Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI THU HOẠCH: GVMN19 Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em lứa tuổi mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.07 KB, 13 trang )

GVMN19: Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em lứa tuổi
mầm non
Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành
thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy, cần dạy kỹ năng sống
cho trẻ 3 tuổi hay ngay từ khi còn thơ bé nhằm giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo
vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra.
Trẻ có thể hịa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển
các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu có
thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân.
Nếu thiếu các kĩ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng
túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra
trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những phương pháp dạy kỹ năng sống
cho trẻ mầm non phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và
đúng hướng.
1. Ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ đang được
ngành giáo dục triển khai và thực hiện khá tốt trong trường mầm non.
Tùy theo lứa tuổi, các cháu sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như
giao tiếp, thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản
thân, kỹ năng tạo niềm vui, tự bảo vệ mình, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng
tự quyết một số tình huống phù hợp với lứa tuổi.
Những bài học với những yêu cầu khác nhau sẽ được các cô giáo thực
hiện ở từng lứa tuổi để các cháu có thể tiếp thu và thực hiện. Ví dụ ở lứa tuổi từ
3-4 tuổi, trẻ mẫu giáo sẽ được học các kỹ năng chào hỏi, lễ phép với người lớn,
biết cám ơn và xin lỗi.
Một số kỹ năng tự phục vụ như tự xúc ăn, tự uống nước, tự mặc áo quần
và một số kỹ năng vệ sinh cá nhân đơn giản như rửa tay bằng xà phòng trước khi
ăn và sau khi đi vệ sinh.
Kỹ năng khám phá thế giới như nhận biết và cách gọi tên đồ dùng cá
nhân, đồ dùng đồ chơi trong gia đình, cách nhận biết sự việc, các mối quan hệ
gần gũi với trẻ trong cuộc sống.


Lớn lên thêm một chút, các cháu được học về kỹ năng bảo vệ mình như
tránh xa các nơi nguy hiểm, bảo vệ môi trường, vệ sinh răng miệng, cơ thể, kỹ
năng tự phục vụ mình như tự mặc quần áo, xếp áo quần và để đúng nơi qui


định… Các kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết các tình huống đơn giản trong
cuộc sống.
Lý thuyết ln đi đôi với thực hành thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ
được tổ chức theo một thời khóa biểu nhất định hàng tuần trong chương trình
giáo dục, khiến cho trẻ cảm thấy hứng thú với bài học theo phương pháp học mà
chơi, chơi mà học.
Những bài học từ trường mẫu giáo đã giúp trẻ phát triển đúng tâm sinh lý
lứa tuổi, có sức khỏe tốt, tự tin, mạnh dạn để học tập và sống tích cực, phát huy
tốt những khả năng và sở trường của mình.
Câu chuyện giữa chúng tơi và một số cháu 5 tuổi tại trường Mầm non
Ánh Dương xung quanh những điều rất đơn giản về gia đình, trường học, về
những thơng tin và sở thích cá nhân của các cháu đã chứng tỏ điều cơ giáo nói là
sự thật. Nhiều cháu tỏ ra khá mạnh dạn giao tiếp với người lạ, hiểu và trả lời câu
hỏi rất nhanh, đúng nội dung.
Giáo dục kỹ năng cho trẻ mầm non là một yếu tố quan trọng điều khiển ý
thức và hành vi của con người. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ mang
lại cho các cháu rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội.
Giúp các cháu sớm có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng
như thể lực. Sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản
thân. Sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng
như cho cộng đồng.
Giáo dục 3 năm đầu đời có ý nghĩa cho cả cuộc đời. Giáo dục mầm non là
những viên gạch đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cho những năm tiếp
theo và cả cuộc đời của bé.
2. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với sự phát triển nhân cách của

trẻ em.
- Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển
nhân cách của cá nhân.
- Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học,
trường
học và từng hoạt động giáo dục cụ thể
- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa
chọn phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo
dục, phù hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể.


- Tổ chức các hoạt động, giao lưu
- Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức gíao dục…Sự
định hướng của giáo dục khơng chỉ thích ứng với những u cầu của xã hội
hiện tại mà cịn phải thích hợp với yêu cầu phát triển của tương lai để thúc đẩy
sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy, giáo dục phải đi trước, đón đầu sự phát triển.
Muốn đi trước, đón đầu sự phát triển, giáo dục căn cứ trên những dự báo về gia
tốc phát triển của xã hội, thiết kế nên mơ hình nhân cách của con người thời đại
với hệ thống định hướng giá trị tương ứng.
- Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi
cho quá trình phát triển nhân cách.
- Các yếu tố bẩm sinh – di truyền, mơi trường và hoạt động các nhân đều
có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên
yếu tố giáo dục lại có thể tác động đến các yếu tố này để tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho sự phát triển nhân cách.
* Đối với di truyền
- Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người có
trong chương trình gène được phát triển. Chẳng hạn, trẻ được di truyền cấu tạo
cột sống, bàn tay và thanh quản … nhưng nếu khơng được giáo dục thì trẻ khó
có thể đi thẳng đứng bằng hai chân, biết sử dụng công cụ hay phát triển ngôn

