Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Xây dựng và sử dụng câu hỏi bài tập để dạy học phần sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non cho sinh viên cao dẳng sư phạm mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.84 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------------------

NGUYỄN TRỌNG BÌNH

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI – BÀI TẬP
ĐỂ DẠY HỌC PHẦN:

“ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON”
CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẦM NON

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC

Vinh. 2010
1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với các thầy
giáo cô giáo, khoa Sinh, khoa đào tạo sau đại học và các thầy cô khác của trường Đại học
Vinh đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tơi học tốt các chuyên đề của chuyên
ngành Lý luận và PPDH Sinh học.

Tác giả cũng bày tỏ lời cảm ơn sau sắc với các thầy giáo, cô giáo khoa Giáo dục Mầm
non, khoa Giáo dục Tiểu học, khoa Tự nhiên của Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An và các
đồng nghiệp trong và ngồi trường, các bạn học cùng khố Sau đại học (2008 – 2010) đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.

Đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp, tận tình, chu đáo, có hiệu quả của thầy giáo –


PGS. TS. Nguyễn Đình Nhâm, chủ nhiêm khoa Sinh học trường Đại học Vinh hướng
dẫn tơi viết và hồn thành luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các thầy giáo, cô giáo, các bạn động nghiệp, các
bạn cùng khoá cao học, các bạn bè thân hữu gần xa và người thân đã giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Trọng Bình

2

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................2

5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết..........................................................................2
5.2. Phương pháp điều tra...............................................................................................3
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm........................................................................3

5.4. Phương pháp xử lý số liệu thơng kê tốn học.........................................................3
5.5. Những đóng góp mới của luận văn.........................................................................5

Nội dung và kết quả nghiên cứu.............................................................6

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài..............................................................6
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài.................................................................................................6

1.1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu......................................................................6
1.1.2. Cơ sở lý luận về CH – BT.................................................................................7
1.1.2.1. Khái niệm vê phương tiện và phương tiện dạy học...................................…7
1.1.2.2 Khái niệm về bài tập.......................................................................................7
1.1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của câu hỏi bài tập................................................................8
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài..............................................................................................8
1.2.1. Điều tra thực trạng sử dụng CH – BT trong giảng dạy ở Trường CĐSP NA...9
1.2.1.1 Về phương diện dạy học của giáo viên……………………………………...9
1.2.1.2 Về phương pháp giảng dạy của giáo viên…………………………………..9
1.2.1.3. Tình hình sử dụng câu hỏi bài tập ………………………………………..10
1.2.2. Nhận xét đánh giá kết quả điều tra..................................................................11
1.2.2.1 Về phía giáo viên…………………………………………..………………11
1.2.2.2 Về phía sinh viên…………………………………………………….…….11
1.2.2.3 Về tài liệu tham khảo………………………………………………………12
1.2.3. Phân tích cấu trúc nội dung học phần: Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi MN...13

3

Chương 2: Xây dựng hệ thống CH – BT để giảng dạy học phần: Sự phát triển thể
chất trẻ em lứa tuổi MN...................................................................................................17
2.1. Các nguyên tắc xây dựng câu hỏi................................................................................17


2.1.1. Nguyên tắc xây dựng CH – BT trong dạy học................................................17
2.1.2. Quy trình xây dựng và sử dụng CH – BT để hình thành kiến thức.................17
2.1.2.1. Quy trình xây dựng câu hỏi bài tập trong dạy học………………………...18
2.1.2.2. Quy trình xây dựng câu hỏi bài tập trong nghiên cứu tài liệu mới………..18
a. Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập trong nghiên cứu tài liệu mới …………..18
b. Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập để củng cố hoàn thiện kiến thức……….. 19
2.2. Kết quả xây dựng CH – BT trong dạy học phần: “ Sự phát triển thể chất trẻ em lứa
tuổi Mầm non”....................................................................................................................21

Chương I: Cấu tạo chung cơ thể trẻ em........................................21
Chương II: Máu và bạch huyết.....................................................30
Chương III: Hệ tuần hoàn.............................................................41
Chương IV: Hệ hô hấp.................................................................48
Chương V: Hệ tiêu hóa................................................................57
Chương3: Thực nghiệm sư phạm...................................................................................69
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.............................................................69
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm................................................................69
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm................................................................69
3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm........................................................69
3.2.1. Nội dung của thực nghiệm sư phạm................................................................69
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...............................................................69
3.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm........................................................................70
3.2.3.1. Phân tích kết quả định lượng..........................................................70
3.2.3.2. Phân tích kết quả định tính.............................................................77

Kết luận và đề nghị.....................................................................................79

1. Kết luận................................................................................................................79
2. Đề nghị.................................................................................................................79
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................80


