ trợ các tố chất của kỹ thuật.
- Ưu điểm: phát huy tính sáng tạo nhanh trí khéo léo của người chơi do
sự thay đổi thường xuyên và bất ngờ của tình huống trong tiến trình của người
chơi buộc chơi phải giải quyết nhiệm vô trong thời gian ngắn.


18

Tạo nên quan hệ đua tranh căng thẳng giữa các cá nhân và các nhóm
người có tính xúc cảm cao. Điều đó tạo nên cảm xúc cao có tác động đến sự
biểu hiện các phẩm chất cá nhân.
4. Hình thức tổ chức tập luyện theo lớp (tập đồng loạt)
Là hình thức tổ chức học sinh tập cùng một động tác (bài tập) dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của giáo viên và theo một khoảng thời gian đã định trước,
theo một đội hình và nhịp độ thống nhất, hình thức tổ chức này có thể chia
thành các phương án sau :
- Tất cả học sinh đồng loạt thực hiện động tác hoặc tập từng đôi một
khi một người tập, người kia bảo hiểm, quan sát, đánh giá ...và sau đó đổi vị
trí cho nhau.
- Thực hiện theo làn sóng
- Thực hiện theo kỉêu nước chảy
* Ưu đỉêm: tạo ra khả năng bao quát và điều khiển hoạt động của tất cả
lớp học.
* Nhược điểm: đối đãi cá biệt bị hạn chế

5. Hình thức tổ chức tập luyện cá nhân
Mổi người tập có nhiệm vụ riêng, địa điểm riêng hoặc cùng tập một bài
với yêu cầu khác nhau, giáo viên sẽ hướng dẫn từng học sinh theo sự lựa chọn
của mình.
* Ưu điểm: áp dụng tốt phương pháp đối đãi cá biệt.
* Nhược điểm: khó bao quát và diều khiển hoạt động cho tất cả các cá nhân.
6. Hình thức cá nhân tự tập
Là hình thức tự tập của cá nhân trong giờ học khơng có sự giám sát của
giáo viên, sau khi giáo viên hướng dẫn giao nhiệm vụ.


19

* Ưu điểm: Hình thức cá nhân tự tập chủ động trong tập luyện.
* Nhược điểm: Giáo viên khó quản lý và sửa sai.
7. Hình thức tập luyện tổng hợp
Là hình thức sử dụng các hình thức tập luyện vào trong 1 giờ học.
* Ưu điểm: Phong phú các hình thức tập luyện trong giờ học.
* Nhược điểm: Khó quản lý và thực hiện trong 1 giờ tập vì cịn phụ thuộc vào
mục tiêu của từng giờ học.
3.1.5. Kết quả phỏng vấn
Sau khi đã tổng hợp đựơc các hình thức tổ chức tập luyện mơn học tự
chọn Bóng Đá chúng tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên TD ở trường
THPT Đô lương I, Đô lương II, Đô lương III, Tân Kỳ I và các giảng viên
trường Đại Học Vinh có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và huấn luyện
trong mơn Bóng Đá, đồng thời chúng tơi cũng tiến hành quan sát sư phạm các
buổi học thể dục của học sinh THPT. Kết quả là chúng tôi đã tổng hợp đựơc
các hình thức tổ chức tập luỵên ở (bảng 3.1).
Từ kết quả phỏng vấn thu được ở bảng dưới chúng tơi chọn những hình
thức tổ chức tập luyện có số phiếu lựa chọn từ 80% trở lên để đưa vào thực

nghiệm:
Gồm các hình thức tổ chức sau:
1. Hình thức tổ chức tập luyện đồng loạt.
2. Hình thức tổ chức tập luyện theo nhóm, cá nhân.
3. Hình thức trị chơi.
4. Hình thức thi dấu.


20

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn các hình thức tổ chức tập luyện mơn
học tự chọn Bóng Đá cho hoc sinh THPT Đô Lương I - Nghệ An
Số người phỏng
TT

Tên các hình thức tổ chức tập luyện

vấn (n=20)
n

%

1

Hình thức tổ chức tập luyện theo lớp (tập đồng loạt)