ngữ…
- Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận
động cơ thể.
- Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát
huy năng khiếu thành năng lực cụ thể.
- Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn
chế những khó khăn của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách (phục
hồi chức năng hoặc hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ). Ngồi ra giáo dục cịn
góp phần tăng cường nhận thức trong xã hội về trách nhiệm của cộng đồng đối
với người khuyết tật và tổ chức cho toàn xã hội chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật
vượt qua khó khăn và sự bất hạnh của mình.
* Đối với môi trường
- Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức
và ý thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằng
sinh thái, làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn.


- Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức
năng kinh tế – xã hội, chức năng chính trị – xã hội, chức năng tư tưởng – văn
hóa của giáo dục.
- Giáo dục cịn làm thay đổi tính chất của mơi trường xã hội nhỏ như gia
đình, nhà trường và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trường nhỏ tạo nên
những tác động lành mạnh. tích cực đến sự phát triển nhân cách con người. Hiện
nay công tác giáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng gia đình là một mái ấm dân
chủ, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; nhà trường là một môi trường thân thiện đối
với học sinh, cộng đồng dân cư là khu vực văn hóa của một xã hội văn minh tiến
bộ.
* Đối với hoạt động cá nhân
- Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh
nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân (sân chơi ở các nhà văn

hóa cho mọi lứa tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc tại địa
phương, …); xây dựng những động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt
động, giao tiếp đồng thời hướng dẫn cá nhân lựa chọn các hoạt động và giao
tiếp phù hợp với khả năng của bản thân. Đặc biệt công tác giáo dục ln xây
dựng các mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa thầy trò, giữa bạn bè với nhau
đồng thời tổ chức và định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở
từng giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển nhân cách.
- Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục thể hiện
tính chủ thể của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển
hóa các yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Nếu cá
nhân thiếu khả năng tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình
thành ở mức độ thấp hoặc thậm chí khơng thể hình thành. Trình độ, khả năng tự
giáo dục của cá nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục. Giáo
dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con người hình thành khả năng tự giáo dục, đề
kháng trước những tác động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh
mẽ. “Chỉ có những người biết tự giáo dục mới là những người thực sự có giáo
dục.”
3. Căn cứ lý luận của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em.
- Theo WHO (1993): Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội,là khả năng
ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về
mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với
người khác, với nền văn hóa và mơi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội
có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể
chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực
tâm lý xã hội này.


- UNICEF (1995): Kỹ năng sống là khả năng phân tích tình huống và ứng
xử, khả năng phân tích các ứng xử và khả năng tránh được các tình huống. Các

kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và
thái độ, giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế
“làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng.
- UNESO (2003) quan niệm: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực
hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Đó là khả
năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với tư cách ứng xử tích
cực giúp con người có thể kiểm sốt, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những
thách thức trong cuộc sống hằng ngày.
- Theo nhóm biên soạn tài liệu giáo dục kỹ năng sống của Vụ giáo dục thể
chất mà chủ biên là Nguyễn Võ Kỳ Anh thì: “Kỹ năng sống là khả năng có được
những hành vi thích nghi và tích cực, cho phép chúng ta xử trí một cách có hiệu
quả các địi hỏi và thử thách của cuộc sống thường ngày” .
- Phân tích các quan niệm trên cho thấy: quan niệm của WHO nhấn mạnh
đến khả năng của cá nhân có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết thích nghi
tích cực khi tương tác với người khác và với mơi trường của mình. Quan niệm
này mang tính khái qt nhưng chưa thể hiện rõ các kỹ năng cụ thể. Quan niệm
của UNESCO là quan niệm rất chi tiết, cụ thể, có nhấn mạnh thêm kỹ năng thực
hiện cơng việc và nhiệm vụ. Còn quan niệm của UNESCO nhấn mạnh rằng kỹ
năng khơng hình thành, tồn tại một cách độc lập mà hình thành, tồn tại trong
mối tương tác mật thiết có sự cân bằng với kiến thức và thái độ.
Kỹ năng mà một con người có được phần lớn cũng nhờ có được kiến thức
như là chúng ta muốn có kỹ năng thương lượng thì phải biết nội dung thương
lượng. Việc đề cập thái độ cũng là một góc nhìn hữu ích vì thái độ có tác động
mạnh mẽ đến kỹ năng, nếu ta ln có thái độ kỳ thị thì sẽ khơng thực hiện tốt kỹ
năng biết thể hiện sự tôn trọng với người khác. Kỹ năng sống khuyến khích thái
độ tích cực, phịng ngừa và giảm thiểu các hành vi nguy cơ. Nó giúp con người
phát huy sức mạnh nội lực để có thể làm chủ được cuộc sống của mình và sống
khỏe mạnh, hạnh phúc, có mục đích , có ý nghĩa.
Như vậy, Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ đang
được ngành giáo dục triển khai và thực hiện khá tốt trong trường mầm non .Tùy