PHỤ LỤC

4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việc định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong NQTW IV (Khóa VII) và
NQTW II (khóa VIII) được thể chế hóa trong luật Giáo Dục (2005) và được cụ thể hóa
trong các chỉ thị của Bộ Giáo Dục Đào Tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (tháng 4/1999) của Bộ
Giáo Dục & Đào Tạo .
Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) đã khẳng định: “GD & DT cùng với khoa học cơng nghệ
là quốc sách hàng đầu”. Do đó “Phải đổi mới dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học,
khuyến khích tự học, áp dụng các phương pháp Giáo Dục hiện đại để bồi dưỡng cho học
sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề …”.
Trong thực tiễn dạy học của nước ta hiện nay, phổ biến vẫn áp dụng phương pháp dạy
học truyền thống (thầy thuyết trình, giảng giải. Trò ghi chép và tiếp thu một cách thụ
động…) Vì thế chất lượng dạy học của chúng ta chưa cao, chưa đồng đều, chưa đóng góp
kịp thời với sự phát triển của khoa học, kinh tế xã hội hiện tại và tương lai.
Đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, đào tạo ra con
người tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, góp phần xây dựng đất
nước giàu mạnh . Tuy nhiên việc đổi mới PPDH ở nước ta còn chậm. Nghị quyết TW II
(Khóa VIII) đã nhận định :“Phương pháp GD & ĐT ở nước ta chậm đổi mới, chưa phát
huy được tính chủ động, sáng tạo của người học”. Chính điều này đã làm hạn chế chất
lượng dạy và học ở trường Sư phạm hiện nay, trong đó có học phần: “ Sự phát triển thể
chất trẻ em lứa tuổi Mầm non ” .
Để đổi mới PPDH có nhiều hướng, một trong những hướng có tính khả thi và mang lại
hiệu quả, đó là sử dụng Câu hỏi (CH) – Bài tập (BT) đẻ tổ chức hoạt động nhận thức cho
học sinh, sinh viên.
Trong dạy học Sinh học nói chung, đặc biệt trong dạy học phần kiến thức : Sự phát

triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non nói riêng. Việc sử dụng CH – BT để tổ chức SV
hoạt động nhằm hình thành kiến thức mới cịn ít được quan tâm. Bởi vì, tài liệu về việc sử

5

dụng CH – BT để hình thành kiến thức mới cịn thiếu, mặt khác số SV trong lớp lại đơng,
chưa đồng đều, kinh nghiệm của giảng viên về vấn đề sử dụng câu hỏi bài tập cịn ít. Do
đó, việc sử dụng CH – BT để tổ chức các hoạt động nhận thức cho SV nếu được thực hiện
thì thường chỉ được thực hiện vào các giờ thi Giảng viên dạy giỏi ở tổ, ở khoa, ở trường, ở
các cấp.

Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở trường Sư
phạm, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng CH – BT để dạy học phần: “Sự
phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non” cho SV Cao đẳng Sư phạm Mầm non”

2. Mục đích nghiên cứu:
Góp phần đổi mới PPDH Sinh học ở trường Cao đẳng Sư phạm theo hướng tích
cực hóa hoạt động nhận thức của SV nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần : “ Sự phát
triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non ”.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức hoạt động nhận thức cho SV Cao đẳng Sư phạm Mầm
non khi dạy học phần: Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non bằng phương pháp
sử dụng CH – BT.
- Khách thẻ nghiên cứu: SV năm thứ nhất – Khoa Giáo dục Mầm non – Trường Cao
đẳng Sư phạm Nghệ An.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về bản chất, vai trò, ý nghĩa lý luận dạy học của CH – BT
- Điều tra tình hình sử dụng PPDH học phần: “ Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm
non ” , đặc biệt là việc sử dụng CH – BT để dạy học phần trên .
- Nghiên cứu nội dung chương trình, tài liệu, sách giáo khoa, giáo trình học phần “ Sự

phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non ” từ đó để xây dựng CH – BT cho nội dung
chương trình đó.
- Thiết kế các chương, bài giảng theo hướng sử dụng CH – BT để tổ chức nhận thức cho
SV khi dạy học phần : “Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non ”.
- Thực nghiệm kiểm tra tính đúng đắn của đề tài.
- Xử lý kết quả thực nghiệm và viết báo cáo.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1 . Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

6

* Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, nghị quyết về cải cách giáo dục theo hướng tích
cực hóa người học. Nghiên cứu mơ hình dạy học và các cơng trình cải tiến PPDH theo
tinh thần lấy học sinh làm trung tâm .
*Nghiên cứu các tài liệu liên quan làm cơ sở cho việc xác định mục đích của đề tài, lựa
chon PPDH phù hợp để triển khai đề tài một cách có hiệu quả.

5.2 . Phương pháp điều tra:
5.2.1. Đối với Giảng viên: Tiến hành đàm thoại với Giảng viên dạy Sinh học ở khoa

giáo dục Mầm non, giảng viên giảng dạy học phần trên và với giáo viên ở một số trường
PTTH khác. Sử dụng phiếu thăm dò, dự giờ trực tiếp để đánh giá, làm cơ sở thực tiễn cho
đề tài.

5.2.2. Đối với SV: Tiến hành điều tra chất lượng lĩnh hội kiến thức Sinh học nói
chung và kiến thức : “ Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non ” nói riêng.

