Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Cảm nhận của anh chị về 7 câu thơ “Của ong bướm này đây tuần tháng mật Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” trong bài thơ Vội vàng – Xuân Diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.04 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP GIỮA KÌ II
Đề 1: Cảm nhận của anh chị về 7 câu thơ “Của ong bướm này đây tuần tháng mật… Tháng
giêng ngon như một cặp môi gần” trong bài thơ Vội vàng – Xuân Diệu.
A. MỞ BÀI
-

Đến với thơ Mới là đến đến với thế giới cảm xúc mn cung nghìn bậc, là đến với thế giới
nghệ thuật mn hình vạn trạng. Một Thế Lữ “rộng mở”, một Lưu Trọng Lư “mơ màng”,
một Nguyễn Bính “quê mùa”, một Hàn Mặc Tử “kì dị”… Họ đều là những cái tên không
thể bỏ qua khi nhắc về thơ Mới.

-

Nhưng sẽ mãi mãi là thiếu sót, là chưa đủ nếu khơng có sự góp mặt của Xn Diệu. Xuân
Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới; - một hồn thơ lúc nào cũng “thiết tha,
rạo rực, băn khoăn…”

-

Và thi phẩm “Vội vàng” đã gói trọn hết thảy những cung bậc cảm xúc ấy, cũng có thể gọi
đó như một bài thơ “rất Xuân Diệu”.

-

Đến với thi phẩm, người độc giả vô cùng ấn tượng với 7 dòng thơ trong đoạn đầu của tác
phẩm, bởi Xuân Diệu đã tái hiện một bức tranh mùa xuân thật sinh động và tràn đầy nhựa
sống:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;


Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”
B. THÂN BÀI
1. Chuyển ý:
-

Xuân Diệu là nhà thơ đa tài, là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới”. Bởi nếu Tản
Đà được biết đến là người “đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc dạo chơi tân kì
đương sắp sửa” thì Xuân Diệu lại là người đã đưa những khúc nhạc ấy đến một vị trí
xứng tầm trong lịng độc giả. Với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết,
Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nhà văn hóa lớn.

-

Tác phẩm “Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ”, là một trong những bài thơ tiêu biểu
nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do,
gồm bốn khổ, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.


-

Nếu ở bốn câu thơ đầu, “Vội vàng” là cái tôi đầy hân hoan, nồng nhiệt của Xuân Diệu với
từng dấu hiệu của sự sống. Và ước muốn táo bạo, mãnh liệt của thi nhân, muốn níu giữ
hương sắc của vườn trần để hưởng thụ “no nê”, “đã đầy”, “chếnh chống” hương sắc
của trần gian:
“Tơi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tơi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

thì ở bảy dịng thơ tiếp theo này chính là sự cụ thể hóa bức tranh mùa xuân tươi đẹp, tràn
đầy sức sống. Càng yêu cuộc sống bao nhiêu, Xuân Diệu càng lo sợ sự phai tàn của vẻ
đẹp, của cuộc sống bấy nhiêu. Không thể thay đổi quy luật chảy trôi của thời gian nên
người thi sĩ ấy đã quan niệm: sống vội; sống gấp để tận hưởng trọn vẹn những khoảng
khắc của thời tươi.
2. Phân tích
a. Luận điểm 1: Bằng con mắt “xanh non”, “ biếc rờn” cùng lịng u cuộc sống, bằng
“tồn tâm, tồn trí, tồn hồn”, Xuân Diệu đã phát hiện ra cả một thiên đường trên
mặt đất với bao màu sắc, âm thanh và ánh sáng:
“Của ong bước này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;”

-

Nếu như những nhà thơ lãng mạn chỉ coi cuộc sống trần thế là tạm bợ “sống gửi thác về”,
muốn thốt khỏi cõi hư vơ, hão huyền như Tản Đà:
“Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhấc lên chơi.”