theo lứa tuổi, các cháu sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp,
thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ
năng tạo niềm vui, tự bảo mình, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng tự quyết
một số tình huống phù hợp với lứa tuổi. Những bài học với những yêu cầu khác
nhau sẽ được các cô giáo thực hiện ở từng lứa tuổi để các cháu có thể tiếp thu và
thực hiện. Ví dụ ở lứa tuổi từ 3-4 tuổi, trẻ mẫu giáo sẽ được học các kỹ năng
giao tiếp như chào hỏi, lễ phép với người lớn, biết cám ơn và xin lỗi. Một số kỹ
năng tự phục vụ như tự xúc ăn, tự uống nước, tự mặc áo quần, tự biết vệ sinh cá


nhân đơn giản như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; Kỹ
năng khám phá thế giới như nhận biết các hiện tương của thiên nhiên như mưa,
lạnh, nóng…biết gọi tên đồ dùng cá nhân, đồ dùng trong gia đình; Kỹ năng tự
bảo vệ bảo thân trước các mối nguy hiểm như tránh xa nguôn điện, ao
hồ… KNS là khả năng đáp ứng và đối phó với những nhu cầu, thách thức của
cuộc sống hằng ngày của mỗi người, và là khả năng cần thiết đối với học sinh để
các em có thể tự tin trong cuộc sống hàng ngày.”

4. Các phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Như vậy, để hành động trở thành kỹ năng cần trải qua một quá trình. Giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ phải gắn với các việc làm, tình huống cụ thể: trẻ được
quan sát người khác làm, trẻ được tự thực hiện để trải nghiệm.
Sự trải nghiệm nhiều lần sẽ giúp trẻ nhận thấy ý nghĩa thiết thực của việc
làm, từ đó trẻ sẽ chủ động vận dụng các kĩ năng cần thiết vào từng tình huống cụ
thể trong cuộc sống. Hàng ngày, chúng ta có thể thơng qua nhiều hình thức, các
phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non khác nhau:
Thông qua hoạt động vui chơi: Vui chơi là hoạt động tạo cho trẻ nhiều
hứng thú và cũng cho trẻ cơ hội được vận dụng nhiều kiến thức kĩ năng khác
nhau vào giải quyết nhiệm vụ chơi. Trẻ được thử nghiệm nhiều vai trò khác
nhau qua các vai chơi, được phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, học hỏi và hợp

tác với các bạn cùng chơi…
Ví dụ trong trị chơi gia đình trẻ phải điều hịa các mối quan hệ với 2 vai
trò khác nhau: mối quan hệ với bạn cùng chơi (quan hệ thật) và quan hệ với các
nhân vật trong trò chơi (quan hệ giả). Để trò chơi phát triển mỗi đứa trẻ đều phải
cùng cố gắng hoàn thành tốt vai trị của mình đồng thời phải biết chia sẻ, hợp tác
với các bạn khác.
Thông qua sinh hoạt hàng ngày: Sinh hoạt hàng ngày của trẻ đa phần là
những hoạt động lặp đi lặp lại vì vậy trẻ được rèn luyện nhiều và thực hiện các
cơng việc đó một cách dễ dàng vì đã thành nếp sinh hoạt. Ngồi ra, trong sinh
hoạt trẻ cũng gặp phải những vấn đề mới nảy sinh – đó chính là cơ hội q để
hình thành những kĩ năng sống mới.


Thông qua xem phim, nghe kể truyện: Nội dung các bộ phim, câu chuyện
phù hợp sẽ là gợi ý cho trẻ về cách cư xử đúng, cách giải quyết vấn đề hiệu quả.
Thơng qua hoạt động sáng tạo: Với trị chơi đóng vai, trẻ “nhập vai” và
giải quyết tình huống giả định, giúp trẻ tập các kĩ năng sống một cách nhẹ
nhàng, thú vị. Ví dụ: đi siêu thị mà bị lạc thì trẻ làm gì?, làm hỏng đồ chơi của
bạn trẻ sẽ làm thế nào?…
Như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc
làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi trẻ có những yếu tố cá nhân khác
nhau và sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng như hồn cảnh sống, mơi
trường trải nghiệm khác nhau nên nhà giáo dục cần có những hình thức, biện
pháp linh hoạt, hợp lý và tận dụng các điều kiện để tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ
được tự trải nghiệm.
Với kĩ năng sống phong phú trẻ sẽ biết cách khai thác kiến thức từ cuộc
sống xung quanh, tạo lập các mối quan hệ với tự nhiên và con người để sống an
tồn, hịa bình và phát triển.
5. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em
theo chế độ sinh hoạt.