5.3 . Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
5.3.1. Mục đích: Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng CH –


BT trong dạy học phần: “Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non” .
5.3.2. Phương pháp thực nghiệm: Chọn 2 lớp (có trình độ tương đương để tiến hành

thực nghiệm).
Hai lớp hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non để dạy học phần: “Sự phát triển thể chất trẻ em

lứa tuổi Mầm non”: Một lớp đối chứng (ĐC) và một lớp thực nghiệm (TN).
- Lớp đối chứng (ĐC) dạy bằng phương pháp thuyết trình giảng giải …..
- Lớp thực nghiệm (TN) dạy bằng phương pháp sử dụng CH – BT .
5.3.3. Nội dung thực nghiệm: Thực nghiệm cách sử dụng CH – BT để dạy học phần

: Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non.
5. 4 . Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê:
Tính các tham số đặc trưng :
+ Điểm trung bình X : Là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê ,

được tính theo cơng thức sau :
1 10

X =  ni xi

n i1
+ Sai số trung bình cộng :

m= s
n

+ Phương sai:

7


1 10

S2 =  (xi - X )2 . n i

n1

+ Độ lệch tiêu chuẩn: Biểu thị mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung
bình cộng .

S = s2

+ Hệ số biến thiên: Để so sánh hai tập hợp có x khác nhau

Cv% = s .100
X Dao động nhỏ, độ tin cậy cao.

Trong đó : Cv = 0% - 10%:

Cv = 10% - 30%: Dao động trung bình.

Cv = 30% - 100%: Độ dao động lớn, độ tin cậy nhỏ.

+ Hiệu trung bình cộng (ĐTN-ĐC) so sánh điểm trung bình cộng ( X ) của nhóm lớp

TN và ĐC trong các lần liểm tra.

ĐTN-ĐC= X TN - X ĐC

Trong đó : X TN = X của lớp TN


X ĐC = X của lớp ĐC
+ Độ tin cậy (Tđ ): Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của 2 giá trị trung bình
cộng của TN và ĐC bằng đại lượng kiểm định tđ theo công thức:

td  xTN  xDC
S TN 2  S DC 2
nTN nDC

Trong đó : S2TN : Phương sai của lớp TN.

S2ĐC: Phương sai của lớp ĐC

NTN: Số bài kiểm tra của lớp TN

NĐC: Số bài kiểm tra của lớp ĐC.

Giá trị tới hạn của td là tα tra trong bảng phân phối student với α = 0.05 và bậc tự do

f = n1+ n2- 2 nếu |td|≥ tα thì sự sai khác của các giá trị trung bình TN và ĐC là có ý nghĩa.

Các số liệu điều tra cơ bản được xử lý thống kê tốn học trên bảng Exce, tính số

lượng và % số bài đạt các loại điểm và tổng số bài có điểm 5 trở lên làm cơ sở định lượng

đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức từ đó tìm ra ngun nhân ảnh hưởng đến chất lượng

học tập.

8


Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN được chi tiết hóa trong đáp án
bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan và được chấm theo thang điểm 10, chi tiết 0,10 điểm.
Kết quả xử lí các số liệu sẽ cho phép tôi đi đến nhận xét:

- Mức độ đáng tin giữa đối chứng và thực nghiệm
- Khả năng sử dụng CH-BT trong phương án thực nghiệm thể hiện trên các giá trị
qua mỗi đợt kiểm tra, qua độ tin cậy (Tđ), qua tỷ lệ sinh viên kém, trung bình, khá, giỏi .
5.5. Những đóng góp mới của luận văn:
* Về giá trị lý luận: - Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

- Xây dựng các tiêu chuẩn của CH-BT trong dạy học phần trên.
- Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng phòng chống bệnh và các biện pháp
phòng chống bệnh cho trẻ em Mầm non
* Về giá trị thực tiễn: Thực nghiệm sư phạm để rút ra giá trị thực tiễn của vấn đề nghiên
cứu đối với đào tạo nghề cho SV sư phạm Mầm non.

9

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .
1.1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu :
1.1.1.1. Những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài: Vấn đề này
được các nước trên thế giới nghiên cứu từ những năm 1970 của thế kỷ XX . Ví dụ: Ở Liên
Xơ (cũ ) của các tác giả:
Socolop Skaia, Abra Mopva, DB.Gophman, Kadosnhicova, Nhikisop… đã đề cập đến vai
trò của bài tập ,phương pháp xây dựng và sử dụng CH-BT để dạy học Sinh học. Ví dụ: Ở

Pháp, trong những năm 1970 của thế kỷ XX có chú ý khuyến khích dùng Bài tập để rèn
luyện tính tích cực ,chủ động của học sinh. Họ quan niệm Bài tập vừa là phương pháp,
vừa là nội dung, vừa là biện pháp dạy học cụ thể. Đồng thời, trong chừng mực nào đó cịn
được coi là mục tiêu của việc dạy học. Do đó, Bài tập cần được thiết kế và sử dụng hợp
lý .
1.1.1.2. Những vấn đề nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài
Các bộ mơn như Tốn,Vật lý, Hóa học … đã sử dụng CH-BT từ lâu. Trong Sinh học nói
chung và bộ mơn: “Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non” nói riêng đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu như: Tạ Thúy Lan ,Trần Thị Loan (1977và 2005), Lê Thanh Vân
(2005) Trần Bá Hồnh (1970) Nguyễn Đức Thành (1986) Lê Đình Trung (1994) Vũ Đức
Lưu (1995) Lê Thanh Oai (2004) .
Trong dạy học Sinh học, việc phân loại và sử dụng CH-BT đã được đề cập khá nhiều,
nhưng chủ yếu ở Sinh học PTTH .Còn việc xây dựng và sử dụng CH-BT để dạy học phần:
“Sự phát triển thể chất trẻ em ở lứa tuổi Mầm non” nghiên cứu muộn hơn, nó chỉ mới chú
ý trong những năm gần đây như cơng trình nghiên cứu của :
- Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (1997) Sinh lý học trẻ em – Nhà XB Hà Nội
- Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2005) Giải phấu Sinh lý người – Nhà XB ĐHSP Hà Nội .
- Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2005) Sinh lý học trẻ em – Nhà XB ĐHSP Hà Nội.