<Muốn làm thằng cuội – Tản Đà>
hay Chế Lan Viên:


“Hãy cho tơi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Ðể nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn
lo!”
<Những sợi tơ lòng - Chế Lan Viên>

thì Xuân Diệu đã “Đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”. Thật vậy, nhà thơ Thế Lữ
từng nói “Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh
nắng, rung động với
bướm chim, chất đầy trong tim mây trời thanh sắc” bởi thế mà với con mắt “xanh non”, “biếc
rờn” của thi sĩ về mùa xuân đã nhận ra vẻ đẹp của cuộc đời, của thiên nhiên.
-

Mùa xuân của ong bướm, cỏ cây, hoa lá, mùa xuân của vạn vật tràn đầy nhựa sống. Điệp ngữ
“này đây” được lặp đi lặp lại năm lần như một lời mời gọi, kết hợp với thủ pháp liệt kê vừa
diễn tả sự giàu có, phong phú bất tận của thiên nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui
sướng của tác giả. Từ “này đây” còn là sự hiện hữu của hương sắc cuộc đời, của thiên nhiên
trần thế, không phải xa xôi mà gần ngay trước mắt, không phải ở tương lai hay quá khứ mà
ngay hiện tại lúc này. Bên cạnh đó, điệp từ “của” cũng được lặp lại mạng tính chất kết nối làm
cho bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế lần lượt hiện ra, lại càng thêm
phần phong phú, gần gũi. Bằng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, Xuân Diệu như dắt ta vào
một khu vườn xuân tràn đầy hương sắc, rộn ràng âm thanh: ong bướm, hoa cỏ, đồng nội, cành
tơ, yến anh. Đây đều là những hình ảnh đẹp đẽ của sự sống thường nhật, nhưng qua lăng kính
lãng mạn và tình u cuộc sống của nhà thơ thì những hình ảnh vốn quen thuộc ấy bỗng tươi
sáng, hấp dẫn như cảnh sắc thiên đường. Vạn vật đang ở độ mơ màng, mơn mởn :“Tuần tháng
mật”, “xanh rì” tươi tốt, non tơ “phơ phất”. Bằng một loạt biện pháp tu từ nhân hóa, cách
dùng những danh từ thuộc về con người như “tuần tháng mật”, “khúc tình si” để miêu tả
thiên nhiên, kết hợp với “ong bướm”, “yến anh” như đôi lứa khiến cho vườn xuân bỗng đầy

mộng mơ, lãng mạn, cũng vì vậy mà vườn xuân cũng là vườn tình.

-

Có thể nói, chỉ với Xn Diệu vẻ đẹp của mùa xuân mới hiện lên nguyên vẹn và tươi non đến
thế. Bức tranh xn ấy khơng chỉ có cảnh vật đẹp tươi mà còn tràn đầy ánh sáng và niềm vui
thể hiện qua hình ảnh “ánh sáng chớp hàng mi”, “thần Vui hằng gõ cửa”. Những tia nắng
xuân bừng sáng tựa như cặp mắt của người thiếu nữ đang chớp hàng mi dày thật quyến rũ.


Chính ánh sáng ấy đã tưới lên cảnh vật nguồn nhựa sống mang đến cho bức tranh thiên nhiên
năng lượng tràn trề.
b. Luận điểm 2: Dưới con mắt của kẻ si tình, mùa xuân hiện ra thật đẹp, thật gợi cảm. Mùa
xuân như sinh ra cho con người tận hưởng, cho hạnh phúc đến với con người. Thời gian
trừu tượng mới trở nên gần gũi, do vậy mùa xuân hiện lên trong cảm xúc của một tâm
hồn đang thèm khát tận hưởng. Và trong niềm hân hoan vui sướng đó, ngịi bút của
Xn Diệu thật sự xuất thần, ơng đã sáng tạo nên một câu thơ tuyệt bút:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
-

Đây là câu thơ mới mẻ nhất, hiện đại nhất, đã khái quát được sự hấp dẫn của mùa xuân bằng
sự so sánh vô cùng độc đáo. Có thể nói, trước Xuân Diệu chưa có ai “tỏ tình” với thiên nhiên
như vậy. Có hai cách hiểu trong sự so sánh này. Cách hiểu thứ nhất: tháng giêng như đơi mơi
mọng, căng tràn, tình tứ, đầy hấp dẫn của người thiếu nữ. Cách hiểu thứ hai: tháng giêng như
đơi mơi đang xích lại của nụ hơn. Cách hiểu nào cũng gợi cho người đọc hình dung về tháng
giêng thật tình tứ và đầy hấp dẫn. Trong đoạn thơ này khơng phải một lần nhà thơ lấy hình
ảnh thiếu nữ làm chuẩn mực cho cái đẹp, để so sánh với thiên nhiên, mà có lúc, nhà thơ đã
nhìn ánh bình minh rực rỡ chiếu sáng dường như được phát ra từ đôi mắt của người thiếu nữ.
-


