Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cảm nhận về cảnh cho chữ _ Trong Chữ người tử tù _ Nguyễn Tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.83 KB, 2 trang )

Đề: Cảm nhận cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù”
A. Mở bài
- NT là nhà văn hiện đại xuất sắc của VH VN thế kỉ 20. “Chữ người tử tù” được trích trong tập truyện

“Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân. Tác phẩm là kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân giai đoạn trước
cách mạng, một kiệt tác đạt gần đến sự toàn thiện, toàn mỹ. Tác phẩm kể về những con người tài hoa mà
lỡ thời, bất mãn bế tắc trước thực trạng xã hội, hiện thân cho vẻ đẹp cịn sót lại của q khứ.
- “Chữ người tử tù” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của “Vang bóng một thời”. Câu chuyện
xoay quanh những ngày cuối đời của Huấn Cao trước khi về kinh thụ án chém. Vẻ đẹp của nhân vật này,
tư tưởng của thiên truyện toả sáng trong cảnh cho chữ nằm ở cuối tác phẩm. Cảnh cho chữ dưới ngòi bút
tài hoa của Nguyễn Tuân đã trở thành “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
B. Thân bài
1. Chuyển ý
- Tác phẩm là kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân giai đoạn trước cách mạng, “một kiệt tác đạt gần đến sự
toàn thiện, toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan). Tác phẩm kể về những con người tài hoa mà lỡ thời, bất mãn bế
tắc trước thực trạng xã hội, hiện thân cho vẻ đẹp cịn sót lại của q khứ.
- Đặc điểm: Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách tài hoa uyên bác. Trước cách mạng tháng 8 ông thành
công ở thể loại truyện ngắn, đặc biệt tập VBMT, ca ngợi những thú vui tao nhã của người xưa.
- Vị trí + tóm tắt ngắn gọn: Cảnh cho chữ diễn ra vào đêm khuya, hơn thế nữa lại diễn ra vào những giây
phút cuối cùng của đời người. Huấn Cao cho chữ quản ngục vào đêm trước ngày ông ra pháp trường chịu
án chém. Bởi vậy bức thư pháp không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là lời di huấn thiêng liêng
Huấn Cao muốn gửi lại cho quản ngục và cuộc đời.
- Thú chơi chữ/ nghệ thuật thư pháp: Chơi chữ vốn là thú vui tao nhã, bởi thế việc cho chữ được coi là việc
thanh tao, là một sự sáng tạo nghệ thuật và thường diễn ra trong khơng gian sang trọng như chốn thư
phịng.
2. Phân tích: Cảnh cho chữ dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân đã trở thành “cảnh tượng xưa nay
chưa từng có”.
a. Lđ 1: Cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” trước hết ở khơng gian và thời gian cho chữ.
* Lc1: “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” trước hết ở không gian và thời gian cho chữ:
- Cảnh Huấn Cao cho chữ ngục quan lại diễn ra trong khơng gian phịng giam tử tù “tối, chật hẹp, ẩm
ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Không gian cho chữ là nơi tối tăm bẩn


thỉu, nơi ngự trị của cái xấu và cái ác. Trong khơng gian ấy sự hiện diện của “bó đuốc đỏ rực” và “tấm
lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ” đã làm nên sự tương phản ấn tượng. Đó là sự tương phản giữa ánh sáng
và bóng tối, giữa cái đẹp với cái xấu xa, phàm tục, giữa cái thiện và cái ác. Tuy cảnh cho chữ diễn ra vào
đêm tối trong buồng giam tử tù nhưng khơng vì thế mà mất đi khơng khí trang nghiêm cổ kính. Khơng
khí ấy được gợi lên từ “ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu”, từ “lửa đóm cháy rừng rực”. Từ khơng
khí tỏa ra như đám cháy nhà, đặc biệt là từ “tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Tính chất khác thường
của cảnh cho chữ chính là ở chỗ cái đẹp lại được tạo ra từ nơi hôi hám, nhơ bẩn, thiên lương cao cả lại
được tạo ra ở nơi bóng tối và cái ác ngự trị. Nguyễn Tuân đã chọn nhà tù, nơi ngự trị của bóng tối và cái
ác để cho cái đẹp chào đời.
- Thời gian cho chữ hết sức lạ: xưa nay người ta cho chữ ban ngày, còn ở đây cho chữ ban đêm “đêm
khuya”, và lại là đêm trước ngày tử tù ra pháp trường.
* Lc 2: Tính chất “chưa từng có” của cảnh cho chữ được thể hiện ở vị thế người cho chữ và kẻ nhận chữ.
- Người cho chữ là tử tù Huấn Cao, còn người nhận chữ là viên quan coi ngục. Xét trên bình diện xã hội
họ là kẻ thù của nhau. Huấn Cao là “kẻ đại nghịch cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại triều đình” còn quản
ngục là đại diện cho xã hội mà Huấn Cao đang chống lại. Nhưng trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri kỉ.
Huấn Cao vì cảm tấm lịng “biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục và thầy thơ lại mà quyết định cho chữ.
Cảnh cho chữ chính là cuộc hội ngộ kỳ lạ giữa những con người biết trân trọng cái tài, cái đẹp. Đó là
cuộc gặp gỡ kỳ diệu của “những tấm lòng trong thiên hạ”: một Huấn Cao nghĩa khí tài hoa, thiên lương
cao cả, một quản ngục thành tâm, trọng nghĩa trọng tài.
* Lc 3: Tư thế của người cho chữ và nhận chữ cũng vơ cùng đặc biệt (chưa từng có).