Trong những năm trở lại đây, nhiều luận văn Thạc Sỹ,Tiến Sỹ, nhiều cơng trình
nghiên cứu về sử dụng CH-BT như là phương pháp ,biện pháp dạy học cụ thể để hình

10

thành kiến thức mới cho Học sinh, Sinh viên góp phần vào việc tích cực hóa người học,
rèn luyện kỹ năng và phương pháp tư duy, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề,
rèn luyện kỹ năng trả lời các CH- BT Qua đó, hình thành kiến thức mới đem lại hiểu quả
cao trong dạy học ở trường Sư phạm và làm cơ sở cho các đề tài và các cơng trình khác ra
đời.
1.1.2- Cơ sở lý luận về CH-BT:


1.1.2.1. Khái niệm về phương tiện và phương tiện dạy học:
* Nếu sự vật hay hiện tượng nào đó được dùng làm cơng cụ hoặc là điều kiện để người
giáo viên tổ chức các hoạt động dạy, là công cụ để học sinh thực hiện hoạt động học khi
đó nó là phương tiện của hoạt động dạy (hay hoạt động học).
* CH-BT là sự mã hóa những thơng tin về đối tượng dạy học nó bao gồm những điều đã
biết và những điều chưa biết được giáo viên thiết kế nhằm để thay thế đối tượng, vừa là
điều kiện để giáo viên và học sinh sử dụng trong hoạt động dạy học .
“Phương tiện dạy học là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong thế giới, tham gia vào q trình
dạy học, đóng vai trị là cơng cụ hay điều kiện để giáo viên và học sinh sử dụng làm khâu
trung gian tác động vào đối tượng dạy học” Phương tiện dạy học có chức năng khơi dậy,
dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác động của người dạy và người học đến đối tượng dạy
học.
* CH-BT vừa là nội dung, vừa là phương tiện của quá trình dạy học. Với phương pháp sử
dụng nội dung bài học làm phương tiện dạy học đến lượt nó cũng chính là phương tiện dạy
học .

1.1.2.2. Khái niệm về bài tập
Khái niệm bài tập còn có nhiều quan niệm khác nhau: Theo Hồng Phê (2000) cho rằng:
“Bài tập là bài ra cho học sinh để vận dụng những điều đã học”. Theo tác giả Vũ Đức Lưu:
“Bài tập là nhiệm vụ mà người giải cần thực hiện, trong bài tập có dự kiện và yêu cầu cần
tìm”. Nghĩa là trong BT ln chứa đụng những điều đã biết và những điều chưa biết mâu
thuẩn lẫn nhau thôi thúc người giải vận dụng những điều đã học để tìm cách giải nhằm
hình thành kiến thức mới, hoặc củng cố hồn thiện trí thức hay kiểm tra đánh giá mức độ
nhận thức của người giải về những kiến thức đã học. Bài tập được sử dụng ở cả 3 khâu của
q trình dạy học đó là:
- Dùng BT để hình thánh kiến thức mới.
- Dùng BT để củng cố hoàn thiện tri thức.

11


- Dùng BT kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của học sinh.
BT gồm giả thiết và yêu cầu phải thực hiện, trong đó giả thiết có thể là hình vẽ, dự kiện,
bảng số liệu, đồ thị… Kết luận là một mệnh lệnh mà người giải phải thực hiện, có thể
truyền đạt bằng câu hỏi hay một mệnh lệnh.

1.1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của CH-BT trong dạy học
CH- BT Có ý nghĩa mã hóa những cái đã cho và những cái cần tìm cần phải giải quyết là
những kết luận. CH – BT có vai trị thay thế đối tượng như là một phương tiện để học sinh
tác động lên nó sẽ có kiến thức mới. Như vậy CH – BT là một phương tiện hữu hiệu trong
việc nhận thức học phần: “Sự phát triển thể chất trẻ em ở lứa tuổi Mầm non”. Bời vì trong
1 tiết 45 phút khó có thể sử dụng một phương tiện khác hữu hiệu hơn. Nhưng để CH – BT
có vai trị thực sự hữu hiệu trong hoạt động nhận thức của học phần trên thì khi thiết kế
cần phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nhất định. CH – BT được thiết kế đưa vào sử
dụng phải là nhân tố kích thích chủ đạo, khơi dậy tính tự giác hoạt động nhận thức của
sinh viên. Sau khi SV bị kích thích đúng ngưỡng thì nó sẽ bắt đầu hoạt động khám phá…
Q trình đó diễn đạt bằng sơ đồ sau:

Thầy thiết kế Trị thi cơng Thầy - trò
Cùng kiểm tra đánh giá quá
trình thiết kế gia cơng của

thầy và thi công của SV

CH- BT Định SV SV lĩnh hội
hướng NCTLGK được tri thức
Trao đổi
Trò tự thể hiện, mới
nhóm bổ sung, chỉnh lí,
hoàn thiện tri thức


Qua sơ đồ đó ta thấy, việc sử dụng CH – BT có vai trị, ý nghĩa quan trọng trong lý luận
dạy học hiện đại, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp Giáo dục trong giai đoạn mới. Bởi vì
CH – BT có vai trị kích thích, định hướng hoạt động nghiên cứu tài liệu, giáo trình của
SV, qua đó giúp SV hình thành kĩ năng đọc sách, tham khảo tài liệu, tìm và chọn những
nguồn kiến thức quan trọng.
- Biết cách thiết kế CH – BT của giáo viên mà ln đặt sinh viên vào tình huống có vấn đề
, lôi cuốn SV vào giải quyết các mâu thuẩn, tích cực chủ động lĩnh hội tri thức thơng qua
trả lời CH – BT. Như vậy, CH – BT khi đã thiết kế đạt yêu cầu sẽ có vai trò quan trọng

12

trong việc biến SV trở thành chủ thể của quá trình nhận thức qua đó khắc phục được tình
trạng dạy học lấy GV làm trung tâm.
- Tuỳ theo mức độ nhận thức của từng đối tượng mà CH – BT có thể cấu trúc mở để qua
việc giải quyết các CH – BT thì sẽ phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực
nghiên cứu tài liệu cho SV. Đây là vai trị có ý nghĩa to lớn đối với dạy học trong giai
đoạn hiện nay.
- Qua việc hoạt động tương tác với hệ thống CH – BT còn giúp SV biết hệ thống kiến thức
theo những cách khác nhau, tiện cho việc sử dụng nó trong quá trình ứng dụng vào cuộc
sống sau này.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Điều tra thực trạng sử dụng CH – BT trong giảng dạy ở trường CĐSP
- Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tơi đã có kế hoạch tìm hiểu thực trạng dạy
học các mơn học nói chung và học phần “ Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non”
nói riêng ở trường CĐSP NA ở cả 2 khối: - Hệ THSPMN chính quy dạy học phần Giải
phẩu sinh lý vệ sinh phòng bệnh trẻ em. (K15 và K16 hệ THSP).
- Hệ CĐSPMN chính quy dạy học phần “Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non”
ở cả trong 2 năm học: 2008 – 2009 (cho K7 CĐMN) và 2009 – 2010 (Cho K8CĐMN).

1.2.1.1. Về phương tiện dạy học của giáo viên
Điều tra về sử dụng phương tiện dạy học ở khoa GDMN trong những năm gần đây cho
thấy mặc dù đã có sự quan tâm mua sắm thiết bị dạy học, song để đáp ứng nhu cầu thiết
thực của việc dạy học còn bất cập, hiệu quả chưa cao. Phịng thí nghiệm hầu hết còn thiếu,
cách xa chỗ học của sinh viên. Nội dung, điều kiện các thí nghiệm chưa đồng bộ, phụ
trách thí nghiệm chưa có chun mơn, cơng tác chuẩn bị chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới
PPDH.
Nhiều GV quan niệm phương tiện dạy học chỉ nói đến các dụng cụ: Tranh vẽ mơ hình,
SGK, đồ dùng thí nghiệm… Cịn khi nói đến sử dụng CH – BT để làm phương tiện dạy
học, 1 số GV tỏ vẻ không thống nhất ở khái niệm CH – BT là phương tiện.
1.2.1.2. Về phương pháp giảng dạy của giảng viên
Việc xác định mục tiêu của chương, của bài học, hầu như chưa xác định mục tiêu một giờ
dạy theo hướng lấy HS làm trung tâm. Nhiều GV xác định mục tiêu của bài học chỉ là
hình thức, mục tiêu ghi chung. Cịn về phương pháp dạy học, phương pháp hiện nay GV

13

đang phổ biến sử dụng đó là PPDH truyền thống (thầy thuyết trình giảng giải, trị ghi

chép và tiếp thu một cách thụ động…)

Qua điều tra số giáo viên ở khoa GDMN trường CĐSPNA trong 2 năm học: 2008-2009 và

2009-2010 kết quả thu được như sau:

TT PP Sử dụng Tần số sử dụng
0,49
1 Thuyết trình 0,30
0,10
2 Hỏi đáp – Tái hiện thông báo 0,01

0,10
3 Sử dụng CH- BT

4 Phiếu học tập

5 Các phương pháp khác

Qua bảng thống kê cho thấy, 1 số PP hiện nay GV đang phổ biến sử dụng đó là nhóm
phương pháp dùng lời (Thuyết trình, giảng giải; hỏi đáp tài liệu kiến thức; hỏi đáp tìm tịi
bộ phận; dạy học giải quyết vấn đề), sau đó là CH – BT… và các PP khác.

