Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ “Chiều tối” <Mộ>

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.1 KB, 7 trang )

Đề bài: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ “Chiều tối”
<Mộ>
Phiền âm
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hồn, lơ dĩ hồng.”
Nam Trân dịch thơ:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chịm mây trơi nhẹ giữa tầng khơng;
Cơ em xóm núi xay ngơ tối
Xay hết, lị than đã rực hồng.”
BÀI LÀM
A. MỞ BÀI
- “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm” <Voltaire>.
Thơ chỉ bật ra khi trong tim người nghệ sĩ đang rung lên những nhịp đập thổn thức,
những nhịp ngân vang vọng của tâm hồn. Chính bởi vậy, mỗi vần thơ tuy ngắn gọn
nhưng lại có khả năng kết tinh nhiều giọt ngọc của cuộc sống con người, truyền đến
thế giới cảm xúc của ta những giá trị bền vững của văn chương. Và có những bài thơ
đã ra đời cách chúng ta hàng chục năm nhưng tới nay vẫn còn nguyên sức sống mới,
hiên ngang trường tồn với quy luật băng hoại của thị hiếu thẩm mĩ đương thời.
- Và “Chiều tối” của Hồ Chí Minh là một thi phẩm như vậy. Bài thơ “Chiều tối”
giống như bao bài thơ khác, thật nhỏ nhắn trong bố cục, nhưng từng câu từng chữ
đều như một nét phác họa bức chân dung con người, tinh thần Hồ Chí Minh: một tâm
hồn nghệ sĩ dạt dào tình yêu với thiên nhiên; một ý chí sắt đá vượt lên mọi hồn
cảnh, một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Bởi vậy mà thi phẩm


đã trở thành bất tử, thăng hoa trên thi đàn dân tộc, để lại trong lòng người yêu nghệ
thuật những ấn tượng khó phai mờ:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,


Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hồn, lơ dĩ hồng.”
B. THÂN BÀI:
1. Chuyển ý

 Giới thiệu về nhà thơ Hồ Chí Minh:
- Hồ Chí Minh – vị lãnh đạo tối cao của dân tộc, vừa là nhà chiến sĩ Cách mạng,
vừa là nhà thơ lớn. Cả cuộc đời Bác dành cho sự nghiệp Cách mạng, khơng chỉ
vậy Người cịn là một nhà văn hóa lớn có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn
chương. Cảm hứng thi sĩ có thể đến bất cứ lúc nào với người chiến sĩ cộng sản, dù



cho khi bị bắt giam, tù đày nhưng cũng không thể nào giam cầm được Người.
Giới thiệu về tác phẩm:
+Giới thiệu về tập thơ “Ngục trung nhật kí”
- Vào tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ
của thế giới, sau nửa tháng đi bộ đến Túc Vinh – Quảng Tây, Người bị chính
quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Suốt 13 tháng ở tù, Người đã sáng tác
“Ngục trung nhật kí” <Nhật kí trong tù>
+Giới thiệu về bài thơ “Chiều tối”
-

Và“Chiều tối” <Mộ> là bài thơ thứ 31 của tập thơ, cảm hứng của bài thơ được
gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào
cuối thu năm 1942.

+Nội dung, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Chiều tối”
-


“Chiều tối” là thời khắc đọa đày của ban ngày chưa qua, và đọa đày của ban đêm
chưa tới. Cả bài thơ khơng có một chi tiết nói về cảnh tù đày gian khổ, mà chỉ


thấy một khung cảnh thiên nhiên êm ả, thanh bình, một hồn thơ thư thái, ung
dung, hướng về sự sống, ánh sáng và niềm vui giản dị trong lao động của con
người. Bài thơ được viết theo nguyên tác chữ Hán bằng thể thể thơ thất ngôn tứ
tuyệt. Hai câu thơ đầu là một bức tranh thiên nhiên nơi rừng núi, miền sơn cước
mà Bác đi qua. Hai câu thơ sau là một bức tranh thiên nhiên của con người và
cuộc sống. Cả bài thơ mang nét đẹp cổ điển hịa lẫn với hiện đại.
2. Phân tích
a.Luận điểm 1: Hai câu thơ đầu mở ra bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều trên
một quãng đường rừng được chấm phá với nét đơn sơ theo bút pháp của Đường
thi:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không"
-

Chiều tối là thời khắc cuối cùng của một ngày đối với một tù nhân như Bác, suốt
một ngày dài bị đày ải lê bước đường trường dễ gây nên một tâm trạng mệt mỏi
chán trường. Thế nhưng cảm hứng thơ của Bác lại đến rất tự nhiên, dường như lúc
ấy người đang ngước mặt lên trời để nhìn thấy cánh chim mỏi mệt đang bay về tổ
ấm, những chòm mây lơ lửng trôi nhè nhẹ trên lưng trời. Khung cảnh thiên nhiên
được phác họa bằng những nét vẽ cổ điển, không tả màu sắc mà người đọc vẫn
cảm nhận được rừng núi âm u, không tả được âm thanh mà người đọc vẫn cảm
nhận được sự vắng vẻ, quạnh hiu. Trong thơ cổ phương Đông, cánh chim bay về
tổ, về núi là báo hiệu cho buổi chiều tà: "Chim bay về núi tối rồi" (trong ca dao);
"Chim hơm thoi thót về rừng" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.