- Người cho chữ trong tư thế “cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô những nét chữ trên tấm lụa
trắng tinh". Có một sự tương phản thú vị giữa sự cầm tù về thể xác và sự tự do trong tâm hồn Huấn Cao.
Trong cảnh cho chữ ông Huấn hiện lên là người nghệ sĩ đang tự do, đang tồn tâm tồn ý sáng tạo cái
đẹp, cịn người nhận chữ là quản ngục “khúm núm, run run đón nhận từng nét chữ". Sự cung kính này là
biểu hiện đẹp nhất của quản ngục khi tận mắt chứng kiến người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp. Ở cảnh cho chữ
khơng có cai ngục, cũng chẳng có tử tù mà chỉ có những con người say mê cái đẹp. Hình ảnh “ba người
chăm chú trên tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ” đã khẳng định sức mạnh kỳ diệu của cái đẹp. Cái
đẹp đã xố nhồ ranh giới giữa những con người không cùng chiến tuyến.

* Lc 4: sản phẩm mà NC sáng tạo tặng lại cho viên quản ngục được NT nhắc 5 lần, mỗi lần có tên gọi
“tấm lụa trắng tinh”, “tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”, “bức lụa trắng”, “phiến lụa óng”, “bức
châm”-> điều này chứng tỏ NT bậc thầy trong sd ngôn ngữ TV. Sp này cũng kđ HC là người nghẹ sĩ thư
pháp, tài hoa HC yêu nghệ thuật thư pháp, trân trọng cái đẹp. Đó là tình u đất nước thầm kín của nhà
văn.
b. Lđ 2: Lời khuyên QN của Huấn Cao
- Khơng chỉ cho chữ, Huấn Cao cịn cho quản ngục lời khuyên rất chân tình “ở đây lẫn lộn, ta khuyên
thầy quản nên thay chốn ở đi. Tôi bảo thực ấy, thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi
cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi
cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi". HC đã khuyên quản ngục 2 điều: khuyên đổi nơi ở và
khuyên bỏ nghề cai ngục để tìm về nơi trong sạch và giữ cho tâm hồn trong sáng, thanh cao.
- Trước khi khuyên bảo ngục quan, Huấn Cao đã “đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy rồi mới đĩnh đạc
bảo”. Cách ứng xử này của Huấn Cao cho ta hiểu rằng ơng Huấn nói với ngục quan với tư cách một
người bạn, một người tri kỷ và những điều Huấn Cao nói ra là những suy ngẫm, trải nghiệm của cả một
đời sóng gió.
-> Lời khuyên của Huấn Cao dành cho quản ngục chính là lời nhắn gửi của nghệ sĩ Nguyễn Tuân đến
đương thời. Đó là: chữ khơng chỉ là chữ mà cịn là nghĩa, là nhân cách, là thiên lương. Bởi vậy muốn
chơi chữ thì phải giữ thiên lương cho lành vững vì cái đẹp khơng thể lẫn lộn giữa cái xấu và cái ác. Muốn
vậy phải tìm đến mơi trường sống lành mạnh trong sạch. Hành động cho chữ và lời khuyên của Huấn
Cao đã cảm hoá được viên quan coi ngục, đã nhân lên thiên lương nơi con người ấy. Cái “vái lạy của
quản ngục” và “dòng nước mắt cùng lời nói nghẹn ngào kẻ mê muội này xin bái lĩnh” thể hiện sự xúc
động và niềm biết ơn sâu sắc. Đây là kết quả của sự bừng thức (bừng tỉnh trong nhận thức) trong tâm, sự
giác ngộ về cách sống, về cái đẹp, về thiên lương cao cả.
3. Khái quát và bình luận
- Trong cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, làm cho vẻ đẹp của cái tài, của khí
phách anh hùng bừng sáng. Sự thống nhất của cái tâm cái tài, khí phách anh hùng là lý tưởng thẩm mĩ
của Nguyễn Tuân là chuẩn mực để ông đánh giá con người. Cảnh cho chữ đã khẳng định chiến thắng
vinh quang của cái đẹp đối với cái xấu xa nhơ bẩn, đã tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng
của con người.
- Qua cảnh cho chữ, ngòi bút tài năng của Nguyễn Tn đã tạo dựng thành cơng tình huống truyện độc

đáo, kịch tính với bút pháp lãng mạn, lý tưởng hoá nhân vật, thủ pháp tương phản đối lập… Với tất cả
những yếu tố ấy, cảnh cho chữ đã trở thành “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
C. Kết bài
- Cảnh cho chữ trong tác phẩm cũng khơi gợi cho con người phải biết trân trọng các giá trị của văn hóa
truyền thống, phải biết giữ gìn các truyền thống đang bị mai một dần kia.
- Qua truyện ngắn “Chữ người tử tù" người đọc có thể dễ dàng thấy được quan niệm thẩm mĩ của
Nguyễn Tuân: cái đẹp gắn với cái thiện và cái tài phải đi liền với cái tâm.



×