1.2.1.3. Tình hình sử dụng CH – BT trong dạy học phần “Sự phát triển thể chất trẻ
em lứa tuổi Mầm non”

Qua dự giờ thăm lớp, thao giảng trao đổi với GV cùng bộ môn, tôi tự nhận thấy giáo
viên sử dụng CH – BT vào việc hình thành kiến thức mới cịn ít ỏi, các GV ít quan tâm
trong việc chế tác các nội dung trong SGK để tạo thành các phương tiện cho SV mà
thường đi theo cấu trúc nội dung trong SGK. Nhìn chung PPDH tích cực chưa được áp
dụng nhiều trong dạy học phần sự phát triển thể chất ở trẻ em lứa tuổi MN cho SVSPMN.
Nguyên nhân của những hạn chế đó là:
- Nội dung kiến thức học phần chủ yếu là lý thuyết, khơng có bài tập nên việc mã hóa
những nội dung kiến thức đó thành dạng bài tập cho sinh viên là rất khó nên giáo viên ngại
đọc sách, chưa chịu khó tìm tịi.
- Số tiết dành cho ôn tập quá ít.
- Các tài liệu tham khảo, cơ sở lý luận để xây dựng CH – BT sử dụng làm phương tiện
trong dạy học chưa nhiều.
- Đổi mới phương pháp dạy học chưa sát thực với yêu cầu của giáo viên đứng lớp.
- Do quá trình tự rèn luyện nghề nghiệp trong những môi trường khác nhau cho nên khơng
có tính thống nhất trong quan điểm đến trình độ chuyên môn.
1.2.2. Nhận xét đánh giá kết quả điều tra.

1.2.2.1. Về phía giáo viên.

14

PPDH phổ biến hiện nay ở trường CĐSPNA vẫn là thuyết trình giảng dạy là chính . PPDH
tích cực đã bắt đầu được ứng dụng (vào những tiết dự giờ thăm lớp, thao giảng thi đua …).
Đối với học phần “Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non” GV chưa được quan
tâm nhiều đến PPDH tích cực, chưa sử dụng các phương tiện tối đa để phục vụ cho dạy
học: Sơ đồ, biểu đồ, mơ hình, tranh ảnh,vật thật, đèn chiếu,…
Nguyên nhân của những hạn chế đó là :
- Đa số GV quen với kiểu truyền thụ truyền thống, chưa nhận thức được vai trị của mình
trong PPDH tích cực theo hướng lấy SV làm trung tâm.
- Trong soạn giảng của GV, có một số coi giáo án chỉ là hình thức ,soạn đối phó, trích
lược ý chính về kiến thức trong SGK, mục tiêu bài giảng khơng rõ ràng.
- Qúa trình bồi dưỡng thường xun hàng năm của GV nhằm nâng cao kiến thức, đổi mới
PPDH chưa thật sát thực với yêu cầu chung của đội ngũ GV đứng lớp
- Tài liệu tham khảo về cơ sở lý luận để xây dựng CH-BT làm phương tiện dạy học chưa
nhiều, chưa cụ thể.
- Đa số GV ngại đến phịng thư viện, thí nghiệm, thực hành để mượn sơ đồ, biểu đồ, mơ
hình, tranh ảnh, đèn chiếu,… để làm phương tiện phục vụ cho dạy học của môn mình phụ
trách.
- Do trình độ chun mơn của GV cịn hạn chế, năng lực soạn CH – BT chưa nhiều.
- Đa số GV an phận chưa tích cực thi đua nghiên cứu áp dụng các PPDH tích cực nên
chưa gây hứng thú học tập cho SV trong quá trình dạy học. Khâu kiểm tra đánh giá còn
nhiều bất cập nên chưa kích thích được học tập của SV.
1.2.2.2. Về phía sinh viên:
Hầu hết SV quen kiểu thuộc lòng, chưa biết cách học, cách phân tích,chứng minh làm rõ
nội dung bài học, thầy đọc trị nghi chép.
- Đa số SV khơng đầu tư thời gian công sức vào việc học tập, việc học của SV khơng có
động cơ bên trong mà chỉ mang tính đối phó với GV trong các giờ kiểm tra, thi kết thúc

học phần
1.2.2.3. Về phía tài liệu tham khảo.
Với cách dạy học truyền thụ kiến thức là chủ yếu, các tài liệu tham khảo cịn ít, tập trung
rèn luyện kỹ năng tiếp cận giải quyết các vấn đề thực tiễn, nội dung kiến thức tích hợp
trong tài liệu cịn q ít.

15

1.2.3. Phân tích cấu trúc, nội dung học phần “ Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi
Mầm non” trong chương trình đào tạo giáo viên Mầm non hệ CĐSPMN chính quy.