-

Hình ảnh cánh chim mỏi là hình ảnh cảm nhận bên trong có sự gần gūi tương
đồng, suốt một ngày mệt mỏi kiếm ăn, cánh chim đã mỏi, người tù cũng vậy, suốt
một ngày lê bước đường xa người tù cũng mỏi mệt. Ý thơ có sự hồ hợp giữa
cảnh vật thiên nhiên và tâm hồn của nhà thơ.

-

Câu thơ tiếp theo trong bản dịch thơ chưa lột tả được hết ý nghĩa của ngun tác,
(Chịm mây lẻ trơi lững lờ trên tầng không )- (Cô vân mạn mạn độ thiên không)
trong bản dịch thơ đã không làm nổi bật được hết được ý nghĩa của từ "Cô vân".


"Cô vân" là áng mây cô đơn lẻ loi, phải chǎng áng mây ấy cũng đang mang tâm
trạng của người tù, cũng đang bơ vơ nơi đất khách quê người.
-

Câu thơ cũng gợi cho người đọc liên tưởng đến một khung cảnh thiên nhiên êm ả,
thanh bình với những áng mây trôi nhẹ trên nền trời xanh trong bài thơ “Thu điếu”
"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt "
<Nguyễn Khuyến>

-

Nhà thơ phải là một người có tâm hồn ung dung thư thái thì mới có thể cảm nhận
được thiên nhiên trong một tư thế tù đày gian khổ như vậy. Hai câu thơ như thấm
thía một nỗi buồn: cánh chim bay về tổ gợi lên một ước mơ sum họp, chòm mây
đơn độc gợi lên một thân phận lênh đênh nơi đất khách quê người. Vẻ đẹp cổ điển
của hai câu thơ được thể hiện ở bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách

mạng. Bởi nếu khơng có ý chí nghị lực thì khơng thể nào ung dung tự tại như thể.

 Có thể nói, hai câu thơ là tư thế của con người làm chủ hoàn cảnh, làm chủ cuộc
đời, càng đặt hai câu thơ trong hoàn cảnh sáng tác của nó, người đọc càng cảm
nhận được bản lĩnh phi thường, tinh thần thép của người tù chiến sĩ Hồ Chí Minh
trước những khắc nghiệt của cuộc đời:
“Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.”
<Hồng Trung Thơng>
b. Luận điểm 2: Nếu hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều
muộn mà người tù nhìn thấy trên đường chuyển lao, thì hai câu thơ sau là bức
tranh cuộc sống bình dị, khỏe khoắn nơi miền sơn cước:
"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hồn, lơ dĩ hồng"
-

Hình ảnh người phụ nữ lao động làm cho bài thơ mang dáng vẻ hiện đại. Hai câu
thơ đầu nhà thơ đã tả viễn cảnh thì hai câu thơ sau nhà thơ đã tả cận cảnh. Hình
ảnh con người đã trở thành trung tâm của bức tranh. Bức tranh vẽ cánh đầu đêm
của xóm núi đã cho thấy Bác quên đi những đau khổ của mình để cảm nhận được
cuộc của nhân dân. Đó là tình thương của Bác với những người lao động biểu hiện
qua âm điệu khắc khổ của lời thơ.


-

Câu thơ thứ ba dịch thơ chưa sát nghĩa: cô gái xóm núi say ngơ là một câu miêu tả
giản dị. Hình ảnh cơ gái xay ngơ gợi lên một vẻ trẻ trung, khỏe khoắn. Nó mang
lại cho người đi đường lúc chiều hôm hơi ấm của sự sống niềm vui và hạnh phúc
của lao động. Con người tuy vất vả nhưng được tự do. Những từ "ma bao túc"

vòng ở câu bốn : "bao túc ma hoàn" đã gợi lên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng
như diễn tả những vịng quay khơng dứt của động tác say ngơ, để thấy rằng cô gái
thật chǎm chỉ kiên nhẫn với cơng việc của mình. Câu thơ cho ta thấy sự vận động
của thời gian nói như giáo sư Lê Trí Viễn :"Ngun văn khơng nói đến tối mà tự
nhiên nói đến: thời gian cứ trôi dần theo cánh chim và làn mây, theo những vịng
quay của cối ngơ, quay quay mãi, “ma bao túc… bao túc ma hoàn” và đến khi cối
xay dừng lại thì “lơ dĩ hồng”, lị đã rực hồng, tức là trời tối, trời tối thì lị rực lên”.
Hình ảnh bếp lửa hồng lên của thiếu nữ say ngô nghĩa là buổi chiều êm ả đã kết
thúc để bước vào đêm tối. Nhưng đó khơng phải là một đêm tối âm u và lạnh lẽo,
đó là một đêm tối ấm áp bừng sáng bởi ngọn lửa hồng. Nếu hình dung bài thơ là
một bức tranh thì chấm lửa đỏ "lô dĩ hồng" đã làm tăng thêm niềm vui sức mạnh
cho Người cất bước đường xa. Cô gái bên bếp lửa gợi ra cảnh gia đình. Lị than
rực hồng gợi lên sự nghỉ ngơi và sum họp ấm áp. Thấp thống trong những hình
ảnh ấy dường như đang có một ước mơ thầm kín về một mái ấm gia đình của một
người đang lưu lạc xa nhà, xa quê hương, xa đất nước. Đấy chính là tâm hồn của
HCM – một nhà Cách mạng đã vượt lên trên khắc nghiệt để đồng cảm với niềm
vui của đời thường.