Ở đây, trong sự so sánh giữa thiên nhiên và con người, Xuân Diệu đã mang đến

cho người đọc một quan niệm nghệ thuật vì con người rất mới mẻ. Trong thơ ca cổ điển hường
lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp. Mọi cái đẹp trong vũ trụ phải đem so sánh với
thiên nhiên. Bởi vậy, khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã lồng vào biết bao nhiêu
cái đẹp của thiên nhiên:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Cịn Xuân Diệu lại đưa ra một tiêu chuẩn khác: con người mới là chuẩn mực của cái đẹp
trong vũ trụ này. Bởi con người là tác phẩm kì diệu nhất của tạo hóa, nên mọi vẻ đẹp của vũ
trụ phải đem so sánh với vẻ đẹp của con người. Quan điểm nghệ thuật này là một đóng góp
mưới mẻ của Xuân Diệu trong phong trào thơ Mới đương thời.


Xuất phát từ quan niệm thẩm mĩ mới mẻ, Xuân Diệu đã mang lại cho thơ ca nhiều

hình ảnh mới mẻ, độc đáo, viên mãn qua cặp mắt “xanh non”, “biếc rờn” của nhà thơ. Qua


đó, Xuân Diệu ngầm khẳng định cuộc sống trần thế là thiên đường hạnh phúc, là mơ ước của
mọi người.
3. Khái qt – Bình luận


Khái qt:

-


Nghệ thuật: Thơng qua việc sử dụng những hình ảnh chọn lọc, sử dụng các điệp từ

điệp ngữ linh hoạt, cách phối hợp tinh tế mới lạ, cùng các hệ thơng danh từ, tính từ động
từ, Xuân Diệu đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả về một phong cách thơ
mới lạ, đầy hấp dẫn và “rất Xuân Diệu”
-

Nội dung: Qua đoạn thơ trên, chúng ta nhận ra rằng Xuân Diệu đã đem đến một

thông điệp cuộc sống rất ý nghĩa và nhân văn: trong thế gian này, đẹp nhất, quyến rũ nhất
chính là con nguời giữa tuổi trẻ và tình u. Thiên đường khơng đâu xa mà chính là cuộc
sống giữa thiên nhiên tươi đẹp nơi trần thế. Vì vậy hãy sống thật mãnh liệt, hãy đắm say
tận hưởng và tận hiến hết mình để mỗi ngày ra được sống trọn vẹn trong tình u và hạnh
phúc.
C. KẾT BÀI
-

Có thể nói rằng, 7 câu thơ trên là những câu thơ hay nhất, tiêu biểu nhất, thể hiện

rõ vẻ đẹp của cuộc đời trần thế qua cái nhìn say đắm của thi nhân. Sự sống như bày ra một
bữa yến tiệc mà mỗi chúng ta là một vị khách được Xuân Diệu mời đến tham dự.
-

Đoạn thơ trên nói riêng và bài thơ “Vội vàng” nói chung đã rất thành cơng khi

đem đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên thật hài hòa, tràn đầy sức sống, cả sức
sống của thiên nhiên lẫn sức sống của con người. Qua đó, càng bộc lộ được tấm lòng yêu
mùa xuân, yêu thiên nhiên tha thiết và những triết lí nhân sinh sâu sắc của tác giả. Cũng
bởi lẽ đó mà “Vội vàng” dù đã được sáng tác vào những năm 30 của thế kỉ trước nhưng
vẫn vang vọng, vẫn in dấu trong lòng độc giả và khiến mỗi chúng ta phải khắc ghi mãi cái

tên Xn Diệu – ơng hồng thơ tình trong làng thi ca Việt! Bài thơ đã gieo vào ta những
cảm xúc: càng thêm yêu quê hương đất nước, tận hiến hết mình để mỗi ngày ta được sống
trọn vẹn trong tình yêu và hạnh phúc!



×