Về cấu trúc, nội dung của Giáo trình:
Tổng số gồm 45 tiết, số đơn vị học trình: 3
Trong đó:

+ Lý thuyết: 39 tiết.
+ Thực hành: 3 tiết;
+ Kiểm tra: 3 tiết
Chương I: Cấu tạo chung của cơ thể trẻ em (7 tiết).
a. Nội dung: Chương này trình bày một cách khái quát về mặt cấu tạo cơ thể
người, những đặc điểm về mặt cấu tạo, chức phận thể hiện sự thống nhất của cơ thể trẻ
em, nội dung chương này còn bao hàm các kiến thức về sự tăng trưởng và phát triển của
trẻ em qua các giai đoạn, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, hiểu được các
quy luật và các đặc điểm của quá trình sinh trưởng, phát triển của trẻ em. Từ đó đề ra cách
chăm sóc cho trẻ qua từng giai đoạn một cách hợp lý khoa học
b. Cấu trúc:
Gồm: 1- Cơ thể con người là một khối thống nhất
2- Môi trường bên trong và nội cân bằng
3- Quá trình phát triển của cơ thể trẻ em
4- Các chỉ số đánh giá phát triển thể chất của trẻ em

5- Các quy luật sinh trưởng và phát triển của trẻ em
6- Các giai đoạn phát triển cơ thể trẻ em
Chương II: Máu và bạch huyết.( 3 tiết)
a. Nội dung: Chương này chủ yếu trình bày đặc điểm về cấu tạo, chức năng và cơ
chế hoạt động của máu và các thành phần trong máu, cơ chế đơng máu và các nhóm máu.
Nội dung của chương còn bao hàm các kiến thức về đặc điểm thành phần, tính chất máu
của trẻ em từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống các bệnh về máu cho trẻ.
b. Cấu trúc.
Gồm: 1 - Chức năng của máu
2 - Số lượng và tỷ trọng của máu
3- Các thành phần của máu
4- Đặc điểm của máu trẻ em

16

5- Tính chất của máu
6- Nước mô và bạch huyết.
7- Miễn dịch. HIV/AIDS.
Chương III: Hệ tuần hoàn (3 tiết)
a. Nội dung: Nội dung của chương này bao gồm những kiến thức cơ bản về cấu tạo,
chức năng và cơ chế hoạt động của hệ tuần hoàn nói chung và của trẻ em nói riêng, những
kiến thức cơ bản về chu kỳ hoạt động của tim, biến đổi tần số tim, thể tích tâm thu và
huyết áp ở trẻ em. Từ những đặc điểm đó đề ra các biện pháp chăm sóc vệ sinh hệ tuần
hồn cho trẻ.
b. Cấu trúc
Gồm: 1- Cấu tạo hệ tuần hoàn
2- Hoạt động của tim
3- Các vịng tuần hồn
4- Huyết áp
5- Điều hoà hoạt động của tim mạch.

6- Tuần hoàn bạch huyết.
Chương IV: Hệ hô hấp (3 tiết)
a. Nội dung: Chương này đề cập đến cấu tạo và chức năng của các cơ quan hơ hấp nói
chung, đặc điểm cơ quan hơ hấp của trẻ nói riêng. Qua đó thấy được sự khác nhau cơ bản
về đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp của trẻ em và người lớn để có biện pháp chăm sóc vệ
sinh và phịng tránh các bệnh về đường hơ hấp cho trẻ.
b. Cấu trúc.
Gồm: 1- Cấu tạo của hệ hô hấp
2- Cơ chế hoạt động của hệ hô hấp.
3- Dung tích sống.
4- Điều hồ hoạt động hơ hấp.
5- Vệ sinh hô hấp và hô hấp nhân tạo.
Chương V: Hệ tiêu hoá (4 tiết)
a. Nội dung: Nội dung chương này đề cập đến cấu tạo và chức năng sinh lý của bộ
máy tiêu hóa, sự hoạt động của các tuyến tiêu hóa, đặc điểm bộ máy tiêu hóa và sự tiêu
hóa thức ăn trong ống tiêu hóa của trẻ, cơ sở sinh lý của khẩu phần ăn từ đó có biện pháp
tổ chức ăn uống một cách hợp lý và khoa học để bảo vệ hệ tiêu hóa cho trẻ.

17

b. Cấu trúc.
Gồm: 1- Vai trò của hệ tiêu hoá.

2- Cấu tạo của hệ tiêu hoá.
3- Sự tiêu hoá thức ăn.
4- Sự hấp thu thức ăn.
5- Vệ sinh tiêu hoá ở trẻ em.
Chương VI: Hệ bài tiết (2 tiết)
a. Nội dung: Chương này nói về cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết nước tiểu, đặc
điểm của hệ bài tiết nước tiểu trẻ em, từ đó đưa ra các biện pháp vệ sinh bài tiết và phòng