Trong thực tế, ngay từ khi chào đời, trẻ đã học cách thích ứng với mơi trường ở
từng giai đoạn. Những kinh nghiệm và kích thích khác nhau tạo ra lộ trình mới
trong não bộ – trí nhớ.
Từ khi trẻ có thể bước đi, nói chuyện và bắt đầu tương tác với môi trường
của chúng, bạn có thể thiết lập để dạy cho trẻ những kĩ năng sau đây:
- Vệ sinh
- Công việc nhà
- Tiền
- Dịch vụ cộng đồng
- Cam kết
- Điều độ
- Hậu quả của hành động


- Suy nghĩ cho bản thân
Hãy phân chia thành những nhóm tuổi khác nhau để bạn có thể có được
một ý tưởng vè những gì và khi nào là thích hợp cho con của bạn.
* Trẻ trước tuổi đến lớp
Là những trẻ nằm trong độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi. Chúng có thể đi, nói
chuyện và hiểu.
Bé này ở trong độ tuổi từ 2-4. Dưới đây là ví dụ về các kỹ năng để dạy trẻ
trong độ tuổi này.
Vệ sinh: Bắt đầu dạy trẻ ngồi bô. Trong việc này, các bé gái thường dễ
dạy bảo hơn bé trai. nhưng đừng từ bỏ. Thưởng cho trẻ ngay khi chúng làm
được việc đó và tiếp tục tác động tới những gì chúng thiếu. Ngoài ra, dạy trẻ
đánh răng và rủa tay của mình khi thích hợp.
Cơng việc nhà: Nếu trẻ có thể chơi với đồ chơi sau đó chúng có khả năng
cất trở lại nơi thích hợp. Điều này khơng phải là giới hạn những đồ chơi. Chúng
có thể đặt quần áo bẩn trong các giỏ đựng đồ khi chúng thay quần áo.
Điều độ: Thiết lập lịch trình cho việc xem truyền hình, chơi, ngủ trưa và

vui chơi hàng ngày. Ngay cả nếu chúng muốn tiếp tục thêm một điều gì đó,
hướng chúng sang việc làm khác để chúng biết phân chia thời gian của chúng
trong suốt cả ngày. Điều này rất quan trọng khi trẻ đến tuổi đi học.
* Trẻ mẫu giáo
Con của bạn đã sẵn sàng tới trường học. Chúng sẽ bắt đầu sử dụng các kĩ
năng mà bạn đã dạy cho chúng cũng như học hỏi những cái mới từ các bạn cùng
lớp và giáo viên. Với những tác động mới, sẽ là cơ hội tốt để trẻ củng cố những
gì chúng đã được học ở nhà.
Vệ sinh: Trẻ em chơi với nhau và có thể dễ dàng truyền vi trùng. Xin hãy
dạy trẻ rửa tay sạch sau khi hắt hơi, bằng cách sử dụng vòi rửa tại phịng tắm
hoặc phịng chơi. Trẻ em cũng sẽ có nhận thức đầy đủ về các bộ phận trên cơ thể
của chúng để học cách tự mặc đồ vào buổi sáng.
Công việc nhà: Khi trẻ đến trường, chúng cần phải chuẩn bị sẵn sàng
những thứ cần thiết mỗi ngày. Một lần nữa dạy chúng đặt đồ vật ở nơi thích hợp:
đồ chơi, món tráng miệng, quần áo và các vật dụng tương tự. Sử dụng biểu đồ
thi đua với các ngôi sao để đánh dấu khi chúng đã hoàn thành một cái gì đó.
Biến nó trở nên thật vui vẻ để khiến trẻ quan tâm tới việc giúp đỡ dọn dẹp nhà
cửa.


Hậu quả: Trẻ ở độ tuổi này chỉ quan tâm đến mình. Khi bạn dạy chúng kĩ
năng như chia sẻ hoặc dọn dẹp, hãy đưa ra những hình phạt nếu chúng khơng
thực hiện cơng việc của mình. Trẻ có thể bị phạt vì nghịch ngợm khuya và buộc
đi ngủ sớm. Kỷ luật dẫn đến một sự hiểu biết đúng và sai. Nếu chúng hành động
khơng thích hợp, ngay lập tức chỉ ra vấn đề để chúng biết được hành vi dẫn đến
việc bị kỷ luật.








×