3. Khái quát – Bình luận + Mở rộng lập luận so sánh:
* Khái quát:
- Bài thơ "Chiều tối" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật với bút
pháp miêu tả chấm phá: gợi nhiều hơn tả, giống với bút pháp vẽ tranh thủy ngọc của
Trung Hoa xưa. Với những thi liệu cổ điển trong Đường thi, hình ảnh ước lệ kết hợp
với bút pháp tả thực sinh động cùng những hình ảnh dân dã đời thường,... Hồ Chí
Minh đã gợi ra một bức tranh thiên nhiên về cảnh chiều muộn ở chốn núi rừng đẹp
nhưng đượm buồn và một bức tranh đời sống sinh hoạt lao động của con người xóm
núi ấm áp và tràn đầy sự sống.


- Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ "Chiều tối" ấy là một minh chứng

cho sự kết hợp hài hịa và thành cơng giữa yếu tố cổ điển và tinh thần hiện đại. Rõ
ràng trong thơ Bác, người đọc vừa thấy cảnh sắc quen thuộc như trong thơ cổ điển mà
lại sóng lên tinh thần thời đại: sự vận động hướng từ bóng tối đến ánh sáng, từ nỗi
buồn đến niềm vui. Đó cũng là tinh thần lạc quan, yêu đời, phong thái ung dung, tự
tại của người chiến sĩ cộng sản dù trong hoàn cảnh tù đày.
* Bình luận + Mở rộng lập luận so sánh:
- Từ những năm 40 của thế kỷ trước, trên thi đàn văn học lãng mạn vang lên những
vần thơ nặng trĩu buổi chiều của Huy Cận: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/Chim
nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa... ”. Những câu thơ của chàng thanh niên trí thức
tiểu tư sản đã mang theo tâm trạng bất lực của cả một lớp người đang ngột ngạt giữa
xã hội đen tối Việt Nam dưới ách ngoại bang. Cũng trong một buổi chiều giữa nơi đất
khách Trung Hoa, một người tù “tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vịng xích” đã
để cảm xúc trải ra cùng không gian bao la, làm nên những vần thơ tuyệt tác, vừa cổ
kính, vừa rất trữ tình thư thái.
“Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn hoa nở cũng vơ tình,
Hương hoa bay thấu vào trong ngục
Kể tù nhân nỗi bất bình.”
- Thời gian có thể làm cho cái đẹp bị tàn phai, nhưng không thể giết chết cái đẹp. Hoa
hồng tàn về thân xác, cánh hoa có thể rơi, đài hoa có thể rụng nhưng hương hoa vẫn
còn thơm mãi, hồn hoa biết bay đi để tìm người bạn tri âm tri kỷ cùng chia sẻ nỗi
buồn, nỗi bất bình, tài năng của người nghệ sĩ có thể làm cho cái đẹp bất tử. Những
vần thơ “Chiều tối” cũng vậy, nó vẫn vươn mình trong “vùng đất chết” để trở thành
một thi phẩm chói lịa, vượt ra khỏi nỗi khổ của người tù chuyển lao, thốt khỏi “cái
dơ bẩn thấp hèn” và thay vào đó là một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và
yêu con người đến tha thiết.
C. KẾT BÀI
- Bài thơ chỉ có bốn câu, song đã thể hiện rõ nét chất thép trong vẻ đẹp tâm hồn Bác.
Đồng thời, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại đã mang đến



cho bài thơ một vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại. Đây chính là một trong những
yếu tố làm nên vẻ đẹp nghệ thuật thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
- Nhờ vậy, thơ Bác khơng sa vào sự cũ kĩ về bút pháp, sự đơn điệu về hình ảnh, sự
chuyển tải hiệu quả những biểu hiện về vẻ đẹp tâm hồn Bác tuy ở hoàn cảnh gian khổ
tù đày nhưng Người luôn hướng về thiên nhiên và cuộc sống con người với sự đồng
cảm, đồng điệu và quên đi hồn cảnh riêng của mình. Đó chính là tinh thần thép vượt
lên trên hoàn cảnh tù đày của bậc “Đại nhân- Đại trí- Đại dũng” - Hồ Chí Minh.



×