chống chứng đái dầm ở trẻ. Nội dung của chương còn đề cập đến một số dạng bài tiết khác
như: Bài tiết mồ hôi, bài tiết các chất nhờn qua da.
b. Cấu trúc:
Gồm: 1 - Cấu tạo của hệ bài tiết.
2- Quá trình hình thành nước tiểu.
3- Đặc tính lý hố của nước tiểu.
4- Quá trình bài xuất nước tiểu.
5- Vệ sinh hệ tiết niệu.
6- Một số dạng bài tiết khác.
Chương VII: Trao đổi chất và năng lượng (3 tiết)
a. Nội dung: Nội dung trong chương này nói lên tầm quan trọng của trao đổi chất
và năng lượng đối với cơ thể, cơ chế chuyển hóa các chất trong cơ thể. Qua đó giúp SV
hiểu rõ vai trò của từng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn và biết cách xây dựng khẩu
phần ăn hợp lý cho trẻ em.
b. Cấu trúc:
Gồm: 1- Đại cương về trao đổi chất và năng lượng.
2- Chuyển hoá các chất cơ bản trong cơ thể.
3- Trao đổi năng lượng trong cơ thể.
4- Cơ sở sinh lý của khẩu phần thức ăn.
5- Trao đổi nhiệt năng và cơ chế điều hoà thân nhiệt.
Chương VIII: Hệ sinh dục (2 tiết).
a. Nội dung: Chương này nói về đặc điểm cấu tạo và cơ chế hoạt động của cơ quan
sinh dục, đặc điểm phát triển cơ quan sinh dục của trẻ em. Từ những hiểu biết đó đề ra các

18

biện pháp vệ sinh chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ em và hiểu rõ cơ sở sinh lý học của
các biện pháp này.

b.Cấu trúc:

Gồm: 1- Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục nam và nữ.

2- Các tế bào sinh dục nam và tế bào sinh dục nữ.
3- Sự sản sinh trứng và chu kỳ kinh nguyệt.
4- Sự sản sinh tinh trùng và xuất tinh.
5- Cơ chế điều tiết các chức năng sinh dục.
6- Cơ chế thụ tinh và thụ thai.
Chương IX: Các tuyến nội tiết. (2 tiết)
a. Nội dung: Nội dung kiến thức của chương này đề cập đến vai trò của tuyến nội
tiết trong cơ chế điều tiết hoạt động của cơ thể, trình bày quá trình phát triển và hoạt động
của các tuyến nội tiết trong các giai đoạn phát triển khác nhau của cá thể và đặc điểm của
hoạt động nội tiết trong quá trình phát triển cá thể.
b.Cấu trúc
Gồm: 1- Đại cương về nội tiết.
2- Chức năng của từng tuyến nội tiết.
Chương X: Sinh lý vận động (3 tiết).
a. Nội dung: Trình bày cấu tạo chức năng của hệ vận động, nói rõ về cấu tạo, hoạt
động của hệ xương và hệ cơ của trẻ em, từ đó đưa ra các biện pháp chăm sóc, rèn luyện để
cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa.
b. Cấu trúc
Gồm: 1- Hệ Xương
2- Hệ cơ
Chương XI: Hệ thần kinh (3 tiết).
a. Nội dung: Chương này trình bày cấu tạo, chức năng vai trò của hệ thần kinh, các
nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của hệ thần kinh. Nội dung chương cịn đi sâu tìm hiểu
đặc điểm phát triển về mặt cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trong quá trình phát
triển của trẻ em.
b. Cấu trúc
Gồm: 1- Nơ ron.


2- Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh.

19

3- Đặc điểm phát triển hệ thần kinh trẻ em.
Chương XII: Cơ quan phân tích (4 tiết)

a. Nội dung: Chương này chủ yếu trình bày các đặc điểm cơ bản về mặt cấu tạo và
chức năng của các cơ quan phân tích trong quá trình phát triển của trẻ em, các nguyên tắc
cơ bản trong tiếp nhận thông tin của các cơ quan phân tích thể hiện qua các mã hóa khác
nhau. Qua đó vận dụng các kiến thức của chương trong việc chăm sóc bảo vệ và rèn luyện
các giác quan cho trẻ.

b. Cấu trúc.
Gồm: 1- Đại cương về các cơ quan phân tích.

2- Cấu tạo và chức phận của các cơ quan phân tích.
Chương XIII: Sinh Lý hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ em (3 tiết)

a. Nội dung: Nội dung của chương nói về hoạt động thần kinh cấp cao, cơ chế
thành lập các phản xạ có điều kiện, cách duy trì và củng cố các phản xạ có điều kiện cho
trẻ, bản chất sinh lý của giấc ngủ để tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ. Ngoài ra nội dung của
chương còn đề cập đến các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao, đặc điểm hoạt động thần
kinh cấp cao trong các giai đoạn phát triển của trẻ để áp dụng vào việc nuôi dạy trẻ.

b. Cấu trúc
Gồm: 1- Phản xạ có điều kiện.

2- Ức chế phản xạ có điều kiện ở trẻ em.
3- Giấc ngủ ở trẻ em.

4- Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ em.
5- Các hệ thống tín hiệu ở trẻ em.
6- Các loại hình hoạt động thần kinh của trẻ em.
7- Trí nhớ.
Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI – BÀI TẬP ĐỂ GIẢNG DẠY HỌC PHẦN “

SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON”
2.1. Các nguyên tắc xây dựng CH-BT:
2.1.1. Nguyên tắc xây dựng CH – BT trong dạy học. Khi xây dựng CH – BT phải đảm
bảo một số nguyên tắc sau đây:
1. CH-BT phải có tác dụng nêu vấn đề, đồng thời vấn đề đó phải chứa đựng mâu thuẩn
nhận thức ln buộc SV ở trạng thái có nhu cầu giải quyết.

20


×