18

90


2

Hình thức tổ chức tập luyện cá nhân

18

90

3

Hình thức thi đấu

19

85

4

Hình thức trị chơi

18

90

5

Hình thức tổ chức tập luyện theo nhóm

20


100

6

Hình thức tự tập

8

40

7

Hình thức tập tổng hợp

10

50

3.2. Hiệu quả ứng dụng một số hình thức tổ chức tập luỵên mơn học tự
chọn Bóng Đá cho học sinh trường THPT Đơ Lương I - Nghệ An.
3.2.1. Kiểm tra so sánh trình độ kỷ thuật ban đầu mơn học Bóng Đá trước
nghiên cứu
Sau khi lựa chọn một số hình thức tổ chức tập luyện mơn học tự chọn
Bóng Đá chúng tơi tiến hành thực nghiệm nhằm đánh giá một cách khách
quan các hình thức tổ chức tập luyện của mơn bóng đá cho học sinh trường
THPT Đô Lương I - Nghệ An. Trước khi bước vào thực nghiệm chúng tôi
tiến hành kiểm tra so sánh trình độ, thành tích mơn Bóng Đá giữa nhóm thực
nghịêm và nhóm đối chứng qua các test sau:
Test 1: Đá bóng bằng lịng bàn chân
Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân gồm 4 giai đoạn:



21

- Chạy đà: Trong quá trình chạy đà phải quan sát bóng và mục tiêu đá
bóng tới, ước lượng chính xác khoảng cách giữa người với bóng để điều
chỉnh bước đà và độ dài bước đà thích hợp.
- Đặt chân trụ: Bàn chân trụ đặt ngang tầm bóng, cách bóng khoảng 15
cm, mũi bàn chân theo hướng đi của bóng, chân trụ tiếp đất bắt đầu từ gót
chuyển qua bàn chân, đầu gối chân trụ hơi hạ thấp.
- Vung chân lăng: Khi chân trụ tiếp đất chân lăng tiếp tục đưa về sau,
đồng thời đầu gối và mũi bàn chân xoay ra ngồi vng góc với bàn chân trụ.
- Tiếp xúc bóng: Khi đá bóng lịng bàn chân được tiếp xúc với bóng
vào giữa thân bóng ở phía sau. Ngồi ra có thể tiếp xúc vào sau và trên tâm
bóng hoặc tiếp xúc vào sau và dưới tâm bóng.
- Kết thúc: Sau khi đá bóng chân trụ tiếp tục đưa về trước, đồng thời
đầu gối và bàn chân khép lại để thực hiện các kỹ thuật tiếp theo.
Cách đánh giá cho điểm: Mổi em đá 3 lần
- Điểm 9-10 (loại A): Thực hiện 3 quả tốt kỷ thuật, đá bóng có lực.
- Điểm 7-8 (loại B): Thực hiện tương đối tốt 2 quả tốt kỷ thuật, đá bóng
có lực.
- Điểm 5-6 (loại C): Thực hiện 1 quả tốt kỷ thuật, đá bóng có lực.
- Điểm <5 (loai D): Khơng đá được bóng, đá bóng khơng có lực.
Test 2: Đá bóng bằng mu trong bàn chân
Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong Cịn sai sót về bàn chân gồm 4 giai
đoạn:
- Chạy đà: Chạy Đà 3 - 5 bước, góc độ chạy đà hợp với hướng đá
bóng một góc 45 0, tốc độ chạy đà tăng dần, bước chạy đà không dài và có
tần số nhanh.



22

- Đặt chân trụ: Khi đặt chân trụ hơi khuỵu gối, trọng tâm dồn vào chân
trụ, thân trên hơi ngả về sau. Đặt chân trụ cách bóng 25 - 30 cm về phía bên
và ở sau bóng.
- Vung chân lăng: Khi vung chân lăng ra sau đùi hơi mở ra ngồi,
đường vung chân chếch về phía bên chân trụ, thân người ngả về phía chân trụ.
- Tiếp xúc bóng: Kết thúc giai đoạn vung chân lăng, mu trong bàn chân
được tiếp xúc vào giữa thân bóng ở phía sau và hơi chếch xuống dưới, duỗi
thẳng và giữ chắc cổ chân.
- Kết thúc: Khi đá bóng đi, chân lăng bước tiếp 1 -2 bước để giữ thăng
bằng cho cơ thể.
Cách cho điểm:
- Điểm 9-10 (loại A): Thực hiện 3 quả tốt kỷ thuật, đá bóng có lực.
- Điểm 7-8 (loại B): Thực hiện tương đối tốt 2 quả tốt kỷ thuật, đá bóng
có lực.
- Điểm 5-6 (loại C): Thực hiện 1 quả tốt kỷ thuật, đá bóng có lực.
- Điểm <5 (loại D): Khơng đá được bóng, đá bóng khơng có lực.
Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra so sánh trình độ, thành tích đá
bóng bằng lịng bàn chân của 2 nhóm trước nghiên cứu
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu kém

9-10


7-8

5-6

<5

SL

4

10

13

3

%

13,3

33,3

43,3

10

SL

4


11

13

2

%

13,3

36,6

43,3

6.6

Nhóm

B


23

Biểu đồ 3.1: So sánh trình độ, thành tích đá bóng bằng lịng bàn chân
của hai nhóm trước nghiên cứu
Bảng 3.3: Bảng kết quả kiểm tra so sánh trình độ, thành tích đá
bóng bằng mu trong bàn chân của 2 nhóm trước nghiên cứu
Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu kém

9-10

7-8

5-6

<5

SL

4

12

10

4

%

13,3

40


33,3

13,3

SL

4

13

11

2

%

13,3

43,3

36,6

6,6

Nhóm

B

Qua 2 test kiểm tra so sánh về trình độ và thành tích của 2 nhóm chúng
tơi thấy 2 nhóm tương đương về trình độ và thành tích học tập mơn Bóng Đá.

Vì thời gian không cho phép chúng tôi chỉ tiến hành theo 2 nhóm
(nhóm thực nghiệm) và (nhóm đối chứng) học sinh trường THPT Đô Lương I
- Nghệ An.


24

Biểu đồ 3.2: so sánh trình độ, thành tích đá bóng bằng mu
trong bàn chân của 2 nhóm trước nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghịêm song song ở 2 lớp 10T5 với
10T6 với tổng số học sinh tham gia thực nghiệm như sau:
- Tổng số học sinh tham gia thực nghịêm ở lớp 10T5 là 30 gồm có 15
nam, 15 nữ.
- Tổng số học sinh tham gia đối chứng ở lớp 10T6 là 30 gồm 15 nam,
15 nữ.
Trong quá trình nghiên cứu để đi đến thực nghiệm, chúng tơi đã trực
tiếp đánh giá phân loại trình độ thể lực, năng lực vận động, số lượng về cơ
bản là đồng đều ngang bằng nhau. Cùng với sự tham gia giúp đỡ của các giáo
viên trực tiếp giảng dạy mơn thể dục.
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm các hình thức tổ chức tập luyện mơn học tự
chọn Bóng Đá
- Thời gian tiến hành từ 01/03 đến 24/04/2010


25

- Địa điểm tại sân tập thể dục trường THPT Đơ Lương I - Nghệ An.
- Nhóm thực nghiệm (A) nhóm được sử dụng các hình thức tổ chức tập
luyện đã lựa chọn (ở mục 3.7). Do giáo viên thực nghiệm và giáo viên thể dục
trường phụ trách.

- Nhóm đối chứng (B) nhóm học theo chương trình, giáo án bình
thường do giáo viên thể dục trường và giáo viên thực nghiệm phụ trách.
Trong q trình thực nghiệm chúng tơi dùng các chỉ tiêu sau để đánh
giá hiệu quả của bài tập.
- Mức độ tiếp thu kỹ thuật (tính bằng điểm)
- Điểm thành tích (tính bằng điểm).
- Điểm kỹ thuật (tính bằng điểm).
- Tinh thần ý thức học tập (tính bằng điểm).
* Kế hoạch thực nghiệm
Để quá trình thực nghiệm thu được kết quả và tiến hành nhanh chóng,
căn cứ vào trình độ đối tượng căn cứ vào nội dung mục đích, khối lượng, yêu
cầu của kỹ thuật đồng thời căn cứ vào quỷ thời gian và chương trình đào tạo, mặt
khác thông qua tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo dạy thể dục ở trường Đô
Lương I. Đề tài đã xây dựng kế hoạch thực nghiệm trình bày ở bảng 4. Đây là kế
hoạch tập luyện của một nhóm gồm 30 học sinh tập trong 2 tháng.
Mổi giáo án thực hiện trong 45 phút trong đó:
+ Nhận lớp, khởi động là 8-10 phút.
+ Tập luyện đồng loạt 5-7 phút.
+ Tập luyện theo nhóm, cá nhân 10-12phút.
+ Hình thức trị chơi 5-6 phút.
+ Hình thức thi đấu 5-8 phút.
+ Thời gian còn lại kiềm tra và xuống lớp 3-5 phút.


×